Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hà Thần
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 15: Táo Quân Trở Mặt
M
ột
Không nói đến Bạch Tứ Hổ nữa, giờ chuyển hướng câu chuyện sang phía Quách sư phụ. Tết Đoan ngọ năm 1945, mùng năm tháng năm âm lịch, đây là thời gian năm loài vật độc cùng xuất hiện, trên đường về nhà, Quách sư phụ bắt gặp một người cầm búa thợ mộc, lao từ phía sau lên định bổ vào đầu mình. Vừa mới ngoái lại thì kẻ đó đã bỏ chạy, ông ta vội chạy tới báo cho lão Lương biết.
Lão Lương không nghĩ như vậy, bảo: “Năm nay triển khai hành động quét sạch bọn phản động, toàn thành lùng bắt với qui mô lớn, hung thủ ăn cướp bằng búa thợ mộc ăn tim gấu gan báo hay sao mà lúc này còn dám ra ngoài gây án? Lại còn rắp tâm ra tay với ông nữa? Nào đâu có việc trùng hợp như vậy? Chắc là người quen đùa giỡn vỡi ông mà thôi. Ông đấy, đừng có nghĩ ngợi nhiều nữa, mau mau về nhà ăn tết đi.”
Thấy lão Lương không coi trọng, Quách sư phụ đành nhịn không nói thêm một câu gì nữa, nhưng trong lòng vẫn chắc mẩm, kẻ vừa gặp giữa đường lúc nãy rất có thể là thủ phạm của những vụ cướp bằng búa thợ mộc. Ông ta đã nhớ nằm lòng hình dáng tướng mạo kẻ này, định bụng sau này sẽ chú ý điều tra, còn hôm nay cứ về nhà trước đã. Khi về đến nhà trời đã tối, bà vợ đã bọc kín bánh chưng để phần lại cho ông ta. Chợt nhớ ra tên lưu manh Đinh Mão không có bánh chưng ăn, ông ta giục vợ đi ngủ trước còn bản thân thì cầm theo mấy cái bánh chưng, rời nhà sang chỗ Đinh Mão. Hai người ở cách nhau không xa, chỉ cách có một con ngõ nhỏ.
Thập kỷ năm mươi, vùng ngoại ô vẫn còn nhiều cây dâu và cây hòe. Lúc ấy vừa đúng giữa mùa dâu, mỗi lần ăn dâu, chẳng cần biết nhiều hay ít, cứ phải đầy một cái chậu rửa mặt, bởi loại quả này thực sự chẳng đáng bao nhiêu tiền. Đinh Mão cầm một chậu quả dâu, hai người ngồi ngay lề đường cùng ăn. Họ đang ăn thì chợt thấy có một người đi vào đầu hẻm, anh chàng này thở hồng hộc nghiến răng đạp một chiếc xích lô, khi đến gần thì hóa ra là Trương Bán Tiên. Sau giải phóng, Trương Bán Tiên cũng dọn đến ở vùng này, ai ai cũng tất bật vội vàng, lo cho thân mình còn chưa xong, khó mà có cơ hội gặp nhau lấy một lần.
Quách sư phụ và Đinh Mão cùng đứng lên, cất tiếng chào hỏi Trương Bán Tiên: “Đây chẳng phải Trương tiên ư, thầy khỏe chứ?”
Thời xưa, người ta gọi thầy tướng số và người kể chuyện thuyết thư là tiên sinh, văn dốt cũng làm được thầy tướng số, võ nát cũng làm được lưu manh, nhưng chỉ vì muốn ăn được chén cơm này thì đành phải ta đây văn vẻ. Cho dù những kiến thức chứa trong bụng chỉ là một mớ tạp nham, nhưng trên thực tế họ lại được tầng lớp dân chúng dưới đáy xã hội tôn kính. Quách sư phụ vẫn theo thói quen trước kia để gọi Trương Bán Tiên, vừa mở miệng ra đã gọi “Tiên sinh”, nhưng người Thiên Tân vệ nói nhanh như máy, chuyên môn lướt qua chữ. Bởi vậy, khi nói ra mồm, chữ ‘sinh’ trong ‘Trương tiên sinh’ đã bị lướt qua: “Trương tiên Trương tiên, đã lâu không gặp, dạo này pháp thuật của thầy tinh tiến chứ?”
Tuổi tác Trương Bán Tiên không lớn lắm, nhỏ hơn Quách sư phụ một chút, ngang ngửa với Đinh Mão, chẳng hiểu là Bán Tiên đời thứ bao nhiêu nữa, nhà anh ta bao đời nay xem phong thuỷ xem tướng theo phương pháp tổ truyền mà kiếm sống. Trước kia, thầy tướng số xem phong thuỷ còn có môn phái, ví như Long Môn, Ma Y, Âm Dương, Huyền Động, Thiên Nhãn….., Trương gia theo đường lối tướng thuật của Liễu Trang, coi trọng “Nhìn mặt xem tướng”. Hai người vừa gặp mặt, chỉ cần nhìn qua ấn đường là đã đủ biết cát hung, phán định bao giờ cũng nghiệm, xưa nay không bao giờ dùng đến cách làm bày quầy xem tướng. Những kẻ bày quầy xem bói xem tướng đa phần là bọn bịp bợm giang hồ, đi đến đâu lừa gạt đến đó. Trương Bán Tiên là bảng hiệu do tổ tiên tạo dựng nên, chuyên môn xem phong thủy chọn nhị trạch âm dương (chỉ nhà ở và phần mộ) cho các quan to hiển quý. Nếu ai muốn mời Trương Bán Tiên tới xem nhà ở và phần mộ, trước tiên người đó phải đóng lễ kim tới cửa đưa thiếp, về phần có mời được được hay không thì tính sau, nhưng đến thời đại này coi như đã hết đất diễn. Sau giải phóng, không thể nào tiếp tục kiếm cơm bằng nghề này nữa, anh ta đành phải đi khuân vác đạp xích lô kiếm cái bỏ vào miệng, luôn chân luôn tay đến tận nửa đêm mới về đến nhà. Nhớ lại năm xưa, nội thành ngoại ô ai mà chẳng phải trọng vọng Trương Bán Tiên. Đến bây giờ đâu còn như ngày xưa, không thể nào tiếp tục chỉ dựa vào xem hai chỗ âm dương mà kiếm cơm được nữa rồi. Nhưng ngoại trừ việc đó ra, anh ta chẳng có năng lực gì nữa, cùng đường đành phải đạp xích lô chuyên chở giấy vào thành qua cửa tây. Loại giấy đó là giấy bản to, trọng lượng rất nặng, chất hơn mười cuộn giấy đã chặt cứng xích lô, tổng cộng hơn một ngàn cân, có thể đè gãy cả trục xe. Đường bằng thì không nói làm gì, mỗi khi gặp phải dốc, chỉ còn cách đứng dưới chân trợn mắt lên mà nhìn. Quả thật là kêu trời trời chẳng biết, gọi đất đất không hay! Cả ngày làm việc cực nhọc đến kiệt sức, anh ta đã chịu đủ mọi khổ ải rồi, một bụng đầy uất ức, đang muốn tìm người để hoài niệm lại chuyện cũ.
Quách sư phụ mời Trương Bán Tiên vào trong phòng. Vừa hỏi anh ta đã bảo ngay là chưa ăn gì, ông ta vội vàng sai Đinh Mão nấu một ít mì sợi, ba người ngồi trong nhà nói chuyện phiếm.
Trương Bán Tiên ăn ngấu nghiến như người sắp chết đói hết hai bát mì mấy cái bánh chưng, rồi ngẩng mặt lên ợ một cái, nhấp trà Đinh Mão pha sẵn, cầm lấy thuốc lá Quách sư phụ đưa cho châm lên rít một hơi, cuối cùng cũng phần nào tìm lại được cảm giác năm xưa; Lúc này mới mở miệng: “Quách gia, Đinh gia, các vị là những người hiểu rõ Trương mỗ, đừng thấy tôi chỉ có hai tay hai chân như mọi người mà lầm tưởng, thực ra là chân nhân bất lộ tướng, năng lực ẩn sâu bên trong. Không phải tôi nói vậy cho sướng miệng đâu, tổ tiên nhà họ Trương thực sự có bản lãnh, danh tiếng đã lưu truyền được mấy đời, âm dương phán chuẩn, đi đến đâu mà chẳng được mời mâm cao cỗ đầy. Có ai ngờ đến đời tôi lại chuyển sang nghề đạp xích lô gò lưng bán sức, thực sự đã làm cho tổ tiên mất mặt.”
