Ruồi Trâu epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 8
uồi trâu khỏi bệnh rất chóng. Một hôm đến thăm Ruồi trâu vào tuần tiếp theo Ri-cac-đô đã gặp anh mặc bộ quần áo ngủ kiểu Thổ nhĩ kỳ nằm ở đi văng nói chuyện với Mac-ti-ni và Ga-li, Ruồi trâu lại còn đòi ra ngoài trời nhưng Ri-cac-đô chỉ cười và hỏi đùa rằng Ruồi trâu có thích vượt qua đồi núi mà đi chơi Phê-dô-lê ngay lúc ấy không?
Ri-cac-đô tai quái nói thêm:
- Ông còn có thể đến thăm ông bà Grat-xi-ni nữa ấy chứ. Tôi chắc bà ta sẽ rất mừng nhất là lúc này, mặt ông tái nhợt, trông thú vị lắm.
Ruồi trâu chắp hai tay lại như đóng một bi kịch:
- Trời! Thế mà tôi không nghĩ tới! Chắc bà ta sẽ cho tôi là một kẻ tử vì đạo người Ý và sẽ thuyết tôi hàng tràng về lòng yêu nước đấy. Tôi sẽ phải đóng vai kịch ấy và sẽ kể cho bà ta nghe rằng tôi sẽ bị xé ra từng mảnh ở một ngục tối dưới đất và chỉ mới được ghép lại qua loa thôi. Chắc bà ta cũng sẽ hỏi rõ cảm giác thật của tôi lúc đó ra sao. Ri-cac-đô, ông cho là bà ta sẽ không tin à? Tôi đánh cuộc là bà ta tin được cả những sự dối trá thô sơ nhất mà tôi có thể bịa đặt ra. Tôi đặt cược con dao găm Ấn độ của tôi lấy con sán ngâm rượu trong phòng ông này. Lợi đấy, ông cược đi.
- Cảm ơn ông, tôi không ham thích vũ khí giết người như ông.
- Ồ, một ngày nào đó con sán cũng giết nguwoif như con dao găm vậy, chỉ tội nó không đẹp thôi.
- Nhưng, ông bạn thân mến tôi không cần dao găm mà tôi cần con sán kia! Mac-ti-ni, tôi phải đi đây. Anh đủ sức trông nom con bệnh ngổ ngáo này chứ?
- Được, nhưng chỉ đến ba giờ thôi. Từ ba giờ trở đi bà Bô-la sẽ đến thay vì tôi phải đi Xan Mi-ni-a-tô với Ga-li.
- Bà Bô-la à? - Ruồi trâu hoảng hốt nhắc lại - Không, Mac-ti-ni, không thể được! Tôi không thể để cho phụ nữ săn sóc tôi và bệnh tật của tôi. Mà đến đây bà ấy ngồi vào đâu được? Nhất định bà ấy không chịu vào đây đâu!
Ri-cac-đô cười hỏi:
- Ông khư khư giữ thói lịch sự ấy từ bao giờ? Bà Bô-la là người hộ lý cốt cán của chúng tôi đấy. Bà ấy săn sóc người ốm từ thủa còn mặc váy ngắn. Tôi chưa thấy người hộ lý nào tốt hơn như thế. Nhất định không chịu vào buồng của ông à? Ông định nói với bà Grat-xi-ni hay nói với ai thế? Mac-ti-ni, nếu bà Bô-la tới thì không phải dặn gì bà ấy nhé...Chết chửa, hai giờ rưỡi rồi. Tôi phải đi đây.
Ga-li lại gần đi văng với một chén thuốc trong tay:
- Nào, Ri-va-ret, trước khi bà ấy đến ông phải uống thuốc đã.
- Cứ thuốc với men mãi!
Như tất cả những người bệnh đang bình phục khác, Ruồi trâu hay cáu gắt,làm cho những người hộ lý tận tình của ông phải bận tâm.
- Không đau nữa rồi mà sao...sao các ông cứ bắt tôi...tôi nuốt những của gớm ghiếc này?
- Chính là để khỏi đau trở lại. Hay là ông lại muốn đau để bà Bô-la phải cho ông uống thuốc phiện?
- Thưa...thưa ông! Nếu cơn đau trở lại thì có làm gì đi nữa nó cũng cứ trở lại như thường. Có phải như đau răng đâu mà có...có thể dùng những thứ thuốc...thuốc cao đan hoàn tán của các ông thì bớt đau được. Như thế không khác gì đem cái bơm nước của trẻ con mà chữa cháy. Nhưng thôi, việc của các ông là bắt tôi không uông không đươc thì tôi đành phải uống.
Anh đưa tay trái lấy cốc. Những vết sẹo ghê gớm trên cánh tay làm Ga-li sực nhớ đến câu chuyện vừa rồi.
Ga-li hỏi:
- À, này, ông bị những vết thương này ở đâu đấy nhỉ?
Chắc là trong chiến tranh?
- Thì tôi vừa mới bảo rằng tôi bị ném xuống ngục tối dưới đất và...
- Tôi biết. Nhưng đấy chỉ là cách ông nói với bà Grat-xi-ni thôi...Không, chắc là ông bị thương trong cuộc chiến tranh ở Bơ-rê-din chứ gì?
- Phải, phần vì chiến tranh ở Bơ-rê-din phần thì vì trong khi đi săn ở những nơi man rợ. Lý do nào cũng có cả.
