Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 13 - Quá Trình Phát Triển Của Phi Đạn Hành Trình (Trích Từ Bài Viết Của Tiến Sĩ David M. Hardy Cho Viện Phân Tích Chiến Lược Quốc Gia)
N
ăm 1915, bộ trưởng Hải quân Josephus Daniels thành lập một nhóm hội thảo gồm những nhà phát minh để giúp quân đội Hoa Kỳ làm các chuẩn bị để dự phòng khi phải tham gia vào cuộc Đại Chiến bên Âu châu, cái mà ngày nay chúng ta gọi là Thế Chiến thứ Nhất. Bộ trưởng Daniels nhận thấy rằng đầu những năm 1900, các kỹ thuật dùng trong chiến đấu đã phát triển với một tốc độ chưa từng có và ông lo rằng quân đội Hoa Kỳ không được trang bị và huấn luyện một cách đúng đắn cho chiến tranh cơ giới.
Tổ chức này được gọi là Ủy Ban Cố Vấn Hải Quân, gồm có 24 nhà phát minh được giao nhiệm vụ cung ứng ‘thiết bị và cơ sở để sử dụng thiên tư phát minh của người Mỹ trong việc ứng phó với các điều kiện mới trong chiến tranh’. Mò mẫm trong cái nhiệm vụ cao vời nhưng mù mờ ấy, ủy ban này không có cơ sở pháp lý nào, không có ngân sách, mà cũng không có nhân viên trong năm đầu tiên. Mãi đến tháng 8 năm 1916, Quốc Hội mới ưng chuẩn ngân sách là 25 ngàn đô-la và bấy giờ Ủy Ban Cố Vấn Hải Quân mới bắt đầu hoạt động.
Mặc dù được bộ trưởng Josephus Daniels đặt nhiều kỳ vọng, ủy ban không làm được điều gì đáng ghi nhận ngoài việc ưng chuẩn màu sơn ngụy trang cho thương thuyền tư nhân. Nhưng có một ngoại lệ đáng chú ý là sự khai triển của cái gọi là ‘ngư lôi bay’.
Là đứa con tinh thần của ông Elmer Sperry, một trong những nhà tiên phong trong việc áp dụng thực tế máy con quay, ‘ngư lôi bay’ được dự trù là một quả bom bay không người lái, có khả năng tấn công mục tiêu ở xa mà không cần người điều khiển hay can thiệp vào. Ông Sperry bị say mê bởi tiềm năng đáng kể của một vũ khí như thế và ông hi vọng sức phá hoại khủng bố ấy sẽ làm các quốc gia không còn dám khai chiến nữa.
Có một điểm cần ghi nhận là cái quan niệm của ông Sperry cho rằng chất nổ có thể làm người ta thoái chí, tuy ngày nay nghe có vẻ là khờ khạo, nhưng lại tương đối phổ biến trong các nhà chế tạo vũ khí ở đầu thế kỷ 20. Sperry và những người cùng thời đại tin rằng, nếu sự dễ sợ của chiến tranh có thể được đưa lên độ cao đủ, con người sẽ không còn cách nào khác hơn là từ bỏ chiến tranh. Đáng buồn thay, hai trận Thế Chiến, hằng hà sa số những cuộc chiến tranh nhỏ hơn và cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trên toàn cầu đã phủ nhận cái lý thuyết ấy.
Ông Elmer Sperry có thể đã sai lầm khi dự đoán sự kết thúc của chiến tranh, nhưng viễn ảnh của ông về món vũ khí bay tự hành đã giành được sự để ý của Ủy Ban Cố Vấn Hải Quân. Năm 1917, ủy ban ký với hãng Sperry Gyroscope một hợp đồng trị giá 200 ngàn đô-la để chế tạo một quả ngư lôi bay.
Ông Sperry bắt đầu công việc bằng cách nghiên cứu một máy lái tự động dùng nguyên lý máy con quay và gắn nó vào một chiếc máy bay cánh đôi Curtiss N-9. Ông muốn bắt đầu bằng cách biểu diễn rằng một chiếc máy bay có thể tự điều hành mà không cần người nắm cần lái. Chiếc N-9 có một viên phi công để cất cánh và đáp xuống, nhưng ý định tối hậu là phi hành hoàn toàn tự động. Lúc này thì viên phi công còn được giao cho nhiệm vụ quan sát và báo cáo máy bay bay như thế nào dưới sự điều hành của máy lái tự động.
