Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hà Thần
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 16: Mộ Hải Trương Ngũ
M
ột
Con sông được nhắc đến nhiều nhất trong “Hà thần” là Hải Hà, không được xếp vào hàng ngũ những con sông dài. Bắt đầu từ cầu Kim Cương cho đến khi đổ ra biển ở cửa Đại Cô, toàn bộ con sông trải dài bảy mươi ba cây số, nhưng lưu vực của dòng Hải Hà lại rất rộng, bao gồm năm nhánh sông chính, theo thứ tự là “sông Bắc Tam, sông Vĩnh Định, sông Đại Thanh, sông Tử Nha và sông đào Chương Vệ Nam”. Năm nhánh sông chính lại chia ra thành hơn ba trăm con sông nhỏ, trải khắp toàn bộ vùng Hoa Bắc với hình thù giống như một cái quạt, Hải Hà của Thiên Tân vệ có thể coi là cán quạt, bởi đến khu vực này con sông đột ngột thu hẹp lại. Địa hình của khu vực này là tây bắc cao, đông nam thấp, bắc có Yên Sơn, tây có Thái Hành sơn, đông nam là bình nguyên rộng lớn. Con sông bắt nguồn từ cao nguyên, xói mòn đất bazan, cuốn theo một lượng lớn bùn cát chảy đến Hải Hà, khiến lòng sông đầy dần lên theo từng năm. Ứng theo đó, nước lũ không chảy xuôi xuống hạ du được, cho nên thường xuyên xảy ra lũ lụt.
Mỗi lần lũ định kỳ vào mùa hạ, nước sông cuồn cuộn chảy xiết, lần nào thế nước lũ tràn về cũng mãnh liệt đầy hung dữ. Căn cứ vào sách vở ghi lại, từ khi lập vệ dựng thành Thiên Tân vào triều Minh cho đến nay, lưu vực Hải Hà đã phát sinh ba trăm tám mươi bảy lần thiên tai lũ lụt nghiêm trọng, thành Thiên Tân đã bị nước lũ ngập lụt hơn bảy trăm lần, nhà cửa của quân dân bị hư hại vì hứng chịu nhiều trận lũ lụt. Sau giải phóng, Mao Chủ Tịch từng đưa ra chỉ thị, nhất định phải trị tận gốc thủy tai của Hải Hà. Bởi vậy, mỗi lần đến thời hạn cố định, người ta phải nạo vét bùn đất cho dòng Hải Hà, đồng thời đào mương máng phân lũ.
Câu chuyện đã đến năm 1958. Năm đó, người chết đuối rất nhiều, bởi vì tình hình hạn hán nghiêm trọng, thời tiết nóng như thiêu như đốt, số người muốn tắm mát, xuống sông bơi lặn nhiều hơn những năm trước cả vài lần. Vào tháng nóng nhất của mùa hè, kể cả người không biết bơi cũng không chịu đựng nổi phải nhảy xuống sông tắm. Bởi vì thiên tai hạn hán, mực nước xuống thấp đến mức lộ ra cả bùn đất và rong rêu dưới đáy sông. Người xuống sông tắm rất dễ bị bùn lầy hút chặt, hoặc bị rong rêu cuốn lấy, càng giãy càng bị cuốn chặt, dù bơi giỏi đến mấy cũng không thể thoát chết.
Bức họa ông táo nhà Quách sư phụ bị hủy, theo cách nói của Trương Bán Tiên thì đó là phá phong thuỷ, sẽ phải hứng chịu vận rủi. Nhưng ông ta bận rộn cả ngày vớt xác trôi sông, lấy đâu ra thời gian mà lo với lắng.
Ngày hôm sau, lão Lương tìm tới Quách sư phụ, bảo rằng tất cả các ngành các chi đội đều phải cử người tham gia công việc trị thuỷ, nạo vét mương máng chống hạn phòng chống lũ lụt. Ông này quyết định cử Quách sư phụ và Đinh Mão đi tham gia lao động.
Từ lúc ấy trở đi, ngày nào hai người họ cũng phải đi nạo vét sông cái. Nạo vét sông là việc cực nhọc nhất, đặc biệt là vào mùa hạ trời oi bức không mưa, trời nắng như đổ lửa, mặt trời chói chang chiếu thẳng xuống đỉnh đầu. Khi nạo vét dưới mương máng, ánh nắng chiếu xuống, lớp bùn lầy biến thành màu xanh lục, thối không thở nổi. Quách sư phụ không những chỉ nạo vét con sông cái, mà đến lúc có người chết đuối dưới sông, ông ta còn phải đảm nhận công việc vớt tử thi cùng với Đinh Mão.
Công việc chống lũ chủ yếu là nhân lúc vào mùa nước cạn, nạo vét bùn lắng dưới đáy sông, khơi thông dòng chảy, để đến lúc gặp phải mưa to, lũ lụt không đến mức tràn thẳng vào nội thành. Đoạn sông mà Quách sư phụ và Đinh Mão nạo vét nằm ở vùng ngoại thành phía tây bắc. Nơi đó là một vùng xanh tươi, phủ đầy những vườn cây rộng lớn, không xa lắm về phía tây là “Đắc thắng khẩu” (* ), ngày xưa gọi là Tiểu Sao Khẩu. Vào thời Hàm Phong nhà Thanh, Lâm Phượng Tường Lý Khai Phóng đã chỉ huy quân Thái Bình Thiên Quốc bắc phạt, đánh tới Tiểu sao khẩu, chuẩn bị qua sông thì đột nhiên bị dân đoàn phục kích, thất bại tan tác, bởi vậy triều đình mới ban cho cái tên “Đắc thắng khẩu”.
(*)Tổ chức vũ trang ở địa phương của bọn cường hào địa chủ Trung Quốc thời xưa
Khí trời oi bức, hai nhóm người luân phiên nạo vét sông cái. Giữa trưa ngày hôm ấy, đến phiên Quách sư phụ nghỉ trưa, những công nhân trị thuỷ xúm lại vây quanh bắt ông ta kể chuyện yêu ma dưới sông và biển.
Quách sư phụ không dám kể chuyện liên quan đến quỷ thần, sợ lỡ lời nói sai cái gì, lại phải hứng chịu cơn giận của lão Lương. Ông ta chợt nhớ ra, đi về phía tây là “Đắc thắng khẩu”, lại nghe nói nơi đây có mộ của Hải Trương Ngũ, bèn kể về những tích chuyện ngắn về kẻ này. Vào những năm cuối nhà Thanh, Hải Trương Ngũ là tên trùm lưu manh khét tiếng của Thiên Tân vệ, xuất thân nghèo khổ, làm giàu bằng cách khống chế việc buôn bán muối. Thiên Tân làm ra muối, bởi vậy vào thời nhà Thanh, tất cả những người giàu có nhất trong nội thành đều là thương nhân buôn muối, từ đó có thể suy đoán ra, Hải Trương Ngũ phải giàu đến mức nứt đố đổ vách. Vào cái năm quân Thái Bình bắc phạt đánh tới thành Thiên Tân, hắn đã bỏ tiền tổ chức lực lượng dân đoàn, mai phục tại Tiểu sao khẩu, dùng hoả lực đồng loạt tấn công. Quân Thái Bình ngã rạp từng mảng dưới họng súng kíp của dân đoàn, binh bại như núi đổ, cuối cùng bị quân kỵ mã của Tăng Cách Lâm Thấm(**) tiêu diệt. Bởi vậy, Hải Trương Ngũ đã được triều đình khen thưởng, phong tặng cho hàm võ quan tam phẩm. Hải Trương Ngũ là tư thương buôn muối xuất thân từ lưu manh. Đừng thấy hắn có mũ miện lông công mà lầm, một chữ bẻ đôi cũng không biết, đòn gánh đặt ngang trên mặt đất cũng không đọc ra được là chữ nhất. Có lần, một vị khâm sai đại thần xuống thị sát, Hải Trương Ngũ đứng ra tiếp đãi, hàn huyên với vị khâm sai đại nhân. Sau khi thảo luận xong việc công, vì muốn xóa ngăn cách, kéo gần quan hệ giữa thượng cấp và hạ cấp, Hải Trương Ngũ hỏi khâm sai đại thần có mấy người con. Khâm sai đại thần bảo rằng có hai khuyển tử, nói xong quay sang hỏi chuyện nhà Hải Trương Ngũ. Hải Trương Ngũ thầm nghĩ: “Chức quan lớn như vậy mà khâm sai đại nhân còn gọi công tử trong nhà là khuyển tử, theo chức võ quan Tam phẩm của mình thì nên gọi như thế nào mới phải? Tóm lại, con cái của ta bất kể thế nào cũng không thể đánh đồng với công tử nhà khâm sai đại nhân được.” Nghĩ vậy, hắn lập tức cúi người đáp: “Khiến đại nhân chê cười rồi, trong nhà hạ quan chỉ có một tinh trùng lên não.”
