Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tu Viện Thành Parme
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 12
người Do Thái chủ nhà đã mời một thầy thuốc giải phẫu kín đáo, ông này cũng thấy trong túi khách có tiền nên nói với Ludovic là lương tâm ông ta bắt buộc ông ta phải báo cáo với sở an ninh về những vết thương của chàng thanh niên mà Ludovic gọi là em đó.
— Pháp luật rõ ràng lắm, hắn nói thêm, thật quá hẳn nhiên là những thương tích của em ông không do anh ấy tự làm ra vì nhào từ trên thang xuống, tay cầm con dao đã mở, như anh ấy nói.
Ludovic lạnh lùng trả lời với ông thầy giải phẫu lương thiện ấy là nếu ông ta làm theo cảm ứng của lương tâm ông, thì trước khi rời Ferrare, anh sẽ có cái hân hạnh nhào vào ông ta đúng là với con dao đã mở.
Khi Ludovic thuật lại việc này, Fabrice trách anh nhiều, và họ thấy không thể nấn ná thêm phút nào ở nơi ấy. Ludovic nói với người Do Thái anh muốn thử đưa em anh đi chơi cho thoáng khí, anh đi gọi một chiếc xe rồi cả hai rời nhà để không bao giờ quay lại. Bạn đọc chắc sẽ thấy việc tường thuật những cuộc chạy chọt vì không có hộ chiếu này kéo dài quá. Ở Pháp, chúng ta không phải mất công về việc ấy, nhưng ở Ý, nhất là trong vùng sông Pô, mọi người đều nói chuyện thông hành.
Khi đã ra khỏi Ferrare không vướng mắc gì, như người ta đi dạo mát, thì Ludovic trả tiền xe, rồi một mình quay về thành phố từ một cửa ô khác, anh thuê một chiếc xe nhẹ, nói để đi mười hai dặm đường, rồi cùng đi với xe trở lại đón Fabrice. Họ đi gần đến Bologne thì bảo đánh xe băng đồng đến con đường cái đi từ Florence đến Bologne, họ tìm cái quán tồi nhất để ngủ và sáng hôm sau Fabrice thấy có đủ sức đi lại chút ít, họ cùng đi vào thành phố Bologne, vờ như những người dạo mát. Họ đốt tờ hộ chiếu của Giletti, chắc là người ta đã biết cái chết của tên này, thà là bị bắt vì không có hộ chiếu, ít nguy hiểm hơn là vì mang hộ chiếu của một người bị giết.
Ludovic có quen với vài ba nô bộc đại thế gia, thầy trò thỏa thuận với nhau là anh ta sẽ đến chuyện vãn với họ. Anh ta nói mình từ Florence đến, cùng đi với người em, chú em thấy buồn ngủ quá, bèn để cho anh đi trước, lúc đó vào khoảng một giờ trước khi mặt trời mọc, họ giao hẹn với nhau là chú em sẽ đến cái làng mà người anh dừng chân để tránh nắng. Nhưng Ludovic chờ không thấy em đến quyết định quay lại, anh ta tìm thấy em bị một vết thương do đá ném trúng và nhiều vết dao đâm, ngoài ra còn bị bọn khiêu khích đó lấy cắp, chú em này điển trai, chú biết săn sóc ngựa và biết đánh ngựa, chú biết đọc, biết viết, chú rất muốn được có một chỗ làm ăn ở gia đình phú quý. Ludovic đành lại chờ lúc có dịp sẽ nói thêm là khi chú em ngã thì bọn kẻ trộm đó lấy các xắc con đựng quần áo và thẻ hộ chiếu của họ mà chạy mất.
Đến Bologne, Fabrice thấy mình mệt lả, mà không dám vào quán vì không có hộ chiếu, nên đã vào cái nhà thờ Saint Pétrone mênh mông. Nơi đây mát rượi cho nên lát sau anh cảm thấy như hồi sinh. Chợt anh nghĩ thầm: “Mình quả là đứa vô ơn! Mình đi vào một nhà thờ, lại để mà ngồi như ngồi trong quán! Anh quỳ xuống và sôi nổi cảm tạ Chúa về sự phù hộ rõ ràng đối với anh từ ngày anh mang cái vạ giết tên Giletti. Mối nguy bị nhận ra ở trạm cảnh sát Casal Maggiore hãy còn làm cho anh rùng mình. Anh tự hỏi: “Không biết làm sao cái anh nhân viên có đôi mắt chứa chan nghi ngờ ấy đã đọc tờ hộ chiếu của ta đến ba lần, mà không nhận thấy ta không cao đến thước chín, ta không đến ba mươi tám tuổi và ta không rỗ chằng rỗ chịt đậu mùa? Con thụ ân Chúa biết chừng nào mà kể! Thế mà mãi tới nay, con mới đến phủ phục tấm thân đất bụi này dưới chân Người. Con đã kiêu kỳ tưởng rằng nhờ có tính cẩn thận, thật ra sự cẩn thận của người trần có nghĩa lý gì, mà con có được cái hồng phúc tránh khỏi nhà ngục Spielberg đã mở sẵn cửa để nuốt con!
