Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Mưa Thu Nhớ Tằm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Quyển Gia Phổ
T
iếng chó sủa vang ngoài ngõ, xa. Tồn nhìn ra ngoài. Ánh sáng xanh của chiếc đèn măn xông từ trong nhà tỏa ra sân, bị vườn cau ngăn lại. Không trông thấy gì, anh hỏi to:
- Ai đó?
- Tôi đây ạ.
Cái giọng miền Bắc quen thuộc với Tồn ấy lại khiến Khoa ngơ ngác; anh nhìn người anh họ, hỏi bằng mắt rồi bằng lời:
- Ai đó vậy anh Tồn?
- Một người bạn.
Chó đánh hơi quen, thôi sủa. Người khách ban đêm đã qua khỏi vườn cau, dừng chân trước một cây cau ốm nhom, màu trắng mốc, mà ngó vào nhà. Y không vào ngay như thường lệ, vì y thấy khách lạ trong ấy. Vả đêm đó là đêm ba mươi Tết, nên y còn ngại điều gì. Tồn ra tới ngoài thềm mời to:
- Bác cứ vào.
- Vâng, nhưng bác đã vào khem chưa?
- Vừa lên bùa dựng nêu xong là lác đến. Nhưng bác đừng ngại, tôi không kiêng cử gì đâu.
Người khách bước lên thềm. Y mặc một chiếc áo dài bằng thét hâm, đầu bịt khăn chữ nhứt chớ không phải chữ nhơn như Khoa thường thấy, chơn đi giày hàm ếch.
Y nghiêng mình chào Khoa rất lịch sự rồi bước vào nhà. Tồn giới thiệu hai người với nhau.
- Chú Khoa, em họ của tôi. Bác Thụ, khai thác lâm sản ở vùng nầy. Mời bác ngồi.
- Cám ơn bác, thật tôi có lỗi quá, tôi...
- Không hề gì, tôi không có kiêng cử gì đâu. Chú Khoa nè, bác Thụ đây là chỗ bạn thân nên tôi mời bác ấy đến ăn Tết ở nhà mình cho vui. Bác nè, chú Khoa đây còn không được như bác; bác thì bác chỉ xa quê hương thôi, còn chú ấy thì không còn người thân nào trên đời nầy hết, trừ tôi ra. Hai người đến đây với tôi là phải.
Thụ, kẻ xa nhà, muốn tìm thân mật, ấm cúng trong đêm giao thừa, lại phải đụng đầu với một người khách lạ nên bác ta nhột nhạt và không khí trở nên lạnh lẽo. Làm thinh giây lát, bác nói:.
- Tôi muốn xin phép bác xuống nhà sau thăm cụ.
- Phép với tắc gì. Ta cùng xuống dưới ấy cho vui vậy.
Trong các gia đình nhà quê, nhà bếp là nơi vui vẻ nhứt vào những đêm giỗ tiên thường, vào những đêm ba mươi tháng chạp. Vui nhờ ở đó đông người cũng có, nhưng cũng nhờ nhiều thứ khác. Như đêm nay chẳng hạn; nhà có ba mẹ con, buồn hiu, thêm được một đứa cháu xa về và một người khách thân ở trọn ba bữa Tết, cả năm người đều sung sướng trong sự sum họp và nghe đầm ấm lạ.
Ba người con trai đều đưa mắt nhìn những lưỡi lửa đang liếm đáy của một cái trã ba bắt trên ba ông táo khổng lồ đặt ngay dưới đất.
Lửa bao giờ cũng vui, tiết ra nhiều sinh khí. Ánh lửa đỏ phủ màu mơ hồ quyền hoặc lên năm gương mặt hân hoan vì ấm lòng và ấm da bên cạnh cái lò, trong hơi lạnh thừa của tháng chạp còn chần chờ ở nán lại vài ngày đầu năm.
Ngoài kia bóng tối dày đặt, ngửa bàn tay lên không trông thấy, cứ lăm lăm rình, chực chờ lửa hấp hối để tràn ùa vào.
Đó là hình ảnh xa xôi của một thời tiền sử, loài người còn ở lỗ ăn lông, tối lại nhúm đống lửa ngoài cửa hang để hơ ấm trong những đêm đông giá lạnh, hoặc để đuổi xua thú dữ.
