Màu Hoa Hạnh Phúc epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 15 -
hục Ánh đang đứng trước gương thử đồ thì bà Định đẩy cửa bước vào. Vẻ mặt bà có vẻ đắc thắng:
- Thằng Khương đến tìm con đấy, nó ngồi chờ dưới nhà kìa, mẹ đã nói mà.
Thục Ánh lập tức quăng chiếc áo định mặc xuống giường, hối hả thay chiếc áo khác, vừa cài nút, cô vừa nói với vẻ kiêu kỳ:
- Rốt cuộc anh ta cũng chịu thua con, đến như vậy là muộn đó. Rượu mời không chịu uống, đợi uống rượu phạt.
Cô bước qua bàn trang điểm, thoa nhanh lớp phấn mỏng lên mặt. Phía sau lưng cô, bà Định nói như đinh đóng cột:
- Mẹ cho con hay vậy thôi, chứ không được xuống, con mà xuống tiếp nó là mất giá đấy.
Thục Ánh buông bông phấn xuống:
- Phải gặp coi ảnh nói cái gì chứ me.
- Nó muốn năn nỉ chứ còn nói gì nữa. Con quậy như vậy nó phải xuống nước chịu thua chứ sao, không để bị đuổi việc à.
- Thì con cứ xuống gặp, nhưng không đồng ý làm hòa ngay đâu.
- Mày có vẻ nôn nóng quá, nó mà biết tâm lý đó là nó nắm cổ đấy, không được xuống.
- Nhưng không gặp thì biết ảnh muốn gì, mẹ đừng lo, con không chịu làm hòa ngay đâu, phải kéo dài thời gian con mới chịu chứ bộ.
Giọng bà Định chắc nịch:
- Làm là phải làm cho tới nơi nó mới sợ, hôm nay con không tiếp thế nào hôm khác nó cũng tới, còn không thì phải cho nó chờ cả buổi, cho nó biết mặt.
- Rủi lần sau ảnh không tới thì sao?
Bà Định nói một cách kiêu hãnh:
- Nó dám không, mẹ bảo lần sau qua mà nó dám từ chối à, dám cãi lời mẹ à?
- Mẹ à, hay là để con xuống một chút, nói chuyện chừng mười phút thôi rồi con bảo ảnh về, như vậy ảnh còn nóng ruột dữ nữa.
- Mày mà xuốgn thì chẳng khác nào cho nó biết mình chờ nó, mẹ nói không là không, cứ ở trên này đi.
- Vậy xuống dưới mẹ nói gì?
- Mẹ bảo con không muốn gặp nó, bảo hôm khác tới.
Nói xong bà đi ra, ra đến cửa bà còn ngoái lại:
- Không được xuống nghe chưa, để mẹ trị nó, con mà dễ dãi quá mai mốt nó không sợ mẹ luôn đấy.
Rồi bà đi xuống phòng khách. Khương vẫn ngồi chờ ở phía bàn. Thấy bà Định chứ không phải Thục Ánh đi xuống, anh hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn im lặng chờ.
Bà Định bước tới ngồi đối diện với anh, vẻ mặt hết sức lạnh lùng. Giọng kẻ cả:
- Con gái tôi không chịu tiếp cậu, cậu về đi, vài ngày nữa qua.
Khương rất bực mình cách cư xử của bà, nhưng vẫn lễ phép:
- Thục Ánh bận gì vậy bác?
- Bận thì không, nhưng nó không muốn tíêp cậu bây giờ. Cậu làm nó giận như vậy, không dễ gì nó chịu bỏ qua ngay đâu.
- Cho dù Thục Ánh nghĩ thế nào, thì cô ấy cũng hãy tiếp con, gặp nhau nói rõ mọi chuyện bác ạ.
- Nếu cậu muốn gặp quá thì hôm khác tới đi, bộ cậu bận bịu lắm sao?
- Con không bận, nhưng Thục Ánh không nên cư xử như vậy. Cứ gặp nhau nói rõ mọi chuyện, rồi sau đó không ai còn vướng bận nữa, như vậy hay hơn là tình trạng lấp lửng kéo dài.
Bà Định thong thả rót ly trà, thong thả uống một ngụm, như cố kéo dài thời gian bắt anh kiên nhẫn.
