Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Chiếc Đồng Hồ Kỳ Lạ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 14
L
ời kể của Colin Lamb
Lâu lắm rồi tôi không đến thăm Khu nhà Whitehaven.
Cách đây mấy năm đây là một cao ốc nổi trội với những căn hộ hiện đại. Bây giờ có thêm nhiều chung cư khác bề thế hơn và thậm chí còn hiện đại hơn áp sát hai bên hông nó. Bên trong tôi để ý gần đây mới được tân trang. Nó đã được sơn lại màu vàng và xanh lá cây nhạt.
Tôi vào thang máy lên lầu rồi bấm chuông căn hộ số 203. Anh người hầu không chê vào đâu được tên là George mở cửa cho tôi. Một nụ cười chào mừng hiện ra trên khuôn mặt anh ta.
“Ông Colin! Đã lâu chúng tôi không thấy ông tới đây.”
“Phải, tôi biết rồi. Anh khỏe không, George?”
“Tôi vẫn khỏe. Rất cám ơn ông đã hỏi thăm.”
Tôi hạ giọng. “Còn ông ấy thì sao?”
George cũng hạ giọng mặc dù điều ấy gần như không cần thiết vì nó đã được điều chỉnh theo một quy tắc hết sức thận trọng kín đáo ngay từ đầu cuộc trò chuyện của chúng tôi.
“Tôi nghĩ, thưa ông, thỉnh thoảng ổng hơi bị chán nản.”
Tôi gật đầu vẻ thông cảm.
“Xin ông đi lối này,” anh ta đỡ lấy cái mũ của tôi.
“Xin vui lòng báo có tôi là Colin Lamb tới!”
“Hay lắm, thưa ông.” Anh mở một cánh cửa và nói với giọng rõ ràng, “Ông Colin Lamb cần gặp, thưa ông.”
Anh lùi lại để tôi đi qua, và tôi bước vào trong phòng. Ông bạn Hercule Poirot của tôi đang ngồi như thường lệ trong cái ghế bành vuông vức rộng lớn trước lò sưởi. Tôi để ý một thanh của ngọn lửa điện hình chữ nhật đã đỏ rực lên. Đầu tháng 9, thời tiết ấm áp, nhưng Poirot là một trong những người đầu tiên cảm nhận cái giá lạnh của mùa thu, và cảnh giác với nó. Hai bên người ông là những chồng sách xếp gọn gàng trên sàn nhà. Trên cái bàn bên phải có những quyển sách dựng đứng. Trên tay phải ông là một cái tách đang bốc hơi. Nước thuốc sắc, tôi nghĩ vậy. Poirot rất mê thuốc sắc và thường giục tôi uống. Chúng có mùi vị gây buồn nôn và hăng nồng không ngửi nổi.
“Đừng đứng lên,” tôi nói, nhưng Poirot đã đứng dậy. Ông tiến về phía tôi trên đôi chân mang giày da hàng hiệu bóng loáng, hai tay giang ra.
“Ha ha, à ra là cậu, cậu đây rồi, bạn của tôi ơi! Anh bạn trẻ Colin của tôi. Nhưng sao cậu lại tự xưng cái tên Lamb vậy? Để tôi nghĩ xem nào! Có một câu tục ngữ hay châm ngôn. Cái gì đấy nói về cừu già giả dạng cừu non. Không phải. Đấy là nói về các quý bà sồn sồn cố làm cho vẻ bề ngoài trẻ hơn tuổi thật. Không áp dụng cho cậu. Ha ha, tôi biết rồi. Cậu là sói đội lốt cừu. Có phải thế không?”
“Không phải vậy đâu,” tôi đáp. “Chỉ là trong chuyên ngành công tác của mình, cháu nghĩ cái tên của cháu gần như là một cái lỗi, dính líu quá nhiều với cha cháu. Do đó mới có cái tên Lamb. Ngắn gọn, đơn giản, dễ nhớ. Tự tâng bốc mình, thì phải nói là hợp với cá tính của cháu.”
“Vậy thì tôi không dám chắc,” Poirot nói. “Còn ông bạn tốt của tôi là bố cậu thì thế nào rồi?”
“Ông cụ vẫn khỏe ạ,” tôi đáp. “Rất bận rộn với nhũng cây thục quỳ — hay đó là hoa cúc? Mùa vụ qua đi quá nhanh nên cháu không nhớ nổi lúc này đang trồng hoa gì nữa.”
“Thế ra ông ấy vẫn bận rộn với nghề làm vườn ư?”
“Hình như cuối cùng mọi người đều đến với nghề đó,” tôi đáp.
“Tôi thì không,” Hercule Poirot nói. “Một lần trồng bí ngô, đúng thế — nhưng không bao giờ trồng nữa. Nếu muốn có hoa đẹp nhất, sao không ra hàng hoa? Tôi tưởng ngài thượng cấp tài ba sắp viết hồi ký của ông ấy chứ.”
