Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Người Thổi Thủy Tinh Xứ Murano
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 13: Cháu Của Hồng Y Giáo Chủ
C
ăn nhà ít ra cũng là của mình. Mình là người thuê. Mình sẽ biến nó thành một mái ấm.
Không thoải mái vì những diễn biến ở furnace, kinh sợ những buổi chụp hình và phỏng vấn mà cô biết sẽ tới, Leonora có hai niềm an ủi: công việc của mình, khi thủy tinh bắt đầu đáp lại bàn tay và hơi thở cô, và căn hộ nhỏ ở Campo Manin. Khi cô trở về nhà dưới ánh sáng hổ phách của chiều hôm – vì sẽ không còn những lời mời từ đồng nghiệp giữ cô ở ngoài sau khi trời tối nữa – cô cảm thấy tim mình bay bổng khi thoáng thấy tòa nhà cũ, ngủ im trong nắng chiều, gạch màu lông sư tử. Mắt cô tự nhiên ngước lên hai ô cửa sổ cao nhất – cửa sổ của cô.
o O o
Đây là căn nhà đầu tiên thật sự là của cô. Ở đây cô không đáp lại ai, không đáp lại mẹ cô với những cuốn sách hàn lâm và chữ in nhỏ của bà, không bạn sinh viên chung nhà với những thời trang hippy trường mỹ thuật, và không Stephen với những đồ cổ vô vị chắc nịch và những bức tường hoa mộc lan của anh. Cô sẽ tạo ra căn nhà mà cô muốn – bao quanh mình bằng màu sắc và kết cấu và những thứ mà cô muốn thấy mỗi ngày, để làm đối trọng với bản ngã mới mẻ của cô.
Cô bắt đầu dành những ngày cuối tuần lang thang các chợ trong thành phố - một mình nhưng không đơn độc, mua những thứ vải vóc và đồ vật kể cho cô về Venice. Cô lục lọi những cửa hiệu nhỏ tối và bí ẩn ở Accademia trong chuyến đi tìm kho báu riêng tư của mình. Cô trở về nhà đắc thắng với chiến lợi phẩm như Marco Polo ngày nay. Cái chén gỗ sẫm màu cô tìm thấy ở Campo San Vio được đặt trên bàn bếp và cao ngất một kim tự tháp chanh thơm phức từ những ghe bán hoa quả ở San Barnaba. Cái móng chân bằng đá to, đẽo ra từ một pho tượng nào đó (ở đâu? Và bao giờ?) nặng đến độ cô phải nhờ người ta giao đến, giờ đang chống mở cánh cửa bếp. Cô trút ra khắp những mẩu sơn và bỏ ra nhiều giờ đồng hồ sơn tường. Phòng ngủ-phòng khách thì cô sơn màu xanh ngọc lam-xanh nước biển cô đã thấy nơi cầu thang. Một màu sắc mà cô hy vọng là chảy xuyên thời gian từ Corradino, được cô điểm trang bằng viền mạ vàng và để nến bằng vàng. Cô đã tìm được một cái giường trệt cũ bằng gỗ gụ thật to, thứ phải tời qua cửa sổ với sự giúp sức của những người hàng xóm nhiệt tình và ba hoa. Cô bày biện nó bằng những cái gối mềm và khăn trải giường có đăng ten màu kem xứ Burano, do các cụ bà ngồi thêu bên ô cửa những ngôi nhà màu sắc, được mặt trời sưởi ấm khi mấy ngón tay họ lướt trên vòng chỉ. Gian bếp thì cô sơn mày đỏ tươi rực rỡ, và cô thu nhặt những miếng đá lát nhỏ có màu của kính màu, để khảm phía trên chậu rửa chén. Cô tìm thấy một súc gỗ cũ ở một chỗ thanh lý nhà – to và sẫm, có những vết đẽo gợi ý là nó đã được đẽo ra từ một cánh cửa lâu đài. Nó dùng làm cái thớt thật lý tưởng.