"Hồi đó, hồi thuở đời xưa, trời sai ông Táo xuống làm thần giữ lửa..."
Đó là tin tưởng của dân ta qua truyện cổ tích và cũng vẫn còn là tin tương của dân ta hiện nay trong những giờ buồn tê tái. Thường thì ta quên lửa đi, cuối năm ta chỉ còn đưa ông Táo vì thói quen thôi, bởi vì ta đã thu nhốt được lửa trong một cái hộp nhỏ, chỉ phát ra một cử chỉ nhẹ là có lửa rồi. Vị thần tôn lên trong một thời tối lạnh để giữ của báu bã bị bạc đãi từ lâu.
Trong những giờ buồn tê tái, ta lẩn thẩn hình dung vẻ hãi hùng của người thượng cổ, khi mặt trời rụng khỏi đầu non, họ lo sợ không biết rồi cái nguồn sáng và ấm kia ngày mai còn trở lại hay không. Ta lẩn thẩn tưởng tượng đến nỗi vui mừng của người tiền sử, họ nhảy múa quanh tia lửa đầu tiên của nhơn loại nó xẹt ra từ hai thanh củi khô cọ xát mãi với nhau dưới bàn tay lơ đãng của một chủ hang.
Từ đó, từ ngày bắt gặp lửa một cách tình cờ may mắn, loài người sống rời rạc và trôi nổi bình bồng, mới dừng chơn quanh đống lửa, lập nên gia đình đầm ấm, đêm đêm hằng nhen nhúm lửa thiêng. Từ đó lửa muôn năm được nuối nấng trong lò như đời người truyền kiếp muôn thế hệ. Loài người quí lửa cho đến đỗi dân La-mã đã bắt bọn nữ đồng trinh canh gác lửa từ ngày nầy qua năm khác, vô phúc cho cô nào lơ đễnh để tắt lửa thiêng, tội chết sẵn chờ các cô ấy.
Khoa cầm một thanh củi mà trở cho lửa bốc lên. Củi nổ lách tách phun lên những đám mưa than đỏ, tua tủa như pháo hoa cải, rồi nói:
- Buffon đã nói sai khi cho rằng Cuộc chinh phục đẹp nhứt của loài người là con ngựa. Không, chính lửa mới là cuộc chinh phục đẹp nhứt của nhân loại. Lửa nhánh cây khô của những người đi rừng như bác Thụ đây, lửa hải đăng, nguồn hy vọng độc nhứt của kẻ hành thuyền ngoài khơi, lửa thuyền chài nhấp nhái trong sương, lửa câu dầm trên ruộng vắng, lửa lò sưởi của kẻ bới mớ tro lòng, tất cả đều là bậu bạn, hay an ủi, vỗ về ta.
- Chú nói rất đúng; con Dần em tôi đây, nó thường bị má tôi mắng vì để bếp lửa bắt. Không biết vì thói quen hay vì nỗi lo âu di truyền nào mà má tôi thường để tâm nhen nhúm lửa cả ngày lẫn đêm. Chiều nào má tôi cũng nhắc nhở nó chụm vào bếp vài thanh củi găng. Thứ củi ấy chắc thịt, đậu than bền. Rồi đến đêm má tôi phủ lên đó một lớp tro mỏng. Thế là than âm thầm ngún cho đến sáng. Vốn thừa tự nỗi lo âu truyền kiếp ấy, tôi buồn rười rượi và thương hại vô ngần mỗi khi nhìn một mái nhà không quyện khói, vì
Cái bếp lạnh, mái nhà không quyện khói,
Là không có người nhen nhúm lửa thiêng. 1
Bấy giờ cái trã nước đã kêu ấm. Bà Cả, mẹ của Tồn, bưng lại một rổ bánh chưng rồi lấy từng chiếc bánh một mà thả vô đó. Bánh rơi xuống nước kêu cải chũm, vài giọt nước nóng tóe lên. Bà Cả vội giựt tay ra rồi lấy chiếc khác.
- Lạ quá, Thụ nói, sao cụ lại biết gói bánh chưng? Hình như người miền Trung và miền Nam chỉ biết gói bánh tét thôi chứ?
