Phần 15
ơn 1 tuần tôi không vào trường. Tôi ở lì trong nhà chờ nổi xúc động dần lắng xuống.
Tôi làm xong sổ sách và viết 1 lá đơn nhờ dì Tư mang đến trường. Có lẽ Duy Phong hiểu ra.
Lúc nào tôi cũng mang tâm trạng bức rức xốn xang, và đâm ra cáu gắt, khó chịu. Cố đè nén mà nào có dễ.
Hôm nay chúa nhật, dì Tư nghỉ về nhà 1 ngày, tôi phải đi chợ nấu ăn cho cả nhà.
Tôi đang ở dưới bếp, chợt nghe có tiếng bé Quyên khóc thét. Tôi chạy vội lên. Đình Văn đang cầm tay nó xem xét, tôi giằng ra, nhìn vết răng hằn sâu trên tay bé Quyên, hiểu ra, tôi quắc mắt nhìn bé Nga đứng đó, cái môi cong lên ra vẻ mãn nguyện, như được sự đồng tình của ba nó. Cảm tưởng đó làm tôi nổi điên, tôi lấy hết sức tát vào mặt nó, con bé ngã lăn ra đất, đầu đập vào cạnh ghế. Đình Văn hét lên:
- Phượng Nhi.
Rồi anh hấp tấp đở con bé lên, nó khóc ngất, anh quay mặt về phía tôi:
- Cô làm gì vậy.
Tôi giận run bần bật, Đình Văn cũng run lên, đôi mắt sáng quắc:
- Tôi càng nhịn cô càng làm quá đáng.
Anh lo lắng tìm vết thương trên đầu bé Nga, trán nó bị bầm xanh, 1 khối u khá lớn. Đình văn nhìn thấy, anh nóng ruột và càng điên giận:
- Cô đố kỵ vừa vừa thôi.
Tôi run giọng:
- Con của anh cắn con tôi thế này này, anh xử ra sao.
Tôi quát lên:
- Nói đi, đồ ma quỷ.
Đình Văn cũng căng thẳng:
- Mặc nó.
“Mặc nó”
Một luồng điện phẩn nộ chạy qua đầu tôi, làm căng thẳng mọi tế bào thần kinh. Tôi chưa biết làm gì để trút cơn thịnh nộ điên người. Tôi nhìn quanh, rồi vớ lấy bình hoa ném mạnh vào tường. Hai đứa nhỏ sợ hãi khóc ré lên.
Đình Văn bồng bé Nga bỏ vào phòng. Khi anh trở ra quần áo tề chỉnh, anh không thèm nhìn tôi, đi thẳng ra ngoài, tôi nghe tiếng xe nổ. Có lẽ cha con anh muốn tránh tôi đi tìm nơi yên ổn.
Cơn cuồng nộ tan đi, nhường chổ cho nổi đắng cay, uất hận.
Tôi quên mất nảy giờ bé Quyên đứng khóc thút thít, cho đến khi nó kéo áo tôi, tôi nhìn xuống, nhớ ra vết cắn trên tay nó, tôi lấy dầu xoa cho nó, rồi cứ ngồi suy nghĩ căng thẳng.
Đến nổi này thì không còn gì để ràng buộc nhau nửa. Đình Văn đã ra 1 thách đố chống đối tôi. Tôi không quen bị anh đối xử như vậy, tôi không chấp nhận được điều đó. Nổi khát khao trả thù cứ cháy ngùn ngụt trong tôi. Nhưng tôi có gì đâu mà trả thù, tôi chẳng có thứ vủ khí nào cả.
Bây giờ tôi hiểu mình phải làm gì rồi, những ý nghĩ lê thê trước đây đã được định hình, phải lập tức rời xa căn nhà ghê gớm này. Trước đây tôi cứ nấn ná vì tôi sợ con tôi không có cha, nhưng mà ở đây con tôi cũng đâu có cha, ở đây tôi chỉ đắm chìm trong đau khổ. Thà 1 lần dứt khoát để làm lại cuộc đời.
Với 1 chiếc răng sâu, hãy can đảm chịu đau 1 lần, rồi nhổ bỏ đi, còn hơn giữ lại kéo dài cơn đau nhức triền miên Phượng Nhi ạ!
Tôi đứng dậy, khép chặt mọi ý nghĩ hoang mang, phân vân. Tôi vào phòng xếp vội quần áo và lấy số vàng mà mẹ để lại, nhét tất cả vào giỏ. Phải đi nhanh trước khi Đình văn về, tôi không muốn thấy lại 1 người mà tôi đã hận thù.
Tôi thay đồ, mặc vội cho bé Quyên cái áo đầm, rồi viết vào miếng giấy nhỏ:
“ Trả lại tự do cho cha con anh đó, tôi rút lui và không cần đòi hỏi gì hết. Chỉ yêu cầu anh 1 điều là đừng bao giờ cho ba mẹ tôi biết sự thật này, vì ba mẹ tôi không chịu nổi sự ânn hận đâu. Rất cám ơn. Vĩnh biệt”.
Rồi tôi xé giữa quyển tập, viết lá đơn ly dị.
Thế là xong, chẳng còn gì phải nấn ná nửa.
Tôi khóa cửa, gởi chìa khóa cho nhà bên cạnh. Tôi đi ra bến xe.
Tôi đến nhà Mỹ Oanh, và thất vọng ghê gớm, nó còn ở dưới trường, chưa biết chừng nào về. Bây giờ trời đã chiều, tôi không thể về ngoại, đêm nay mẹ con tôi biết ở đâu bây giờ?
