Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Quê Hương Ngày Trở Lại
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 14 -
C
hị Vân Giang xách cái giỏ te te đi thẳng xuống chỗ tôi đang ngồi. Chị mặc quần tây mầu đen lửng ngang mắt cá có thêu thùa đằng dưới gấu, áo cộc tay cổ hình trái tim, và khoác ngoài cái áo jean mầu bạc. Tóc chị cắt ngang vai xù lên trông cứ như Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn trong phim Tàu mà tôi đã từng coi. Chắc vì chạy xe ngoài đường, gió thổi làm tóc chị dựng đứng như vậy. Chị Vân Giang là một phụ nữ khá lý tưởng, cao ráo, sang trọng, xinh đẹp và có phần trẻ hơn nhiều so với tuổi thật. Tuy chỉ là hàng xóm láng giềng như tình thân giữa tôi và chị còn hơn ruột thịt. Thấy chị tôi hỏi dồn:
- Làm gì mà lâu xuống vậy má?
- Thì ở nhà đọc xong bài em viết chị mới xuống.
Nói đên đây chị cứ múm mím cười lên:
- Khiếp..! Mày làm gì mà dữ thế em! Chị đọc mắc cười gần chết. Con gái chị nó bảo: "Bà này cho đi gây lộn chắc xui lắm mới huề".
Tôi cũng toét miệng ra cười. Chị Vân Giang lại tiếp;
- Trên đường chạy xe, chị cứ nghĩ đến là cười một mình như bà khùng, nhém tí nữa đụng người ta rồi.
- Ai biểu…trên Thư Viện Việt nam Online nó dám gọi em là cán cái hộ lý. Đụng vào em, là em đập chết không tha.
Hai chị em tôi ngồi bàn loạn đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, rồi lại quay về đề tài trong Thư Viện. Tôi hỏi chị;
- Ông "Mun" (chữ gọi thân mật cho tên Sweetmoonlight) nhà ta làm cái gì bị đập tơi bời trong phòng Nghị Luận Chính Trị vậy bà?
- Ủa em không theo dõi mấy loạt bài trước hả?
- Không. Thời gian đâu mà coi, bài vở cả đống đọc sao xuể.
- Thì lúc nào em rảnh, tìm mấy bài cũ mà đọc lại.
Con tôi đang chơi game trong phòng, thằng nhỏ cháu không còn nghịch đống đồ chơi nữa mà chạy bịch bịch vào trong phòng đứng cạnh xem anh chơi game. Nhớ lời hứa với nó, tôi gọi với vào trong phòng bảo con trai tôi mở nhạc cho em nghe. Tôi và chị Vân Giang ngồi lại ngoài này vừa coi phim vừa nói chuyện phiếm. Phim hết, tụi tôi mới chịu đứng dậy vào phòng ngủ của mình.
Tôi nhắc con tắt game đi ngủ sớm để mai còn đi học. Bên cạnh, thằng cu Tin ngủ gục ghẹo đầu sang một bên, tôi ẵm nó lên giường đặt nằm tử tế, nhưng vì động mạnh thằng nhỏ giật mình ngồi dậy ngơ ngác xong lại nằm xuống ngủ tiếp. Chị Vân Giang mang đồ vào phòng tắm. Tôi dọn dẹp căn phòng và đặt thêm một tấm nệm xuống để có thêm chỗ nằm. Con tôi rỉ tai
- Mẹ ơi! Cho con ngủ ở trên này với mẹ nghen?
- Ừ, ngủ ở đâu cũng được. Mà con trai lớn rồi, sao cứ đòi ngủ với mẹ?
- Con còn nhỏ mà!
Nó cười cười ôm ngang bụng tôi. Tôi gỡ tay nó ra mắng yêu;
- Sao con cứ cản bước mẹ không vậy, để mẹ lồng vỏ gối nào!
Chị Vân Giang đã tắm xong, vắt bộ quần áo hồi nãy lên thành ghế rồi ngoắc thằng lại:
- Con mở kịch "Tấm Cám" bữa hổm cho bác và mẹ coi chút đi con.
Chỉ nghe vậy là thằng nhỏ lao đến máy computer đút cái dĩa VCD hài kịch vô liền. Nó năn nỉ tôi coi hoài mà tôi không thèm để ý đến làm cu cậu chưng hửng, nay được Bác Vân Giang mở lời, cu cậu mừng lắm vì quảng cáo với tôi bao nhiêu lần mà tôi cứ lờ đi. Màn hình hiện lên, tôi nằm xoay ngược đầu lại, kê thêm hai cái gối cho cao và thưởng thức vở hài kịch "Tấm Cám thời hiện đại" do diễn viên người Bắc đóng. Chị Vân Giang ngồi dựa lưng vào bức tường chăm chú theo dõi lên màn ảnh nhỏ. Mở đầu vở hài kịch là tiếng nhạc vang lên sân khấu được dàn dựng khá đơn giản, rồi từ sau một cô gái từ phía sau sân khấu bước ra, vừa đi, vừa múa, vừa nói:
"Em là cô Tấm làng Mai, Một sương hai nắng sớm mai chuyên cần Đồng xa cho tới đồng gần, Mò cua bắt ốc nuôi thân qua ngày…"
Cô mặc áo tứ thân mầu nâu sậm, bên trong là cái yếm đào đỏ thắm đính kim tuyến sáng lóng lánh. Giọng bắc kỳ nheo nhéo, và bàn tay múa thật dẻo. Cô diễn tả thêm một vài động tác nữa rồi từ giã khàn giả đi vào trong bằng câu nói: "Thôi em phải ra đồng cho sớm lát nữa về còn giúp việc cho Dì. Thôi em đi dây kẻo Dì em lại gọi…"
Chị Vân Giang hứ lên một câu:
- Cô Tấm gì mà diện thế!
Cô vừa đi khuất thì bên trong vọng ra một giọng đàn ông giả gái gọi eo éo:
"Tấm ơi… ơ tấm à..! Con tấm đâu rồi… Con tấm đâu?…
Tấm ơi, tấm à…dậy đi con… bốn năm giờ sáng rồi, bảnh mắt…rồi, gà đã gáy từ hôm qua rồi đấy!