“Ổng đã bắt đầu viết,” tôi nói, “nhưng lại thấy viết nhiều quá thế nào cũng bị lãng quên, vì vậy cuối cùng ổng đi đến kết luận rằng những điều đưa vào sẽ quá nhạt nhẽo không chịu nổi, nên không đáng viết ra.”
“Phải thận trọng thôi, đúng thế. Thật không may, vì bố cậu có thể kể một số chuyện rất thú vị. Tôi rất ngưỡng mộ ông ấy. Vẫn luôn thế. Cậu biết đấy, các phương pháp của ông đối với tôi rất thú vị. Ông ấy rất đơn giản. Ông thường sử dụng những điều rõ rành rành mà trước đó chưa ai dùng đến. Ông thường giăng bẫy, cái bẫy rất lộ liễu và những kẻ ông muốn bắt sẽ nói 'Lộ liễu quá. Không thể là thật’ và thế là chúng rơi vào bẫy!”
Tôi cười. “À, đời nay không có cái mốt con trai thán phục cha chúng đâu ạ. Hầu hết chúng nó dường như thường ngồi xuống, cầm ngòi bút độc địa của chúng, nhớ tất cả những chuyện bẩn thỉu có thể nhớ được và viết ra, rõ ràng rất hài lòng thỏa dạ. Còn riêng cá nhân cháu lại vô cùng kính trọng ông già mình. Cháu hy vọng cũng được tài giỏi như ổng. Không hẳn là chuyên ngành của ổng, tất nhiên rồi.”
“Nhưng có liên quan mà,” Poirot nói. “Có liên quan mật thiết mặc dù cậu phải làm việc đằng sau hậu trường theo cách mà ông ấy không làm.” Ông húng hắng ho kiểu ứng biến. “Tôi nghĩ phải chúc mừng cậu vì gần đây đã đạt được thành công khá ngoạn mục. Không phải thế sao? Vụ Larkin ấy.”
“Vụ đó tới nay đã ổn rồi. Nhưng vẫn còn rất nhiều điều cháu muốn làm rõ, chỉ để khép lại một cách thỏa đáng thôi. Tuy nhiên không phải vì chuyện đó mà cháu tới đây đâu.”
“Dĩ nhiên là không, dĩ nhiên là không rồi,” Poirot nói. Ông vẫy tay bảo tôi đi tới một cái ghế rồi mời tôi uống thuốc sắc. Tôi từ chối ngay tức thì.
George đi vào thật đúng lúc với một bình cổ thon đựng rượu whisky, một cái ly và một ống hút, đặt sát cùi chỏ tôi.
“Dạo này bác đang làm gì?” tôi hỏi Poirot.
Liếc nhìn cả đống sách đủ loại quanh ông tôi lại hỏi: “Trông có vẻ bác đang làm một cuộc nghiên cứu nho nhỏ thì phải?”
Poirot thở dài. “Cậu gọi như thế cũng được. Phải, chừng là vậy. Gần đây tôi cảm thấy rất cần nghiên cứu một vấn đề. Tôi tự nhủ vấn đề ấy là gì không quan trọng. Như Sherlock Holmes tài ba, có chiều sâu như rau mùi tây dầm bơ. Quan trọng là có một vấn đề cần tìm hiểu. Tôi không cần tập luyện cơ bắp mà cần tập luyện các tế bào não.”
“Chỉ là chuyện duy trì tập luyện mà thôi. Cháu hiểu rồi.”
“Đúng như cậu nói.” Ông thở dài. “Nhưng vấn đề là, mon cher, giải quyết được thì không phải dễ dàng quá đâu. Quả thật thứ năm vừa rồi có một vấn đề nan giải với tôi. Có ba mẩu vỏ cam khô xuất hiện một cách vô lý ở chỗ cái giá móc ô. Sao chúng lại đến đấy? Sao chúng lại có thể đến đấy chứ? Tôi thường không ăn cam. George chả bao giờ bỏ vỏ cam cũ ở giá móc áo. Cũng không có khả năng một vị khách mang theo ba mẩu vỏ cam. Phải, đúng là một vấn đề nan giải.”
“Và bác đã giải quyết xong rồi chứ?”
“Tôi đã giải quyết xong.” Poirot đáp với vẻ u sầu hơn là kiêu hãnh.
“Cuối cùng chả thú vị cho lắm. Vấn đề thay thế bà giúp việc dọn vệ sinh thường lệ bằng người mới mà bà ta dẫn theo, trái với quy tắc, là một đứa con của bà ta. Mặc dù nghe chả thú vị gì, thế mà họ cứ phải liên tục đưa ra những lời nói dối, những trò giả trá và tất tật những thứ khác. Có thể nói là thỏa mãn, nhưng tầm thường.”
“Thật đáng chán,” tôi góp ý.
“Enfin,” Poirot nói, “tôi là người khiêm tốn. Nhưng người ta không nên giết gà bằng dao mổ trâu chứ.”
