Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cà Phê Cùng Tony
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 15
N
gày 20/08/2013
Weak Kidney
Rồi mãi Tony cũng chấp nhận cho phóng viên một đài truyền hình nọ phỏng vấn.
Phóng viên (PV): Xin chào anh Tổng biên tập. Xin anh Tổng cho biết vì sao gọi là Tony và vì sao có chữ “buổi sáng” ở đây ạ?
Tony: Tony là tên tiếng Anh của tôi. Còn “buổi sáng” là vì tôi muốn cạnh tranh với các tờ báo có chữ “morning” trên thế giới như Bangkok Morning hay New York Morning...
PV: Vậy thưaanh Tổng, mục đích xây dựng Tony Buổi Sáng (TBS) là gì? Tại sao anh không ra mặt và xây dựng thương hiệu cá nhân, để có thể nổi tiếng và đi diễn thuyết, xuất bản sách đế kiếm tiền và kiếm danh như tiến sĩ A, giáo sư B, nhà văn C, diễn viên E, đạo diễn F...?
Tony: Dạ thưa vì tôi khác. Tôi chỉ muốn chia sẻ cho vui. Lúc nào tôi ớn, hết muốn chia sẻ thì tôi sẽ đóng facebook, chuyển qua mở quán Tony Buổi Trưa, cạnh tranh với một số tiệm bán thức ăn nhanh. Tôi không phải là cây bút thương mại, bên Mỹ gọi là opinion leader, thường xây dựng một hình ảnh tuyệt vời lung linh tài giỏi và đạo đức vô cùng để dân chúng ngưỡng mộ, thật ra những điều họ nói hay viết đều có trong sách khác, họ tổng hợp lại chứ ít ai sáng tạo ra cái mới. Rồi cô biết không, họ khéo léo lái đám đông theo hướng có lợi cho họ hay công ty họ đang làm, ví dụ chê bất động sản để giá rẻ rồi mua hay nói mọi người nên mua cái gì đó rồi bán... Tôi bán phân, không làm được chuyện này. Mặc dù chỉ là một tên thương lái, về ngoại hình, tôi hơn hẳn các người mẫu. Về gương mặt, tôi không thua bất cứ diễn viên nào. Về khả năng viết lách, thì như cô thấy đấy, ở châu Á tôi chỉ sau Mạc Ngôn... về độ tuổi.
Phóng viên: Xin anh cho biết vì sao anh lúc nào cũng không khiêm tốn như vậy? Tôi nghĩ một số độc giả không có óc hài hước rất dị ứng và ghét kiểu người như anh...
Tony: Ai ghét, cô chỉ tui coi...
Phóng viên:... (Ú ơ, cứng họng, nghiệp vụ trong trường báo chí chưa dạy phải phản ứng thế nào với đối tượng khùng nhẹ này..)
Tony (lầm bầm): Ai ghét, tui quánh bầm mắt
PV: Dạ. Câu hỏi cuối, nếu nói ngắn gọn 2-3 chữ về mình thì anh sẽ nói thế nào?
Tony: Giàu và đẹp.
Cô phóng viên vừa nghe vừa hí hoáy ghi chép vào sổ. Thằng quay phim ngồi cười hả hả, nói sao mà hai đứa em mê anh quá hà. Cười nhiều quá nên sau khi hai đứa nó đứng lên đi về, thấy something còn đọng lại ở dưới ghế. Cái này ngoài bắc gọi là mót, ở trung gọi là té, trong nam gọi là són.
Kết luận: Tuổi trẻ bây giờ thận yếu.
Ngày 26/08/2013
Chuyện hạc chuyện hành
Tập 1: Quân cờ di động
Tốt nghiệp xong cấp 3, Toni cũng bon chen đi thi đại hạc. Thi vào một trường mà học sinh phải khảo sát được một bài hàm số, một bài tích phân tích đức, rồi tính số mol vừa đủ, rồi ô mê ga tê cộng phi thì mới đậu (nhưng giờ hẻm biết tính mấy cái đó để làm gì). Nhưng ai muốn học để làm giám đốc thì thời đó, chẳng có sự chọn lựa nào khác. Lúc đi thi, thầycấp 3 dặn là nó hổng giống thi tốt nghiệp đâu nha, cho người ta coi bài thì người ta đậu, mình rớt ráng chịu. Khó mình thì khó người ta, dễ mình thì dễ người ta nên làm bài được chưa chắc đâu nha. Nghe lời thầy, đứa nào vào phòng thi lườm lườm, không ai nói chuyện với ai. Làm thì một tay viết, một tay phải che chắn lại, đừng để đứa bên cạnh nó coi. Lần đầu tiên đi thi mà lạnh lùng bắt ớn. Thêm vụ “giám thị không được giải thích gì thêm” nữa chớ. Nghe hẻm có nhơn ven chi ráo trọi. Phòng thi thì toàn mượn của mấy trường phổ thông, mình thi ở trường cấp 3 Lê Quý Đôn còn đỡ, nghe nói có bạn phải thi bên tiểu học Vân Đồn gì đó cái ghế và cái bàn thiết kế cho các bé nhi đồng, có vài thí sinh cao trên 1m80 ngồi 3 buổi thi xong về phải ghé BV chấn thương chỉnh hình để chỉnh cột sống vì bị vẹo, không làm người mẫu được nên đã khóc như mưa vì cái tội đi thi đại hạc.