Tầng thượng trên mái cô quét và lát bằng những phiến đất sét xứ Florence. Cô rào bao lơn lại cho an toàn và mua vô số chậu cây để cho màu sắc ban ngày và mùi hương ban đêm – điểm xuyết quanh sân thượng như những chú lùn đẫy đà. Nhiều chậu đầy cả thảo mộc để ngắt ra nấu nướng – hung quế thì cô mang xuống bậu cửa sổ bếp dưới nhà, vì loại thảo mộc này thì cô biết mình sẽ dùng nhiều nhất.
Lenora và chậu búng quế. Mình nhớ cái bài thơ buồn cười từ hồi đi học về Isabella – nàng ta giấu đầu người yêu trong cái chậu của mình, dưới thảo mộc. Có lẽ ông bạn thân tệ bại điên rồ và nguy hiểm của Keats 1 biết về tình yêu nhiều hơn – Byron 2 đã sống ở đây, đã yêu ở đây. Xin bạn hãy nhớ kỹ, ông đã ném người tình của mình xuống kênh lớn khi ông đã chán chê họ. Mình cũng bị ném đi phải không? Mình có được gặp lại anh không?
Đồ thủy tinh phố Cork của Leonora đã tàn tạ, được đóng gói cẩn thận, xếp gọn ghẽ trong tủ chén nhà bếp. Giờ cô thấy nó như vô trùng, thông minh và quá cầu kỳ. Thay vào đó cô chọn ra ít thứ trần tục, nghiệp dư hơn mà cô đã thổi ở Murano – những cái đèn bão cạn, bè bè có màu gốc – rồi xếp chúng dọc bao lơn. Ánh nến lung linh bên trong, làm ấm thủy tinh khi hoàng hôn buông xuống. Cô quyết định không dùng bất kỳ thứ bàn ghế nào trong hiên – cô không mong đợi khách – mà mua những tấm nệm dày, lộng lẫy bằng lụa màu đá quý, nơi cô nằm dài những chiều nắng ấm với một ly rượu uống xếch. Đôi khi co ngồi mãi cho đến khi đêm lạnh và những vì sao xuất hiện. Chúng dường như lớn hơn ở đây. Ở London, ngay cả ở Heath, những vì sao dường như xa xôi; khúc xạ lăng kính tối của sương mù và bụi. Ở đây những vì sao cúi xuống gần. Cô thấy mình có thể với tay tới và hái một trong những tinh cầu cháy sáng như một trái trời. Bầu trời xanh thẫm màu áo choàng của Đức Mẹ.
Marta, cô chủ nhà của cô, thỉnh thoảng tạt tới chơi, vì những chuyện lặt vặt phải làm cho căn nhà, và đã bắt đầu ở lại uống một ly. Cô ta đã trở thành một người bạn e dè, có lần mang đến món cá hầm và đậu kiểu Venice thơm phức đựng trong cái nồi đá ấm. Khi hai người đàn bà cùng chia nhau buổi yến tiệc với một chai rượu, chính Marta đã cho Leonora biết bí quyết nấu nướng của Venice. "Sự đơn giản," cô nói gọn. "Ở đây chúng toi có câu ngạn ngữ: ‘non più di cinque’. Không bao giờ nhiều hơn năm. Dân Venice nói rằng ta không nên dùng các thành phần nhiều quá năm ngón trên một bàn tay."
Leonora gật đầu nhưng ý nghĩ của cô ở đâu đâu. Cô rắn mình lại để không hỏi thăm về Alessandro.
Alessandro
Cô tự nhủ, khi căn hộ đã thành hình, và khi công việc của cô tiến bộ ở xưởng, là mình hạnh phúc. Cô là một thợ thổi thủy tinh. Cô sống trong căn hộ đá quý trong thành phố trang sức này. Nhưng hôm thứ Bảy khi cô đặt vật cuối cùng để hoàn thiện nhà của mình, cô được đối mặt với sự thật.
