Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ăn Cầu Nguyện Yêu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 15
Đ
iều thú vị về lớp học tiếng Ý của tôi là không ai thật sự cần phải có mặt ở đó. Chúng tôi có cả thảy mười hai học viên, thuộc mọi lứa tuổi, từ khắp nơi trên thế giới, và tất cả đều đến Roma với cùng một lý do – học tiếng Ý vì họ cảm thấy thích. Không một ai trong chúng tôi có thể xác định được dù chỉ một lý do cụ thể tại sao mình có mặt ở đây. Không ai có ông chủ nói rằng, “Điều thiết yếu là anh học tiếng Ý để chúng ta tiến hành kinh doanh ở nước ngoài.” Tất cả mọi người, kể cả ông kỹ sư Đức nghiêm trang, đều chia sẻ điều tôi tưởng là động cơ của cá nhân mình: tât cả chúng tôi muốn nói tiếng Ý vì chúng tôi thích cái cách nó làm chúng tôi cảm nhận nó. Một phụ nữ Nga có gương mặt u buồn nói với chúng tôi là bà đãi mình những lớp học tiếng Ý vì “Tôi nghĩ tôi xứng đáng được một cái gì đó đẹp đẽ.” Ông kỹ sư Đức nói, “Tôi muốn tiếng Ý vì tôi thích dolce vita” – một cuộc sống ngọt ngào. (Chỉ có điều, với giọng Đức cứng nhắc của ông, nghe có vẻ như ông nói ông thích một “deutsche vita” – cuộc sống Đức – mà tôi e ông đã có quá nhiều rồi.)
Như tôi khám phá ra trong vài tháng sau đó, quả thực có một số lý do chính đáng khi nói tiếng Ý là ngôn ngữ đẹp một cách quyến rũ nhất trên thế giới và tại sao tôi không phải là người duy nhất nghĩ vậy. Để hiểu tại sao, đầu tiên ta phải hiểu rằng châu Âu đã từng là một nơi hỗn loạn với vô số thổ ngữ bắt nguồn từ tiếng La tinh mà dần dần, qua nhiều thế kỷ, phân hóa thành một số ngôn ngữ riêng biệt – tiếng Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Điều đã diễn ra ở Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là một cuộc tiến hóa tự nhiên: thổ ngữ của thành phố nổi bật nhất dần trở thành ngôn ngữ được cả vùng chấp nhận. Do vậy, cái mà ngày nay chúng ta gọi là tiếng Pháp thật ra là một phiên bản của tiếng Pari thời Trung cổ. Tiếng Bồ Đào Nha thật ra là tiếng Lisbon. Tiếng Tây Ban Nha về cơ bản là tiếng Madrid. Đây là những thắng lợi tư bản chủ nghĩa: thành phố hùng mạnh nhất cuối cùng đã quyết định ngôn ngữ của cả quốc gia.
Ý thì lại khác. Một sự khác biệt then chốt là, trong một thời gian rất dài, Ý thậm chí không phải là một quốc gia. Mãi về sau (năm 1861), Ý mới được thống nhất và cho đến lúc đó vẫn còn là một bán đảo gồm các thành bang trong đó chiến tranh bị các hoàng tử địa phương kiêu hãnh hay các cường quốc châu Âu khác thống trị. Nhiều vùng của Ý thuộc về Pháp, nhiều vùng thuộc về Tây Ban Nha, nhiều vùng khác thuộc về Giáo hội, nhiều vùng thì thuộc về bất kỳ ai có thể chiếm được pháo đài hay cung điện trong đó. Người Ý đã hoặc nhu nhược hoặc hào hiệp với tất cả sự thống trị này. Hầu hết không ưa gì lắm chuyện làm thuộc địa của những người bạn châu Âu, nhưng luôn có một nhóm người thờ ơ nói “Franza or Spagna, purchè se magna”, trong thổ ngữ là “Dù Pháp hay Tây Ban Nha, miễn là ta còn có thể ăn.”
Tất cả sự chia rẽ nội bộ này có nghĩa là Ý đã chưa bao giờ thống nhất theo đúng nghĩa, và tiếng Ý cũng vậy. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi, trong nhiều thế kỷ, người Ý viết và nói bằng những thổ ngữ mà giữa họ với nhau không thể hiểu được. Một nhà khoa học ở Florence khó mà giao tiếp với một nhà thơ ở Sicily hay một thương gia ở Venice (dĩ nhiên là trừ khi bằng tiếng La tinh mà hầu như không được xem là ngôn ngữ quốc gia). Vào thế kỷ mười sáu, một số trí thức Ý đã họp lại và quyết định rằng chuyện này là vô lý. Bán đảo Ý này cần một ngôn ngữ Ý, chí ít là cũng trong hình thức chữ viết, và mọi người đều đồng ý về điều này. Vậy là cuộc họp mặt của các trí thức này tiến hành một điều vô tiền khoáng hậu trong lịch sử châu Âu: họ chọn thổ ngữ đẹp đẽ nhất trong tất cả các thổ ngữ Ý và tôn lên làm tiếng Ý.