Đứng trước cửa nhà Mỹ Oanh, tôi rớt nước mắt, thấy thấm thía câu thơ của Nguyễn Du quá
“ Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”
Bây giờ ở thành phố, Đình Văn có biết tôi lang thang ngoài đường không?
Tôi điểm qua những người bạn thời phổ thông, chẳng nơi nào có thể qua đêm được.
Đành đến khách sạn. Nhớ năm nào tôi và Mỹ Onh cũng tìm 1 nơi ở như thế này. Lúc đó có Mỹ Oanh tôi đở cô đơn, còn bây giờ,… Tôi khóc 1 mình trong đêm, giữa 4 bức tường thinh lặng. Bé Quyên ngủ ngon lành, còn tôi thì cứ thức, thức và khóc. Cho đến gần sáng tôi ngủ thiếp đi.
Tôi giật mình thức dậy vì tiếng kèn chói tai, tôi nằm im nhìn chung quanh. Bé Quyên ngồi bên cạnh nhìn tôi không chớp. Tôi ôm nó:
- Con thức hồi nào vậy? Sao con không gọi mẹ?
- Con đói bụng quá mẹ ơi.
Tôi ngồi dậy, hấp tấp làm vệ sinh buổi sáng, rồi tôi bồng bé Quyên xuống chợ, mua thức ăn cho mẹ con tôi. Tôi chìm đắm trong suy tính, chẳng biết làm sao để có được 1 căn nhà, về nhà ngoại thì tôi không muốn. Có thể Đình Văn sẽ xuống đó tìm, tôi không tin anh muốn hàn gắn với tôi, nhưng nhất định anh sẽ tìm cách giữ bé Quyên. Tôi không muốn tranh chấp với anh vì tôi biết bao giờ tôi cũng lãnh phần thua thiệt.
Bé Quyên níu tay tôi:
- Ba đâu rồi mẹ? Sao sáng nay con không thấy ba?
Tôi nhìn con bé:
- Con nhớ ba lắm hả?
- Dạ.
Tôi hỏi cho qua chuyện:
- Con muốn ba dẫn đi chơi không?
Nó lắc đầu:
- Thôi, ba không dẫn đâu, ba bận đi chơi với bé Nga.
Tim tôi như bị ai bóp mạnh, nổi căm hận lại dâng lên. Tôi thù Đình Văn ghê gớm.
Nhưng bây giờ tôi không có thời gian để ngồi đó phân tích, tâm ngẩm suy nghĩ về cuộc đời mình, cái đó để sau. Bây giờ tôi phải lo lắng làm sao có 1 căn nhà cho mẹ con tôi. Tôi cần 1 căn nhà ở nơi heo hút, vắng vẽ, 1 nơi mà tôi sẽ không bị ai phát hiện. Nhưng biết tìm ở đâu bây giờ?
Khi người bồi phòng vào dọn dẹp, tôi hỏi thăm:
- Dì có biết ở đâu bán nhà không?
Bà nhìn tôi tò mò:
- Cô muốn mua nhà để ở luôn hả?
Một câu hỏi hơi ngớ ngẩn nhưng tôi gật đầu, bà ta nói tiếp:
- Nhà bán ở đây thì tôi không biết, tui chỉ biết 1 chổ ở gần nhà tôi, nhưng nhà đó củ lắm, chắc cô không mua đâu.
- Chổ đó ở đâu hả dì?
- Ở cặp mé sông, chổ đó vắng lắm cô ơi, nhà thưa lắm, buồn lắm.
Tôi hỏi thăm cặn kẽ, và tôi quyết định mua căn nhà đó.
XXX
Hơn 1 tháng mẹ con tôi sống lủi thủi với nhau, chẳng có lấy 1 người bạn, cũng không quen 1 người láng giềng. Suốt cả ngày tôi ở nhà chơi với bé Quyên, hoặc đọc sách. Đôi lúc tôi nghĩ, nếu bây giờ tôi chết đi, có lẽ cũng chẳng ai hay biết.
Cố sống 1 mình mới hiểu thế nào là nổi cô đơn. Những ngày rỗi rãnh, tôi luôn đắm chìm trong những hồi ức đã qua. Từ những ngày còn đi học cho đến bây giờ, và tôi khóc. Những buổi trưa quạnh quẽ bé Quyên ngủ, tôi ngồi thẩn thờ nhìn ra cửa sổ, chỉ thấy toàn cây cối màu xanh, không khí im lặng đến rợn người. Tôi nhớ tiếng ồn của thành phố vô cùng.
Bây giờ ở nơi đó, mọi người có ai nhớ đến tôi không? Đình Văn nghĩ gì khi về nhà không thấy có tôi? Anh có thấy trống vắng, mất mát khi không còn 1 Phượng Nhi mà anh yêu thương? Hay anh cảm thấy sung sướng, được yên ổn mà lo lắng cho đứa con riêng? Và Duy Phong người tình như 1 cơn sốc của đời tôi, Phong nghĩ gì khi tôi biến mất không 1 lời nhắn gửi? Có lẽ mai mốt tựu trường, bên những đồng nghiệp cũ, biết đâu Phong chẳng phát hiện ra 1 tình cảm mới nào đó như đã phát hiện ra tôi? Nhớ lại buổi gặp cuối cùng với nụ hôn say đắm, tôi thấy bàng hoàng.
Nhưng những tình cảm yếu mềm có lúc cũng bị lấn át, nhường chổ cho những suy tính đối phó với hoàn cảnh. Tôi hiểu rằng tự mình phải làm mọi thứ và phải bảo vệ con tôi. Nhìn căn nhà lá tồi tàn với những đồ đạc cũ kỷ, tôi ngao ngán, ghê ghê. Tôi mua 1 số đồ trang trí mà tôi ưa thích, những thứ tôi mang về thật chẳng phù hợp với cảnh trong nhà nhưng đủ làm tôi thấy dễ chịu.