Ô hay… dậy đi con ạ… con dậy thì khẽ mồm cho em Cám ngủ. Khổ thân con bé tối hôm qua đi học vi tính với bốn năm đứa bạn giai mà mãi tận 3 giờ sáng mới về…Thương quá cơ!
Một mụ già cũng mặc áo tứ thân màu đen, đội khăn mỏ quạ màu đen, mặt mày dữ tợn, điểm thêm một cái nốt ruồi bự chảng ngay bên má đúng tông mụ Dì Ghẻ xuất hiện, tự giới thiệu mình với khán giả: " Ấy thưa bà con, em là cứ chuyện bé ém xé ra to, chuyện nhỏ em xay cho nó ra cám… Nên bà con ở làng này gọi em là con mụ Cám đấy ạ!" rồi mụ cười hí hí tiếp tục: "Em nằm lắm thì mỏi lưng…làm lắm thì mỏi tay..mà chửi nhau lắm thì mỏi mồm..hí hí…Nói bà con đừng cười chứ hôm nào không đánh đập chửi bới con Tấm vài trận thì em thấy chân tay bứt dứt và bồn chồn khó chịu lắm ạ…
Tới khúc này tôi và chị Vân Giang cười rộ lên, cười chẩy cả nước mắt, cứ khúc khích cười mãi… Người đóng vai mụ dì ghẻ lại tiếp: "Con tấm đâu rồi nhỉ…Con Tấm đâu..!". Tiếng cô Tấm "dạ thưa dì con đây!" phía tuốt sau. Mụ dì ghẻ chì chiết: "Mang cái dạ về đây…! Cô có biết là tôi gọi cô từ nửa đêm rồi không?". Cô Tấm nhìn bà lấm lét sợ sệt:" dạ thưa dì, con mải xúc nốt mẻ tép..vả lại con bắt được con bống xinh xinh…" Mụ nghe vậy vội hét lên:
" Thôi vứt con bống ấy đi…Thì ra cô vẫn còn thù hằn mẹ con tôi vì chuyện con bống đến tận bây giờ hả? Chẳng qua vì em Cám phải đi đêm về hôm, người cứ mệt lả đi như bị xẩy thai, tôi phải bắt con bống lên làm một bữa lẩu cho nó bồi dưỡng. Vậy mà cô thù hằn mẹ con tôi quá!" Bà ngoắc cô lại gần: " Giờ nghe tôi dặn đây. Chốc nữa tôi có việc lên phố chẳng may có lão dê già góa vợ bên gốc đê…(ôi thôi chết quên) có cái lão bán nước ở đầu dốc nó đến tỏ tình với dì…(khổ quá lại quên ) nó đến để bàn công việc thì…thì cô mô bai cho tôi về Cô nhớ chửa!" và bà te te đi về phía sau sân khấu nhưng chợ nhớ ra điều gì, bà quay ngoắt lại, gọi Tấm: "à con ơi ối giời có cái này nữa dì lại quên, có hai gói mì chính (bột Ngọt) dì lỡ tay trộn chung với nhau, giờ con chịu khó nhặt cánh to con để sang một bên, cánh nhỏ con bỏ ra một góc, cái loại Arinomoto nó khác hẳn Miwon…Tôi về mà chưa xong là không được đâu! Dì nói lắm dì mang tiếng ác! Thôi bà đi đây, bà đi wánh mấy…con đề đây…!"
Vừa nói mặt bà vừa nghếch lên diễn tả điệu bộ làm tôi không nhịn được cứ khúc khích cười mãi.
Tôi quay qua khều thằng con:
- Dĩa này của ai vậy con?
- Của Bi đó mẹ. Con mượn của Bi.
- Ngoài Huỳnh Thúc Kháng còn bán dĩa này không hén? Mai chạy ra đó mua cho mẹ dĩa này đặng mẹ mang qua Nhật lâu lâu buồn coi chơi.
- Dạ!
Trên ti vi, vẫn vang lên lanh lảnh tiếng cô Tấm:
"Các anh các chị ơi, em mồ côi thủa lên năm lên bẩy, em biết dệt lụa nuôi tằm từ thủa mười một mười hai, vất vả quanh năm từ mờ sáng đến canh dài. Em tủi phận vì thương cha mất sớm. Nhưng các anh các chị ạ, em nào có lười biếng chi đâu..nhưng…dì ghẻ con chồng có thương nhau bao giờ…
Bỗng đâu xuất hiện một cô gái khác mặc áo tứ thân mầu hồng, tóc vấn đuôi gà bước bịch bịch ra sân khấu, tay chống nạch hách dịch lên tiếng:
- Cái gì đấy…đang nguyền rủa gì mẹ con tôi đấy…? đang than thân trách phận gì đấy hả con kia?
cô Tấm vội vàng đon đả:
- Kìa Cám..em đã dậy rồi hả, để chị ra phố mua cho em bát phở cho em ăn nhá.
- Thôi…thế phở không gì? không nghe người ta ướp xác chết vào bánh phở kia à…
- Thế chị biết em thèm ăn cái gì bây giờ…
- Thôi được, lát tôi có việc lên phố chị đi theo hộ tống xách giỏ cho tôi, nhân thể tạt qua cửa hàng rét tô ran tôi đãi chị món đỉa xào cóc…
- Món đấy làm sao mà ăn được…
- Sao mà không ăn được, cóc nhái quê mình người ta bắt tất đưa vào các tiệm cao lâu. Cứ đà này đỉa, vắt, sâu róm, bọ ngựa, giun đất sắp thành đặc sản rồi chị ơi.
- Em ơi nhưng mà chị bận lắm, mà dì còn dặn là nếu có ông cụ ở ngoài đê đến gọi thì phải mô bai cho dì về gấp.
- Thôi, mặc xác cái con mụ vừa già vừa xấu lại còn ngu.
- Sao em lại nói vậy, dì lúc nào cũng khen em ngoan, khen em đẹp, khen em giống dì như đúc.