Quách sư phụ và Đinh Mão chẳng biết nói cái gì, đành an ủi anh ta: “Những chuyện cũ vàng son không nên nhắc lại, giờ bán sức kiếm cơm cũng đâu phải là chuyện mất mặt.”
Trương Bán Tiên bảo: “Trước mặt người lạ tôi đâu có dám kêu khổ, nhưng khi gặp được hai vị, nếu không nói ra được đôi lời canh cánh trong lòng, chẳng phải bắt tôi uất ức khó chịu mà chết hay sao?” Anh ta luôn miệng cằn nhằn đến tận nửa đêm, rồi đột nhiên ngậm miệng không nói gì nữa, hai mắt mở trừng trừng, ngẩn người sững sờ nhìn chằm chằm vào mặt Quách sư phụ soi xét đến từng chân tơ kẽ tóc.
Thấy anh ta như vậy, Quách sư phụ giật mình đánh thót, hỏi: “Bán Tiên thầy nhìn gì thế? Trên mặt tôi có gì lạ hay sao?”
Trương Bán Tiên dụi mắt đi dụi mắt lại, quan sát kỹ thêm một lần rồi mới trả lời: “Quái lạ quái lạ thật, mới vừa rồi khí sắc Quách gia ông còn tạm được, nhưng bây giờ tôi nhìn đi nhìn lại vẫn thấy không hay. Ấn đường của ông đã biến thành màu đen, sắp gặp phải đen đủi, vận xui hiện lên mặt rồi!”
Hai
“Vận xui hiện lên mặt” là cách nói của người địa phương, dùng để miêu tả một người đang gặp vận rủi. Vận khí không tốt, chỉ cần xem sắc mặt là có thể nhìn ra, cứ khi nào khí sắc không tốt là sẽ hiện ra ở trên mặt. ‘Hiện lên mặt’ là nói theo cách xem tướng, ấn đường tái đi, còn một cách nói nữa là “Treo trên mặt”.
Trương Bán Tiên gặp gỡ Quách sư phụ và Đinh Mão, ba người ngồi trong nhà ăn mì. Sau khi huyên thuyên một thôi một hồi, anh ta chuyển sang xem tướng. Ánh mắt anh ta không giống người bình thường, vừa gặp mặt nhau anh ta đã xem mặt cho Quách sư phụ, chỉ phán là tạm được, không có gì khác so với trước kia. Tuy nhiên, ngay trước khi định chào ra về, vừa liếc mắt qua anh ta đã phát hiện khí sắc trên mặt Quách sư phụ không tốt, ấn đường u ám. Ấn đường là “Mệnh cung” quan trọng nhất trong phép xem tướng của thầy tướng số, nằm ở vị trí chính giữa hai lông mày. Người gặp vận may, ấn đường nhất định sẽ sáng bóng như gương; vận khí không tốt, trên ấn đường sẽ có vẻ đen tối không sáng. Nhưng có lẽ anh ta chưa bao giờ thấy khí sắc một người có thể thay đổi đột ngột như thế, chỉ trong nháy mắt ấn đường đã biến thành màu đen, trước đó lại hoàn toàn không có dấu hiệu gì báo trước, giống y như bị quỷ không may ám vào thân. Sắc mặt của người sắp chết như thế nào thì của Quách sư phụ lúc đó cũng y như vậy.
Trương Bán Tiên hoảng hốt, bảo rằng: “Quách gia, chỉ trong một chốc một lát như vậy, tại sao khí sắc của ông lại trở nên trầm trọng như thế?”
Đinh Mão quan sát mặt Quách sư phụ, nhưng y đâu có biết xem tướng, chẳng thấy có gì khác lạ: “Bán Tiên thầy đừng có hù dọa người khác có được hay không, sư ca của tôi đang yên đang lành ở đâu nhảy ra khí sắc không tốt?”
Nhưng tâm trí Trương Bán Tiên đã lạc đi tận đằng nào, anh ta tự lẩm bẩm một mình: “Thực quái lạ, vừa mới yên lành như vậy, tại sao chỉ trong thoáng chốc ấn đường đã biến thành màu đen, mặt đầy sắc xui rủi...”
Đinh Mão hỏi: “Bán tiên thầy biết xem thời vận, tại sao lại không thấy trước được bản thân quẫn bách lâm vào tình trạng đạp xích lô chở giấy bản vậy?”
Trương Bán Tiên trả lời: “Đinh gia, cậu có chỗ không biết rồi, thầy tướng số chúng tôi, không một ai dám xem tướng cho bản thân. Cậu ngẫm lại mà xem, nếu như tôi đoán trước được sau giải phóng chính mình sẽ phải đạp xích lô, cậu nói tôi còn có mặt mũi sống tới bây giờ được không?”
Quách sư phụ cho rằng Trương Bán Tiên chỉ muốn tìm lại cảm giác trước giải phòng, cho nên hùa theo hai người đùa vui một chút, cho nên không coi những lời nói đó là sự thật, bèn bảo giờ không còn sớm nữa, mọi người cũng nên về nhà nghỉ ngơi.
Trương Bán Tiên nghiêm mặt bảo: “Quách gia, tôi thực sự không có ý đùa vui với ông. Ông gặp vận rủi đến mức hiện cả lên mặt rồi, còn có tâm tư đi ngủ sao?”
Quách sư phụ đáp lại: “Bán Tiên thầy đừng làm tôi sợ, rốt cuộc là có chuyện gì?”
Trương Bán Tiên nói: “Tôi thấy có người đang muốn đối phó ông, ông phải cực kỳ cẩn thận. Sáng sớm ngày mai ông cứ chờ tôi, tôi chưa đến thì ông đừng có mà ra khỏi nhà.” Nói xong, anh ta không đợi Quách sư phụ trả lời, vội vàng đạp xích lô về nhà.
Quách sư phụ thấy Trương Bán Tiên nghiêm trọng như vậy, trong lòng không kìm được phải than thầm, lại suy nghĩ đã là phúc thì không phải là họa, đã là họa thì tránh không khỏi, nếu như số mệnh đã định sẵn, có muốn cũng không tránh khỏi.
Đêm hôm đó, khi về đến nhà, Quách sư phụ bảo với vợ, sáng ngày mai Trương Bán Tiên chắc chắn sẽ đến với cái bụng rỗng không, cần chuẩn bị thêm một phần ăn sáng. Hôm đó mệt mỏi cả ngày, ông ta vừa đặt đầu xuống gối đã lăn ra ngủ. Sáng sớm ngày hôm sau, mí mắt ông ta vẫn còn nặng trịch, Trương Bán Tiên đã đến.
Quách sư phụ hỏi: “Bán Tiên thầy thức dậy sớm nhỉ, ăn sáng chưa?”
Trương Bán Tiên nói: “Chưa ăn, chị dâu làm món ăn sáng gì thế?”
Vợ Quách sư phụ đã tự tay cán mì, còn có bánh nướng bánh quẩy. Sau khi bày hết lên trên bàn, bà ta vội vàng xách giỏ đi chợ mua thức ăn.
Quách sư phụ mặc quần áo rửa mặt mũi xong, mời Trương Bán Tiên cùng ăn điểm tâm.
Trương Bán Tiên vừa cho vào miệng đã cảm thấy mì sợi thật sự thơm, nấu ngon hơn nhiều so với gã lưu manh Đinh Mão, bánh quẩy rán cũng không tệ, thơm ngon đến tận miếng cuối cùng. Ăn bữa điểm tâm này tối thiểu có đủ dinh dưỡng cho cả ngày, nếu như thêm món tương cơm của Lục Tất Cư vậy thì đúng là hết chỗ chê.
Quách sư phụ nói: “Đêm hôm qua mới biết được thầy sẽ tới, không có thời gian chuẩn bị sẵn mới thành ra thế này. Đợi chút nữa chuẩn bị đầy đủ sẽ mời thầy dùng tiếp.”
Trương Bán Tiên ngốn ngấu một lúc đã ăn xong món mì sợi cán, đáp lại: “Quách gia, ông đừng có nghĩ đến ăn uống gì nữa, trước tiên hãy nói cho tôi biết, thực ra ông đã chọc đến ai?”
Quách sư phụ suy nghĩ rất lung, thật sự không nghĩ ra nổi bản thân đã gây thù chuốc oán với ai.
Trương Bán Tiên bảo: “Ông suy nghĩ thật kỹ lại đi, có người muốn đẩy ông vào chỗ chết cơ mà? Tần Cối còn có bằng hữu, Nhạc Phi cũng có oan gia, trong cuộc đời mình có ai mà chẳng đôi lần gây hấn với người khác đây?”