Cử chỉ đó làm Khương vô cùng bất mãn, nhưng vẫn không bộc lộ thành thái độ rõ rệt, và anh yen lặng để tùy bà cư xử.
Khá lâu bà mới đủng đỉnh lên tiếng:
- Cậu đã làm chuyện bậy bạ, làm cho nó giận, lần trước gọi cậu lại nói chuyện phải trái thì cậu gạt ngang, bây giờ còn muốn nói gì nữa. Nó không muốn tiếp cậu thì cậu phải kiên nhẫn tìm hiểu lý do chứ.
- Vậy bây giờ con phải làm thế nào? Ý bác muốn gì?
- Tôi thì có thể bỏ qua cho cậu rồi đó, tôi không chấp nhặt thái độ vô phép của cậu lần đó, nhưng con Ánh thì không chịu đâu, đời nào nó chịu được khi người khác coi thường mẹ nó.
- Chuyện đó con sẽ nói với Thục Ánh sau, khi nào con gặp cô ấy. Còn bây giờ thì con không muốn phân tích chuyện đó, thật tình xin lỗi bác.
Bà Định cao giọng:
- Con gái tôi mà nghe cậu nói chuyện với tôi thế này, chắc nó dễ bỏ qua cho cậu à, cậu còn ngang như vậy thì đừng có tìm nó. Tôi không cho phép đâu. Lón rồi, mà cũng là người có học, phải cư xử sao coi cho được chứ.
Khương hết kiên nhẫn nói, anh đứng lên, lầm lì:
- Thưa bác con về.
Thái độ của anh làm bà Định hơi bị hẫng. Trong thâm tâm, bà định chờ Khương thuyết phục thật lâu, còn bà thì vạch cho kỳ hết lỗi của anh, nếu Khương tiếp tục năn nỉ thì có thể bà sẽ cho Thục Ánh xuống.
Không ngờ anh bỏ về nhanh như vậy, điều đó chứng tỏ anh không có gì thay đổi. Không hề biết sợ.
Cảm giác bị hẫn làm bà nổi nóng lên:
- Cậu cứ về đi, nhưng bỏ ý định đến tìm con gái tôi đi. Nó không chịu được một người vô phép với mẹ nó đâu.
Khương không trả lời. Anh lẳng lặng đi ra ngoài như không nghe, mà cũng không nhận ra vẻ đả kích đó.
Khương đi rồi, bà Định bèn đi lên phòng Thục Ánh. Cô đứng dựa vào tường, như cố nghe câu chuyện dưới nhà, vẻ mặt cau có.
Thấy bà Định đi lên, cô nhăn nhó:
- Ảnh bỏ về rồi phải không, mẹ thật là …
Bà Định hậm hực:
- Thật là cái gì, tới nước này mà nó còn muốn cương với mình, may là mẹ không cho mày xuống, chứ lúc nãy mày vẫy đuôi như con chó mừng chủ, thì nó còn coi thường đến đâu.
- Sao mẹ để ảnh về sớm vậy, con định chờ một lát xuống, để ảnh chờ lâu thôi chứ tránh mặt làm chi, bây giờ thì còn nói gì được nữa.
Bà Định nổi nóng lên:
- Mày có muốn nó quá thì cũng phải biết làm cao một chút chứ, làm gì mà quýnh quáng lên vậy. Đó, lụy nó quá nên nó coi thường đó, đẹp mặt thật.
Thục Ánh không nói gì, đùng đùng bỏ vô phòng, đóng rầm cánh cửa như dằn mặt mẹ.
Chuyện Khương bỏ về, cô tức anh thì ít, tức mẹ thì nhiều. Làm cho dữ rủi anh không thèm tới nữa thì sao. Đành là phải làm găng, nhưng vừa vừa thôi chứ.
Suốt cả buổi chiều cô sống trong tâm trạng thắc thỏm lẫn bực tức. Muốn gọi điện ngay cho Khưong, nhưng sợ làm vậy là hạ mình, nên mấy lần nghĩ tới cô lập tức bỏ qua ngay.
Bực mình, cô gọi điện cho chị Thục. Nhưng chờ máy cả buổi vẫn không nghe ai trả lời. Cô điên tiết định quăng ống nghe xuống thì có tiếng Anh Thư vang lên:
- A lô.
