Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Lựa Chọn Khó Khăn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 15: Mùa Xuân Ả Rập: Cuộc Cách Mạng
T
ôi rất bức xúc: “Họ đang ngồi trên thùng thuốc súng, nếu không chịu thay đổi, cố giữ những gì họ có, thùng thuốc ấy sẽ nổ tung.” Đấy là tuần đầu tiên của tháng 1-2011, chúng tôi đang lập kế hoạch cho chuyến viếng thăm Trung Đông sắp tới. Lần này, chương trình chuyến đi tôi vẫn muốn theo như thông lệ, gặp gỡ, trao đổi, thuyết phục các nhà lãnh đạo với tư cách cá nhân về sự cần thiết cải cách chính trị, kinh tế trong thế giới Ả Rập. Jeff Feltman, Trợ lý Ngoại trưởng về Cận Đông, cố vấn hàng đầu, tán thành ý kiến tôi. Trong quá trình chèo lái thay đổi tình hình Trung Đông đột nhiên tôi thấy khó khăn quá, cảm giác như đụng đầu vào tường, riêng Jeff tham gia công việc này đã nhiều năm, dưới nhiều chính quyền nên vẫn bình tĩnh. Ngoài ra, ông từng giữ nhiều chức vụ khác nhau, Đại sứ ở Lebanon trong thời kỳ lịch sử đầy biến động gần đây nhất, như vụ ám sát Thủ tướng Rafic Hariri năm 2005, cuộc Cách mạng Cedar nổ ra, sự rút lui của quân đội Syria cũng như cuộc chiến tranh giữa Israel và Hezbollah năm 2006. Những trải nghiệm ấy giúp Jeff rất nhiều trong tuần lễ sắp tới, khi chúng tôi có bước chuẩn bị cho đợt sóng thần quét qua khu vực. Thời gian sắp tới, tình hình rất khó phán đoán, khó hiểu ngay cả đối với những nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm.
Tôi nói với hai người chấp bút bản diễn văn, Megan Rooney và Dan Schwerin: “Tôi chán ngấy cứ phải nhai đi nhai lại những chuyện cũ rích mỗi khi tôi viếng thăm nơi ấy. Lần này, tôi muốn đổi mới, mang tính đột phá.” Hội thảo thường niên sắp tới ở Hội nghị Tương lai Doha, thủ đô của nhà nước giàu năng lượng dầu khí Qatar, đây là cơ hội giúp tôi truyền tải thông điệp tới những người trong hoàng tộc có ảnh hưởng nhất ở Trung Đông, với các thủ lĩnh chính trị, những ông trùm tài phiệt, các nhà học giả và các nhà hoạt động xã hội dân sự. Hầu hết những người này sẽ có mặt trong hội nghị. Nếu muốn nêu tình trạng bất ổn trong khu vực, đây là cơ hội tốt cho tôi thực hiện. Tôi nói với Mega và Dan chuẩn bị bài diễn văn về đề tài này.
Tất nhiên tôi không phải là quan chức đầu tiên của Hoa Kỳ thúc đẩy cải cách. Năm 2005, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đến Ai Cập dự hội nghị đã để lại ấn tượng tốt: Trong hơn nửa thế kỷ qua, Hoa Kỳ đã lựa chọn theo đuổi mục tiêu “ổn định nền dân chủ với cái giá đắt đỏ” và “chưa đạt được điều mong muốn”. Bà quả quyết, điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Bốn năm sau, tại Cairo Tổng thống Obama trong bài phát biểu quan trọng ông cũng kêu gọi cải cách dân chủ.
Tuy nhiên, ngôn từ đưa ra trước công chúng, thậm chí những điểm chính trong những cuộc gặp gỡ riêng, bất chấp những nỗ lực của nhiều người tham gia không ngừng với mục đích xây dựng nhà nước phồn vinh và tự do đầu năm 2011, nhưng nhiều quốc gia Trung Đông và Bắc Phi vẫn không thoát khỏi tình trạng trì trệ về chính trị và kinh tế. Trong đó có nhiều quốc gia dưới sự cai trị của những nhà độc tài, quân phiệt trong nhiều thập niên. Hầu hết các nước trong khu vực, tham nhũng vẫn xảy ra ở mức độ khác nhau. Các đảng chính trị, các tổ chức xã hội dân sự hầu như không được phép hoạt động hoặc bị kiểm soát chặt chẽ; hệ thống tư pháp không được hoạt động độc lập, tự do; Về bầu cử, họ tự ứng cử bắt dân bầu và thường gian lận. Những vấn đề thật xấu hổ này lại lập lại lần nữa vào tháng 11-2010 khi Ai Cập tổ chức bầu cử Quốc hội gian lận, không cho phép các nhà bất đồng chính kiến và đối kháng có quyền tham gia.
Một bản nghiên cứu nổi tiếng được công bố năm 2002 do các học giả hàng đầu ở Trung Đông và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc về những chuyện đau lòng đã được tiết lộ. Trong Báo cáo Phát triển Con người Ả Rập đã vẽ ra khung cảnh tàn phá khu vực đến cùng kiệt. Bất chấp vùng Trung Đông là vùng giàu có về trữ lượng dầu mỏ, vị trí chiến lược trong thương mại, nhưng tỷ lệ thất nghiệp gần gấp đôi so với tỷ lệ toàn cầu, thậm chí tỷ lệ ấy còn cao hơn nhiều đối với phụ nữ và thanh niên. Số người nghèo khổ, sống trong các khu ổ chuột mất vệ sinh, thiếu nguồn nước sạch, thiếu điện ngày càng tăng nhanh chóng, trong khi đó tất cả nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai lại nằm trong tay một số ít người ở tầng lớp thượng lưu. Và chẳng ai ngạc nhiên khi tỷ lệ người phụ nữ Ả Rập được quyền tham gia chính trị, kinh tế thấp nhất trên thế giới.
Dù phải đối diện với thực tế này, hầu hết các nhà lãnh đạo khu vực, những kẻ môi giới đầy quyền lực dường như họ chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ mà thôi. Những thiện chí tốt đẹp nhất của chính quyền Hoa Kỳ về chính sách ngoại giao ưu tiên theo đường lối chiến lược, an ninh khẩn cấp như chống khủng bố, hỗ trợ Israel, ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran thông qua các mục tiêu dài hạn khuyến khích cải cách nội bộ với các đối tác Ả Rập. Chúng tôi thúc đẩy các nhà lãnh đạo cải cách, vì tin rằng có như thế mới đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng lâu dài. Nhưng chúng ta cũng kết hợp với họ về hàng loạt vấn đề bảo mật, không có ý định cắt đứt mối quan hệ quân sự đối với họ.
Nhưng đây cũng là vấn đề tiến thoái lưỡng nan phải đối mặt trong nhiều thế hệ hoạch định chính sách Mỹ. Thật dễ dàng khi đọc diễn văn, viết sách về giá trị của nền dân chủ, thậm chí ngay cả khi có sự xung đột với lợi ích an ninh của chúng ta, nhưng khi phải đối mặt với thực tế, mâu thuẫn trong đời thực tìm cách đánh đổi là những lựa chọn khó khăn. Muốn chắc chắn, kế hoạch hoạch định phải đảm bảo yếu tố cân bằng. Đồng thời hy vọng chúng ta giải quyết đúng nhiều hơn là phạm sai lầm. Nhưng nhiều khi chúng ta cũng từng thấy nhiều lựa chọn xảy ra đáng tiếc, gây hậu quả khó lường, cần phải thực hiện theo hướng mới.
Tôi từng trao đổi mọi vấn đề với các nhà lãnh đạo Ả Rập trong nhiều năm, qua đó hiểu ra rằng nhiều người trong số họ, vấn đề ấy không hề đơn giản, tuy họ chấp nhận nhưng sự chuyển đổi phải từ từ. Tôi tìm cách xây dựng mối quan hệ cá nhân và niềm tin với họ, hiểu hơn nữa quan điểm về văn hoá, xã hội ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của họ, khi có điều kiện thúc đẩy tiến trình chuyển đổi nhanh hơn.
Tất cả vấn đề này hình thành trong tâm trí tôi từ năm 2011 trong chuyến viếng thăm Trung Đông lần nữa. Tôi dành nhiều thời gian trong năm 2009 và 2010 làm việc với Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và nhà vua Abdullah II của Jordan giúp các nhà lãnh đạo Israel và Palestine trong các cuộc đàm phán hòa binh trực tiếp, rồi lại nhìn thấy sự đổ vỡ sau ba vòng đàm phán. Đã đến lúc, lại một lần nữa, tôi trao đổi với cả hai bên tình hình hiện tại không ổn định, thiếu bền vững, họ cần phải có sự lựa chọn cần thiết đưa đến nền hoà bình và tiến bộ. Giờ đây, tôi cũng lại suy nghĩ vẫn một điều về tình hình toàn cục của khu vực. Nếu các nhà lãnh đạo các nước Ả Rập, nhiều người trong số đó là đối tác của Mỹ, bỏ lỡ cơ hội thay đổi, họ tự đánh mất quyền kiểm soát với lớp thanh niên, quần chúng nhân dân, tạo điều kiện mở cửa cho sự bất ổn và khủng bố. Đó là điều tôi muốn trao đổi với họ không cần những thủ tục ngoại giao thường lệ làm giảm chủ đề đưa ra.
Như dự kiến trong chuyến công du với các mục tiêu kinh tế, chính trị và môi trường, các diễn biến đang xảy ra của các nước có chiều hướng tăng cao.
Chính phủ thân phương Tây của Jordan đang đứng bên bờ sụp đổ dưới áp lực mạnh từ Hezbollah, lực lượng dân vệ được trang bị vũ khí có ảnh hưởng đáng kể trong chính trường Lebanon. Ngày 07 tháng Một, tôi đến New York thảo luận về cuộc khủng hoảng với Thủ tướng Lebanon, Sad Hariri, con trai của cựu lãnh đạo bị ám sát Rafic Hariri, và nhà vua Abdullah nước Saudi Arabia đang viếng thăm Hoa Kỳ.
Ngay lúc đó, báo cáo cho hay, các cuộc biểu tình rầm rộ trên đường phố ở Tunisai, thuộc địa cũ của Pháp trên bời biển Địa Trung Hải thuộc Bắc Phi, nằm giữa Libya và Algeria dưói sự cai trị của nhà độc tài khét tiếng trong nhiều thập niên, Zine el Abidine Ben Ali. Do có rất nhiều khách du lịch châu Âu đến các khu nghỉ mát xinh đẹp bên bờ biển, vì thế người ta lãng quên những mặt tối của nhà độc tài Ben Ali. So với các nước Trung Đông khác, người phục nữ ở nước này có nhiều quyền hạn hơn, nền kinh tế cũng đa dạng hơn, còn những kẻ cực đoan không được hoan nghênh, chào đón. Nhưng chế độ này rất tàn bạo, đàn áp dã man và tham nhũng, ngoài những khu du lịch hào hoa, phù phiếm người dân sống trong cảnh nghèo đói và tuyệt vọng.
Sự bất ổn bắt đầu từ một sự việc đau lòng vào ngày 17-12-2010. Một người đàn ông Tunisai tên là Mohamed Bouaziz, bán trái cây dạo với chiếc xe đẩy ở Sidi Bouzid, một thị trấn nghèo phía nam thủ đô Nunis. Như rất nhiều người khác ở Tunisia, việc buôn bán của anh nằm trong thị trường chợ đen, anh cố gắng kiếm tiền nuôi gia đình. Bouazizi không có thẻ môn bài, anh đã ẩu đả với nữ cảnh sát trong khu vực và cảm thấy nhục nhã, đầy tuyệt vọng. Sau đó, cuối ngày anh tự thiêu trước cơ quan chính quyền địa phương. Việc tự thiêu gây chấn động mạnh mẽ, các cuộc biểu tình nổ ra trên toàn quốc Tunisia. Mọi người xuống đường tuần hành chống tham nhũng, chống sỉ nhục và cuộc sống không có tương lai. Trên các phương tiện truyền thông xã hội đã chuyển tải những câu chuyện tham nhũng tồi tệ, khủng khiếp của Ben Ali, một số tin tức lấy từ nguồn tin của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ về những hành động thái quá của chính quyền trong nhiều năm qua do WikiLeaks đưa ra không lâu trước khi các cuộc biểu tình xảy ra.
Chính quyền phản ứng bằng cách sử dụng lực lượng đàn áp dã man đã thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ của dân chúng. Chính Ben Ali đã đến bệnh viện thăm Bouazizi, nhưng động thái giải quyết quá nhỏ không thể dập tắt được tình trạng bất ổn ngày càng lan rộng. Người đàn ông tội nghiệp ấy đã chết sau vài ngày.
Ngày 9 tháng Một, từ Washington tôi đến Abu Dahabi khởi đầu chuyến công du qua các nước Tiểu vương quốc Ả rập (UAE), Yemen, Oman, Qatar. Lực lượng an ninh Tunisia tăng cường đàn áp những người biểu tình, nhiều người bị chết. Hầu hết các nhà quan sát nước ngoài đã chứng kiến, sự đàn áp trở thành cơn lốc xoáy gây chấn động trong khu vực.
Tiểu vương quốc Ả rập là quốc gia nhỏ bé trong vùng Vịnh Ba Tư nhưng cực kỳ giàu có, nhờ trữ lượng dầu mỏ và khí đốt to lớn. Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Thái tử Mohammed bin Zayed Al Nahyan đã đầu tư ngành năng lượng mặt trời để đa dạng hoá nền kinh tế, tránh sự rủi ro do sự biến động trong tương lai của thị trường dầu mỏ toàn cầu, một biểu tượng hiếm gặp với tầm nhìn xa trông rộng trong kế hoạch đầy thông minh của quốc gia dầu mỏ. Tại Viện Nghiên cứu Công nghệ cao Masdar ở sa mạc cách Abu Dhabi 20 dặm, tôi nói chuyện với sinh viên tốt nghiệp về khả năng cạn kiệt nguồn dầu mỏ và nước sạch trong biểu đồ của khu vực. Tôi phát biểu: “Những chiến lược cũ cho sự tăng trưởng và thịnh vượng đã lỗi thời. Bởi vì ngày nay trên thế giới dân số quá đông cho ta thấy tình trạng hiện tại không còn bền vững.”