Quách sư phụ chợt nhớ tới tên hung đồ ăn cướp bằng búa thợ mộc. Ông ta bèn thuật lại toàn bộ cuộc chạm trán trên đường đi về nhà ngày hôm qua, đầu ra làm sao đuôi như thế nào, tuần tự theo đúng sự thực cho Trương Bán Tiên nghe một lần.
Trương Bán Tiên nói: “Đích thị là tên thợ mộc này đã tin vào những lời đồn đại. Ngoài đường người ta đang đồn ầm lên là ông muốn bắt hắn. Nửa đêm ngày hôm qua rõ ràng là có kẻ muốn hại ông rồi, thế này là cái kiểu ‘lưu manh đánh lưu manh, một trận lại một trận'(*). Nếu ông không bắt được hắn, cả đời này ông đừng hòng thoát khỏi vận rủi.”
(*)Ý muốn nói việc này sẽ kéo dài mãi không bao giờ dứt
Quách sư phụ không tin lắm: “Số mệnh lúc thăng lúc trầm, không ai có khả năng mãi mãi bay cao, cũng chẳng tránh được có lúc rơi xuống đáy, trên đời này đào đâu ra phương pháp có thể giúp cho con người ta cả đời luôn may mắn?”
Trương Bán Tiên nói: “Người khác thì khó mà nói, nhưng với ông vận xui lại đến như cơm bữa. Tôi nói như vậy, ông có tin không?”
Quách sư phụ không hiểu: “Nếu tin thì phải giải thích thế nào? Không tin thì sao?”
Trương Bán Tiên nói: “Nếu không tin tôi, ông cứ tiếp tục sống bình thường như chẳng hề có chuyện gì, coi như lúc trước tôi chưa hề nói cái gì. Nhưng nếu tin lời tôi, ông phải nghe cho kỹ những gì tôi sắp nói ra đây, nhưng kể cả có nói ra ông cũng đừng sợ, ông có tai họa đổ máu.”
Ba
Quách sư phụ nói: “Thầy làm thế này chẳng phải là chặn họng tôi trước hay sao, có chuyện cứ nói thẳng đừng ngại, rốt cục là như thế nào?”
Trương Bán Tiên nói: “Thứ cho tôi nói thẳng, danh hiệu Thần sông Quách Đắc Hữu của ông không hay chút nào, quá phận mất rồi, con người có thể gánh được danh hiệu này sao? Mặc dù miệng là của người ta, muốn gọi thế nào thì gọi, nhưng ít nhất cũng làm cho phúc phận của ông mỏng đi. Ngày hôm qua tôi thấy khí sắc của ông thay đổi một chút, đích thị là do người khác đã lập bài vị của ông. Kẻ này đã khắc chữ Thần sông Quách Đắc Hữu lên một tấm thẻ gỗ rồi đặt lên bàn thờ nhà mình thắp hương, một ngày dập đầu bái lạy ông mấy lần. Ông là người sống, ông thừa nhận nổi không? Ông không gặp xui thì còn ai gặp xui đây?”
Quách sư phụ nghe Trương Bán Tiên nói xong, sợ đến mức trán túa mồ hôi đầm đìa. Trước kia người ta tin vào những việc như thế này. Một kẻ phàm nhân ăn ngũ cốc hoa màu, có danh hiệu “Thần sông” đã là vượt quá phúc phận, huống chi còn bị lập bài vị tế sống, làm như thế đã bớt đi bao nhiêu phúc giảm đi bao nhiêu tuổi thọ, không xui rủi mới là lạ, nên làm thế nào mới phải đây?
Trương Bán Tiên bảo: “Quách gia, hai ta là bằng hữu đồng đạo, những chuyện vướng bận khác tôi không thể giúp, có gì cần nói sẽ không dấu giếm trong lòng, giờ phút này nhìn khí sắc ông càng thêm sa sút, chỉ sợ không qua được hôm nay, chẳng qua...”
Quách sư phụ cắt ngang: “Thầy đừng nói chuyện giật cục nữa có được không được, chẳng qua cái gì vậy?”
Trương Bán Tiên nói tiếp: “Tôi cũng mới vừa nhìn ra thôi, mặc dù sinh mệnh trên cơ thể ông đang suy sụp, nhưng phong thủy bên trong nhà ông lại không tệ.”
Quách sư phụ biết rõ Trương Bán Tiên biết xem phong thủy nhà và mồ mả, sinh ra kỳ vọng vào khả năng xem xét của anh ta, bèn hỏi: “Căn phòng tồi tàn này của tôi cũng có phong thuỷ? Ở chỗ nào thế?”
Người có năng lực thì hay khoe mẽ, chuyện gì cũng thường không nói ra miệng. Trương Bán Tiên cũng không nằm ngoại lệ, anh ta giơ một ngón tay chỉ vào cái bếp lò nhà Quách sư phụ.
Quách sư phụ cực kỳ buồn bực: “Như vậy là có ý gì? Muốn làm thêm một bát mì nữa sao?”
Nhà của Quách sư nhà là một căn phòng cấp bốn trong con hẻm ngõ miếu Đẩu Mẫu, gồm có hai gian. Vào thời đó, toàn bộ nhà dân chỉ có diện tích tầm mười mét vuông, hai gian tức là hai mươi mét vuông, đằng trước cơi nới ra một gian nhỏ dùng để nấu cơm và chất chứa những đồ vật linh tinh. Gian trong dùng để sinh hoạt, góc tường gian ngoài có một cái bếp lò cũ, thời đó được đắp bằng đất. Do nhiều năm không sử dụng đến, bếp lò đương nhiên nứt ra. Mỗi khi trời nóng, trong khe nứt thường xuyên có “Cùng ve” bò ra. Loài vật này rất thường thấy ở những hốc tường hoặc khe gạch của các căn phòng ở rách nát, ngoại hình nửa giống như con gián, nửa giống như con ve trên cây hồng bì, chân sau nhi đặc biệt dài, có khả năng nhảy rất cao. Bởi vì cùng quẫn, nhà của những người nghèo rất nhiều năm không tu sửa, đa phần đều cực kỳ ẩm thấp, bởi vậy mới sinh ra cách gọi “Cùng ve” như vậy. Trên một số đồ vật đồng thau thời Thương Chu được khai quật lên còn có hoa văn hình con ve, nhưng thật ra đó không phải là ve chân chính, mà là cùng ve. Qua đó có thể thấy được, từ cổ đến nay, cùng ve thường sống ở cạnh bếp lò. Bên trong cái bếp lò hỏng của nhà Quách sư phụ có đôi khi lại có một vài con cùng ve nhảy ra, đào đâu ra địa thế phong thủy gì, ông ta cứ tưởng Trương Bán Tiên vẫn còn muốn ăn mì nước.
Trương Bán Tiên nói: “Nghĩ đi đâu vậy, ông thử nhìn bức tường phía sau bếp lò nhà mình mà xem.”
Phía sau bếp lò nhà Quách sư phụ có một bức tranh tết vẽ ông táo và bà táo, có lẽ là được dán lên từ trước khi giải phóng. Ông táo là thần cai quản bếp trong nhà, còn được gọi là Táo quân. Hai vợ chồng ông táo trong bức tranh mặc áo đỏ mũ cánh chuồn đỏ, béo tròn chắc nịch, mặt mũi phúc hậu. Theo tục lệ dân gian, cứ đến hai ba tháng chạp hàng năm là tết ông công ông táo, là thời gian ông táo lên chầu trời. Vào ngày hôm đó, từ vương công cho tới dân chúng đều phải cúng ông táo, cung thỉnh ông táo lên trời tâu với Ngọc Hoàng đại đế những điều có lợi cho nhân gian. Trong ngày này kiêng kỵ nhất là cắm cảu nói những câu oán hận trước mặt Táo quân, bởi vậy khi cúng ông táo không cho phép đàn bà con gái được khấn vái. Nếu không, rác tai với những câu miệng lưỡi của đám đàn bà, đến khi lên trời ông táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng đại đế nhà này không tốt thế này, không hay thế kia, dâng lên một tờ trình đủ khiến cho con người ta giảm tuổi thọ, kẻ nặng giảm một kỷ, kẻ nhẹ bớt một toán, một kỷ là ba trăm ngày, một toán là một trăm ngày. Trước đây có rất nhiều điều kiêng kị, cho nên mới có câu ‘nam không bái nguyệt nữ không cúng ông táo’. Tết ông táo hai ba tháng chạp, người ta còn phải gỡ bức tranh trên bếp lò mang đi đốt, đến ngày ba mươi sẽ dán lên một bức mới. Nhưng từ thời dân quốc đến nay, người ta đã dần dần không còn quá để ý đến những tập tục như vậy nữa. Bức tranh ông táo ở căn bếp nhà Quách sư phụ đã dán sẵn ở đó từ lúc ông ta chuyển đến ở cho đến bấy giờ. Trên tường bếp của nhà ở có bức tranh vẽ ông tào là chuyện quá mức bình thường, bạn cứ thử vào nhà người khác mà xem, mười nhà e rằng có tới tám chín là như thế, như vậy lấy đâu ra thế phong thuỷ gì chứ?