Sau một số lần bay thử thành công, ông Sperry chỉ huy việc chế tạo một chiếc ngư lôi bay đặc chế, được trang bị một động cơ hai-thì. Công việc sản xuất và lắp ráp chiếc máy bay mẫu được tiến hành bởi hãng Curtiss Aeroplane and Motor.
Chiếc ngư lôi bay mẫu được thiết kế để có thể chở một viên phi công, vì họ dự trù rằng cần có người để quan sát và trợ giúp tìm tòi và sửa chửa các sự thiếu sót, trong những chuyến thử nghiệm đầu tiên. Con trai của ông Sperry, ông Lawrence Sperry, chính là viên phi công thử nghiệm. Tuy ngày nay người ta không còn biết chính xác có bao nhiêu chuyến bay thử, nhưng được biết chắc là chiếc Ngư Lôi Bay Sperry đã rớt ít nhất là bốn lần dưới sự điều khiển của ông Lawrence Sperry. Tài liệu kỹ thuật còn sót lại đến nay cho thấy là các vụ trục trặc này là do chiếc mẫu bị hỏng máy, chứ không phải do lầm lỗi của viên phi công.
Mặc dù gặp phải những thử thách ấy, ông Elmer Sperry cuối cùng vẫn cảm thấy rằng chiếc ngư lôi mẫu đã đủ chín chắn để có thể hoạt động mà không cần sự giúp đỡ của con người. Chuyến bay không người lái đầu tiên của chiếc Ngư Lôi Bay Sperry diễn ra vào ngày 6 tháng 3 năm 1918, ngày nay được xem là lần đầu tiên phi đạn điều khiển được phóng thành công.
Hoạt động hoàn toàn tự động, chiếc ngư lôi bốc lên từ vị trí phóng, đạt đến một độ cao đã được định trước, tiếp tục bay một cách êm ái và ổn định cho đến khi máy lái tự động kết thúc vụ thử nghiệm ở khoảng cách 1.000 mét như đã định trước. Chuyến bay đầu tiên của chiếc Ngư Lôi Bay Sperry thành công rực rỡ. Tiếc thay, sự thành công này không được lặp lại.
Các chuyến bay sau này không được như vậy: hoặc chiếc máy bay không người lái không bay ổn định được, hoặc bay lệch lộ tuyến đã được định sẵn, hoặc đơn giản hơn là đâm đầu xuống đất. Cuối cùng, các viên kỹ sư của hãng Sperry đành từ bỏ kiểu ngư lôi đặc chế ấy, mà quay trở lại chiếc Curtiss N-9 thử nghiệm để rà lại từ đầu sáng chế của họ.
Trong khi ông Sperry và hãng Curtiss còn chật vật với vô số khó khăn về kỹ thuật, Ủy Ban Máy Bay của Lục quân Hoa Kỳ quyết định khởi đầu dự án ngư lôi bay của riêng họ. Lục quân yêu cầu nhà sáng chế kiêm kỹ sư Charles Kettering phát minh một quả bom bay không người lái, có khả năng đánh vào một mục tiêu cách xa 65 km hay hơn nữa.
Năm 1917, ông Kettering đã từng quan sát những cuộc thử nghiệm của cái máy lái tự động của ông Sperry, nay chấp nhận cuộc thử thách sáng chế một quả ngư lôi bay này. Ông Kettering nhìn nhận tiềm năng của các cố gắng kỹ thuật của ông Sperry trong lãnh vực tự động điều khiển máy bay, nhưng ông muốn một phát minh rẻ tiền hơn và ít phức tạp hơn.
Trong khi trao đổi ý kiến với ông Orville Wright và hãng Dayton-Wright Airplane, ông Kettering chế tạo ra một khung máy bay nhỏ có cánh đôi hơi chếch lên; thân máy bay thuôn tròn làm bằng ván ép và giấy bìa. Động cơ là một cái máy De Palma 40 mã lực, được giữ nguội bằng không khí. Chiếc máy bay không người lái này dài 3,8 mét, nặng 240 kg và được cấu tạo để mang một đầu đạn nặng 82 kg.