Cô đã đến một cửa hiệu mà cô quen, sau lưng Chiesa San Giorgio 3 gần Cầu Accademia 4, để tìm cái gì đó treo nơi khoảng trống trên đầu giường. Nó ở đó, treo trên vách sau, sau cái tủ thấp và mấy bức tượng bán thân và chao đèn, một khung tượng Đức Mẹ Thánh Tâm. Đức Mẹ cầm trái tim đỏ đập trên nền áo choàng xanh da trời. Leonora mua khung tượng ngay lập tức, mang nó về nhà và treo lên. Hoàn hảo. Rồi cô hiểu ra.
Tim mình cũng cháy nữa.
Đó là một nu hôn, và anh chưa một lần gọi cho cô, chưa hề trở lại trong suốt bốn tuần. Trong những chuyến đi cần thiết tiếp theo đến Sở cảnh sát cô đã, như trước đây, mỗi lần gặp một cảnh sát mới. Vậy nhưng cô mong ngóng Alessandro, dù chỉ là thoáng thấy anh. Leonora chưa hề đọc Dante nhưng nhớ lại một trong những dòng của ông (từ - không ngờ được - Hannibal) "Y ăn trái tim đang cháy đó từ bàn tay cô". Một Beatrice khác, người trùng tên với tình yêu lớn của Dante, đã nói đến chuyện ăn trái tim một người đàn ông giữa chợ. Leonora cảm thấy sự mô tả phù hợp. Cô cảm thấy, lẫn lộn rối tung giữa Dante và Shakepeare, là những nhà thơ đó đã nói đúng cái cô cảm thấy – rằng cô đã ăn một trái tim cháy bỏng mà giờ đang nằm trong lồng ngực cô. Cô không cảm thấy sự thanh thản nào như ở Đức Mẹ Đồng Trinh. Cô muốn Alessandro, thuần khiết và giản dị. Cô tưởng trái tim mình đã nguội lạnh và se lại mãi mãi sau Stephen, rắn và lạnh như trái tim thủy tinh cô đeo.
Nhưng không, vì ngay cả trái tim mà mình đeo đây, sau bốn trăm năm, cũng sẽ lại tan chảy nếu mình để nó vào trong lửa.
Thế rồi, anh bước vào căn nhà đã hoàn thiện của cô. Cũng hôm thứ Bảy ấy, buổi chiều, một tiếng chói tai không quen kéo cô ra khỏi giấc mơ màng. Cô nhận ra đó chính là tiếng chuông cửa nhà mình, và mở cửa thì thấy Alessandro, mỉm cười, vung tờ giấy phép làm việc của cô, giấy phép cư trú của cô và một chai Valpolicella. Anh không nhắc gì đến sự vắng mặt của mình, nhưng đi thẳng vào vấn đề theo cách rất đặc trưng của mình.
"Ta đi ăn tối chứ? Tôi biết một chỗ cô sẽ thích."
Leonora cảm thấy choáng váng, và không thở được. Thói phù hoa khiến cô mừng là ít nhất cô cũng đang ăn mặc phù hợp. Cô mặc một váy đan trắng vì cái nóng của ngày. Cương quyết không bị chinh phục tức thì cô nhướng mày. "Em họ khác?"
Anh cười. "Thật ra, đúng thế."
Cô nhìn anh chăm chú. Anh chìa mấy tờ giấy phép trắng của cô ra như là cờ hòa bình.
Họ đi bên nhau qua những calle hẹp đến một nhà hàng, không có ai khác cả trước mặt và sau lưng. Khớp tay họ sượt qua nhau và Leonora chưa kịp nhận ra cái đụng chạm dễ chịu thì đã cảm thấy ngón tay mình cuốn chặt bàn tay ấm áp của anh. Từ thuở ấu thơ, khi bàn tay cô được nắm, dù là bởi mẹ hay Stephen sau này, Leonora đã cảm thấy ngượng nghịu – luôn chờ cái khoảnh khắc có thể thoải mái rút ra mà không làm phật lòng. Giờ, lần đầu tiên, cô để kẻ thực sự là người lạ này thoải mái cầm tay cô, chỉ buông ra khi họ tới nhà hàng và bắt đầu đi len lỏi qua đông nghịt thực khách.