Trương Bán Tiên nói: “Không trong nghề sao biết được hay dở, ông không biết xem, đương nhiên sẽ không nhìn bí ẩn ở bên trong. Tôi bảo cho ông biết, nói ngắn gọn là thế này, bếp lò nhà ông cộng với bức tranh ông táo đã ngẫu nhiên hình thành nên một thế, gọi là lò bát tiên trấn trạch, có thể tiêu tai miễn họa. Ông trăm nghìn lần phải ghi nhớ, đừng hủy cũng đừng sửa, như vậy sẽ chắc chắn không đến nỗi gặp chuyện không may, một khi sửa đổi, ông chắc chắn đi tong.”
Bốn
Truyền thuyết dân gian về nguồn gốc thân phận của ông táo và bà táo ở mỗi nơi mỗi khác. Vùng phía bắc Hoàng Hà cho rằng vợ chồng Trương Khuê là táo quân, cặp đôi này là nhân vật ở bên trong truyện Phong Thần, lên trời tâu những chuyện tốt, lúc xuống hạ giới thì bảo vệ bình an.
Bức tranh tết Táo quân trong nhà Quách sư phụ đã được dán từ nhiều năm trước, bếp lò bên dưới cũng không sử dụng đến một thời gian dài. Trương Bán Tiên bảo với ông ta, đó chính là lò bát tiên, có thể bảo vệ số mệnh bình an, nhưng nếu có ngày nào đó thế này biến đổi thì đại nạn của Quách sư phụ đã tới, trừ phi mau chóng bắt được hung phạm ăn cướp bằng búa thợ mộc, ngoài ra không còn phương pháp nào khác.
Trương Bán Tiên còn phải đạp xích lô đi giao giấy bản, những việc vướng bận khác anh ta không giúp được nữa, dứt lời vội vàng chạy đi.
Quách sư phụ thừ người một mình ngồi trong nhà suy nghĩ cho đến lúc vợ ông ta đi chợ về đến nhà. Nhìn thấy Quách sư phụ ngồi bất động, bà ta bèn hỏi: “Lão Quách, sao ông vẫn còn chưa đi làm?”
Quách sư phụ phục hồi tinh thần lại, bảo cái gì mà “Đau khắp mình mẩy, váng đầu nhức răng”, tóm lại là toàn thân chỗ nào cũng thấy khó chịu, xin nghỉ vài ngày an dưỡng ở nhà một chút, lại kiếm cớ đẩy vợ về nhà mẹ đẻ ở mười bữa nửa tháng. Cùng ngày hôm đó, ông ta còn đi tìm Lý Đại Lăng và Đinh Mão, kể cả mấy người trước kia cùng lăn lộn ở đội tuần sông, rồi tuyên bố rõ nguyên do với tất cả bọn họ. Mặc dù ông ta đã từng đối mặt với tên cướp bằng búa thợ mộc khét tiếng, nhưng chỉ kịp nhận ra kẻ đó tầm ba mươi tuổi, chiều cao trung bình, tai trái có một vết bớt xanh. Thiên Tân vệ quá rộng, dân số lại nhiều, tìm một người như vậy chẳng khác gì tìm kim dưới đáy bể. Cũng còn may là có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm, bởi kẻ này dùng búa thợ mộc để ăn cướp, đương nhiên là đã từng làm nghề mộc, dù có thể sau này đã đổi sang nghề khác, nhưng khẳng định vẫn có liên quan đến thợ mộc. Những người làm nghề mộc ở nội thành ngoại thành đều không lạ gì nhau. Trước giải phóng, quê quán của phần lớn thợ mộc ở Thiên Tân là Sơn Đông. Bọn họ ra ngoài lang bạt đi kiếm tiền, đến tết âm lịch đa phần lại trở về quê ở Sơn Đông, nhưng vẫn có một phần nhỏ ở lại hẳn nơi này. Bởi vì ông tổ nghề mộc Lỗ Ban là người Sơn Đông, cho nên họ có một truyền thống, đó là đặc biệt đề cao tình nghĩa thầy trò. Hơn nữa, họ không tư lợi như con buôn, mỗi khi có việc, nếu một hai người thợ mộc làm không xuể, họ sẽ gọi thợ khác đến hỗ trợ. Do thường xuyên ghé chỗ này tạt chỗ kia, tần suất đi lại khá nhiều, cho nên họ biết hết về nhau, mặc dù trong đời chưa từng gặp mặt, nhưng hễ nhắc đến tên là có thể biết đang nói tới ai. Cứ chịu khó nghe ngóng từ miệng mấy vị sư phụ và thợ học nghề thợ mộc này, biết đâu lại có thể lần ra kẻ cướp đó.
Mấy ngày liên tiếp, nhóm người Quách sư phụ đi khắp nơi tìm thợ mộc kiếm manh mối, thậm chí ngay cả những người trước kia đã từng làm thợ mộc sau này đổi nghề không làm nữa cũng không bỏ qua. Nhưng trong số những người đó lại không có một ai đã từng ở Thiên Tân nhiều năm, tầm ba bốn mươi tuổi, tai trái có vết bớt xanh. Họ chạy đến rạc cả cằng, nhưng hỏi ai cũng chỉ nhận được câu trả lời là cái lắc đầu, toàn bộ đều bảo không có người thợ nào như vậy.
Chớp mắt đã trôi qua bảy tám ngày, một chút manh mối cũng không tìm được. Buổi chiều một ngày nọ, có một chàng trai ngã xuống con mương lớn ở cửa tây, Quách sư phụ đích thân lặn xuống cứu lên bờ, nhưng đến khi đó đã đã thấy người này tắt thở rồi. Năm nào cũng vậy, cứ đến tết Đoan Ngọ là lại thấy vô số người chết đuối dưới lạch ngòi ao chuôm, càng về sau càng xảy ra liên tục.
Đến khi lão Lương biết được Quách sư phụ đã xin nghỉ ốm mấy ngày hôm trước, hơn nữa còn có người nhìn thấy ông ta đưa vợ về nhà mẹ đẻ, điều đó đã làm cho ông này nổi giận đến phát khùng, cho rằng những người đã từng sống dưới xã hội cũ đều ăn vào máu tật xấu vừa lười vừa tham ăn.
Quách sư phụ nhảy xuống con mương lớn cứu người, kéo lên một cái xác đầy bùn thối. Trong lúc chờ người thân đến nhận xác, ông ta tranh thủ giải thích với lão Lương, không còn tâm tư tiếp tục đi dò hỏi đám thợ mộc. Đến lúc chạng vạng tối, trên đường về nhà, ông ta nhìn thấy một cái xe đẩy bán dê thập cẩm. Món dê thập cẩm đó được người ta làm rất sạch sẽ, không tanh không ngán, nấu rất ngon miệng, còn bán riêng từng món gan dê và móng dê. Vừa ngửi thấy mùi thơm, ông ta đã không cưỡng lại được, không đủ tiền mua gan dê, đành mua hai cái móng, ngồi ngay bên cạnh xe bán dê thập cẩm uống rượu giải sầu.
Người bán món dê thập cẩm đó họ Trang, nhà ông lão đã bán món này được tám đời, người ta bèn gọi ông lão là Trang Bát Bối Nhi (con cháu đời thứ tám nhà họ Trang), tầm hơn sáu mươi tuổi, ngày nào cũng đẩy một chiếc xe nhỏ bày quán bán hàng bên vỉa hè. Gầm xe được phá thủng ra để đặt bếp lò, đặt một cái chảo lên trên nấu món dê thập cẩm. Đằng trước xe đặt hai cái ghế dài, đủ chỗ cho bốn năm người ngồi. Có người mua mang về nhà ăn, cũng có người tranh thủ lúc còn nóng ngồi ăn ngay ở trước xe. Đến khi trời tối, ông lão treo một cái đèn bão nhỏ để chiếu sáng, đến quá nửa đêm mới thu quán. Vào ban đêm vắng khách không có ai khác, Quách sư phụ vừa uống rượu, vừa nói chuyện phiếm câu được câu chăng với Trang Bát Bối Nhi. Sau khi gặm sạch móng dê, ông ta vứt bừa sang bên cạnh. Đúng lúc ấy, chợt nghe ven đường có tiếng bước chân sàn sạt rõ mồn một, ông ta quay đầu nhìn sang, nhưng không thấy một bóng người.