- khen ngoan,
- ừ,
- Khen đẹp,
- ừ,
- Lại bảo giống Mụ…không dám đâu. Mụ trông như là yêu tinh như là một quả ô mai xấu nằm tận cuối lọ rồi. Tôi xinh đẹp long lanh như thế này lại cũng là con cá sấu à…hic hic…
- Không nhưng em của chị thông minh và sắc sảo lắm.
- Chứ gì nữa, đến mấy anh xe ôm làng bên còn biết nói như vậy…Cho nên chuyến này quyết định lên thành phố để dự thi người đẹp.
- Em ơi, không lên thành phố được đâu. Lên thành phố là phải có trình độ, phải có ngoại ngữ, phải có vi tính.
- Chị đừng lo, vi tính chẳng bằng vi tiền, ngoại ngữ chẳng bằng ngoại hình. Thôi dẹp tất cả để ta đi nào…đi lên hội nào
Bây giờ vở hài kịch đã chuyển sang hồi khác. Tấm và Cám đang đứng trước trung tâm thi sắc đẹp:
" Ối giời ơi đẹp quá! thành phố đèn hoa lộng lấy nom khác xa hẳn cách đây ba năm cái lúc xưa mình còn làm ca ve gái nhẩy tại nhà hàng.
Trung tâm cuộc thi người đẹp…này, có phải chỗ này không?
- Đúng rồi đẹp quá chị ơi. Ra phố mua ngay cái gì về cho em ăn tạm để chuẩn bị vào thi cử nhá.
- Thế này nhá, em ở đây, chị ra phố mua cho em một gói xôi đỗ đen.
- Thôi…thi cử đến nơi cho người ta ăn xôi đỗ đen hả đồ ngu.
- Chị quên, thế thì chị mua cho em gói xôi lạc nhá.
- Thế để tí trả lời ứng xử lạc đề hết à…!
- À thôi thì mấy quả chuối vậy.
- Thôi xéo đi, cút đi đồ con lợn,nó định cho mình trượt vỏ chuối đây mà. Con này nó xỏ mình… con Tấm, về phải cho con này một trận. Trời ơi tức quá, sáng chả được ăn uống gì thi cử thế nào đây… tao về tao bẩm với dì cho mày một trận đấy đồ con lợn…mà thôi…cũng may..may quá các bác ạ, không chừng con Tấm nó ở đây lại hỏng hết tất cả…ban giám khảo biết em thay tên đổi họ, thi cử gian lận nhiều lần thì chết. Ối giờ ơi may quá! Em sợ quá, em lo quá…em hãi quá…em hồi hộp em…run…à mà phải rồi ra mua ngay một liều thuốc Fucaca về uống cho đỡ run…
Vở hài kịch càng ngày càng hấp dẫn, tôi buồn ngủ mà cứ phải nhướng mắt lên coi. Tiếng cô Cám trả lời ban giám khảo cứ leo lẻo bằng những ngôn từ cười ra nước mắt:
- Mời thí sinh thứ nhất chị Võ Thị Hợi bán thịt lợn ở chợ Cóc.
- Dạ có Hợi đây ạ, em tới ngay ạ…em chào các bác em chào ban giám khảo..(bí mật đừng gọi em là Cám, em cảm ơn )
-Đề nghị chị bỏ khăn che mặt ra.
- Dạ bác cứ cho em che một tí cho đỡ thẹn
- Cô cho biết vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình như thế nào?
- Ối giời… nghĩ đến làm gì cho nó oải người ra hả bác?
- Sao?
- Chồng người ta thì đảm đang tháo vát, chồng mình thì vừa dại vừa đần vừa dốt vừa rát…chỉ chỉ loanh quanh ăn bám sau váy em thôi. Vất vả lắm bác ạ. Nhưng ở chợ chẳng ai bắt nạt được em. Nếu cần chửi nhau thì em lên bổng xuống trầm cứ như là ca sĩ
- Ấy.
- Em…cho cả lò nhà nó xơi đủ thứ trên đời. Còn đánh nhau đứa nào cũng hãi phải ráp la cà với em. Họ cứ bảo tài đức em trọn vẹn và văn võ em song toàn bác ạ.
- Thế cô Hợi có năng khiếu gì không?
- Em làm thơ đấy bác ạ.
- Làm thơ à?
- Những lúc ngồi ế hàng ngáp ruồi ở chợ, em làm thơ…Bạn bè bảo thơ em buồn hơn thơ Hàn Mặc Tử và bâng khuâng như thơ của Xuân Diệu…bác để em đọc bác nghe bài thơ buồn.
- Ờ, cô đọc đi:
Cô nói mà mắt cô lúng liếng, tay chân ngúng ngoáy và cô bắt đầu đọc thơ:
- Buồn ơi, buồn hỡi, buồn hời..buồn hơi buồn hỡi buồn hời buồn chi.Buồn chi buồn chĩ buồn chì buồn chi.. Buồn…"
Bất ngờ giọng cô MC la lên: "
- Thôi…cái này đâu phải là thơ mà chỉ là buồn "trĩ".
Cô Cám lại tiếp:
- Thế thì bác để em đọc một bài thơ vui bác nghe vậy!"
- "Thôi! thôi không thơ vui thơ viếc gì nữa đề nghị cô cho biết sở thích của cô?
- Sở thích..thì em mê nhất sóc đĩa, tổ tôm.
- Hả…bây giờ cô cho biết thế nào là người phụ nữ thời mở cửa?
- Ối giời bác ơi…em rất chi là nhiều "bức xúc" bởi vì nhiều oan ức nên tức tối dồn lén trong em.
- Sao? cô bị dồn nén lắm hả?
- Vâng. ngày xưa nghèo túng thì còn thương yêu nhau. bây giờ nó coi mình không bằng con ở, nó thượng cẳng chân nó hạ cẳng tay, nó làm cho em quanh năm cứ chửa đẻ lạo hút. Ba năm nay em cứ lang thang bệnh viện phụ sản Từ Dũ mà mệt rũ cả người bác ạ…
Tôi và cả nhà cứ rú lên cười như một lũ điên, nước mắt nước mũi chảy dàn dụa. Tiếng đối thoại vẫn cứ tiếp tục vang lên đều đều:
- Sao? thế nó còn nói thế nào nữa?