Tôi lắc đầu một cách trang trọng. Poirot nói tiếp, “Dạo gần đây tôi bận đọc nhiều chuyện bí ẩn có thật của cuộc đời chưa được làm sáng tỏ. Tôi áp dụng vào đấy cách giải quyết của riêng tôi.”
“Bác muốn nói tới các vụ án như vụ Bravo, là Adelaide Bartlett và tất cả những đứa còn lại trong bọn hả?”
“Chính xác. Nhưng quá dễ dàng. Chẳng có gì phải nghi ngờ về chuyện ai đã sát hại Charles Bravo. Người đi cùng có thể có liên can, nhưng chắc chắn cô ta chẳng phải là một con ma xớn xác tự đâm đầu vào vụ ấy. Rồi còn có đứa con gái vị thành niên không may mắn là Constance Kent. Động cơ thực sự khiến thằng em siết cổ con chị vốn rất yêu quí nó vẫn luôn là một câu hỏi với mọi người. Nhưng chẳng hóc búa gì đối với tôi. Mọi thứ đều thật rõ ràng sáng tỏ khi tôi vừa đọc xong về vụ án ấy. Về phần Lizzie Borden, người ta chỉ mong sao mình có thể đặt vài câu hỏi cần thiết với những người có liên quan khác nhau. Trong đầu tôi đã khá chắc chắn những câu trả lời sẽ là gì. Than ôi, tôi sợ bây giờ họ chết hết cả rồi.”
Tôi thầm nghĩ, như trước đây vẫn thường như thế, đức khiêm tốn chẳng phải là ưu điểm của Hercule Poirot.
“Và tôi đã làm gì kế tiếp?” ông tiếp tục.
Tôi đoán ít lâu nay ông chẳng có ai để mà trò chuyện, và đang thích thú thưởng thức giọng nói của chính mình.
“Từ cuộc sống hiện thực tôi đã chuyển sang tiểu thuyết. Cậu thấy tôi ở đây với nhiều bản tiểu thuyết hình sự khác nhau bên phải và bên trái của mình. Tôi đang nghiên cứu trở lui về quá khứ. Đây này…” ông cầm lên quyển sách để trên tay vịn chiếc ghế bành, “…đây, Colin thân mến ạ, là Vụ án Leavenworth.” Ông trao quyển sách cho tôi.
“Trở ngược một thời gian rất dài về quá khứ,” tôi nói. “Cháu nhớ từng nghe bố nói ông đã đọc quyển này lúc còn nhỏ. Cháu nhớ mình cũng từng đọc một lần. Bây giờ chắc đã khá lỗi thời rồi.”
“Thật đáng thán phục,” Poirot nói. “Người ta được nếm trải bầu không khí thời kỳ ấy, sự cố tình cường điệu có cân nhắc thật cẩn trọng của nó. Những miêu tả thái quá cực hay ấy về nhan sắc lóng lánh ánh vàng của Eleanor, sắc đẹp rực sáng ánh trăng của Mary!”
“Cháu phải đọc lại mới được,” tôi nói. “Đã quên mất phần nói về các cô gái đẹp rồi.”
“Còn có cô hầu Hannah, một nhân vật điển hình quá chân thực, và một kẻ sát nhân, một nghiên cứu tâm lý học xuất sắc.”
Tôi nhận ra tôi đã để mình dấn vào một cuộc diễn giảng. Tôi chuẩn bị tinh thần để lắng nghe.
“Tiếp theo chúng ta sẽ lấy quyển Những cuộc phiêu lưu của Arsene Lupin,” Poirot tiếp. “Thật kỳ dị xiết bao, hão huyền dường nào! Thế mà trong đấy vẫn tràn trề sinh lực, mãnh liệt, sinh động biết bao nhiêu! Những chuyện vô lý, nhưng bút pháp rất bóng bẩy hào nhoáng. Còn hài hước nữa chứ.”
Ông đặt quyển Những cuộc phiêu lưu của Arsene Lupin xuống, và cầm lên một quyển sách khác. “Và còn có quyển Bí mật căn phòng màu vàng. Thật là — à, thật đúng là một tác phẩm kinh điển! Tôi tán thành từ đầu đến cuối. Cách tiếp cận hợp lý biết bao! Còn nhớ đã có phê bình, nói rằng không công bằng. Nhưng chả phải là không công bằng, Colin thân mến ạ. Không, không. Có lẽ rất gần như thế, nhưng không hẳn. Có khác biệt một chút xíu. Không. Xuyên suốt vẫn là sự thật, được che giấu bằng cách sử dụng ngôn từ thận trọng và khôn khéo. Mọi sự có lẽ sẽ sáng tỏ vào thời khắc quan trọng nhất ấy khi những người đàn ông gặp nhau ở góc của ba hành lang.” Ông kính cẩn đặt quyển sách xuống. “Đích thị là một tuyệt tác, và tôi được biết ngày nay hầu như đã bị lãng quên.”
