Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trên Đường
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
[14]
Đ
ến sáng sớm xe chạy qua vùng sa mạc Arizona - Indio, Blythe, Salome (những nơi nó nhảy lên chồm chồm), qua vùng rộng lớn cằn cỗi kéo dài đến tận những dãy núi Mexico phía Nam. Rồi xe lại ngược lên phía Bắc, đến vùng núi Arizona, đến Flagstaff, đến những thành phố cheo leo. Tôi mang theo người một cuốn sách thó được ở quầy sách Hollywood, Anh Meaulnes cao kều của nhà văn người Pháp Alain-Fournier, nhưng tôi lại thèm đọc phong cảnh Mỹ, những nơi tôi đang phóng qua hon. Mỗi mô đất, bờ đá, mỗi khoảng trống đều làm tôi thích thú. Trong đêm đen như mực, chúng tôi vượt qua New Mexico, vào buổi bình minh xám đến vùng Texas; đến buổi chiều ngày Chủ nhật buồn thảm lần lượt vượt qua các thành phố bằng phẳng của bang Oklahoma; sẩm tối thì đến Kansas. Cái xe gầm lên. Tôi đã về nhà trong tháng Mười. Mọi người đều về nhà vào tháng Mười.
Đến trưa thì tới Saint Louis. Tôi xuống xe đi bộ dọc sông Mississippi và ngắm những bè gỗ trôi về từ Montana - những bè gỗ của giấc mơ Mỹ của chúng ta, những bè gỗ đã vượt qua một cuộc hành trình vĩ đại. Những con tàu cũ chạy bằng hơi nước chạm trổ rất đẹp và mòn theo năm tháng, đứng chết lặng trong bùn trở thành nơi cư ngụ cho lũ chuột. Chiều đến, những đám mây lớn phủ kín thung lũng Mississippi. Đêm đó, xe mở hết tốc độ chạy qua những cánh đồng ngô miền Indiana; ánh trăng chiếu xuống những cây ngô đã thu hoạch khiến chúng trở nên ma quái; lễ Halloween sắp tới gần. Tôi làm quen với một cô gái và chúng tôi cứ quấn lấy nhau trên suốt đoạn đường đến tận Indianapolis. Nàng bị cận thị. Khi chúng tôi xuống xe ăn trưa, tôi phải dắt nàng đến tận bàn. Nàng trả tiền suất ăn cho tôi; số sandwich đã hết sạch. Để đáp lại, tôi kể nàng nghe những câu chuyện thật dài. Nàng từ bang Washington đến, cả mùa hè nàng đã hái táo thuê ở đó. Nhà nàng là một trang trại ở bang New York phía trên. Nàng mời tôi về nhà chơi. Dù sao thì hai đứa cũng hẹn nhau sẽ cùng đến một khách sạn ở New York. Đến Colombus bang Ohio nàng xuống xe và tôi ngủ một mạch đến tận Pittsburgh. Nhiều năm nay tôi chưa bao giờ thấy mệt mỏi như thế. Tôi còn ba trăm sáu mươi dặm đi nhờ xe nữa mới tới New York, và chỉ còn một phần mười đô. Tôi phải cuốc bộ năm dặm đường để ra khỏi thành phố Pittsburgh, rồi một xe tải chở táo, tiếp đó là một xe rơ moóc lớn lần lượt cho tôi quá giang đến Harrisburg trong màn đêm mưa thối đất thối cát. Tôi vượt qua thành phố không dừng bước. Tôi muốn nhanh chóng về nhà.
