Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ngỡ Đã Là Yêu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 12: Người Quá Mơ Mộng Thường Quên Là Mình Đang Sống.
K
im có lý; đáng lẽ tôi phải đưa lá thư cho Naveed, anh sẽ sử dụng nó tốt hơn tôi. Cô lại càng không nhầm khi khuyên tôi phải cảnh giác chính mình, bởi lẽ trong số tất cả những sai lầm, thì tôi là sai lầm khó chấp nhận nhất. Tôi đã cần phải có thời gian mới tỏ tường mọi việc. Thật may mắn vô cùng khi tôi vẫn vẹn nguyên thoát khỏi rắc rối - hẳn là không đạt tới kết quả gì, không hoàn toàn vô sự, nhưng vẫn đi vững trên đôi chân mình. Thất bại của lần phiêu lưu này sẽ còn đeo đuổi tôi, dai dẳng như một tình thế khó nghĩ, ác hiểm như một trò đùa nhả. Rốt cuộc nó dẫn tôi đến đâu chứ? Tôi đã quay quanh mãi một ảo mộng, giống như một con bướm đêm bay quanh một ngọn đèn leo lét, bị ám ảnh bởi những ý đồ tò mò hơn là bị mê hoặc bởi ánh sáng chết chóc của ngọn nến. Cái bẫy mà tôi gắng sức nhấc lên không hé lộ với tôi chút bí mật nào của nó; nó chỉ phả vào mặt tôi thứ mùi khó chịu và những mạng nhện của mình.
Tôi không còn cảm thấy nhu cầu phải đi xa hơn nữa.
Lúc này khi tôi đã tận mắt thấy một tên đầu lĩnh chiến tranh và một kẻ đánh bom cảm tử là thế nào thì cái uy quyền chi phối những ác mộng trong tôi yếu hẳn đi. Tôi quyết định dừng vở diễn của mình lại: tôi sẽ trở về Tel-Aviv.
Kim thở phào. Cô lặng lẽ lái xe, bàn tay tỳ chặt vào vô lăng như để tự khẳng định rằng mình không bị ảo giác, rằng cô thực sự đang đưa tôi về nhà. Từ sáng đến giờ, cô tránh không nói từ nào vì sợ hớ, sợ làm tôi bất thình lình thay đổi ý kiến. Cô dậy từ tinh mơ, nhẹ nhàng gói ghém mọi thứ để chỉ đánh thức tôi khi đã xong đâu vào đấy và ô tô đã sẵn sàng, phần lớn đồ đạc của chúng tôi đã ở trong cốp.
Chúng tôi rời những khu phố Do Thái, mắt nhìn thẳng phía trước. Không nhìn sang phải cũng chẳng nhìn sang trái, hay nhìn hồi lâu dù vào bất cứ vật gì; như thể chỉ một chút lơ là thôi là mọi sự hỏng hết. Kim chỉ nhìn vào con đường trải ra phía trước cô, chạy thẳng đến lối thoát. Thoát khỏi những dằn vặt của đêm, ngày có vẻ rạng rỡ hơn. Bầu trời trong vắt uể oải vươn mình, như vẫn còn đang ngái ngủ. Thành phố dường như thật khó khăn bứt mình khỏi chiếc giường. Vài người dậy sớm xuất hiện trong cảnh tranh tối tranh sáng, lướt qua, mắt mọng lên vì những giấc mơ bị phá vỡ; họ nép mình lại nom như những hình nhân rối bóng. Những âm thanh hiếm hoi vang lên đâu đó, như là tiếng kéo màn sắt, như là tiếng khởi động ô tô. Một chiếc xe ca vừa rít lên thô bỉ vừa đi vào bãi đỗ của mình. Ở Jérusalem vào buổi sáng, người ta rất thận trọng; do mê tín người ta cho rằng nhìn chung, chính những việc làm và những hành động đầu tiên vào lúc bình minh sẽ tạo nên phần còn lại của ngày.
Kim tận dụng giao thông thông thoáng để phóng nhanh, rất nhanh. Cô không nhận thấy mình đang căng thẳng. Có thể nói rằng cô tìm cách chộp vội lấy những biến đổi tâm lý bất chợt của tôi, rằng cô sợ tôi thay đổi ý kiến và sợ tôi quyết định quay lại Bethléem.
Cô chỉ ngồi thẳng lưng lên khi những khu ngoại ô cuối cùng của thành phố biến mất trong kính chiếu hậu.