Nhưng không có quốc gia nào coi trọng lời cảnh báo của tôi như Yemen, quốc gia tận cùng của Bán đảo Ả Rập. Sự tuơng phản của thủ đô Sanaa kiến trúc thời trung cổ vốn bụi bặm nhưng đầy sáng tạo, duyên dáng mang sắc thái của thành phố Dhabi, Dubai ở nhà nước UAE thật khó phân biệt. Quốc gia Yemen một xã hội bộ lạc thành lập từ năm 1990 do người anh hùng quả cảm Ali Abdullah Saleh nổi dậy trong cuộc bạo động ly khai chi nhánh của bọn khủng bố có quan hệ mật thiết với al Qaeda, nơi mà nạn thất nghiệp lan tràn, hạn hán kéo dài, số lượng trẻ em sống sót rất đáng báo động, ấy thế giờ đây theo dự báo dân số Yemen sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới. Quốc gia Yemen nơi mà người dân có nhiều vũ khí nhất và cũng là nơi tỷ lệ mù chữ cao nhất thế giới.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Tổng thống Saleh trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan về trọng tâm của chính sách Trung Đông của chúng ta. Ông ta vừa tham nhũng vừa là nhà độc tài, nhưng lại cam kết kiên quyết chống al Qaeda và quản lý được những kẻ điên khùng cực đoan trong nước. Chính quyền Obama quyết định chúng tôi đừng “dính mũi” vào chuyện nội bộ, tăng cường quân sự và viện trợ cho Yemen đồng thời mở rộng hợp tác chống khủng bố. Trong tiệc trưa kéo dài ở cung điện, tôi trao đổi với Saleh về vấn đề thắt chặt hơn nữa an ninh, đồng thời yêu cầu ông nới rộng nhân quyền và cải cách kinh tế. Hầu như ông ta chả quan tâm đến những lời đề nghị của tôi, ông chỉ khoe khẩu súng trường đồ cổ quý hiếm do Đại tướng Norman Schwarzkopf tặng. Ông kiên quyết mời tôi đi thăm một vòng Thành Cổ Sanaa trước khi kết thúc chuyến đi.
Thành Cổ đúng như trong truyện Đêm Ả rập, một dẫy những khu nhà xây bằng gạch bùn, phía tường phủ kín bằng thạch cao có nét hoa văn, lộn xộn chồng chất trông như những ngôi nhà làm bằng bánh gừng. Đám đông dân chúng tò mò chăm chú theo dõi từ các cửa hàng tạp phẩm, quán cà phê khi chúng tôi đi ngang qua. Hầu hết phụ nữ đều có mạng che mặt hijah hoặc khăn trùm kín đầu rộng bản, gọi là niqab. Đàn ông đeo con dao quắm to dài ở thắt lưng, thỉnh thoảng có người khoác khẩu súng trường Kalashnikov. Rất nhiều người đàn ông vừa đi vừa nhai lá “khat”, một loại cần sa của Yemen. Tôi ngồi trong chiếc xe bọc thép SUV vừa đủ lọt qua các đường phố hẹp. Xe chạy sát tường nhà các cửa hàng, giá như các cửa nhà hàng mở, chống cánh liếp lên cao, chắc xe lọt ngay dưới quầy hàng.
Nơi đến của tôi là khách sạn Movenpick, ngay sát bên bờ sông nhìn ra thành phố, tại đây tôi gặp gỡ các nhà hoạt động, sinh viên, một trong những tầng lớp dân sự trong xã hội đầy năng động của Yemen. Tôi mở cuộc họp báo, đưa thông điệp, không phải chỉ với nhân Yemen mà tới tất cả nhân dân vùng Trung Đông: “Những thế hệ nối tiếp ở Yemen tới đây sẽ rất thiếu công ăn việc làm, họ đòi hỏi cần được chăm sóc y tế, được học hành, phải xây dựng một nền giáo dục và đào tạo nhân tài để kết nối với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời họ sẽ lập ra một chính phủ dân chủ có trách nhiệm phục vụ cộng đồng của chính mình.” Toàn khu vực sẽ hiểu làm thế nào cung cấp cho tầng lớp thanh thiếu niên tầm nhìn về những cơ hội trong tương lai trên cơ sở cuộc sống ổn định và an toàn. Lời kêu gọi của tôi đưa ra những ý tưởng, tình cảm, ý chí với đám đông đang có mặt. Những sinh viên đã từng du học nước ngoài, nói lý do vì sao họ trở về quê hương để tham gia công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước. Mặc dù họ còn thất vọng về sự tham nhũng và độc đoán nhưng vẫn đặt niềm tin vào sự tiến bộ chắc chắn sẽ xảy ra.
Một nữ thanh niên trong đám đông, Nujood Ali, cô bé đã chiến thắng trong phiên toà ly hôn khi cô mới 10 tuổi. Cô bé bị cưỡng bức lấy người đàn ông nhiều tuổi gấp ba lần, bắt cô phải nghỉ học. Chuyện tảo hôn không phải là chuyện hiếm gặp ở Yemen, nhưng đối với Nujood, cô coi như bị án tù chung thân. Tuyệt vọng khi không còn lối thoát khỏi cuộc tảo hôn, giấc mơ được đi học và cuộc sống tự lập đổ vỡ. Cô bé lên xe buýt đến toà án địa phương. Hầu hết người lớn không ai để ý, cho đến khi người thẩm phán hỏi cô đến đây để làm gì. Nujood nói, cô đến đây để xin được ly hôn. Luật sư Shada Nasser thấy thế đã đến giúp cô. Cả hai người đã gây chấn động toàn cõi Yemen và thế giới, khi họ đã chiến thắng trong phiên tòa. Tôi tin rằng chuyện đời của cô bé Nujood sẽ là tấm gương giúp Yemen chấm dứt nạn tảo hôn.
Hôm sau, nhiều chuyện tương phản khác tôi được chứng kiến khi đến thăm Oman dưới sự cai trị của Sultan Qaboos bin Said Al Said, người có những lựa chọn khôn ngoan hơn trong nhiều năm qua, xây dựng đất nước ông trở thành xã hội hiện đại trong khi vẫn giữ được văn hóa truyền thống. Ông tuyên bố: “Hãy cố gắng học dù lớp học dưới lùm cây.” Năm 1970, cả nước chỉ có ba trường tiểu học, tổng số học sinh nam nữ chưa tới một ngàn em. Nhưng đến năm 2014, giáo dục cấp tiểu học đã phổ cập toàn quốc, tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học cao hơn nam giới rất nhiều. Oman là quốc gia quân chủ, chưa phải nhà nước dân chủ, nhưng đã cho chúng ta thấy những chuyển biến tích cực nếu như người lãnh đạo biết quan tâm đến giáo dục, trao quyền cho phụ nữ, đặt lợi ích người dân vào những kế hoạch phát triển chiến lược. Năm 2010, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc đã xếp Oman là quốc gia cải thiện nhanh nhất thế giới trong việc phát triển con người kể từ năm 1970.
Cũng hôm ấy, ngày 12-1, trong khi Thủ tướng Lebanone đang viếng thăm Washington chuẩn bị gặp Tổng thống Obama, chính phủ ông đang rơi vào tình trạng đấu đá giữa các phe cánh, trong khi chính phủ Lebanone đang ra sức cố gắng giữ thế cân bằng lợi ích cùng các chương trình nghị sự hoà hợp khối cộng đồng phức tạp gồm đủ các thành phần Suni, Shiite, Kitô hữu và Druze. Trong khi đó bạo lực đang leo thang trên các đường phố ở Tunisia. Tuy nó chưa thể hiện sự khủng hoàng toàn diện, nhưng chắc chắn đây là dấu hiệu của cuộc rung chuyển lớn trong khu vực.
Điểm đến cuối cùng của tôi là Doha, Qatar, đọc bản diễn văn tại hội nghị khu vực mà tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Sáng sớm 13-1, tôi bước vào hội trường đông đúc, đầy đủ các nhà lãnh đạo Ả Rập, tôi nêu ra những thách thức trong khu vực một cách thẳng thừng, không úp mở về: nạn thất nghiệp, tham nhũng, nền chính trị cứng nhắc, khước từ phẩm giá người dân và tình trạng nhân quyền phổ quát bị xâm phạm. Tôi nói: “Rất nhiều nơi, nhiều quốc gia, bằng nhiều cách khác nhau, nền tảng của nhà nước đang bị vùi dần trong sa mạc.” Đây là vấn đề tôi đã từng nhấn mạnh trong chuyến công du. Tôi đã từng trực tiếp trao đổi với thành viên trong nội các chính phủ, tôi nói tiếp: “Quý vị chỉ có thể xây dựng tương lai tươi sáng khi nào các thế hệ thanh niên tin tưởng, sát cánh cùng hành động và bảo vệ nó.” Nếu không, “Những ai cố tình bám lấy hiện trạng một cách cố hữu, họ chỉ có thể giữ được trong một thời gian ngắn chứ chẳng bao giờ vĩnh viễn.”
Rất ít nhà lãnh đạo Ả Rập quen với những lời chỉ trích công khai và trực tiếp như thế này. Mặc dù hiểu phong tục tập quán và cảm nhận của họ, nhưng vì tôi nghĩ đều quan trọng, họ cần phải nghiêm túc xử lý như thế nào khi thế giới xung quanh có những bước chuyển biến nhanh chóng. Tôi cảm thấy đã quá lời theo phong cách ngoại giao. “Chúng ta nên thực tế khi đối mặt với tương lai, hãy công khai trao đổi thảo luận một cách cởi mở những gì chúng ta cần phải làm. Nhân cơ hội và thời điểm này, chúng ta phải vượt qua trở ngại của quá khứ, quyết tâm từ bỏ những kế hoạch nửa vời, cam kết đẩy mạnh khu vực của quý vị tiến nhanh, tiến mạnh và đúng hướng.” Đây là bài diễn văn tôi đọc khi bế mạc hội nghị. Phát biểu xong, các ký giả Mỹ đi cùng đoàn đã vây quanh tôi xì xào về bài phát biểu thẳng thắn tôi đưa ra. Nhưng tôi hy vọng và mong mỏi đây là hành động đúng, người ta sẽ làm theo những gì tôi đưa ra.
Hôm sau, cuôc biểu tình ở Tunisia đã bùng phát dữ dội, Ben Ali đã đào tẩu xin tỵ nạn ở Saudi Arabia. Cuộc biểu tình xuất phát điểm từ cuộc phản đối chiếc xe bán trái cây đã biến thành cuộc cách mạng toàn quốc. Tôi thật không ngờ lời “dự đoán vùi trong sa mạc” xảy ra quá nhanh, quá bất ngờ đến như vậy. Tuy vậy, qua sự kiện này, không một ai trong chúng ta có thể tiên đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Các cuộc tuần hành, biểu tình ở Tunisai lan đi khắp nơi. Nhờ hệ thống truyền hình vệ tinh và các phương tiện truyền thông xã hội, thanh thiếu niên toàn khu vực Trung Đông và Bắc Phi ngồi xem hình ảnh nhân dân Tunisia nổi dậy lật đổ Tổng thống Ben Ali như thế nào. Tiếp sức cho sự mạnh bạo, thanh niên các nưóc bắt đầu chỉ trích chính phủ của họ, yêu cầu phải có những chuyện thay đổi, cải cách. Cuối cùng, đa số những người cùng chung số phận đau khổ ở Tunisia trong khu vực, nhất là dưới chính phủ tham nhũng và tàn ác đã vùng đứng lên.
Ngày 25 tháng Giêng, từ các cuộc biểu tình lẻ tẻ chống lại sự đàn áp dã man của cảnh sát đã biến thành cuộc biểu tình tuần hành khổng lồ chống lại chế độ độc tài Hosni Mubarak. Hàng chục ngàn người Ai Cập chiếm quảng trường Tahrir, trung tâm thành phố, chống lại cuộc đàn áp của cảnh sát bắt họ phải giải tán. Mỗi ngày số người tụ tập ở quảng trường đông hơn, cuối cùng họ tập trung vào mục tiêu duy nhất: yêu cầu Hosni Mubarak phải từ chức, từ bỏ quyền lực.
Tôi quen biết Mubarak và vợ ông, bà Suzanne, khoảng chừng gần 20 năm. Xuất thân từ sĩ quan trong Không Lực, đường quan lộ của ông tiến nhanh qua các cấp bậc rồi trở thành Phó Tổng thống dưới quyền Anwar Sadat cai trị Ai Cập, người đã từng tham chiến trong Chiến tranh Yom Kippur với Israel năm 1973, sau đó ký Hiệp ước David Camp. Mubarak bị thương trong cuộc mưu sát Sadat của phe cực đoan năm 1981, nhưng may mắn thoát chết, trở thành Tổng thống, đàn áp mạnh tay với những kẻ Hồi Giáo cực đoan và các phe phái khác. Ông cai trị Ai Cập đúng như một Pharaoh thời tiền sử, nắm trọn quyền lực trong tay kéo dài gần ba chục năm.
Nhiều năm qua, tôi có nhiều thời gian làm việc với Mubarak. Tôi đánh giá cao và ủng hộ Hiệp ước David Camp, một giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine. Ông là người nhiệt tình, năng nổ nhất so với các nhà lãnh đạo Ả Rập khác tìm cách thuyết phục Yasser Arafat chấp nhận các thỏa thuận hoà bình trong cuộc đàm phán do chồng tôi, Bill Clinton đưa ra năm 2000. Tuy quan hệ đối tác chiến lược quan trọng của ông với Hoa Kỳ tốt đẹp, nhưng những việc làm của ông chúng tôi rất thất vọng. Sau nhiều thập niên cầm quyền, ông vẫn chối bỏ những quyền lợi cơ bản về tự do cho người dân Ai Cập, quyền con người và sự quản lý kinh tế của ông rất yếu kém. Dưới sự cai trị của Murabak, một quốc gia nổi tiếng “vựa lúa mỳ thời kỳ cổ đại”, nhưng ngày nay người dân chịu đói khổ, đang vật lộn với cuộc sống hàng ngày, trở thành quốc gia nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất trên thế giới.
Tháng 5-2009, thằng cháu nội của Murarak 12 tuổi chết đột ngột do không tìm ra được bệnh. Chuyệnh đau buồn ấy đã ảnh hưởng đến nhà lãnh đạo lớn tuổi này. Khi tôi gọi điện chia buồn tới bà Suzanne, bà nói với tôi “thằng bé là đứa cháu cưng nhất của Tổng thống.”