Hơn một tiếng đồng hồ, Fabrice ở trong tình trạng cảm kích vô hạn trước sự nhân ái không bến bờ của Chúa. Ludovic đến gần và đứng ngay trước mặt mà anh không hay. Fabrice đang áp trán vào lòng bàn tay vừa ngẩng lên, và người đầy tớ trung thành thấy có những giọt nước mắt chảy dọc theo má.
— Một giờ nữa hãy trở lại! Fabrice nói, giọng nghiêm lạnh.
Ludovic không lấy làm bực dọc với cái giọng ấy chỉ vì lòng thành kính Chúa. Fabrice đọc nhiều lần bảy bài kinh sám hối mà anh thuộc lòng, anh dừng lâu ở những đoạn có liên quan với tình trạng hiện tại của anh.
Fabrice xin Chúa ân xá cho nhiều tội lỗi, nhưng đáng để ý là không bao giờ anh kể vào hàng tội lỗi cái dự định trở nên tổng giám mục nhờ uy quyền thủ tướng của bá tước Mosca, và việc bá tước nói rằng địa vị ấy và cuộc sống đài các nó đưa đến mới xứng đáng với cháu của nữ công tước. Anh muốn đạt địa vị ấy, đúng là không ham muốn đến mê mẩn, nhưng vẫn là có nghĩ đến, y như nghĩ đến một chức vụ bộ trưởng hay tướng quân. Anh không hề ý niệm rằng lương tâm anh dính líu với ý đồ đó của nữ công tước. Điều này là một đặc điểm trong tín ngưỡng mà anh đã học tập ở các cha Dòng Tên ở Milan. Tín ngưỡng này không cho người ta có cái can đảm nghĩ đến những điều bất thường, nhất là cấm chỉ sự tự phân tỉnh như là một tội lỗi lớn nhất, một bước nhích đến đạo cải cách. Theo tín ngưỡng ấy, muốn biết mình phạm tội lỗi gì thì phải hỏi cha xứ, hoặc tra cứu bản liệt kê tội lỗi, in ở trong những sách nhan đề là: Chuẩn bị vào lễ Sám hối. Fabrice thuộc lòng bản liệt kê tội lỗi, viết bằng tiếng La tinh mà anh học trước đây ở học viện công giáo Naples. Cho nên khi đọc nhẩm lại danh sách ấy đến mục sát nhân, anh đã tự tố cáo một cách đúng đắn trước Chúa là anh có giết một người, nhưng để tự vệ. Anh lướt qua rất nhanh ở mục mua giáo tước (dùng tiền bạc để chạy chức vị trong tôn giáo), không chú ý gì đến các điều khoản trong ấy. Nếu có ai đề nghị anh đưa một trăm đồng louis để được làm trợ tá thứ nhất của đức cha tổng giám mục ở Parme, thì anh ghê tởm từ chối ngay, tuy nhiên dù anh không kém thông minh cũng không thiếu khiếu luận lý, anh không hề gợn nghĩ rằng việc dùng thần thế của bá tước Mosca để thành đạt cũng là một việc mua tước vị. Ưu thế của kiểu giáo dục trong Dòng Tên là ở đấy, tập cho con người ta thói quen không để ý đến những điều rõ như ban ngày. Một người Pháp lớn lên giữa những tính toán về quyền lợi về bản thân và không khí mỉa mai của Paris, dù không có ác ý, cũng có thể cho là Fabrice giả dối chính lúc anh ta phơi trải tâm hồn với Chúa trong sự trung thực tuyệt đối và sự xúc động sâu xa.
Fabrice định xưng tội ngay trong ngày hôm sau, và khi đã chuẩn bị nhẩm xong cuộc xưng tội đó, anh mới đành ra khỏi nhà thờ. Anh tìm thấy Ludovic đang ngồi ở thềm cái thạch đình lớn xây tại quảng trường ở phía trước nhà thờ Saint Pétrone. Như sau một cơn giông tố lớn, khí trời trở nên trong lành hơn, tâm hồn Fabrice bây giờ yên tĩnh, thoải mái và tươi mát lại.
