Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Người Cha Im Lặng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 14: 11079X75
R
ất tình cờ trong một cuộc điều tra do tôi thực hiện, tôi đã bị cái bóng của 11079X75 tóm lại. Tháng Chín năm 2008, Isabelle kéo tôi vào cái dự án mà sau đó sẽ cho ra đời cuốn sách chung của hai chúng tôi: Họ đã trở thành người Pháp. Chúng tôi muốn tìm lại hồ sơ nhập tịch của những “người Pháp mới” mà về sau đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, Appolinaire, Stravinski và rất nhiều người khác. Ðể làm điều này, trước hết phải tìm được hạt vừng, cái số X ấy, nó cho phép các nhà lưu trữ tìm lại mật mã của hồ sơ. Chính nhờ thế mà tôi đã dịch được cái số của cha tôi: 11079X75 chỉ đơn giản là mã số hồ sơ của cha tôi. Hồ sơ thứ 11079 được chuyển trong năm 1975.
Một số cuộc điều tra ngoạm lấy bạn. Còn cuộc điều tra này thì đã nuốt chửng tôi. Tôi biến thành thám tử điều tra quá khứ. Tôi lang thang nhiều ngày liền trong những căn phòng tuyệt đẹp của viện Lưu trữ, ở tòa nhà Soubise của khu Marais, lật từng trang của những tập nặng trình trịch trong bộ Kỷ yếu pháp luật – tổ tiên của Công báo – nơi đã ghi lại những danh sách tên người theo ngày tháng nhập tịch. Mỗi cá nhân được tóm tắt thành hai dòng trong Kỷ yếu pháp luật. Tên, ngày, nơi sinh: Một cuộc đời. Những con người này đã yêu, đau khổ, lao động, hy vọng. Rồi họ biến mất, sự tồn tại của họ cũng nhẹ như một giấc mộng, cũng chóng tàn như một dấu chân trên cát. Ngày hôm nay, ai còn nhớ tới họ? Tất cả những ai từng biết họ đều đã mất rồi, các con của họ, các cháu của họ cũng thế. Kỷ niệm về họ truyền từ tay này qua tay kia để trở nên ngày càng mỏng, rồi cuối cùng sẽ bốc hơi, như những chiếc cánh mờ ảo của hoa bồ công anh.
Mẹ tôi và bà ngoại tôi luôn sống trong mối quan hệ họ hàng mật thiết với các bóng ma. Họ tin rằng ma có thể trò chuyện với chúng ta. Sau cái chết của ông ngoại tôi, mẹ tôi ra lệnh cho tôi bật máy ghi và thu lại âm chỉnh máy của đài phát thanh để nghe tiếng thở của người đã khuất. Tôi cười nhạo mẹ. Nhưng một tối, tôi bật vô tuyến, giữ lại hình chỉnh máy, cố tìm những khuôn mặt của hồn ma trong những pixel đang nhảy múa trên màn hình.
Trong sở Lưu trữ, tôi thử chộp lấy những bóng ma. Tôi phát nghiện trang genealogie.com và sáu thế kỷ lưu trữ phả hệ học thoải mái tra cứu. Lý lịch nhân sự, kiểm kê quân sự, hy sinh vì nước Pháp, Bắc đẩu bội tinh, danh bạ, sách lịch và huy hiệu, thậm chí cả “đăng ký hành khách tàu thủy đi New York”[51]. Chỉ một cái nhấp chuột là tôi có thể vào xem hàng trăm triệu tên người: Những gia đình, những chùm tên có họ hàng với nhau, anh chị em họ, cô dì chú bác, gia tộc. Ban đêm, tôi lướt nét, trong thế giới song song của các nhà phả hệ học, tôi đọc tài liệu lưu trữ được số hóa, những lý lịch nhân sự, những thành phần dân số chuyển đổi chỗ ở trong năm 1914 đến năm 1918, những người đã hy sinh cho nước Pháp, các bức ảnh lớp đã cũ, những bản hướng dẫn du lịch gợi lại những điểm đến và các thành phố giờ đây đã mất tên. Tôi bàng hoàng đối diện với những mảnh vụn của quá khứ lềnh bềnh trên mạng, ngâm giữ trong chất phoóc-môn, những mẩu li ti của đời người mà chẳng ai còn nhớ nữa. Chúng ta còn lại cái gì, khi tất cả những ai yêu quý chúng ta lần lượt qua đời? Những dòng chữ, một cái tên, một ảnh avatar trên facebook, giữa hàng tỷ những thứ tương tự đang tràn ngập cái gọi là “Cloud” của mạng.
Trên trang genealgie.com, 273 triệu cây phả hệ đã được số hóa. Những người khuyết danh tìm tên và dấu vết, tỏ lòng thành kính với những ông bà tổ tiên mà họ chưa từng gặp. Tôi thử tìm cây phả hệ của chúng tôi. Tôi không biết tên của cả ông nội lẫn bà nội tôi, và còn lâu mới biết nơi sinh và ngày sinh của họ. Khi tôi đánh chữ “Bui” trong phần tìm kiếm, trang này trả lại tôi dòng chữ thảm hại “Không câu trả lời nào được tìm thấy”. Thế nhưng, một dấu vết của cha tôi đã tồn tại đâu đó ở kho Lưu trữ. Trong vương quốc của những người nhập tịch Pháp từ sau năm 1930: Kho lưu trữ Fontainebleau.
Kho lưu trữ Fontainebleau nằm trong một tòa nhà hiện đại có kiến trúc gây hoang mang. Chính nơi đây, trong cái hầm bunker này, đã là nơi từng đặt các văn phòng của NATO sau đó được hoàn trả cho nước Pháp vào năm 1967. Trong các phòng mênh mông giá lạnh là bầu không khí kiểu Xô Viết. Những chiếc bàn lớn bằng formica, những chiếc đèn bằng kim loại, những giá đỡ bằng sắt và một vài thùng các-tông, ánh sáng sống sượng của đèn nê-ông. Khi chúng tôi đến nơi, đã có một khách tham quan nhưng phòng vẫn im ắng không sao tin nổi.
Ních trong áo măng-tô và khăn quàng cổ, tôi có cảm giác như mình là một đứa trẻ ngay trước lúc mở quà Giáng sinh. Trên mặt bàn, một hồ sơ nằm đợi tôi. Số 11079X75. Hồ sơ của cha tôi.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Cha Im Lặng
Doan Bui
Người Cha Im Lặng - Doan Bui
https://isach.info/story.php?story=nguoi_cha_im_lang__doan_bui