Đối với chính quyền Obama, các cuộc biểu tình ở Ai Cập thể hiện tình huống rất nhạy cảm. Murabak là một đồng minh chiến lược quan trọng trong nhiều thập niên, nhưng ý tưởng của giới thanh niên yêu cầu “bánh mỳ, tự do và nhân phẩm” lại là điều phù hợp với quan điểm của Hoa Kỳ. Ngay ngày đầu tiên nổ ra cuộc biểu tình, một ký giả đã hỏi tôi quan điểm về sự kiện này. Tôi cho rằng đây là sự phản ánh lợi ích cấp bách và giá trị của chúng ta, nhưng trước tình hình bất ổn, chúng tôi tránh đổ thêm dầu vào lửa. Tôi nói: “Chúng tôi ủng hộ những đòi hỏi về các quyền lợi cơ bản của mọi tầng lớp nhân dân, nhưng tôi kêu gọi hai bên nên kiềm chế, tránh các cuộc đụng độ và bạo lực. Tôi cho rằng chính phủ Ai Cập vẫn ổn định, đang tìm kiếm phương cách đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi hợp pháp và lợi ích của nhân dân Ai Cập.” Không ngờ, chế độ này chưa thực sự “ổn định”, nhưng rất ít các nhà quan sát hiểu được sự ổn định ấy chỉ là giả tạo và tạm thời, trong khi thực tế rất mong manh, dễ đổ vỡ.
Ngày 28 tháng Giêng, Tổng thống Obama tham gia cuộc họp với đội ngũ an ninh quốc gia trong Phòng Tình Huống của Nhà Trắng, yêu cầu chúng tôi tìm cách xử lý tình hình Ai Cập. Cuộc tranh luận kéo dài, bàn đi tính lại vẫn chưa ngã ngũ. Chúng tôi một lần nữa nghiên cứu câu hỏi hoạch định kế họach của Hoa Kỳ trong tình hình rối ren như thế này sẽ như thế nào trong thời kỳ tiếp theo: Làm thế nào để cân bằng giữa lợi ích chiến lược với sự chống đối giá trị cốt lõi? Chúng ta có thể gây ảnh hưởng đến sự thành công đối với nội bộ chính trị các quốc gia khác, nuôi dưỡng nền dân chủ ở quốc gia chưa từng bao giờ xảy ra mà không phải hứng chịu những hậu quả ngoài ý muốn? Ý nghĩa như thế nào khi ủng hộ sự tiến bộ của lịch sử? Đây là những câu hỏi mà chúng tôi đã thảo luận rất nhiều, cái mà người ta gọi là Mùa Xuân Ả Rập.
Giống như tất cả thanh niên trên thế giới, một số phụ tá của Tổng thống Obama ở Nhà Tắng bị thu hút những ý tưởng qua những film trên truyền hình, chủ thuyết lý tưởng khi họ xem những hình ảnh của cuộc biểu tình trên Quảng trường Tahriri trên truyền hình. Họ xác định được niềm khao khác nền dân chủ, kiến thức khoa học kỹ thuật của giới thanh niên Ai Cập đang biểu tình. Thực tế người Mỹ ở mọi lứa tuổi với sự hiểu biết chính trị đa dạng đã đồng tình với những đòi hỏi quyền con người nói chung đã bị kiềm chế quá lâu do chính quyền gây ra sự phản ứng như thế này. Tôi chia sẻ với họ về những tính cảm ấy. Cùng với Phó Tổng thống Biden, Bộ trưởng Quốc phòng Bob Gates, cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon, tôi lo ngại việc một đối tác lâu năm của chúng tôi bị lật đổ, phải ra đi, để lại Ai Cập, Israel, Jordan và các quốc gia trong khu vực trong tình trạng mất ổn định, một tương lai đầy nguy hiểm.
Những cuộc tranh luận về việc Mỹ ủng hộ những người biểu tình đã vượt qua chủ thuyết ý tưởng. Việc ủng hộ nền dân chủ và nhân quyền đã từng là trung tâm chính được các nhà lãnh đạo toàn cầu quan tâm hơn nửa thế kỷ. Đúng vậy, chúng ta đã từng bỏ phí nhiều thời gian để thoả hiệp những giá trị cốt lõi với việc phục vụ lợi ích chiến lược và an ninh trước mắt, kể cả cách hỗ trợ những nhà độc tài như chống cộng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh với những kết quả thu được lẫn lộn tốt xấu. Những thỏa hiệp như vậy rất khó khăn khi phải đối mặt với những đòi hỏi của nhân dân Ai Cập về các quyền lợi và những cơ hội mà lâu nay chúng ta thường nói với họ rằng, tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng. Trước kia, ta thường tập trung vào sự ủng hộ tích cực của Murabak về hoà bình và hợp tác với Israel, săn bắt những kẻ khủng bố, giờ đây ta không thể bỏ qua được thực tế ông là một nhà độc tài khét tiếng, tham nhũng, duy trì chế độ suy tàn.
Ngoài ra còn rất nhiều quốc gia khác cũng có những chia sẻ các lợi ích an ninh với những nhà lãnh đạo hàng đầu của các chính quyền ngày xưa vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Mubarak theo mối quan hệ ưu tiên cấp bách. Iran vẫn cố gắng tìm cách xây dựng phát triển kho vũ khí hạt nhân. Al Qaeda vẫn còn âm mưu phát động những đợt tấn công mới. Kênh đào Suez vẫn là tuyến đường vận chuyển thương mại quan trọng. An ninh của Israel giờ đây cần được đảm bảo hơn bao giờ hết. Mubarak là đối tác với tất cả các quốc gia trong khu vực, mặc dù nhiều người dân Ai Cập vẫn còn tư tưởng bài Mỹ và chống Israel. Quốc gia Ai Cập như là một cột trụ của nền hoà bình trong khu vực bất ổn. Chúng ta có nên sẵn sàng bỏ rơi một mối quan hệ gắn bó, hợp tác sau ba mươi năm hay không?
Ngay cả khi chúng tôi đã quyết định lựa chọn đúng đắn, nhưng nó còn chưa rõ ràng vấn đề này thực tế ảnh hưởng đến đâu, như thế nào khi diễn biến đang xảy ra. Trái với niềm tin phổ biến ở Trung Đông, Hoa Kỳ chưa bao giờ có được chính phủ bù nhìn đầy quyền lực như chúng ta từng mong đợi. Nếu chúng ta kêu gọi Mubarak từ chức, nhưng y khước từ và tìm mọi cách duy trì quyền lực thì sao? Nếu Mubarak đồng ý từ chức, người kế nhiệm lại là kẻ từ lâu vẫn bất phục, đầy nguy hiểm hoặc một chính phủ mới phản dân chủ hơn, chống chúng ta mạnh mẽ hơn thì sao? Cả hai trường hợp ấy đều bất lợi, quan hệ chẳng bao giờ được như cũ và ảnh hưởng của chúng ta trong khu vực bị xói mòn. Các quốc gia láng giềng sẽ thấy như thế nào khi chúng cư xử với Mubarak, gây cho họ mất niềm tin trong mối quan hệ giữa họ và chúng ta.
Trong lịch sử, quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài sang dân chủ thường có những thách thức lớn, rất dễ đưa đến những sai lầm đáng tiếc. Trường hợp quốc gia Iran năm 1979 là một ví dụ điển hình, những kẻ cực đoan đã cướp thành quả của cuộc cách mạng nổ ra trên toàn quốc chống chế độ quân chủ Shah, lập ra nhà nước thần quyền tàn bạo. Nếu điều ấy xảy ra tương tự như ở Ai Cập ngày nay thì sẽ ra sao? Nó sẽ là một thảm họa cho nhân dân Ai Cập cũng như Israel và quyền lợi của Hoa Kỳ.
Mặc dù số lượng của các cuộc biểu tình ở Quảng trường Tahrir rất đông, nhưng phần lớn không có người lãnh đạo, mọi việc do các phương tiện truyền thông đưa tin, người nọ thông báo cho người kia tham gia chứ chưa phải là một phong trào đấu tranh có tổ chức và thống nhất. Sau nhiều năm dưới sự cai trị độc đảng, những người biểu tình Ai Cập chưa chuẩn bị đầy đủ cho cuộc thử thách nếu cuộc bầu cử sớm xảy ra, chưa thể xây dựng được thể chế của nền dân chủ đáng tin cậy. Ngược lại, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, một tổ chức đã ra đời 80 năm. Đang nắm điều kiện thuận lợi lên cầm quyền, nếu chế độ Mubarak sụp đổ. Mubarak đã từng buộc tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo phải đi vào hoạt động bí mật, nhưng thành viên của nó có mặt khắp nơi trong nước với một tổ chức rất chặt chẽ về cơ cấu quyền lực. Tổ chức này từ bỏ bạo lực, có nhiều nỗ lực thay đổi mang tính ôn hòa hơn. Nhưng chẳng ai dám cả quyết tổ chức này sẽ biến tướng thì sẽ xử lý ra sao và cái gì sẽ xảy ra nếu như nó nắm quyền.
Cuộc tranh luận ấy buộc tôi phải tạm dừng. Cùng với Phó Tổng thống Biden, Bộ trưởng Gates và cố vấn an ninh Donilon và tôi cần phải rất thận trọng. Nếu Mubarak sụp đổ, tôi nói với Tổng thống: “Trong hai mươi nhăm năm mọi vấn đề ổn thỏa, nhưng từ nay trở đi người dân Ai Cập sẽ gặp rất nhiều khó khăn, kể cả đối với khu vực cũng như chúng ta.” Mặc dù tôi hiểu, Tổng thống không thể ngồi yên, không có động thái gì trong khi người biểu tình ôn hoà bằng hòa bình bị đàn áp và bị giết hàng ngày trên đường phố. Tổng thống cần tìm ra một con đường kêu gọi Ai Cập cải cách dân chủ, nhưng tránh tình trạng hỗn loạn nếu chế độ sụp đổ đột ngột.
Chương trình Meet the Press (của hãng thông tin NBC - ND) ngày Chủ Nhật, 30 tháng Giêng, tôi cố gắng đưa ra cách tiếp cận dễ dàng: “Sự ổn định bền vững phải dựa trên đáp ứng được những nhu cầu chính đáng của nhân dân Ai Cập và đó cũng chính là điều mà tôi mong đợi”, vì vậy tôi nói, chúng ta hy vọng sẽ thấy “sự chuyển đổi hòa bình, có trật tự của chế độ dân chủ.” Tôi dùng từ “trật tự” thay cho “ngay lập tức” là có chủ ý, mặc dù từ này không được ưa thích ở một số khu vực Nhà Trắng. Một số cố vấn của Tổng thống muốn tôi ít nhất cũng nên đánh động cho Mubarak chuẩn bị ra đi nếu như không muốn nêu đích danh. Tuy vậy, tôi cho rằng những phát biểu của tôi cần cẩn trọng cũng như các chính quyền khác làm sao giúp cho Ai Cập đạt được cải cách theo như nguyện vọng của người biểu tình một cách ôn hòa nhẹ nhàng hơn là bạo lực, cứng rắn.
Khi tôi trao đổi với Ngoại trưởng Ai Cập, ngài Ahmed Aboul Gheit trong tuần ấy, tôi kêu gọi chính phủ nên kiềm chế, đáp ứng yêu cầu của người dân. Tôi nói với Gheit: “Đây là một thách thức đối với Tổng thống Mubarak, giờ đây ông được nghe tiếng nói của người dân sau ba mươi năm không tổ chức bầu cử tự do, công bằng và không dọn đường cho người kế nhiệm. Vấn đề ấy không thể chần chừ, chờ đợi, nên giải quyết kịp thời, không thể để ngày mai.” Ông trả lời tôi: “Ngày mai chúng tôi sẽ làm dịu sự phản ứng của người dân, giải quyết mọi vấn đề.” Nhưng dù sao ông cũng hoan nghênh mối quan tâm của tôi và đồng ý cố gắng vượt qua cuộc khủng hoảng.
Nhưng Mubarak đã không lắng nghe. Ngay cả khi tình hình bất ổn leo thang, sự kiểm soát của chính quyền trong nước đã vuột khỏi tầm tay, ông vẫn đọc bài diễn văn đầy thách thức vào đêm khuya ngày 29 tháng Giêng, cách chức hàng loạt bộ trưởng trong nội các, nhưng lại khước từ từ chức và hạn chế thời gian cầm quyền.
Tôi trao đổi với Tổng thống Obama nên cử một đặc sứ gặp trực tiếp Mubarak, thuyết phục ông nên đưa ra thông báo cải cách mạnh mẽ, kể cả bãi bỏ đạo luật trấn áp trong điều kiện khẩn cấp ban hành từ 1981, cam kết không ra ứng cử trong cuộc bầu cử tháng Chín theo kế hoạch và thỏa thuận không đưa người con trai Gamal thành người kế nhiệm. Tuy những bước đi này chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng dù sao cũng là những bước nhượng bộ đáng kể, cung cấp cho người biểu tình có cơ hội thay đổi chính phủ trong cuộc cuộc bầu cử sắp tới được tổ chức.
Đây là vấn đề tế nhị trong ngoại giao, vì thế tôi tiến cử Frank Wisner, một nhà ngoại giao cao cấp đã nghỉ hưu, ông từng giữ chức Đại sứ Ai Cập từ năm 1986 đến 1991, có mối quan hệ thân thiết cá nhân với Mubarak. Hai người đã từng dành nhiều thời gian trao đổi về tình hình khu vực và thế giới. Giống như người bạn thân của ông, Richard Holbrooke, Wisner đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm ngoại giao ở Việt Nam trước khi làm đại diện cho Hoa Kỳ ở nhưng khu vực nóng bỏng trên thế giới. Ngoài việc làm Đại sứ ở Ai Cập, ông còn làm Đại sứ ở Zambia, Philippine và Ấn Độ trước khi nghỉ hưu năm 1997. Theo tôi, người Mỹ duy nhất có thể trực tiếp trao đổi với Mubarak chính là Wisner. Nhưng một số cố vấn Nhà Trắng hoài nghi chuyến công du của ông khó thành công. Bởi vì họ đã cắt đứt quan hệ với Mubarak, đồng thời Tổng thống Obama cũng đã hết kiên nhẫn, nhưng cũng đồng ý để tôi sử dụng công tác ngoại giao tìm kiếm thêm một cơ hội.
Wisner gặp Mubarak ngày 31 tháng Giêng, chuyển thông điệp của chúng tôi. Nhưng Mubarak không có bất cứ động thái nào. Ông quá tự tin, tuy có hoang mang không hiểu chuyện gì đang xảy ra ở xung quanh, nhưng ông kiên quyết không từ bỏ quyền lực. Giống như hầu hết như nhà độc tài trước kia, ông tự coi mình là người trụ cột quốc gia. Mubarak đủ khôn ngoan, kinh nghiệm hiểu rằng, ông không thể ngồi yên tại cung điện phớt lờ tất cả các cuộc biểu tình trên đường phố. Vì thế ông cử tân Phó Tổng thống mới bổ nhiệm, nguyên giám đốc cục tình báo lâu năm, Omar Suleiman, đề xuất cuộc đối thoại nhà nước về cải cách có thể được. Hai ngày gần đây, Mubarak bổ nhiệm Suleiman chức Phó Tổng thống mà lâu nay khiếm khuyết như là một nỗ lực mang tính nửa vời để tìm cách làm dịu các cuộc biểu tình. Nhưng người biểu tình không chấp nhận hứa hẹn đối thoại cũng như bổ nhiệm Phó Thổng thống.