Chiều tối mới buồn thê lương, tôi nhìn ra màn đêm dày đặc, cảm thấy cô đơn, lo sợ. Tôi sợ bóng tối với những đe dọa mơ hồ. Và tôi cố quên bằng cách đọc sách và bày đồ chơi cho bé Quyên, con bé mãi mê với những món đồ chơi mới, chợt nó nhào tới nép vào tôi, khóc thét lên:
- Con gì ghê quá mẹ ơi.
Tôi nhìn theo tay nó, trên vách 1 con nhện to tướng đang bò từ từ xuống. Tôi sợ hết hồn, bé Quyên rên rỉ:
- Mẹ bắt nó đi chổ khác đi, con sợ quá mẹ ơi.
Làm sao tôi dám lại gần con nhện khủng khiếp kia mà đuổi nó đi. Ơ đây cũng chẳng có ai để mà cầu cứu. Nhìn gương mặt khiếp sợ của bé Quyên, tôi như thêm can đảm, tôi lấy cây thước gỏ gỏ vào vách, con nhện từ từ bò xuống đất, biến mất. Nhưng như thế chỉ gây ra 1 nổi sợ khác, tôi sợ nó sẽ bò qua giường, thế thì tôi biết tránh đi đâu? Cả 1 buổi tối tôi cứ hồi hộp, sợ sợ, nữa đêm giật mình thức dậy, tôi vẫn lơ mơ cảm giác con nhện bò vào giường. Giấc ngủ thật chập chờn, chơi vơi.
Và mỗi ngày tôi mới hiểu thêm không chỉ có con nhện là mối đe dọa. Tôi không hiểu ở đâu ra nhiều sinh vật ghê gớm đến vậy. Sáng nay tôi nấu cơm dưới bếp, bé Quyên chạy quýnh quáng xuống tôi, níu lấy tay tôi đòi ẳm, mặt nó xanh mét;
- Ở trên kia có con gì ghê lắm, con sợ quá mẹ ơi.
Tôi bồng nó đi lên, dưới đất 1 sinh vật có hình thù kỳ dị mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Nó đen sì, thân dài và có dạng 2 chiếc lá úp lại, nó bò chập chạp trên mặt đất. Tôi nhìn con vật, sợ rúng người, tưởng tượng bị nó bò lên chân, chắc tôi chết mất. Nhưng làm sao bắt nó bây giờ. Tôi cắn răng, bật khóc. Cảm thấy tủi thân quá.
Tôi không dám để bé Quyên dưới đất nửa, con bé hình như cũng không dám đi đâu. Mẹ con tôi bị những con vật kỳ dị ám ảnh mãi. Ơ trong nhà mà tôi cứ nơm nớp lo sợ. Tôi tự hỏi đến bao giờ tôi mới thích nghi được môi trường này. Dù muốn dù không tôi cũng phải sống ở đây, mua nhà trong thành phố thì không đủ tiền để sống, và tôi sợ gặp lại bạn bè lắm.
Trưa nay tôi dẫn bé quyên đến nhà MỸ Oanh. Thấy tôi nó nhào tới ôm cứng lấy tôi:
- Trời ơi, mày đây hả Nhi, mày thật hả?
- Gì mà mày ngạc nhiên vậy?
- Vô đây, trời ơi, tao trông mày khiếp lên được, tao nghĩ mày không đi đâu xa và thế nào cũng trở lại tìm tao thôi.
Tôi nhìn nó, ngờ ngợ:
- Mày nói gì vậy Oanh? Bộ mày biết tao…
Nó ngắt lời:
- Biết mày bỏ nhà đi.
- Ai nói với mày?
- Anh văn tới đây tìm mày nè. Không hiểu làm sao anh ấy biết nhà tao nửa. Để tao kể từ từ đã. Mày biết không, hôm đầu hè tao về, mẹ tao nói có mày tới thăm tao, tao tưởng mày xuống chơi. Thế rồi 2 ngày sau anh Văn tới đây hỏi mày có xuống không?
Tôi nóng ruột:
- Rồi mày trả lời sao?
- Tao nói mày mới đến hôm kia.
- Rồi sao nửa.
- Tao nghe anh ấy lẩm nhẩm “ vậy là Phượng Nhi về đây’, tao mới hỏi tới nửa … mày làm gì bỏ đi vậy Nhi? Chuyện gây gổ có chút xíu mà cũng giận dỗi nữa hả?
- Anh Văn kể với mày rồi hả?
- Kể rồi, và dặn là nếu gặp được mày thì nói mày về dùm, hoặc lên đó cho anh ấy hay nếu mày không chịu về. Anh ấy dặn tới dặn lui tội nghiệp lắm.
- Rồi mày có ý định đó không?
Mỹ Oanh lắc đầu:
- Tao chưa biết, chờ gặp mày đã.
Tôi thở dài:
- Tao không có ý định về đó nửa đâu. Không bao giờ, dù tao có chết đói ngoài đường đi nửa.
Mỹ Oanh đăm chiêu:
- Mâu thuẩn ra sao mà mày phải bỏ đi vậy? Tao biết sống như vậy mày không vui gì, nhưng có đến nổi phải bỏ nhau không? Không lẽ gì đứa bé mà mày bỏ chồng.
- Nói ra thì thấy đơn giản quá, nhưng sống rồi mới biết hết cái khổ của nó. Tao với anh Văn có còn là vợ chồng nừa đâu mà dùng từ chia tay hả Oanh? Bây giờ có cái khác trước là 2 ngưòi không gặp mặt nhau thôi, còn chia tay thì lâu rồi.