Để tìm ra thổ ngữ đẹp đẽ nhất từng được nói ở Ý, họ đã phải trở lui đúng hai trăm năm về Florence thế kỷ mười bốn. Cái mà đại hội này quyết định từ thời điểm đó trở đi sẽ được xem là tiếng Ý hợp thức là ngôn ngữ riêng của nhà thơ xứ Florence Dante Alighieri. Khi Dnate công bố Thần khúc vào năm 1321 mô tả tỉ mỉ hành trình ảo tượng qua Địa Ngục, Tĩnh Ngục và Thiên Đường, ông đã làm choáng váng giới học thức vì đã không viết bằng tiếng La tinh. Ông cảm thấy rằng tiếng La tinh là một ngôn ngữ mục nát của giới thượng lưu và rằng sử dụng nó trong văn xuôi nghiêm trang đã “biến văn học thành một gái điếm” khi biến thể văn kể chuyện phổ thông thành thứ gì đó chỉ có thể mua bằng tiền, nhờ đặc quyền của một nền giáo dục quý tộc. Thay vì vậy, Dante trở về với đường phố, chọn thứ ngôn ngữ Florence đích thực mà cư dân thành phố của ông nói (trong số đó có cả những người đương thời lỗi lạc như Boccaccio và Petrarch) và sử dụng ngôn ngữ đó để kể câu chuyện của mình.
Ông đã viết kiệt tác của mình bằng cái mà ông gọi là dolce stil nuovo, “phong cách mới ngọt ngào” của biệt ngữ, và ông đã đẽo gọt biệt ngữ này ngay khi đang viết nó, cũng đích thân ảnh hưởng đến biệt ngữ này như rồi đây Shakespeare sẽ ảnh hưởng đến tiếng Ahh thời Elizabeth. Chuyện một nhóm nhà trí thức dân tộc rất lâu về sau này ngồi lại và quyết định rằng tiếng Ý của Dante từ đây trở thành ngôn ngữ chính thức của Ý hẳn rất giống như thể một ngày đầu thế kỷ mười chín một nhóm giảng viên Oxford ngồi lại và quyết định là – từ đây trở đi – mọi người ở Anh sẽ nói tiếng Shakespeare thuần khiết. Và điều đó thật sự đã có kết quả.
Vì vậy, tiếng Ý chúng ta nói ngày nay không phải là tiếng Roma hay tiếng Venice (dù đây đã từng là những thành phố quân sự và thương mại hùng mạnh), thậm chí cũng không hoàn toàn thật sự là tiếng Florence. Về cơ bản, đó là tiếng Dante. Không có ngôn ngữ châu Âu nào lại có một nguồn gốc nghệ thuật như thế. Và có lẽ cũng không có ngôn ngữ nào được thụ phong để thể hiện cảm xúc con người một cách hoàn hảo hơn tiếng Ý Florence thế kỷ mười bốn này, vì được một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của văn minh phương Tây tô điểm. Dante đã viết Thần khúc với terza rima, thể thơ ba câu, một chuỗi vần với mỗi vần lặp lại ba lần sau mỗi năm dòng, đem lại cho biệt ngữ Florence duyên dáng của ông cái mà các học giả gọi là “nhịp chảy êm đềm” – một nhịp điệu vẫn còn sống động trong các ngữ điệu nên thơ, líu ríu mà những người lái taxi, những người hàng thịt và những lãnh đạo chính phủ Ý vẫn nói ngày nay. Dòng cuối cùng của Thần khúc, nơi Dante đối mặt với ảo tượng của chính Thượng Đế, là một ẩn ý bất kỳ ai quen thuộc với cái gọi là tiếng Ý hiện đại cũng có thể dễ dàng hiểu được. Dante viết Thượng Đế không đơn thuần chỉ là một ảo tượng ánh sáng huy hoàng lóa mắt mà trên hết, Ngài là l’amor che move il sole e l’altre stelle...
“Tình yêu dịch chuyển mặt trời và các tinh cầu khác”.
Vậy nên thực ra không có gì lạ khi tôi tha thiết muốn học ngôn ngữ này đến vậy.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ăn Cầu Nguyện Yêu
Elizabeth Gilbert
Ăn Cầu Nguyện Yêu - Elizabeth Gilbert
https://isach.info/story.php?story=an_cau_nguyen_yeu__elizabeth_gilbert