(**)Cát Nhĩ Lâm Thấm (1811-1865), tiếng Mông Cổ: Sengge Rinchen, là người tộc Bác Nhĩ Tể Cát Đặc của Mông Cổ, danh tướng cuối thời Mãn Thanh. Thời Hàm Phong và Thuận Trị, khi tham gia chiến đấu với quân Thái Bình Thiên Quốc và liên quân Anh Pháp, ông đã lập được nhiều công lớn.
Nghe kể xong, đám công nhân trị thuỷ con sông cái phá ra cười. Đang định nài nỉ Quách sư phụ kể thêm một tích chuyện nữa, họ chợt nghe thấy những người đang nạo vét bùn dưới sông trở nên huyên náo, bởi sau khi xúc hết lớp bùn, bên dưới đã xuất hiện quái vật.
Hai
Năm 1958, Thiên Tân vệ xảy ra hai sự kiện lớn, một là đua nhau luyện sắt thép theo phong trào, hai là nạo vét sông cái chống hạn phòng lũ, công việc chủ yếu là nạo vét hết lớp phù sa lắng đi. Khi ấy thực sự đã đào lên được không ít đồ vật, bởi vì lớp bùn lắng dưới sông đã tích tụ qua nhiều năm, đã chôn vùi những nghĩa địa hoặc thôn làng ở ven sông xuống dưới, bởi vậy mới đào được những đồ vật có niên đại vài trăm năm. Đến giờ, khi nhắc đến chuyện năm đó, một số ít người cao tuổi vẫn còn ấn tượng, cho dù không được tận mắt nhìn thấy thì cũng đã từng được nghe kể lại. Những sự việc thực sự đáng kinh ngạc đáng khiếp sợ, tổng cộng chỉ xảy ra bốn lần, sự việc mà Quách sư phó và Đinh Mão được chứng kiến là lần thứ tư.
Người ta tiến hành nạo vét phù sa ở kênh mương ngoài thành để phòng chống lũ lụt ở hơn mười nơi, bốn sự việc đó không đồng thời xảy ra ở cùng một địa điểm. Sự việc kỳ lạ đầu tiên xảy ra trên sông Tử Nha. Năm đó, khi nạo vét sông cái, người ta chỉ làm vào ban ngày, đào hết bùn lắng lên, xúc lên xe cút kít mang đi đổ. Bên bờ sông dựng một cái rạp lớn, những người công nhân trị thuỷ nhà ở xa sẽ ở lại qua đêm trong cái rạp đó. Mùa hè oi bức, rất nhiều muỗi, nhưng công việc nạo vét sông quá cực nhọc, toàn bộ đám công nhân trị thủy vừa nằm xuống đã lăn ra ngủ ngay. Đến lúc ấy, bên ngoài rạp bỗng xuất hiện sáu đứa bé mặt đồ đen, độ tuổi xấp xỉ nhau. Chúng đẩy cửa rạp ra, sau đó nói một câu mà toàn bộ đám công nhân trị thuỷ không hiểu tí gì “Huynh đệ chúng ta vẫn luôn ở cùng một chỗ, đừng để họ tách chúng ta ra”. Lúc ấy không có ai hiểu được câu đó có ý gì, cũng chẳng biết sáu đứa bé đó từ đâu mà đến, đang định truy hỏi thì đã thấy cửa rạp đóng chặt lại rồi, không kịp nhìn thấy sáu đứa bé đi về phía nào. Những người công nhân trị thủy cứ ngỡ mình nằm mơ. Ngày hôm sau tiếp tục nạo vét khơi dòng, trong lúc tiến hành công việc họ đào được sáu con mèo đúc bằng sắt rất lớn dưới lớp bùn, đã han rỉ toàn bộ, không nhìn ra được hoa văn ra sao, hình dáng giống loài như mèo, không biết là vật chìm xuống sông thuộc về triều đại nào. Khi đó, hiến đồng hiến sắt cho quốc gia là việc quang vinh, khi đi trên đường nhặt được một cây đinh sắt cũng không quên nộp lên trên, bởi vậy sáu con mèo sắt bị mang đi nấu chảy ra. Những người công nhân trị thuỷ đa phần là người có xuất thân thấp hèn làm công việc chân tay, những người này rất mê tín, tin rằng sáu đứa bé ngày hôm đó là do sáu con mèo sắt ở đáy sông biến thành người. Đồ cổ đã sinh ra linh khí, nếu bị hủy sẽ mang lại tai họa, họ bèn âm thầm thắp hương cầu khấn, nhưng từ đó về sau vẫn không hề có việc gì lạ phát sinh.
Lần thứ hai xảy ra bên ngoài cửa tây. Thời xưa, Thiên Tân vệ có bốn cửa thành, theo thứ tự là “Củng Bắc Môn, Trấn Đông Môn, An Tây Môn, Định Nam Môn”. Năm Canh Tý (1900) toàn bộ tường thành cửa thành đã bị phá dỡ, nhưng mọi người vẫn tiếp tục gọi theo tên cũ. Bên ngoài cửa tây có một con sông bảo vệ thành, có một thời đã từng là chiến hào. Khi người ta nạo vét bùn lắng ở đó đã đào được một ngôi mộ cổ, bên trong không có quan tài, chỉ có một cái huyệt rất chật hẹp. Bên dưới huyệt có một cái xác đã khô quắt, quần áo vẫn chưa hoàn toàn mục nát, kín mít từ đầu đến chân. Trong vài năm nạo vét sông khi ấy, số mộ mà người ta đã đào ra không dưới vào trăm, nhưng chỉ có ngôi mộ này là đáng sợ. Gương mặt của cái xác khô quắt đó lõm vào trong, cũng có thể nói là không có mặt, bởi phần mặt từ hàm dưới đến lông mày chỉ là một lỗ thủng bằng cỡ nắm tay. Nước tù đọng dưới ngôi mộ vàng úa, tanh hôi khó ngửi. Sau đó không ai biết cái xác ướp cổ đó đã bị mang đi đâu. Sự việc này đã làm dấy lên không ít lời đồn, nhưng tất cả đều không đáng tin.
Lần thứ ba là tại cầu nổi Diêu Oa. Khi còn là mặt đất bằng, vào thời nhà Thanh nơi đây đã từng là nha môn Tổng đốc Trực Lệ. Khi nạo vét phù sa, người ta đã đào ra được một con rắn kỳ dị dài hơn thước, to cỡ cẳng tay, toàn thân đỏ rực, trên đầu có một cái mào thịt. Điều kỳ quái nhất là con rắn này biết nói, há miệng ra là có thể phát ra tiếng người. Có một người công nhân trị thủy bạo gan, vung xẻng đập chết con rắn đó, máu nó văng vào người những người đứng xung quanh, vừa tiếp xúc đã làm da thịt thối rữa biến thành mủ, bởi vậy đã chết mất tầm hai ba người. Sau này xuất hiện lời đồn bảo rằng, con vật nửa rồng nửa rắn đó là mầm gây tai họa, phải ăn đào mới tránh được nạn, khiến cho một dạo cháy hàng không tìm đâu ra đào mà mua.
Lần thứ tư có sự có mặt của Quách sư phụ, xảy ra ngay tại nơi mà họ nạo vét con sông cái, lần đó là kỳ quái nhất. Khi nạo vét sông, họ đào được hai cái bàn đá xanh, mặt bàn lớn xấp xỉ với bàn bát tiên, dày đến vài thước, được mô phỏng theo hình dạng của một loại động vật nào đó, khắc chìm hoa văn hình sóng nước. Nếu có phiến đá, phía dưới chắc chắn có thứ gì đó.