Rồi Poirot bỏ qua chừng hai mươi năm để tiếp cận tác phẩm của các tác giả về sau này một chút.
“Tôi cũng từng đọc,” ông nói, “một số tác phẩm đầu tay của bà Ariadne Oliver. Bà ấy xem như là bạn của tôi, và tôi nghĩ cả của cậu nữa. Tôi không hoàn toàn tán đồng các tác phẩm của bà, xin cậu lưu ý cho. Các tình tiết trong những truyện ấy cực kỳ không thực tế. Sức mạnh của sự trùng hợp ngẫu nhiên còn xa mới được sử dụng một cách nhuần nhuyễn. Và vì lúc ấy còn trẻ nên bà đã khá dại dột khi cho thám tử của mình là một người Phần Lan, và rõ ràng bà chả biết gì về đất nước và con người Phần Lan, có lẽ ngoại trừ các tác phẩm của Sibelius. Tuy thế bà có tính khí rất độc đáo, thỉnh thoảng suy luận cũng sắc sảo, và những năm về sau này bà đã học được rất nhiều điều trước đấy bà chưa biết. Các thủ tục của cảnh sát chẳng hạn. Bây giờ bà cũng đáng tin cậy hơn một chút về đề tài súng đạn. Cả những gì thậm chí còn cần thiết hơn, có thể bà đã được bạn bè là cố vấn pháp luật hay luật sư giúp bà hiệu chính một số điểm liên quan đến pháp luật.”
Ông để sang một bên bà Ariadne Oliver và cầm lên một quyển truyện khác.
‘‘Bây giờ đây là ông Cyril Quain. A, ông Quain này là bậc thầy về chứng cứ ngoại phạm.”
‘‘Ông ta là một nhà văn chán chết đi được, nếu cháu nhớ không lầm,” tôi nói.
“Đúng là trong sách của ông ấy chẳng xảy ra chuyện gì đặc biệt ly kỳ rùng rợn,” Poirot nói. “Có một xác chết, dĩ nhiên. Thỉnh thoảng còn có hai cái. Nhưng toàn bộ vấn đề bao giờ cũng là chứng cứ ngoại phạm, lịch trình tàu hỏa, các tuyến đường xe buýt, sơ đồ các đường lộ băng qua vùng thôn quê. Tôi thú thật mình rất khoái sự rối rắm phức tạp này, cách sử dụng chứng cứ ngoại phạm thật công phu này. Tôi rất thích thú khi cố bắt giò ông Cyril Quain.”
“Và cháu nghĩ bác luôn thành công,” tôi nói.
Poirot thật thà.
“Không phải luôn luôn,” ông thừa nhận. “Không, không phải luôn luôn. Dĩ nhiên sau một thời gian người ta nhận ra quyển này của ổng gần như giống hệt một quyển khác. Các chứng cứ ngoại phạm lần nào cũng giống nhau, mặc dù không phải là giống hệt. Cậu biết đấy, mon cher Colin, tôi hình dung cái ông Cyril Quain này đang ngồi trong phòng, hút ống điếu như đã được miêu tả trong bức ảnh của ông ta. Ông ngồi đấy, xung quanh là sách kiến thức phổ thông, các tác phẩm của Bradshaw đại lục, các tập sách giới thiệu các hãng hàng không, các thời biểu đủ loại. Thậm chí lịch hoạt động của các tàu khách nữa. Nói gì thì nói, Colin ạ, có trình tự và phương pháp trong các tác phẩm của Cyril Quain đấy.”
Poirot đặt ông Quain xuống và cầm lên một quyển sách khác.
“Bây giờ là ông Garry Gregson, một nhà văn viết truyện trinh thám kỳ lạ. Ông đã viết ít nhất sáu mươi bốn quyển, tôi nhớ là thế. Ông ta gần như trái ngược hẳn với Quain. Trong sách của Quain chẳng có bao nhiêu chuyện xảy ra, còn trong truyện của Garry Gregson lại có quá nhiều. Chúng xảy ra một cách bất hợp lý trong cảnh đông người hỗn loạn. Chúng có rất nhiều màu sắc, một mớ những chuyện cường điệu quấy lên bằng gậy. Cảnh đổ máu — những cái xác — các manh mối — những cơn rùng mình kinh hãi chất đống rồi lan tràn khắp nơi. Tất cả thật hấp dẫn, tất cả rất không giống với cuộc sống thật. Ông ta gần giống một ly rượu cocktail Mỹ thuộc hạng không có tiếng tăm gì, mà thành phần pha chế rất đáng nghi ngờ.”
