Chương 14: Tương Tiến Tửu (Đem Tiến Rượu)
uổi tối khi đi tìm Như Vụ đã bắt tại trận, yêu tăng này, quả nhiên đang ngồi trên thiền tháp phẩm rượu.
Trên bàn gỗ trước mặt có bày một đôi mộc đấu, một cái vân văn ngọc quang (quang: ly bằng sừng), một cái chảo vàng hoa văn song sư để hâm rượu.
Thấy Mạc Hi đến, hiểu rõ cười, nói: “Đến đây, cùng uống đi.” Vẫy tay áo, bầu rượu hoa sen xanh trắng từ trong chảo vàng bay ra, rót vào mộc đấu đầy bảy phần, đẩy tới trước mặt nàng.
“Huynh không sợ Trí Thanh nhìn thấy hai chúng ta đối ẩm sao?” Mấy ngày nay trong chùa đồn đãi phương trượng sắp viên tịch, mà người tiếp nhận y bát không ai khác ngoài Như Vụ.
“Lời đồn không thể tin. Vả lại dạo này mỗi ngày phương trượng đại sư đều một mình ở trong Tàng Kinh Các kiểm kê vật quý trong chùa.” Như Vụ dường như đối với vị trí trụ trì không chút để ý, chỉ một lòng phẩm rượu.
Mạc Hi gật gật đầu, ngồi xuống hồ nghi nói: “Nghe nói dùng ngọc đấu đựng rượu uống rất ngon, vì sao huynh lại làm khác?”
Như Vụ cười mắng: “Đồ ngốc. Lí Thái Bạch (Lí Bạch) đời Đường dùng mộc đấu uống thả cửa mới làm được không dưới trăm bài thơ lưu truyền hậu thế. Cô thử uống bằng đấu này xem so với rượu bình thường có gì khác.”
Đấu mộc này nhẹ mà có mùi thơm lạ lùng. Ly vừa nóng liền xuất hiện hoa văn hoa lan.
Mạc Hi học theo dáng vẻ của y dùng hai tay cầm hai góc, một góc nhọn khác đưa vào miệng uống, so với uống lúc ban ngày hương thơm càng tươi mát thuần chất hơn, kinh ngạc nói: “Đúng là ngọc phù lương.”
Ngọc phù lương chính là rượu mạnh nguyên chất không thêm nước.
<Thanh dị lục · tửu tương môn> có nói: “Chuyện xưa Lí Bạch uống ngọc phù lương, không còn biết gì cả. Dư được Ngô Tì sai nhưỡng rượu, vì làm vội, trả lời: ‘Rượu chưa tới, nhưng váng rượu đã nổi!’ Thử lấy một ly tới, lại khuấy váng rượu, Thái Bạch tỉnh ngộ uống tiếp, che giấu được chuyện này.” Ngọc phù lương bởi vậy mà có tên.
Như Vụ gật đầu khen: “Biết về ngọc phù lương, cô cũng có thể đào tạo được.”
Rượu đặc một ly có thể so với vài ly rượu nhạt bình thường, xuất phát từ sự nhạy cảm nghề nghiệp, Mạc Hi vô cùng hạn chế, không thể uống say, cho nên không muốn uống tiếp.
Như Vụ lại ngâm thơ lên: “Đích bạch phong sắc hàn, tuyết hoa đại như thủ. Tiếu sát Đào Uyên Minh, bất ẩm bôi trung tửu. Lãng phủ nhất trương cầm, hư tài ngũ chu liễu. Không phụ đầu thượng cân, ngô dữ nhĩ hà hữu!” (1) Vừa ngâm nga gõ tay lên bàn gỗ đánh nhịp.
Mạc Hi nhất thời dở khóc dở cười.