- À! Trong khi đi thám hiểm phải không?...Ông có thể gài cúc áo lại được. Xong rồi... Chắc lúc ấy cuộc đời ông sóng gió lắm nhỉ?
Ruồi trâu nhẹ nhàng nói:
- Tất nhiên, sống ở những nơi man rợ thì không thể không mạo hiểm ít nhiều. Vả lại cũng phải nói rằng không phải cuộc mạo hiểm nào cũng đều vui thú cả.
- Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại bị thương nhiều đến thế...trừ khi gặp nguy hiểm với bày thú dữ. Ví dụ như những sẹo ở tay trái chẳng hạn.
- À, sẹo này tôi bị lúc đi săn bắn ở Châu Mỹ. Ông biết không lúc ấy tôi mới bắn một phát...
Có tiếng gõ cửa.
- Mac-ti-ni, ông trông trong phòng ngăn nắp cả rồi chứ? Được rồi à? Thế ông ra mở cửa hộ - Nói rồi, Ruồi trâu ngoảnh ra phía cửa - Thưa bà, bà thật có lòng tốt. Xin lỗi bà tôi không đứng dậy được.
- Tất nhiên là ông không nên đứng dậy làm gì. Tôi có phải là khách đâu. - Rồi Giêma nhìn Mac-ti-ni - Xê-da, tôi đến sớm một chút, chắc là anh vội về?
- Không, còn mười lăm phút nữa. Chị để tôi cất hộ áo choàng sang phòng bên. Cả cái làn cũng đưa sang bên ấy nhé?
- Nhẹ tay chứ, trứng đấy. Trứng tươi lắm, Kê-ti mới mua ở núi O-li-vec-tô sáng nay đấy...Còn đây là những đóa hồng Nô-en. Ông Ri-va-ret ạ, tôi biết ông yêu hoa.
Chị ngồi xuống cạnh bàn, cắt cuống hoa rồi cắm vào lọ. Ga-li lại nói:
- Ri-va-ret, ông đang kể dở chuyện săn báo bên Mỹ. Chuyện ấy sau thế nào nữa?
- À, phải! Thưa bà, ông Ga-li vừa hỏi tôi về quãng đời cũ của tôi ở Nam Mỹ. Tôi vừa bắt đầu kể tại sao tay trái tôi bị tật thế này. Hồi đó tôi ở Pê-ru. Muốn săn báo chúng tôi phải lội qua sông. Khi tôi bắn phát đầu tiên thì súng không nổ. Té ra thuốc súng bị ướt. Tất nhiên báo không đợi cho tôi kịp trở tay và kết quả là thế này đây.
- Thật là một phen mạo hiểm thú vị.
- Không, không đến nỗi ghê gớm như mọi người tưởng đâu. Tất nhiên là ngọt bùi cay đắng đủ mùi, nhưng nói chung cuộc sống rất hùng tráng. Ví dụ như đi săn rắn chẳng hạn...
Ruồi trâu kể hết chuyện nọ đến chuyện kia, nào là chuyện chiến tranh Ác-giăng-tin, chuyện thám hiểm ở Bơ-rê-din, nào là chuyện tiếp xúc với giống người man rợ, chuyện săn thú dữ. Ga-li say mê như một đứa trẻ con nghe theo chuyện thần thoại, chốc chốc lại điểm một vài câu hỏi. Vốn giàu cảm xúc như mọi người dân Nê-a-pôn khác, Gali ưa thích tất cả những gì khác thường, nổi bật. Giêma lấy đồ đan trong làn ra đan và cũng im lặng nghe. Chị thoăn thoắt đưa những mũi kim, mắt không rời chiếc áo đang đan dở. Mac-ti-ni thì cau mày lại và trở mình không yên trên chiếc ghế. Anh cảm thấy có cái gì khoe khoang tự mãn trong những câu chuyện ấy. Mặc dù vậy, bất giác anh cũng khâm phục con người ấy, thấy con người ấy chịu được những sự đau đớn kinh khủng về thể xác với một nghị lực phi thường như chính mắt anh đã được thấy một tuần nay. Nhưng anh vẫn một mực không ưa Ruồi trâu, không ưa những việc làm và thái độ của Ruồi trâu.
Ga-li thở dài tỏ vẻ thèm muốn một cách ngây thơ:
- Thật là một cuộc sống huy hoàng! Tôi lấy làm lạ tại sao sau đó ông lại rời Bơ-rê-din. Sau khi sống ở Bơ-rê-din thì sống ở các nước khác chăc sẽ buồn tẻ vô cùng!
Ruồi trâu tiếp:
- Có lẽ thú nhất là quãng đời ở Pê-ru và ở Ê-qua-tơ. Đấy mới thật là những nơi đẹp tuyệt trần! Kể ra thì ở đó rất nóng như vùng biển ở Ê-qua-tơ chẳng hạn và điều kiện sống ở đó rất gay go. Nhưng cảnh thiên nhiên thì đẹp không thể tưởng tượng được.
Ga-li nói:
- Có lẽ tôi thích cuộc đời hoàn toàn phóng khoáng ở những nơi hoang vu ấy hơn là thích cảnh đẹp. Ở đó con người có thể giữ gìn được nhân cách và cá tính của mình chứ không như ở chốn phồn hoa đô hội.
Ruồi trâu gật đầu:
- Phải, đó là...
Giêma ngẩng đầu nhìn anh. Anh bỗng đỏ bừng mặt thôi không nói nữa. Một lát im lặng trôi qua.
Ga-li lo lắng hỏi:
- Ông lại lên cơn đấy à?