Alessandro được người chủ chào đón như một người anh bặt tăm đã lâu và được nhớ nhiều. "Niccolò, em họ tôi," Alessandro giải thích từ bên khóe miệng, khi Leonora thấy mình hứng chịu hai cái hôn dạt dào – không phải kiểu hôn gió tiệc trà ở nhà cha sở Anh, mà cái chào nồng ấm, sâu. Niccolò, một người trạc tuổi Alessandro nhưng có vòng ngực gấp đôi, dẫn họ đến một cái bàn đẹp nhất, với một tầm nhìn vô song nhìn ra Quảng trường Sab Barnaba mờ ảo, mặt trăng tròn đầy đang lên.
"Trăng chiếu sáng... Vào một đêm thế này..." 5 Không, mình không được nghĩ ngợi xa xôi. Cứ hành động theo những gì xảy đến.
Khi họ ngồi xuống chiến bàn phủ khăn kẻ ô đỏ. Niccolò tự động xuất hiện với hai tấm thực đơn, hai cái cốc và một chai rượu. Anh ra đặt mạnh chai rượu trước mặt Alessandro, nháy mắt với anh một cái và vỗ lên vai, rồi biến mất.
Khi Leonora xem thực đơn, co bỗng cảm thấy rụt rè và lúng túng. Trước đó các cuộc chuyện trò của họ bao giờ cũng rất thẳng thắn và thoải mái đến nỗi sự im lặng làm cô thấy bất an. Mắt cô nhìn chăm chú chữ viết bằng tiếng Ý, tìm sự trấn an. Trong lúc bối rối cô túm lấy hai từ quen thuộc: "Xúp rau mì và lasagna".
Alessandro lắc đầu: "Không".
"Sao?" Trong giây lát cô nổi giận.
"Thứ đó là dành cho du khách. Cô sống ở đây. Cô nên ăn món này." Anh liếng thoắng bằng tiếng Venice gọi hai món nhanh đến nỗi ngay cả đôi tai nghe quen của cô cũng không bắt kịp từ nào. "Cháo ngô với gan bê và risotto 6 d’oro. Cả hai đều ngon, cả hai đều là món đặc biệt xứ Venice. Cô sẽ thích món risotto, nó được nấu với những hạt vàng lá li ti. Quả đúng là một món dành cho các ông lớn". Anh hạ giọng "Cô đâu phải là... người ăn chay... phải không?" như thể dò hỏi một tình trạng y khoa tế nhị.
Cô lắc đầu dứt khoát.
"Đội ơn Chúa. Người Anh nào cũng thế. Niccolò!" Em họ của Alessandro chẳng biết từ đâu xuất hiện và ghi món ăn cho họ trước khi Leonora kịp phản đối. Cô ngồi ra sau, bần thần, và bắt đầu một que bánh mì để kéo dài thời gian một chút. Cô đã nổi giận khi, ngày trước, Stephen đã khống chế sự lựa chọn của cô bằng kiến thức ẩm thực vượt trội của anh. Sao giờ cô lại không giận dữ?
Vì, con bé ngốc nghếch, mi được giới thiệu với Venice bởi một người Venice; mi được bao gồm, được đối xử như một người địa phương, đúng như mi muốn.
Như thể vọng lại ý nghĩ của cô, Alessandro lại nói. "Cô biết không, có một câu chuyện là bánh mì que có nguồn gốc từ bánh quy dùng trên tàu Venice, thực phẩm xây dựng đế quốc thương mại xứ tôi. Công thức được truyền miệng qua nhiều thế hệ cho đến cuối thế kỷ thứ mười tám, lúc nó thất truyền luôn. Nhưng rồi vào năm 1821 có người đã tìm thấy cả một đống bành mì này trong một tiền đồn Venice bị xây gạch bít đi ở Crete, và làm lại công thức từ đó."