Ngay đêm ấy, phía quân đội đưa ra tuyên bố rất quan trọng, đáng chú ý, họ không sử dụng vũ lực chống lại người dân Ai Cập đi biểu tình, công nhận tính hợp pháp và những đòi hỏi của người biểu tình. Đây là dấu hiệu thật đáng lo ngại cho Mubarak. Nếu bị phía quân đội bỏ rơi, ông chắc chắn không còn cách nào tiếp tục nắm quyền.
Ngày đầu tiên của tháng Hai, cuộc biểu tình trở thành khổng lồ. Ngay chiều hôm ấy tại Phòng Tình Huống của Nhà Trắng, đội ngũ an ninh quốc gia một lần nữa lại tranh luận, bàn thảo phải làm gì đây. Đang tranh luận, chúng tôi nhận được tin Mubarak lên đài truyền hình phát biểu với dân chúng. Chúng tôi bật màn hình theo dõi, chờ đợi xem nhà lãnh đạo nghênh chiến sẽ nói gì. Trông ông già đi nhiều, mệt mỏi nhưng vẫn có vẻ ngang ngạnh. Ông hứa sẽ rút lui tranh cử trong cuộc bầu cử vào tháng Chín, sẽ cải cách hiến pháp và đảm bảo “chuyển giao quyền lực trong hòa bình” trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Nhưng lại phớt lờ luật trấn áp khẩn cấp hay chuyện con trai ông không kế nhiệm cũng như đưa ra vấn đề trao trả quyền lực tối thượng ngay lập tức. Mubarak tuy đã công bố một số vấn đề mà Wisner đã trao đổi, nhưng lại quá ít và quá trễ đối với đám đông người biểu tình trên đường phố và những người ngồi họp trong Phòng Tình Huống.
Tổng thống Obama nói với giọng rất thất vọng: “Điều này chẳng giải quyết được vấn đề gì.” Sau đó ông gọi điện Mubarak nhắc lại lời nói trên. Chúng tôi cân nhắc xem Tổng thống có nên công khai tuyên bố, ông đã chờ biện pháp giải quyết của Mubarak theo hướng đúng đắn nhất. Nhiều thành viên chủ chốt của Nội các trong đó có tôi đưa ra lời khuyên nên thận trọng, Chúng tôi cảnh báo, nếu Tổng thống đưa ra giải pháp quá cứng rắn có thể gây hậu quả phản tác dụng. Nhưng một số thành viên khác lại có ý kiến cho rằng Tổng thống thiếu thực tế, lập luận rằng tình hình xảy ra đang chuyển biến quá nhanh không cho phép chờ đợi được nữa. Tổng thống nao núng, tối hôm ấy ông đứng trước ống kính truyền hình ở Grand Foyer tại Nhà Trắng, phát biểu: “Đây không thuộc quyền hạn của bất cứ quốc gia nào để giải quyết với các nhà lãnh đạo Ai Cập. Vấn đề này chỉ có chính nhân dân Ai Cập trực tiếp tự giải quyết. (Nhưng) những điều gì tôi trao đổi với ngài Mubarak rõ ràng và minh bạch là vì tôi tin tưởng vào quá trình chuyển đổi phải thực sự có ý nghĩa, phải trong hoà bình và phải ngay từ bây giờ.” Ngày hôm sau, Người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs được hỏi “bây giờ” có nghĩa như thế nào, ông trả lời, trước khi rời phòng họp: “Bây giờ” là ngày hôm qua chứ không phải lúc này.”
Mọi chuyện trở nên thật tồi tệ. Những người ủng hộ chế độ đã ra tay đàn áp, đụng độ với người biểu tình. Đàn ông cầm dùi cui và vũ khí cưỡi lạc đà tràn vào Quảng trường Tahrir cứ thế phang lên đầu người biểu tình. Tôi gọi điện cho Phó Thổng thống Suleiman nói rõ, áp dụng bạo lực như vậy hoàn toàn không thể chấp nhận được. Những ngày sau, các nhà lãnh đạo Ai Cập bỏ áp dụng trấn áp như hôm trước. Ngày 04 – 2, tôi trao đổi lần nữa với Ngoại trưởng Aboul Gheit. Lần trao đổi trước ông có vẻ tự tin và lạc quan. Bây giờ ông không giấu được sự thất vọng, thậm chí còn tỏ ra tuyệt vọng nữa. Ông trách cứ Hoa Kỳ đã đẩy ông phải ra đi mà không tính đến những hậu quả có thể xảy ra. Ông cảnh báo, nên chú ý những điều gì Iran đang lên tiếng. Chúng đang mong muốn lợi dụng lợi thế của sự sụp đổ của nhà nước Ai Cập đầy tiềm năng. Ông lo ngại bọn Hồi giáo cực đoan sẽ kiểm soát nhà nước và nói với tôi: “Tôi có hai đứa cháu gái, lên 6 và lên 8, tôi muốn chúng lớn lên như bà nội nó và được như bà, không phải dùng mạng che mặt như ở Saudi Arabia. Đây là điều mà tôi đã cống hiến cả cuộc đời mình.”
Lời của ông vẫn văng vẳng bên tai trong khi tôi bay sang Đức đọc diễn văn tại Hội nghị An ninh, cuộc họp quan trọng có sự tham dự của các nhà lãnh đạo, các nhà tư tưởng từ khắp các cộng đồng quốc tế. Hội nghị đề cập chủ yếu hỗ trợ dân chủ, những vấn đề chính là gì? Phải chăng chỉ là vấn đề một cuộc bầu cử, chỉ cần một lần thôi? Nếu phụ nữ Ai Cập đã hiểu rõ quyền lợi, cơ hội của họ nhưng bị chính phủ mới trúng cử bỏ xó, vậy có phải là dân chủ hay không? Đối với thiểu số Coptic Chritians ở Ai Cập bị ngược đãi có là vấn đề nghiêm trọng hay không? Nếu Mubarak từ chức tổng thống và Ai Cập bắt đầu thực hiện chuyển đổi, vậy câu hỏi đặt ra, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, nó có phù hợp và cấp bách không?
Tại Munich, như trong Doha tháng trước, tôi dẫn chứng đưa ra những trường hợp cải cách chính trị, kinh tế trên toàn Trung Đông: “Đây không chỉ đơn thuần lý tưởng hóa mà là một chiến lược rất cần thiết. Nếu không có sự tiến bộ thật sự trong quá trình cởi mở, có trách nhiệm của hệ thống chính trị, khoảng cách giữa người dân và chính phủ sẽ nẩy sinh, sự bất ổn định mỗi ngày một gia tăng.” Dĩ nhiên, sự chuyển đổi có thể có những phương thức khác nhau, tốc độ nhanh chậm khác nhau ở từng quốc gia và còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh riêng của từng nước. Nhưng không một quốc gia nào được phớt lờ, bỏ qua những đòi hỏi và nguyện vọng của người dân của họ mãi mãi được.
Đồng thời tôi cảnh báo, chúng ta phải thật tinh tường về những rủi ro vốn có trong bất kỳ quá trình chuyển đổi nào. Bầu cử tự do, công bằng, minh bạch tuy rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ. Nội hàm của nền dân chủ đòi hỏi phải thượng tôn pháp luật, có nền tư pháp độc lập, phải có tự do báo chí và xã hội dân sự thật sự, phải tôn trọng nhân quyền, quyền bình đẳng giữa các sắc tộc thiểu số và một chính phủ có trách nhiệm. Một quốc gia như Ai Cập, một chế độ độc tài cai trị kéo dài trong lịch sử, nó có thể là quốc gia hùng cường kể cả vấn đề lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực bền bỉ của người dân trong toàn xã hội cũng như có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, họ có thể xây dựng nền tảng cho một nền dân chủ trong nước. Không một ai trong chúng ta mong đợi mọi thứ chỉ trong một đêm mà thay đổi được. Những gì tôi phát biểu hôm nay có thể là tiếng vọng mà chúng ta đang thấy của những người biểu tình họ đang đòi hỏi và hy vọng ở Cairo, phản ánh những thách thức mà tôi đã thấy trước.
Cũng tại hội nghị Munich, Wisner, với tư cách là một công dân, không thay mặt cho bất cứ chính quyền nào, trên màn hình vệ tinh truyền hình đã đưa ra những nhận xét cá nhân của ông về tình hình căng thẳng hiện tại. Vấn đề này Nhà Trắng rất buồn, nhưng không thể đưa ra những vấn đề và trách nhiệm một cách công khai. Wisner đã gây ra sóng gió khi ông nói Mubarak không cần phải từ chức ngay lập tức nhưng phải thực hiện ngay quá trình chuyển đổi. Bình luận của ông đã gây mâu thuẫn với Tổng thống, Nhà Trắng cảm thấy khó chịu vì Wisner đã vượt qua giới hạn trong lời phát biểu. Tổng thống gọi điện cho tôi bày tỏ ông không hài lòng về “thông điệp nhầm lẫn” mà chúng tôi đã đưa ra. Đây là cách phê bình theo phong cách ngoại giao. Tổng thống biết sự kiện ở Ai Cập mà Mỹ không thể kiểm soát được, nhưng ông muốn làm ngay vì lợi ích cũng như vì giá trị của chúng ta. Bản thân tôi cũng muốn như thế. Tôi biết Mubarak cầm quyền quá lâu nhưng chẳng làm được gì cho dân chúng. Muốn hạ bệ Mubarak, nhưng những người biểu tình ở Quảng trường Tahrir lại thiếu tổ chức và những kế hoạch cụ thể. Những người mà trong chúng ta có ý định ủng hộ “chuyển tiếp trong trật tự” lại lo ngại sau khi Mubarak ra đi thì chỉ có lực lượng quân sự và tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo có thể nắm quyền.
Ngày 10 tháng Hai, hàng trăm người bị tàn sát trong cuộc đụng độ với lực lượng an ninh. Bạo lực đã làm dấy lên sự phẫn nộ của người biểu tình, bắt đầu yêu cầu Mubarak phải từ chức. Tin đồn như cơn lốc lan truyền Mubarak chấp nhận áp lực đòi hỏi. Kỳ vọng dâng cao khi Mubarak sẽ đọc diễn văn toàn quốc. Lần này, ông tuyên bố chuyển giao một số quyền lực cho Phó Tổng thống Suleiman, nhưng vẫn từ chối từ chức cũng như chấp nhận sự cấp thiết trong quá trình bàn giao quyền lực kể cả việc ông từ bỏ quyền lực. Dân chúng trong cuộc biểu tình tại Quảng trường Tahrir nổi giận đùng đùng.
Hôm sau, ngày 11 tháng Hai, Mubarak cuối cùng chấp nhận thất bại. Phó Tổng thống trông có vẻ mệt mỏi, xuất hiện trên truyền hình, tuyên bố Tổng thống Mubarak từ chức, giao toàn bộ quyền điều hành cho ban lãnh đạo quân sự. Người phát ngôn quân sự đọc bản tuyên bố cam kết “tiến hành cuộc bầu cử tổng thống tự do và công bằng” và đáp ứng “tất cả những đòi hỏi của nhân dân”. Bản thân Mubarak không phát biểu ý kiến, ông âm thầm rời khỏi Cairo đến cư trú ở khu vực Hồng Hải. Khác với Ben Ali ở Tunisia, ông không bỏ trốn ra nước ngoài, quyết ở lại trong nước như lời tuyên bố cứng cỏi, “tôi sinh ra ở Ai Cập, chết cũng sẽ chết ở Ai cập”. Đây là phản ứng cuối cùng đầy thách thức đã làm ông phải đối mặt sự truy tố và sự trừng phạt nhiều năm sau khi ông bị quản thúc tại gia, hoặc tại bệnh viện vì điều kiện sức khỏe.
Khoảng một tháng sau, tôi viếng thăm Cairo, đi đến Quảng trường Taharir. Ban an ninh của tôi rất lo ngại, bởi vì chúng tôi đang đến một nơi đầy bí ẩn. Nhưng rất đông nhân dân Ai Cập đã xúm xít quanh tôi, với những thông điệp đầy ấm áp, thân thiện. Một số người nói với tôi: “Chân thành cám ơn quý vị đã đến thăm chúng tôi”. Có tiếng hô vang đâu đó “Ai Cập hoan nghênh chào mừng quý khách”. Họ rất tự hào về cuộc cách mạng đã chiến thắng.
Sau đó tôi gặp một số sinh viên và các nhà hoạt động, những người đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình. Tôi tò mò muốn nghe họ kể vế các kế hoạch chuyển từ cuộc biểu tình sang chính trị, làm cách nào mà có ảnh hưởng trong việc sửa đổi bản Hiến pháp mới cũng như sẽ tham gia trong cuộc bầu cử sắp tới. Tôi phát hiện ra, họ chẳng có một tổ chức đoàn thể nào, cũng chẳng có kế hoạch biểu tình và cũng chẳng có ảnh hưởng lớn lao nào cả. Tất cả họ đều không có kinh nghiệm hoạt động chính trị, không biết cách điều hành cũng như tổ chức các hội đoàn, phương pháp tranh cử cũng như quản lý chiến dịch. Họ thiếu hiểu biết cơ bản và cũng không thực sự quan tâm về những điều kiện trên. Thay vào đó họ lại tranh luận, cãi cự lẫn nhau, đổ lỗi cho Hoa Kỳ về những hàng loạt tội xảy ra và đa số mất niềm tin vào các cuộc bầu cử mang tính chất chính trị. Tôi hỏi: “Các bạn đã bao giờ để ý đến những liên minh chính trị, cùng nhau tham gia đề cử các đại diện của mình vào cuộc bầu cử chưa?” Tất cả nhìn chằm chằm vào tôi ngơ ngác, chẳng hiểu gì. Tôi thật sự cảm thấy rất lo ngại, có thể họ tuột tay giao sứ mệnh quốc gia cho tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo hay quân đội một cách vô ý thức, điều mà sau này xảy ra đúng như vậy.