— Tôi thấy trong người khỏe khoắn lạ, hầu như không biết mình đã bị thương vào những chỗ nào! Fabrice nói khi gặp Ludovic. Nhưng trước hết, tôi phải xin lỗi anh.Tôi trả lời anh một cách bực dọc khi anh đến tìm tôi trong nhà thờ. Lúc đó tôi đang sám hối. À! Công việc của chúng ta đến đâu rồi?
— Trôi chảy lắm! Tôi đã giữ một chỗ trọ, nói cho đúng thì chẳng xứng đáng với Ông lớn chút nào, chỗ trọ ở nọ, cô vợ của một thằng bạn tôi, cô ấy xinh lắm và đi lại thân mật với một tên cảnh sát quan trọng. Đến mai, tôi sẽ đi khai hộ chiếu của chúng ta bị mất như thế nào, họ sẽ tin lời khai ấy. Và tôi sẽ trả tiền công cho người đem bức thư của sở cảnh sát đến Casal Maggiore, cái thư viết hỏi xem ở làng ấy có người tên là Ludovic San Micheli hay không, và người ấy có phải có một người em là Fabrice, kẻ hầu của công tước phu nhân Sanseverina ở Parme hay không. Thế là xong cả, siamo a cavallo (ngạn ngữ Ý: chúng ta thoát nạn).
Bỗng nhiên mắt Fabrice đượm vẻ nghiêm trang. Anh bảo Ludovic đợi anh một lát, rồi anh đi như chạy trở vào nhà thờ. Vừa vào nhà thờ, anh quỳ xuống ngay. Anh khiêm tốn hôn nền gạch.
“Đây là một phép màu, ơn Chúa! Anh kêu lên, mắt chan chứa lệ. Khi người thấy linh hồn con sẵn sàng trở về chính đạo, Người đã cứu vớt con. Lạy Chúa! Có thể một ngày kia, con bị giết trong một vụ nào đó, lúc con chết, xin Chúa hãy nhớ lại trạng thái tâm hồn con lúc này."
Fabrice đọc lại bảy bài kinh sám hối một lần nữa trong niềm hân hoan bồng bột nhất. Trước khi đi ra, anh bước đến gần một bà già đang ngồi trước pho tượng đức Mẹ lớn, bên cạnh một tam giác sắt dựng đứng trên một cái đế cũng bằng sắt. Vành tam giác lổm nhổm mũi nhọn để cắm những mẩu nến nhỏ, mà các con chiên ngoan đạo thắp trước tượng đức Mẹ Cimabué. Khi Fabrice đến thì mới có bảy ngọn được thắp sáng, anh ghi nhận trường hợp đó để sau này suy nghĩ khi có thời giờ.
— Nến giá bao nhiêu? Anh hỏi người đàn bà.
— Hai hào một cây.
Quả những cây nến đó không to hơn cái ống lông ngỗng và chỉ dài đến ba mươi phân.
— Còn có thể gắn bao nhiêu nến nữa trên cái tam giác của bà?
— Sáu mươi ba, vì đã có bảy thắp rồi.
A! Fabrice tự nhủ. Sáu mươi ba và bảy là bảy mươi, điều này cũng nên ghi nhớ.
Anh trả tiền nến, tự mình cắm và thắp bảy cây đầu, rồi qùy xuống khấn dâng lễ, lúc đứng lên, anh nói với bà già:
— Đây là để tạ ân ban phúc.
Khi trở lại với Ludovic anh nói:
— Mình đói sắp chết đây.
— Chúng ta không nên vào quán, cứ về nơi trọ thôi. Chị chủ nhà sẽ đi sắm bữa sáng cho chúng ta, chị sẽ ăn bớt vài mươi xu, cũng vì vậy sẽ gắn bó với người mới đến hơn.
— Cái việc quái đó chỉ tổ làm cho tôi chết đói thêm một tiếng đồng hồ nữa. Fabrice nói và cười trong sáng như một trẻ con. Rồi anh đi vào cái quán ở gần nhà thờ. Anh kinh ngạc nhìn thấy ở một bàn gần nơi anh ngồi người hầu phòng thứ nhất của cô anh, Pépé, cái người ngày trước đã đi đón anh ở Genève. Fabrice ra hiệu bảo Pépé im lặng. Anh ăn vội vàng rồi đứng dậy, trên môi phảng phất một nụ cười hạnh phúc. Pépé đi theo anh và lần thứ ba, nhân vật của chúng ta đi vào nhà thờ Saint Pétrone. Rất nhã nhặn, Ludovic ở ngoài, đi dạo trong quảng trường.
— Chao ôi! Ông lớn ôi! Thương tích của ông thế nào? Công tước phu nhân lo ngại ghê gớm, suốt một ngày, bà tưởng Ông lớn bị bỏ chết ở một hòn đảo nào trên sông Pô. Tôi phải cho người mang tin đến tức khắc cho phu nhân mới được. Tôi tìm kiếm Ông lớn đã sáu ngày nay trong đó có ba ngày lùng sục các quán xá ở Ferrare.
