Sự Phôi Thai Của Phong Trào Xã Hội Dân Chủ Có Khuynh Hướng Mác-Xít - Các Lãnh Tụ Bolsevich Và Mensevich
ừ 1875 đến 1905, có thế nói rằng chỉ có đảng Xã hội Cách mạng là hoạt động tích cực hơn cả, do hàng ngàn vụ khủng bố. Nhưng vào khoảng 1880, chủ nghĩa mác xít, phát sinh từ Đức, đã dần dần du nhập nước Nga. Nhiều phần tử cách mạng bắt đầu chịu ảnh hưởng. Phái trí thức cách mạng Nga trước kia vốn chịu ảnh hưởng của xã hội chủ nghĩa Pháp theo kiểu Saint Simon, Fourier. Nay lại thêm xã hội chủ nghĩa của Marx! Hai khuynh hướng ấy pha trộn lẫn nhau để cấu thành một phong trào được mệnh danh là: phong trào xã hội dân chủ. Phong trào phôi thai từ khoảng 1885, nhưng mãi đến những năm cuối thế kỷ XIX, mới kết tập thành đảng Xã hội Dân chủ. Riêng trên phương diện chiến lược, khuynh hướng hội dân chủ đã khác biệt với đảng Xã hội Cách mạng. Vì họ không chủ trương khủng bố cá nhân, muốn chú trọng tuyên truyền và tổ chức quần chúng. Vào khoảng 1895, để tránh sự khủng bố và tù đầy trong nước, một số lãnh tụ xã hội dân chủ đã xuất ngoại. Họ thường cư trú tại mấy kinh đô: Paris, Londres, Genève, Bruxelles. Lúc đó, đảng Xã hội dân chủ tại nước Đức và nước Áo cũng đã khá mạnh, nhưng các tay lãnh tụ Nga không lấy căn cứ điểm ở Berlin hoặc Vienne, vì có lẽ ở hai tĩnh đó có nhiều tổ chức mật vụ của Nga hoàng Trong các tay lãnh tụ xã hội dân chủ xuất ngoại lúc đó, ta phải kề tới: Plékhanov, Martov, Lenine. Được ít lâu sau, có thêm những người như: Kamenev, Zinoviev, Vera Zassoulitch và Axelrod. Tới 1902, có thêm Trotsky xuất ngoại. Mấy người đó đã họp thành một ban biên tập xuất bản một tờ báo lấy tên là "Tia Sáng" (Iskra). Bằng báo chí hoặc bằng những buổi diễn thuyết tố chức tại những nơi có nhiều người Nga xuất ngoại, họ truyền bá tư tưởng cách mạng. Đồng thời, liên lạc với trong nước để lưu hành các sách báo... Trong nhóm trên đây, có Vera Zassoulitch trước kia vốn là đảng viên của Xã hội cách mạng đảng (người đã ám sát viên thống đốc Trépov), nhưng lúc đó đã xuất ngoại và hợp tác với những phần tử cách mạng mác xít. Trong số những người còn lại, Plékhanov là tay lý thuyết gia mác xít kỳ cựu hơn cả, vì ông là người đầu tiên đã truyền bả chủ nghĩa mác xít trong giới cách mạng Nga. Axelrod là một phần tử đã hoạt động nhiều trong đảng Xã hội dân chủ của Đức. Martov sau này sẽ cầm đầu phái Mensevich. Còn Kamenev, Zinoviev, Boukharine sẽ trở thành những cộng sự viên đắc lực của Lenine. Trong thời gian tiền cách mang, Staline chỉ hoạt động trong nước và không hề xuất ngoại. Riêng về Lenine và Trotskv, thiết tưởng cần nhận định rõ rệt hơn, vì họ là đệ nhất vĩ nhân của cuộc cách mạng 1917:
Lenine: sinh vào khoảng 1870, và chết vào 1924. Người ta thường coi Lenine như vị tị tổ của cách mạng Nga, và là tay lý thuyết gia cùng chiến lược gia đã biết mang áp dụng chủ nghĩa mác xít vào cách mạng. Ỏng có viết nhiều sách về triết học, về cách mạng. Nhưng thực ra, tư tưởng triết học của ông không có gì đặc sắc. Điểm đặc sắc nhất của ông nằm trong những quan niệm chiến lược, hành động hoặc tổ chức đảng được trình bầy trong mấy cuốn: "Những căn bệnh ấu trĩ của phong trào cộng sản", "Chúng ta làm gi?", "Nhà nước và cách mạng". Vốn là người Nga lai ít chút máu Do thái, tâm trạng Lenine chỉ gồm một niềm căm