Vừa nghe giọng nói đáng ghét đó, Thục Ánh lập tức dằn ống nghe xuống. Nhưng rồi một ý nghĩ bật ra, cô bèn bấm lại số cũ.
Lần này vẫn là giọng Anh Thư trả lời:
- A lô.
Cái giọng trong trẻo nữ tính đó trước kia cô thấy dễ thưong. Bây giờ trở thành ghét cay ghét đắng, và cô nói cộc lốc như không nhận ra:
- A lô, cho tôi gặp chị Thục.
Hình như Anh Thư nhận ra tiếng cô, nên giọng trở nên lạnh lùng:
- Chị Thục đưa bé Bo đi chơi rồi, có gì cần tôi nhắn lại không?
“Đồ láu”. Thục Ánh muốn quát lên như thế. Đối với cô thì đó là cung cách xấc xược ngạo mạn. con bé đã không cònbiết sợ cô rồi sao? Cô nóng lên, nói như quát:
- Hỏi ai vậy, đừng có xấc xược nghe chưa?
Anh Thư có vẻ khựng lại. Trong máy yên lặng một giây, rồi là tiếng trả lời khô khan:
- Hỏi như vậy có gì xấc xược chứ, chị tưởng chị là ai vậy?
- Không là quái gì hết, nhưng có quyền mắng vô đầu cái đứa giựt bồ, được không? Cái đứa tâm thần, mới tí tuổi đã đi quyến rũ thầy giáo, đồ tâm thần nên không biết xấu hổ, chết đi.
Giọng Anh Thư run run:
- Chị cũng nên chết đi, chị ác hơn cả rắn, chỉ vì đố kỵ mà muốn hủy hoại tương lai người khác, đó là người chị yêu chứ đâu phải kẻ thù.
- Hứ, biết sợ rồi sao, đồ cáo con, đồ lẳng lơ, mới từng đó tuổi đã lẳng lơ với thầy, loại người như mày chết nhanh đi.
- Chị đừng có quá đáng.
Hai mắt Thục Ánh vô tình long lên, như có Anh Thư ở đó:
- Rồi mày còn phải chịu nhục hơn thế nữa kìa, tao sẽ cho mày hết dám vô trường, hết dám gặp mặt bạn bè, chờ đó đi, con chồn tinh.
- Chị thật là …
Nhưng Thục Ánh cắt máy ngang để chọc tức Anh Thự Cô hình dung vẻ mặt tái ngắt của con bé mà thấy hả hê khoan khoái. Lẽ ra cô phải chửi thế này lâu rồi, chứ không phải để tận bây giờ.
Cuộc nói chuyện này làm thần kinh cô như dịu đi một chút. Những bực tức đã có nơi giải tỏa. Nếu không, cô sẽ nổi điên vì bứt rứt.
Suốt cả ngày hôm sau Thục Ánh cứ loay hoay bên máy. Nửa muốn gọi điện cho Khương, nửa kiêu căng chờ anh hạ mình trước. Cuối cùng chịu không nổi, cô thay đồ định tới nhà anh.
Nhưng cô vừa thay đồ xong thì có tiếng chuông. Cô nhào nhanh tới bên máy, hấy tấp cầm ống nghe lên:
- A lô.
Bên kia là giọng của Khương, anh nói rất rõ ràng. Nhưng vì tâm trí cô bấn loạn quá nên không nghe rõ được, cô nhắc lại:
- A lô, xin nói lớn dùm.
- Anh đây, em nhận ra anh chứ?
Thục Ánh cố lấy giọng lạnh lùng:
- Gọi tôi có chuyện gì không?
- Hôm qua anh đến nhà, rất tiếc là em không muốn tiếp anh, anh muốn hai đứa gặp nhau một lần, anh có chuyện quan trọng cần nói.
- Chuyện gì?
- Bao giờ rảnh, em có thể cho anh một cái hẹn không?
Thục Ánh lưỡng lự một chút, rồi buông xuôi:
- Anh muốn gặp tôi thì cứ đến đây đi.
- Mình có thể tìm một chỗ khác được không? Anh cảm thấy nhà em không phải là chỗ thích hợp lắm, tìm chỗ khác đi vậy.