Đây là đêm tôi gặp Bóng Ma sông Susquehanna. Bóng Ma đây là một ông già nhỏ thó nhăn nheo, vai đeo cặp giấy. Ông ta đang đi sang nước “Canady”. Ông đi rất nhanh, lệnh cho tôi phải bám sát theo, và nói trước mặt có một cái cầu mà chúng tôi phải vượt qua. Ông già khoảng sáu mươi tuổi; luôn mồm nói về những bữa ăn mình đã dùng qua, về số bơ ê hề người ta đã phục vụ để cho vào bánh kếp, về những lát bánh mì được cho thêm, kể rằng đã có nhiều ông già đứng trước trại tế bần ở Maryland từng mời ông lại nghỉ cuối tuần, rằng ông đã tắm nước nóng ra sao trước khi rời khỏi đó, đã nhặt được cái mũ mới cứng trên đường Ở Virginia thế nào và đó chính là cái mũ ông đang đội; kể chuyện ông đến thành phố nào cũng tạt vào Hội Chữ thập Đỏ xuất trình các giấy tờ xác nhận ông đã tham gia Thế chiến thứ nhất; kể chuyện Hội Chữ thập Đỏ ở Harrisburg không xứng với tên nó; chuyện ông đã phải xoay xỏa ra sao trong cuộc đời khốn nạn này. Nhưng theo xét đoán của tôi, thì ông ta chỉ là một gã bụi đời cóc cụ, ít nhiều có thể đáng trọng vọng, từng đi bộ lang bạt khắp rừng xanh núi đỏ miền Đông, gặp trụ sở Hội Chữ thập Đỏ nào cũng lao vào, lang thang trên ngã tư phố Chính xin vài xu. Chúng tôi táp vào nhau thành một cặp bụi đời. Cứ dọc con sông buồn thảm Susquehanna mà làm một lèo bảy dặm. Đây là một con sông dễ sợ. Nó chạy giữa hai vách đá cheo leo rậm rạp cây cối như những bóng ma lông lá trên dòng sông hoang dại. Lại một đêm tối đen như mực. Thỉnh thoảng từ phía đường sắt bắc qua sông lại lóe lên ngọn lửa đỏ rực của cái đầu tàu thắp sáng hai bờ đá lởm chởm. Ông già nhỏ thó khoe có một cái dây lưng rất đẹp vẫn để trong túi và dừng lại để móc ra khoe. “Tôi vớ được một cái dây lưng đẹp lắm, vớ được ở Frederick, Maryland. Mẹ kiếp, nó biến đâu rồi nhỉ, hay là mình đã bỏ quên trên quầy hàng ở Fredericksburg rồi?”
“Chú muốn nói là ở Frederick?”
“Không, không đó là Fredericksburg ở Virginia cơ!”. Ông già cứ lẫn lộn lung tung giữa Frederick bang Maryland với Fredericksburg bang Virginia. Ông cứ đi nghênh ngang giữa đường cái, ngay giữa luồng xe cộ phóng vèo vèo và suýt bị xe cán mấy lần. Tôi chật vật đi trên lề đường. Tôi nghĩ bất cứ lúc nào ông già nhỏ thó điên khùng này cũng có thể thăng trong đêm, chết. Đi mãi không hề tìm thấy cây cầu ấy. Đến gần đường hầm vượt tàu hỏa, tôi chia tay ông già, và vì tôi đã đổ quá nhiều mồ hôi do đi bộ, tôi thay áo và mặc thêm hai áo len nữa; ánh đèn trong một quán bên đường lấp loáng trên nỗ lực buồn bã của tôi. Cả một gia đình dắt nhau đi dạo trên con đường tối và băn khoăn không biết tôi đang làm trò gì. Và điều kỳ lạ nhất là từ ngôi nhà quê kệch đó một giọng nam cao chợt cất lên những giai điệu blues tuyệt đẹp; tôi nghe và rên rỉ theo. Trời đổ mưa rào. Một chiếc xe cho tôi đi nhờ đến Harrisburg, bác tài nói tôi đã đi nhầm đường rồi. Tôi bỗng lại nhìn thấy ông già bạn đồng hành nhỏ thó lúc nãy đang đứng bên cột đèn đường buồn thảm, ngón tay giơ lên làm hiệu xin đi nhờ - con người đau khổ tội nghiệp, kẻ đáng thương dường như chưa từng có thuở ấu thơ, giờ là bóng ma tan nát man rợ không xu dính túi. Tôi với bác tài và bác ta dừng xe lại nói với ông già.
“Này ông già, ông đang đi về miền Tây đấy, không phải miền Đông đâu.”
“Hả?” Bóng Ma nhỏ thó đáp. “Anh cho là tôi không thuộc đường ở khu vực này phỏng? Tôi đã đi mòn chân khắp đất nước này rồi. Tôi đang đến Canady.”
“Nhưng đây đâu phải đường sang Canada, đây là đường đi về Pittsburgh và Chicago.” Ông già nổi cáu với chúng tôi rồi bỏ đi. Hình ảnh cuối cùng của ông già mà tôi nhìn thấy là cái túi quai chéo trắng nảy theo nhịp bước chân rồi chìm dần vào bóng đêm của dãy Allegheny tang tóc.