Quyền lãnh đạo nhà nước lọt vào tay Bộ trưởng Quốc phòng của chính phủ Mubarak, Thống chế Mohamed Tantawi, ông hứa sẽ bàn giao quyền lực suôn sẻ cho một chính phủ dân sự được bầu thông qua cuộc bầu cử dân chủ. Tôi gặp ông ở Cairo, ông rất mệt mỏi khó có thể ngửng cao đầu. Ánh mắt buồn của ông hiện rõ trên nét mặt. Ông là người lính chuyên nghiệp, một sĩ quan quân đội trong suốt cuộc đời binh nghiệp, gặp ông tôi lại nhớ đến Tướng Ashfag Parvez Kayani ở Pakistan. Cả hai vị này đều theo chủ nghĩa dân tộc, cả đời được nuôi dưỡng trong môi trường quân đội nơi đã sản sinh ra họ, vì thế cả hai chẳng dễ dàng gì chấp nhận sự phụ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ và các mối đe dọa về chính trị, kinh tế mà họ cảm thấy có thể ảnh hưởng đến quyền lực trong quân đội. Trong khi Tantawi và tôi trao đổi về kế hoạch chuyển giao quyền lực, tôi thấy ông rất thận trọng từng lời ăn tiếng nói. Ông đang ở trong tình trạng đầy khó khăn, ra sức bảo vệ quyền lợi quân đội trong đống đổ nát của chế độ Mubarak, bảo vệ người dân như lời đã hứa của quân đội, đi đúng hướng của các cựu lãnh đạo, người đã giúp ông trưởng thành trong sự nghiệp. Cuối cùng, Tantawi làm theo lời hứa sẽ tổ chức bầu cử. Ông đề cử cựu Thủ tướng Ahmed Shafik ứng cử Tổng thống, nhưng đã bị thất cử với số phiếu sát sao với Mohamed Morsi của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, ông đành chấp nhận kết quả bầu cử.
Trong thời gian chuyển giao quyền lực, Hoa Kỳ lâm vào tình thế khó xử, phát huy giá trị dân chủ, lợi ích chiến lược mà không đứng ở phe nào, không ủng hộ bất cứ ứng cử viên hay phe phái. Tuy nhiên, bất chấp chúng ta giữ vai trò trung lập, nhưng rất nhiều người Ai Cập vẫn nhìn Mỹ với con mắt ngờ vực. Những người ủng hộ Huynh Đệ Hồi Giáo buộc tội chúng ta dựng lên chế độ Mubarak, nghi ngờ chúng ta thông đồng với quân đội đẩy họ khỏi quyền lực. Còn đối thủ của họ lo sợ viễn cảnh với luật Hồi giáo và cáo buộc Hoa Kỳ đã âm mưu với Huynh Đệ Hồi Giáo buộc Mubarak phải từ chức. Tôi không chắc chắn làm thế nào chúng ta có thể lên án cả hai bên, ngăn chặn Huynh Đệ Hồi Giáo, nhưng đứng về mặt logic thì những luận thuyết âm mưu không bao giờ tốt đẹp.
Tôi trở lại Ai Cập vào tháng 7-2012, tôi lại chứng kiến trên đường phố Cairo lại biểu tình rầm rộ. Nhưng lần này không hướng vào chính phủ mà hướng vào tôi. Đám đông tụ tập trước hotel, khi xe ô tô đi vào nhà để xe qua cổng bên, nhiều người lấy tay đập vào xe tôi. Cảnh sát Ai Cập không làm gì để ngăn chặn họ, vì thế nhân viên An ninh Ngoại giao của tôi buộc phải xô đẩy đám đông lùi ra, một công việc ít khi xảy ra. Khi vào phòng nghỉ, lại thấy một số chuyện, tôi có thể nghe rõ những tiếng ồn ào, tiếng hô chống Mỹ. Bộ phận an ninh và nhân viên của tôi trải qua một đêm lo lắng, chuẩn bị kế hoạch chuyển khách sạn nếu thấy cần thiết. Bất chấp cảnh báo có thể có biểu tình ở Alexandria, nhưng tôi vẫn quyết thực hiện kế hoạch và bay đến đó vào hôm sau, chính thức khai trương Lãnh sự quán Mỹ vừa trùng tu. Sau buổi lễ khánh thành, khi ra xe, tôi phải đi qua đám đông đang giận dữ. Toria Nuland, nữ phát ngôn viên dũng cảm của tôi bị cà chua ném trúng vào đầu (nhưng cô không quan tâm), một người đàn ông ném giầy vào cửa kính ô tô khi xe chạy về hướng phi trường.
Tại Cairo, cùng với những cuộc họp riêng với Morsi và các tướng lĩnh, tôi còn trao đổi với nhóm Coptic Christians ở Đại sứ quán Hoa Kỳ. Họ thật sự lo lắng những gì sẽ xảy ra trong tương lai đối với họ và quốc gia. Đây là cuộc chuyện trò riêng tư đầy cảm xúc.
Một trong những cảnh cảm động nhất từ khi có cuộc cách mạng ở Quảng trường Tahrir là những người biểu tình Christian đã xếp hình vòng tròn bảo vệ chiến hữu Hồi giáo của mình trong khi cầu nguyện. Nhưng sự việc xảy ra ngược lại khi những người Christian làm lễ kỷ niệm ở Mass. Thật đáng buồn, tình đoàn kết đã không kéo dài được. Chỉ một tháng sau sự sụp đổ của chính quyền Mubarak, báo cáo ở thành phố Qena, một nhóm Salafists đã xẻo tai một thày giáo Coptic Christian, phóng hỏa đốt nhà, đốt xe của ông. Những cuộc tấn công lại tiếp tục xảy ra. Việc ông Morsi đắc cử gây thêm nỗi lo lắng sợ hãi cho cộng đồng Ky-tô giáo.
Trong cuộc họp của chúng tôi, một người trong số những người tham dự đã tung tin vịt động trời. Ông ta kết tội Huma Abedin, một trợ lý tin cậy của tôi theo đạo Hồi, là đặc vụ bí mật của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo. Tuyên bố này được lan truyền một cách bất thường, gây hoang mang giới chính khách cánh hữu và một số cá nhân truyền thông thiếu trách nhiệm ở Hoa Kỳ, bao gồm vài thành viên trong Quốc Hội, bây giờ lan tin sang tận Cairo. Tôi quyết không để chuyện này gây ảnh hưởng, tôi nói với Huma, đừng quá lo lắng vì quá trình làm việc chưa từng xảy ra sai sót. Sau vài phút trò chuyện, người tung tin xấu hổ xin lỗi, nhưng lại câu hỏi được đặt ra, tại sao một thành viên trong Quốc Hội lại khẳng định như vậy khi biết đó là tin vịt, không đúng sự thật. Tôi cười, rồi nói, thật không may còn có rất nhiều chuyện giả dối vẫn lan truyền trong Quốc Hội. Sau buổi họp, Huma tự kể về bản thân một cách nhã nhặn, lịch thiệp đồng thời sẵn sàng trả lời tất cả các câu hỏi, thể hiện tính cách tế nhị có văn hóa của bà.
Đứng về mặt cá nhân, tôi rất không hài lòng với một số thành viên trong Quốc Hội thiếu hiểu biết đã tấn công Huma. Vì vậy tôi rất biết ơn Thượng nghị sĩ John McCain, người đã từng biết bà trong nhiều năm, ông đến Thượng viện nói rõ sự thật: “Khi ai đó, không chỉ có thành viên trong Quốc Hội, tấn công độc ác và hèn hạ chống lại đồng nghiệp Mỹ không dựa trên một cơ sở cơ bản nào chỉ vì sợ họ là ai, thiếu hiểu biết họ phục vụ ai, tổn hại đến tinh thần và ý chí dân tộc ta và vì sự hoạt động kém cỏi. Danh dự của chúng ta, tính cách của chúng ta sẽ còn mãi sau khi chúng ta trở về cõi vĩnh hằng. Những hành vi thiếu công bằng khi bôi nhọ thanh danh của người tử tế, hành động ấy không chỉ là sai trái mà còn là còn là sự phản lại những giá trị mà ta từng yêu mến.”
Vài tuần sau, Huma ngồi bên cạnh Tổng thống trong buổi dạ tiệc thường niên của Nhà Trắng sau tháng nhịn ăn (Ramadan fast), Tổng thống Obama cũng lên tiếng bảo vệ bà: “Người dân Mỹ nợ chị với lòng biết ơn, bởi vì chị là người Mỹ yêu nước, một tấm gương cần có trong đất nước chúng ta, chị đã đóng góp, cống hiến với tấm lòng quả cảm và tinh thần hào phóng. Vì vậy, thay mặt cho nhân dân Mỹ, chúng tôi xin cảm ơn chị rất nhiều.” Tổng thống của quốc gia Hoa Kỳ và người anh hùng trong cuộc chiến nổi tiếng đã hòa đồng hai trong một. Đây là một chứng cớ hùng hồn về nhân cách của Huma.
Trong cuộc họp, tôi khẳng định với các nhà lãnh đạo Coptic Christain, Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ về tự do tôn giáo. Mọi công dân đều có quyền sống, làm việc và thờ phụng thần linh mà họ muốn dù họ là Hồi giáo, Ky-tô hoặc bất cứ tôn giáo nào khác. Không một nhóm hay phe phái nào có quyền áp đặt quyền lực, ý thức hệ hay tôn giáo nên đầu bất cứ ai. Mỹ đã sẵn sàng làm việc với các nhà lãnh đạo về quyền lựa chọn của người dân Ai Cập. Sự tham gia của chúng ta với các nhà lãnh đạo dựa trên sự cam kết cơ bản của họ đối với nhân quyền nói chung và các nguyên tắc về dân chủ.
Thật không may, những năm tháng tiếp theo chứng minh mối quan tâm ban đầu của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi dân chủ đáng tin cậy. Huynh Đệ Hồi Giáo kiểm soát, củng cố quyền lực nhưng sự cai trị thiếu minh bạch kể cả đường lối cải cách. Tổng thống Morsi thường xuyên đụng độ với cơ quan lập pháp, tìm mọi cách đẩy các đối thủ chính trị ra khỏi cơ quan quyền lực hơn là tìm cách xây dựng sự đồng thuận rộng khắp trong quốc gia, hầu như nền kinh tế không được cải thiện, cho phép đàn áp phe thiếu số, bao gồm cả Coptic Christian và hiện nay vẫn tiếp tục như thế. Nhưng ông lại có động thái kỳ lạ đến phải ngờ vực, vì ông tiếp tục duy trì hiệp ước hoà bình với Israel, đồng thời giúp tôi đàm phán thỏa thuận ngưng bắn ở Gaza vào tháng 11-2012. Lại một lần nữa Hoa Kỳ phải đối diện với tình trạng khó xử mang tính kinh điển: Chúng ta có nên cộng tác với nhà lãnh đạo mà chúng ta bất đồng rất nhiều vấn đề để thúc đẩy những lợi ích cốt lõi? Chúng ta có nên chỉ tham gia thực hiện cân bằng những việc không dễ dàng có câu trả lời hoặc sự sự chọn chính xác.
Tháng 7-2013, hàng triệu người dân Ai Cập lại xuống đường biểu tình lần xuống đường này nhằm vào những thủ đoạn dối lừa của chính phủ Morsi, quân đội Tướng Abdul-Fattah el-Sisi, người kế nhiệm Tantawi, trở lại chính trường lần thứ hai. Họ loại bỏ Morsi, bắt đầu cuộc đàn áp mới vào Huynh Đệ Hồi Giáo.
Tính đến năm 2014, triển vọng nền dân chủ Ai Cập hầu như không tươi sáng. Sisi tìm cách tranh cử Tổng thống với đối thủ duy nhất, theo phương thức cố hữu của những người đàn ông thiên về bạo lực Trung Đông. Nhiều người dân Ai Cập đã chán ngán, mệt mỏi trong thời gian hỗn loạn kéo dài, giờ đây họ chỉ mong sự ổn định trở lại. Tuy vậy, rất ít khả năng tin tưởng vào sự cai trị của quân đội có thể lập lại được sự ổn định bền vững hơn thời kỳ Mubarak cầm quyền. Muốn làm được điều ấy, buộc họ phải hành động thực tế nhiều hơn, có trách nhiệm giải quyết những yêu cầu đòi hỏi của người dân và cuối cùng phải tăng cường giải quyết vấn đề dân chủ. Những gì xảy ra ở Ai Cập là một thử nghiệm đối với các nước Trung Đông, liệu họ có thể xây dựng được thể chế dân chủ thật sự đáng tin cậy, phát huy quyền làm chủ của người dân, đảm bảo an ninh, xây dựng niềm tin với tất cả các đối thủ trên đức tin, sắc tộc, kinh tế và sự chia rẽ về địa lý. Tất cả những vấn đề ấy thật sự không dễ gì giải quyết, biến cố lịch sử xảy ra gần đây đã chứng minh, những sự thay đổi mà chúng ta thấy khu vực này đang tiếp tục lún sâu xuống đụn cát trên sa mạc.
Nhà vua Abdullah Đệ nhị của Jordan đang đứng trước làn sóng bất ổn cuốn sạch các thể chế chính phủ trong khu vực ở Mùa Xuân Ả Rập. Jordan đã tiến hành tổ chức bầu cử hợp pháp rất đáng tin cậy, bắt đầu thanh trừng tham nhũng, nhưng nền kinh tế vẫn trong tình trạng trì trệ, theo cách đánh giá chung, Jordan là quốc gia đói năng lượng nhất trên thế giới. Khoảng 80% năng lượng nhập khẩu thông qua hệ thống ống dẫn từ Ai Cập. Nhưng từ khi chính phủ Mubarak sụp đổ, sự bất ổn định ở bán đảo Sinai, những ống dẫn dầu khí này cung cấp cho cả Israel, trở thành mục tiêu tấn công và phá hoại thường xuyên làm gián đoạn đường dẫn năng lượng tới Jordan.
Trợ giá của chính phủ để giữ giá điện không tăng đã vượt tầm kiểm soát, nhưng kết quả nợ công lại phình to đáng kể. Nhà vua cũng gặp cảnh tiến thoái lưỡng nan: cắt bỏ trợ giá thì giá cả năng lượng tăng vọt, sẽ phải đối mặt với cơn thịnh nộ của dân chúng. Nếu vẫn giữ mức trợ giá, nguy cơ khủng hoảng tài chính và phá sản không thể tránh khỏi.