Bà Cả cười và đáp:
- Ấy, những gia đình cổ ở đây còn nhớ cách thức gói bánh chưng.
- Gớm thật, truyền đến bảy trăm năm!
- Cái gì bảy trăm năm?
- Thì cái bánh chưng chứ gì, từ đất Bấc vào đến vùng Thanh-Nghệ thì nó đã biến thành cái bánh tét rồi. Bánh tét đi bảy trăm năm mới đến miền Nam. Nhưng song song với nó, bánh chưng vẫn lót tót đi theo. Làm sao mà họ nhớ dai đền thế...
- Tôi học gói bánh chưng với mẹ tôi, mẹ tôi đã học với bà ngoại tôi và chắc là cứ như vậy cho đến bảy trăm năm về trước.
- Thưa cụ, tại làm sao mà cụ không gói bánh tét như tất cả mọi người ở đây?
- Bảnh tét chặt tay quá, ông tôi hồi sanh tiền ổng không ưa, nên tôi phải gói bánh chưng rồi nó cứ quen cái lệ ấy đi.
Một chị hàng xóm bỗng bước vào, tay xách hai đòn bánh tét sống, lá gói còn tươi rói, cột dính đầu lại với nhau. Chị ta nói:
- Thưa bà, bà làm ơn cho cháu gởi hai đòn.
- Bánh của mầy lớn quá, sao mầy không đem lại cho sớm để tao lót trã, bây giờ bỏ vô nó nhẹp hết bánh của tao. Nhưng thôi thì cũng cứ gởi đi chớ biết làm sao bây giờ.
Chị hàng xóm cẩn thận như thả trứng để luộc, nín thở nhìn hai đòn bánh tét nặng nó chìm mau rồi xuýt xoa như sợ bể vỡ cái gì dưới ấy.
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Khoa lơ đãng nhìn chị hàng xóm bước ra, miệng đọc hai câu đối cổ trên đây, rồi như sực nhớ lại điều gì, day qua hỏi Thụ:
- Chắc bác thích ăn bánh chưng hơn bánh tét nhiều?
- Đúng thư thế. Ăn Tết trong gia đình nầy, tôi thấy như về gần quê tôi hơn là ăn Tết trong bất kỳ gia đình nào khác ở đây. Nhưng...
- Nhưng làm sao?
- Nhưng mà cũng chưa thật phải cái không khí Tết của ngoài tôi...
- Ừ, Tồn nói hớt, năm ngoái cũng ăn Tết ở đây, bác ấy cho rằng vui nhưng cứ nghe nhơ nhớ cái lạnh, nhơ nhớ bình thủy tiên, và rất nhiều thứ lặt vặt khác. Tất cả những thứ lặt vặt ấy họp lại thành một chứ gì to lớn nói ra không được, nhưng rất thân yêu.
Khoa mỉm cười nhìn những bóng hình kỳ dị nhảy chập chờn trên vách bổ khô, giây lâu anh nói, không nhìn ai hết, có lẽ là nói với cả hai người con trai kia:
- Cải gì cũng do thói quen hết. Bác Thụ thấy trong nhiều năm lối ăn Tết của miền Bắc rồi cứ ngỡ là Tết phải như thế, khác đi thì không phải là Tết nữa. Chúng tôi đây cũng vậy, quen ăn Tết trong ba trăm năm, từ ngày đổ xô vào khai hoang ở đây, với dưa hấu và đường phổi, rồi nghe không phải là Tết nếu thiếu hai món đó. Nhưng ngoài quê của bác Thụ làm gì có dưa hấu vào đầu xuân, nên bác chỉ dửng dưng như không, nếu thiếu dưa và đường. Thói quen gạt gẫm ta lắm đó. Con người hay bám níu vào những hình ảnh, những màu sắc, những mùi vị quen thuộc lắm, bám víu vào rồi thấy nó là thiêng liêng không rời được nữa. Đất, mồ mả, gia đình, cái gì cũng thiêng liêng tuốt. Thì cũng thiêng liêng thật đấy. Nhưng cái thiêng liêng đó chỉ do ta tạo ra để mà mến vậy thôi. Người du mục chắc không mến đất, không bịn rịn cái lều vải của họ, và hỏa táng nên họ thấy mồ mả là thứ chướng mắt.