Tên chính thức của nó là Ngư Lôi Bay Kettering, nhưng người ta bắt đầu gọi nó ngay từ đầu là Con Bọ Kettering, có lẽ vì hình dáng giống như con chuồn chuồn của nó.
Ông Kettering lập ra từng nhóm kỹ sư độc lập để nghiên cứu các phần khác nhau của dự án. Một trong các nhóm này chế tạo một thiết bị phóng máy bay rẻ tiền có thể chở đi dễ dàng, gồm một cái giàn bốn bánh chạy trên hai đường ray.
Mặc dù ông dự định phát minh một cái máy lái tự động rẻ hơn và đơn giản hơn cái máy của ông Sperry đã từng thử nghiệm trên chiếc N-9, ông Kettering không thành công chế tạo được một cái máy nào có thể hoạt động được. Cuối cùng, ông đành nhờ ông Elmer Sperry trợ giúp. Mặc dù hai người đang cạnh tranh, ông Sperry vẫn đồng ý giúp chế tạo máy lái tự động.
Cuối cùng, sau khi mọi khó khăn kỹ thuật sơ khởi đã được giải quyết, Con Bọ Kettering đã sẵn sàng được thử nghiệm vào tháng 9 năm 1918. Sau nhiều cuộc thử nghiệm sơ khởi dưới đất, chuyến bay thử đầu tiên được tiến hành vào ngày 2 tháng 10.
Chuyến bay bắt đầu bằng một màn cất cánh trơn tru, nhưng sau đó thì không ổn. Thay vì quẹo sang hướng đã được chỉ định và bay thẳng lại, Con Bọ tiếp tục bay thẳng lên không cho đến khi nó chết máy và đâm đầu xuống đất.
Chiếc Ngư Lôi Bay Kettering có một màn khởi đầu không tốt đẹp, nhưng một số chuyến bay thử nghiệm sau thì thành công hơn. Lục quân cũng hài lòng đủ để đặt mua 100 chiếc mẫu, nhưng chỉ mới khoảng 45 chiếc được sản xuất khi Hòa Ước được ký kết chấm dứt Thế Chiến I.
Thấy rằng không có nhu cầu cấp thiết gì với kỹ thuật này, mà thật ra cũng không có bao nhiêu ấn tượng tốt với thành quả đạt được đến thời điểm ấy, chính phủ Liên Bang quyết định nhập chung cả hai dự án ngư lôi bay của Hải quân và Lục quân. Thử nghiệm chung cho thấy phát minh của ông Sperry trội hơn, nên Con Bọ Kettering bị bỏ rơi.
Quân đội Hoa Kỳ tiếp tục thí nghiệm chút ít trong hai năm kế tiếp, trước khi hoàn toàn hủy bỏ dự án vào năm 1920.
Cuộc Chiến Để Chấm Dứt Mọi Chiến Tranh (tên thường gọi Thế Chiến I khi ấy) đã kết thúc và cũng chấm dứt luôn chương trình ngư lôi bay. Những người lạc quan tiên đoán một tương lai hòa bình và thịnh vượng trên toàn cầu, trong đó người ta sẽ không cần đến những dụng cụ chiến tranh nữa. Tiếc thay, họ đã sai rồi. Nhân loại còn chưa dừng chiến tranh, mà chiến tranh cũng chưa buông tha cho nhân loại.
Một cuộc chiến toàn cầu khác, còn quy mô hơn và dữ tợn hơn cuộc chiến đầu tiên, đang lấp ló nơi chân trời. Và các nhà lãnh đạo quân sự của cuộc chiến sắp tới sẽ không quên cái khái niệm dùng một quả bom không người lái để tiêu diệt kẻ địch từ khoảng cách xa.
Thế hệ đầu của vũ khí bay không người lái chưa từng tiến hành một cuộc tấn công trong hoàn cảnh thực chiến nào cả. Chúng chưa từng tiêu diệt một mục tiêu nào, chưa từng giết hại một quân địch nào. Tuy nhiên thế hệ thứ hai của loại vũ khí này chẳng bao lâu sau sẽ xuất hiện. Mà khi chúng xuất hiện, chúng sẽ thay đổi tất cả.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva
Jeff Edwards
Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva - Jeff Edwards
https://isach.info/story.php?story=luoi_kiem_cua_than_shiva__jeff_edwards