Khi nạo vét bùn ở đáy sông đã đào lên một phiến đá, mặt ngoài có khắc hình hoa văn bia đã bị mờ, hình như là ba chữ “Trương Cẩm Văn”, còn có đầy đủ cả năm nào tháng bao nhiêu. Lúc mới đầu, họ cứ tưởng đó là mộ Hải Trương Ngũ. Tên thật của Hải Trương Ngũ là Trương Cẩm Văn, là trùm buôn lậu muối xuất thân từ du côn lưu manh vào những năm cuối triều Thanh. Khi còn bé, hắn theo mẹ ăn xin mà sống, sau khi lang bạt qua Quan Đông, lúc trở lại Thiên Tân vệ đã trở thành kẻ bảo kê đường buôn muối. Người khác muốn vận chuyển muối phải trả phí bảo vệ cho hắn, không trả tiền là sẽ bị “đao trắng đi vào đao đỏ rút ra”, dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng khống chế việc buôn muối, cứ thế mà phát tài. Vào thời Hàm Phong, Hải Trương Ngũ bỏ tiền tổ chức dân đoàn đánh quân Thái Bình lập công, triều đình phong cho hắn danh hiệu quan Tam phẩm. Ở Thiên Tân Vệ, thanh danh Hải Trương Ngũ cực kỳ xấu, nhất là không có công danh, là võ quan ít ra ngươi cũng phải xuất thân từ võ cử thì mới được người kính trọng. Nói trắng ra, công danh chính là văn bằng. Thời xã hội phong kiến, người có công danh sẽ có đặc quyền cực lớn. Nếu ai có công danh, thân phận địa vị người đó đã thoát ra khỏi phạm trù dân chúng bình thường. Ví dụ như cùng phạm vào vương pháp, mặc dù cũng sẽ bị đưa lên công đường chịu thẩm vấn, nhưng nếu bản thân có công danh, phạm nhân gặp quan huyện không cần phải quỳ xuống, phạm tội cũng không bị đánh đòn. Muốn đánh đòn trước hết phải tước công danh đi đã. Hải Trương Ngũ là hạng người du côn vô lại ăn chùa cướp trắng không kiêng nể gì ai, nhưng lại làm quan đến chức to, bởi vậy ai cũng coi thường hắn. Hắn xuất thân bần hàn, hầu như là mù chữ, đầy mưu mô xảo quyệt, mỗi lần ghi sớ dâng triều đình là lại nhờ sư gia viết thay. Nhưng như vậy chưa đáng là cái gì, chủ yếu là vào năm Hàm Phong thứ tám, lúc liên quân Anh Pháp đến đánh chiếm, kẻ này đã từng làm tay sai cho liên quân. Từ lúc ấy thanh danh hắn không thể tồi tệ hơn được nữa, dân chúng không ai là không mắng chửi hắn. Nghe nói sau khi chết, Hải Trương Ngũ được chôn bên ngoài cửa tây.
Đám đông cảm thấy có khả năng đây là mộ Hải Trương Ngũ, đào cũng đã đào lên rồi, huống chi quan hàm của Hải Trương Ngũ không nhỏ, lại còn là tư thương buôn muối, trong nhà vàng bạc thực sự chất cao như núi, trong mộ có lẽ có vài đồ tốt, thừa dịp hỗn loạn lấy đi một hai thứ, chẳng phải là bỗng dưng kiếm được món hời hay sao. Bởi có cùng ý nghĩ này, người nào người nấy hùng hục đào bới, toàn thân lấm lem bùn đất. Có ai ngờ, khi đào phiến đá đầy bùn đất lên họ mới phát hiện ra, đó căn bản không phải huyệt mộ. Hơn nữa, những vật chui từ trong ra còn khiến cho toàn bộ những người công nhân trị thuỷ kinh hồn bạt vía.
Ba
Đám công nhân trị thuỷ xúm vào nạy phiến đá ra, phát ra tiếng động vang vọng khắp bốn phía, những người nghỉ luân phiên gần đó cũng kéo hết đến xem, Quách sư phụ và Đinh Mão chen lên đằng trước. Ngay dưới phiến đá là một cái động lớn, vách động rắn như đá, tối om không biết sâu bao nhiêu, có nhiều khả năng là mộ Hải Trương Ngũ, bởi ngôi mộ này không giống với bất cứ ngôi mộ nào khác. Có hai công nhân trị thủy to gan lớn mật muốn đi xuống dưới, bảo người khác đi tìm dây thừng. Dây thừng còn chưa tìm được, mọi người chợt nghe thấy bên dưới có tiếng động vang lên, giống như tiếng một loạt thân cây cao lương bị bẻ gãy cùng một lúc.
Đám công nhân trị thuỷ người nào người nấy giật mình kinh hãi, hai người có ý định đi xuống dưới lúc này cũng rụt vòi lại. Âm thanh đó giống hệt như tiếng thủy triều đang lên, bắt đầu từ dưới sâu rồi càng lúc càng lên cao dần. Mọi người biến sắc mặt, cảm giác trong động có vật gì đó sắp đi ra, chợt nhớ tới ngày xưa có truyền thuyết nói rằng Long Ngũ Gia đã trói Hạn ma Đại tiên lại rồi ném xuống một cái giếng cổ, cái giếng đó cũng nằm ở bên ngoài cửa tây. Chẳng lẽ khi nạo vét sông cái đã moi ra được Hạn ma Đại tiên hay sao?
Đám công nhân trị thuỷ sợ hết hồn, tất cả đều không tự chủ được giật lùi về phía sau. Đinh Mão to gan lớn mật, vẫn còn muốn xông lên phía trước quan sát, nhưng đã bị Quách sư phụ túm chặt kéo lùi lại. Đúng lúc ấy, từ trong động có một bầy chuồn chuồn đuôi vàng chi chít bay ra, số lượng nhiều vô kể, vỗ cánh vù vù, giống như một đám mây vàng, rợp trời loạn xạ lượn vòng quanh. Những người đứng nhìn nổi da gà toàn thân. Hình dáng những con chuồn chuồn đuôi vàng đó rất quái lạ, chỉ có một cặp cánh, đầu to đuôi nhỏ, bay không cao lắm, chỉ trong chớp mắt đã tản ra khắp nơi, cắm đầu cắm đuôi rơi xuống đồng ruộng gần đó. Tất cả đám trẻ con đang chơi đùa gần đó lao tới bắt, còn mang cả chim tước tới mổ chuồn chuồn. Còn đám người nạo vét sông cái thì lại ngây người ra cả một đám, cả đời họ chưa từng thấy nhiều chuồn chuồn đuôi vàng như vậy. Cái động lớn dưới đáy bùn tại sao lại có chuồn chuồn?
Giữa trưa đào được một cái động lớn, buổi chiều có người đến tìm Quách sư phó và Đinh Mão. Có một cậu học trò xuống sông Tử Nha bơi bị bùn nhão rong rêu ở đáy sông hút chặt nên đã chết đuối, không tìm thấy xác, nhờ họ chạy sang đó hỗ trợ. Hai người vội vàng chạy đi. Không nói tới chuyện Quách sư phụ tới sông Tử Nha tìm xác ra sao, giờ chỉ nói đến đám công nhân trị thủy. Họ đứng quây tròn xung quanh cái động bàn tán xôn xao. Có người mê tín bảo, chuồn chuồn là hóa thân của Hạn ma Đại tiên, người nào đụng tới sẽ chết, không cho bọn nhỏ bắt chúng, chẳng trách năm nay hạn hán lại khốc liệt như vậy, chẳng biết chừng Hạn ma Đại tiên còn sắp hiện thân cũng nên. Người khác lại bảo, long mạch của con sông biến chất, không phải là điềm tốt. Đủ mọi cách nói khiến cho lòng người hoang mang. Đến khi chiều đến, trong động không còn chuồn chuồn bay ra nữa, nhưng không một ai dám đi xuống, công việc đình trệ cho đến lúc chạng vạng tối. Trời vừa tối không thể nào tiếp tục làm việc được nữa, bởi thực sự sợ gặp chuyện không may, đám công nhân trị thuỷ trước hết đậy phiến đá lại, nếu như ngày mai tiếp tục nạo vét, cửa động nhất định càng đào càng rộng, có trời mới biết bên trong còn có vật gì nữa.