Vấn đề này đã có câu trả lời ở phiá đông, đó là Irag, nơi mà Hoa Kỳ đã giúp đỡ chính phủ của Thủ tướng Nouri al-Maliki tái xây dựng công nghiệp khí đốt và dầu mỏ từng bị tàn phá. Một nguồn tin chưa được xác định, còn nhiều tranh cãi, mới phát hiện nguồn dầu khí ở miền tây, thuộc nhà nước Israel. Người ta vừa khảo sát và phát hiện nguồn khí đốt khổng lồ nằm ở phiá đông Địa Trung Hải. Hai quốc gia đang chung sống hòa binh kể từ khi ký hiệp ước lịch sử vào năm 1994, nhưng Israel vẫn bị người dân Jordan mặc cảm sâu sắc, quốc gia có số dân người Palestin chiến đa số. Tất cả vấn đề này ấy có thể gây cho nhà vua đối mặt với những cuộc biểu tình nếu như ông theo đuổi những thoả thuận thương mại mới với Israel. Liệu ông ấy có dám thực hiện không? Sau bữa tiệc trưa với nhà Vua ở Bộ Ngoại giao năm 2012, sau đó thảo luận với Ngoại trưởng Nasser Judeh, tôi giục họ bắt đầu cuộc thương thảo với Israel trong bí mật nếu thấy cần thiết.
Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Jordan bắt đầu đàm phán với Irag lẫn Israel. Một thỏa thuận được ký kết năm 2013, xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt từ phía nam Irag đến Aqaba qua Hồng Hải, có thể cung cấp mỗi ngày 1 triệu thùng dầu thô và 250 triệu feet khối (1 cubic foot = 28.3168 lít = 7.480 gallon- ND) cho Jordan. Sau một năm bí mật đàm phán, đầu năm 2014 thỏa thuận sử dụng khí đốt của Israel từ phía đông Địa Trung Hải cung cấp cho nhà máy nhiệt điện của Jordan ở gần Biển Chết (Dead Sea – còn gọi là Biển Muối - ND). Nhà Vua đã không sai lầm khi ông rất thận trọng giải quyết vấn đề này, nhưng đại diện tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ở Jordan đã công kích ông mãnh liệt về việc thoả thuận với “bọn phục quốc Do Thái” coi như việc ấy là cuộc “tấn công trực tiếp vào người Palestine”. Tuy nhiên nó lại hứa hẹn môt tương lai an ninh về năng lượng cho Jordan và mở ra kỷ nguyên mới cho sự hợp tác hai quốc gia láng giềng trong khu vực trước những thách thức to lớn.
Có lẽ hoạt động cân bằng nhất của chúng ta ở Trung Đông là kết hợp với các đối tác ở Vịnh Ba Tư bao gồm các quốc gia: Bahrain, Kuwait, Qatar, Saudi Arabia và UAE (Tiểu các vương quốc Ả Rập). Hoa Kỳ đã phát triển hợp tác kinh tế, chiến lược sâu rộng với chế độ quân chủ bảo thủ giàu có, cũng không giấu giếm về mối quan ngại vi phạm về nhân quyền, đặc biệt đối xử với phụ nữ, sắc tộc thiểu số kể cả xuất khẩu tư tưởng cực đoan.
Hầu như chính quyền Mỹ nào cũng phải vật lộn với những mâu thuẫn về chính sách của chúng ta đối với vùng Vịnh. Sự lựa chọn chưa bao giờ khó khăn sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9. Nhân dân Mỹ hoàn toàn bất ngờ và sốc thật sự khi 15 trong số 19 kẻ cướp máy bay, kể cả Osama bin Laden lại xuất thân từ Saudi Arabia, một quốc gia mà chúng ta từng bảo vệ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Và càng kinh khủng hơn, số tiền tài trợ cho cơ sở giáo dục của bọn cực đoan và phương tiện truyền thông toàn thế giới cũng xuất phát từ quốc gia này.
Đồng thời chính phủ này cũng lại chia sẻ rất nhiều mối quan tâm an ninh hàng đầu với chúng ta. Saudi Arabia trục xuất bin Laden, lực lượng an ninh của vương quốc trở thành đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống bọn al Qaeda. Hầu hết các quốc gia vùng Vịnh đều chia sẻ những lo ngại của chúng ta về việc Iran đang cố gắng tìm cách sản xuất vũ khí hạt nhân cùng với sự hỗ trợ tích cực chủ nghĩa khủng bố. Căng thẳng bắt nguồn từ sự phân chia bè phái trong các nền tôn giáo Islam cổ xưa: Iran chủ yếu người dân tộc Shiite, trong khi các quốc gia vùng Vịnh chủ yếu lại là người dân tộc Sunni, riêng quốc gia Bahrain là trường hợp ngoại lệ. Irag thời Saddam Hussein, sắc tộc thiểu số Sunni lại cai trị người Shiite, Nhưng ở Syria tình huống này lại đảo ngược.
Để hỗ trợ các lợi ích an ninh chung của chúng ta trong nhiều năm qua và ngăn chặn sự xâm lăng từ Iran, Hoa Kỳ đã bán một số lượng vũ khí lớn cho các quốc gia vùng Vịnh, binh sĩ của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ đóng ở Bahrain, kết hợp với Trung Tâm Tổng hợp Hoạt đông Hàng không và Vũ trụ ở Qatar và quân đội duy trì tại Kuwait, Saudi Aribia và UAE cũng như các căn cứ quan trọng ở các nước khác.
Khi giữ chức Ngoại trưởng, tôi phát triển mối quan hệ và ảnh hưởng cá nhân với các nhà lãnh đạo vùng Vịnh và tổ chức thông qua Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council, GCC), hiệp hội chính trị và kinh tế của các nước trong khu vực. Chúng ta phát triển cuộc đối thoại an ninh Hoa Kỳ và GCC để tăng cường hợp tác. Trọng tâm được thảo luận tập trung vào vấn đề Iran và chủ nghĩa khủng bố, ngoài ra tôi thúc ép các nhà lãnh đạo mở rộng về xã hội hơn nữa, tôn trọng nhân quyền, cung cấp nhiều cơ hội cho thanh niên và phụ nữ.
Nhưng đôi khi vẫn xảy ra những trường hợp tảo hôn ở Saudi Arabia thật đáng tiếc và có lần tôi giải quyết được. Biết tin một cháu gái mới 8 tuổi bị cha bắt ép lấy ông già 50 để đổi lấy 13 ngàn Mỹ kim. Toà án Saudi khước từ lời thỉnh cầu của người mẹ yêu cầu ngăn chặn cuộc gả bán này, trong khi đó dường như chính phủ Saudi không muốn can thiệp. Tôi hiểu tình trạng lúng túng khó xử của chính phủ với sự đòi hỏi của công chúng có thể gây phản tác dụng, đào sâu hơn nữa sự mâu thuẫn với tục lệ. Thay vì nhờ phương tiện truyền thông lên án và hành động cụ thể, tôi tìm giải pháp thuyết phục chính phủ Saudi Arabia giải quyết mà vẫn giữ được thể diện. Tôi âm thầm thông qua kênh ngoại giao, đưa ra một thông điệp đơn giản nhưng cứng rắn: “Nếu giải quyết vấn đề này ổn thoả tôi sẽ bỏ qua không bao giờ nói lại chuyện này.” Chính phủ Saudi Arabia ngay lập chỉ định thẩm phán mới, phiên tòa thượng thẩm bác bỏ phiên tòa sơ thẩm, chấp nhận ly hôn của cháu gái với ông già. Đây là bài học tôi đã rút ra được trong quá trình hoạt động: Trong khi chuẩn bị diễn thuyết – tôi thường im lặng vài phút – nhưng đôi khi lại có thể thu được kết quả bất ngờ, trong ngoại giao và trong cuộc đời, giữa chúng có mối liên hệ đồng cảm lẫn nhau, nhưng phải hiểu nên ứng dụng nó như thế nào và vào lúc nào một cách chính xác, đó là những trải nghiệm riêng.
Tôi có cách phản ứng về lệnh cấm phụ nữ lái xe ở Saudi Arabia. Tháng 5-2011, một nhà hoạt động nữ giới Saudi đăng tải clip cô lái xe ô tô trên video trực tuyến, ngay sau đó bị bắt và tống giam 9 ngày về tội lái xe. Tháng 6 hàng chục phụ nữ toàn Saudi Aribia đã lái xe đi biểu tình phản đối. Tôi điện đàm với Ngoại trưởng Saudi, Hoàng thân Saul al-Faisal, đưa ra mối quan ngại cá nhân về vấn đề này. Về trường hợp này, tôi công khai phát biểu, gọi họ là những “người phụ nữ dũng cảm”, rất ấn tượng về những hành động của họ. Khi một nhóm phụ nữ khác cũng lại biểu tình chống lệnh cấm phụ nữ lái xe vào ngày 26 -10-2013, một số đối thủ lại tin (sai không chính xác) cho rằng ngày ấy là ngày sinh nhật của tôi – và chuyện biểu tình được xúi giục từ nước ngoài. Thật đáng tiếc, việc cấm phụ nữ lái xe ở vương quốc này đến nay vẫn còn áp dụng.
Công du Saudi Arabia vào tháng 2-2010, tôi phải tìm cách cân bằng hành trình giữa cuộc đàm phán về an ninh với nhà Vua và thời gian thăm nữ sinh viên trường đại học Jeddah. Cả nhà Vua và các nữ sinh đều nhớ đến sự kiện này theo cách riêng biệt
Tôi được Hoàng thân Saud al-Faisal, đã 70 tuổi, từng du học tại trường đại học Princeton (Hoa Kỳ), đón tôi ở phi trường Riyadh, thủ đô Saudi Aribia, người từng giữ chức Ngoại trưởng từ năm 1975. Giống như hầu hết những người Saudi Arabia từng gặp, ông mặc bộ quần áo theo truyền thống với áo khoác dài, chiếc khăn kẻ ca-rô chùm đầu, trên khăn đặt 2 vòng tròn màu đen. Tôi dành khá nhiều thời gian với vị Hoàng thân, người rất có quyền lực, đại diện cho thuyền thống cũ và mang tính hiện đại đang cạnh tranh uy thế trong khu vực.
Nhà Vua Abdullah, ở tuổi ngoại 80, mời tôi đến thăm ông ở khu trại sa mạc cách thành phố một giờ lái xe. Đây cũng là lần đầu tiên ông ra lệnh xử dụng chiếc xe buýt sang trọng của ông đến đón chúng tôi. Chiếc xe buýt quá rộng, Hoàng thân và tôi ngồi đầu hai hàng ghế bọc da tuyệt đẹp trong khi xe qua các vùng nông thôn. Tôi trông thấy một số lều có đầy lạc đà bên trong. Hoàng thân và tôi nói chuyện phiếm về dân số, về số lượng lạc đà rất lớn trong vượng quốc của ông với tình cảm thân thiện. Ông kể chuyện về lịch sử người du mục từ thời xa xưa với những đoàn lạc đà, nhưng ông lại nói với tôi, cá nhân ông không thích lạc đà. Tôi thật ngạc nhiên, rồi lại tưởng tượng người Úc ghét gấu Koala và người Trung Hoa ghét gấu Trúc - nhưng bản thân tôi cũng không thích gần lạc đà vì nghe tin nó rất xấu tính.
Chúng tôi đến nơi được mô tả là “lều trong sa mạc”, nhưng bất ngờ nó chính là cái lều khổng lồ chứa máy làm lạnh phiá ngoài cung điện khổng lồ với sàn lát đá cẩm thạch, phòng tắm mạ vàng, xung quanh là những xe moóc và trực thăng. Quốc vương nghiêm trang trong long bào màu đen đang đợi chúng tôi. Trái ngược với đồng nghiệp Mỹ, họ muốn đi thẳng vào công việc, tôi thường trò chuyện mang tính ngoại giao ngắn gọn ban đầu thể hiện sự kính trọng và thân thiện. Vì thế tôi tiếp tục với chủ đề con lạc đà, tôi hỏi: “Thưa Quốc vương tôi muốn được biết ý của ngài, vì hoàng thân có ý coi lạc đà là con vật có hình dáng xấu xí.” Ý tôi ám chỉ Hoàng thân Saud. Nhà Vua mỉm cười: “Tôi nghĩ Hoàng thân không công bằng với lạc đà.” Quốc vương, hoàng thân và tôi nói vui một lúc, sau đó ông đưa chúng tôi đi thăm quan, đoàn gần 40 người trong đó có cả nhóm báo chí dự tiệc chiêu đãi thịnh soạn. Ông đưa tôi đến dãy bàn bày món ăn dài tưởng như bất tận, hai tiếp viên đi theo chúng tôi cầm khay lấy món ăn. Có hàng chục món ăn khác nhau, từ những món nổi tiếng địa phương như thịt cừu, cơm đến tôm rồng và món cơm rang thập cẩm. Nhóm ký giả và nhân viên ăn dọc đường thường gặp được gì ăn món đó, giờ đây đứng trước bàn tiệc họ cảm thấy đang dự tiệc ở thiên đình. Các tiếp đãi viên đi xung quanh, sẵn sàng đem thêm món ăn. Tôi ngồi cạnh Quốc vương, đầu của chiếc bàn hình chữ U, trước mặt treo chiếc ti vi màn hình phẳng khổng lồ nằm giữa khoảng không gian lớn, ở vị trí này Quốc vương có thể xem đá bóng, các cuộc đua xe trong khi ăn. Ông mở âm lượng rất to, vì thế hầu hết những người dự tiệc không thể nghe được cuộc trao đổi riêng giữa Quốc Vương và tôi. Tôi và ông ghé sát bên nhau để thảo luận.
Chiều hôm đó, chúng tôi thảo luận gần 4 giờ đồng hồ về những thách thức trong khu vực, từ vấn đề Iran cho đến Irag, Israel đến Palestine. Nhà Vua phát biểu mạnh mẽ về sự cần thiết ngăn chặn Iran tìm kiếm phát triển vũ khí hạt nhân, thúc giục chúng tôi hãy cứng rắn hơn nữa với Tehran. Ông bày tỏ hy vọng các sinh viên Saudi Aribia sẽ được phép theo học tại Hoa Kỳ, điều mà từ sau sự kiện 11 tháng 9 đã bị hạn chế và gặp khó khăn hơn trong việc xin visa. Đây chính là cuộc họp rất hữu ích, báo hiệu quan hệ đối tác giữa hai nước trên cơ sở vững chắc. Sự khác biệt giữa hai nền văn hóa, giá trị và hệ thống chính trị giữa hai nước tuy rất lớn, nhưng sự hợp tác làm việc có thể giúp lợi ích của Mỹ nhiều hơn.
Hôm sau tôi nhận được lời cảnh báo phức tạp có thể xảy ra từ thân mẫu của Huma, Tiến sĩ Saleha Abedin, phó Hiệu trưởng Đại học Dar Al-Hekma, trường đại học dành riêng cho nữ sinh ở Jeddah, nơi tôi sẽ đến thuyết trình ở hội trường thành phố. Bước vào hội trường, tôi thấy một đám đông nữ sinh viên choàng khăn hijabs che kín toàn bộ đầu và số ít dùng cả mạng che mặt.