— Anh có mang cho tôi một tờ hộ chiếu không?
— Tôi có ba cái khác nhau: - Một mang tên họ chức tước Ông lớn, cái thứ hai chỉ có tên Ông lớn thôi và cái thứ ba mang một tên bịa, Joseph Bossi. Mỗi hộ chiếu đều làm thành hai bản, để tùy tiện. Ông lớn muốn đi từ Florence đến hay từ Modène đến. Chỉ cần đi dạo một vòng ra ngoài thành phố rồi quay vào. Ngài bá tước sẽ lấy làm thú nếu Ông lớn đến ở quán Pelegrino, mà người chủ quán là chỗ quen thân với bá tước.
Fabrice có vẻ như đi không có đích, nhưng tiến vào gian giữa, đến tận nơi có những ngọn nến của anh cháy dở, mắt anh đăm đăm nhìn tượng đức Mẹ Cimabué, rồi vừa quì xuống, anh vừa nói với Pépé: “Tôi phải khấn tạ ân một lát." Pépé làm theo anh. Ở nhà thờ ra, Pépé để ý thấy Fabrice cho người đầu tiên đến xin bố thí một đồng hai mươi francs, người hành khất đó cảm tạ ầm ĩ, khiến cả một đàn kẻ khó bu theo bên chân nhà từ thiện, đám kẻ khó này thường đứng trang trí cảnh quảng trường Saint Pétrone. Ai cũng muốn xí phần trong đồng Napoléon. Những người đàn bà không có cách gì chen vào giữa đám đông, bèn xông vào Fabrice, mồm thét hỏi phải chăng anh cho đồng Napoléon là để chia cho tất cả những đứa con nghèo của Chúa nhân ái. Pépé vung cây gậy quả nắm vàng thét bảo để cho Ông lớn yên.
— Chao ôi! Lạy Ông lớn. Các người đàn bà ấy lại càng thét lên the thé. Xin Ông lớn cũng cho lũ đàn bà nghèo khổ này một đồng Napoléon!
Fabrice rảo bước đi nhanh, những người đàn bà đó vừa chạy theo vừa la hét, rồi nhiều anh đàn ông nghèo cũng từ các ngã phố chạy đến làm thành như một cuộc nổi loạn nho nhỏ. Cái đám đông cương quyết và nhơ bẩn một cách ghê tởm đó hét:
— Ông lớn ôi! Ông lớn!
Fabrice phải khó nhọc lắm mới thoát ta khỏi đám người ô hợp đó. Cảnh tượng vừa qua kéo trí óc mơ màng của anh trở về với quả đất. “Cũng đáng đời mình thôi! Anh nghĩ thầm, mình đã cọ vào lũ hạ tiện”.
Còn hai mụ đàn bà lẽo đẽo đi theo anh đến cửa ô Saragosse mà anh đi qua để ra ngoài thành phố. Pépé vung gậy dọa gắt để cho họ dừng lại và ném cho họ một ít bạc vụn. Fabrice leo lên ngọn đồi San Michele Bosco, xinh đẹp, đi một đoạn vòng thành phố từ bên ngoài tường thành, rẽ qua một lối nhỏ đến một nơi trên con đường từ Florence tới, cách Bologne năm năm thước, rồi theo đường đó mà vào thành phố. Anh trịnh trọng đưa cho nhân viên cảnh sát xem tờ hộ chiếu ghi tên anh là Joseph Bossi, sinh viên thần học. Anh để ý thấy có một vết mực đỏ như vô tình dây ở góc phải tờ giấy về phía dưới. Hai giờ sau, có một tên mật thám lò dò theo anh, do cái danh hiệu Ông lớn mà người bạn đường đã gọi anh trước mặt những hành khất ở nhà thờ Saint Pétrone, mặc dù tờ hộ chiếu không ghi chức vị gì cho phép kẻ hầu người hạ gọi mình là Ông lớn.