Poirot dừng lại, thở dài rồi trở lại với bài thuyết giảng của ông. “Thế rồi chúng tôi quay sang nước Mỹ.” Ông rút một quyển từ đống sách bên tay trái. “Giờ đây là Florence Elks. Quý bà này có trí khôn, mặc dù có lẽ như quá nhiều nhà văn Mỹ, hơi bực tức với rượu. Cậu biết đấy, mon ami, tôi là người chuyên nếm rượu vang. Một thứ rượu vang đỏ hay rượu vang Bourgogne của Pháp được đưa vào một câu chuyện, với việc hái nho nấu rượu và xin chứng thực chất lượng, tôi vẫn luôn thấy nó làm cho mình vui thích. Nhưng lượng rượu whisky lúa mạch đen và whisky ngô chính xác đã được thám tử tiêu thụ trên mọi trang sách khác của truyện trinh thám Mỹ đối với tôi dường như chẳng thú vị chút nào. Anh ta uống một pint hay nửa pint rượu mà anh ta lấy ra từ túi ngực áo của mình đối với tôi dường như chẳng có cách nào ảnh hưởng đến các hành động trong truyện. Động cơ giết người vì uống rượu trong sách của Mỹ cũng từng xảy ra trong vụ chặt đầu Vua Charles, có rất nhiều ý nghĩa với ông Dick đáng thương khi ông cố viết hồi ký đời mình. Không thể nào tránh khỏi.”
“Còn trường phái mạnh mẽ thì sao?” tôi hỏi.
Poirot phẩy tay gạt sang một bên cái trường phái mạnh mẽ giống như đuổi con ruồi hay con muỗi không mời mà đến.
“Bạo lực đáp trả bạo lực ư? Khiến người ta quan tâm từ bao giờ thế? Tôi từng thấy rất nhiều hành vi bạo lực khi mới vào nghề làm một sĩ quan cảnh sát. Ái chà, cậu cũng có thể đọc một sách giáo khoa về y học. Tout de même, tôi vẫn cho tiểu thuyết hình sự Mỹ một vị trí khá cao. Tôi nghĩ nó tài tình hơn, giàu trí tưởng tượng hơn các tác phẩm của Anh. Giọng văn có sức biểu cảm kém hơn, bầu không khí căng thẳng bị quá tải so với hầu hết các nhà văn Pháp. Bây giờ ta hãy lấy Louisa O’Malley làm ví dụ.”
Ông lại lục lọi tìm một quyển sách.
“Những trang viết uyên bác tuyệt hay của bà mẫu mực biết chừng nào, tuy thế cũng hấp dẫn biết bao, bà gợi cho độc giả một nỗi khiếp sợ cứ tăng lên ghê gớm! Những ngôi nhà lớn bằng đá nâu ở New York ấy. Enfin một ngôi nhà lớn bằng đá nâu là gì — sao tôi chưa từng biết nhỉ? Những căn hộ biệt lập, những kiểu cách trưởng giả gây cảm xúc ấy, và ẩn sâu dưới đấy những băng đảng tội ác không hề bị tình nghi cứ tiến hành hoạt động theo lộ trình chưa bị lộ. Có thể xảy ra như thế, và thường xảy ra như thế. Bà ta giỏi thật, bà Louisa O’Malley này, quả thật bà ta rất tài giỏi.”
Ông thở dài, dựa ngửa ra, lắc đầu rồi nốc cạn chỗ nước thuốc sắc còn lại.
“Và rồi — vẫn luôn có những quyển sách cũ được yêu thích nhất.”
Ông lại lục tìm một quyển khác.
“Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes,” ông lẩm bẩm một cách trìu mến, và thậm chí còn cung kính thốt ra chỉ một từ thôi, “Maitre!”
“Sherlock Holmes ư?” tôi hỏi.
“A, non, non, không phải Sherlock Holmes! Đấy là tôi kính chào tác giả Sir Arthur Conan Doyle ấy mà. Những chuyện kể về Sherlock Holmes này thực tế đều gượng gạo, đầy rẫy ngụy biện, hầu hết được bịa đặt một cách giả tạo. Nhưng nghệ thuật sáng tác lại — à, là chuyện hoàn toàn khác. Sự thú vị của ngôn ngữ, trên tất cả là sự sáng tạo nhân vật rất cừ khôi là bác sĩ Watson. A, quả đúng là một thắng lợi lớn.”
Ông thờ dài và lắc đầu rồi thì thầm, kết hợp một cách tự nhiên những ý tưởng: “Ce cher Hastings. Ông bạn Hastings mà cậu thường nghe tôi nói ấy. Đã lâu rồi không có tin tức gì về ông ta cả. Thật vô lý biết bao khi người ta đi tự chôn xác mình ở Nam Mỹ là nơi vẫn luôn có các cuộc cách mạng.”
“Đâu chỉ giới hạn ở Nam Mỹ,” tôi làm rõ. “Ngày nay cách mạng khắp thế giới mà bác.”
“Chớ có bàn về quả bom ấy chứ,” Hercule Poirot nói. “Chuyện gì phải đến sẽ đến, nhưng chúng ta chớ có bàn!”