Tôi cứ ngỡ là tất cả sự hoang dã của nước Mỹ đều ở miền Tây cho đến khi gặp Bóng Ma sông Susquehanna. Không đâu, sự hoang dã có cả ở miền Đông; đó cũng là sự hoang dã mà Ben Franklin đã phải chống chọi khi còn là nhân viên bưu điện từ thời còn xe bò kéo, là sự hoang dã khi George Washington còn là một chiến binh hăng hái trong cuộc chiến tranh với người da đỏ, khi Daniel Boone kể chuyện dưới những ngọn đèn ở Pennsylvania và hứa hẹn sẽ tìm ra đèo Cumberland, khi Bradford làm đường và người ta nườm nượp đi qua trên những cỗ xe chở củi. Ông già nhỏ thó nọ đâu từng được thấy vùng Arizona mênh mông, mà chỉ là sự hoang dã rậm rạp của miền Đông bang Pennsylvania, Maryland và Virginia, những con đường rải nhựa quanh co giữa mấy con sông buồn thảm như sông Susquehanna, con sông già nua Potomac và sông Monocacy.
Đêm ấy ở Harrisburg, tôi phải ngủ trên một cái ghế băng của nhà ga; sớm ra, chủ ga ném tôi ra ngoài. Chẳng phải ai cũng khỏi đầu đời mình là một đứa nhóc ngoan ngoãn tin vào mọi chuyện dưới mái nhà của mẹ cha sao? Rồi đến một ngày ta bỗng thấy mình thảm hại, đau khổ, nghèo túng, mù quáng và trần trụi. Và, với bộ mặt gớm ghiếc, sầu thảm của một bóng ma, ta run rẩy đi ngang qua cuộc đời ác mộng. Phờ phạc, tôi loạng choạng đi khỏi nhà ga; tôi chẳng còn ý thức được gì nữa. Sáng hôm ấy, tôi chỉ nhìn thấy có độc một thứ, đó là một màu trắng toát giống như màu trắng ngoài mộ chí. Tôi đói chết đi được. Toàn bộ lượng calo còn sót lại trong người tôi chỉ là mấy giọt thuốc ho tôi mua ở Shelton vùng Nebraska, hàng tháng trước rồi; tôi bèn đem ra nhấm nháp để lấy chút đường. Tôi không biết cách chìa tay xin của bố thí. Tôi ra khỏi thành phố và chỉ còn đủ sức lê hết đến ngoại ô. Tôi biết người ta sẽ tống tôi vào tù nếu còn ngủ qua một đêm nữa ở Harrisburg. Cái thành phố khốn kiếp! Người tiếp theo cho tôi đi nhờ xe là một gã gầy hốc hác, tin vào việc cố tình nhịn đói để tăng cường sức khỏe. Khi đi về phía Đông, tôi nói với hắn là mình sắp chết đói đến nơi thì hắn cười, “Tuyệt hảo, tuyệt hảo, không còn gì tốt hơn đối với ông. Ba ngày nay tôi cũng chưa ăn gì. Tôi sẽ thọ một trăm năm mươi tuổi.” Hắn đúng là bộ xương khoác áo, một cái cành mọt, một thằng khùng. Lẽ ra tôi nên rơi vào tay một kẻ bụng bự và hắn có thể sẽ nói với tôi rằng, “Ta dừng xe trước nhà hàng này và chén món sườn lợn với đậu nào.” Ôi, thế mà buổi sáng hẩm hiu đó tôi lại chỉ rơi vào tay một thằng khùng thích nhịn đói để sống dai! Xe chạy được khoảng trăm dặm, hắn bỗng đâm ra dễ chịu và móc ở sau xe ra mấy cái sandwich quệt bo. Tôi nhai bánh ngấu nghiến. Hắn giấu bánh giữa đống hàng mẫu. Hắn làm nghề bán ống nước ở Pennsylvania. Tôi ăn ngấu nghiến bánh. Bỗng tôi bật cười thành tiếng. Tôi ngồi một mình trong xe ở Allentown đợi hắn đi gọi điện công chuyện và cứ cười suốt. Giời ạ, tôi phát ốm lên với cuộc đời này. Nhưng dù sao tay khùng này cũng đã đưa tôi về nhà ở New York.