Fabrice thấy tên mật thám, nhưng chẳng thèm để ý, anh không nghĩ đến hộ chiếu, đến cảnh sát nữa, và thấy gì cũng lấy làm vui thích, y như một chú bé con. Pépé được lệnh hộ vệ anh, nhưng thấy anh rất bằng lòng về Ludovic, nên muốn tự mình mang những tin tức tốt lành nhất đó về cho nữ công tước. Fabrice viết hai bức thư dài cho những người thân, rồi anh nảy ý viết một bức thư thứ ba cho đức tổng giám mục Landriani tôn kính. Cái thư này có một hiệu quả kỳ diệu, nó tường thuật khá đúng đắn việc đánh nhau với Giletti. Ông tổng giám mục phúc hậu rất cảm kích và không quên mang thư đến đọc cho hoàng thân nghe, hoàng thân cũng vui lòng nghe vì ông muốn biết cái đức cha trẻ đó làm thế nào để thanh minh một vụ giết người kinh khủng như thế. Trước đây nhờ có những người bạn hữu đông đặc của nữ hầu tước Raversi, hoàng thân cũng như toàn thành Parme tin rằng Fabrice đã cậy vài ba mươi nông dân giúp sức đánh chết một nghệ nhân sân khấu không tên tuổi, vì tên này dám hỗn láo dành con bé Marietta với anh ta. Tại các triều đình chuyên chế, tay nào khôn khéo xiểm nịnh trước thì tay ấy lung lạc chân lý cũng như thời trang lung lạc Paris. Hoàng thân nói với đức cha:
— Rõ quái chưa! Cái thứ ấy, người ta cậy kẻ khác làm chứ! Tự làm lấy là trái với tục lệ. Với lại một diễn viên khó như Giletti thì giết làm gì, người ta mua nó thôi.
Fabrice chẳng nghi ngại gì về tình hình xảy ra ở Parme. Trên thực tế, vấn đề đặt ra là phải để xem cái chết của anh diễn viên lúc sinh tiền lĩnh ba mươi hai francs mỗi tháng đó có làm sụp đổ nội các cực đoan và thủ lĩnh của nó, bá tước Mosca hay không.
Khi hay biết về vụ Giletti, hoàng thân vốn ức về cung cách ngang tàng của nữ công tước, đã ra lệnh cho quan chánh án tối cao Rassi tiến hành công việc tố tụng như đối với một người thuộc đảng tự do. Về phần Fabrice, anh cho rằng hạng thế gia như anh ở trên luật pháp, anh không dự tính là ở những nước mà các nhân vật có tên tuổi lớn không bị trừng phạt, thì sự xiểm nịnh vẫn có thể làm được tất, kể cả việc trị họ. Anh thường nói với Ludovic về sự vô tội hoàn toàn của anh, sự vô tội đó sẽ được mau chóng công bố, lý lẽ lớn của anh là anh không phạm tội. Đáp lại, một hôm Ludovic đã nói:
— Tôi không quan niệm được làm sao Ông lớn thông minh và uyên bác như thế, mà lại chịu khó nói những điều ấy với tôi là người tôi tớ tận tụy của Ông lớn. Ông lớn cẩn thận quá, những điều ấy chỉ đáng nói giữa công chúng hoặc trước tòa án.
Fabrice cụt hứng, nghĩ thầm: “Người này cho ta là một kẻ giết người, nhưng lại cứ yêu mến ta”.
Ba hôm sau khi Pépé lên đường, Fabrice rất ngạc nhiên nhận được một phong bì to buộc bằng một sợi dây tết chỉ tơ như ở thời Louis XIV: Gửi đến Ông lớn tôn kính, đức cha Fabrice Del Dongo, chanoie đệ nhất trợ tá địa phận Parme …
— Nhưng ta đâu đã được tất cả những cái này, Fabrice cười nói. Bức thư của đức tổng giám mục Landriani là một kiệt tác về tính lôgic và tính sáng sủa, nó dài đến mười chín trang đặc và nó kể tường tận tất cả những gì đã xảy ra ở Parme nhân cái chết của Giletti. Một đạo binh Pháp do thống chế Ney chỉ huy xông vào thành phố cũng không thể gây xao xuyến mạnh hơn, ông tổng giám mục đôn hậu viết:
“Trừ công tước phu nhân và cha, còn ai cũng nói, con yêu dấu ạ, là con thích thú giết cái tên hề Giletti kia. Tội vạ ấy dù xảy đến với con chẳng qua cũng vào loại có thể làm cho người ta quên đi với hai trăm đồng Louis và sáu tháng vắng mặt. Nhưng ả Raversi lại muốn lợi dụng sự kiện này để lật đổ bá tước Mosca. Công chúng không trách sự vụng về, nói đúng hơn sự thường đến không thèm cậy một tên bulo (một tay “anh chị” hạ đẳng). Cha thuật lại ở đây bằng lời lẽ rõ ràng những dư luận chung quanh cha, bởi vì từ khi xảy ra cái tai họa mãi mãi đáng tiếc này, mỗi ngày cha đi đến ba gia đình thuộc loại bề thế nhất trong thành phố để có cơ hội thanh minh cho con. Và cha nghĩ chưa có lúc nào cha được sử dụng chút ít tài hùng biện trời cho một cách thiêng liêng hơn”.