Hồi đó có cái thằng bên cạnh, dân Sài Gòn, tên nó y chang mình nên giám thị quánh số báo danh hướng đông tây nam bắc chi thì nó cũng ngồi cạnh. Nó cho mình cục kẹo chanh xanh lè rồi xin coi bài, mình nói ngu gì mậy, cho coi rồi mày đậu tao rớt sao. Nó nói hổng sao, tao đi thi cho vui vì vài bữa nữa má tao bán nhà đi Mỹ định cư luôn rồi. Kẹo chanh thì mình có ăn rồi nên hỏi nó chứ nhà mày có vòi sen để tắm không, nếu có thì chút nữa cho tao về tắm một cái thì tao cho coi (mình hồi nhỏ đến lúc đó chỉ thấy trong phim nên thích tắm thử cho biết). Nó nói được được nên mình tháo bàn tay trái đang che bài ra cho nó cọp py liền. Bởi cái tật ham tắm vòi sen nên thằng này cũng đậu điểm cũng ngang ngửa với mình, vô hạc được đâu một hạc kỳ thì đi Mỹ thiệt. Chứ nó mà hạc luôn thì tới năm hai thế nào Tony cũng tổ chức chặn đường quánh, lột áo quay phim tung lên mạng cho chừa tội dám lừa Tô Nì.
(P/S: Xuống tone: bạn ơi, giờ mình mất liên lạc với bạn rồi, mình có qua Mỹ mấy lần, cũng có nhìn nhìn xung quanh nhưng hẻm thấy bạn. Nếu bạn có đọc bài này thì nhắn tin cho mình qua fb nha để nhận những món quà xinh xắn…)
Tập 2: Trời xanh qua kẽ lá
Vào hạc mới choáng. Choáng ngợp trước các hạc hồm (tức học hàm) và hạc vị của các thầy cô, thấy ai cũng ra giáo trình có các ký hiệu PGS, GS, TS, PTS, ThS phía trước tên riêng, làm học trò ngưỡng mộ quá đỗi. Do yếu tố lịch sử khách quan, phần lớn được đào tạo ở Đông Âu và Liên Xô với cách phân loại hạc vị khác. Về nước, một số thầy cô với tấm bằng phó tiến sĩ (nghe nói học lâu hơn thạc sĩ nhưng chưa tới mức của tiến sĩ),nghe nói bỗng dưng ngủ một đêm thức dậy trở thành tiến sĩ với chương trình hợp pháp hóa tiến sĩ theo nhu cầu đổi mới, vì liên kết với Anh, Pháp, Úc, Mỹ,... phó tiến sĩ không có cấp tương đương để trao đổi hạc thuật, nên nước ta không còn phó tiến sĩ nữa. Các bác tiến sĩ cũ vội vã đi in lại name card mới tên gọi “tiến sĩ khoa học-TSKH”, quyết không đồng sàng dị mộng. Nhiều thầy cô tranh thủ học thêm ngoại ngữ nên nắm bắt và đọc được các giáo trình bằng tiếng Anh, trở thành các cây đa cây đề, được nhiều sinh viên tôn trọng và yêu mến. Một số giảng viên khác đuối quá nên thôi phân công gì giảng đấy, nhiều lúc cũng không rành lắm vấn đề họ giảng nên nếu bị sinh viên chất vấn ngược sẽ dùng quyền lực “cả vú lấp miệng em” mà trả lời, khiến sinh viên hết sức sợ hãi. Lên trường nghe thông báo nghỉ học do bữa đó cô bịnh là đứa nào đứa nấy mừng hết lớn, liền tổ chức đi câu cá hay coi… cò ở vườn cò. Dù giáo trình khá tiên tiến nhưng phương pháp dạy và học vẫn thụ động, sinh viên vào ngồi chờ thầy đến, nói gì nghe đấy, đọc gì chép đấy. Các thầy cô trở thành các phát thanh viên với những giọng đọc truyền cảm và các sinh viên là các tay chép chuyên nghiệp sau 4-5 năm. Sinh viên hào hứng được 15 phút là gục ngã xuống bàn và ngáy vang như sấm. Giảng đường là các miên trường khổng lồ với những lời thỏ thẻ qua micro ru ngủ ngon giấc hàng ngàn sinh viên bao thế hệ...
