Trang chủ
Đăng nhập
Nhật kỳ....
Trợ giúp
Truyện
Truyện Tranh
Sách Nói
Thơ
Lời Nhạc
Sưu Tầm
Chat
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Con Đường Mây Trắng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2: Ngôn Ngữ Sống Động Của Màu Sắc
S
ự chuyển hóa ý thức mà tôi thấy ở đây ( cũng như những lần trở lại Tây Tạng) có một sự tương tự nhất định với sự chuyển hóa mà tôi đã có ở Yi-Gah Tscholing khi đến đó lần đầu; mặc dù lần này có quy mô lớn hơn vì nơi đây tất cả mối liên hệ với thế giới quen thuộc đã bị cắt đứt và ảnh hưởng của các hang động, của không khí loãng, của thời tiết và của điều kiện sống đều tham gia vào sự biến đổi tâm lý đó. Mặt khác, sự chuyển hóa tâm linh không vì những yếu tố vật lý đó mà giảm ý nghĩa. Cả những phép tu du già cũng là một sự phối hợp các yếu tố vật lý, tâm thức và tinh thần, thí dụ tác động của phép làm chủ hơi thở (pranayama) và thái độ của thân cùng với sự tỉnh giác, quán chiếu của tâm, hòa trong sự an tĩnh của cảm xúc nội tại.
Không khí cực loãng có một tác dụng như một số phép luyện hơi thở vì nó buộc ta phải điều chỉnh hơi thở một cách nhất định, nhất là khi phải leo cao hay đi đường xa. Vì thiếu dưỡng khí, nên ta phải hít một khối lượng không khí gấp hai ba lần so với độ cao mặt biển và trái tim cũng phải làm việc nhiều hơn hẳn. Mặt khác, trọng lượng của thân thể giảm đi nên cơ bắp hầu như có thể nhấc bổng nó và khi leo cao ta có cảm giác như chắp cánh. Thế nhưng đây chính là chỗ nguy hiểm vì ta không trực tiếp thấy được tim và phổi đang chịu thiệt. Chỉ khi thấy mình hụt hơi và tim đập loạn xạ, ta mới sực nhớ tự nhủ phải kiểm soát từng cử động của mình. người Tây Tạng thường đi những bước dài chậm rãi và lồng hơi thở của mình trong bước đi. Thế nên việc đi bộ cũng trở thành phép kiểm soát hơi thở, tương tự như phép tu Hatha-Yoga của Ấn Độ, và đều này càng rõ hơn khi mỗi bước đi lồng hơi thở còn kèm theo việc đọc thần chú một cách nhịp nhàng, như người Tây Tạng thường làm. Xuất phát từ kinh nghiệm chính mình, tôi có thể khẳng định rằng điều này mang lại an bình và có tác dụng tăng năng lực rất nhiều.
Kể từ đó, điều làm tôi rõ hơn hẳn là ảnh hưởng to lớn của màu sắc lên tâm thức con người. Không kể sự thưởng ngoạn nghệ thuật về cái đẹp mà màu sắc tạo nên cho ta - điều làm tôi thích họa là để cố giữ lại cái đẹp cũng như trao truyền cho người khác - tôi còn nhận ra một cái gì sâu xa và tinh tế do màu sắc tạo nên, có lẽ nhiều hơn bất cứ yếu tố nào khác trong các chứng thực thiền quán Tây Tạng.
Màu sắc là ngôn ngữ sống động của ánh sáng, của sự bày tỏ một thực tại có ý thức. Ý nghĩa tâm linh của màu sắc xem như biểu tượng và thuộc tính của thực tại cao cấp được nhận biết bằng cách chứng những màu sắc với mức độ khác nhau. Chúng hiện ra thành những màu rực rỡ, thuần khiết và có điều thú vị là một nhà tư tưởng hiện đại và nghiêm túc như Aldous Huxley đã kết luận là màu sắc là “bằng cớ của thực tại”.