Sắc trời dần tối, chỉ còn ba người ở lại cái rạp lớn để gác đêm, cuốc xẻng và xe cút kít dùng để phục vụ công việc nạo vét sông vứt ngổn ngang khắp nơi, những người còn lại đều đã ra về. Mùa hạ trời sáng sớm, tối muộn. Lúc ấy đã là tầm tám giờ tối, ba người ở lại chẳng có việc gì để làm. Trước giải phóng, ba người họ đã lang bạt khắp nơi làm công việc chân tay, kết nghĩa làm anh em, gọi nhau là lão đại lão nhị và lão tam. Lão đại là người âm trầm lớn mật, lão nhị lắm mưu ma chước quỷ, lão tam tay chân không sạch sẽ, trộm cắp móc túi. Người họp theo bầy, ngưu tầm ngưu mã tầm mã, ba người bọn chúng táo tợn ăn trộm ăn cướp chẳng khác gì đám lưu manh, không làm được việc gì tốt. Những công nhân trị thuỷ còn lại đã về hết, bọn chúng ăn cơm xong, ngồi canh chừng giữa vùng trũng hoang vắng. Chúng đốt giấy bản để đuổi muỗi, quanh đó không một bóng người, trong khung cảnh mây đen trăng mờ, chợt nảy sinh ý tưởng tham lam đen tối.
Lão đại lên tiếng: “Hai người các chú nói thử coi, dưới cái động lớn ở đáy sông có cái gì?”
Lão Tam nói: “Có lẽ nào là Hạn ma Đại tiên?”
Lão Nhị bảo: “Ngu dân nói hươu nói vượn, làm gì có chuyện như vậy. Trên tấm bia đá có khắc cái tên Trương Cẩm Văn, tôi thấy nhất định là mộ Hải Trương Ngũ.”
Lão đại tán đồng: “Lão Nhị nói rất đúng, phiến đá dưới lớp bùn là cửa mộ, phía dưới sẽ là quan tài của Hải Trương Ngũ.”
Lão Tam thắc mắc: “Nhưng tại sao bên trong mộ lại có nhiều chuồn chuồn bay ra như vậy?”
Lão Nhị gắt lên: “Chú đúng là một thùng cơm vô tích sự, đó là bảo khí trong mộ biến thành.”
Lão Tam nói: “Đại ca nhị ca, tôi hiểu rồi, theo ý trong cách nói chuyện của hai ông anh, là định...”
Lão đại cắt ngang: “Định làm cái gì, còn phải nói rõ ra nữa hay sao! Bản thân Hải Trương Ngũ là trùm buôn lậu muối, có công đánh bại quân Thái Bình, được phong làm mệnh quan triều đình, thứ có nhiều nhất chính là tiền, đồ tùy táng trong mộ của y toàn là đồ tốt.”
Lão Nhị nói: “Nếu ngày mai tiếp tục đào, số châu báu chôn cùng Hải Trương Ngũ tìm được sẽ bị hiến toàn bộ, nhưng bây giờ chỉ có ba người chúng ta, chẳng bằng xuống dưới lấy trước vài món, không tận dụng lần này sẽ không còn cơ hội nữa đâu.”
Lão đại và lão tam đồng loạt gật đầu: “Người không có thu nhập ngoài luồng không giàu, ngựa không ăn cỏ đêm không béo, có ai nguyện ý nghèo cả đời đâu, thời cơ đã tới trước mặt, nếu vẫn không có gan ra tay, vậy thì khốn cùng suốt kiếp cũng là đáng đời, có chết đói cũng chẳng ai thương tiếc.”
Toàn bộ dân chúng Thiên Tân vệ, ai ai cũng biết, trùm lưu manh Hải Trương Ngũ nhờ khống chế việc buôn bán muối mà giàu có. Xã hội xưa, thuế muối rất nặng, nhưng nhà nào mà chẳng phải ăn muối, có ai là ngoại lệ. Muối lại được lấy từ biển, buôn muối là hình thức mua bán không cần vốn. Đối với các ngành các nghề khác, khi thực hiện bất cứ vụ mua bán nào cũng là hình thức “bỏ vốn kiếm lời”, chỉ có thương nhân buôn muối là không phải bỏ vốn nhưng vẫn có lời, cho nên tất cả những người giàu nứt đố đổ vách thời Thanh mạt đều là thương nhân buôn muối, Hải Trương Ngũ lại là kẻ đứng đầu trong số đó. Vào năm quân Thái Bình Bắc phạt, thế như chẻ tre thẳng tiến, chẳng mấy chốc sẽ đánh tận tới Thiên Tân vệ. Tri huyện Tạ Tử Trừng không có binh không có lương, quẫn bách đến độ muốn treo cổ tự vẫn, may nhờ có Hải Trương Ngũ bỏ tiền, chiêu mộ bốn ngàn quân không chính quy, mua thêm súng đạn, khi trận chiến ở Sao Trực Khẩu kết thúc, đã đánh tan quân Thái Bình. Hắn quả thực còn lắm tiền hơn cả triều đình. Vàng bạc châu báu trong mộ của hắn, có ai mà không mờ mắt động lòng?
Ba người bàn nhau kỹ càng, quyết định xuống dưới động khai quật quan tài của Hải Trương Ngũ. Bởi vậy bọn chúng lập tức chọn đồ mang theo, nhét đèn lồng không thấm nước vào lồng ngực, bó mấy cây đuốc, cầm theo cuốc xẻng nạo vét sông chuyên dụng và dây thừng. Nhân lúc trời không có trăng, chúng lần mò đến chỗ phiến đá dưới đáy sông, xem thời gian thì vừa đúng tầm giữa canh ba. Sau nửa đêm chính là thời gian thích hợp để đào trộm mộ.
Bốn
Trùm buôn lậu muối thời nhà Thanh Hải Trương Ngũ, tên thật là Trương Cẩm Văn, là con thứ năm trong gia đình, thuở bé bị mang cho Hải đại nhân quản lý ngành muối làm con nuôi, được triều đình phong thưởng. Ở trước mặt, mọi người tôn kính gọi hắn là Ngũ Gia, nhưng sau lưng thì khinh bỉ gọi là Hải Trương Ngũ(*). Vào thời Hàm Phong, kẻ này dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng, đã từng đánh bại quân Thái Bình thủ vững Đại Cô Khẩu, chết vào những năm cuối thời Quang Tự. Lần nạo vét sông với quy mô lớn vào năm 1958, cách lúc hắn chết chỉ tầm năm mươi năm. Vào những năm cuối nhà Thanh, xã hội loạn lạc, dân trộm mộ hoành hành ngang ngược, quan trộm dân trộm, cấm mãi vẫn tái diễn. Bản thân Hải Trương Ngũ giàu kếch xù, cho nên để phòng ngừa bị người ta trộm mộ sau khi chết, việc hạ táng được tiến hành trong bí mật. Cho đến bấy giờ, vẫn không có ai biết rõ phần mộ Hải Trương Ngũ nằm ở đâu. Năm ấy, khi nạo vét sông cái ở ngoài cửa tây, người ta đã đào được một phiến đá có khắc tên Hải Trương Ngũ ở bên trên, chặn cửa cửa vào một cái động lớn dưới đáy sông, ba tên lưu manh nghèo kiết xác xuất thân từ đầu đường xó chợ cho rằng phía dưới có quan tài của Hải Trương Ngũ, trong đầu nảy sinh ý định đào trộm mộ.
(*)Người Trung Quốc ghép họ bố đẻ và bố nuôi của ông ta lại để gọi mang hàm ý khinh miệt giống như người Việt chúng ta hay chửi là ‘đồ năm cha ba mẹ’.