Năm
Trang Bát Bối Nhi khởi đầu bán dê thập cẩm ở góc tây bắc, năm nay vừa mới chuyển đến khu cửa Tây. Khi đó đèn đường còn ít, đêm ngày hôm đó trời lại tối mịt mùng, không có lấy một ánh trăng sao, trên đường tối đen. Quách sư phụ nghe thấy ven đường vang lên tiếng loạt xoạt rõ mồn một, nếu nghe cho kỹ thậm chí còn giống như có ai đang khẽ nói chuyện, nhưng trên đường rõ ràng không có một bóng người. Trong lòng cảm thấy kỳ quái, ông ta tháo cây đèn bão xuống qua bên đó xem rốt cuộc là kẻ nào. Ông ta giơ đèn lên soi, hóa ra là mười người tí hon, mỗi người chỉ cao tầm năm sáu tấc (50-60 cm), đang lén lút nhặt xương dê người ta ném đi. Ông ta là người can đảm, tóm lấy que cời lò đâm thẳng vào một tên trong số đó. Người tí hon kia kêu thảm thiết một tiếng rồi ngã gục xuống, đám còn lại lập tức bỏ chạy tứ tán. Ông ta lại giơ đèn lên xem xét, có mấy con hồ ly đang ngậm xương xẩu trong miệng chạy trốn, con bị que cời lò đâm trúng trợn trắng mắt giả chết phát hiện ra ánh đèn chiếu tới, cũng vội nhảy dựng lên chạy theo.
Quách sư phụ cảm thấy kinh sợ, vội hỏi Trang Bát Bối Nhi bán dê thập cẩm: “Ông có nhìn thấy gì không?”
Trang Bát Bối Nhi đáp lại: “Hồ ly hay là sói vàng? Có gì đáng nói đâu, dạo này chúng thường đến ăn trộm xương dê mọi người ném đi.”
Quách sư phụ thầm nghĩ: “Thời vận con người suy thoái, dương khí trên cơ thể đương nhiên yếu đi, cho nên sẽ nhìn thấy những vật không nên thấy. Vận khí của ta thực sự đã tận hay sao?”
Nhìn thấy sắc mặt ông ta thảng thốt, Trang Bát Bối Nhi bèn bảo: “Có lẽ Quách gia cậu quá mệt mỏi nên đã hoa mắt rồi, nửa đêm nửa hôm rồi còn gì. Cậu đấy, cứ mắt nhắm mắt mở coi như chưa nhìn thấy cái gì, vậy là ổn cả rồi. Nghe nói cậu đi khắp nơi hỏi thăm đám thợ mộc, phải chăng là muốn truy nã tên cướp bằng búa thợ mộc?”
Quách sư phụ gật đầu, thầm nhủ: “Hay thật, việc này ngay cả người bán dê thập cẩm cũng biết hay sao?”
Trang Bát Bối Nhi nói: “Ngày hôm qua Đinh gia và Lý gia đến chỗ lão ăn dê thập cẩm, nhân tiện hỏi thăm về việc đó. Cậu đừng có tưởng lão chỉ là người bán dê thập cẩm không biết gì. Trước giải phóng, trong số những khách hàng quen thuộc của cái quán dê này của lão cũng có vài vị làm nghề mộc đấy.”
Quách sư phụ hỏi: “Vậy ông có biết người thợ mộc nào tầm ba mươi tuổi, bên tai trái có vết bớt màu xanh không?”
Trang Bát Bối Nhi đáp: “Vậy thì chưa từng nghe nói có ai như vậy, nhưng nếu thực sự muốn tìm một thợ mộc có vết bớt xanh bên tai trái như vậy thì không đến mức quá khó khăn.”
Quách sư phụ nghe thấy bảo ngày hôm qua Đinh Mão đã tới đây hỏi thăm rồi, cho nên hỏi lại cũng là thừa hơi. Ông ta thở dài, đứng dậy định về nhà.
Ai ngờ Trang Bát Bối Nhi lại nói tiếp: “Ngày hôm qua Đinh gia đã hỏi lão, nhưng mãi đến khi về nhà cả nửa ngày lão mới nhớ ra, ngày trước có một lần hai vị sư phụ nghề mộc đến cái quán dê thập cẩm này, trong lúc nói chuyện họ đã nhắc tới một sự việc rất khiếp sợ...”
Trong lòng máy động, Quách sư phụ vội dừng bước, hỏi: “Ông kể lại sơ qua giúp con, đó là việc gì thế?”
Trang Bát Bối Nhi kể lại cho Quách sư phụ, trước giải phóng ở cửa bắc có một tiệm bán quan tài nhà họ Bạch. Quan tài còn được gọi là áo quan, là loại đồ vật bán đi một cỗ mới làm tiếp một cỗ, không ai dám tích trữ sẵn nhiều, nguyên nhân nói ra thì rất khó nghe, bởi dù sao đi nữa phải đến lúc có người chết thì mới bán đi được. Ngoại trừ những gia đình đông con nhiều cháu, người già trong nhà đã nhiều tuổi, thì mới chuẩn bị sẵn quan tài, bởi vì gỗ tốt làm quan tài không phải lúc nào cũng sẵn có. Một khi gặp loại gỗ tốt, lập tức không tiếc tiền mua ngay, sau đó bỏ tiền ra mời sư phụ của tiệm quan tài đóng thành hòm áo quan. Công việc đầu tiên cần phải lưu ý là quét vài lớp sơn lót khắp mặt ngoài, phía trong lát một lớp gỗ mỏng, hai đầu mạ vàng vẽ chữ Phúc cùng với hoa văn hình hoa sen, cuối cùng bỏ áo liệm, mũ ông thọ và nguyên một bộ chăn nệm vào bên trong. Tuy nhiên, khi quan tài làm xong không thể khiêng về nhà, mà nó được lưu giữ trong tiệm bán quan tài, có khi được đặt ở đó tám mười năm cũng là chuyện rất bình thường. Nếu như nhà khác có người chết, không tìm được quan tài loại tốt ngay, con cháu nhà hiếu có thể thương lượng lại với nhà đã chuẩn bị sẵn quan tài, mượn tạm quan tài để an táng cha ông, sau đó chiếu theo nguyên dạng đóng một chiếc quan tài khác để trả lại. Đây là việc thiện tích đức, cho nên thông thường chủ nhà đã chuẩn bị sẵn quan tài sẽ đồng ý ngay. Về phần gia đình bình thường, mặc dù không đến mức bó chiếu mang đi chôn, nhưng thực sự không đủ tiền mua loại tốt nhất, phần lớn là sử dụng những tấm gỗ bách rẻ nhất để đóng quan tài, để mộc không quét sơn, hoặc chỉ quét một lớp nước sơn. Bởi phải hoàn thành công việc trong cùng ngày cho nên tiệm quan tài quanh năm phải có sẵn nhân công và vật liệu. Lão chủ tiệm quan tài nhà họ Bạch tự tay làm công việc nghề mộc, còn mướn hai vị sư phụ nghề mộc người Sơn Đông làm công cho mình.
Mười năm trước, tiệm quan tài nhà họ Bạch đóng cửa. Buổi tối trước ngày trở về quê, hai vị sư phụ nghề mộc đến quán hàng của Trang Bát Bối Nhi uống rượu ăn dê thập cẩm. Lúc ấy, ông lão đã nghe thấy hai người này bảo ông chủ tiệm quan tài của mình đã gặp ma.
Sáu
Cửa tiệm quan tài ở cửa tây, ông chủ họ Bạch, bản thân biết làm mộc, thuê hai phụ việc, còn mướn thêm hai vị sư phụ nghề mộc. Cửa hiệu gồm ba gian mặt tiền liên tiếp, gian bên trái để quan tài, gian bên phải là phòng kế toán, gian chính giữa dùng để tiếp đãi khách hàng, kinh doanh tương đối lớn, nhưng tiệm quan tài đâu có phải hiệu ăn, không thể nào có những lúc đông như trẩy hội được. Tuy nhiên, bán quan tài có lợi nhuận cao, đặc biệt là khi có gia đình đông con nhiều cháu tới mua quan tài, khi ấy hét giá tiền bao nhiêu họ sẽ trả bấy nhiêu, chưa bao giờ trả giá. Tiệm quan tài có thể đóng cửa một tháng, nhưng chỉ cần mở cửa một lần là đủ ăn ba tháng. Sao khi lão chủ tiệm qua đời, con của ông ta là Bạch Tứ Hổ kế thừa gia sản, bao gồm một khu nhà cấp bốn, cộng thêm việc kinh doanh tiệm quan tài. Nhưng Bạch Tứ Hổ không biết đóng quan tài, chỉ biết đứng bên cạnh giám sát thợ mộc làm việc. Hắn là người không biết ăn biết nói, nhu nhược hèn nhát. Bởi vậy lợi dụng hắn không biết xem sổ sách, đám phụ việc và sư phụ nghề mộc đã thông đồng với nhau bí mật bòn rút tiền, bán ra bao nhiêu quan tài cũng vẫn lỗ lã, việc buôn bán giảm sút đi từng ngày.