- Nghĩa là sao?
- Sau này tao nhận ra anh ấy chỉ còn là cha của bé Nga mà thôi, anh ấy không cần tao với bé Quyên nửa. Vậy nên tao quyết định chia tay.
- Mày có cố chấp quá không, tao không tin anh Văn lo cho con riêng đến độ quên mày.
- Không tin hả Oanh, vậy mà đó là sự thật.
- Tao nghĩ là 1 phần do ở mày nửa, khó tin được chuyện anh Văn bỏ bê mày lắm.
- Thôi, không nhắc đến chuyện đó nửa, mày chỉ cần biết là tao sẽ không trở về đó, và không muốn gặp anh Văn. Nếu anh ấy có hỏi thì nói là không biết dùm tao, được chứ?
- Tao thấy chuyện này…
- Đừng nói nửa Oanh. Hãy thề với tao là không chỉ chổ của tao cho anh Văn, thề đi.
- Mày làm gì căng thẳng vậy Nhi, tao…
Tôi bặm môi:
- Mày biết không, trước khi tìm mày tao phân vân lắm, tao không muốn ai biết tung tích của tao cả, nhưng tao cần có mày, tao nghĩ chẳng lẽ sống mà không có lấy 1 người thân, vậy là tao tới tìm mày. Cuộc sống của tao bây giờ chỉ có bé Quyên và mày mà thôi.
- Tao biết rồi, tao hứa là sẽ không bao giờ nói gì với anh Văn hết.
- Bây giờ mày đến nhà tao chơi đi.
- Ờ.
Tôi đưa MỸ Oanh về nhà, nó đứng bên cửa nhìn khắp nhà, ngỡ ngàng;
- Mày ở chổ thế này hả Nhi?
- Có sao đâu Oanh.
- Trời ơi, mày mà sống thế này đây, tao chịu còn không nổi huống gì là anh Văn, anh ấy mà biết mày sống cảnh như vậy chắc…
Nó bỏ lửng câu nói, tôi bình thản:
- Từ từ tao cũng quen.
- Mày không mua căn nhà nào được khá hơn hả Nhi?
- Mua thì được, nhưng rồi tiền đâu mà sống. Mày thấy đó, bây giờ tao đâu có làm gì ra tiền.
- Mày viết thư xin tiền mẹ mày đi.
Tôi lắc đầu:
- Tao biết gia đình tao mới định cư, chưa làm gì dư ra đâu. Vã lại tao không muốn mẹ biết tao khổ.
Mỹ Oanh chớp chớp mắt, tôi thấy mắt nó đỏ hoe, rồi nó khóc sụt sịt:
- Tao không ngờ mày khổ như thế này. Bằng mọi cách tao phải xin chuyển về đây dạy, rồi ở với mày luôn.
- Được vậy thì hay quá nhưng tao sợ ba má mày không cho.
Mỹ oanh khoát tay:
- Tao lớn rồi, tự lập rồi chứ đâu phải con nít.
Mỹ Oanh về, và ngay chiều đó nó mang đồ trở lại, tuyên bố.
- Tao ở đây với mày tới hết mùa hè này.
- Thật không Oanh, tao mừng quá.
Bé quyên cũng ríu rít đó Mỹ Oanh, nó kéo áo Mỹ Oanh, thơ ngây hỏi:
- Dì Oanh ở đây với con luôn hả?
- Ừ, con chịu không?
- Chịu, ở nhà 1 mình con sợ con đen đen lắm.
Mỹ Oanh quay qua tôi:
- Con đen đen là con gì Nhi?
Tôi lắc đầu:
- Tao không biết, nó hay bò dưới đất, mấy lúc tao đi chợ là tao hay cho bé Quyên chơi trên giường thôi, sợ con đó cắn lắm.
Mỹ Oanh tư lự:
- Bé Quyên không đòi ba nó hả Nhi, chẳng lẽ nó không nhớ ba nó sao?
- Nhớ thì có nhớ, nó cứ hỏi ba đâu hoài, tao phải nói dối là mai mốt ba về đây, trẻ con cũng dễ nói dối lắm Oanh. Vã lại sau này anh Văn không còn gần gũi nó thường hơn nửa, không có anh ấy nó cũng quen.
- Đến nổi đó lận hả. Cha con như vậy mà anh ấy không chơi với nó à?
Tôi cười buồn:
- Bé Nga bám riết lấy anh ấy rồi, còn thời giờ đâu mà chơi với nó. Sau này tao tự ái, không cho anh ấy lại gần nó luôn.
Mỹ Oanh thở dài:
- Thật tao không ngờ.
Tôi nói với Mỹ Oanh cái điều mà vẫn dằn dặt tôi:
- Ra khỏi căn nhà đó, tao không còn thấy vấn vương gì nửa, nhưng lúc đi gấp quá, tao bỏ quên quyển nhật ký và thư từ của ba mẹ tao… Không biết làm cách nào lấy được. Và dì Tư nửa, tao không để lại 1 chữ cho dì ấy, nhìn lại thấy mình vô tình quá.
- Chuyện đó không thành vấn đề, nhưng trong nhật ký mày viết cái gì?
- Đại khái là những chuyện khổ tâm trong gia đình, và còn chuyện riêng nửa, tao không muốn ai biết, cái đó tao giữ bí mật cho tao, nhưng bây giờ… thế nào anh Văn cũng biết.
Rồi tôi kể cho Mỹ Oanh nghe chuyện tình cảm của tôi với Duy Phong, nó nhận xét:
- Tình cảm đó nó cũng nhẹ nhàng thoáng qua thôi, nhưng nếu mày còn ở đó và anh Văn vẫn không biết, thế nào mày cũng…
- Đi xa phải không? Không có đâu Oanh, may mắn 1 điều, về đây là tao quên luôn Duy Phong, tao nghĩ hắn cũng vậy.