Bỗng tôi thấy mình đang đứng trên Quảng trường Thời Đại. Tôi đã rong ruổi tám ngàn dặm đường suốt lục địa Mỹ để quay về Quảng trường Thời Đại; ngay giữa giờ cao điểm, ngây dại nhìn ngắm cơn điên đích thực và sự phồn hoa dị thường của New York với hàng triệu con người mãi mãi bon chen để giật lấy từng đô từ tay nhau, một giấc mơ điên loạn - giành giật, lấy đi, cho lại, thở dài, chết, tất cả chỉ để kết thúc ở khu nghĩa trang bẩn thỉu ngoại vi Long Island City. Những tòa tháp cao của lục địa này đứng đó - ở đầu Đông lục địa, nơi nước Mỹ vẫn được ngợi ca trên báo chí đã ra đời. Tôi đứng chôn chân ở lối vào ga tàu điện ngầm, thu hết can đảm để cúi xuống nhặt một mẩu thuốc lá còn khá dài, nhưng cứ mỗi lần cúi thì lại có một đoàn người lũ lượt qua, che khuất tầm nhìn và cuối cùng mẩu thuốc lá bị giẫm bẹp gí. Tôi không có tiền để mua vé xe buýt về nhà. Từ Quảng trường Thời Đại đến Paterson cũng xa đến mấy dặm. Có thể hình dung được không: phải cuốc bộ qua đường hầm Lincoln hoặc vượt cầu Washington để đến New Jersey? Đã tối nhọ mặt người rồi. Hassel ở đâu? Tôi bới tung quảng trường lên tìm Hassel trong khu phố; hắn không có ở đấy, hắn đang ở Ricker’s Island, đằng sau các bar. Thế còn Dean? Tất cả bọn họ đâu rồi? Cuộc đời ở đâu? Tôi có một ngôi nhà để về, để gục đầu suy nghĩ về những được mất trên cõi đời này. Tôi phải ngửa tay xin tiền người khác vài xu để mua vé xe buýt. Cuối cùng tôi gặp được một mục sư người Hy Lạp ở một góc phố. Ông ta cho tôi một phần tư đô la rồi sợ hãi quay mặt đi ngay. Tôi vội vàng đuổi theo xe buýt ngay lập tức.
Về tới nhà, tôi mở tủ lạnh chén sạch mọi thứ ở trong đó. Bà cô ngồi dậy nhìn tôi. “Cháu Salvatore bé bỏng tội nghiệp,” bà nói bằng tiếng Ý. “Cháu gầy quá, gầy quá đi mất. Cháu đã từng lang bạt ở những đâu hả trời?” Tôi chỉ còn nhõn hai chiếc sơ mi và hai cái áo len đang mặc cả trên người; trong túi xách là cái quần rách nát từng lê la trong cánh đồng bông và đôi giày hở mũi kiểu Mexico cũng rách nát như vậy. Bà cô và tôi quyết định sắm một cái tủ lạnh mới toanh bằng số tiền tôi đã gửi cho bà từ California; đó là cái tủ lạnh đầu tiên sắm được trong nhà. Bà đi nằm rồi, còn tôi thì mãi khuya vẫn không ngủ, chỉ hút thuốc trên giường. Tập bản thảo mới viết được một nửa vẫn nằm trên bàn. Tháng Mười, về nhà và lại làm việc. Những cơn gió lạnh đầu tiên thổi rung cửa kính và tôi đã về hết sức kịp thời. Dean từng đến nhà tôi, ngủ mấy đêm để đợi tôi; đã chuyện trò mấy buổi trưa với cô tôi trong khi bà hí hoáy làm một tấm thảm lớn bằng một lô quần áo cũ trong nhà tích tụ nhiều năm; tấm thảm ấy nay đang trải trong phòng của tôi, nó cũng phức tạp và lộng lẫy hệt như chính thời gian. Thế rồi hắn đi, hai ngày trước khi tôi về tới nhà, có lẽ đã đi ngang qua tôi đâu đó ở Pennsylvania hoặc Ohio, trước khi đến San Francisco. Ở đấy, hắn có cuộc sống riêng của mình. Camille cũng vừa có được một căn hộ riêng. Tôi không hề nghĩ đến chuyện ghé thăm nàng khi còn ở Mill City. Giờ đây thì muộn quá rồi và tôi đã lại mất dấu Dean.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trên Đường
Jack Kerouac
Trên Đường - Jack Kerouac
https://isach.info/story.php?story=tren_duong__jack_kerouac