- Không, không sao. Tuy tôi nguyền rủa những liều thuốc của ông, nhưng nó lại rất công hiệu...Ông đi đấy à,ông Mac-ti-ni?
- Phải... Ga-li, đi đi thôi kẻo muộn mất.
Giêma tiễn hai người ra cửa: Một lát sau chị trở vào với một cốc sữa trứng trong tay.
- Mời ông uống đi.
Chị nói với giọng ra lệnh nhưng hết sức dịu dàng rồi lại tiếp tục ngồi đan.
Ruồi trâu ngoan ngoãn nghe theo.
Hai người im lặng tới nửa giờ. Bỗng Ruồi trâu cất tiếng nói rất khẽ:
- Bà Bô-la.
Giêma nhìn anh. Ruồi trâu mân mê những tua khăn trải đi văng mắt không nhìn lên.
- Chắc bà không tin những chuyện tôi vừa kể, phải không nhỉ?
Giêma bình tĩnh trả lời:
- Những chuyện ông kể tôi không tin một chút nào cả.
- Bà nói đúng lắm. Tôi toàn nói dối.
- Cả chuyện chiến tranh cũng thế có phải không?
- Nói chung là dối cả. Tôi không hề tham gia một cuộc chiến tranh nào. Còn như chuyện đi thám hiểm thì tôi cũng có trải qua những phen mạo hiểm thật đấy và phần lớn những chuyện tôi kể đều là sự thật cả. Nhưng những vết thương của tôi thì hoàn toàn do nguyên nhân khác. Bà đã bắt được một điều nói dối của tôi rồi thì nay tôi xin thú nhận mọi điều khác.
Giêma hỏi:
- Tại sao lại phải mất công bịa chuyện như thế làm gì? Theo tôi thì không cần thiết.
- Làm thế nào được? Chắc bà nhớ câu phương ngôn nước Anh của bà " Đừng hòi thì khỏi nghe lời nói dối". Xỏ xiên người khác tôi chẳng thích thú gì. Nhưng khi người ta hỏi tại sao tôi bị tàn tật thì tôi phải kiếm cách trả lời. Mà nếu đã kiếm cách trả lời thì lại phải bịa ra cái gì cho hay một chút. Ga-li vui lòng lắm, chắc bà đã thấy.
- Vậy ông thích nói đùa cho Ga-li vui hơn là nói thật ư?
- Vâng!
Ruồi trâu chăm chú nhìn chị, tay nắm chặt tua khăn đã rứt đứt.
- Bà muốn tôi nói sự thật với những người ấy hay sao? Thà tôi tự cắt lưỡi đi trước còn hơn!
Rồi bằng một giọng đột ngột và hơi bẽn lẽn, ngượng ngùng anh nói thêm:
- Tôi chưa bao giờ kể chuyện thật với ai cả nhưng đối với bà nếu bà muốn thì tôi xin nói.
Giêma lặng lẽ đặt đồ đan vào lòng. Có một cái gì cảm động thống thiết. Cảm động thống thiết ở chỗ người đàn ông cứng rắn bí ẩn và không đáng yêu này bỗng nhiên lại phải cúi mình thổ lộ tâm sự với một người đàn bà không quen biết và lại là người mà có lẽ anh ta không hề ưa thích.
Sau một hồi im lặng, Giêma nhìn anh. Ruồi trâu ngả người trên đi văng tựa khuỷa tay vào chiếc bàn con bên cạnh. Bàn tay tàn tật che lấy mắt. Những ngón tay ấy run run, mạch máu đập mạnh ở vết sẹo trên cổ tay. Giêma nhích lại gần đi văng khẽ gọi tên anh. Ruồi trâu giật mình nhỏm dậy.
Anh nói bằng một giọng xin lỗi:
- Tôi quên...quên khuấy đi mất. Tôi định...định kể cho bà nghe về...
- Về tai nạn hoặc một cái gì đó làm cho chân ông bị khập khiễng chứ gì. Nhưng nếu ông cảm thấy khổ tâm khi hồi tưởng lại chuyện cũ thì...
- Tai nạn à? Không phải đâu! Tôi chỉ bị người ta cầm thanh sắt đốt lò đánh đấy thôi.
Giêma ngơ ngác nhìn anh. Tay anh run run, Ruồi trâu vuốt mớ tóc lòa xòa trên trán và mỉm cười:
- Bà ngồi xuống nhé? Mời bà kéo ghế lại gần đây. Rất tiếc tôi không tự tay kéo ghế lại được.Giá tôi được ông Ri-cac-đô chạy chữa ngay lúc bấy giờ thì có lẽ trường hợp gãy xương của tôi sẽ là một ca rất quý báu cho ông ta. Ông ấy là một nhà mổ xẻ yêu nghề thì chắc là thích xương gãy lắm. Mà lúc đó chỗ nào xương thì đã gãy tất cả, trừ cái cổ.
Giêma êm ái xen lời:
- Và trừ lòng dũng cảm của ông nữa. Nhưng có lẽ lòng dũng cảm ấy thì không có gì bẻ gãy nổi nhỉ?