Gặp phải hạn hán nghiêm trọng, lòng sông cạn nước, trong những bãi cỏ hoang không có lấy một tiếng ếch hay côn trùng kêu, bốn bề tối đen như mực. Đáng lẽ ra, ít nhất phải có một người ở lại để tiếp viện, hai người còn lại xuống dưới khai quật quan tài chiếm đoạt báu vật. Nhưng ba kẻ này nghi ngờ lẫn nhau, vì tiền bạc anh em ruột thịt còn cạn tình hết nghĩa với nhau, huống chi chỉ là anh em kết nghĩa. Bởi vậy sau khi bàn bạc thống nhất, ba người bọn chúng quyết định cùng nhau xuống dưới, tìm được bảo vật sẽ chia làm ba phần đều nhau, mỗi người được một phần. Lúc ban ngày, tảng đá lớn chắn cửa động đã bị đào lên một lần, bấy giờ đẩy ra rất dễ dàng. Bọn chúng đã uống vài ngụm rượu để tăng thêm lòng dũng cảm, lão đại cầm bó đuốc chiếu sáng, đồng thời để phòng ngừa dưới đáy sông có rắn, lão nhị cõng theo bao tải đựng vật dụng, lão tam cầm xẻng chuyên dụng để nạy quan tài. Chúng tìm ba sợi dây thừng dài, một đầu buộc chặt vào gốc một cây lớn bên bờ sông, đầu kia thả xuống dưới động. Sau khi thả hết chiều dài sợi dây, hình như mới xấp xỉ chạm đáy, ba người cùng nhau bám dây thừng tụt xuống dưới. Rõ ràng là cái động lớn này dựng đứng, vừa sâu vừa rộng. Bên ngoài trời vô cùng oi bức, nhưng vào bên trong khí lạnh đã ập tới, bởi vậy khi vừa chui xuống, bọn chúng không hẹn mà chợt cùng nhau rùng mình, toàn thân nổi hết cả gai ốc.
Cái động thẳng đứng dưới đáy sông, càng xuống sâu lòng động lại càng rộng. Nói ra kể cũng lạ, trong động có một cây cột đá đồ sộ, được chạm trổ tỉ mỉ, cao hơn hai trượng, chóp nhỏ đáy rộng. Trong động tối đen như mực, nhìn không thấy cuối cùng, chỉ có vô số trận gió lạnh âm u đập vào người, nền động vô cùng lầy lội. Bọn chúng phán đoán bên trong cây cột đá dưới đáy sông chứa thi thể Hải Trương Ngũ, chắc hẳn là một loại quách được đục từ đá nguyên khối, lớn ngoài sức tưởng tượng. Chúng dùng tay xoa xạch lớp bùn đất bám bên ngoài, nhờ ánh đuốc để quan sát tìm hiểu một lúc lâu, nhưng nhìn thế nào cũng không giống một cái quan tài, mà có vẻ giống như một cái tháp bằng đá trắng được hạ táng dưới đáy sông. Cái tháp gồm năm tầng, được tạc bằng đá trắng nguyên khối, đặc ruột. Cái bệ tám cạnh dưới chân được khảm tám cái gương lớn bằng đồng lạnh như băng, sau khi lau sạch bùn đất, tấm gương đồng vẫn có thể soi rõ mặt người, một nửa số gương đã rơi xuống bùn. Ba người bọn chúng, mỗi đứa theo đuổi một ý nghĩ của riêng mình. Dù không có kiến thức, nhưng bọn chúng vẫn có thể nhìn ra, đây không phải là quan tài của Hải Trương Ngũ.
Nhắc đến Hải Trương Ngũ là liên tưởng ngay đến một tư thương buôn muối xuất thân từ lưu manh. Một kẻ ăn mày thối tha ngoi lên từ tầng lớp bần cùng, khống chế thị phần lớn của việc buôn muối, được phong làm mệnh quan triều đình, một kẻ có năng lực như thế làm sao có thể là hạng người bình thường. Dù xét về mặt tâm trí hay là gan dạ sáng suốt, hắn luôn là nhân vật đẳng cấp hàng đầu. Không riêng gì năng lực giỏi nắm bắt yếu điểm của kẻ khác, ngay cả việc buôn bán hắn cũng có khả năng hơn người, gặp khó khăn không chùn bước, chỉ cần có cơ hội là lập tức nắm bắt dốc sức liều mạng bò lên bên. Nhưng cho dù bản lĩnh cao đến đâu, hắn cũng không phải là tăng nhân xuất gia, không cần phải đặt một tòa tháp đá ngay trong mộ của mình, huống hồ đó còn là một bảo tháp có bệ tám mặt. Bọn chúng chợt liên tưởng tới Tháp trấn yêu.
Khu vực hạ lưu chín sông của Thiên Tân vệ, từ xưa đến nay lũ lụt liên miên. Theo truyện cổ, Thanh Xà Bạch Xà lừa Hứa Tiên, bởi vậy đã bị hòa thượng Pháp Hải giam dưới chân tháp Lôi Phong. Kể từ đó, truyền thuyết về bảo tháp trấn yêu đã in đậm trong lòng mọi người. Bạch xà trong câu chuyện cổ Bạch xà Thanh xà không hề giống như hình tượng Bạc Nương Tử trong kịch truyền hình cận đại của Hồng Kông. Trong kịch truyền hình Hồng Kông, Bạch nương tử đã được tô điểm đẹp lên rất nhiều. Trong truyện cổ, ả chính là một yêu quái, dùng sắc đẹp mê hoặc chính nhân quân tử, toàn bộ tiền ả mang cho Hứa Tiên đều lấy trộm từ quốc khố, lại dâng nước muốn nhấn chìm Kim Sơn, làm chết đuối vô số quân dân, bị giam dưới chân tháp cũng coi như trừng phạt đúng tội. Bởi vậy có thể nói, phong tục dựng Tháp trấn yêu đã hình thành từ thời xưa. Vào cuối thời nhà Thanh, để làm việc thiện tích đức, thương nhân đã bỏ tiền dựng tháp, nhằm mục đích trấn yêu trừ tà, còn dùng để chôn cất những thi hài vô chủ. Người dân Thiên Tân vệ không ai là không biết tới Tháp trấn yêu và Tháp dưỡng cốt. Ban ngày đào được phiến đá có khắc tên Hải Trương Ngũ ở bên trên, bởi vì năm xưa Hải Trương Ngũ đã bỏ tiền dựng Tháp trấn yêu khảm Kính bát quái, chôn dưới lòng sông để ngăn chặn cái ác.
Mặc dù nhận ra đây không phải là quan tài của Hải Trương Ngũ, nhưng lão đại và lão nhị vẫn chưa chịu từ bỏ ý định, cầm bó đuốc tìm tòi khắp mọi nơi, nhưng ngoài mùi cá chết nồng nặc thì trong động chẳng còn thứ gì nữa.
Lão tam nói: “Ca ca này, chẳng biết dưới chân tháp trấn có thứ quỷ quái gì nữa, không thể kinh động đến được, chúng ta mau ra ngoài thôi, đừng liều lĩnh chẳng có gì tốt lành đâu.”
Lão nhị bảo: “Lão Tam ngươi cả đời này không làm nên cơm cháo gì, ‘mẹ cu tèo đưa thanh cài cửa — nạy cái này lên’**.”
Lão đại nói: “Lão Nhị, tôi cũng không ngờ tới bên dưới này lại là Tháp trấn yêu, không phải mộ Hải Trương Ngũ, không có thứ gì đáng giá, không bằng ta rút về đã?”
Lão nhị đáp: “Đại ca, chúng ta mạo hiểm xuống đáy sông một chuyến, cũng không thể nào tay không mà quay về, tốt nhất là cứ nạy hết số gương đồng này ra.”
Lão đại nói: “Ừ... Mấy cái gương đồng lớn này không dưới một trăm cân, cho dù nạy ra để hiến cho quốc gia, không thể thiếu đi được một phần công lao của huynh đệ chúng ta. Lợi ích đã bày sẵn ra trước mặt, không thể để cho người khác chiếm mất.”
Lão Tam hùa theo: “Đúng đúng... Vẫn là hai anh giỏi nghĩ cách, đừng có nghe đệ gàn, đệ đúng là ‘mẹ cu tèo khóc than con — chết lâu rồi’**.”
Lão đại nói: “Mau ra tay, tránh dây dưa đến hừng đông, thế này đúng là ‘mẹ cu tèo ngồi bóc tỏi — chậm quá thể'(**).”