hờn sâu độc đối với chế độ Nga hoàng. Người anh ruột của Lenine bị xử tử vì tội đồng loã trong một cuộc âm mưu ám sát Nga hoàng, nên Lenine sớm rẽ vào con đường cách mạng, và bị đi đày ba năm tại Sibérie. Sau đó, ông xuất ngoại... Lenine vốn là tín đồ của chủ nghĩa mác xít, nên nhiều người thường lầm tưởng rằng ông chỉ chịu ảnh hưởng của Marx và Engels. Nhưng xét kỹ, nền tư tưởng Marx-Engels chỉ thấm nhuần một phần cá tính Lenine. Vì thấy tư tưởng mác xít là một xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu giải phóng và có tính chất khoa học, nên Lenine đã bị quyến rũ, nhất là trong lúc ban đầu. Tuy nhiên, trong thâm tâm, ông thường bận tâm nhiều về số mệnh lớp dân cày nô lệ của nước Nga hơn là tầng lớp thợ thuyền vô sản. Có thể nói rằng tâm hồn của ông là tâm hồn một người dân Nga thuần tuý, với tất cả kích thước quá độ của nó: cách mạng cực đoan, đam mẽ và gan dạ, ông là một người vừa thực tiễn lại vừa có tâm hồn thần bí, có trí tưởng tượng dồi dào nhưng cũng có tầm mắt rất bén sắc và thực tế. Khi đã nhằm một mục tiêu, ông như người say mê muốn thực hiện đến cùng mục tiêu đó. Lời phê bình của Joseph de Maistre: "Nếu ta đem một sở thích của người Nga chôn vùi trong một thành trì kiên cố, sở thích đó sẽ làm nổ tung thành trì", có thể áp dụng vào Lenine. Cho nên, trên đường hành động, ông rất ít có thắc mắc lương tâm... Vốn là một tâm hồn Nga thuần tuý, nên giữa nhiều khúc quanh của cao trào cách mạng, ông là người thường trực cảnn thấy những nguyên vọng bàng bạc của dân chúng Nga. Trái lại, đối với những khía cạnh tâm hồn của người Tày phương, ông rất hay lầm lẫn. Đồng thời, cũng như nhiều người dân Nga, Lenine có cao vọng muốn mang lại một thứ Phúc âm mới cho nhân loại.
Ngoài Marx và Engels, ông còn chịu ảnh hưởng của phái cách mạng Jacobins Pháp. Quan niệm hành động của Lenine một phần noi theo kiểu mẫu của người Jacobins. Ngay từ 1903, ông đã tuyên bố muốn xây dựng một chủ nghĩa Jacobins theo kiểu Nga. Ỏng chủ trương một đường lối cứng rắn không thoả hiệp, một quan niệm tổ chức chặt chẽ và bí mật của những người cách mạng chuyên nghiệp. Nhưng ông vượt xa hơn phái Jacobins Pháp, vì người Jacobins còn tin ở đạo đức và Thượng đế, trong khi chủ nghĩa của Lenine có tính cách vô thần và đạt tới mực độ phi luân lý. Tuy nhiên, trong Lenine, ảnh hưởng Jacobins cũng không phải là ảnh hưởng quyết định. Trên hành động và chiến thuật, Lenine có lẽ đã chịu nhiều ảnh hưởng hơn hết của Netchaiev, Tkatchev và Bakounine, nhất là Bakounine, Vì những người này đều là những tâm hồn Nga, có nhiều khía cạnh rất đồng điệu với tâm hồn Lenine. Một phần khá lớn trong quan niệm hành động của Lenine đều lấy ở Netchaiev, Tkatchev như đã phác lược ở trên. Riêng về quan niệm xây dựng chính quyền cách mạng, Lenine đã gần như hoàn toàn lấy ở Bakounine. Trước kia, chính Bakounine là người chủ trương thành lập một chính quyền độc tài cùng những ủy ban cho công nhân và dân cày, và nhất là phải chia ruộng cho dân cày. Nên vào tháng 10-1917, Lenine đã tung ra những khẩu hiệu tương tự: "Sô viết, ruộng đất và hoà bình". Ngoài ra, Lenine còn chịu ảnh hưởng của Clausewitz trên phương diện quân sự. Clausewitz vốn là một danh tướng nước Phổ, sau bỏ sang giúp Nga hoàng vào thời tranh chiến với Napoléon.