Bạch Tứ Hổ buộc phải lần lượt bán đi từng gian phòng của khu nhà cấp bốn, chỉ chừa lại hai gian phòng xiêu vẹo. Hàng ngày, hắn sinh hoạt cùng hai người phụ việc ở trong tiệm đằng trước, còn hai vị sư phụ ở gian phía sau. Vào buổi chiều một ngày, đến khi làm xong quan tài chờ người đến lấy thì trời đã tối đen. Mọi người trong tiệm quan tài chuẩn bị đi ngủ thì chợt nghe thấy bên ngoài có người đang đập cửa.
Đêm hôm khuya khoắt đập cửa rầm rầm, nếu là loại cửa hàng khác, phụ việc kiểu gì cũng sẽ nổi cáu, nhưng tiệm quan tài và tiệm bán thuốc có một quy định, dù khách hàng tới trễ đến mấy cũng không có vấn đề gì. Nửa đêm chạy đến tiệm quan tài và tiệm bán thuốc gõ cửa, trong nhà người đó chắc chắn có chuyện lớn liên quan đến sống chết. Cho nên khi nghe thấy tiếng gọi cửa, người phụ việc lập tức khoác tạm quần áo rời giường. Trên cửa có khoét một ô nhỏ, mục đích là để phòng ngừa đạo phỉ, không mở cửa chính, chỉ mở ô cửa nhỏ đó ra để nhìn ra bên ngoài. Vừa ngó ra người phụ việc đã thấy bên ngoài cửa tiệm quan tài có một người cầm đèn lồng trắng đang đứng chờ, bảo rằng trong nhà có người chết, nhờ tiệm mau chóng chuẩn bị quan tài, giờ đang giữa tam phục thiên, người chết không để được lâu, đang cần dùng gấp, ngày mai sẽ đến lấy ngay. Nói xong, người đó lẳng tiền đặt cọc vào trong rồi vội vàng chạy đến những nhà thân thích báo tang.
Những người trong tiệm quan tài vừa thấy có người đến mua, không ai còn được ngủ nữa, tất cả đều phải dậy làm việc. Sau khi thắp đèn trong tiệm, hai người thợ mộc lập tức chuẩn bị vật liệu để đóng quan tài, hai người phụ việc làm công việc phụ, tất cả cùng tất bật làm việc. Theo tục lệ xưa, nếu làm việc qua đêm, ông chủ phải cung cấp bữa điểm tâm, nhưng không phải là bữa điểm tâm bình thường mà phải có cá có thịt, cơm rượu đế. Sau khi làm xong việc, thợ sẽ ăn no uống say rồi đi ngủ bù. Thấy mình chẳng có việc gì để làm, Bạch Tứ Hổ bèn đi chợ mua thức ăn. Lúc ấy đã qua canh bốn chưa đến canh năm, canh năm thì gà mới gáy, canh bốn là sau nửa đêm, trời vẫn còn chưa sáng.
Gần con mương lớn ngoài cửa tây có một cái chợ bán thức ăn. Vào đầu canh năm mới có nông dân đánh xe tới bán thức ăn, muốn mua đồ ăn sớm thì chỉ tới chỗ này mới có. Bạch Tứ Hổ ra khỏi nhà từ rất sớm, còn chưa đến chợ bán thức ăn thì trên trời đột nhiên nổi một tiếng sấm, mưa to như trút, khiến hắn ướt như chuột lột. Hắn vội vàng tìm chỗ tránh mưa. Vùng gần con mương lớn không có mấy gia đình ở, chỉ có vài căn phòng cổ từ đời nhà Thanh còn tồn tại đến bấy giờ. Thấy cánh cửa gỗ một căn phòng xiêu vẹo bên đường bên cạnh chỉ được buộc tạm bằng dây thừng, trong phòng tối ôm không đèn đóm, chắc hẳn là phòng bỏ hoang, hắn lập tức cởi dây thừng, mở cửa chui vào bên trong, nhưng đến khi muốn đóng cửa thì không khép chặt lại được nữa.
Bên ngoài gió táp mưa sa, nước mưa tạt đầy vào vào trong phòng qua khung cửa hỏng cánh. Trên cánh cửa đúng ra là có khóa bằng đồng, nhưng không biết kẻ nào đã nạy ra lấy đi mất, chỉ để lại hai lổ thủng. Hắn xuyên dây thừng qua hai cái lỗ, buộc chặt cánh cửa lại. Nhờ ánh chớp lọt qua cửa sổ, hắn trông thấy trong nhà ngoài bốn bức vách thì chẳng còn cái gì, bụi đất phủ một lớp dày, chỉ có một cái giường đất. Hắn đành đặt mông ngồi xuống giường, nhắm mắt chờ ngớt mưa. Sau khoảng thời gian chừng ăn xong một bữa cơm, toàn thân hắn đột nhiên ớn lạnh, đồng thời hắn còn nghe thấy tiếng bước chân ai đó đang đi đi lại lại ở trong nhà. Hắn mở choàng mắt ra nhìn, giật mình nhìn thấy một người phụ nữ đang cúi gục đầu đi vòng quanh nhà.
Bạch Tứ Hổ sợ hết vía. Hắn ngồi co ro trên giường gạch, miệng há hốc mắt mở trừng trừng, ngây dại không dám động đậy. Người phụ nữ trong phòng đột nhiên đi tới trước mặt hắn, đập vào mắt hắn là một gương mặt trắng bệch như tờ giấy, tóc dài, há mồm lưỡi thè ra ngoài. Trong khi Bạch Tứ Hổ đang luống cuống chân tay, đầu lưỡi người phụ nữ đã nhanh chóng quét tới, hắn lập tức ngả sang bên cạnh né tránh, nhưng đầu lưỡi vẫn kịp liếm vào vành tai trái của hắn. Hắn rú lên kinh sợ bỏ chạy, nhảy xuống giường định mở cửa chạy ra ngoài. Nhưng chẳng biết tại sao dây thừng buộc cửa thấm nước mưa, càng cởi càng chặt. Trong lúc quẫn bách không mở được cửa, hắn nhắm mắt nhắm mũi húc thẳng đầu vào cửa sổ, ôm theo cả cánh cửa bổ nhào ra bên ngoài, rồi ngất lịm. Lúc ấy đã sang canh năm, có người đi ngang qua cứu hắn tỉnh lại, nhưng tai trái hắn đã biến thành một đống bầy nhầy máu thịt. Sau ngày hắn mới biết, cách đó vài năm, có một người phụ nữ thắt cổ chết trong căn nhà đó, căn phòng lụp xụp đã bị bỏ hoang từ lúc ấy, cho tới bấy giờ, cũng chẳn có không ai dám dọn vào ở, đích thị là gặp quỷ thắt cổ rồi. Sau lần bị kinh hãi đó, đầu óc Bạch Tứ Hổ bắt đầu trở nên cực kỳ không bình thường. Không lâu sau, tiệm quan tài phải đóng cửa, phụ việc lẫn thợ mộc của tiệm đường ai nấy đi. Nghe nói Bạch Tứ Hổ đã đổi sang làm nghề đồ tể, sau này không bao giờ còn mở lại tiệm quan tài nữa.
Mười mấy năm trước, trong lúc bán dê thập cẩm, Trang Bát Bối Nhi đã được hai người thợ mộc của tiệm quan tài nói cho biết, Bạch Tứ Hổ không biết làm nghề mộc, còn vết bớt bên tai trái cũng không có sẵn từ lúc mới sinh. Trang Bát Bối Nhi thích tán chuyện, có chuyện gì cũng kể ra tuốt tuột, nhớ ra cái gì là mang ra tán dóc hết với Quách sư phụ. Ông lão còn nghe hai vị sư phụ thợ mộc đó nhắc đến, bên ngoài có lời đồn bảo rằng bên trong khu nhà cũ của tiệm quan tài cất giấu của cải. Số của cải đó do tổ tiên Bạch chôn xuống, nhắn lại với đời sau, kể cả có bị chết đói, cũng không được phép bán hai gian nhà giữa đó.