Theo tiếng Ả Rập, Da al-Hakma có nghĩ là “căn nhà thông thái”, tôi đã nói chuyện với sinh viên về học vấn, sự thông minh giữa nam và nữ không có sự khác biệt nếu như đều được tiếp cận với nền giáo dục. Tôi viện dẫn lời nhà thơ Hafez Ibrahim đã viết:
“Mẹ của ta chính là ngôi trường nhỏ,
Sáng và chiều dạy dỗ lũ chúng con
Hỡi Thượng đế ban thêm quyền cho mẹ,
Đất nước này sẽ rạng rỡ vàng son.”
Tôi cũng kể về những kinh nghiệm của bản thân mình ở ngôi trường nữ sinh Wellesley. Sinh viên đưa ra những câu hỏi họ đã chuẩn bị sẵn về tham vọng hạt nhân của Iran, tình cảnh của người Palestine, triển vọng cải cách chăm sóc y tế ở Mỹ. Một sinh viên đã hỏi tôi đánh giá thế nào về Sarah Palin và liệu tôi có rời Hoa Ky sang Canada cư trú nếu bà Sarah Palin trúng cử tổng thống. Tôi cười to, trả lời: “Không, không bao giờ tôi bỏ trốn về chuyện đó.” Những cô gái này hình như ít có cơ hội tham gia hoạt động công khai trong xã hội bảo thủ cực đoan, nhưng không phải vì thế mà trí thông minh, sức sống và sự hiếu kỳ của họ bị hạn chế.
Theo dõi toàn bộ sự kiện, một nữ cán bộ trong nhóm an ninh, những người mặc bộ đồ cánh giơi che kín từ đầu đến chân, chỉ còn chừa một khe hở nhỏ lộ đôi mắt, theo dõi canh chừng cẩn thận tất cả những người Mỹ. Cô không cho phép bất cứ ký giả hay nhân viên nam giới nào trong đoàn được phép tiếp xúc hay đến gần các nữ sinh này. Tôi chuẩn bị lên diễn đàn, cô gái ấy đến gần Huma thì thầm bằng tiếng Ả Rập: “Tôi muốn được chụp ảnh với bà ấy.” Sau khi kết thúc bài diễn văn, Huma kéo tôi sang bên cạnh, chỉ vào cô sinh viên đó. “Chúng ta sang buồng bên chụp ảnh được không?” Tôi hỏi cô, điều mà cô rất mong đợi. Cô gật đầu. Chúng tôi tìm cách rẽ đám đông sang một phòng nhỏ. Cô tháo mạng che mặt, nụ cười rạng rỡ hiện ra. Chiếc máy ảnh chớp sáng liên hồi, mạng che mặt tháo bỏ, chào mừng chúng tôi viếng thăm đất nước Saudi Arabia.
Chính xác một năm sau, sự nhạy cảm trong mối quan hệ giữa chúng ta với mối đe dọa ở vùng Vịnh đang lộ ra. Làn sóng phản đối phổ biến đã bắt đầu xảy ra ở Tunisia, lan sang Ai Cập vẫn không dừng lại. Lời kêu gọi cải cách chính trị, cơ hội kinh tế… lan rộng sang toàn bộ khu vực Trung đông. Không một quốc gia nào không bị ảnh hưởng. Yemen bị ảnh hưởng lớn nhất, hầu như đất nước này bị xé nát, Tổng thống Saleh buộc phải từ chức. Libya lâm vào tình cảnh nội chiến. Chính phủ Jordan và Morocco đưa ra những lời cảnh báo, nhưng họ nhanh chóng tiến hành cải cách thực sự. Saudi Arabia Hoàng gia mở rộng hầu bao nhằm xoa dịu người dân với các chương trình phúc lợi xã hội hào phóng hơn.
Bahrain là cơ sở của Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Ba Tư đang nằm trong trường hợp thật phức tạp của chúng tôi. Một quốc gia kém giàu có của chế độ quân chủ vùng Vịnh, các cuộc biểu tình diễn ra mang tính chất giáo phái, người Shiite đa số, phản đối nhà cầm quyền Sunni của họ. Đến giữa tháng 2- 2011, quần chúng biểu tình yêu cầu cải cách dân chủ, bình đẳng cho tất cả người dân Bahrainis bất kể theo giáo phái nào, họ tập trung tại nút giao thông giữa trung tâm thủ đô Manama, có tên gọi Vòng xoay Pearl. Sự kiện ở Tunisia và Ai Cập đã dẫn đến lực lượng an ninh khu vực bên bờ vực thẳm, một vài sự cố xảy ra đã khiến đám đông dân chúng nổi giận kéo vào đường phố.
Khoảng 3 giờ sáng thứ Năm ngày 17-2, một số người lập trại ở Vòng xoay Pearl bị thiệt mạng do cuộc đột kích của cảnh sát đã làm tăng sự kích động và phẫn nộ của quần chúng lan rộng. Nhưng các nhà lãnh đạo Sunni ở Bahrain và các nước láng giềng vùng Vịnh thấy phần lớn người đi biểu tình là người Shiite đòi hỏi dân chủ, họ tin có bàn tay của Iran xúi giục đứng phía sau. Họ lo lắng cho rằng đối thủ lớn tràn qua vùng biển xúi giục bạo động nhằm làm suy yếu chính phủ với mục đích cải thiện vị trí chiến lược. Theo hồ sơ ghi nhận, điều lo ngại này không phải phi lý. Nhưng nó lại là bóng đen che mờ nhận thức của họ về sự bất bình chính đáng của người dân, vì thế họ ra tay dùng vũ lực.
Tôi điện đàm với Ngoại trưởng Bahrain, Sheikh Khalid bin Ahmed al Khalifa, bày tỏ mối quan ngại của tôi về bạo lực, khả năng các sự kiện có thể vượt qua tầm kiểm soát. Những ngày tiếp theo rất quan trọng, tôi hy vọng chính phủ của ông thực hiện những bước tránh bạo lực trong đám lễ tang những người thiệt mạng và thứ Sáu là ngày cầu nguyện của người Hồi giáo của toàn khu vực. Dùng lực lượng vũ trang để đối phó với những cuộc biểu tình hoà bình chỉ gây thêm rắc rối. Tôi nói: “Đây là cách giải quyết sai lầm mà chúng ta thường thấy, giải quyết như vậy chỉ gây thêm mọi chuyện thêm phức tạp. Tôi mong muốn ngài hãy lắng nghe ý kiến của tôi. Chúng tôi không muốn bất kỳ bạo lực nào cho phép sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của đất nước ngài. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có sự tham vấn cẩn trọng.” Cả hai chúng tôi đều hiểu ngầm “can thiệp từ bên ngoài” là ngầm chỉ Iran. Quan điểm của tôi, nếu sử dụng lực lượng an ninh quá mức có thể dẫn đến sự mất ổn định, tạo điều kiện cho Iran lợi dụng. Đây là điều mà chính phủ của ông cần phải tránh.
Vị Ngoại trưởng có vẻ rất lo lắng, ông chỉ trả lời về mối quan ngại của tôi đưa ra. Ông bào chữa hành động đột kích của cảnh sát là nằm ngoài kế hoạch của chính phủ, đổ lỗi cho người biểu tình gây ra các cuộc bạo động, cam kết sẽ đối thoại và tiến hành cải cách. Ông nói: “Gây ra chết chóc đúng là thảm họa. Chúng tôi đang đứng bên bờ vực thẳm vì mâu thuẫn giáo phái.” Câu nói đầy ớn lạnh. Tôi nói với ông, sẽ cử Jeff Feltman đến Bahrain ngay lập tức. “Chúng tôi sẽ đưa ra những đề xuất, tìm mọi cách giúp đỡ quý quốc trong thời kỳ khó khăn nhất, nhưng đây không phải là vấn đề dễ dàng giải quyết. Tình hình của quý quốc đang đứng trước thách thức thật khó khăn trước vấn đề giáo phái. Tôi hoàn toàn không nghi ngờ sự lo ngại với người hàng xóm khổng lồ đang quan tâm đến vấn đề này của quý vị.”
Lo ngại bạo lực ngày càng tăng cần phải có hành động ngăn chặn được Jeff khuyến khích, người sẽ dành rất nhiều thời gian ở Manam trong nhiều tuần sắp tới, Thái tử nước Bahrain cố gắng tổ chức cuộc đối thoại quốc gia để giải quyết mối quan tâm của người biểu tình và giảm căng thẳng trong nước. Thái tử là người ôn hòa, ông hiểu cần phải cải cách và đây là cơ hội tốt nhất của Hoàng gia hòa giải các phe phái cạnh tranh trong nước. Jeff muốn làm người môi giới ông phải hiểu rõ mối quan hệ giữa Hoàng tộc với những nhà lãnh đạo ôn hòa của phe đối lập người Shiite. Cuộc biểu tình ngày một tăng, đến tháng Ba, người biểu tình kêu gọi bãi bỏ chế độ quân chủ toàn diện. Cuộc đụng độ giữa cảnh sát với người biểu tình ngày một lan rộng, bạo lực bùng nổ. Dường như chính phủ đã mất tầm kiểm soát, các thành viên bảo thủ trong Hoàng gia Bahraini gây áp lực với Thái tử, yêu cầu phải từ bỏ những nỗ lực hoà giải của ông.
Chủ Nhật ngày 13-3, tuỳ viên quốc phòng của chúng tôi tại tòa đại sứ Riyadh báo cáo có sự chuyển quân bất thường ở Saudi Arabia, theo hướng tới Bahrain. Jeff gọi điện cho Ngoại trường UAE, Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan (còn gọi tắt là AbZ), xác nhận sự can thiệp quân sự sắp được tung ra. Chính phủ Bahrain kêu gọi chính phủ láng giềng giúp đỡ an ninh. Họ cảm thấy không cần thiết phải thông báo cho Hoa Kỳ, vì không có ý định xin ý kiến chúng tôi, cũng như lo ngại sợ bị ngăn cản. Hôm sau, hàng ngàn binh sĩ Saudi Arabia vượt qua biên giới Bahrain cùng với khoảng 150 xe bọc thép. Ngoài ra có khoảng 500 cảnh sát UAE theo sau.
Tôi thật sự lo ngại sự leo thang này, lo lắng về một cuộc tàn sát đẫm máu sẽ xảy ra nếu xe tăng của Saudi Arabia tiến vào hàng rào của người biểu tình chặn trên các đường phố Manama. Không thể để thời điểm này trở nên thật tồi tệ hơn nữa. Ngay lúc ấy, chúng tôi buộc phải đẩy mạnh các cuộc đàm phán ngoại giao, xây dựng một liên minh quốc tế bảo vệ thường dân Libya từ vụ thảm sát có thể xảy ra của Đại tá Muam-mar Qaddafi, ngoài ra chúng tôi kêu gọi UAE và một số nước vùng Vịnh đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Liên Đoàn Ả Rập bỏ phiếu ngày 12-3 yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt vùng cấm bay ở Libya, cấm tham gia trực tiếp của họ trong bất kỳ hoạt động quân sự kể cả mang tính hợp phát trong khu vực. Lo ngại cộng đồng quốc tế không có khả năng hành động mà chúng ta sau cuộc chiến Irag và Afghanistan cũng không muốn mạo hiểm tìm kiếm thêm sự can thiệp trực tiếp từ phương Tây vào quốc gia Hồi giáo.
Tôi đang ở Paris hội đàm với Ngoại trường AbZ, Libya, hẹn gặp nhau ở khách sạn của tôi. Trên đường, ông bị phóng viên phỏng vấn về tình hình Bahrain. Ông trả lời: “Ngày hôm qua chính phủ Bahrain đã yêu cầu chúng tôi tìm cách xoa dịu sự căng thẳng.” Tôi hoàn toàn lo lắng về điều ngược lại có thể sẽ xảy ra. Ngày hôm sau Quốc vương Bahrain tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tôi điện cho Ngoại trưởng Saudi Arabia yêu cầu ông dừng ngay biện pháp dùng quân đội giải tán cuộc biểu tình, yêu cầu kéo dài thêm thời gian để Jeff đàm phán. Chỉ cần 24 giờ tình hình có thể thay đổi. Chúng tôi đã tiến gần tới thỏa thuận với đảng chính trị đa số người Shiite, họ đồng ý rút khỏi những khu vực quan trọng trong thành phố, đổi lại chính phủ khẳng định quyền biểu tình ôn hòa, bắt đầu cuộc đối thoại với niềm tin giữa hai bên. Saud al-Faisal kiên quyết phản đối, yêu cầu người biểu tình giải tán, trở lại cuộc sống bình thường. Ông nói, chỉ như thế mới nói đến vấn đề thỏa thuận, đồng thời đổ lỗi cho Iran quấy rối, ủng hộ bọn cấp tiến. Theo ông, đây là điều kiện tiên quyết để chấm dứt cuộc khủng hoảng và sự trở lại sự ổn định của vùng Vịnh.
Sáng sớm ngày 16-3, lực lượng an ninh đến giải tán biểu tình ở Vòng xoay Pearl. Cảnh sát chống bạo động được hỗ trợ bằng xe tăng, máy bay trực thăng đã đụng độ với người biểu tình, dùng hơi cay đuổi họ khỏi các lều trại. Năm người thiệt mang. Sự xuất hiện của quân đội Saudi Arabia và sự đàn áp mới này đã làm bùng lên ngọn lửa chống đối của người Shiite trong toàn quốc. Dưới áp lực cứng rắn của phe bảo thủ cả hai phía, cuộc đàm phán giữa phe đối lập với Thái tử sụp đổ.
Tôi đang ở Cairo họp với chính quyền chuyển tiếp của Ai Cập, nhận được báo cáo từ Bahrain tôi thật sự thất vọng. Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC, tôi thẳng thắn nói về mối quan tâm: “Tình hình ở Bahrain thật đáng báo động. Chúng tôi đã kêu gọi các nước trong vùng Vịnh - bốn nước trong số quốc gia đó đã hỗ trợ bằng lực lượng an ninh – dùng lực lượng vũ trang mà không thông qua giải pháp chính trị sẽ không giải quyết được sự bế tắc.”
Phóng viên Kim Ghattas của đài BBC hòi: “Vậy, bà có kế sách gì để giải quyết với các nước như Bahrain và Saudi Arabia? Họ là đồng minh của Mỹ, được Hoa Kỳ huấn luyện quân đội và cung cấp vũ khí cho họ. Và khi Saudi Arabia quyết định đưa quân vào Bahrain, tôi tin Washington tỏ rõ thái độ không hài lòng, vì đã từng nói ‘đừng có can thiệp’. Đây là vấn đề thuộc nội bộ của Hội Đồng Các Quốc Gia vùng Vinh (GCC).” Đây là sự thật và cũng là điều rất thất vọng.