Theo tôi thì những sự trừu tượng hóa đầy đủ khái niệm, những biểu hiện và hình dung do suy luận mà thành, tất cả những cái đó đều vô sắc, trong lúc thực tại, dù nó thuộc dạng ấn tượng cảm quan của thế giới ngoại cảnh hay thuộc biểu tượng uyên nguyên của nội tâm trực tiếp thì nó cũng đầy màu sắc. Hơn thế nữa, cái thứ hai (ấn tượng nội tâm) nói như Huxley, “có màu sắc đậm đà hơn hẳn hình ảnh ngoại giới. Thế nhưng ta cứ tìm cách trừu tượng hóa sự vật theo cách dễ hiểu cho ta. Làm như thế, ta chỉ đánh mất tự tính của sự vật. Với kia của tâm thì ít nhiều ta không còn cần đến ngôn ngữ và nó nằm ngoài hệ thống của suy luận khái niệm. Thế thì những cảm thọ hình ảnh của ta mang đầy sự tươi trẻ và cái sung sức trần trụi của ấn tượng, chúng không cần diễn đạt bằng ngôn từ, không cần sự trừu tượng khô cứng. Màu sắc của chúng (đặc trưng của sự vật) tỏa rực bằng một thứ ánh sáng, đối với ta là siêu nhiên, nhưng kỳ thực là hoàn toàn tự nhiên trong nghĩa chúng không bị tri thức hóa qua ngôn ngữ hay qua những hình dung khoa học, triết lý hay thực dụng; mà vì những hình dung đó mà ta cho chúng xuất hiện lại trong thế giới này bằng những hình ảnh mù mờ của nhân thế chúng ta”(16)
Cảnh vật Tây Tạng có rất nhiều cái “sung sức trần trụi” này của hình dạng và màu sắc, nối liền ta với một linh ảnh siêu nhiên hay một giấc mơ tiên tri, giấc mơ này thường ở chỗ sự sáng láng và sinh động của màu sắc. Trong một giấc mơ loại đó, lần đầu tiên tôi thấy màu sắc rực rỡ và thuần tịnh như thế, trong dạng một đỉnh núi trồi lên từ dưới biển xanh ngắt. Lòng tôi tràn ngập niềm vui sướng và tự nghĩ: đây phải chăng là quần đảo thiên đường Nam Hải, nơi tôi đã nghe nhiều. Thế nhưng về sau khi đến những đảo phủ đầy dừa của miền biển nhiệt đới, tôi không còn thấy những màu sắc đã làm mình vui thích đó nữa.
Thế mà tôi lại thấy những màu sắc này tại Tây Tạng và niềm vui sướng khi nhìn thấy màu sắc trở lại với tôi như trong giấc mơ đó. Nhưng tại sao tôi laị thấy đỉnh núi nọ trồi lên từ nước biển xanh ngắt? Câu hỏi này nằm hoài trong trí tôi đến một ngày nọ chúng tôi đến một hẻm núi hẹp và nóng, xung quanh là đá màu vàng vây đầy, qua đó không những ánh sáng còn thêm chói chang mà hơi nóng cũng tăng lên tới mức người ta trong mình ở vùng Sahara chứ không phải ở độ cao 4500m của miền Trung Á. Nóng tới mức mà khi nghỉ trưa tại một con suối nhỏ, tôi đã không cưỡng lại được, cởi hết áo quần xuống tắm và bơi một đoạn trước sự ngạc nhiên của các người Ladakh. Tôi thấy mình hết sức sảng khoái, nhưng không tắm được lâu vì hẻm núi càng lúc càng nóng. Và con suối cũng cạn dần do nó đổ vào một cái hồ cạn màu vàng; nó tỏa ra một màu xanh cực mạnh như được chiếu từ bên trong. Thật là một cảnh quan bất ngờ, trực tiếp, khác từ bên trong. Thật là một cảnh quan bất ngờ, trực tiếp, khác hẳn với những gì đã xảy ra từ trước đến giờ. Tôi kinh ngạc không biết giải thích ra sao. Sợ rằng mình có ảo giác, tôi gọi các người cùng đi:
“Xem kìa, cái gì thế?”.