- Cũng có thể, mẫu người như hắn chỉ chuộng cái đẹp thôi, chắc hắn không vương vấn lâu đâu.
- Tao cũng đã nghĩ vậy, bây giờ nhớ lại, tao thấy nhờ hắn mà tao có được khoảng thời gian bớt trống trãi, rồi thôi.
Mỹ Oanh nhìn tôi, sang chuyện khác:
- Mày không quên được anh Văn đâu Nhi, tao biết chắc là suốt đời mày cũng không quên được.
- Bây giờ tao chỉ thấy hận anh ấy.
- Càng thương là càng hận đó, nếu mày mà không bị anh Văn chi phối nhiều thì việc gì mày phải suy nghĩ nhiều mà hận, đúng không?
- Đừng nhắc tới anh Văn nửa Oanh, để cho tao quên từ từ.
Mỹ Oanh im lặng, đêm đó tôi với nó thức nói chuyện đến khuya. Có Mỹ Oanh 1 bên rồi tôi mới thấy những ngày qua mình quá đổi cô đơn.
XXX
Ba tháng hè qua nhanh, Mỹ Oanh xuống trường và tôi tiếp tục sống 1 mình với bé Quyên, nổi cô đơn lại xâm chiếm hồn tôi.
Tôi cho bé Quyên đi học, và mỗi ngày 2 lần đưa đón. Ngoài ra, tôi ở suốt ngày trong nhà, sống rúc trong ốc đảo của mình, với những nổi buồn nhức nhối trái tim.
Thỉnh thoảng Mỹ Oanh về chơi với tôi 1 ngày, rồi xuống trường, cuộc sống bình lặng của tôi lại tiếp diễn.
Tôi vẫn viết thư đều đặn cho ba mẹ, những lá thư đó tôi viết bâng quơ, chủ yếu là để ba mẹ tôi yên tâm rằng tôi vẫn bình thường. Tôi biết thư hồi âm ba mẹ vẫn gởi về nhà Đình Văn. Tôi muốn ba mẹ trực tiếp gửi cho tôi, nhưng tôi sợ mọi chuyện sẽ đổ bễ, vã lại địa chỉ này cũng không bảo đảm lắm. Tôi không biết cách nào về thành phố lấy thư, đành buông trôi tất cả.
Càng ngày tôi càng lo sợ cảnh sống thiếu hụt, vàng của ba mẹ cũng chẳng còn bao nhiêu, nếu cứ sống thế này thì tôi sẽ chết đói, bé Quyên cũng không thể đi học. Tôi đâm ra tiếc những khoản chi tiêu phung phí và biết cách dè sẻn hơn, nhưng số vàng thì cứ vơi dần.
Mỗi lần nhìn bé Quyên bước vào lớp học đơn sơ của trường làng, tôi thấy xót xa, hối hận. Lẽ ra con tôi phải được tung hoành trong những ngôi trường khang trang ở thành phố, được vui chơi ở công viên và được tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn. Về giam mình ở nơi đây, tôi đã giam hãm cả tương lai con tôi. Có lúc tôi muốn quay về với Đình Văn nhưng ý nghĩ đó liền bị lấn áp dập tắt. Tôi hiểu mình chỉ còn cầu cứu ba mẹ mà thôi.
Tôi viết thư xin tiền ba mẹ và cho địa chỉ của tôi, nhưng mấy tháng rồi ba mẹ vẫn bặt tin, thư của tôi bị trả về. Có thể ba mẹ đã dọn nhà nơi khác, thế là niềm hi vọng của tôi bị tắt ngấm. Vậy là trước đây thư tôi gửi ba mẹ đã bị trả về địa chỉ của Đình Văn.
Chỉ còn cách về thành phố gặp Đình Văn để liên lạc với ba mẹ, nhưng nghĩ đến chuyện anh có thể bắt bé Quyên, tôi lại mất can đảm. Càng ngày tôi càng rơi vào bế tắc, cùng quẫn.
Bây giờ tôi mới thực sự đơn độc, chẳng có lấy 1 người thân, chẳng có lấy 1 bàn tay cứu vớt, giá mà chết được cho xong 1 kiếp người.
Trưa nay tôi đưa bé Quyên đi học, ở đàng xa 1 tốp ngừoi đang phóng xe đi qua. Có 1 người quay xe lại, dừng trước mặt tôi, tôi bàng hoàng nhận ra thầy Nam.
- Phượng Nhi phải không?
- Dạ.
- Em đi đâu giờ này vậy?
- Dạ, em đưa con em đi học.
Thầy Nam chẳng có vẻ ngạc nhiên khi gặp tôi ở đây, thầy bình thản:
- Lên đây, tôi đưa em đi.
- Dạ thôi, gần tới trường rồi, em đi bộ được.
- Đừng giằng co Phượng Nhi, tôi còn tới thăm nhà em nửa mà.
Không thể từ chối được, tôi để bé Quyên ngồi phía trước rồi lên xe. Con bé có vẻ thích thú được đi xe, nó cười hớn hở. Lâu lắm rồi con tôi xa rời những tiện nghi vật chất, tôi ray rức quá.
Tôi dắt bé quyên vào lớp, rồi trở ra yên lặng đi bên thầy nam. Tôi cảm thấy bối rối, khó mà không mời thầy vào nhà, nhưng để thầy nam mà thấy cảnh sống của tôi thì xấu hổ quá. Trừ Mỹ Oanh, tôi không muốn ai nhìn thấy tôi sa sút.