Ruồi trâu lắc đầu:
- Không. Mãi sau này tôi mới lấy lại được ít nhiều dũng cảm cùng với những cái gì còn sót lại. Chứ lúc đó thì nó cũng bị tan vỡ như một chén trà. Cái thảm hại nhát chính là ở đấy. Vâng, tôi xin bắt đầu kể chuyện thanh sắt đốt lò trước. Bà để tôi nhớ lại xem...Đó là vào khoảng...mười ba năm trước, ở Li-ma (thủ đô của Pê-ru). Lúc nãy tôi nói Pê-ru là một nước đẹp tuyệt trần nhưng thực ra nó chẳng đẹp gì cho lắm đối với những người không có một đồng xu dính túi như tôi lúc ấy chẳng hạn. Tôi đến Ac-giăng-tin rồi sang Si-li. Tôi lang thang khắp Si-li suýt chết đói. Sau tôi làm lao công trên một chiếc tàu chở súc vật. Tôi đi từ Van-pa-rai-đô (hải cảng ở Si-li) tới Li-ma. Ngay trong thành phố tôi cũng không tìm được việc làm. Tôi lần đến Ca-lao (hải cảng của thủ đô Li-ma), ra bến tàu với hy vọng may ra tìm được một công việc nào chăng.Phải, như bà đã biết, ở các hải cảng thường có những túp nhà tồi tàn. Những người làm nghề biển thường sống ở đó. Sau một thời gian tôi kiếm được việc làm trong một sòng bạc. Tôi làm nghề đầu bếp, hầu bàn bi-a, bưng rượu cho khách và nhiều việc đại loại như thế. Công việc không có gì dễ chịu nhưng tôi cũng lấy làm mừng vì ở đó ít nhất là tôi có ăn, được tiếp xúc với bộ mặt và tiếng nói của con người. Chắc bà có thể bảo rằng cái đó có gì đáng mừng đâu, nhưng trước đó không lâu tôi bị bệnh sốt rét vàng một thân một mình nằm liệt trong một chiếc quán xiêu vẹo và cảm thấy rất sầu thảm. Rồi một đêm người ta bắt tôi phải đi đuổi một gã Lasca ( thủy thù ở miền quần đảo Đông Ấn) say rượu ra khỏi quán để y khỏi làm huyên náo.Hôm ấy gã thủy thủ này lên bờ đánh bạc thua nhẵn túi nên rất cay cú. Tôi phải nghe lời, vì nếu không thì sẽ mất việc và chết đói; nhưng gã thủy thủ đó khỏe gấp đôi tôi: lúc ấy tôi chỉ mới chưa đầy hai mươi mốt tuổi, sau cơn sốt rét tôi lại yếu như một con mèo com. Hơn nữa trong tay gã còn có một thanh sắt đốt lò...
Ruồi trâu ngừng lời, liếc nhìn Giêma. Rồi anh nói tiếp:
- Chắc gã định đánh cho tôi chết hẳn. Nhưng gã đánh không thẳng tay lắm nên sau đó mặc dù thân thể bị nát nhừ tôi vẫn có thể sống lại được.
- Thế những người khác họ làm gì? Tất cả mọi người đều sợ một gã thủy thủ say rượu hay sao?
Ruồi trâu nhìn chị và cười phá lên:
- Những người khác à? Bọn con bạc và bọn chủ sòng ấy à? Bà không biết hay sao! Tôi là đầy tớ, là của riêng của họ.
Họ xúm xít lại và tất nhiên là họ khoái trá nhìn cảnh đánh nhau đó. Những chuyện như vậy ở đấy họ coi như là trò đùa. Dĩ nhiên trò đùa trong trường hợp mà người biểu diễn không phải là họ.
Giêma rùng mình:
- Sau rồi sao nữa hả ông?
- Điều đó tôi không thể nói được. Sau những cảnh ấy thường chẳng ai nhớ được những ngày đầu ra sao. Gần đấy có một người thầy thuốc ngành hàng hải. Khi nhữngngười xem thấy tôi chưa chết thì cho đi gọi ông ta đến. Ông ta chạy chữa cho qua loa cho tôi. Ri-cac-đô thì cho lối chữa như thế là có hại, nhưng có lẽ đó chỉ là sự ganh tị nghề nghiệp của ông ta thôi. Sau rồi tôi cũng tỉnh dậy. Một bà cụ người địa phương theo Đạo thiên chúa vốn giàu lòng nhân từ, thương tình đem tôi về nuôi. Chuyện ấy nghe cũng thật lạ tai phải không bà? Tôi còn nhớ bà cụ ngồi thu mình trong góc nhà tranh, hút thuốc, khạc nhổ xuống đất, ngâm nga một điệu hát gì không rõ. Bà cụ rất tốt, cứ luôn bảo tôi rằng ở đây tôi có thể yên trí mà chết, không bị ai ngăn cản gì đâu. Nhưng ý chí phản kháng vẫn vùng lên trong người tôi và tôi quyết tâm sống. Trở lại cuộc sống - đấy mới thật là khó; và ngày nay có lúc tôi nghĩ rằng cố mà sống như thế thật không bõ công. Bà cụ kiên nhẫn lạ lùng. Tôi ở nhà bà cụ... Để tôi nhớ lại xem...chừng bốn tháng, suốt bốn tháng lúc thì tôi nói mê, lúc thì làm ầm ĩ chẳng khác nào một con trâu điên. Thú thật là đâu điếng người, mà tôi vốn lại được nuông chiều từ thủa nhỏ.
- Sau đó rồi thế nào?