- Bác ơi, nó chửi em
- Nó chửi như thế nào?
- Nó dủa em
- Nó dủa sao?
- Nó ngọng líu ngọng lô nó bảo em là: "Ăn thì nắm, nàm thì nười, mặt núc nào cũng nầm nầm nì nì, động nói là nườm nom giống con mẹ như nột "
- Hả…
- Nốc một núc hết năm nạng thịt nợn nuộc thể nào cũng có ngày ho nao.
- Thế cơ à?
- Đi xe thì nạnh nách lắt néo hỏng hết cả nốp níp (nốp níp là vỏ xe và bạc đạn )
- Ôi rồi ơi…thế kia à?
- Mặt mũi thì nọ nem tính tình hay cọc nom giống con nợn nòi. Bác ơi bây giờ nó già, nó rụng hết răng nó vẫn còn chửi em.
- Chửi thế nào nữa?
- Nó bảo em là: "Phánh phày phệt phứt phả phơi phiên phư phệt phỏ phẹ "
- Thế là nghĩa là thế nào?
- Này bác ơi…câu này em không dám dịch đâu bởi nó không có tính văn học.
- Thôi đề nghị cô biểu diễn phần tài năng.
- Có ngay, em báo cáo bác, suốt ngày ngồi ở mẹt thịt lợn em có bảo bối này.
Cô Cám vén ngay cái áo tứ thân lên rút ra một con dao bầu loại chặt thịt dứ dứ trước mặt cô MC và khán giả làm cô MC khiếp vía lùi lại phía sauhỏi: "Cái gì đấy?" Cô Cám trả lới tỉnh queo: dao bầu chọc tiết lợn và quay lại nói với MC:
- "Dạ thưa bác, em là người dân tộc Kinh hẳn hoi. Mà tổ cha bọn ngoài chợ nó bảo em là dân tộc Dao". Chẳng dấu gì bác nhà em có môn võ bí truyền để em đi một đường cho bác coi,
Nói rồi cô lại vén áo tứ thân lòi nguyên bắp chân voi, hở cả đôi giầy bốt, lấy con dao liếc qua liếc lại vào bắp chân mình cho bén mới khiếp kinh. Rồi cô vung dao múa loạn xạ làm MC phải hét lên:
- Ban giám khảo đâu? sao lại để thí sinh mang vũ khí vào phòng thi?
- Ơ hay bác này, dao chọc tiết mà bác bảo là vũ khí à?
Và cuối cùng cô bị đuổi ra ngoài không cho dự thi tiếp. Còn thêm một thí sinh nữa dự thi nhưng tới 60 tuổi… và những tràng cười bất tận…
Chị Vân giang bảo với tôi: "Mày cũng không thua kém gì cái con mụ Cám này đâu nghe Hân!"
Tôi chỉ biết nhe răng ra cười. Dĩa hài còn thêm một vài kịch ngắn nữa do Hoài Linh và Hồng Vân diễn nhưng tôi không thích mấy,̀ Hoài Linh về Việt Nam diễn vô duyên thấy mồ. Tôi thích Hoài Linh diễn hài trong băng của Vân Sơn hơn nhiều, dí dỏm và có duyên hết sức.
Cái VCD này đã cũ, chiếu được một đoạn là tắc tị. Chị Vân Giang kêu thằng nhỏ mở lại "Tấm Cám" cho chị coi, còn tôi thì buồn ngủ quá coi ké thêm được tí xíu là khò mất tiêu.
Ngày hôm sau tỉnh giấc, trời đã sáng bảnh từ lúc nào. Nhìn qua bên cạnh, thằng con trai tôi đang còn say giấc nồng, ôm cái gối dài thượt, mồm há hốc, bên khoé miệng còn đọng lại dòng nước dãi đã khô thành một vệt nhờ nhờ. Ngó lên đồng hồ, hơn 7 rưỡi. Tôi giật mình đánh thức con dậy:
- Dậy! Dậy đi con. Chết rồi, trễ học rồi!
Thằng bé chồm dậy ngơ ngác, rồi sực hiểu ra sự việc, nó gạt tay tôi nằm xuống, giọng ngái ngủ:
- Trời ơi…! Hôm nay là thứ bẩy mà mẹ.
- Ừ hén, mẹ quên, chẳng nhớ gì ngày tháng cả.
Nằm nướng thêm một lúc nữa tôi cũng lồm cồm bò dậy, bước qua người thằng nhỏ xuống khỏi giường. Chị Vân Giang thức dậy từ hồi nào không còn ở trong phòng, tấm nệm đã được dựng lên gọn gàng. Tôi mở cửa đi xuống phía nhà bếp, thấy chị Vân Giang đang ngồi nói chuyện với em dâu tôi. Tôi vươn vai ngáp ngắn ngáp dài, vặn mình kêu răng rắc. Nhìn thấy tôi như vậy, chị Vân giang hỏi:
- Mày làm cái gì vậy Hân?
Tôi vừa vặn vẹo vừa trả lời;
- Sáng nào ngủ dậy, em cũng nhúc mình nhức mẩy quá!
- Tuổi già nó vậy đó mẹ!
Tội giật mình quay lại, thằng nhóc con đứng lù lù phía sau lưng, tóc bù xù che gần hết cả gương mặt vốn đã nhỏ thó, hai mắt còn đang đổ ghèn nheo lại vì chói ánh sáng.
- Đi rửa mặt đánh răng đi! Chỉ được cái nói leo là giỏi.
Nó cười nhe nhởn đi ngang qua mặt bác Vân Giang và tôi xuống dưới nhà vệ sinh, và đóng cửa cái rầm. Tôi quay qua hỏi chị Giang:
- Chị ăn sáng chưa?
- Chưa. Ở đây có cái gì ăn không?
- Thiếu gì đồ ăn ở bên dưới lầu, có cơm tấm nè, bún riêu nè, bột chiên nè, bánh mì ốp la nè, hủ tiếu nè, cả phở nữa… Thứ gì cũng có.
Tôi hất hàm hỏi thằng nhỏ đang đi tới:
- Con ăn gì? Mẹ kêu luôn.
- Con chưa ăn đâu mẹ. Mới ngủ dậy mà, tí con đói con tự kêu.