Rùi ngủ mãi cũng có ngày bạn đập dậy, dậy đi, tới ngày tốt nghiệp rồi. Chu cha mừng húm. Nói ủa tốt nghiệp rồi hả mậy. Vài đứa hạc giỏi thì bảo vệ luận ven, còn lại là thi tốt nghiệp. Toni cũng nằm trong danh sách được bảo vệ vì hạc giỏi. Các luận văn cử nhân thường là các công trình sao chép công phu từ khoa này sang khoa khác, khóa này sang khóa khác, nên giờ thú thật không nhớ đề tài mình viết về cái gì nữa. Ngày ra trường, xúng xính áo quần tốt nghiệp, đứng cho ông thầy cầm cái dây nhợ đang treo lòng thòng trên mũ hất từ bên trái sang bên phải, thế là thành cử nhân. Mình tức cười nhưng hổng dám vì ổng nói đây là không khí trang nghiêm, đứa nào cười thầy quánh chết. Sau khi xuống sân khấu, đứa nào đứa nấy cũng tranh chụp hình, đứng ẹo qua ẹo lại trước cổng trường thiệt là dễ thương, giống bên Tây. Chỉ thiếu bãi cỏ để nằm sõng xoài xuống. Hồi đó chưa có vụ liệng cái bằng hay cái mũ lên trời rồi ngước lên cho người khác chụp như bây giờ.
Ông cử bà cử – sản phẩm của dây chuyền thiết bị cũ mới không đồng bộ - vừa vui vẻ hỉ hả xong phải đối mặt với thách thức đầu tiên: tìm việc. Gia đình quen biết gửi gắm thì còn đỡ, còn đứa tứ cố vô thân như mình thì suốt ngày lên báo Tuổi Trẻ, Mua Bán… đọc coi có ai tuyển dụng thì lật đật mang hồ sơ đến. Nhưng hồ sơ nộp cả chục cái mà hẻm có ai gọi, sau này mới biết là vì viết thư xin việc mà giống nhau như đúc vì thói quen sao chép. Phỏng vấn thì oh sorry I am so shy, nghẹn ngào nói không nên lời nên nhà tuyển dụng hổng biết ý nó sao. Cuối cùng, mình may mắn tìm được việc làm vì một đêm uống café bị thức trắng, bèn sáng tạo chèn một bông hồng ngay vào chỗ To whom it may concern - do mới học kỹ năng insert trong winword. Rồi viền quanh thư xin việc với Page Border nữa chớ, hình các em bé nắm tay cầm ly kem, in màu đỏ rực rỡ. Nhà tuyển dụng vừa thấy là gọi điện thoại mời phỏng vấn ngay, chị nhân sự nói lúc nhận hồ sơ của em, cả công ty từ giám đốc đến lao công phấn khởi lắm vì nói thằng này biết chèn bông hồng và viền cái trang trong C.V nè, chắc là nhân tài đây. Thế mới biết, nhân tài là phải tỏa sáng đúng lúc.
Nhưng vô được mấy bữa thì mới ôi thôi, cái gì nó cũng không biết. Lại tinh tướng nói mình hạc chính quy giỏi giang, nói không nghe, cứ nghĩ cỏ ở đồi khác thì xanh hơn nên cứ nhấp nhỏm nhảy việc. Ông giám đốc biết nên đuổi việc luôn cho nhanh. Tony thất nghiệp hẻm biết làm gì nên hạc cao hạc, tức thạc sĩ, và chuẩn bị tiến tới hạc tiến sĩ... luôn cho đủ 25,000 tiến sĩ (chỉ tiêu của nước ta đến năm 2020, nên hạc tiến sĩ cũng dễ, đăng ký thi là đậu nếu tiếng Anh không quá tệ).