Tôi trả lời: “Vâng, mọi việc đang xảy ra đúng như những gì chúng ta suy nghĩ. Nhân đây tôi cũng công khai nói chung và nói riêng, chúng tôi sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để đưa những giải pháp sai hướng này trở về quỹ đạo, điều mà chúng tôi tin rằng sẽ làm suy yếu sự phát triển bền vững lâu dài ở Bahrain, giải pháp đúng đắn nhất là giải pháp chính trị và kinh tế.
Lời phát biểu ấy hầu như hợp tình đạt lý với thính giả, nó cũng là những điểm chủ yếu mỗi khi thường phát biểu trước công chúng về các nước vùng Vịnh. Thông điệp của tôi rõ ràng với các nước vùng Vịnh. Nhưng Riyadh và Abu Ahabi, những đối tác của tôi không hài lòng, giận dữ coi như bị xúc phạm.
Ngày 19-3, tôi trở lại Paris gặp gỡ lần cuối cùng với liên minh Libya. Lực lượng Qaddafi đóng sát với khu quân sự mạnh nhất của phiến quân Benghazi, khu hoạt động hàng không do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn sắp xảy ra. Một lần nữa tôi nói với AhZ, nhấn mạnh, Hoa Kỳ vẫn cam kết quan hệ đối tác giữa hai bên, với tư cách cá nhân, tôi xác định như thế. Một khoảng im lặng kéo dài, sau đó điện thoại tắt máy. Tôi tự hỏi, có chuyện gì không tốt đã xảy ra chăng? Sau đó cuộc điện đàm nối lại, tôi hỏi: “Ngài có nghe rõ tôi nói không?” Ông đáp: “Tôi đang nghe đây.” “Tốt quá, chúng ta đang trao đổi sau đó tự nhiên sau đó im lặng kéo dài. Tôi cứ tưởng như thế là chấm dứt?” Ông cười, sau đó với vẻ nghiêm trọng ông nói trắng ra: “Thành thật mà nói, khi quân đội chúng tôi đang có mặt tại Bahrain, thật khó cho chúng tôi nếu tham gia vào các hoạt động khác, bởi vì có thể bị đồng minh chất vấn về lực lượng vũ trang của chúng tôi.” Như vậy, phải hiểu, hãy quên sự tham gia với liên minh Ả Rập trong khi đang làm nhiệm vụ ở Libya.
Điều này trở thành thảm họa. Tôi cần phải giải quyết một cách nhanh chóng. Nhưng bằng cách nào? Giờ đây không có sự lựa chọn nào khả thi. Giá trị và lương tâm của chúng ta yêu cầu Hoa Kỳ lên án dùng bạo lực chống lại thường dân mà chúng tôi đã thấy ở Bahrain. Xét cho cùng, đây là nguyên tắc giải quyết của Libya. Nếu chúng ta kiên nhẫn, bền bỉ, xây dựng một liên minh quốc tế có chọn lọc để ngăn chặn Qaddafi sụp đổ vào giờ chót thì chúng ta lại có thể thất bại trong việc ngăn chặn sự lạm dụng và một vụ thảm sát đẫm máu tồi tệ hơn có thể xảy ra.
Tôi nói với AbZ rằng muốn đạt được sự hiểu biết chung mang tính xây dựng giữa hai bên. Ông hỏi, liệu chúng tôi có thể gặp nhau với tư cách cá nhân không: “Tôi đang lắng nghe ý kiến của bà và cũng đang cần một giải pháp. Như bà biết, chúng tôi đang quan tâm đến vấn đề của Libya.” Vài giờ sau, đúng gần 6 giờ tối ở Paris, tôi gặp ông, tôi nói với ông sẽ thảo tuyên bố giữ nguyên giá trị của chúng tôi mà không gây xúc phạm tới họ, hy vọng điều đó đủ sức thuyết phục các nước Ả Rập tái tham gia sứ mệnh tại Libya. Còn nếu không, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng hành động không có sự tham gia của họ.
Tối hôm ấy, tôi tổ chức cuộc họp báo trong văn phòng của Đại sứ Hoa Kỳ tại Paris. Tôi nói về Libya và nhấn mạnh, dưới sự chỉ đạo của các nước Ả Rập trong chiến dịch sử dụng không quân là vấn đề nghiêm trọng. Sau đó tôi chuyển sang Bahrain. “Mục tiêu của chúng tôi là giải quyết vấn đề này bằng chính trị một cách đáng tin cậy, trên cơ sở đó có thể giải quyết những nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân Bahrain, bắt đầu bằng cuộc đối thoại của Thái tử mà các bên nên tham gia.” Tôi nói thêm, Bahrain có quyền yêu cầu lực lượng vũ trang từ các nước láng giềng, chúng tôi hoan nghênh các nước vùng Vịnh hỗ trợ những gói viện trợ lớn cho việc phát triển kinh tế và xã hội. “Chúng tôi công khai bày tỏ nếu chỉ sử dụng lực lượng an ninh không thôi, không thể giải quyết được những thách thức đang phải đối mặt tại Bahrain.” Tôi tiếp tục: “Dùng bạo lực không thể và cũng không phải là câu trả lời về giải pháp chính trị. Chúng tôi bày tỏ quan ngại về các biện pháp đang sử dụng trực tiếp của các quan chức Bahrain đang hành động như vậy.”
Sự khác biệt về ngôn từ, lý giải với những gì tôi đã từng phát biểu ở Cairo rất nhỏ, tôi cảm thấy tự tin, hài lòng vì không phải hy sinh những giá trị và độ tin cậy của chúng ta. Thật ít ỏi, nếu như là có, người ta nhận thấy thực tế bên ngoài hầu như không có gi biến chuyển. Ngay sau đó những tốp máy bay phản lực Ả Rập bay qua không phận Libya.
Tôi ước gì chúng tôi có những lựa chọn khả dĩ hơn về Bahrain, tăng được động lực làm đòn bẩy để có những kết quả tích cực. Chúng tôi vẫn tiếp tục lên tiếng trong nhiều tháng sau, nhấn mạnh về việc bắt giữ hàng loạt và dùng vũ lực đã vi phạm nghiệm trong quyền công dân nói chung ở Bahrain và không thực hiện lời kêu gọi cải cách. Nhưng chúng tôi vẫn hoạt động chặt chẽ với chính phủ Bahrain và các nước láng giềng vùng Vịnh với hàng loạt vấn đề.
Tháng 11-2011, trong bài phát biểu tại Viện Dân chủ Quốc gia ở Washington, tôi giải đáp một số câu hỏi phát sinh về mối quan tâm của Mỹ với Mùa Xuân Ả Rập. Chúng ta thường được nghe câu hỏi: Tại sao Mỹ thúc đẩy nền dân chủ theo một đường lối chung, trong khi đó lại có cách khác với một số nước? Gần đây, tại sao chúng tôi lại kêu gọi Mubarak từ bỏ quyền lực ở Ai Cập và huy động một liên minh quân sự quốc tế ngăn chặn Qaddafi ở Libya, trong khi vẫn giữ mối quan hệ với Bahrain và các chế độ quân chủ khác ở vùng Vịnh?
Câu trả lời, như tôi đã nói, nó xuất phát từ thực tế. Các quốc gia này có hoàn cảnh rất khác nhau, “thật ngu ngốc nếu chỉ có một phương pháp tiếp cận duy nhất để giải quyết thùng thuốc súng trước mặt bất kể nó trong hoàn cảnh nào.” Có những điều có thể thực hiện và có lợi ở nơi này nhưng lại thiếu khôn ngoan nếu áp dụng nguyên xi vào hoàn cảnh khác. Tôi bảo, đấy là sự thật hiển nhiên, Mỹ có nhiều lợi ích quan trọng trong khu vực, nhưng chẳng bao giờ tự nhiên có, nó tuỳ thuộc vào nỗ lực của chúng ta. “Cùng một lúc chúng ta cần phải giải quyết nhiều vấn đề. Điều này càng đúng ở Bahrain. Mỹ thường gặp những đối tác thiếu chân thành, mang tính nghi ngờ đồng thời cũng coi chúng ta thiếu thiện chí, vì thế chúng ta đối mặt với những đòi hỏi buộc chúng ta không thể giữ lời hứa tuyệt đối.”
Tôi nhận ra vấn đề này vào tháng 2-1012 khi tôi trở lại Tunisia, nơi có cuộc biến động đầu tiên của Mùa Xuân Ả Rập. Cảnh sát chống bạo động biến mất, cũng chẳng có mùi của bình xịt hơi cay trong không khí. Tiếng ồn ào, huyên náo của người biểu tình cũng hết. Đảng Hồi giáo ôn hòa đã giành được đa số phiếu trong một cuộc bầu cử công khai, mang tính cạnh tranh nhưng đáng tin cậy. Chính các nhà lãnh đạo tự hứa giải quyết tự do tôn giáo, trao trả hoàn toàn quyền của người phụ nữ. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ lớn về tài chính, bắt đầu thúc đẩy phát triển thương mại và đầu tư để phát triển kinh tế. Tân chính phủ đối mặt với rất nhiều thách thức, những năm sắp tới còn gặp nhiều khó khăn, nhưng họ có lý do để hy vọng, đất nước Tunisia ít nhất cũng thấy những sự tốt lành như đã hứa khi xảy ra cách mạng Mùa Xuân Ả Rập.
Tôi thật sự muốn trao đổi với tầng lớp thanh niên, những người đã làm lên điều kỳ diệu của cuộc cách mạng. Tôi gặp khoảng hai trăm thanh niên tại Palais du Baron d’Erlanger, trung tâm âm nhạc hàng đầu của Ả Rập và vùng Đại Trung Hải, nằm trên vách đá bên bờ biển. Tôi nói về sự khó khăn trong quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ, về vai trò của các thế hệ thanh niên mà họ cần phải tham gia. Sau đó tôi chờ những câu hỏi. Một luật sư trẻ tuổi cầm lấy microphone, nói: “Theo tôi, có rất nhiều thanh niên Tunisia và vùng Vịnh vẫn nghi ngờ, mất niềm tin đối với phương Tây nói chung, đặc biệt đối với Hoa Kỳ nói riêng. Có rất nhiều nhà quan sát phần nào giải thích nguyên nhân sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan trong khu vực cũng như ở Tunisia theo những quan điểm hoài nghi này. Và ngay cả thanh niên thuộc phái trung hòa và thân phương Tây cũng có cảm giác không tin và chán ngán khi nói đến khả năng xây dựng mối quan hệ đối tác thực sự và bền vững dựa trên lợi ích chung. Vậy điều này Hoa Kỳ có biết hay không? Và làm cách nào bà có thể giải quyết được điều đó?”
Anh đã chỉ đúng những thách thức lớn nhất của chúng tôi. Tôi hiểu, anh mất lòng tin cũng như nhiều người khác có cái gì có liên quan đến sự thỏa hiệp mà chúng tôi đã giải quyết ở Trung Đông. Tôi đáp: “Chúng tôi cũng nhận thức được điều đó và cũng thật lấy làm tiếc, nhưng điều ấy không phản ánh đúng giá trị và chính sách của Hoa Kỳ.” Tôi cố gắng giải thích lý do tại sao nước Mỹ lại hợp tác với các nhà độc tài trong khu vực quá lâu như vậy, như Ben Ali ở Tunisia, Mubarak ở Ai Cập đến các đối tác của chúng ta ở vùng Vịnh. “Khi lập mối quan hệ, quý vị buộc phải quan hệ với chính phủ khi họ đang tại vị, đúng không? Phải, chúng tôi cũng đã làm như thế. Chúng tôi phải quan hệ với chính phủ nơi mà chúng tôi đến, cũng chẳng khác gì khi chúng tôi đến thăm chính phủ các quốc gia khác. Ngay lúc này đây, chúng tôi đang có mối bất đồng rất lớn với nước Nga và Trung Quốc bởi vì họ không tán thành với các giải pháp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc giúp người nghèo ở Syria. Nhưng không vì thế chúng tôi cắt quan hệ với Nga và Trung Quốc trên một loại các vấn đề chỉ vì chúng tôi có những bất đồng nghiêm trọng đối với họ. Vì vậy, tôi cho rằng, một phần vấn đề đó xuất phát từ thực tế, điều mà chính phủ phải giải quyết khi nhìn một cách toàn diện.”
Tôi hiểu không dễ gì làm thỏa mãn mọi người, nhưng đó là sự thật. Mỹ sẽ luôn luôn làm những gì giúp cho người dân Mỹ được an toàn, nâng cao được lợi ích cốt lõi của chúng ta. Đôi khi chúng tôi còn phài quan hệ với những đối tác mà giữa hai bên có những bất đồng sâu sắc.
Nhưng nhiều khi một phần trong điều kiện toàn diện thường hay bị thiếu hụt và một sự thật nữa, Mỹ cũng dễ bỏ lỡ những bài viết hàng ngày đề cập cuộc khủng hoảng bằng cách này hay cách khác. Hoa Kỳ cũng từng phải hy sinh xương máu, tiền bạc và của cải để giúp đỡ các nước trên thế giới, giúp cho họ giành được tự do cho chính họ. Nhìn xung quanh từ lúc khai mạc hội nghị, quanh tôi là đám đông thanh niên Tunisia, tôi đưa ra một loạt ví dụ, bao gồm cả việc Mỹ đã giúp đỡ người dân Đông Âu vùng lên từ sau bức màn sắt, cũng như nuôi dưỡng nền dân chủ trên khắp Á châu. “Tôi sẽ là người đầu tiên nói rằng, chúng ta, giống như tất cả các nước khác trên thế giới, cũng đã từng mắc sai lầm. Và tôi cũng là người đầu tiên nói, chúng tôi cũng phạm phải nhiều sai lầm. Nhưng theo tôi, nếu tất cả chúng ta nhìn lại toàn bộ lịch sử nhân loại, những hồ sơ được ghi chép, lưu trữ về lịch sử, cho chúng ta thấy, chúng tôi đứng về phía bảo vệ tự do, bảo vệ nhân quyền, kinh tế thị trường và trao quyền quản lý kinh tế cho toàn dân.” Người luật sư trẻ ấy gật đầu tán thành và ngồi xuống.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Lựa Chọn Khó Khăn
Hillary Rodham Clinton
Những Lựa Chọn Khó Khăn - Hillary Rodham Clinton
https://isach.info/story.php?story=nhung_lua_chon_kho_khan__hillary_rodham_clinton