(**)Đây là cách hát bình thư tướng thanh theo lối ví của riêng người Thiên Tân, có đoạn ngắt ở giữa để người khác phỏng đoán. Phần trước là câu mượn cớ, ví von; phần sau là câu mục đích. Cách hát này chủ yếu dùng để thể hiện hoàn cảnh đặc thù hoặc tâm trạng của một người nào đó. Nguyên văn tên mụ đứa trẻ là “Nhị Cá” tôi đã chuyển thành “Cu Tèo” cho phù hợp (DG).
Trong khi chúng nói chuyện, chẳng biết có một trận gió âm u từ đâu quét qua, bó đuốc trên tay ba người đột ngột đồng loạt tắt ngấm.
Khi còn đuốc chiếu sáng bọn chúng vẫn còn giữ lại được phần nào gan ăn cắp. Ngay khi bó đuốc vụt tắt, trước mắt tối sầm nhìn không rõ bàn tay, chúng chợt cảm thấy lông tóc toàn thân dựng đứng. Lão đại vội vàng lần tìm diêm, đánh lên thắp lại bó đuốc. Cứ mỗi lần lửa vừa thắp sáng là trận gió âm u lại nổi lên, bó đuốc liên tục bị thổi tắt ngấm. Y liên tiếp châm đuốc mấy lần, nhưng cứ châm lần nào là tắt lần đó.
Năm
Trong lòng ba tên lưu manh phát lạnh. Tại sao cứ đốt đuốc lên là gió âm u lại thổi tới, còn gì ma quái hơn nữa?
Ba anh em bọn chúng hãi hùng khiếp vía, chẳng còn nhớ gì tới việc cạy gương đồng ra nữa, chỉ muốn mau mau ra khỏi đây, thế nhưng trước mặt tối om, mò loạn cả lên mà không tìm thấy sợi dây thừng đâu.
Lão tam không tìm thấy dây thừng, vội la lên: “Đại ca, anh châm đuốc một lần nữa đi, có ánh sáng chúng ta mới leo lên được!”
Lão đại moi diêm ra, vừa chạm vào bao diêm trong lòng đã lạnh ngắt, chỉ còn lại một cây cuối cùng, nếu như đốt đuốc lên lại bị trận gió âm u kia thổi tắt thì biết phải làm sao?
Lão nhị bảo: “Đừng đốt đuốc vội, chẳng phải còn một cái đèn lồng không thấm nước ư, đèn lồng đó có thể thông khí, chỉ cần có một chút ánh sáng sẽ dễ dàng tìm thấy dây thừng.”
Lão đại nói: “Đúng vậy, chú thấy đấy, tôi đã hoảng sợ đến hồ đồ rồi, chẳng phải là có mang theo đèn lồng không thấm nước hay sao!” Y thò tay vào trong lồng ngực lấy cây đèn lồng không thấm nước ra, run rẩy cắm nến vào. Ba người xúm lại một chỗ, ngậm chặt miệng nín thở, khum tay che gió, trong đầu âm thầm niệm Phật, ngọn đèn lồng ngàn vạn lần đừng làm tắt. Hết Tây Thiên Phật tổ Thái Thượng Lão Quân Ngọc Hoàng Đại Đế lại đến Thổ Thần Long Vương, cứ nhớ tới vị thần phật nào là chúng lôi ra cầu khấn cho bằng sạch.
Tay run lẩy bẩy, lão đại lập cập đánh cây diêm cuối cùng, thắp sáng ngọn đèn lồng không thấm nước. Ngọn đèn lồng sáng lên không bị tắt ngấm ngay tức thì, ba người thở phào một hơi, vừa cầm đèn lồng quay người lại thì đã sợ tới mức lão đại thiếu chút nữa đã tuột tay ném văng cây đèn lồng đi.
Bó đuốc cứ châm lên là lập tức tắt ngấm, ba anh em bọn chúng quay sang đốt đèn lồng, lập tức làm sáng lên mấy khuôn mặt người trắng bệch như tờ giấy, chẳng thể hiểu nổi những người này đã đi ra từ chỗ nào. Đèn lồng không thấm nước thực ra là một loại đèn lồng đơn giản, được làm bằng cách dùng giấy nến dán lên ba thanh nan trúc uốn tròn, chính giữa cắm một ngọn nến, lúc treo ở nhà xí của cái rạp lớn giành cho công nhân trị thuỷ thì còn tạm đủ chiếu sáng vào ban đêm, bởi ánh sáng của nó rất yếu. Giờ ở giữa cái động đen kịt đáy sông này, tầm chiếu sáng của nó càng bị thu hẹp. Dưới ánh đèn lồng, y lờ mờ nhìn thấy trước mặt có mấy người, trong bóng tối hình như vẫn còn nữa. Tất cả những người đó đều ngây ngây ngô ngô, mặt trắng bệch không có một chút máu, quần áo tả tơi, có thậm chí có kẻ còn không mặc gì cả, cơ thể gầy đến mức chỉ còn da bọc xương, đủ mọi lứa tuổi, đa phần là đàn ông, người nhỏ tuổi nhất chỉ tầm mười mấy, đờ đẫn nhìn ba người bọn chúng chằm chằm, không nói một lời.
Tâm trí ba anh em bọn chúng chết lặng, dưới đáy sông sao lại có những người này? Xưa kia, có một cách nói mê tín, ma quỷ không có bóng dưới ánh đèn. Bọn chúng cố giơ đèn lồng phía trước để chiếu sáng rộng hơn, những gương mặt trắng bệch trước mắt vẫn không có biểu hiện gì, giống hệt như ảo ảnh, lại vừa giống như chỉ có mỗi cái đầu. Trong động tối đen, trợn mắt hết cỡ cũng không nhìn rõ lắm, nhưng bọn chúng khằng định đó không phải là quỷ, bởi nếu thật sự là âm hồn chết oan, ba người đã chết từ lâu rồi. Lão đại lấy hết dũng cảm lên tiếng hỏi những những người kia từ đâu đến, tại sao lại sống ở dưới cái động dưới đáy sông?
Nhưng sắc mặt những người đó vẫn đờ đẫn, không ai hé răng phát ra một âm thanh nào. Khi nhìn thấy ánh đèn, họ càng lúc càng xúm lại gần, văng vẳng vang lên tiếng khóc thút thít ai oán.
Lão đại thầm nghĩ: “Trong động có nhiều người như vậy, có lẽ nào là những công nhân trị thuỷ ở nơi khác bị lạc dưới chỗ này, không có đèn nên không tìm thấy đường ra, định đi theo chúng ta ra ngoài? Xem ra đã bị nhốt ở dưới đáy sông đã lâu lắm rồi, chắc là đã sống sót nhờ ăn cá chết?” Y chỉ hy vọng suy đoán này của mình là đúng. Trong lúc y vẫn chưa quyết định được nên làm thế nào, nhóm người kia đã tiến đến ngay trước mặt rồi. Ba tên lưu mạnh bọn chúng không có biện pháp gì, có thể đuổi người ta đi được hay sao?
Ba người ngươi nhìn ta, ta nhìn ngươi, cảm giác trận gió âm u vẫn luôn lượn lờ bên cạnh mình, mắt thấy đèn lồng chống thấm nước sắp tắt đến nơi, trong lòng giống như bị tảng đá nghìn cân đè nặng — tâm trạng bất ổn, không tự chủ lùi lại phía sau.
Lão đại cầm đèn lồng không thấm nước quay người, hoảng loạn tìm loạn sợi dây thừng bọn chúng đã thả xuống. Thật ra, sợi dây thừng ở ngay gần chúng, chỉ cần thò tay ra là có thể với tới. Nhưng do vừa rồi rơi vào cảnh tối lửa tắt đèn, trong lòng hốt hoảng không sao mò thấy được. Đã thấy cây cỏ cứu mạng, y vững tâm hơn phần nào, nhưng lão nhị và lão Tam ở bên cạnh lại cứ như đột nhiên bị rắn cắn vậy, toàn thân run lẩy bẩy.