Tính toán theo thời gian, năm Canh Tý (1900) phá hủy thành Thiên Tân, nhà họ Bạch mót gạch cũ dựng nhà, như vậy hai gian nhà đó được xây vào thời ông nội của Bạch Tứ Hổ, cho tới năm 1954 bấy giờ, cũng chỉ mới được khoảng năm mươi năm. Hơn nữa, khi chôn của cải lại tiến hành trong bí mật không để lại di chúc, cho nên không ai biết được số của cải đó là những gì, Bạch Tứ Hổ đương nhiên càng không thể biết được. Hắn đã từng đào nền nhà sâu ba thước đất, nhưng chẳng tìm thấy bất cứ thứ gì.
Bảy
Tiệm quan tài của Bạch Tứ Hổ bị ăn cắp từ bên trong, thua lỗ không sao tiếp tục kinh doanh được. Mặc dù đầu óc ngu dốt, nhưng hắn vẫn ghi nhớ lời căn dặn của tổ tiên nên không chịu bán hai gian nhà giữa. Tuy vậy, hắn đã lật tung cả nhà lên mà vẫn không thấy bất kỳ thứ gì. Hai gian phòng đó nằm ở ngõ hẻm kho lương, cách nhà ga phía bắc không xa. Dù sao trước giải phóng ông lão mới ở cái vùng đó. Còn sau này thế nào, Trang Bát Bối Nhi chẳng hay biết chút gì.
Người nói vô tâm, người nghe hữu ý, Quách sư phụ càng nghe càng cảm thấy Bạch Tứ Hổ chính là tên tội phạm mà ông ta đang truy tìm. Điểm thứ nhất, tuổi tác phù hợp; điểm thứ hai, tai trái có vết sẹo. Mặc dù kẻ này chưa từng làm thợ mộc, nhưng dù sao cũng đã từng mở một tiệm quan tài. Bởi vậy mới nói, giao thiệp rộng cũng là một loại tài nguyên. Nếu như không quen biết Trang Bát Bối Nhi, ông lão làm sao có thể thoải mái nhắc tới những câu chuyện cũ Trần Chi Ma Lạn Cốc Tử(*) với ông ta, làm sao ông ta có thể biết được vết xanh bên tai trái tên tội phạm không phải là cái bớt hay ngày trước hắn chưa bao giờ từng làm thợ mộc. Hóa ra trước kia họ đã đi nhầm hướng hoàn toàn, chẳng trách hỏi cái gì người ta cũng không biết.
(*)Chuyện không đầu không đuôi, chuyện phiếm lúc trà dư tửu hậu
Quách sư phụ cảm ơn Trang Bát Bối Nhi, đứng dậy ra về. Sáng sớm ngày hôm sau, ông ta và Đinh Mão đi về vùng lân cận phía bắc hỏi thăm một chút, thực sự có một kẻ Bạch Tứ Hổ như vậy. Hàng xóm xung quanh ai cũng bảo kẻ này là người trung thực, thường ngày rất ít khi ra khỏi nhà, ngoại trừ ăn mặn, mua rất nhiều muối thì không hề có hành động gì khác thường.
Sau khi xác minh xong, Quách sư phụ không muốn đánh rắn động cỏ, trở về báo lạo với lão Lương, có một kẻ ở ngõ hẻm kho lương ở khu nhà ga phía bắc tên là Bạch Tứ Hổ, rất có thể là thủ phạm cướp của giết người bằng búa thợ mộc.
Tuy lão Lương tin tưởng Quách sư phụ, nhưng vấn đề này tương đối nan giải. Câu chuyện về “Kẻ cướp bằng búa thợ mộc” đã lưu truyền ở Thiên Tân vệ vài chục năm rồi, từ đầu đến cuối chí ít liên quan đến hai ba mươi mạng người, khiến cho lòng dân không yên, ngay cả những khu vực đông người trong thành cứ đến khi trời tối, gần những chỗ vắng vẻ là không ai dám tới. Nhưng tên thủ phạm tàn ác này gây án không có quy luật, cho tới bấy giờ nạn nhân của hắn không một ai sống sót, truy nã mười năm mà không có kết quả. Muốn bắt trộm cướp phải có tang chứng, nếu không có thì không thể nào xông bừa vào nhà bắt người được. Nếu ông không tìm ra hung khí búa thợ mộc dùng để đánh cướp, làm sao có thể nhận định là Bạch Tứ Hổ gây án?
Mặc dù vậy, nếu chính quyền muốn điều tra nhân thân thì chẳng có gì là khó, chỉ cần mượn lý do điều tra hộ khẩu tới gõ cửa nhà Bạch Tứ Hổ, trước tiên tra xét nhân thân kẻ này một chút. Trưa ngày hôm đó, chính quyền phái hai người tới nhà hắn, vừa gõ cửa còn chưa kịp hỏi han gì thì Bạch Tứ Hổ đã đột ngột xô dạt hai người ra rồi bỏ chạy. Công an viên được phái tới nhận định kẻ này làm vậy là bởi có tật giật mình, một người vội truy đuổi sát phía sau, còn một người ở lại xem xét bên trong nhà. Khi nhìn thấy bài vị của Thần sông Quách Đắc Hữu ở trong phòng, anh ta cảm thấy kỳ quái khó hiểu, mang theo tâm trạng buồn bực tiếp tục xem xét. Vừa liếc qua giường gạch, anh ta đã thấy có một người trắng tinh đang nằm trên đó, giống hệt như người tuyết, đến khi nhìn kỹ lại thì hóa ra là xác một phụ nữ ướp trong muối tinh.
Vụ án này có lẽ nghiêm trọng hơn dự tính, công an dân binh đội tuần phòng đều phải tham gia, điều động không dưới bảy tám trăm người, chia thành mấy đường đuổi bắt kẻ trốn chạy Bạch Tứ Hổ. Tên này hết đường chạy trốn, cuối cùng bị bắt tại một rãnh nước thải. Hơn hai mươi người lại lần mò dưới rãnh nước đó mất hai ngày mới tìm được cây búa thợ mộc mà Bạch Tứ Hổ đã ném xuống đó. Bằng chứng rành rành, hắn hết đường chối cãi, khai ra trước giải phóng nhìn thấy búa thợ mộc tại một hàng bán rong ở vỉa hè như thế nào, sinh ra ý tưởng đen tối ra sao, sau khi mua được cây búa đã giấu vào trong người, chọn những nơi nào để gây án. Có một lần đánh gục một phụ nữ ở tỉnh ngoài, hắn thấy cô gái này tương đối có nhan sắc, bèn nhân dịp lúc trời tối đen mang người chết về nhà, ngày nào cũng ăn nằm với các xác đó, sau một năm thì xác chết mang bầu. Kế đó xác chết bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phân hủy, hắn sợ mùi xác chết bay ra sẽ khiến cho hàng xóm phát hiện, bèn dùng muối để bảo quản. Nghe bên ngoài đồn đại Quách sư phụ muốn bắt mình, trong lúc bản thân cảm thấy kinh hoảng không biết phải làm sao, xác cô gái đã bày cách cho, bảo hắn làm một miếng gỗ hương, viết bài vị Quách sư phụ lên trên, bái vài ngày là người này chắc chắn phải chết, không ngờ tới chỉ vài ngày sau hắn đã bị bắt về kết án.
Lão Lương cho rằng lời khai đó vô cùng ma quái, có thể thấy được tư tưởng mê tín đã cắm rễ trong đầu Bạch Tứ Hổ, xác chết cô gái làm sao có thể sinh con, lại còn nghĩ kế cho hắn nữa? Hơn nữa, lập bài vị thắp hương khấn vái là có thể khiến người khác bị chết, trên đời này làm gì có chuyện như vậy? Bị Bạch Tứ Hổ bổ vào gáy, chắc hẳn lúc ban đầu cô gái chỉ mới chết não còn trái tim vẫn còn đập, về sau cơ thể cô ta mang thai thai, rồi bắt đầu bốc mùi thì lúc ấy mới chết thực sự. Bởi vì Bạch Tứ Hổ không rõ chân tướng, cứ tưởng rằng trước khi mang về nhà thì cô gái này đã là một xác chết. Theo dân gian, người chết não được là ‘hoạt thi’, những gì hắn kể có lẽ là sự thực. Về phần Bạch Tứ Hổ bảo rằng mấy ngày hôm trước xác cô gái đột nhiên nói chuyện, nhất định là do chính bản thân hắn tưởng tượng ra. Cuối cùng vụ án đã được khép lại, phê duyệt hồ sơ thế nào, định án ra sao thì không nói đến nữa.