Mắt Fabrice như đã rơi màng mộng. Thư bà công tước gửi đến rất nhiều, và chứa chan niềm trìu mến, nhưng không tường thuật gì cả. Bà thề sẽ rời bỏ vĩnh viễn Parme nếu như Fabrice không trở về đại thắng lợi. Trong bức thư gửi kèm theo thư ông tổng giám mục, công tước phu nhân viết: “Bá tước sẽ vì anh mà làm tất cả những gì con người có thể làm được, về phần cô, hành trình tốt đẹp của anh đã làm thay đổi tính tình cô, bây giờ cô hà tiện hơn cả anh chủ nhà băng Tombone. Cô đã cho tất cả thợ làm cho cô về, cô làm hơn thế, cô đã đọc cho bá tước viết bản kiểm kê tài sản của cô, tài sản này ít hơn nhiều so với mức cô nghĩ. Sau khi ông bá tước Pietranera tuyệt diệu qua đời, nên nói ngoại đề là anh đang trả thù cho bá tước hơn là liều lĩnh đánh với một đứa loại Giletti. Cô có một nghìn hai trăm francs lợi tức và năm nghìn francs nợ, cô nhớ đặc biệt là cô có hai tá rưỡi giầy sa tanh trắng sắm ở Paris mà chỉ có một đôi giầy da để đi ngoài đường phố. Bây giờ cô gần như đã quả quyết lấy số tiền ba mươi vạn francs công tước để lại cho cô, mà trước đây cô muốn dùng tất cả để dựng cho công tước một ngôi mộ tráng lệ. Ngoài ra mụ hầu tước Raversi là kẻ thù chính của anh, cũng tức là của cô. Nếu ở Bologne anh thấy buồn thì anh cứ nói một tiếng là cô đến bên cạnh anh ngay. Cô gửi theo đây bốn hối phiếu mới v.v…"
Công tước phu nhân không nói gì với Fabrice về dư luận thiên hạ ở Parme, bà muốn an ủi anh trước hết, vả chăng, dẫu thế nào đi nữa thì cái chết của một tên vô danh tiểu tốt như Giletti có đáng gì mà đem trách cứ nặng nề một công tử dòng Del Dongo! Phu nhân nói với bá tước: “Tổ tiên chúng tôi đã gửi sang thế giới bên kia biết bao nhiêu là Giletti mà có ai nảy ra ý kiến phê phán họ một lời nào đâu!”.
Fabrice rất ngạc nhiên và lần đầu tiên thoáng thấy thực chất sự việc, bèn nghiên cứu kỹ bức thư của ông tổng giám mục. Rủi thay, ông tổng giám mục lại ngỡ anh ta biết nhiều rồi, Fabrice hiểu rằng mụ hầu tước Raversi đạt thắng lợi nhờ ở chỗ không thể tìm ra những nhân chứng có diện kiến cuộc đánh nhau tai hại đó. Người hầu phòng, kẻ đầu tiên mang tin về Parme, đang ở trong một cái quán tại làng Sanguigna khi cuộc chiến đấu diễn ra, ả Marietta và bà già đóng vai mẹ ả đã biến mất, còn tên xà ích đánh cái xe chúng đi thì bị con mụ hầu tước mua chuộc, cho nên bây giờ cung khai một cách đáng ghét. Ông tổng giám mục, với văn phong hùng biện dông dài thường lệ của ông, đã viết: “Mặc dù việc tố tụng đó được tiến hành một cách hết sức bí mật và do bản thân tay Rassi, chánh án tối cao điều khiển, tay ấy, mà cha không vạch những việc xấu xa ra là chỉ vì lòng nhân ái theo đạo Chúa mà thôi! Tay ấy nhờ có truy bức ráo riết những kẻ bị cáo đáng thương, như con chó săn đuổi riết theo con thỏ rừng, mà làm nên sự nghiệp, mặc dù tay Rassi như cha nói, đã được quận vương đang giận dỗi giao cho điều khiển việc tra án, cha cũng được đọc ba bản cung khai của tên xà ích. May mắn hiếm có sao, tên khốn khổ đó lại trước sau tự phản cung mình! Và