Lão đại là kẻ âm trầm lớn mật, người âm trầm thường bạo gan. Trong lòng y cảm thấy kỳ quái, hai người anh em này bị làm sao vậy, có sợ cũng nên sợ những người đang đứng đằng sau kia chứ, trước mặt chẳng phải chỉ có một tòa tháp hay sao, lẽ nào đã nhìn thấy cái gì? Y vừa đưa mắt nhìn vào gương đồng ở dưới chân tháp, tóc tai đã dựng đứng, hồn vía thiếu chút nữa đã lìa khỏi xác. Thì ra trong tấm gương đồng chỉ có ba anh em bọn chúng, còn những người bám theo phía sau, không có một kẻ nào hiện lên trên đó.
Ba anh em bọn chúng lập tức nhận ra, những kẻ ở sau lưng không phải là người, tất cả đều là cô hồn dã quỷ. Ba tên sợ tới mức mặt xanh nanh vàng, âm thầm tìm cách chạy trốn. Nào ngờ, đám quỷ đói ở sau lưng đã vươn tay ra, tóm chặt lấy bọn chúng kéo về phía sau. Lâm vào thời khắc sống chết, phận ai nấy lo, lão đại dốc hết sức bình sinh giãy giụa. Vừa với được một sợi dây thừng, hắn đã hoàn toàn bỏ mặc hai người anh em của mình. Y quẳng cái đèn lồng không thấm nước đi, hai tay túm lấy dây thừng, hai chân đạp vào tòa tháp đá lấy đà, leo lên trên cửa động.
Ngày hôm sau, khi đám công nhân trị thủy đến làm việc thì nhìn thấy lão đại đang nằm giữa vũng bùn, chỉ khác với người chết là còn một hơi thở mong manh, vội vàng cứu tỉnh hỏi xem đã xảy ra chuyện gì, hai người gác đêm còn lại đã đi đâu rồi?
Sau khi trải qua cơn kinh hãi, hơn nữa còn có người mất mạng, lão đại không thể nào giấu diếm không khai báo, hai năm rõ mười khai ra sạch sành sanh. Y nói rằng, do lầm tưởng đây là mộ Hải Trương Ngũ, bản thân bèn cùng với hai người anh em xuống dưới định kiếm chác, nào ngờ dưới sông chỉ có Tháp trấn yêu.
Sáu
Năm 1958, khi nạo vét sông cái, người ta đã tìm được một cái Tháp trấn yêu, trả giá bằng tính mạng của hai người. Đương nhiên lời đồn ngoài đường nổi lên không phải là ít. Năm ấy, tình hình hạn hán nghiêm trọng, lúc đào sông đã phát hiện ra một cái động lớn, bên trong có mấy vạn con chuồn chuồn bay ra, mọi người đều thống nhất cho rằng, đó là dấu hiệu báo trước có thảm họa, lúc thì nói sẽ có động đất, lúc lại bảo sẽ xảy ra lũ lụt.
Ba tên công nhân trị thuỷ nổi lòng tham, nhân dịp lúc trời tối đen lẻn vào động tìm mộ Hải Trương Ngũ, kết quả có hai người xuống dưới không bao giờ lên nữa. Kẻ trốn được ra bảo rằng bên dưới có quỷ, hai người kia đã chết cả dưới động rồi, còn bảo rằng dưới đó có Tháp trấn yêu do Hải Trương Ngũ chôn xuống. Vào thời kỳ ấy, xảy ra chết người thực sự không phải là chuyện nhỏ, sống phải thấy người, chết phải thấy xác, nhưng làm gì có ai dám xuống dưới nữa. Không còn cách nào đành mời Quách sư phụ tới, nhờ ông ta dẫn người xuống dưới thám hiểm. Quách sư phụ là người kiếm cơm bằng công việc này, nên phải đứng ra lãnh trách nhiệm. Ông ta và mấy người Đinh Mão mang theo đèn pin, xuống dưới cái động lớn ở đáy sông. Sau khi xem xét thì đúng là có một tòa tháp, còn hai tên công nhân trị thuỷ thì nằm giữa vũng bùn, mặt mũi tím tái, giống như bị ngạt thở mà chết. Họ bèn buộc xác chúng vào dây thừng để kéo lên trên. Giữa ban ngày ban mặt, không phát hiện thấy quỷ. Quách sư phụ vớt xác trôi sông trông nghĩa trang, xưa nay chưa bao giờ biết sợ là gì, nhưng riêng lần này ông ta lại cảm thấy sởn hết cả gai ốc, tại sao vậy? Thì ra dưỡi vũng bùn ở đáy động có không ít tử thi, giống như được bọc trong một lớp kén trắng muốt. Mặc dù đã làm việc ở đội vớt xác nhiều năm như vậy, nhưng đây mới là lần đầu tiền Quách sư phụ và Đinh Mão nhìn thấy nhiều người chết đến thế. Dù đã đào lên được rất nhiều tử thi, nhưng lại không thể lập án, bởi vì những người đó chết từ ít nhất bảy tám chục năm trước. Thời gian dài như vậy, đã qua mấy đời người, dù điều tra thế nào cũng không ra manh mối.
Nhà nước có luật lệ của riêng mình, căn cứ vào những hồ sơ cũ được lưu lại của đội tuần sông, chỗ đào sông đó xưa kia có một cái động lớn, thông với con sông ngầm bên dưới, là mắt sông trong truyền thuyết dân gian. Thật ra, mắt sông không đến mức ly kỳ như trong truyền thuyết, mà chỉ là một cái động tiếp nối giữa con sông trên mặt đất và con sông ngầm dưới lòng đất, nhưng cực kỳ nguy hiểm. Thông thường, mỗi khi dòng sông hình thành xoáy nước, người đã bị hút vào đó thì đừng có mong trở ra. Những người bơi lặn bị chết đuối cùng với những xác chết trôi từ trên thượng du xuống đều bị xoáy nước hút xuống dưới con sông ngầm. Vùng đất nơi này bị nhiễm mặn, muối hòa tan trong nước của dòng sông ngầm. Người và cá chết lọt vào trong động sẽ ngập trong bùn, bị muối hòa tan trong nước kết tinh lại bao phủ kín toàn thân, vĩnh viễn giữ nguyên dáng vẻ như vừa mới chết không lâu, bao nhiêu năm trôi qua cũng không thay đổi. Năm ấy xảy ra hạn hán nghiêm trọng, mạch nước ngầm khô kiệt, đám côn trung bay từ cái động lớn dưới đáy sông ra rõ ràng là sinh vật phù du chuyên sống ở những huyệt động ẩm ướt, hoàn toàn không phải là chuồn chuồn. Chuồn chuồn có hai đôi cánh, còn sinh vật phù du chỉ có một cặp cánh, đuôi dài. Ba tên công nhân trị thuỷ xuống dưới trộm mộ, trong động nồng nặc khí phân hủy, không đủ dưỡng khí cho nên cây đuốc cứ châm lần nào là tắt lần đó. Hai trong số ba người đã ngạt thở vì khí phân hủy chết dưới động. Kẻ sống sót chỉ là bởi phước lớn mạng lớn, nhưng sau khi xuống động ngầm yếm khí dưới lòng đất, cũng bởi vì thiếu ôxi lên não, tâm thần trở nên hoảng hốt, hoa mắt tưởng rằng mình đã gặp quỷ. Người ta dùng các giải thích này để dẹp hết những lời đồn nhảm nhí, giúp cho mọi người không bị mê hoặc bởi những lời đồn đó.