- Sau đó...tôi có phần đỡ và bò đi nơi khác. Bà đừng tưởng tôi đi là vì trong lòng áy náy sợ phiền lòng tốt của bà cụ đáng thương ấy đâu. Không, tôi không nghĩ thế. Tôi đi chỉ là vì ở nhà bà cụ tôi không sao chịu nổi...Bà vừa nói tới sự dũng cảm của tôi ư? Lúc ấy giá mà bà nhìn thấy tình cảnh của tôi. Chiều chiều mỗi khi hoàng hôn buông xuống là cơn đau lại nổi lên. Cứ mỗi buổi chiều tôi thường nằm một mình dõi nhìn ánh mặt trời dần tắt...Ồ bà không thể hiểu được đâu! Ngay cả bây giờ tôi vẫn thấy khó chịu mỗi khi nhìn cảnh mặt trời lặn....
Một hồi lâu im lặng.
- Rồi tôi lại tiếp tục đi lang thang khắp nước, hy vọng kiếm được việc làm. Không thể sống ở Li-ma được nữa. Tôi tưởng chừng phát điên mất...Tôi lặn lội ở Cút-scô (một thành phố cổ ở Pê-ru và là thủ đô cũ của người Inca trước khi người châu Âu đến chiếm châu Mỹ la tinh).. Nhưng chuyện cổ xưa ấy chẳng có ý gì lý thú nói ra chỉ làm khổ tai bà.
Giêma ngẩng đầu nghiêm nghị nhìn anh với đôi mắt sâu thẳm:
- Xin ông đừng nói thế.
Ruồi trâu cắn môi, bứt rời thêm một tua khăn khác. Một lúc sau anh hỏi:
- Tôi tiếp tục kể nhé?
-Nếu.....nếu ông muốn. Tôi sợ bắt ông nhớ lại, nhớ lại những chuyện ấy thì khủng khiếp quá.
- Bà tưởng....cứ im lặng là tôi quên được sao? Như thế còn tệ hơn nhiều. Nhưng bà đừng nghĩ rằng những chuyện ấy còn ám ảnh tôi. Ám ảnh là chỗ tôi mất tự chủ kia!
- Tôi...tôi chưa hiểu rõ lắm.
- Tôi muốn nói lúc sự can đảm của tôi đã cạn, lúc tôi thấy mình là 1 thằng hèn.
- Dĩ nhiên, sức chịu đựng của con người cũng có hạn.
- Phải, một khi đã bước đến giới hạn ấy, con người ko tài nào biết được mình sẽ chịu đựng được đến thế nữa.
Giêm-ma do dự:
- Ông có thể cho tôi biết....tại sao mới hai mươi tuổi, ông đã fải 1 thân 1 mình lưu lạc đến những nơi ấy?
- Dễ hiểu lắm: quãng đời thơ ấu của tôi nơi quê nhà đẹp quá nên tôi fải chạy xa nó.
- Sao thế?
Ruồi trâu lại cười khẩy:
- Sao à? Bởi vì lúc ấy tôi là một gã trẻ tuổi khờ khạo, nhưng lại ngông cuồng, chắc vậy. Tôi lớn lên trong một gia đình cực kỳ sang trọng, được " nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa ", đến nỗi tôi cứ tưởng thế giới làm toàn bằng tơ lụa hồng và hạnh nhân bọc đường. Rồi 1 ngày kia tôi khám fá ra rằng người tôi hằng tin yêu nhất đã lừa dối tôi. Kìa, bà giật mình à, chuyện gì thế?
- Không. Ông cứ tiếp tục đi!
- Tôi biết được mình bị phỉnh phờ, đi tin 1 lời nói dối. Tất nhiên đó cũng chỉ là 1 chút kinh nghiệm thông thường. Nhưng, như tôi vốn nói, còn trẻ lại ngông cuồng, tôi chỉ nghĩ rằng kẻ nói dối sẽ sa hoả ngục. Vì thế, tôi bỏ nhà, lao sang Nam Mỹ để vùng vẫy cho thoả chí, trong túi ko có lấy 1 xu, sờ bụng cũng chẳng có 1 chữ Tây Ban Nha nào, nói chung chẳng có thứ gì, ngoài đôi bàn tay trắng và thói quen phung phí, ăn sẵn. Và kết quả tất yếu là tôi chìm sâu vào 1 hoả ngục thật sự, nhưng cũng nhờ đó mà thoát khỏi sự mê tín vào cái hoả ngục giả tưởng trước kia. Đắm chìm hoàn toàn, đến tận đáy đúng 5 năm, cho tới khi đoàn thám hiểm Đuy-prê đến kéo tôi lên.
- Năm năm trời! Kinh khủng quá! Nhưng ông ko có bạn sao?
- Bạn? Tôi...- anh quay nhìn chị, giọng đột nhiên dữ tợn...- Tôi chưa từng có người bạn nào.
Sau đó anh cảm thấy hơi thẹn vì phút thái quá của mình, nên vội tiếp lời:
- Bà đừng để tâm những điều tôi nói. Vừa rồi tôi kể hơi quá, thực ra một năm rưỡi đầu tôi sống ko đến nỗi nào: tôi còn trẻ và khoẻ, trước khi tên La-xca đến ghi dấu vết lên đời tôi, tôi vẫn có thể xoay sở tự giành lấy miếng ăn khá dễ dàng. Nhưng sau đó tôi ko kiếm được việc làm nữa. Lạ thật, 1 thanh sắt cời than, nếu dùng đúng chỗ, thì cũng hữu ích lắm chứ, nhưng 1 kẻ đã tàn tật thì ai còn thuê mướn để làm gì?
- Thế lúc bấy giờ ông làm gì?