Tso! Tso! Panggong Tso” họ đồng thanh gọi và ném mũ lên trời vui mừng, hầu như vừa qua được một đỉnh đèo. Thật ra chúng tôi mới tới một Lhasa-tse (tháp đá), đỉnh đèo nào cũng có - nhưng đây là chốn quý báu, nơi mà đại hồ Panggong có thể thấy được đầu tiên. Và chúng tôi cũng lấy đá ném vào chỗ đó, lòng thầm biết ơn có ai đã giúp mình thoát được hẻm núi. Thế nhưng tôi vẫn không tin nơi mắt mình. Không thể được! Nó như một loại nước nào tự sáng, không có trên trần gian.
Không bao lâu sau chúng tôi thoát khỏi hẻm núi đầy sức nóng và trước mắt chúng tôi, hồ trải dài như mặt của loại đá qúi Lapislazuli sắc xanh đã tan chảy; nhìn xa xa thấy như màu xanh đậm nước biển và gần bờ có màu cobalt xanh sáng. Tại các bờ cát trắng sáng, nước lấp lánh màu lục. Những ngọn núi nằm sau làm nền cho cảnh tượng màu sắc khó tin này là một bản hòa ca của những màu vàng óng, đất cháy và đỏ tươi với bóng ngã sắc tím. Đúng đây là cảnh vật sáng rực của giấc mơ xưa, cảnh vật vươn từ một dòng nước xanh đầy ánh nắng lên bầu trời sâu thẳm không gợn mây.
Núi bên trái có hình dạng sắc sảo, phía đối diện lại thoai thoải một dãy, quanh năm tuyết phủ. Chúng chạy song song với các hồ Panggong-Tso và Nyak-Tso, hay hồ này tạo nên một vùng nước gần như liên tục dài hơn 160 km. Ngày xưa hai hồ là một thung lũng dài ngập nước. Về sau vì núi lở, chúng bị chia đôi ra làm hai hồ riêng biệt.
Khi đến trạm dừng dưới chân dãy núi tuyết, cao hơn bờ hồ đôi chút, tôi đã bị mê hoặc bởi màu sắc của hồ và núi và của một nhịp điệu kinh khủng đang lan tỏa nơi đây; đến nỗi quên cả đói và mệt, tôi trở lại ngay chỗ cũ, nơi mà lần đầu tôi chiêm ngưỡng hò và núi tuyết. Thế nên tôi lại đi với giá vẽ, giấy, màu và vài miếng Kulchas(17) đỡ lòng, qua vài cây số để trở lại chỗ tôi đã lưu ý nhưng không dám ngừng lâu vì lúc đó không biết bao lâu mới đến chỗ nghỉ. Tôi làm việc với lòng hứng thú, nên chỉ sau thời gian ngắn mà vẽ được hai ba tấm hình. Mặt khác tôi vẫn nhớ là trễ lắm lúc mặt trời lặn mình phải có mặt tại trại.
Dù thế, chuyến đi ngắn của tôi suýt bị nguy; vì bận về thình lình tôi gặp một dòng nước chảy xiết mà bận đi không có. Khi đi, vì nóng ruột muốn đến, tôi quên không để ý đến nhiều dòng suối cạn nước. Nước tan trên núi đã chảy xuống muốn cắt đường đi của tôi. Vì biết không còn nhiều thời giờ, tôi đành phải lội nước lạnh ngắt và sau khi lội qua hai ba dòng suối mới về tới nơi, gần lả người. Dù bao mệt nhọc, ngày hôm đó tôi rất vui sướng đã tận hưởng được vẻ đẹp và sự trực nhận không thể nào quên về cái hồ này.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Con Đường Mây Trắng
Anagarika Govinda
Con Đường Mây Trắng - Anagarika Govinda
https://isach.info/story.php?story=con_duong_may_trang__anagarika_govinda