Trong khi xuất ngoại, vốn quan tâm về vấn đề dân cày, Lenine đã nghiên cứu nhiều về những vụ nổi loạn của dân cày, nhất là vụ nổi loạn của nông dân Đức vào thế kỷ XVI, cầm đầu bởi Thomas Munzer. Vụ nổi loạn đó đã thất bại, vì Thomas Munzer thiếu kỹ thuật quân sự. Lenine cũng thâm cảm thấy rõ rệt trình độ quá chậm tiến của lớp nông dân Nga. Do đó, ông nẩy ra ý kiến phải bổ xung bằng một qui mô tổ chức chặt chẽ có tính cách quân sự, khiến người dân cày có thể chiến thắng. Nên Lenine đã khảo cứu nhiều về Clausewitz. Và chiến lược cách mạng sau này tại Nga sô sẽ căn cứ nhiều vào Hồng quân. Cũng vì thế mà Lenine đã mang tầng lớp binh sĩ, thêm vào nông dân và thợ thuyền làm nòng cốt cho cách mạng.
Trên phương diện chiến lược cách mạng, cần ghi rõ rằng trong những năm tiền cách mạng, Lenine rất do dự trước vấn đề không biết có nên đốt giai đoạn đề tiến thẳng tới cách mạng vô sản, hay nên ngừng lại một thời gian ở cách mạng tư sản dân quyền để chờ đợi sự phát triển của kỹ nghệ? Vì trên lý thuyết, Marx và Engels đã dậy rằng chỉ tại những nước tiền tiến về kỹ nghệ, tầng lớp thợ thuyền mới đông đảo và đủ ý thức đế hoàn thành cách mạng vô sản. Trái lại, nước Nga vốn là một nước chậm tiến về kỹ nghệ cũng như nông nghiệp, và điều đó, Lenine ý thức hơn ai hết. Chinh ông đã từng viết: "Vấn đề ruộng đất tại nước Nga đã đặt cho các tầng lớp xã hội bài toán cần giải quyết: phải tiêu diệt những vết tích của thời nô lệ phong kiến, thay đổi lại những hình thức tư hữu điền địa, dọn đường cho một chế độ tư bản đề khuếch trương những năng lực sản xuất, và do đó, mở đường cho cuộc tranh đấu giai cấp có tính cách tự do và công khai". Ngay cho đến tháng 2-1917, khi cách mạng đã bùng nổ lại Nga, Lenine lúc đó ở Thuỵ Sĩ vẫn còn cho rằng đó là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền. Nên ngày 26-3-1917, trong bức thư ngỏ giã từ thợ thuyền Thuỵ Sĩ, Lenine viết: "Nước Nga là một nước nông nghiệp, và là một nước chậm tiến nhất tại Âu châu, nên xă hội chủ nghĩa không thể chiến thắng ngay được tại đó. Tuy nhiên, tính chất nông nghiệp của nền kinh tế Nga, cùng những khoảnh ruộng đất bao la của bọn quý tộc, có thể nhóm khởi một cuộc cách mạng tư sản dân quyền hết sức rộng lớn, và làm cho cuộc cách mạng Nga trở thánh màn giáo đầu cho cách mạng xã hội chủ nghĩa".
Đến đầu tháng 4, Lenine bỏ Thuỵ Sĩ về Nga. Nhưng từ tháng 4 đến tháng 10-1917, nhận thấy chính quyền cách mạng tư sản quá yếu ớt hỗn độn, lại chứng kiến sự tham dự tích cực của tầng lớp thợ thuyền, Lenine đã chuyển hướng, quyết định thực hiện ngay một cuộc cách mạng thứ hai có tính cách vô sản.