Tôi nói điều nầy không ngoa là sở dĩ anh Tồn bảo thủ lắm như vậy chỉ vì anh có nhiều đồ sứ cổ quá. Nếu một tai nạn xảy ra đập bể những thứ ấy đi, anh sẽ xuýt xoa thương tiếc vài ngày rồi sợi dây vô hình ràng buộc anh với các thứ ấy sẽ tiêu lần lần cho đến một khi kia, anh không còn bận bịu với gì nữa cả.
Tồn và Thụ đều có cảm giác rằng Khoa là một kẻ đã ê chề vì hắn đã mất tất cả những gì quí nhứt của đời hắn. Đó là luận điệu chua cay của nuột anh mất gốc, nhẫn nại chịu số phận và cố tìm tư tưởng gọi là mới để an ủi mình và để nuốt cho trôi những biến chuyển trong lòng mà hắn bắt buộc phải trải qua.
Thụ muốn đùa Khoa một câu rất ác, nhưng không dám. Bác ta nói cho nhẹ ý đi:
- Nhưng bác về đây ăn Tết chắc cũng vì thấy không khí già đình là thiêng liêng chứ?
Khoa không đáp vì anh thấy người anh họ đã đứng lên đi dọn một cỗ nhỏ để cúng giao thừa. Anh tiếp tay người anh họ, sợ rằng người anh nầy khinh anh là một gã mất gốc quên cả tổ tiên. Khi cặm nhang trên lư hương. Khoa bỗng khựng lại vài giây khi anh trông thấy gì đó không biết nữa.
Khoa làm cái công việc nhỏ là cặm nhang ấy sao mà lâu quá. Nhưng rốt cuộc rồi anh cũng làm xong. Bấy giờ pháo giao thừa đã trả lời nhau từ xóm nầy qua xóm khảc. Họ không nói với nhau gì nữa cả, lắng nghe tiếng pháo nó có một giọng nói riêng: đây là thứ pháo giận dữ, kia là thứ pháo bịnh hoạn đuối hơi, xa nữa có thứ pháo điệu máy hát, vừa nổ vừa mỏn lần, rồi lại nổ to lên để rồi hạ giọng nữa như là thỉnh thoảng được lên dây thiều một lần.
Bỗng Tồn dớn dác nghe ngóng rồi nói:
- Gì mà nghe có mùi khen khét.
Thụ hít gió và cũng dòm quanh rồi la:
- Khói trên bàn thờ!
Cả ba cùng nhảy xuống đất một lượt vì quả họ thấy cải gì đang ngún cháy, un khói trên ấy. Khi họ chạy tới cạnh bàn tổ tiên nhà Tồn thì lửa đã bắt ngọn lên cao đến đầu con lân của chiếc nắp lư đồng vỏ cua.
- Trời ơi, chết tôi rồi!
Tồn kêu lên thất thanh rồi lính quýnh, anh xô ngã cả chơn đèn, lư đồng mà vẫn không dập tắt được ngọn lửa. Thụ thì bình tĩnh hơn, nhảy lên một cái ghế đẩu, trật khăn ra rồi dùng khăn ấy mà dập lửa. Lửa hạ, những mảnh lửa vụn bắn tung lên, bay như bươm bướm. Thụ lại vói tay lấy tô sứ cổ đựng đầy nước lạnh trên bàn thờ, tưới ngập chỗ còn ngún khói. Bác ta nói:
- Sợ nhiều hơn là bị thiệt hại, anh Tồn à. Gì mà như là quyển lịch Tàu ấy.
Tồn đứng chết sửng như trời trồng, há miệng trố mắt mà nhìn những sợi khói thừa nhỏ như sợi chỉ uốn mình theo hình khu ốc mà bay lên trần.