cha nói với vị trợ tá của cha, với cái người sẽ trông nom địa phận này sau khi cha qua đời, cha nói thêm rằng cha đã gọi cha xứ của địa hạt mà tên tội lỗi lạc bầy đó ở. Cha cũng sẽ nói, con yêu quý ạ, nhưng phải bảo đảm bí mật của việc xưng tội, là cha xứ đã biết, qua mụ vợ tên xà ích, số écu mà tên ấy nhận của mụ hầu tước Raversi. Cha không dám nói mụ ấy đã buộc hắn phải vu khống con, nhưng có phần chắc là chuyện ấy, số tiền do một linh mục khốn nạn trao, viên này giữ những phận sự không lấy gì làm cao quý bên cạnh mụ hầu tước, và cha bị bắt buộc phải cấm ông ta hành lễ, cấm lần thứ hai. Cha không làm con phải nhọc công đọc những lời tường thuật về nhiều cuộc vận động khác mà con chờ đợi ở cha, những việc ấy vẫn thuộc nghĩa vụ cha phải làm. Một viên chanoie đồng nghiệp với con ở nhà thờ lớn đôi khi nhớ hơi nhiều quá tới ảnh hưởng do gia tài của ông cha để lại, mà ơn Chúa, ông là kẻ kế thừa duy nhất, viên chanoie ấy đã mạo muội nói liều ở nhà bá tước Zurla bộ trưởng nội vụ, là ông ta coi cái việc nhỏ mọn ấy xảy ra rõ ràng do lỗi tại con (ông ta nói về việc tên Giletti khốn nạn bị giết), cha đã gọi ông ấy đến trước cha, và ở đấy, trước mặt ba vị trợ tá khác của cha, trước mặt cha tuyên úy và hai cha xứ hiện diện ở phòng chờ, cha đã yêu cầu ông ta thông báo cho chúng ta, những người anh em của ông, biết những chi tiết khiến ông tin tưởng hoàn toàn là một đồng nghiệp của ông ở nhà thờ lớn đã phạm tội, điều tin tưởng ấy ông có phát biểu rồi, cái anh chàng khốn khó đó chỉ lắp bắp những lý lẽ không thuyết phục ai, ai cũng phản đối ông ta và cha chỉ cần nói thêm vàì lời, ông ta đủ phát khóc, rồi thú nhận sự sai lầm hoàn toàn của ông trước mặt chúng ta, tới lúc đó thì cha nhân danh cha và những người hiện diện hứa với ông ta đem hết mẫn cán ra sửa chữa những ấn tượng không đúng gây nên bởi lời lẽ của ông từ mười lăm ngày nay.
Cha không nói lại với con, hỡi con thân yêu, điều mà chắc con đã biết từ lâu rồi, là trong số ba mươi bốn nông dân dùng vào công việc khai quật của bá tước Mosca mà mụ Raversi nói con đã cho tiền để giúp con thực hiện tội ác, ba mươi hai đang ở dưới hào, hì hục với công việc, khi con nhặt con dao săn và dùng nó để bảo vệ tính mệnh con chống kẻ tấn công con bất ngờ. Hai người ở trên miệng hào kêu to gọi bọn kia: - Người ta giết Đức cha đây! Chỉ tiếng kêu đó thôi đủ nói lên sự vô tội rõ rệt của con. Ấy thế mà tay chánh án tối cao Rassi lại nói hai người đó đã biến đâu mất, hơn thế người ta tìm được tám người lúc đó ở trong hào, trong cuộc thẩm vấn đầu tiên, sáu người khai có nghe câu ”Người ta giết Đức cha!" Qua những đường liên lạc gián tiếp, cha biết là đến cuộc thẩm vấn thứ năm xảy ra tối hôm qua, năm người lại khai họ không nhớ rõ đã nghe trực tiếp tiếng kêu ấy hay chỉ nghe một bạn khác kể lại. Cha đã truyền cho người ta cung cấp cho cha nơi trú của những người thợ đào đất đó, để các cha xứ của họ giảng cho họ hiểu rằng nếu tham vài đồng écu mà bóp méo sự thật thì họ sẽ bị mất linh hồn”.