Về phần xác cô gái trong nhà Bạch Tứ Hổ, liệu có phải đã thực sự mở miệng nói chuyện vào ngày tết Đoan ngọ, bày cách cho Bạch Tứ Hổ lập bài vị thắp hương để khấn vái làm cho Quách sư phụ chết hay không?
Vậy tôi xin nói với ngài, xác cô gái bị muối tinh bao bọc kín mít, không thể nào mở miệng nói chuyện được, nhưng Bạch Tứ Hổ cũng không có nghe lầm. Ngài đừng có quên, trong ngôi nhà thừa kế lại ở ngõ hẻm kho lương của Bạch Tứ Hổ có cái gì, tại sao đã thử mọi biện pháp mà không tìm được. Trên thực tế, người đã nói chuyện với hắn không phải là cái xác cô gái mà là một kẻ hoàn toàn khác. Nếu như đây chỉ một câu truyện ngắn, vụ án “cướp bằng búa thợ mộc” tuyên cáo đã được phá, thủ phạm đã cúi đầu nhận tội và phải đền tội, thì đến đây câu chuyện của chúng ta coi như đã khép lại rồi. Nhưng câu chuyện về Thần sông lại mang tính dài kỳ, bên trong lại có tiền căn hậu quả của nó, phải đến phần nói về “Ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương” mới có thể phá giải được nút thắt lúc trước.
Tám
Hai năm tiếp theo, đầu đường cuối ngõ bàn tán xôn xao, câu chuyện chỉ xoay quanh việc Quách sư phụ phá liền ba vụ án ly kỳ “Trạm điện đài ngầm dưới sông, bom người, đánh cướp bằng búa thợ mộc”, trong đó không thiếu những tình tiết nghe nhầm đồn bậy. Thí dụ như vụ án “Bom người”, thực ra chỉ là dùng xác chó để vận chuyển lậu nhựa anh túc, nhưng truyền qua miệng nhiều người, chẳng hiểu tại sao lại biến thành dấu thuốc nổ trong bụng xác trẻ con, quả thật là tam sao thất bản, người ta đồn đại càng ngày càng ly kỳ.
Bản thân vụ án “cướp bằng búa thợ mộc” đã kỳ quái rồi, Bạch Tứ Hổ ru rú trong nhà, tuyệt không một ai có thể nghĩ ra hung thủ lại là hắn. Nhưng chẳng hiểu do ma xui quỷ khiến thế nào hắn mới đi tìm Quách sư phụ, cho nên mới nói hắn đáng chết, chết không ai thương tiếc.
Tên Bạch Tứ Hổ này hành xử như ma quỷ, giết chết một cô gái từ tỉnh ngoài đến rồi mang xác về nhà coi như vợ của mình. Nghe nói, xác chết đó còn sinh cho hắn một đứa con. Câu chuyện về vợ cương thi con yêu quái trong căn nhà bị ma ám trong ngõ hẻm kho lương được dân chúng đồn ầm lên, hai gian phòng đó bị đóng cửa. Ai cũng bảo đó là căn nhà ma, các hộ gia đình quanh đó cứ nghĩ đến mấy năm nay ở canh một cái xác phụ nữ được bảo quản bằng rất nhiều muối, lâu ngày muối còn kết tinh thành kén trắng, có ai mà chẳng sợ hết hồn? Cho nên tất cả đều dọn nhà đi nơi khác. Số hộ gia đình sống ở ngõ hẻm kho lương vốn dĩ đã không nhiều lắm, sau vụ án kinh hoàng đó, đã không còn tới một nửa.
Trước đây, địa danh được đặt rất bừa bãi. Trước đó, ngõ hẻm kho lương từng có một kho lương thực của nhà nước, bởi vậy mới được gọi bằng cái tên này, tên đầy đủ của nó là ngõ hẻm kho chứa lương thực, nằm cạnh nhà ga phía bắc, liền kề với “Ninh viên”. Ninh viên là một khu vườn trồng cây được xây dựng vào những năm cuối triều Thanh, bên trong có hồ nhân tạo. Vào năm 1931 của thời kỳ hai mươi năm dân quốc, nó được đổi tên thành công viên Bắc Ninh. Đến tận thập kỷ năm mươi sáu mươi, mọi người vẫn quen gọi nó theo tên cũ là “Ninh viên”.
Nhà của Bạch Tứ Hổ nằm ở ngõ hẻm kho lương sát Ninh viên ở khu vực nhà ga phía bắc, sau khi hắn bị bắt rồi xử bắn, bất động sản bị sung công, trên cửa dán giấy niêm phong, những gia đình ở xung quanh cũng chẳng còn lại mấy hộ. Về sau, công viên Bắc Ninh mở rộng hồ, đã phá hủy khá nhiều những căn nhà cổ. Khi ấy, hai gian phòng của Bạch Tứ Hổ cũng bị dỡ bỏ. Chuyện này sẽ nói rõ ngọn ngành sau, tạm thời để đấy không nhắc tới.
Cô gái trong nhà Bạch Tứ Hổ đã chết không dưới mười năm trước. Trước giải phóng, người ở nơi khác chạy nạn đến đó rất nhiều, chiến tranh loạn lạc, bởi vậy không điều tra ra được thân phận. Tử thi đưa đi hoả táng, căn nhà ở ngõ hẻm kho lương bị dán giấy niêm phong, vụ án này coi như đã đến hồi kết. Nhưng ngoài xã hội, rất nhiều người không rõ chân tướng, bởi vậy lời đồn tiếp tục nổi lên ở khắp nơi, mỗi người nói một kiểu.
Quách sư phụ không dám kể công, vụ án này thực sự không phải do một mình ông ta phá, mà cũng chẳng tới phiên ông ta lập công. Cuối tháng sáu năm 1954 xử bắn Bạch Tứ Hổ, trị an xã hội ngày càng đi vào nề nếp. Nhưng vận khí Quách sư phụ vẫn không thể bảo là tốt, cũng không thể đánh giá là xấu. Thời gian trôi qua ngày từng, chỉ trong chớp mắt đã đến năm 1957, trời mưa to mấy trận, mực nước Hải Hà đột ngột dâng cao. Tới mùa hè năm 1958, khí hậu biến đổi khác thường, liên tục mấy tháng không có mưa xuống. Cái nóng mùa hè oi bức, nhiều người nhảy xuống sông bơi lội, liên tiếp xảy ra chết đuối.
Có một ngày, Quách sư phụ phải vớt xác chết trôi trên sông, sau khi xong việc về đến nhà, do quá mệt mỏi nên ông ta lăn ra ngủ từ rất sớm. Nửa đêm nghe thấy gian ngoài có tiếng động, ông ta cho rằng có trộm vào nhà bèn đeo giày chạy ra xem sao. Gian ngoài không thấy có người, nhưng đến khi ông ta ngẩng đầu lên, nhìn đến bức tranh ông táo trên tường lò, ông ta chợt rùng mình đổ mồ hôi lặng ngắt toàn thân. Khuôn mặt ông táo và bà táo trong bức tranh đã biến đổi.
Sờ sờ ra đó là hai gương mặt quái dị, bốn tròng mắt đen bóng đảo loạn xạ. Quách sư phụ cầm giầy lên ném thẳng vào, chợt thấy hai con vật lông xanh xám nhảy từ mặt bếp lò xuống đất, chui qua khe cửa bên dưới chạy mất. Thì ra là hai con hồ ly trưởng thành vừa trèo lên bếp lò ngồi.
Quách sư phụ xem xét bức tranh ông táo bị giầy ném vào, thấy lưu lại dấu vết, vội vàng xoa bàn tay lau vết giầy đi. Nào ngờ bức tranh đã dán trên tường nhiều năm, giấy đã mủn lắm rồi, ông ta vừa mới xoa một cái, bức tranh rách ra luôn, không còn khả năng khôi phục lại nguyên trạng.
Mấy năm trước, lúc ăn dê thập cẩm ở quán hàng của Trang Bát Bối Nhi, ông ta đã dùng que cời than đâm trúng một con hồ ly con. Rốt cục có phải bọn chúng đến trả thù hay không, thực sự không thể nào truy xét ra được. Nhưng dù thế nào thì thế phong thủy lò bát tiên cũng đã bị phá mất, chỉ sợ không phải là dấu hiệu báo điềm lành. Nhưng bất kể ra sao, ông ta cũng không tài nào đoán trước được, một vật trong “Ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương” rục rịch muốn chui ra.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hà Thần
Thiên Hạ Bá Xướng
Hà Thần - Thiên Hạ Bá Xướng
https://isach.info/story.php?story=ha_than__thien_ha_ba_xuong