“Thật ra cháu tới để bàn một chuyện hoàn toàn khác với bác.”
“A, cậu sắp cưới vợ, phải thế không? Tôi rất vui mừng, mon cher mừng lắm.”
“Cái quái gì khiến bác nghĩ vậy chứ hả, bác Poirot?”
“Chuyện thường tình, vẫn thường xảy ra mà cậu.”
“Có lẽ vậy,” tôi quả quyết, “nhưng không phải với cháu đâu. Thật ra cháu tới để kể cho bác nghe là cháu đã đụng phải một vấn đề nhỏ hay hay về án mạng.”
“Thật thế ư? Một vấn đề hay hay về án mạng, cậu bảo thế ư? Và cậu đã mang đến cho tôi. Tại sao?”
“À…” tôi hơi bối rối, “cháu… cháu tưởng bác sẽ thích thú.”
Poirot nhìn tôi với vẻ đăm chiêu, ông vuốt ve hàng ria mép rồi nói: “Một ông chủ rất tử tế với con chó của mình. Ông thường ra ngoài và ném bóng cho con chó. Con chó coi vậy mà cũng có khả năng tử tế với chủ. Con chó thường giết thỏ hay chuột rồi đem đến đặt dưới chân chủ. Khi ấy nó thường làm gì hử? Nó vẫy đuôi.”
Tôi không nín được cười. “Cháu đang vẫy đuôi sao?”
“Đúng thế đấy anh bạn ạ. Phải, tôi nghĩ thế.”
“Được thôi. Và ông chủ nói gì? Ông ta có muốn thấy con chuột của con chó không đây? Ông ta có muốn biết hết không?”
“Dĩ nhiên rồi. Lẽ tự nhiên là thế. Cậu nghĩ tội ác khiến tôi quan tâm thích thú chứ gì? Đúng không nào?”
“Toàn bộ thật ra không có nghĩa lý gì hết.”
“Không thể nào,” Poirot nói. “Mọi sự việc đều có ý nghĩa. Mọi sự trên đời.”
“Vậy bác cố tìm ra ý nghĩa vụ này đi! Cháu không làm được. Chuyện thực ra không liên quan đến cháu. Chỉ tình cờ đâm đầu vào thôi. Bác à, chuyện có thể hóa ra là rất đơn giản một khi người chết được nhận diện.”
“Cậu đang kể chuyện chả có phương pháp và chả có trình tự đầu đuôi gì cả,” Poirot tỏ ra nghiêm khắc. “Hãy để tôi đề nghị cậu cho tôi biết rõ các sự kiện! Cậu bảo là một án mạng, phải thế không?”
“Đúng là một án mạng,” tôi đoan chắc. “Chúng ta bắt đầu nhé!”
Tôi tả lại cho ông nghe từng chi tiết về biến cố đã diễn ra ở nhà số 19, Wilbraham Crescent. Hercule Poirot dựa ngửa trên ghế. Ông nhắm mắt lại, ngón tay trỏ gõ nhẹ lên tay vịn trong khi nghe tôi kể. Cuối cùng khi tôi đã ngừng lại, ông vẫn không nói gì hết một lúc. Rồi ông hỏi, vẫn không mở mắt ra: “Sans blague?”
“Ô, tuyệt đối không,” tôi đáp.
“Epatant,” ông nói, thưởng thức từ này trên đầu lưỡi, rồi lặp lại từng âm tiết. “E-pa-tant.” Sau đó ông tiếp tục gõ lên tay ghế và khẽ gật gật cái đầu.
“Nào,” tôi sốt ruột nói, sau khi chờ thêm vài phút. “Bác nói gì đi chứ?”
“Nhưng cậu muốn tôi nói gì đây?”
“Cháu muốn bác cho cháu giải pháp. Cháu đã luôn hiểu được từ bác rằng hoàn toàn có thể nằm dựa ngửa trên ghế, chỉ cần suy nghĩ thấu đáo rồi đi đến giải pháp. Hoàn toàn không cần phải đi thẩm vấn người này kẻ nọ và chạy đôn chạy đáo tìm manh mối.”
“Tôi vẫn luôn giữ cách làm việc như thế.”
“À, bắt được tẩy của bác rồi,” tôi nói. “Cháu đã cho bác biết các sự kiện, bây giờ cháu muốn có lời giải.”
“Đúng như thế, hử? Nhưng vẫn còn nhiều điều cần phải biết đấy, mon ami. Chúng ta chỉ mới ở khởi điểm thôi. Chẳng phải thế sao?”
“Cháu vẫn muốn bác nghĩ ra cái gì đó.”
Ông trầm ngâm suy nghĩ một lát: “Tôi hiểu. Có một điều chắc chắn,” ông tuyên bố. “Chắc hẳn đây là một vụ án rất đơn giản.”
“Đơn giản sao?” tôi gặng hỏi với đôi chút ngạc nhiên.