Leonora mỉm cười, thoải mái, rồi ăn một miếng nữa. "Thật lạ, khi nghĩ là ông cha tôi đã nhai chính những miếng bánh quy này, nếm cái tôi đang nếm, cảm thấy nó tan vụn trong miệng như tôi. Dòng họ Manin đã từng có cả một đế quốc hàng hải. Và cha tôi... ông đã làm trên vaporetto. Nên tôi đoán biển đã nằm trong máu ông rồi."
"Biển nằm trong máu của tất cả mọi người ở đây. Cha cô... ông ấy còn sống không?"
"Không. Ông mất hồi tôi còn bé. Mẹ tôi đã đưa tôi trở về Anh. Nên dù tôi được sinh ra ở đấy nhưng anh đúng khi gọi tôi là người Anh. Đó mới đúng là tôi."
Alessandro lắc đầu. "Không, cô là một người Venice. Cô còn người nhà nào khác ở đây không?"
"Tôi nhớ mẹ tôi có nói là ông bà nội bên Ý của tôi đã mất. Và tôi nghĩ cha tôi là con một." Leonora suýt nói cho Alessandro nghe về Corradino, nhưng có cái gì đó ngăn cô lại. Chính ông, không phải Bruno, là người cô cảm thấy có mối nối gia đình, nhưng không biết phải giải thích sao cho xuôi là cô cảm thấy tò mò muốn tìm hiểu về người thổi thủy tinh đã mất từ lâu nhiều hơn là về chính cha mình, người đàn ông đã làm trái tim mẹ cô tan nát.
"Sẽ thú vị lắm nếu biết được thêm về ông. Giờ cô đã ở đây. Cho cô thêm chút lịch sử. Tôi có thể... giúp... nếu cô cho phép tôi? Tôi có đầu mối liên lạc khắp Questura mà."
Leonora mỉm cười. "Có lẽ".
Nhưng chính Corradino mới là người đã kêu gọi mình.
Khi thức ăn dọn ra, nó quả là ngon lành. Cô ăn thật tình, nhưng không có chút say sưa và chăm chú nào mà Alessandro dành cho bữa ăn của anh, cúi đầu, dùng thìa múc thức ăn trên đĩa. Cô nhìn anh say sưa, và anh bắt gặp cô đang nhìn.
"Gì vậy?"
"Anh ăn với... không phải sự thèm ăn, không phải đói, không phải thèm khát, mà cả ba ấy mỗi thứ một chút."
"Gusto?" 7
"Phải, đúng rồi! Nghĩa là tất cả những thứ ấy và còn hơn nữa. Tôi nghĩ chúng tôi không có một từ tương đương trong tiếng Anh."
"Người Anh đâu cần một từ như thế," anh nói, lại bao gồm cả cô. Rồi anh mỉm cười.
Và đã là như thế
Gusto, Từ này ở lại trong đầu cô suốt đêm.
Gusto, cô nghĩ, khi anh hôn cô khao khát trên Ponte San Barnaba.
Gusto, cô nghĩ, khi họ uống Valpolicella ngay từ chai trên bao lơn sân thượng của cô, bàn chân họ thòng ra nguy hiểm trên con kênh bên dưới.
Gusto, cô nghĩ, khi anh nắm cổ tay cô và dẫn cô, không kháng cự, vào giường cô.
Gusto, cô nghĩ, khi anh mạnh mẽ chiếm trong bóng tối.
Trong giấc mơ của cô, họ đang nằm trên giường. Mái tóc vàng của Leonora xõa trên ngực Alessandro. Nhưng khi cô tỉnh giấc, anh đã đi rồi. Ánh sáng từ con kênh nô đùa trên trần phòng cô, và rọi sáng bức tượng thánh trên đầu giường với trái tim cháy êm đềm. Hôm nay sáng hơn.