Trotsky: Trơsky là một người Do thái gốc Nga. Bị đày đến Sibérie hai lần, và hai lần vượt ngục. Xuất ngoại và gặp Lénine năm 1902, ông kém Lénine 10 tuổi. Trong thời gian xuất ngoại, đi khắp các nước Âu châu và sang cả Mỹ. Năm 1905, trở về Nga, được bầu làm chủ tịch Uỷ ban Sô viết thợ thuyền của thành Pétrograd, tức là Cơ quan chỉ huy cách mạng. Năm 1917, cũng được bầu làm chủ tịch Uỷ ban Sô viết Pétrograd. Cò thề nói Trotsky là tay cừ khôi và có công lao nhất trong cách mạng, sau Lénine. Nhưng khác với Lénine, ông ít có tâm hồn Nga, và thấm nhuần nhiều tính chất Tây phương. Đương đi học, bỏ ngang theo cách mạng, say mê chủ nghĩa mác xít. Từ đó, ông tìm kiếm học hỏi lấy và hành động. Nhưng sở học của ông thường thu gọn trong tư tưởng mác xít. Trong khi nền tư tưởng ấy chỉ thấm nhuần được một phần cá tính Lénine, nó đã ăn sâu trong tâm não của Trotsky. Ông chỉ biết có chủ nghĩa mác xít, và từ trước đến sau, vẫn bênh vực lập trường đó trên những quan niệm rất chính thống. Vì là mác xít, chính thống, nên bao giờ ông cũng nhằm vào giai cấp thợ thuyền, chủ trương dùng giai cấp đó để thực thi cách mạng thường trực, không những cho nước Nga, và cho toàn thế giới. Viết hay, nói rất giỏi, làm việc quả quyết và mau lẹ, giữ vững sài gòn lối, nhận xét tinh tế và nhanh chóng về thời cuộc, ông đóng một vai trò rất quan hệ trong các giai đoạn cách mạng. Vốn không phải là một nhà quân sự, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, trí thông minh cùng sự gan dạ đã khiến ông dùng binh rất giỏi và đánh bại những vụ khởi loạn của các tướng lãnh Nga hoàng. Từ 1918 đến 1921, ông dẹp yên nước Nga. Tóm lại, đứng trên phương diện chủ nghĩa, có lẽ chỉ có Trotsky là chính thống mác xít hơn hết. Những người khác như Lénine và Staline chỉ dùng chủ nghĩa mác xít một cách và víu và nhiều khi mâu thuẫn...
Trên phương điện tâm lý, Trotsky là một tay trí thức có pha ít nhiều nông dân tính. Người thẳng thắn, quả quyết, tuy cương nghị nhưng còn nhân đạo tính. Một người có lý tưởng. Vì ông là người nhiệt huyết và lý tưởng, nên ông chỉ có thể làm một chiến sĩ cách mạng rất lợi hại. Nhưng về chính trị, ông lại ít năng khiếu, cho nên, khi cách mạng chưa thành hoặc gặp khó khăn, vai trò của Trotsky rất trội. Tới khi cách mạng thành rồi và tình thế tương dối vững chắc, cách mạng đã chuyển sang chính trị, và vai trò của ông bị lu mờ dần, để rốt cuộc tới 1927, bị Staline trục xuất ra nước ngoài 2.Vì ông là con người lý tưởng, nên ông thường am hiểu cải tốt trong con người, không am hiểu cái xấu trong con người, ông dễ tin người và ít đa nghi. Cách mạng là một công cuộc trong đó, cần huy động nhiều tới những lương năng tốt của con người. Trong khi chính trị thường sử dụng tới những góc cạnh xấu xa, quắt quéo, đen tối trong con người! Trái lại, Staline là người không biết khai thác những điều tốt của con người, nhưng rất giỏi trong sự khai thác những khía cạnh xấu xí của người. Nên trong giai đoạn cách mạng, Staline chỉ đóng những vai trò ở hậu trường. Tới giai đoạn chính trị, Staline đã chiến thắng, và thực ra, cũng ít gặp sức đề kháng của phải đối lập... Nếu xét cho kỹ những nguyên nhân chia rẽ giữa Trotsky - Staline, có lẽ sự khác biệt về đường lối chỉ có một phần, còn một phần là do những đố kỵ trên cá tính và tâm hồn. Trotsky tuy là người dân Nga nhưng nhiều Tây phương tính, thẳng thắn và nhân đạo. Trong khi Staline, tuy là người Géorgien, nhưng cũng có thứ tâm hồn cực đoan, mông lung, man rợ, quắt quéo của một thứ người Nga pha trộn tính chất Á châu.