- Vậy cũng được.
Tôi đi xuống dưới lầu kêu một dĩa cơm tấm và một tô bún riêu. Cơm tấm ở đây khá ngon, miếng sườn cốt lết nướng vàng rụm bên trên trông dĩa cơm thật hấp dẫn. Nhưng tôi vẫn thấy ngài ngại về vấn đề vệ sinh của quán cơm vỉa hè, rửa chén dĩa chỉ có mỗi sô nước, ngoắng ngoắng vài cái rồi đưa lên lau khô để đó chút xới cơm bán cho người khác, trông bẩn bẩn làm tôi sợ. Kêu xong tôi đi lên trên nhà, tí xíu nữa sẽ có người bưng lên cho mình. Ngang qua phòng thấy con tôi đáng chúi đầu vào màn hình chơi game, hai ngón tay trỏ nhấp nhấp, vẻ mặt căng thẳng, người nghiêng bên này lúc nghiêng bên nọ theo hình ảnh mấy con rô bốt đang bắn loạn xà ngầu, trông thật tức cười:
- Này…! Mới banh mắt ra là chơi game rồi. Tôi cho máy vào tủ khóa bây giờ đấy.
- Thôi mà mẹ…Cho con chơi chút đi. Mẹ cứ bắt con học hoài…
- Con không chịu học hành, rồi sao mẹ đưa con đi nước ngoài được? Lười như con sang bên đó thành mù chữ thì chết!
Tôi buồn bực đi ra phía sau bếp. Chị Vân Giang cất tiếng;
- Mẹ con mày mới sáng ra đã cãi nhau chí choé rồi!
- Bực mình cái thằng này quá chị ơi. Nó không chịu học hành gì hết, tối ngày điện tử không à, sảnh mắt ra một cái là ôm lấy cái máy. Nói không nghe. Chẳng lẽ lâu lâu về thăm con lại cứ lôi ra wính hoài.
- Thì em phân tích cho nó biết, nó còn nhỏ mà, thằng nào không ham chơi.
- Thì cũng nói hoài đó chứ. Nói nhỏ nhẹ nó cũng không nghe, hăm dọa nó cũng không sợ, càng ngày càng lì cái mặt ra. Bực mình gần chết. Không có em nó còn biết sợ Dì nó chứ mà cứ có mặt em về, nó chẳng coi ai ra gì. Đi họp phụ huynh, cô giáo bảo trong lớp nó không chú ý nghe giảng, chỉ thích nhìn trời nhìn đất nhìn mây, và ngong ngóng đến giờ ra chơi…Chẳng biết nó giống ai nữa?
Tôi thở dài, nhắm mắt ngả lưng vào thành ghế, rồi bật dậy ghé sát tai chị Vân Giang nói nhỏ:
- Chắc nó giống em quá, hồi nhỏ em cũng là chúa lười học. Nhưng mà đâu có dám nói ra, sợ nó nghe được là ảnh lý sự liền "thì con giống mẹ đó!"
Nghe đến đây, tôi và chị Vân Giang phá lên cười. Vừa lúc ấy, tiếng chuông cửa vang lên, tôi gọi với ra "Cửa không khóa, vô đi". Cửa mở, thằng bé bưng một cái mâm bước vào, tôi vẫy nó bưng xuống chỗ tôi.
Chị Vân Giang ăn cơm tấm, còn tôi ăn bún riêu. Tô bún riêu nóng hổi đỏ quạch mầu, bên trên có miếng đậu hũ chiên và thêm hai miếng huyết. Bún riêu của chị người Hoa nấu, ngọt lừ đường, lại tanh tanh mùi mắm tôm. Tôi húp miếng nước rồi bỏ. Thực ra tôi cũng không đói mấy, lâu lắm rồi tôi bỏ ăn sáng, chỉ ăn một ngày hai bữa, trưa và tối. Chị Vân Giang thấy tôi bỏ tô bún riêu liền nói:
- Em khảnh ăn như vậy hèn gì ốm như ma cây!
- Không phải là em khảnh ăn… mà vì em ăn không thấy ngon miệng. Hồi trước ở đây ăn tạp cái gì cũng chẳng sao. Nhưng bây giờ bụng yếu lắm ăn bậy bạ ngoài đường về là đau bụng chết. Lần trước, thèm ăn lẩu mắm, Chị Nguyễn với anh Tâm dắt lên tuốt trên đường Huỳnnh Văn Bánh, cái quán gì trong hẻm sâu sâu ấy, cũng nổi tiếng lắm. Hồi còn ở đây em lên đó ăn nhiều lần rồi. Ăn xong, tối đó về, khoảng 2, 3 giờ sáng gì đó bụng đau quặn, em lấy dầu xức mà không ăn thua. Sau đó chịu không nổi phải lao ngay xuống nhà cầu, trên thì ói mửa, dưới thì té re, bụng đau từng cơn như thắt ruột gan lại, mặt xám ngoét, mồ hôi tứa ra như tắm không la nổi. Bữa đó tưởng đứt bóng từ bi rồi chớ.
Kể tới đó tôi ngưng lại cười khực khực…Rồi tiếp tục:
- Sáng hôm sau, em gọi điện thoại cho chị Nguyễn lẫn anh Tâm hỏi xem hai người có bị sao không. Nhưng cả hai đều bình an vô sự. Thế là em biết em bị ngộ độc thức ăn. Chẳng hiểu những người khác thì sao chứ chồng em mỗi lần đi Việt Nam về là anh lâm râm bụng cả tuần lễ chưa hết. Anh bảo thức ăn bên Việt Nam có nhiều chất độc anh không quen bụng nên bị vậy. Hồi xưa em còn hay mua đồ ăn khô sang Nhật chứ bây giờ thì khỏi, bên có một mình ăn bao nhiêu đâu mà mang đi cho mệt.
- Chị thấy lần nào em qua Nhật cũng mang một cái vali bự chảng, vậy chứ mày đựng cái gì trong đấy?
- Trái cây. Xoài không à chị. Má chồng em mê mỗi Xoài của Việt Nam, ngoài ra bà không cần gì hết.