Đến nhà, tôi mở cửa. Thầy Nam dựng xe ngoài sân, rồi đứng chờ. Tôi nói nhỏ:
- Mời thầy vô nhà chơi.
Tôi lúng túng đi lấy nước, thầy Nam cản lại:
- Khỏi, Phượng Nhi, tôi về bây giờ đây.
Tôi ngồi xuống ghế đối diện với thầy, thầy Nam chống tay lên bàn, quan sát trong nhà:
- Ai mua nhà này cho em?
- Dạ, em tự mua.
- Ngoài tôi ra, có ai biết em ở đây không?
Hình như thầy Nam xem chuyện gặp tôi ở đây là bình thừơng, hay là thầy biết giấu sự kinh ngạc. Tôi nói nhỏ:
- Dạ, có Mỹ Oanh hay tới chơi.
Thầy nam hỏi lại:
- Chỉ có Mỹ Oanh thôi à?
- Dạ.
Thầy gật đầu như đã hiểu chuyện.
Tôi im lặng, cảm thấy khó hiểu, rồi tôi hỏi:
- Thầy đi đâu ở đây vậy thầy?
- Tôi vào nhà người bạn, đi chơi thôi.
Tôi bạo dạn:
- Thầy đi nhậu phảikhông?
Thầy Nam bật cười:
- Gần gần như vậy. Nhưng bây giờ tôi đổi ý rồi, không đi nửa.
- Thầy rãnh rang ghê.
Thầy Nam hơi nhún vai:
- Cũng không hẳn, tôi ít chịu đi chơi lắm. Không hiểu sao hôm nay tôi lại nổi hứng muốn đi, may lại gặp em.
Rồi thầy cười nhẹ nhõm:
- Nếu không có hôm nay thì tôi không biết tìm em ở đâu?
Tôi mở lớn mắt:
- Tìm em? Sao lại… Thầy biết gì về em? Sao thầy lại…
Tôi lúng túng, thầy Nam đở lời:
- Em ngạc nhiên à. Còn tôi thì không ngạc nhiên khi thấy em ở đây. Tôi biết chắc 1 điều là em chỉ ở đâu đó trong thành phố này, cho nên gặp em tôi không thấy lạ lắm.
- Thầy nói sao? Em không hiểu, chẳng lẽ Mỹ Oanh kể chuyện em với thầy?
Thầy Nam nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Mỹ Oanh không kể gì hết, tôi cũng không hề gặp Mỹ oanh. Em không nghĩ ra chính chồng em làm cho tôi biết à?
Tôi như ngừng thở:
- Anh Văn kể chuyện riêng của tụi em cho thầy nghe à?
- Không. Chồng em không kể gì hết, anh ấy chỉ đến tìm tôi để hỏi thăm về em thôi. Cách đây 2 tháng anh ấy đến nhà tôi, hỏi tôi có gặp em ở đây không. Khi tôi bảo không biết, anh ấy có vẻ không tin, và hình như là có ý ngờ vực tôi.
- Không thể có chuyện đó được.
- Bình tỉnh đi Nhi, để tôi nói tiếp. Lần thứ nhất chồng em đến tôi chỉ thoáng nghi ngờ, đến khi anh ấy tìm tôi lần thứ hai thì tôi khẳng định điều mình nghĩ là đúng. Em bỏ nhà đi phải không?
- Em…
- Tôi không dám yêu cầu em kể chuyện của em, tôi chỉ muốn em khẳng định là, có phải em bỏ nhà đi không?
- Em chia tay với chồng em chứ không phải là em bỏ nhà ra đi. Tôi hơi giận.
- Đừng tự ái như vậy Nhi, tôi hiểu khái niệm đó mà. Dĩ nhiên không ai nghĩ em là trẻ con cả.
Thầy Nam có vẻ nghĩ ngợi điều gì đó, tôi ngồi yên, đầu óc rối bời. Tôi không ngờ Đình Vn suc sạo tôi ráo riết như vậy, có lẽ anh đã về nhà ngoại tôi rồi, vậy thì tôi sẽ không về thăm ngoại nửa. Anh vô tình chặn mọi lối đi của tôi rồi.
Nhưng tại sao Đình Vn lại đến nhà thầy Nam chứ, chẳng lẽ anh nghĩ tôi tìm đến nhờ vã thầy à? Tôi biết, anh nghĩ tôi bơ vơ chắc chắn sẽ đến nhờ thầy Nam che chở, anh đánh giá tôi sai lầm quá. Anh không hiểu bản lỉnh của tôi đâu, tôi cũng có lòng tự trọng của tôi chứ.
Nếu bắt được tôi, có lẽ Đình Văn sẽ chẳng để tôi yên, anh sẽ không tha thứ cho tôi, lổi để bé Quyên thiếu thốn và bắt bé Quyên về với anh. Tôi cảm thấy sợ hãi lẩn tức giận, nếu anh cương quyết giữ bé Quyên, tôi sẽ tự tử để trả thù anh. Nghĩ đến việc con tôi ở chung nhà với bé Nga, tôi giận ghê gớm.
Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ đến buổi trưa ra đi, tôi vẫn còn thấy tức. Không bao giờ tôi tha thứ cho sự vô tình của anh đối với bé Quyên. Tôi đã rút lui, tại sao anh quấy rối tôi hoài vậy chứ, anh không biết điều tí nào cả. Có lẽ anh nghĩ tôi bắt bé Quyên bỏ đi để trả thù anh. Tôi chẳng thèm ti tiện đến vậy đâu.