“Bản chất là thế.”
“Tại sao chắc hẳn là đơn giản chứ?”
“Bởi vì nó có vẻ bề ngoài quá phức tạp. Nếu cần phải có vẻ bề ngoài phức tạp thì chắc hẳn là đơn giản. Cậu hiểu được điều ấy chứ?”
“Thật tình cháu không rõ mình có hiểu không nữa.”
“Kỳ lạ thật,” ông trầm ngâm, “những gì cậu kể tôi nghe — tôi nghĩ — có gì đấy quen thuộc với tôi. Xem ở đâu nào— khi nào — tôi đã gặp phải chuyện gì…” ông dừng lại.
“Bộ nhớ của bác,” tôi nói, “hẳn phải là một bồn thật rộng chứa đầy các vụ án. Bác nhớ được hết cả, phải không?”
“Rủi thay, không phải thế,” Poirot nói, “nhưng thỉnh thoảng những hồi ức này cũng hữu ích. Tôi nhớ một lần ở Liège có một chủ hãng xà phòng. Hắn hạ độc bà vợ để cưới cô thư ký tóc vàng. Vụ án hình sự ấy đã thành kiểu mẫu. Về sau, rất lâu mãi về sau, kiểu mẫu ấy lại tái diễn.
“Tôi đã nhận ra nó. Lần này là vụ án một con chó Bắc Kinh bị bắt cóc, nhưng cũng cái kiểu ấy. Tôi đã tìm điều tương đương ở cô thư ký tóc vàng và chủ hãng xà phòng. Và, voilà, đấy là một dạng sự việc. Trong những điều cậu nói với tôi một lần nữa tôi lại có cái cảm giác nhận ra cái gì đó.”
“Những chiếc đồng hồ hả?” Tôi gợi ý, trong lòng tràn trề hy vọng. “Nhân viên bảo hiểm giả mạo à?”
“Không, không,” Poirot lắc đầu.
“Bà mù phải không?”
“Không, không, không. Đừng làm tôi rối trí!”
“Cháu có phần thất vọng về bác, bác Poirot à,” tôi nói. “Cháu tưởng bác sẽ cho cháu đáp án ngay tức khắc chứ.”
“Nhưng bạn trẻ ơi, hiện thời cậu chỉ mới trình cho tôi cái kiểu mẫu. Còn nhiều điều phải tìm ra nữa. Có thể người đàn ông này sẽ được nhận dạng. Cảnh sát rất xuất sắc trong việc đó. Họ có hồ sơ các vụ hình sự, họ có thể cho đăng ảnh người đàn ông, họ có thể lấy được danh sách những người mất tích, có những cuộc khảo sát khoa học về y phục của người chết, vân vân và vân vân. À phải rồi, có cả trăm phương ngàn cách và nhiều phương tiện khác để họ sắp đặt bố trí. Không nghi ngờ gì cả, người này sẽ được nhận dạng.”
“Như vậy lúc này không có gì để làm, có phải bác nghĩ vậy không?”
“Luôn luôn có việc gì đấy để làm,” Hercule Poirot nói vẻ nghiêm trọng.
“Như là việc gì?”
Ông ve vẩy ngón trỏ chỉ vào tôi để nhấn mạnh.
“Hãy trò chuyện với các láng giềng!”
“Đã làm rồi. Cháu đã cùng đi với Hardcastle khi anh ấy thẩm vấn họ. Họ không biết điều gì có ích hết.”
“Ái chà chà, đấy là cậu nghĩ như thế. Nhưng tôi cam đoan với cậu chẳng thể nào như vậy. Cậu đến gặp họ, hỏi họ có thấy gì đáng nghi ngờ không, và họ trả lời là không. Rồi cậu nghĩ tất cả chỉ có thế thôi. Nhưng đấy không phải điều tôi muốn nói khi bảo hãy trò chuyện với các láng giềng. Tôi bảo hãy nói chuyện với họ! Hãy để họ nói chuyện với cậu! Và qua cuộc đàm thoại của họ cậu sẽ luôn tìm ra một manh mối ở đâu đó. Họ có thể nói về vườn nhà mình, các thú cưng, hoặc hiệu làm tóc, hiệu may, hay bạn bè, hoặc món ăn họ thích. Luôn luôn ở đâu đó sẽ có một lời nói tỏa sáng. Cậu bảo chả có gì hữu ích trong các cuộc trò chuyện ấy sao. Tôi nói không thể thế đâu. Giá như cậu có thể lặp lại cho tôi nghe từng từ một nhỉ…”
“À, thực ra cháu có thể làm được chuyện đó. Cháu đã ghi tốc ký những gì đã được nói ra, đóng vai một hạ sĩ quan cảnh sát phụ tá. Cháu đã cho giải mã và đánh máy, rồi đem tới cho bác. Đây này!”