- Thôi được, vậy thì tới quán café gần hoa viên đi, tôi sẽ tới
- Ngay bây giờ chứ
- Sao cũng được
- Cám ơn em
Hình như giọng Khương có chút gì đó mỉa mai. Không phải đó chỉ là cảm tưởng, mà cô gần như chắc chắn như vậy. Trong một phút, cô bỗng muốn nói câu gì đó cay độc để dập tắt sự kiêu ngạo đó, nhưng không kịp nghĩ ra thì Khương đã gác máy.
Ý nghĩ khó chịu đó cứ lẩn quẫn trong đầu cô trên suốt đường tới nơi hẹn. Cho nên thay vì giữ vẻ nghiêm nghị xa cách như từng dự định trong đầu, thì cô lại cau có với cặp môi mím lại, thật khó gần.
Thục Ánh dẫn xe vào quán, cô thấy gnay Khương. Anh chọn một bàn nhìn ra mặt hồ. Trong một thoáng, hình ảnh những lần hẹn hò trước kéo về, làm cô thấy mình xúc động thật sự. Thậm chí cô mỉm cười với Khương từ xa.
Cô đi về phía bàn Khương. Anh đứng dậy, lịch sự kéo ghế cho cô:
- Anh rất mừng vì cuối cùng cũng gặp được em.
Thục Ánh giữ vẻ xa vời:
- Lâu quá không gặp, anh khỏe không?
Một nụ cười thoáng qua trên mặt Khương, anh gật đầu:
- Vẫn bình thường, em uống gì?
- Gì cũng được.
Khương gọi cho cô một ly café, rồi ngồi im hơi lâu. Hình như anh thấy không khí nặng nề quá. Hay là đã lâu không hẹn hò thế này, nên anh không có chuyện để nói.
Thục Ánh cũng ngồi im, đưa mắt nhìn lơ đãng ra hồ, nhưng thật sự cô đang nóng lòng muốn biết điều Khương sắp nói ra.
Khương chợt lên tiếng:
- Em đi thế này, bác có ý kiến gì không?
- Mẹ tôi đi vắng nên tôi không nói.
- Vậy hả?
- Hôm qua gặp Anh Thư trong điện thoại, lúc này con bé có vẻ kiêu kỳ quá, nói chuyện xấc xược thấy ghê luôn.
- Vậy hả?
Câu hỏi vô nghĩa của anh làm Thục Ánh thấy khó chịu. Cô nói ra đâu phải để thấy thái độ vô tư của anh.
Cô quay lại, nhưng chỉ nhìn thoáng qua Khương:
- Anh muốn nói chuyện gì vậy?
Khương suy nghĩ hơi lâu rồi cuối cùng nói một cách rất nhẹ nhàng, thậm chí anh còn cười mỉm:
- Chúng ta chia tay nhau nghe Ánh.
“Cái gì?” – Thục Ánh chợt ngồi thẳng lên, cặp mắt mở to bất động, như còn hoài nghi điều mình vừa nghe.
Khương vẫn nới với một nụ cười:
- Tất cả những gì anh muốn nói chỉ có vậy thôi. Anh muốn mình chia tay cũng nhẹ nhàng như lúc mình quen nhau, như vậy đỡ khó chịu cho cả hai.
Qua phút choáng váng, Thục Ánh nghĩ ngay đến Anh Thự Cô cười nhạt:
- Có phải anh thích Anh Thư không?
Khương lắc đầu:
- Anh Thư không liên quan gì đến quyết định của anh, vấn đề là em và anh mà thôi.
- Em, anh và cả Anh Thư trong đó nữa chứ, anh phủ nhận để lương tâm thanh thản hơn chứ gì.
Khương nói một cách lầm lì:
- Anh nhắc lại, cô ấy không liên quan gì đến chuyện này. Trong sự đổ vỡ này, anh nhận hết lỗi về mình. Và cũng không muốn phân tích xem ai có lỗi hơn ai. Anh chỉ muốn mình chia tay nhẹ nhàng mà thôi.
Thục Ánh lặng yên. Ngực phập phồng một nỗi đau cuồn gloạn. Cô đã chưa từng nghĩ đến tình huống này.
Gì cũng được, có thể giận dữ mắng nhiếc, nhưng đừng chia tay!