Leonora nghe thấy mùi cà phê và đi nhẹ qua bếp. Cái ấm trên bếp lò, còn ấm, vẫn còn nhiều. Cô rót ra cho mình một tách, cố tập trung để không cảm thấy tổn thương.
Anh ta chẳng nợ mình gì cả, đã chẳng hứa gì với mình, sao anh phải ở lại?
Khi đến bên tủ lạnh lấy sữa, cô nhìn thấy nó. Một tấm bưu thiếp đính bên dưới miếng nam châm trên tủ lạnh. Cô nhận ra phong cách của Titian; một bức tranh vẽ đức Hồng y giáo chủ cùng hai người đàn ông đứng hai bên. Người đàn ông bên phải, cũng mặc áo choàng linh mục, là hình ảnh Alessandro, Leonora đọc mặt sau; Tiziano Vecelli, chân dung Đức Giáo hoàng Clement X cùng cháu của ông, Niccolò và – dĩ nhiên không! – Alessandro, 1546 8. Bên cạnh lời chú thích còn một cái gì khác nữa. Một chữ việt nguệch ngoạc vội vàng ghi: "Ciao bella." 9
Leonora nặng nề ngồi xuống bên bàn, tim đập mạnh. Nó có nghĩa là gì? Phải chăng tấm bưu thiếp là cái gì đó anh ta luôn mang theo khắp nơi, một món đồ dành cho những cô gái nước ngoài ngây thơ? "Ciao bella" nghĩa là gì? Nó có một vòng tròn khủng khiếp ở đấy, chữ ký còn chưa ráo mực của một kẻ ham quyến rũ đàn bà trong hàng trăm phim ảnh. Ngay cả "bella" trong văn cảnh này cũng không có sức nặng. Nó chỉ cùng một loại với một cụm từ quá thân mật – nó không có nghĩa là đẹp. Cô tự dằn vặt mình về những ngữ nghĩa của cụm từ. Cô biết Ciao là từ "ci vediamo". Cũng một nghĩa như từ "Au revoir" của Pháp – anh sẽ gặp lại em. Cô không biết tiếng Ý chỉ từ "Adieu".
Leonora lắc đầu. Cô không muốn dự tính, hay quất mình bằng những ý nghĩ này. Cô không biết Alessandro muốn gì ở cô, nếu cô. Cô nhìn bóng nước trên trần nhà nghe tiếng la hét của trẻ con chơi đùa ngoài kia và hai cụ già có một cuộc chuyện trò lớn tiếng với nhau qua campo. Chủ nhật kéo dài trước mặt, mở ra trống hoác. Cô phải làm mình bận bịu; tìm cái gì đó để làm, cái gì đó để nghĩ đến, trước khi quá trễ.
Đã quá trễ rồi. Mình đang yêu
Chú thích
1 John Keats: nhà thơ Anh, cùng thời với Huân tước Byron.
2 Huân tước George Gordon Noel Byron (1788-1824) nhà thơ lãng mạn Anh.
3 Nhà thờ Thánh Giorgio.
4 Một trong bốn cây cầu bắc qua Kênh Lớn ở Venice.
5 Trong câu nói của nhân vật Lorenzo trong Người lái buôn thành Venice.
6 Cơm Ý
7 Sự ưa thích, thưởng thức.
8 Có lẽ có sự lầm lẫn. Thực ra bức tranh vẽ Đức Giáo hoàng Paul III (1534 - 1549).
9 Tạm biệt, người đẹp.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Thổi Thủy Tinh Xứ Murano
Marina Fiorato
Người Thổi Thủy Tinh Xứ Murano - Marina Fiorato
https://isach.info/story.php?story=nguoi_thoi_thuy_tinh_xu_murano__marina_fiorato