Ông tổng giám mục đôn hậu đi miên man bất tận vào chi tiết, như người ta có thể đoán qua mấy sự việc chúng tôi vừa thuật lại. Rồi ông dùng tiếng La tinh viết thêm:
“Vụ này chẳng qua là một vụ vận động thay đổi nội các. Nếu con bị kết án, thì phải là án khổ dịch trên chiến thuyền hoặc là án tử hình, lúc ấy cha sẽ can thiệp bằng cách đứng trên giảng đài tổng giám mục của cha mà tuyên bố là con vô tội, con chỉ bảo vệ tính mệnh của con chống một tên kẻ cướp và cuối cùng là cha đã cấm con trở về Parme khi những kẻ thù của con còn thắng thế; cha cũng định công kích một cách đích đáng viên chánh án tối cao; lòng căm ghét đối với con người ấy phổ biến bao nhiêu thì sự quý mến đối với hắn ta hiếm có bấy nhiêu. Những hôm trước cái ngày tên chánh án tuyên đọc bản án bất công đó thì công tước phu nhân Sanseverina sẽ rời bỏ thành phố Parme, có lẽ rời bỏ cả đất nước Parme cũng nên; trong trường hợp đó, chắc chắn là bá tước từ chức. Bấy giờ chắc là tướng Fabio Conti sẽ lên ghế thủ tướng và mụ hầu tước Raversi thế là đại thắng. Điều tai hại trong việc con, là không có bậc tai mắt nào đứng ra điều khiển những cuộc vận động cần thiết để làm sáng tỏ nỗi oan của con và phá tan những mưu mô lũng đoạn các nhân chứng Bá tước tưởng mình cáng đáng trách nhiệm ấy, nhưng tính cách công khanh cao quý của ông ta không cho ông ta tự hạ mình đi vào một số tình tiết; vả lại, nhân danh là bộ trưởng công an, lúc đầu ông buộc phải ra những mệnh lệnh nghiêm khắc đối với con. Cuối cùng, cha có nên nói chăng? Đức kim thượng tin là con đã phạm tội, hay ít ra người vờ tin như thế và tỏ thái độ ít nhiều chua chát trong vụ này”. (Nhưng chữ có nghĩa đức kim thượng và vờ tin như thế viết bằng tiếng Hy Lạp) Fabrice vô cùng cảm ơn ông tổng giám mục đã dám viết những tiếng đó. Anh lấy con dao nhíp cắt dòng chữ đó trên bức thư và hủy ngay.
Fabrice ngừng đọc đến vài mươi lần; lòng anh xao xuyến một niềm cảm kích sâu sắc; anh viết tức khắc một bức thư phúc đáp tám trang. Anh thường phải ngẩng đầu lên để cho nước mắt khỏi rơi trên giấy. Hôm sau, khi sắp niêm phong, anh nhận thấy giọng thư quá phù phiếm. “Ta phải viết bằng tiếng La tinh, anh tự nhủ, như thế Đức cha sẽ thấy xứng đáng với Đức cha hơn”. Nhưng khi cố cấu tạo những câu văn La tinh đẹp đẽ dài dòng đúng theo kiểu câu của Cicéron[71], anh sực nhớ có một hôm, khi nói chuyện với anh về Napoléon, ông tổng giám mục cố ý gọi là Buonaparte[72], tức thời nỗi cảm khái hôm qua làm anh rơi lệ hôm tiêu tan hết. “Quốc vương Ý[73] ôi! Lòng trung thành mà biết bao nhiêu kẻ thề thốt với Người lúc Người còn sống, con sẽ giữ mãi với Người sau khi Người qua đời! Ông tổng giám mục yêu quý ta, đúng nhưng chỉ vì ta là một công tử dòng Del Dongo còn ông ta là con một thị dân” Để cho bức thư tiếng Ý rất hay của anh khỏi uổng phí, anh sửa chữa một đôi chỗ đáng chữa rồi đem gửi cho bá tước Mosca.
Cũng ngày hôm đó, Fabrice gặp con bé Marietta ngoài đường phố, ả mừng đến đỏ cả mặt và ra hiệu cho anh đi theo chứ đừng hỏi han gì. Ả đi vội đến một cái cổng vắng người; đến đây, ả kéo thêm ra trước tấm ren đen che đầu theo kiểu địa phương, để cho người ta không nhận mặt được, rồi ả quay lại hỏi ngay Fabrice:
— Anh làm sao mà được tự do đi lại trên đường phố như thế này?
Fabrice thuật chuyện mình.
— Trời ơi! Anh cũng đến Ferrare ư? Thế mà em tìm anh ở đó biết bao nhiêu! Em cho anh hay rằng em đã gây gổ với bà già, bởi vì bà ta muốn đưa em tới Vanise, trong khi em biết rằng anh sẽ không đến đó vì anh nằm trong sổ đen của chính phủ Áo. Em bán sợi dây chuyền vàng của em để đi Bologne, linh tính báo cho em biết ở đây em sẽ có diễm phúc gặp anh; hai hôm sau thì bà già cũng đến nơi em. Bởi thế, em không mời anh đến chỗ em, ngại mụ ta sẽ vòi tiền bạc làm em xấu hổ đến chết được. Chúng em sinh sống cũng khá no đủ từ cái hôm tai hại mà anh biết đó, và chúng em tiêu chưa hết một phần tư số tiền mà anh đưa cho mụ ta. Em không muốn đến thăm anh ở quán Pellegrino, vì sợ vỡ chuyện. Anh hãy cố thuê một buồng con ở một phố vắng và đến giờ đọc kinh Ave Maria, lúc đêm xuống em sẽ có mặt ở đây, ngay dưới cổng này.
Nói xong, ả chạy biến đi.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tu Viện Thành Parme
Stendhal
Tu Viện Thành Parme - Stendhal
https://isach.info/story.php?story=tu_vien_thanh_parme__stendhal