Khương hoàn toàn không hiểu được ý nghĩ của Thục Ánh lúc này, anh vẫn nói hết sức nhẹ:
- Những gì em gây ra cho anh, anh không hề muốn nhắc lại, nhưng anh muốn một điều, tất cả nên chấm dứt ở đây, để sau này em đỡ phải ghét anh thêm.
Thục Ánh nheo mắt:
- Muốn chia tay sao người ta nói nghe vị tha vậy, thậm chí quá lịch sự. Anh là người như vậy đó à, anh Khương?
- Những gì em đã làm với anh, anh thật sự không muốn nhắc, nhưng nếu em cảm thấy anh còn nợ em điều gì đó, em cứ nói cho hết, anh sẵn sàng nghe.
Thục Ánh quay phắt lại, hai mắt quắt lên:
- Điều mà anh nợ tôi là sự sỉ nhục, làm mất mặt tôi và cả gia đình tôi, anh tính sổ sao đây?
- Chuyện đó vượt khỏi tầm giải quyết của anh rồi. Khi chấm dứt một mối quan hệ, thì người trong cuộc không thể tránh khỏi tổn thất tình cảm, và cả hai đều phải chịu như vậy.
- Chỉ có một mình tôi chịu, chứ không phải cả hai.
- Không, cả anh nữa.
Thục Ánh nói một cách căm hận:
- Anh mát cái gì chứ, bỏ tôi xong anh sẽ có ngay con nhỏ trẻ hơn và xinh hơn tôi, tôi nghĩ đâu có sai.
Khương thoáng cau mày:
- Anh đã từng nói Anh Thư không liên quan gì đến chuyện này cả. Và yêu cầu em đừng bao giờ đem cô ấy vào đây.
Thục Ánh quát khẽ:
- Làm sao tôi không nói được, khi chính nó là nguyên nhân gây mọi chuyện, rồi nó sẽ phải trả giá với tôi.
Khương cười khẽ:
- Thôi được, nếu em không chịu nhìn ra nguyên nhân, thì anh buộc phải nói cho em biết, những gì em làm đã đưa anh đến quá mức chịu đựng, anh muốn chấm dứt tất cả, để được yên ổn, chứ không phải để có một người khác, em đừng đổ thừa Anh Thư nữa.
Thục Ánh gạt phắt đi:
- Ngụy biện
- Tùy em nghĩ.
- Những gì tôi làm là cái cớ lớn nhất để anh biện hộ cho tính sở khanh, anh không dám nhận, vì phải giữ bộ mặt đạo đức với bọn sinh viên của anh chứ gì.
Không kềm được, Khương quay lại, chiếu cái nhìn giận dữ vào cô:
- Những gì anh xây dựng em đều cố ý phá bỏ hết. Em muốn làm cho anh thân bại danh liệt, cách giữ người yêu của em tàn khốc như vậy sao?
Cái nhìn đổ lửa của Khương làm Thục Ánh hơi khựng lại. Lần đầu tiên cô thấy anh có vẻ dữ dội như vậy. Trước đây hai người đã từng bất đồng, từng cãi cọ, nhưng anh luôn có thái độ nhẹ nhàng trầm tĩnh. Trong khoảnh kắc, cô chợt hiểu mình bị căm ghét.
Ý nghĩ đó làm cô xốn xang đến bần thần. Và lần đầu tiên, cô thấy sợ Khương thật sự. Chính xác hơn là sợ sự nổi giận trong con người hiền hòa của anh.
Khương hình như không còn kềm chế được nữa. Lớp vỏ khoan hòa vỡ tung, anh tiếp tục nói bằng giọng rắn như thép:
- Chỉ một hiểu lầm nhỏ, mà em quậy cho mọi người nháo nhát cả lên, thay vì kéo anh lại, em đẩy anh xa em hơn bằng việc làm nhẫn tâm của em, em có ý thức được chuyện đó không?
- Tôi không ngờ là …
Khương ngắt lời:
- Quen với em mấy năm, anh chưa bao giờ nhận được ở em tia sáng của sự vị tha, dù chỉ một chút, không phải chỉ bây giờ, mà từ lâu rồi, anh cảm thấy càng ngày càng xa em thêm thôi.
Thục Ánh không giấu được vẻ hoảng sợ. Lần đầu tiên cô cảm nhận được rằng Khương đã chán cộ Cái đó còn kinh khủng hơn sự giận dữ nhiều.