- Vớ được việc gì tôi cũng làm. Có một thời gian tôi làm lao công sai vặt cho những người nô lệ trong một đồn điền trồng mía. Nhưng chẳng ăn thua gì, bọn cai cứ xua tôi đi: chân tôi khập khiễng quá, ko đi nhanh và vác nặng được, lại còn hay trở chứng viêm hoặc những gì quái gở nữa. Một thời gian sau tôi lại xuống vùng mỏ bạc, cạy cục xin việc, nhưng tôi cũng chẳng được gì. Cứ nghĩ đến chuyện thu nhận tôi là mấy tên quản lý bật cười, còn người làm ở đấy thì xúm lại trêu ghẹo.
- Sao họ làm thế?
- Ồ! Bản tính con người mà, tôi nghĩ vậy, họ thấy tôi chỉ còn 1 tay để chống cự. Sau cùng, ko chịu nổi nữa, tôi lại bỏ đi, lang thang khắp nơi, lang thang mãi, chỉ mong kiếm được việc làm.
- Lang thang? Với chân khập khiễng như vậy ư?
Anh ngước lên, hơi thở bỗng hẫng hụt 1 cách đáng thương:
- Hồi ấy tôi....tôi đói.
Giêm-ma hơi ngoảnh mặt đi, đưa tay lên đỡ cằm. Sau 1 lúc im lặng, Ruồi trâu lại nói, giọng mỗi lúc 1 trầm hẳn:
- Tôi lang thang, lang thang mãi đến gần như fát điên lên, mà ko kiếm được việc. Tôi đến vùng Ê-cu-a-đo, ở đấy lại còn tẹ hơn. Đôi lúc tôi đi hàn xoong chảo rong - tôi hàn cũng cừ lắm - hoặc chạy việc vặt vãnh, cọ rửa chuồng lợn. Thỉnh thoảng lại...Ồ khó mà nhớ hết được. Thế rồi sau cùng, một hôm...
Bàn tay nhỏ nhắn, da ngăm ngăm của anh đang đặt trên bàn bỗng nắm chặt lại, Giêm-ma ngẩng đầu, lo lắng nhìn anh....Một nửa mặt anh quay về phía chị, nên chị thấy được mạch máu ở thái dương anh đập mạnh, dồn dập từng hồi, chị nghiêng người đến dặt tay lên cánh tay anh:
- Đừng kể tiếp nữa, nói đến chuyện ấy khủng khiếp lắm, ông ạ!
Ruồi trâu nghi ngại nhìn bàn tay của Giêm-ma, rồi lắc đầu bình tĩnh kể tiếp:
- Rồi 1 ngày kia tôi gặp 1 gánh xiếc rong. Chắc bà còn nhớ gánh xiếc tối nọ. Gánh này cũng thế, nhưng còn tồi tệ hơn, thô kệch hơn, có cả mục đấu bò nữa. Gánh xiếc cắm lều nghỉ ven đường, tôi mò đến lều xin ăn. Trời thì nóng, mà bụng thì đói lả, nên tôi ngất đi ở cửa lều. Thời gian ấy, tôi hay bị cái tật ngất đi đột ngột, như 1 cô nữ sinh nội trú bị nén yếm quá chặt ấy mà. Thấy vậy, họ đem tôi vào lều, cho uống rượu mạnh và cho ăn....Rồi sáng hôm sau họ bảo tôi....
Im lặng
- Họ cần 1 vai gù, hoặc 1 vai hình thù quái dị nào đó, để bọn con nít ném vỏ cam vỏ chuối vào. Bà đã thấy vai hè hôm ấy chứ - đấy, tôi đã đóng vai ấy 2 năm...Tôi bắt đầu học làm trò. Tôi chưa đến nỗi dị dạng lắm, họ fải làm cho tôi 1 cái bướu giả, lợi dụng hết sức cái chân với cái tay này...Khán giả ở đấy cũng ko khó tính lắm, họ cũng dẽ dàng hài lòng khi có 1 sinh vật trong tay để hành hạ, bộ quần áo hề cũng làm được nhiều trò đáo để. Trở ngại duy nhất kà tôi hay đau ốm luôn, ko biểu diễn được. Thỉnh thoảng, gặp lúc đang bực mình, người chủ gánh xiếc vẫn lôi tôi ra sân khấu, bất kể tôi đang lên cơn, những buổi như vậy công chúng lại thích nhất. Tôi còn nhớ, một hôm tôi đau quá ngất đi giữa buổi biẻu diễn....Khi tỉnh lại, tôi thấy khán giả xúm xít xung quanh, la ó, hò hét, ném vào người tôi những thứ....
- Đừng kể nữa! Tôi ko chịu được nữa! Thôi đi, trời ơi!
Giêm-ma đứng dậy, bịt tai lại. Ruồi trâu ngưng bặt, ngước mắt lên và thấy nước mắt chị đã chực trào ra. Anh hổn hển:
- Đáng nguyền rủa thật! Sao tôi ngu xuẩn thế!
Giêm-ma bước đến đứng bên cửa sổ, nhìn ra ngoài 1 lúc. Khi chị quay lại, Ruồi trâu đã lại tựa vào bàn, đưa tay che mắt. Rõ ràng anh đã quên bẵng mất chị đang ở đấy. Giêm-ma lẳng lặng ngồi xuống cạnh anh. Một lúc sau, chị chậm rãi nói:
- Tôi muốn hỏi ông 1 điều.
- Vâng - Ruồi trâu ko nhúc nhích
- Sao lúc ấy ông ko cắt cổ tự tử?