- Ủa nước Nhật cho mang trái cây vào hả.
- Không, cấm toàn bộ, nhưng mà mình dấu. Họ xét thấy là bị hủy tại chỗ liền. Em hên chưa bị lần nào. Chị biết không mỗi lần qua cửa thuế quan, em đều làm bộ giả ngơ không biết tiếng Nhật, họ hỏi gì em cũng ớ ớ… Thấy em như con ngố Tàu họ khua tay đuổi đi cho rồi.
- Mình vào mở máy điện toán vô Thư Viện Việt Nam coi "thằng khỉ đột" có viết gì không đi?
Tôi và chị cùng đứng dậy vô trong phòng để máy điện toán. Thằng nhóc con nhìn thấy tôi tắt vội ti vi làm bộ nằm lăn ra giường giả ngủ. Tôi làm lơ cho nó đóng kịch. Nhấn nút khởi động máy điện toán, nối máy với mạng internet và bỏ đó cho chị Vân Giang muốn làm gì thì làm. Tôi đi ra ngoài lấy đồ trong máy giặt mang ra phơi cho khô. Xong công việc tôi trở vào ngồi kế bên chị, đọc ké những gì chị viết trả lời trong phòng chính trị chính em… Thấy chị viết khá tỉ mỉ, phân tích này nọ… tôi đâm ra mắc mệt chõ miệng vào:
- Ôi..! Hơi sức đâu chị nói lời tử tế với cái thằng "đầu bò" này cho mệt. Gặp em là em cứ đốp, cứ chát…cho nó tởn, nó tử tế mình dùng lời tử tế, nó cà chớn thì mình cà chớn lại. "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Không việc gì phải nhân nhượng.
Tuy miệng nói vậy nhưng vẫn để tùy chị muốn viết gì thì viết. Tôi đứng dậy đi ra ngoài leo lên trên gác, tìm hộp chứa giấy tờ quan trọng của gia đình lục xục kiếm giấy khai sanh thằng nhỏ để bổ túc vào hồ sơ sáng thứ hai mang lên Nguyễn Du làm giấy hộ chiếu cho con tôi, đặng hè tới đưa cháu qua Nhật thăm bố. Từ trong đống hồ sơ đó bỗng rơi ra một phong bì màu xanh xám đã ố mầu…Thư không đề tên người gửi, chỉ vỏn vẹn vài hàng chữ tên và địa chỉ người nhận là tôi. Tò mò, tôi cầm bao thư lên nhìn kỹ nét chữ… tôi chợt nhận ra lá thư này là của ai… Tôi tần ngần móc cái ruột thư ra đọc lại:
Washington DC ngày…tháng…
Hân thương,
Anh về đây đã được gần một tuần lễ. Quá bận rộn với công việc anh đã không viết thơ cho em được. Hân biết không, hôm anh đi về miền Tây, họ nói với anh chỉ hai ngày nhưng rồi đến mãi sáng ngày 26 tháng 3 anh mới về đến Sài Gòn. Về đến nhà anh vội vàng tắm rửa ra phi trường đi Thái Lan.
Khi tới miền Tây, tụi anh dùng xe hơi của một anh giám đốc ở Sài Gòn, tới Châu Đốc xe bị hư hộp số, tụi anh bị kẹt lại đấy gần một ngày rưỡi để sửa xe. Ở trong khách sạn, anh muốn gọi về cho em thì cuốn sổ ghi địa chỉ điện và số điện thoại cuả em và tất cả mọi người đã biến đâu mất. Anh cũng không nhớ là mất ở đâu, và mất khi nào. Bây giờ anh chỉ còn nhớ được địa chỉ của em (chẳng biết có đúng không nữa. Anh hy vọng không sai để thơ này có thể đến được tay em)
Khi ở Thái Lan được 2 ngày, anh bị gọi về Mỹ gấp, nên anh phải bay về đây, tất cả đồ đạc của anh vẫn còn bị kẹt lại Việt Nam. Hân nhớ viết thư cho anh nhé, viết về địa chỉ dưới đây:
P. O. Box…
Vienna, VA…
USA.
P/s; Anh nhớ Sài Gòn thật nhiều, hy vọng anh sẽ quay về một ngày gần đây. Nhận được thư này nhớ viết cho anh ngay nhé, cho anh cả số phone của em. Kỳ này anh hứa sẽ không làm mất nữa đâu, không giận anh chứ?
Anh.
T D.
Đọc lại lá thư, tôi bỗng thẫn thờ ngồi bệt xuống nền ván, nhìn vào cõi hư vô. Lá thư đã cũ mèn, màu mực cũng mờ dần theo thời gian. Vậy mà tôi vẫn cứ tưởng như chỉ vừa mới hôm qua thôi…
Kỷ niệm xưa bỗng ào tới, tôi như thấy anh vẫn đang còn ngồi bên tôi trên bãi biển Nha Trang ngắm hoàng hôn hôm nào. Gió biển lồng lộng, sóng từng đợt nhấp nhô đùa trên bãi cát. Mặt trời như cái mâm đỏ rực phía chân mây, những rặng núi xa xa một mầu xanh mờ ảo, ẩn hiện sau những tảng mây trắng bay lững lờ. Hoàng hôn trên bãi biển Nha Trang thật tuyệt đẹp. Và nó còn tuyệt đẹp hơn nữa bởi vì tôi đang được ở bên anh, được tận hưởng vị ngọt của tình yêu mà anh dành trọn cho tôi…
Tụi tôi tình cờ quen biết nhau trên một chuyến xe lửa ra Nha Trang vào một dịp tết Nguyên Đán. Anh là người Việt định cư tại Mỹ từ những năm 1975, và đây là lần đầu tiên anh trở lại thăm quê nhà. Anh người gốc Bắc nhưng sinh ra và lớn lên ở Nha Trang. Lúc Sài Gòn thất thủ, anh đang học tại đó và tuôn theo dòng người di tản, anh trôi dạt sang tận Mỹ.