Tương truyền Lí Bạch có người bạn là Vương Lịch Dương, rất có phong thái, ngưỡng mộ nhất là Đào Uyên Minh, cũng noi theo vị này ẩn cư nơi quê nhà, trước cửa cũng trồng năm gốc liễu, đeo một cái khăn trắng, thích ngâm thơ đánh đàn. Một ngày, trời giáng tuyết lớn, khắp nơi trắng xóa. Lí Bạch làm khách trong nhà Vương Lịch Dương, chủ nhân nhiệt tình khoản đãi ông, nhưng chỉ cùng ăn, không cùng uống, vô luận Lí Bạch mời rượu như thế nào, cũng không uống. Lí Bạch giận dữ, lúc này múa bút làm ra bài thơ <Giễu Vương Lịch Dương không chịu uống rượu>. Chẳng những hết sức châm chọc, còn lấy tuyệt giao để uy hiếp.
Được, ta cũng phóng đãng một phen. Vì thế Mạc Hi tự động rót đầy ly thứ hai.
Ly thứ hai này liền hiện ra diệu dụng của mộc đấu. Rượu nóng rót vào ly trong giây lát, liền có mùi gỗ hòa vào mùi rượu, tăng thêm mùi thơm tinh khiết ngào ngạt.
Mạc Hi không khỏi khen: “Đấu này rất kì diệu. Không ngờ một người ngoài như huynh, lại am hiểu sâu xa như vậy.” Trong lòng thầm mắng, tinh thông đạo uống rượu như thế, có thể thấy được hai mươi năm trước ăn chơi đàng điếm không ít.
Như Vụ lại vì nàng rót thêm một ly, đắc ý nói: “Đó là đương nhiên. Rượu này, dùng gạo nếp của Hộ Huyền Tần Độ trấn, men rượu của Hồ Bắc Kinh Môn trấn, vả lại phải linh hoạt nắm rõ sự khác nhau trong phẩm chất gạo nếp cùng sự khác nhau giữa các mùa. Trước khi làm rượu, cần thủ tịnh, liệu tịnh, khí tịnh (tay sạch, vật liệu sạch, đồ dùng sạch). Các kĩ thuật xoay, khuấy, chà xát, nhào, nén phải vận dụng thành thạo. Rượu này mới được một thể, nấu lên, nhựa nhiều mùi thơm, trong suốt như ngọc. Đường không thể cho vào, chỉ cho một chút đường liền khiến nó bị chua, đợi đến khi rượu đã xong là lúc cho mứt hoàng quế mật đường vào, như vậy sẽ làm cho mùi rượu cùng mùi hoa quế dung hợp lại.”
Như Vụ tự nhiên cười, nói: “Cô thử uống bằng ly sừng này đi.”
Ly sừng quả thật là dụng cụ của người xưa phạt rượu, bởi vì không có chỗ đứng (ly này không có chân đứng vững trên bàn được), không uống thì không yên.
Mạc Hi biết nghe lời phải, lấy ngọc quang làm ly. Hai người huynh tới ta đi, nâng cốc luận kinh. Thật vui sướng!
Không biết uống mấy ly, Mạc Hi mơ màng nhớ tới lần đầu tiên mình mua rượu hoa quế.
Lão ông tóc bạc phơ bán rượu vừa cười thay bạn già lau mồ hôi trên trán, vừa nói với nàng: “Đem rượu hoa quế ủ trong ngực người yêu, có thể chuyển thế luân hồi, ở bên nhau tam sinh tam thế.”
Ha, lời ấy cũng thật buồn cười. Nói cái gì tam sinh tam thế. Chỉ mới một kiếp, nàng đã tự tay đâm người yêu dưới ba thước kiếm.
.
Chú thích:
Tên chương cũng là tên một bài thơ nổi tiếng của Lí Bạch.
(1) Tạm dịch: Gió lạnh trời giá rét, hoa tuyết như nắm tay; Cười chết Đào Uyên Minh, không uống rượu trong chén; Sóng vỗ vào dây đàn, không trồng năm gốc liễu; Uổng mang khăn trên đầu, ta huynh không quen biết.
Thích Khách Vô Danh Thích Khách Vô Danh - Dạ Tuyết Miêu Miêu Thích Khách Vô Danh