Tôi đăm đăm nhìn vào góc nhà, không hay thầy Nam nảy giờ vẫn quan sát tôi, thầy lên tiếng:
- Đừng buồn nửa Phượng Nhi, tôi biết khơi lại chuyện củ em không muốn, nhưng tôi khuyên em, đừng nên để cho sự thù hận đeo đuổi mãi, sống như vậy cuộc đời tối tăm lắm.
Tôi ngẩng đầu lên, cười gượng:
- Dạ. Em đâu có giận.
- Nhìn mặt em tôi biết.
Rồi thầy nhìn đồng hồ:
- Tới thăm em tí, tôi về.
Tôi chặn lại:
- Khoan, thầy khoan về.
Thầy nhướng mắt ngạc nhiên:
- Có chuyện gì vậy?
Tôi ngập ngừng:
- Thầy đã lở biết chuyện của em rồi, em nhờ thầy, nếu chồng em có đến tìm, thầy đừng chỉ chổ em ở, thầy hứa với em kông?
Thầy Nam im lặng, tôi van nài:
- Em xin thầy. Thầy hứa không? Nếu anh ấy biết nơi này, em sẽ tìm chổ khác nửa và như vậy em chỉ long đong, thầy giúp em không?
- Tôi hiểu, em yên tâm. Xem như tôi chưa hề đến đây.
XXX
Bước vào nhà, tôi thấy bé Quyên ngồi trong lòng thầy Nam, hình như nó đang kể chuyện lớp học của nó, tôi ngạc nhiên đứng nhìn. Thấy tôi thầy Nam ngẩng đầu lên, rồi nhìn tôi từ đầu đến chân:
- Em đi chợ về hả?
- Dạ.
- Sao bị dính bùn đầy người vậy? Em bị té phải không?
Tôi ngượng nghịu:
- Dạ, em bị té, đường trơn quá em đi chưa quen.
Đôi mắt thầy Nam như thoáng buồn, chợt bé Quyên lên tiếng:
- Mẹ ơi, hồi nảy lại có con đen đen bò lên, chú Nam bắt nó rồi, con đen đen hôm trước đó mẹ.
Tôi nhìn thầy Nam:
- Đó là con gì vậy thầy? Em không biết tên nó.
- Con bà chằn đó mà, em sợ nó lắm hả Nhi?
- Dạ, cũng hơi sợ, ở đây có nhiều con kỳ quá, từ nhỏ đến giờ em mới thấy.
Thầy Nam như đăm chiêu:
- Em nhát quá, vậy rồi mấy lần trước gặp nó em làm sao?
- Dạ, em tránh chổ khác chờ cho nó bò đi.
Đôi mắt thầy Nam như muốn nói “em không thề sống đơn độc như thế này đâu, em sinh ra là để được che chở mà”, tôi thấy 1 thoáng buồn, cười khỏa lấp:
- Hôm nay chúa nhật, có thể Mỹ Oanh nó về đây đó thầy, hình như lâu lắm rồi Mỹ Oanh không gặp thầy.
- Mỹ Oanh hồi đó chơi thân với em đó hả?
- Dạ.
- Lâu quá rồi, chắc cô ấy không nhớ tôi đâu, thường các em ra trường là hay quên thầy cô lắm.
‘ Không phải đâu thầy ơi, không bao giờ Mỹ Oanh nó quên được thầy. Nó yêu thầy thầm lặng suốt bao năm trời, thầy phải biết điều đó chứ”. Tôi nghĩ thầm, rồi tôi phân vân, có nên cho thầy Nam biết điều đó không?Mỹ oanh sẽ không dám nói, tôi phải lên tiếng cho nó chứ. Tôi nhìn thầy Nam:
- Thầy biết không? Mỹ Oanh lúc nào cũng nhớ thầy.
- Vậy hả, sao cô ấy không ghé thăm tôi?
- Tính nó nhát lắm thầy, nó ngại.
- Ngại tôi không tiếp hả. Em có đi dạy rồi em biết, không có thầy cô nào không biết quý tình cảm của học trò dành cho mình cả.
Tôi thấy khó nói quá, tôi mà nói không khéo sợ thầy Nam xem thường Mỹ Oanh:
- Mỹ Oanh chưa có gia đình đó thầy.
- Vậy hả.
- Có những người thầm lặng yêu 1 người mà không thể nói, và cứ sống 1 mình với tình cảm đơn phương…
Thầy Nam hơi nhướng mắt:
- Sao tự nhiên em triết lý vậy, Phượng Nhi?
Thầy Nam có hiểu không, tôi không tin thầy kém nhạy bén, nhưng sao thầy thờ ơ vậy? Hay là thầy đã có tình cảm riêng nên không thể quan tâm. Tôi bạo dạn:
- Thầy có cháu nào chưa thầy?
Thầy Nam cười:
- Chưa, tôi cũng chưa lập gia đình.
Tôi thầm hi vọng cho Mỹ Oanh.
Thầy Nam bảo tôi:
- Em làm công chuyện đi, tôi chơi với bé Quyên cũng được.
Bé Quyên nảy giờ vẫn ngồi yên trong lòng thầy Nam, ngước lên, cười hớn hở. Tôi biết con bé rất thích có 1 người để nói chuyện, chơi đùa với nó.
Buổi trưa thầy Nam ở lại ăn cơm với mẹ con tôi, căn nhà quạnh quẽ như ấm cúng hơn.
Chiều thứ bảy Mỹ Oanh về, bé Quyên mừng rỡ chạy ra đón. Mỹ Oanh bồng nó lên, con bé thỏ thẻ:
- Dì Oanh ơi, Quyên nhớ dì lắm.
- Dì Oanh cũng nhớ bé Quyên nửa, cho Quyên nè.
Nó lôi trong giỏ 1 hộp kẹo đưa bé quyên, tôi ngắm nghía nó;
- Sao hôm nay đẹp vậy? Tuần trước sao mày không về?