“A, cậu đúng là một cậu bé ngoan, quả thật cậu rất ngoan! Những gì cậu đã làm là đúng chính xác. Chính xác. Je vous remercie infiniment.
Cảm thấy rất bối rối, tôi hỏi: “Bác có gợi ý nào nữa không?”
“Có, tôi luôn có gợi ý. Có cô gái này. Cậu có thể nói chuyện với cô gái này. Hãy đi gặp cô ấy! Hai người đã kết bạn rồi, không phải thế ư? Chẳng phải cậu đã ôm siết cô ấy trong vòng tay khi cô ấy bỏ chạy ra khỏi ngôi nhà trong cơn hoảng loạn sao?”
“Bác bị lậm vì đọc Garry Gregson rồi,” tôi nói. “Bác bị lậm cái bút pháp cường điệu đó mất rồi.”
“Có lẽ cậu nói đúng đấy,” Poirot thừa nhận. “Người ta thường bị ảnh hưởng, đúng thế, văn phong của một tác phẩm đã đọc.”
“Còn đối với cô gái…” tôi nói, rồi dừng lại.
Poirot nhìn tôi có ý dò hỏi.
“Sao?”
“Cháu đâu có thích — cháu không muốn…”
“À ra thế. Trong thâm tâm cậu nghĩ cô ta có liên quan thế nào đấy với vụ án này.”
“Không, không phải. Hoàn toàn thuần túy ngẫu nhiên khiến cô ấy tình cờ tới đó.”
“Không, không đâu, mon ami, không phải thuần túy ngẫu nhiên đâu. Cậu biết rõ mà. Cậu đã nói với tôi như thế mà. Cô ấy đã được yêu cầu qua điện thoại. Yêu cầu đích danh.”
“Nhưng cô ấy đâu có biết tại sao.”
“Cậu đâu có thể chắc chắn là cô ta không biết. Rất có thể cô ta biết vì sao nhưng đang giấu giếm chuyện ấy.”
“Cháu không nghĩ vậy,” tôi đáp một cách ngang bướng.
“Vẫn có khả năng cậu tìm ra được lý do vì sao lại thế bằng cách trò chuyện với cô ta, ngay cả khi chính cô ta cũng không nhận biết sự thật.”
“Cháu không biết cách nào—ý cháu muốn nói — cháu chỉ mới biết cô ấy thôi.”
Hercule Poirot lại nhắm mắt. Rồi ông nói: “Có lúc trong quá trình hai người thuộc giới tính trái ngược đang hấp dẫn nhau, khi ấy câu nói này nhất định đúng. Cô ta là một cô gái hấp dẫn, tôi nghĩ thế có đúng không?”
“Đúng. Rất hấp dẫn.”
“Hãy trò chuyện với cô ta đi nhá,” Poirot ra lệnh, “vì cô cậu đã là bạn bè, và cậu sẽ lại đi gặp người đàn bà mù với đôi lời xin lỗi. Cậu nói chuyện với bà ta nhá. Rồi cậu đến cái phòng đánh máy ấy, có lẽ giả vờ thuê đánh máy một bản thảo viết tay. Có lẽ cậu nên làm quen với một cô gái khác làm việc ở đấy. Hãy nói chuyện với tất cả những người này, rồi sau đó trở lại gặp tôi và kể tôi nghe mọi điều họ nói!”
“Tha cho cháu đi!” tôi nói.
“Chả sao đâu mà,” Poirot bảo. “Rồi cậu sẽ thích thú thôi.”
“Hình như bác không thấy cháu còn có việc của cháu phải làm nữa.”
“Cậu sẽ làm còn tốt hơn nhiều vì có khoảng thời gian thư giãn,” Poirot trấn an tôi.
Tôi đứng dậy và cười.
“À, bác là bác sĩ mà! Còn lời khôn ngoan nào dành cho cháu nữa không? Bác có cảm nhận điều gì về việc những chiếc đồng hồ kỳ lạ không ạ?”
Poirot lại dựa ngửa ra ghế và nhắm mắt.
Lời ông nói hoàn toàn bất ngờ.
“Thời gian đến rồi, con hải mã nói,
Để bàn lắm chuyện với nhiều lời.
Về giày, tàu thủy và xi gắn,
Bắp cải cùng vua chúa khắp nơi.
Vì sao biển nóng như đang sôi,
Và phải chăng lợn nhà có cánh?”
Ông lại mở mắt rồi gật đầu.
“Cậu có hiểu không?”
“Trích từ Con hải mã và gã thợ mộc, Alice qua gương soi.”
“Chính xác. Ngay lúc này, đấy là điều tốt nhất tôi có thể làm cho cậu, mon cher. Hãy suy ngẫm thật kỹ nhé!”
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Chiếc Đồng Hồ Kỳ Lạ
Agatha Christie
Những Chiếc Đồng Hồ Kỳ Lạ - Agatha Christie
https://isach.info/story.php?story=nhung_chiec_dong_ho_ky_la__agatha_christie