Anh ngước lên hết sức ngạc nhiên:
- Tôi ko ngờ mà bà lại hỏi tôi như thế. Còn công việc của tôi? Ai sẽ hoàn tất thay tôi?
- Công việc của ông? À, ra thế! Tự nãy giờ ông cứ cho mình là 1 kẻ hèn nhát. Chao, nếu ông đã chịu đựng tất cả đẻ giữ được mục đích của mình, phải nói ông là người dũng cảm nhất tôi chưa từng gặp?
Ruồi trâu đưa tay che mắt, tay kia nồng nàn siết chặt tay chị. Im lặng trùm lên họ, tưởng như bất tận.....
Đột nhiên dưới vườn vọng lên 1 giọng nữ cao trong trẻo, đang hát 1 đoạn trong 1 bài ca tiếng Pháp dở tệ:
" Eh, Pierrôt! Danse.Pierrôt!
Dáne un peu, mon pauvre Jeannôt
Vive la danse et l allégresse!
Hoissons de notre bell jeunesse!
Si moi je pleure ou moi je soupire
Si moi je fais la triste figure
Monsieur, ce n est que pour rive
Ha! Ha! ha, ha!
Monsieur, ce n est que pour rive! "
Vừa nghe câu đầu Ruồi trâu đã rụt tay về, co người lại, rên rỉ hổn hển. Giêm-ma đưa 2 tay siết lấy cánh tay anh, ấn chặt xuống, như ấn tay một người đang chịu mổ xẻ. Bài ca dứt, nhiều giọng cười và tiếng vỗ tay vang lên. Ruồi trâu ngước nhìn lên với ánh mắt của 1 con thú bị hành hạ, anh chậm rãi nói:
- Phải, Dita với mấy ông bạn sĩ quan của cô ta đấy. Đêm nọ, trước khi Ri-các-đô đến, cô ta tìm cách vào đây thăm tôi. Cô ấy mà chạm vào người, chắc tôi fát điên lên mất!
Giêm-ma dịu dàng phản đối:
- Nhưng....Chị ấy có biết đâu. Chị ấy đâu ngờ làm ông phật ý.
Dưới vườn 1 trận cười khác lại rộ lên. Giêm-ma đứng dậy mở cửa sổ, Di-ta, đầu đỏm dáng vấn 1 chiếc khăn thêu sợi vàng, đang đứng giữa lối đi trong vườn, giương cao 1 bó hoa tim cho 3 sĩ quan trẻ tuổi đang tranh nhau với lấy.
Giêm-ma gọi:
- Bà Rê-ni!
Di-ta sa sầm nét mặt. Cô ta quay lại nhìn lên, ánh mắt khiêu khích:
- Thưa bà?
- Xin các ông bạn của bà vui lòng nói khẽ 1 chút. Ông Rivarex đang mệt lắm.
Cô gái du mục vứt tung bó hoa xuống đất, quay phắt lại nói với mấy viên sĩ quan đang sửng sốt:
- Allez-vous-en! Vous m embetezz, messieurs!
Và cô từ từ đi ra đường. Giêm-ma đóng cửa sổ quay về phía Ruồi trâu:
- Họ đi rồi!
- Cám ơn bà. Tôi....rất tiếc đã làm phiền bà.
- Có gì mà phiền...
Ruồi trâu nhận ra ngay chỗ ngập ngừng trong câu nói của chị:
- " Nhưng " câu nói của bà chưa hết, thưa bà còn 1 chứ " nhưng" sót lại trong ý nghĩ của bà.
- Nếu ông thấy được phần còn lại của ý nghĩ người khác, xin ông chớ fật ý vì những gì ông đọc được ở đó. Dĩ nhiên, đây ko fải là chuyện của tôi, nhưng tôi ko hiểu được....
- Ác cảm của tôi với Rê-ni? Điều đó chỉ có khi....
- Ko, tôi ko hiểu được sao có mối ác cảm đó mà ông vẫn sống được với chị ấy. Đối với tôi đó là 1 sự xúc phạm đến chị ấy về phương diện là 1 phụ nữ và về phương diện...
- Phụ nữ! Ruồi trâu phá lên cười thật chói tai - Bà cũng gọi đó là 1 phụ nữ à? " Madame, ce n est que pour rive "
Giêm-ma kêu lên:
- Như vậy là ko phải lẽ! Ông ko có quyền nói về chị ấy như thế, nhất là lại nói với 1 phụ nữ khác.
Ruồi trâu quay đi, nằm mở to mắt nhìn mặt trời đang lặn ngoài cửa sổ. Giêm-ma đóng luôn cánh cửa gỗ lại, buông rèm xuống để anh khỏi thấy mặt trời lặn nữa, rồi chị ngồi sang chiếc bàn cạnh cửa sổ khác.
Một lúc sau chị hỏi:
- Ông để tôi thắp đèn lên nhé?
Ruồi trâu lắc đầu.
Khi ko thể thấy mũi đan nữa, Giêm-ma xếp đồ vào giỏ. Chị khoanh tay ngồi im lặng một lúc, nhìn thân hình bất động của Ruồi trâu. Ánh sáng mờ tối phủ lên mặt anh làm dịu bớt nét khắc khổ, giễu cợt, kiên quyết, nhưng lại hằn sâu thêm nét bi đát của làn môi. Do 1 sự liên tưởng kì lạ, Giêm-ma vụt nhớ đến cây thánh giá bằng đá cha chị đã dựng để tưởng nhớ A-thơ, với hàng chữ khắc trên đó:
" Mọi sóng gió bão táp của anh còn xô mãi lên đời tôi "
Một giờ trôi qua, chìm đắm trong im lặng. Sau cùng, Giêm-ma đứng dậy, nhẹ chân bước khỏi phòng. Trở lại với chiếc đèn trên tay, chị đứng lại 1 lúc, tưởng Ruồi trâu đã ngủ. Nhưng ánh đèn vừa hắt đến mặt, anh đã quay lại.