Cô cố bào chữa:
- Từ nhỏ lớn tôi đã quen được nuông chiều, anh biét chuyện đó mà, sao bây giờ quay ra bắt bẻ.
- Được nuông chiều không có nghĩa là chỉ biết có mình, bất cứ ai làm gì trái ý em, em đều trả đũa bằng cách tấn công người ta tới tấp, làm cho người ta cùng đường. Sao em không chịu khó nghĩ tới người khác chứ.
- Vậy người khác có nghĩ tới tôi không? Điển hình là anh và con bé đó, khi hai người qua mặt tôi, hai người có nghĩ tới tôi không?
Khương lắc đầu ngán ngẩm:
- Em đã nói như vậy, có nói đến mấy vẫn không làm cho em hiểu ra, anh không còn đủ nhiẹt tình để tranh cãi với em nữa.
- Anh không muốn mổ xẻ mọi chuyện, vì sợ bị vạch trần chân tướng của mình. Cuối cùng thì anh cũng bị rơi mặt nạ, một tên đạo đức giả.
Khương chỉ cười nhếch môi chứ không nói gì. Cử chỉ của anh làm Thục Ánh như bị khiêu khích. Và những lúc như vậy, cô càng muốn trấn áp để giành phần thắng về mình.
Giọng cô cao vút đến mứt sắp trở nên tiếng the thé:
- Anh đi từ lỗi này đến lỗi khác mà không dám nhận, cuối cùng đòi chia tay để trả đũa. Vậy mà cũng là một tên trí thức đó sao?
Vốn đã biết tính cô, Khương lập tức chặn lại:
- Không kể tội nhau nữa, anh chỉ nói điều này thôi. Khi em gởi đơn đến trường kiện anh, anh lập tức hiểu mình phải làm gì. Và anh sẽ không thay đổi ý định đó, mình chia tay đi.
Thục Ánh còn đang ngồi lặng thì anh nói tiếp:
- Nếu em còn tiếp tục thưa kiện như vậy, anh buộc lòng phải phản ứng với em. Lúc ấy em sẽ không tránh khỏi tổn thất đâu, đừng bao giờ dồn anh vào chân tường nữa.
Thục Ánh thách thức ngay:
- Anh định sẽ làm gì? Đưa tôi ra tòa chắc, dám không?
Khương trả lời điềm tĩnh:
- Anh sẽ làm vậy, nếu em còn muốn hãm hại người khác, anh thì không sao, nhưng Anh Thư không đáng để em trả thù đâu.
Thục Ánh nghiến răng:
- Khi yêu nhau thì ngon ngọt, đến lúc chia tay thì trở mặt như vậy sao, thật là đê tiện.
Khương điềm nhiên:
- Em chịu khó nghĩ về những gì mình làm, lúc đó em sẽ hiểu tại sao người khác làm như vậy.
Không hề hỏi ý kiến Thục Ánh, anh quanh ra gọi trả tiền. Rồi đứng lên:
- Hy vọng mình gặp nhau trong hoàn cảnh vui vẻ hơn, chào em.
Thục Ánh vẫn ngồi yên, chỉ nhìn anh bằng ánh mắt căm ghét tột cùng.
Khương vẫn thản nhiên bỏ về. Thục Ánh im lìm nhìn theo. Muốn la hét quát tháo lên, nhưng không thể làm như vậy. TÂm trí cô choáng váng quay cuồng vì sự căm tức lên đến tột cùng. Cô ngồi lặng thật lâu như vậy mới dần dần tỉnh trí để ra về.
Khi cô về đến nhà thì thấy mẹ và chị Thục đang ngồi ở băng đá trước sân. Không hề nhìn đến ai, cô dựng xe bừa trong sân, rồi đi thẳng lên phòng.
Bà Định và Thục nhìn nhau thắc mắc. Giọng Thục lo ngại:
- Nó làm sao vậy mẹ?
- Mẹ không biết, lúc nó đi thì mẹ Ở dưới bếp, lên thì thấy nó đi rồi. Chuyện gì mà mặt mày nó tối thui vậy kìa.
- Để con lên hỏi nó xem
Thục đi ngay lên phòng Thục Ánh. Cô đang đứng giữa phòng, nét mặt rừng rực, đỏ bừng. Thấy bà chị, cô hét lên:
- Đừng ai vô đây nữa, đi ra hết, đi đi.