Lúc đầu tôi không để ý gì tới anh bởi tôi không phải là người thích bắt chuyện làm quen trên tàu xe. Anh, tôi và chị Vân Giang ngồi chung một toa. Anh tâm sự với chị Vân Giang cởi mở hơn, còn tôi thì chỉ bắc ghế ngồi ngó ra bên ngoài cửa sổ, lơ đãng nhìn rừng núi đen thùi như con ngáo ộp. Và lắng nghe tiếng gió hú rợn người khi tàu đang lao vùn vụt với tốc độ khá nhanh giữa chốn đống không mông quạnh. Qua câu chuyện giữa hai người mà tôi loáng thoáng nghe được, thì hình như chị Vân Giang và anh có mối liên hệ thân quen gì đó từ trước.
Đêm đã khuya, tụi tôi chia tay nhau ai nấy lên giường của mình để ngủ. Căn phòng nhỏ được chia làm đôi, mỗi bên đặt ba giường xếp chồng lên nhau. Tôi ở tầng thứ hai, chị Giang ở tầng cao nhất còn bên dưới là một bác khá lớn tuổi. Chị Vân Giang nằm bên trên nói vọng xuống: "Bác ơi! Lỡ tối nay giường sập, chị em cháu có đè lên bác thì bác cũng thông cảm nhé.". Bác cười khà khà trả lời lại; "Không sao đâu, giường này chắc lắm, sập sao đươc.". Anh ở phía đối diện với bên tôi, và anh cũng được ưu tiên tuốt trên tầng ba.
Khoảng hơn 4 giờ sáng, tôi đang ngủ ngon lành thì bị nhân viên tàu đánh thức dậy, đồng thời đèn bật sáng chói. Tất cả mọi người đều lồm cồm bò dậy. Tàu xắp sửa vào ga Nha Trang. Nhân viên đang đi thâu lại hết những tấm mền mà tối hôm qua phát cho hành khách đắp cho đỡ lạnh. Trước khi tàu dừng bánh, họ phải thâu lại hết phòng trường hợp có người tham lam xếp gọn, bỏ vào giỏ xách về nhà (hay nói đúng hơn là ăn cắp mang về nhà xài), ở Việt Nam gặp trường hợp này nhiều lắm. Đây là một vấn đề đáng xấu hổ.
Tàu dừng lại, tôi và chị Vân Giang xách hành lý theo dòng người xuống sân ga. Trời vẫn còn tối mịt, tiếng gọi nhau í ới. Tụi tôi đứng lớ ngớ chẳng biết đường nào mà đi. Mấy gã xe ôm, xích lô nhào tới xung quanh mời chào vồn vã. Để chị Vân Giang trả giá, tôi đứng bên cạnh giữ khư khư bọc hành lý của mình. Khách sạn thì tụi tôi đã đặt trước. Ông xếp và mấy người trong công ty đã ra ở tại đó từ mấy bữa nay đi học lặn. Tụi tôi thuê một chiếc xe xích lô chở hai chị em về khách sạn Thắng Lợi. Đường vắng ngoe, không nhìn thấy mặt người. Cậu xích lô đạp đi theo ánh đèn nhỏ xíu phía trước, chị em tôi ngồi ngất ngưởng bên trên, gió từ biển thổi vào lạnh buốt. Từ ga về khách sạn cũng hết gần hai chục phút. Đến nơi tôi mới thở phào nhẹ nhỏm. Hú hồn! May mà gặp người đàng hoàng chứ nếu gặp phải thứ côn đồ chở đến chỗ vắng trấn lột hết tiền bạc thì có mà trắng mắt.
Làm thủ tục mướn phòng và lên nhận phòng thì trời cũng đã sáng rõ mặt. Tôi gọi điện thoại lên phòng cho xếp, ông đã thức thức lúc nào đang chuẩn bị đi lặn. Ông dặn tôi chiều khoảng 6 giờ ông về sẽ cùng mọi người đi ăn tối, và kêu tôi cứ việc đi thăm viếng Nha Trang thoải mái. Nhưng đúng 6 giờ phải có mặt. Tôi yên tâm leo lên giường ngủ một giấc.
Tôi ngủ như chết chẳng hay biết gì mãi cho đến lúc chỉ vân Giang lay tôi dậy;
- Dậy đi em, dậy đi. Con gái gì mà ngủ khiếp thế!
Tôi hé mắt nhìn đồng hồ, cằn nhằn;
- Mới có 10 giờ mà. Để em ngủ tí xíu nữa.
- Thôi dậy đi, hồi nãy anh D có gọi điện thoại lại rủ chị em mình đi uống cà phê từ sáng lận. Chị thấy em ngủ ngon quá nên hẹn ảnh buổi trưa 11 giờ. Ảnh vừa gọi lại đấy!
- Thì chị đi ăn sáng với ổng đi, em ở nhà cũng được.
- Trời ơi…! Người ta mời đích danh cô mà cô lại bảo chị đi một mình đi thì còn ra cái thể thống gì nữa. Thôi dậy đi em! Rửa mặt đi cho nó tỉnh ngủ…
Chị còn ghé tai tôi nói khe khẽ:
- Anh chàng đang ly thân vợ đấy. Em thì còn độc thân. Trông anh ta cũng được, chắc là dân trí thức, còn không biết tấn công dồn dập nữa…may ra qua Mỹ đổi đời em ạ.
Tôi đang buồn ngủ nghe chị nói như vậy cũng phải phì cười;
- Má…! Biết người ta ra sao mà xúi tôi nhào vô. Bà điên thật đó!
- Duyên số em ạ. Biết đâu chừng…
Tôi uể oải ngồi dậy ngáp ngắn ngáp dài, lê bước vào trong phòng toilet rửa mặt. Ra ngoài tôi đã tỉnh ngủ, mở tủ lạnh lấy chai nước suối nhỏ ngửa cổ tu ừng ực. Dòng nước mát lạnh thấm vào trong tận ruột gan. Tôi với lấy cái bóp ở đầu giường lôi cái hộp mỹ phẩm mang ra bắt đầu trang điểm. Xong xuôi, mở giỏ hành lý chọn đồ mặc. Quần áo để trong đó không còn phẳng phiu nữa, tôi lựa cái áo thung cổ vuông mầu xám có kẻ sọc li ti, cái quần jean màu xanh biển, mang đôi giày thể thao cả tấc vừa mới tậu chưa kịp đi. Trông tôi cao hẳn lên. Tôi đang đứng chải tóc trước gương thì anh tới gõ cửa. Chị Vân Giang mời anh vào trong phòng nhưng anh bảo sẽ đợi ở ngoài nhà xe. Sắp xếp mọi thứ bỏ gọn vào trong giỏ. Tôi đeo cái bóp qua vai và cùng chị vân Giang đi ra ngoài cổng.