Cần ghi thêm rằng vi chính thống mác xít, nên Trotsky bao giờ cũng chủ trương quốc tế chủ nghĩa triệt để. Ông cho rằng các biên giới quốc gia cần phải xoá bỏ để tiến tới một liên bang vô sản. Năm 1914, khi chiến tranh xảy ra, Đảng Xã hội dân chủ Đức đã rời bỏ quốc tế chủ nghĩa để trở lại lập trường dân tộc và chủ chiến. Trotsky đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích các lãnh tụ Đức. Đem so sánh, quốc tế chủ nghĩa của Lénine cũng không được vững chắc bằng Trotsky, vì trong con người Lénine, còn có nhiều tính chất dân tộc.
Trong những năm cuối thế kỷ XIX và chớm sang thế kỷ XX, phái mác xít ở ngoại quốc vẫn hoạt động đều bằng báo chí và diễn thuyết. Đồng thời, vẫn liên lạc với trong nước. Ở quốc nội, những phần tử mác xít cũùng kết hợp để tuyên truyền và tổ chức quần chủng. Tuy nhiên, trong những năm đó, sự hoạt động của phái mác xít còn lẻ tẻ và ít vang dội. Trái lại, sự hoạt động của đảng Xã hội cách mạng vẫn giữ ưu thế trên sân khấu cách mạng, do sự tổ chức liên tiếp hàng trăm vụ khủng bố. Lúc đó, phong trào Xã hội dân chủ (tức là mác xít) cũng chưa có sự chia rẽ chính kiến. Nhóm Tia Sáng vẫn hoạt động, do sự cộng tác giữa Lénine và Martov, Plékhanov. Nhưng dần dần, Lénine tiến tới một lập trường cứng rắn không muốn thoả hiệp. Ông đôi khi phê bình Martov là người nhiều khả năng trí tuệ, nhưng tinh tình mềm yếu, thiếu cương quyết. Còn đối với Plékhanov, Lénine thường coi như một lý thuyết gia có tiếng tăm, nhưng lỗi thời, và không có khả năng hành động.
Tới 1903 có một cuộc khoáng đại hội nghị của đảng Xã hội dân chủ nhóm họp tại Bruxelles. Nhưng vi có sự phả hoại của mật vụ Nga hoàng, hội nghị đảng phải chuyển sang Londres. Tại hội nghị này, đã xảy ra sự chia rẽ chính kiến rõ rệt. Phe Lénine chủ trương bất hợp tác với những phần tử cách mạng tư sản, muốn xây dựng một chủ nghĩa Jacobins vô sản. Phái Martov chủ trương hoà hoãn, có ý muốn thoả hiệp với khuynh hướng cách mạng tư sản dân quyền. Hai bên đả kích nhau kịch liệt, nhưng phái Lénine được đa số hơn. Từ đó, phái Lénine được mệnh danh là phái Bolsevich (đa số). Phái Martov được mệnh danh là Mensevich (thiểu số). Chủ nghĩa Jacobins của Lénine muốn tiến tới một tổ chức tập quyền, và đề cao vai trò lãnh đạo của vô sản trong cách mạng. Lúc đó, Trotsky còn đứng giữa, không theo phái nào. Ông mới có 23 tuổi, và ngạc nhiên đau đón trước sự xung đột chính kiến. Ít lâu sau, Lénine đi xa hơn nữa, đề nghị khai trừ Vera Zassoulitch và Axelrod ra khỏi ban biên tập Tia Sáng, vì cho rằng sau này, những phần tử đó sẽ lảm cản trở cách mạng vì quá nhiều tình cảm. Đảng Xã hội dân chủ trải qua cơn khủng khoảng đầu tiên vào năm đó.
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động