- Đã bảo không thiệt hại gì kia mà sao anh chết sửng ra thế?FF
Tồn cứ làm thinh rồi chồm lên bàn thờ đưa tay kéo quyển sách thọ nạn. Giấy bản đã cháy trọn nhưng tro còn uguyên tờ. Tồn vừa chạm tới sách thì những tờ tro ấy lại rã nát như hoa cải rã ra khi người cải táng nạy nắp săn lên. Tay anh run run hốt mớ tàn giấy lên, rồi ngửa tay ra mà xem. Trong một cơn tức giận, anh vò tàn giấy bể vụn ra, đoạn rải tro xuống chơn bàn thờ. Anh chán nản nhìn Khoa mà rằng:
- Quyển gia phổ nhà ta!
Khoa sửa lấy một vẻ mặt buồn cho hợp lúc rồi nói:
- Cũng chẳng chết ai. Chán vạn gia đình khác không có gia phổ thì đã sao. Tổ tiên ta cũng vẫn còn nơi lòng ta, mặc dầu mất ghi trong tập giấy cháy.
Trong khi Tồn còn tần ngần đứng nhìn đống tro thì Khoa kéo Thụ trở lại bàn rượu.
- Anh Tồn anh ấy khổ sở thế vì quyển gia phổ ấy giúp ảnh bằng cớ để mà tự hào về dòng họ cổ nhứt miền Nam của chúng tôi: còn mồ mả những mười hai đời và gia phổ chép đến mười lăm đời. Ảnh tự hào rồi mãi vướng bận vì những bảo vật ấy. Tình quyến luyến đó theo tôi cũng không hại gì cho lắm. Ác một cái là nó kéo theo cả bầy cả lũ những thứ tình ý khác, cái nào cũng cổ kính như ngôi mộ cổ đóng rêu. Thí dụ ảnh quả quyết rằng một cuộc kỹ nghệ hóa xứ sở sẽ giết chết hồn thơ của đồng quê ta đi. Ảnh tin nơi sự thiêng liêng của một trật tự cũ, thấy ngôi miễu nhỏ dưới gốc da là đẹp với những ông táo bể đầu, những ông vôi mẻ miệng, thấy con trâu kéo cày, trước một rặng tre là nên thơ. Theo tôi, những trò ấy toàn là trò quyến rủ vì quen mắt thôi. Một trăm năm nữa người ta sẽ quen với hình ảnh một anh thợ máy ngồi trên máy cày và hình ảnh mới ấy lại sẽ nên thơ được như thường.
Anh Tồn nè! Anh tự hào về dòng dõi ta mà làm gì? Xã hội loài người làm bằng muôn triệu kẻ không tên, không tuổi chớ không phải làm bằng dòng dõi họ Lê hay họ Trần. Muôn triệu kẻ vô danh ấy, vì lưu lạc nổi trôi, có thể không biết đến ông tổ hai đời của họ. Nhưng họ vẫn giỏi dang được và giúp rất mạnh vào sự đi tới của loài người.
Tồn cười gay gắt mà rằng:
- Luận điệu của chú rất chí lý đối với những người không may đã mất cả. Như vậy nó chỉ đúng một cách tương đối thôi. Ai còn thì họ có lý mà bám vào cái còn của họ. Dừng bảo rằng họ lầm và tôi lầm, và nhứt là đừng làm cho họ mất cả để lòng họ biến chuyển mà nghĩ như chú.
- Không, tôi có làm gì...
- Tôi không biết chú có làm gì hay không, nhưng khi nãy chú thắp nhang, đứng nơi bàn thờ lâu quá, khiến tôi bây giờ nhớ lại mà phát nghi.
- Trời ơi, anh lại...
- Chú có tật hay cả tin rằng những ý nghĩ của chú là đúng hơn ý nghĩ của mọi người khác và rất khổ sở mà thấy họ không nghĩ như chú. Như thế thì chú dám làm cho người ta mất truyền thống lắm. Chú có làm hay không, không quan hệ, nhưng chú có nghĩ đến và rất dám làm.
Khoa làm thinh và Thụ rất băn khoăn muốn biết xem sự im lặng ấy là lời thú tội hay là thái độ xem thường kẻ kết tội oan.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mưa Thu Nhớ Tằm
Bình Nguyên Lộc
Mưa Thu Nhớ Tằm - Bình Nguyên Lộc
https://isach.info/story.php?story=mua_thu_nho_tam__binh_nguyen_loc