Thục hoảng hồn đứng lại ở cửa:
- Em làm sao vậy? Có chuyện gì xảy ra vậy?
- Chuyện gì kệ cha tôi, chị không phải là người của nhà này, chị đi đi, cút cho khuất mắt tôi đi.
Thục cau mày:
- Em nói gì khó nghe vậy, chuyện gì thì nói, sao lại la hét như vậy.
Thục Ánh còn hét dữ hơn, kèm theo một cái dặm chân dữ dội:
- Tôi nói chuyện khó nghe vậy đó, bởi vậy ai cũng muốn bỏ, cả chị là người nhà cũng theo phe người khác, chị cút về bên đó ở đi.
Tiếng cô lớn đến nỗi ông bà Định ở dướinhà cũng nghe chói tai. Cả hai người vội đi lên. Bà Định đẩy cửa bước vô, mặt hốt hoảng:
- Cái gì vậy?
Thục Ánh ngoảnh đầu không thèm trả lời, bà quay sang Thục:
- Chuyện gì vậy Thục?
- Con không biết, tự nhiên nó la như vậy đó.
Ông Định lên tiếng:
- Chuyện gì con từ từ nói, la hét như vậy người ta cười cho đó.
Thục Ánh làm thinh, nhưng đến lượt bà Định hỏi lại thì cô quay phắt lại, trừng mắt lên:
- Mẹ còn hỏi nữa sao. Chuyện này là tại me, tất cả là tại mẹ, tại mẹ xúi giục nên con mới thế này, hắn bỏ con rồi đó, mẹ vừa lòng chưa?
Bà Định thất sắc:
- Cái gì?
- Nếu mẹ để cho con tiếp hắn thì chuyện đã không tới nỗi như vậy. Tại mẹ tất cả, bây giờ mẹ chịu trách nhiệm đi.
- Nó nói sao mà bỏ con?
- Con mới vừa gặp hắn, hắn đã bảo chia taỵ Đó, mẹ vừa lòng chưa?
Bà Định chợt nổi nóng:
- Vậy rồi mày đổ thừa mẹ à? Mày không giữ nổi bồ, để con nhãi ranh giành giựt rồi quay về trách mẹ mày à? Thế đó, con gái tôi có hiếu vậy đó.
- Con muốn làm gì mẹ cũng không chịu, cái gì cũng đòi làm cao, bây giờ hắn bỏ con, mẹ sáng mắt ra chua, không tại mẹ thì là ai?
Ông Định nói bình tĩnh:
- Chuyện gì thì mẹ con cũng từ từ nói, không được la nghe chưa.
Bà Định nói nhỏ hơn, nhưng giọng vẫn còn nặng nề:
- Ông nghe nó nói không, tệ quá không giữ nổi bồ, rồi bây giờ quay lại trách mẹ. Trách là trách cái gì? Có ngon thì đi quậy con nhỏ kia đi, sao chỉ giỏi làm mình làm mẩy vói mẹ vậy.
Thục Ánh càng tức điên lên, cô quát lên, bất kể mình đang quát với ai:
- Mẹ tưởng mẹ hay lắm, ai ngờ chỉ giỏi hại con cái, thật vô phúc cho con khi gặp người mẹ như vậy.
Bà Định tái mặt. Ông Định vội mắng Thục Ánh:
- Con nói quá lắm rồi nghe, im miệng lại ngay, nếu không đến lượt ba trị con đó.
Uy lực của ông làm Thục Ánh chùng lại một chút. Nhưng cô nguẩy người bỏ về phía giườn gngồi, như không muốn nhìn đến ai.
Thục kéo bà Định ra cửa:
- Nó đang mất bình tĩnh đó, mẹ đừng để ý. Mẹ xuống dưới đi, để con nói chuyện với nó cho.
Bà Định hậm hực kéo tay ông đi ra. Còn lại hai chị em, Thục quay lại nhìn Thục Ánh, trách nhẹ:
- Em khổ thì cả nhà cũng khổ như em, sao lại nói mẹ như vậy, như vậy là hỗn lắm biết không.
Màu Hoa Hạnh Phúc Màu Hoa Hạnh Phúc - Hoàng Thu Dung Màu Hoa Hạnh Phúc