- Có chuyện gì không?
- Tao trông mày về chơi thôi, đâu có gì.
- Tuần trước tao có về, nhưng má tao bệnh, ở nhà tới thứ ba mới đi.
- Bệnh gì vậy? Hết chưa?
- Rồi, nhưng chắc mai mốt tao phải về nhà quá Nhi, ở nhà không có ai lo hết. Năm nay mà xin chuyển về không được là tao bỏ luôn.
Tôi kéo Mỹ Oanh ngồi xuống cạnh tôi:
- Oanh, hôm đó thầy Nam có tới đây.
- Sao thầy biết mày ở đây?
Tôi kể lại mọi chuyện cho Mỹ Oanh nghe, nhất là chuyện thầy Nam, Mỹ Oanh cười lặng lẽ:
- Mày không nói hay hơn Nhi, tao muốn để thầy tự hiểu.
- Muốn vậy mày phải tiếp xúc thường xuyên với thầy. Còn tao coi như tao không biết gì hết, như vậy tự nhiên hơn.
- Ừ.
Rồi nó nhìn tôi:
- Tao cũng có chuyện này kể với mày nửa Nhi.
- Chuyện gì?
- Ong bạn của ba tao làm mai tao cho 1 người.
- Ai vậy? Mày biết mặt chưa?
- Rồi, có tới nhà và tao có tiếp xúc với ông ấy rồi.
- Ong ấy ra sao? Tên gì?
- Tên Vĩnh. Lớn hơn tao 2 tuổi, làm ở sở giáo dục.
- Mày thấy được không? Có chấm không?
Nói xong tôi mới thấy mình hỏi thừa, Mỹ Oanh lắc đầu;
- Mày cũng biết tao muốn gì rồi đó, cho nên tao không nghĩ gì hết. Tao thấy mẫu người ông Vĩnh không hợp với tao. Ong ấy chỉ có thể là người chồng tốt chứ không thề là người yêu được.
- Tao hiểu rồi, nghĩa là ông ta thiếu sự lãng mạn, sức quyến rủ.
- Ừ, đại khái là vậy, ông ấy hiền quá, chẳng có cá tính gì thu hút cả.
- Hiểu rồi.
- Mày có cái may là gặp những người đàn ông hết sức “đàn ông”, nên mày không hiểu cái chán của tao đâu Nhi. Ong Vĩnh không thể làm cho trái tim mình nóng lên được, mà tao thì thích có tình yêu sôi nổi.
- Mày mâu thuẩn lắm, nhìn bề ngoài của mày như vậy ai biết mày có trái tim giàu tình cảm, ngay cả tao nhiều lúc còn lầm mày là nử tu mà.
- Vậy mới chết tao.
Tôi ngã đầu vào vai Mỹ Oanh:
- Cầu trời cho mày với thầy Nam đám cưới, nếu không thì uổng công mày chờ đợi lắm Oanh.
Chợt nhớ ra, tôi choàng dậy:
- Vậy là ông Vĩnh lo cho mày về đây chứ gì?
- Ừ.
- Vậy mày phải chịu ơn người ta.
- Ừ.
- Mang ơn người ta mà không đáp lại tình cảm, ác không Oanh?
Mỹ Oanh bình thản:
- Tao thấy không, không thể đem cuộc đời mình mà đi trả 1 cái ơn như vậy, có nhiều cách trả ơn lắm Nhi.
- Tao biết, nhưng cái đó người ta không cần thì sao?
- Chịu thôi chứ biết sao. Nói thẳng ra nhé, bây giờ mày đem cân xem, chỉ vì 1 chổ làm mà mình lấy 1 người chồng mình không ưng, có đáng không?
- Ờ, ờ… không đáng, nhưng không đáp lại thì lương tâm cũng cắn chút ít.
- Cắn đau đi nửa rồi cũng phải quên, vậy thì mình nên dứt khoát tư tưởng.
- Mày bản lỉnh quá.
- Không, tao không bản lỉnh bằng mày đâu Nhi. Chỉ 1 chuyện mày dám từ bỏ cuộc sống sung sướng để chịu đựng thiếu thốn, cũng là bản lỉnh lắm rồi. Đâu phải ai cũng làm nổi chuyện đó.
- Đặt vào hoàn cảnh như tao, ai cũng phải làm như vậy thôi.
- Không phải vậy đâu, có nhiều người chịu đấm để được ăn xôi đó. Mày coi nhu mì vậy, chứ đụng chuyện mới thấy mày cứng như đá. Tao nghĩ anh Văn sợ mày đó Nhi.
Tôi nhìn Mỹ Oanh trách móc, nó cười:
- Tao không có ý nhắc anh ấy đâu, nhưng mà mày phải hiểu điều này, mày không bao giờ quên được anh Văn đâu.
- Tao sắp quên được rồi.
- Đừng có dối lòng mình như vậy, mày cứ nói ra hết không chừng nhẹ hơn đó Nhi. Tao biết lúc nào mày cũng bị dằn dặt thù hận anh Văn, đó là phản ứng của tình yêu sâu đậm, mày muốn quên cũng không được đâu.
Thấy vẻ mặt giận dỗi của tôi, nó dàn hòa:
- Thôi thì tao không nhắc nửa, chịu chưa.
Tôi không trả lời Mỹ Oanh, không bao giờ tôi muốn nghe đến tên chồng tôi, cũng không muốn khơi gợi chuyện cũ, tôi muốn tìm sự lãng quên.
Xin Ru Tình Lãng Quên Xin Ru Tình Lãng Quên - Hoàng Thu Dung Xin Ru Tình Lãng Quên