Anh đứng đợi tụi tôi ở nhà giữ xe với nụ cười hớn hở. Hôm nay tôi mới để ý kỹ quả là anh thật đẹp trai, thân hình vạm vỡ với gương mặt thư sinh và nụ cười duyên kỳ lạ…Tôi nhìn ra ngoài chẳng thấy chiếc taxi nào bèn hỏi:
- Mình đi đâu và đi bằng gì hả anh?
Anh chỉ vào chiếc Dream II mầu nho tím dựng bên cạnh. Tôi ái ngại:
- Ba người mà chỉ có một xe rồi làm sao đi?
- Thì tống ba, hôm nay là mồng Hai Tết, chắc là công an không phạt đâu.
Chị Vân Giang nhanh nhẹn trả lời tôi.
- Vậy cũng được, tết nhất mà.
- Bây giờ mình đi đâu?
- Cho toàn quyền anh quyết định, anh là thổ công ở đây mà.
Đầu tiên, anh dành chở ba người nhưng tôi thấy anh chạy lạng quạng quá nên đề nghị đổi tay lái. Chị Vân Giang làm tài xế, còn anh thì chỉ đường, tôi thì ngồi giữa. Tụi tôi đi ăn bún chả Nha Trang, sau đó chạy lên chùa Bà trên núi. Từ ngôi chùa này có thể nhìn ra biển, nơi có hòn trống hòn mái nằm bên nhau. Ngôi chùa đông nghẹt khách thập phương. Tụi tôi đứng líu díu gần nhau, Chị Giang bỏ dép vào tận bên trong quỳ lậy, còn tôi và anh thì làm biếng tháo giầy nên chỉ đứng ngoài lầm rầm cầu khẩn. Thấy khách xô đẩy mạnh quá anh nắm tay tôi kéo ra phía ngoài đứng chờ chị Vân Giang.
Cúng chùa xong, tụi tôi lại kéo nhau về khách sạn. Lúc này đã hơn một giờ chiều, anh nói với tôi có muốn đi đâu anh sẽ đưa đi. Thấy tôi ngần ngại chị Giang khuyến khích:
- Đi đi em, nhờ anh chở đi tìm nhà anh Hưng đi.
Thấy vậy, tôi lục bóp tìm tờ giấy ghi địa chỉ nhà anh Hưng đưa cho đọc để xem anh có biết đường đó không. Anh cầm lên chăm chú rồi nói:
- Nếu đường phố cũ không thay đổi thì anh biết chỗ đó.
Tôi leo lên ngồi phía sau anh chở tôi đi. Qua bao nhiêu dãy nhà, đường phố, chạy tới chạy lui. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được nhà anh Hưng. Anh Hưng mở cửa, ngỡ ngàng vài giây mới nhận ra tôi, anh mừng rỡ khoác vai tôi kéo vào trong nhà gọi vợ ơi ới.
- Em ơi..! Có cái Hân ở Mộc châu vào thăm mình nè em.
Anh lại vỗ vai tôi bảo;
- Trời ơi! Em gái tôi lớn quá rồi nhìn không ra. Còn đi hát hò gì nữa không em?
- Dạ không. Bỏ từ khuya rồi anh Hai.
Rồi như sực nhớ còn ông bạn đứng bên ngoài, anh quay ra rối rít xin lỗi mời vô nhà uống nước.
Tụi tôi ở lại nhà anh Hưng chơi cả tiếng đồng hồ rồi xin phép về lại khách sạn. Anh chở tôi đến trước cổng và dừng lại cho tôi xuống. Tôi cảm ơn anh rồi chào từ biệt đi vào. Tôi vừa quay bước chân thì anh nắm tay tôi kéo lại hỏi:
- Chiều nay anh lại chở em và chị Giang đi ăn tối nghen?
Tôi lắc đầu từ chối:
- Chiều nay không được rồi, em đã có hẹn với mấy đồng nghiệp. Thôi để bữa khác vậy.
Anh gật đầu nhưng vẫn còn nắm chặt tôi không muốn buông ra. Anh nhìn tôi với ánh mắt chìu mến. Tôi ngại ngùng rụt bàn tay mình lại, nhưng nghe thấy trong lòng dậy lên một cảm xúc kỳ lạ… Nhớ tới lời chị Vân Giang nói hồi sáng tôi mỉm cười một mình. Thấy vậy anh hỏi:
- Em cười gì vậy?
- Không có gì. Thôi anh về đi kẻo đứng đây trời nắng.
Và rồi tôi quay gót đi. Anh hỏi với theo:
- Mai anh mời em ăn sáng nhé?
Tôi quay lại gật đầu, và đưa tay ra dấu chào tạm biệt.
Tôi trở về phòng mình cũng đã gần 3 giờ chiều. Thấy tôi chị Vân Giang hỏi tới:
- Sao em? Có tìm được nhà anh Hưng không?
- Có chị à. Tụi em ở đó chơi bây giờ mới về.
- Anh D đâu rồi? Em thấy ảnh sao?
- Anh về nhà rồi. Mới gặp biết người ta ra sao đâu mà nhận xét. Có điều trông cũng lọt mắt em đấy!
Nói rồi tôi nhe răng ra cười típ cả mắt:
- Thôi, em đi tắm đây. Tắm xong rồi ngủ một giấc cho khoẻ. Chị có đói cứ xuống nhà hàng ăn cơm trước đi hén, đừng chờ em làm gì. Tối nay em phải đi ăn cơm với xếp đấy.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Quê Hương Ngày Trở Lại
Lê Mỹ Hân
Quê Hương Ngày Trở Lại - Lê Mỹ Hân
https://isach.info/story.php?story=que_huong_ngay_tro_lai__le_my_han