Trước kia quan phủ thường dùng tượng thú bằng sắt hoặc phiến đá để chặn mắt sông. Trên tảng đá dưới đáy sông có khắc tên Hải Trương Ngũ, cho nên chắc chắn là kẻ này là người đã chôn cái tháp ở bên dưới. Bên trong ‘Địa phương chí’ ghi lại thông tin đầy đủ rõ ràng về những người trước kia tương đối có thân phận có địa vị nguyện ý tích đức làm việc thiện, sửa cầu làm đường, xây tháp dựng miếu, thu nhặt xác chết vô chủ. Họ được cả xã hội công nhận là người làm việc thiện. Đến khi đã có tiền đã có địa vị, thứ người con người ta khao khát nhất chính là danh vọng. Tiền và địa vị đã không dễ gì mà có được, danh vọng tốt lại càng khó mà có hơn. Loại người như Hải Trương Ngũ không có công danh, là lưu manh vô lại dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng, cho nên lúc nào cũng cảm thấy vô cùng tự ti, luôn muốn gây dựng lên danh vọng. Theo tương truyền, vào thời Hàm Phong, Hải Trương Ngũ đã tổ chức dân đoàn đánh bại quân Thái Bình, triều đình phong thưởng cho hắn quan hàm Tam phẩm, nếu so sánh với hiện giờ thì tương đương với sĩ quan quân đội cấp trung đoàn. Ngay sau đó, đất Hà Nam Sơn Đông lại bị Niệp quân tàn phá, cách hai vùng Kinh Tân hai không xa, triều đình hạ chỉ ra lệnh phòng thủ thành phố vững vàng, phải tu sửa pháo đài, nhưng muốn tu sửa pháo đài thì phải có tiền mới làm được chứ. Mấy năm liên tục chiến tranh loạn lạc, quan phủ và dân chúng đều không có lấy một xu, thật sự không có màu mè gì mà kiếm chác. Từ quan viên cho tới dân chúng, nghe thấy phải bỏ tiền cá nhân làm việc công, toàn bộ đều bỏ trốn sạch. Nghe thấy có chỉ như vậy, riêng Hải Trương Ngũ lại chịu đứng ra đảm nhiệm, còn tuyên bố xanh rờn đó chỉ là chuyện nhỏ nhít, tình nguyện bỏ ra số tiền đó giúp triều đình phân ưu. Năm ấy đồng thời xảy ra lũ lụt, không chỉ tu sửa gia cố pháo đài phòng thủ thành phố, hắn còn một công đôi việc dựng tháp lấp mắt sông. Số tiền đó thực sự không phải là ít, nhưng Hải Trương Ngũ là kẻ leo lên từ đáy xã hội, dù bạc chảy vào túi như nước, nhưng tuyệt sẽ không tự móc tiền túi. Hắn khống chế việc buôn muối, lấy cớ chiến tranh và lũ lụt tàn phá vận chuyển không tiện, khắp nơi cung không đủ cầu, tăng thuế muối lên gấp ba. Trong lòng hắn thừa hiểu, thương nhân buôn muối kiếm được lợi nhuận rất cao, cho dù mình có sử dụng công phu sư tử ngoạm tăng thuế muối lên vài lần, đám thương nhân kia cũng không dám phản đối. Quả nhiên hắn kiếm được một khoản tiền lớn, chỉ cần dùng non nửa số tiền đó đã đủ để tu sửa pháo đài gia cố tường thành, lại xin dựng một ngọn Tháp trấn yêu để trừ tà trấn yêu, chôn xuống đáy sông ngăn chặn mắt sông. Hơn phân nửa ngân lượng còn lại, toàn bộ đều chui vào túi tiền của Hải Trương Ngũ. Năm 1958, khi nạo vét phù sa phòng lụt, người ta đã đào lên được đúng ngọn tháp này. Đến giữa thập niên chín mươi, khoảng năm chín bảy chín tám gì đó, khi xây dựng nhà bên ngoài cửa tây, người ta đã tình cờ đào trúng phần mộ của Hải Trương Ngũ. Nghe nói, quan tài của hắn hóa ra cũng không lớn lắm, tử thi bên trong vẫn chưa phân hủy. Người chết mặc trang phục và đeo giày quan lại rất giống cương thi thời nhà Thanh trong phim ảnh Hồng Kông. Trong hòm quan tài còn chôn theo cả chén đũa bằng vàng. Những vật tùy táng đã bị dân công và quần chúng hiếu kỳ đến xem giành giật nhau lấy đi mất. Từ đó, chén đũa bằng vàng đã bị thất lạc, không thể nộp hết lên trên. Đó là chuyện ngoài lề, cuốn sách này chỉ nói sơ qua, không đi sâu vào chi tiết.
Chúng ta đang nói đến vụ hạn hán khốc liệt năm 1958, khi nạo vét sông cái đã tìm được Tháp trấn yêu chôn dưới đáy, vật này hóa ra lại có liên quan đến ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương. Vào buổi chiều cái ngày tìm được thi thể hai công nhân trị thuỷ, Trương Bán Tiên vội tới chỗ Quách sư phụ bói cho ông ta một quẻ. Anh ta căn dặn Quách sư phụ phải cẩn thận hơn nữa, phong thủy lò bát tiên của nhà họ Quách đã bị phá, coi chừng gặp phải vận rủi, quẻ hung tại bắc, có lẽ căn nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương sẽ gây bất lợi cho Quách sư phụ. “Căn nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương” là tên gọi ngôi nhà của tên ăn cướp bằng búa thợ mộc Bạch Tứ Hổ. Sau khi Bạch Tứ Hổ bị xử bắn, hai gian phòng đó đã bị dán giấy niêm phong bỏ không nhiều năm. Căn phòng đó là do tổ tiên nhà họ Bạch xây dựng nên bằng những viên gạch cổ mót về khi phá thành Thiên Tân vào cuối thời nhà Thanh. Trong phòng chôn dấu vật gì đó. Một khi vậy này xuất hiện, chắc chắn mực nước Hải Hà sẽ tràn đê, khi đó Thiên Tân vệ chắc chắn gặp phải lũ lụt nghiêm trọng. Nghe nói, Bạch Tứ Hổ coi cái xác phụ nữ như vợ của mình, cả ngày trốn trong nhà tâm sự với người chết. Nhưng thật ra, không phải là đầu óc hắn không bình thường, mà bởi trong căn nhà đó quả thật có vật gì đó biết nói. Tuy nhiên, vật đó không phải là xác người phụ nữ trên giường gạch, mà là vật tổ tiên Bạch Tứ Hổ đã dấu ở trong nhà. Mặc dầu vậy, rốt cục là bên trong ngôi nhà bị ma ám đó có vật gì, Trương Bán Tiên thật sự không suy tính ra.
Quách sư phụ nghĩ thầm: “Mấy năm trước truy bắt Bạch Tứ Hổ, ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương đã bị người ta lật tung lên không dưới mười mấy lần, hai gian phòng từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài không bỏ sót một tấc nào, nhưng đâu có tìm ra cái gì?” Vì vậy, ông ta không tránh khỏi nghi ngờ, chẳng hiểu Trương Bán Tiên có phán chuẩn hay không. Năm 1958 phát sinh hạn hán nghiêm trọng, theo thường lệ, cứ một năm hạn thì đến năm sau quá nửa là sẽ phát sinh hồng thủy úng lụt. Hạn hán nghiêm trọng như thế, hồng thủy năm sau e rằng không nhỏ. Mặc dù đã làm cho hai người mất mạng, nhưng công việc nạo vét sông phòng lụt không thể dừng lại, mà vẫn phải tiếp tục tiến hành. Sau khi nạo vét thêm nửa tháng nữa, mọi người đã sắp đào đến đáy cái động lớn ở đáy sông, nhưng đào đến khi đã làm một nửa ngọn Tháp trấn yêu lộ ra ngoài, công việc bắt buộc phải dừng lại.
Bởi vì lúc ấy đã xảy ra một sự việc kỳ lạ khiến người nghe phải kinh sợ, thậm chí tận đến hôm nay một số người cao tuổi vẫn còn nhớ như in. Nội dung câu chuyện mà họ kể lại đại khái như nhau, chi tiết bên trong không quá nhiều khác biệt. Nhưng bất kể nội dung như thế nào, mọi người đều nhắc đến “phần mộ số hai trăm linh chín”. Vào thập niên năm mươi sáu mươi, chỉ cần nhắc đến cụm từ “phần mộ số hai trăm linh chín” là có thể dọa cho trẻ con không dám khóc đêm. Qua đó có thể thấy được, câu chuyện này đáng sợ đến thế nào. Nếu như có đứa trẻ nào không nghe lời, người lớn thường đe nó: “Mày còn nghịch nữa, coi chừng tao ném xuống phần mộ số hai trăm lẻ chín!”. Bảy từ này nghiễm nhiên đã trở thành một danh từ làm cho con người ta sởn hết cả gai ốc. Sự việc đó vừa xảy ra, công việc nạo vét sông cái ở Thiên Tân vệ năm 1958 phải dừng hẳn lại.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hà Thần
Thiên Hạ Bá Xướng
Hà Thần - Thiên Hạ Bá Xướng
https://isach.info/story.php?story=ha_than__thien_ha_ba_xuong