Tập cuối: Trả lại tên cho em
Lên cao học và nghiên cứu sinh, thấy 1/3 học viên là thất nghiệp không biết làm gì bèn đi học; 1/3 là sự o ép của gia đình, toàn ông cha bà mẹ nói tao hạc ít mày hạc được thì “tới luôn bác tài”, tao nuôi; 1/3 còn lại là muốn có bằng cấp để làm cái gì đó, cũng có người đam mê khoa học nhưng ít coi như con số ép xi lông, không đáng kể. Lớp chia 2-3 phe, để không trượt trong các kỳ thi, các phe tận dụng tối đa thế mạnh của mình. Ai có X dùng X, ai có Y dùng Y..., ai không có XY thì dùng Z. Ông thầy hướng dẫn của mình suốt ngày thích hớt tóc ráy tai, nên nhóm mình 3 đứa phải thay phiên đưa ổng đi ráy tai ở chung cư gì ở đường Trần Quang Diệu, Q3. Đi riết rồi lúc mình đưa đề tài nói thầy ơi em làm đề tài này được không, ổng chửi quá trời. Đề tài của Toni định làm là: “Kinh doanh hớt tóc ráy tai trên địa bàn quận 3, thực trạng và giải pháp”. Thì suốt ngày vô đó mà, có biết cái gì khác mô?
Rồi cũng tìm ra được một đề tài để viết, kiểu cử nhân thì phân tích công ty A, thạc sĩ sẽ là phân tích tổng công ty B, tiến sĩ là phân tích ngành C. Luận ven thạc sĩ của mình bị hội đồng mổ xẻ có tới 14 điểm yếu, chỉ có 3 điểm mạnh là font chữ to dễ đọc, bìa vàng gắn lò xo và học viên đẹp trai, trình bày lôi cuốn. Tất cả đều vinh quy, với các luận án, đề tài “cả hội đồng thống nhất quánh giá là có thể ứng dụng thực tế” trong ngăn thư viện cả trăm năm vẫn còn như mới. Hôm gặp một chị kia, trước là cán bộ giữ thư viện và là hung thần của nhiều sinh viên, giờ bỗng dưng trở thành thạc sĩ y khoa. Chị tươi cười bảo, đề tài luận ven của chị là “Thống kê tình hình mắc bệnh ỉa chảy của dân cư vùng Đồng Tháp Mười từ năm 2000-2005, tầm nhìn 2020”. Mình hỏi thế chị là thạc sĩ toán học thống kê à. Chị chặc lưỡi, thống kê là thống kê thế nào, thạc sĩ y khoa hẳn hoi nhá. Các thầy trong trường trong viện cả, lên đây mượn sách quen chị hết. Mấy thầy thương chị ngần ấy năm lặn ngụp trong việc phân loại sắp xếp đống tri thức ngồn ngồn kia, lại sắp về hưu rồi, có hạc hòm hạc vị thì lương hưu cao một chút, nên KQ toàn là chín phẩy năm, chín phẩy năm và chín phầy năm...(dấu ấn sinh viên 96).
Chị còn nói thêm, em biết chị Nga thu tiền trong phòng tài vụ hem, thạc sĩ tài chính rồi đó. Đề tài của chị ấy là “Một số giải pháp phân biệt tiền giả tiền thật khi sinh viên đóng tiền hạc phí”, đề tài dày lắm mấy trăm trang, chị ấy những 30 năm ngồi đếm tiền cơ mà, kinh nghiệm cứ thế mà viết ra, tuôn trào dào dạt. Em biết chú Tư bảo vệ hem, chú ấy vừa bảo vệ xong cử nhân với đề tài “Phương pháp sắp xếp xe đạp và xe gắn máy gửi trong trường Đại hạc X theo mô hình hồi quy đa biến”, xếp loại ưu đấy nhé. Chị Bảy lao công thì đang hạc ven bằng 2, bên trường đại hạc tư thục thể dục thể thao Phạm Văn Mách Bảo, mới nâng cấp lên đại hạc đấy, các tỉnh nước ta hình như chỉ còn Đắc Nông là chưa có đại học em à. Xong rồi chị Bảy sẽ liên thông qua thạc sĩ thể dục dụng cụ hay tiến sĩ wushu luôn, em mà thấy chị ấy cầm chổi quét, ối giời ơi đẹp lắm, Thúy Hiền mà thấy á, phải xách dép chạy theo gọi Mợ bảy ơi mợ Bảy...
Tin cuối: Theo PGS.TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam and Nguyễn Văn Tuấn số lượng các bài báo công bố quốc tế (có bình duyệt) trong 2012 (gần 400 đại học và cao đẳng trên địa bàn cả nước) khoảng 1200 bài, thấp hơn của một đại học của Thái Lan (ĐH Chulalongkorn hay Mahidol). Thế nhưng số giáo sư, tiến sĩ của chúng ta lại nhiều nhất Đông Nam Á với hơn 9,000 giáo sư và 24,000 the so-called tiến sĩ.
Good news: And 5 years later, it will be 24,001 vì có thêm tiến suỹ Dr Tony Tèo, Ha Vợt.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cà Phê Cùng Tony
Tony Buổi Sáng
Cà Phê Cùng Tony - Tony Buổi Sáng
https://isach.info/story.php?story=ca_phe_cung_tony__tony_buoi_sang