Giêm-ma đặt đèn xuống.
- Tôi đã pha cà-phê cho ông đây.
- Để xuống đấy đã. Bà vui lòng đến gần đây được ko?
Anh nắm dôi bàn tay chị:
- Tôi đã suy nghĩ....thấy bà nói rất đúng. Đời tôi quả đã sa lầy. Nhưng bà cũng nên nhớ rằng ko fải ngày nào người ta cũng tìm được 1 người phụ nữ mình có thể.....yêu. Còn tôi....tôi cũng dã từng ngụp lặn trong vũng tối khôn cùng. Tôi sợ...
- Ông sợ....
- Sợ bóng tối. Đôi khi, ban đêm phải nói là tôi ko dám ở 1 mình, tôi cần có 1 cái gì sống động, 1 cái gì vững chãi bên mình. Bóng tối tôi vừa nói đến là bóng tối ở bên ngoài, ở đó...Không, không! Ko phải hoả ngục, hoả ngục chỉ là thứ đồ chơi ba xu để doạ trẻ con. Bóng tối ở bên trong kia! Ở đó ko có khóc lóc nghiến răng, chỉ có im lặng...im lặng...
Mắt anh mở to. Giêm-ma lặng thinh, nín thở chờ đợi.
- Chắc điều đó quá huyễn hoặc với bà fải ko? Bà ko hiểu được - thật may mắn cho bà. Tôi muốn nói là nếu thử sống 1 mình, hẳn tôi phát điên ngay...Nếu xét thấy được, xin bà đừng quá nghiêm khắc với tôi. Tôi ko đến nỗi hung tàn hư hòng như, có lẽ, bà vẫn tưởng tượng về tôi đâu.
Giêm-ma đáp:
- Tôi ko tìm ra cách nào fán đoán thay ông được, Tôi chưa từng trải qua những khổ đau như của ông. Nhưng....có thể nói tôi cũng chìm sâu trong sự khồn cùng, hiểu theo nghĩa khác. Và tôi nghĩ, tôi đoán chắc, nếu ông để sự sợ hãi hoặc điều gì đó đưa mình đến một hành vi thực sự tàn nhẫn hoặc bất công hoặc thiếu độ lượng thì rồi ông sẽ hối hận. Còn....nếu trước sự việc như vậy, mà ông chịu thất bại, thì tôi tin rằng ở hoàn cảnh của ông, chắc tôi đã buông trôi tất cả, kêu trời oán đất mà chết từ lâu rồi!
Ruồi trâu vẫn giữ tay chị trong tay mình, anh nói thật nhẹ:
- Cho tôi biết đi, trong đời đã bao giờ bà làm một việc thatạ sự tàn nhẫn chưa?
Giêm-ma ko trả lời, nhưng đầu chị gục xuống, và hai giọt nước mặt rơi ấm tay anh.
Ruồi trâu siết chặt tay chị thêm, giọng anh chỉ còn là 1 hơi thở thiết tha:
- Nói đi! Bà nói đi! Tôi đã kể cho bà nghe tất cả nỗi thống khổ của tôi...
- Vâng...có một lần....lâu lắm rồi. Tôi đã trót làm viếc ấy với người tôi yêu nhất trên đời này.
Đôi tay đang siết chặt tay chị run lẩy bẩy, nhưng ko buông lơi. Giêm-ma nói tiếp:
- Anh ấy là 1 đồng chí. Tôi trót tin lời người ta vu khống anh ấy - chỉ là 1 sự bịa đặt thông thường của bọn cảnh sát thôi, thế là tôi ko nhận ra. Tôi tát anh ấy như 1 tên phản bội. Anh ấy bỏ đi, và nhảy xuống sông tự vẫn. Thế rồi 2 ngày sau, tôi được biết anh ta hoàn toàn vô tội. Có lẽ kỷ niệm ấy còn cay đắng hơn bất cứ kỷ niệm nào của ông. Giá chặt cụt bàn tay fải này mà xoá được điều nó đã trót phạm phải, tôi cũng sẵn lòng.
Mắt Ruồi trâu chợt loé lên 1 tia sắc sảo và nguy hiểm mà trước đây Giêm-ma chưa từng thấy. Anh cúi xuống, vụng trộm bất thần hôn lên tay chị.
Giêm-ma giật lùi, hoảng hốt, chị kêu lên thật đáng thương "
- Đừng! Xin ông đừng bao giờ làm như thế nữa. Ông làm tôi đau lòng.
- Thế bà tưởng bà ko làm cho người bà đã giết đau lòng sao?
- Người mà tôi.....đã giét....A! Trê-da-rê đến cổng rồi kia! Tôi...Tôi phải đi đây.
o O o
Bước vào phòng, Mac-ti-ni thấy bên cạnh tách cà-phê vẫn còn nguyên, Ruồi trâu nằm đó 1 mình, đờ đẫn, thất thần, đang lầm rầm nguyền rủa như thể ko hài lòng với tách cà-phê ấy.
Ruồi Trâu Ruồi Trâu - Ethel Lilian Voynich Ruồi Trâu