- Không có chuyện gì đâu mà, - tôi nói với cô.
Cô rút bàn chân đang đặt trên cần tăng tốc lại như thể, bỗng nhiên, cô chợt nhận ra rằng cô đang giẫm lên đuôi một con rắn. Trên thực tế thì chính cái giọng tàn yếu của tôi đã khiến cô lo lắng. Tôi cảm thấy quá mệt mỏi, quá khốn cùng. Tôi đến tìm gì ở Bethléem chứ? Cái gì đó dối trá để làm mới những gì còn lại trong hình ảnh về mình ư? Tí chút phẩm cách vào đúng lúc chẳng có gì thắng nổi tôi ư? Bày tỏ nỗi giận dữ của mình ở chốn công cộng để người ta biết tôi xổ toẹt vào lũ nhơ bẩn đã giết chết giấc mơ của tôi như chọc vào một cái nhọt ư?... Cứ cho rằng người ta chỉ để mắt tới nỗi đau và sự chán nản của tôi, rằng người ta tránh xa khi tôi đi qua, rằng những gương mặt cúi gằm xuống khi bắt gặp ánh mắt tôi... và rồi sau đó? Điều ấy thì thay đổi được gì? Phải chữa lành nỗi đau nào chứ, phải hàn gắn vết rạn nào chứ?... Tự đáy lòng, tôi thậm chí còn không chắc muốn hiểu cặn kẽ nỗi bất hạnh của mình. Đúng là tôi không sợ phải đấu tranh, nhưng làm thế nào để chiến đấu với những bóng ma chứ. Rõ ràng tôi không đối chọi được với chúng. Tôi không biết gì về mấy lão thầy cả tinh thần hay đám tay chân của các lão. Suốt đời mình, tôi kiên quyết quay lưng lại với những lời chỉ trích kịch liệt của người này và những thủ đoạn mưu toan của người khác, kiên định với những tham vọng của mình như cầu thủ jockey bám chặt lấy yên ngựa. Tôi đã chối bỏ thị tộc mình, đã chấp nhận rời xa mẹ mình, đã đồng ý nhượng bộ hết lần này đến lần khác để toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự nghiệp phẫu thuật; tôi không có thời gian để quan tâm đến những thương tổn đã hủy hoại những lời kêu gọi hòa giải giữa hai dân tộc được Đấng Tối cao lựa chọn nhưng lại đi chọn cách biến vùng đất Thánh được ban phước thành chốn chiến trường kinh khủng và giận dữ. Tôi nhớ là mình đã không hoan nghênh gì cuộc chiến của người này hay lên án gì cuộc chiến của người kia, tôi chỉ thấy ở tất cả bọn họ một thái độ phi lý và đáng thương hại. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình có can hệ, dù là bằng cách nào đi nữa, vào cuộc chiến đẫm máu mà thực ra chỉ ngấm ngầm dùng những người phải chịu đau khổ chống lại những kẻ bung xung của một nền Lịch sử dã man luôn sẵn sàng tái diễn. Tôi từng biết đến bao hận thù đáng khinh đến mức cách duy nhất để không giống những kẻ đứng sau những hận thù ấy là đến lượt mình tôi không nuôi dưỡng hận thù. Giữa một bên là chìa nốt má còn lại cho người ta tát và bên kia là đánh trả lại, thì tôi chọn việc làm giảm nỗi đau cho các bệnh nhân. Tôi làm công việc cao quý nhất trong số những công việc của loài người và không đời nào tôi phá hỏng niềm kiêu hãnh nó đem lại cho tôi. Sự có mặt của tôi ở Bethléem hẳn sẽ chỉ là sự dấn thân liều mạng; sự can đảm giả tạo của tôi chỉ là một trò giải trí. Tôi là ai mà khẳng định mình sẽ giành chiến thắng ở nơi mà ngày nào những cơ quan chức năng cũng không sao làm nổi? Tôi phải đối mặt với cả một tổ chức hoạt động vô cùng bài bản, được hoàn thiện qua nhiều năm bằng phép truyền kinh cùng những chiến công và đã khiến những mật vụ giỏi nhất ngành cảnh sát phải trả giá đắt. Đối chọi với tổ chức ấy, tôi chỉ có những thất vọng của người chồng bị lừa dối, chỉ có một cơn điên giận đê mê không giới hạn thực sự. Nhưng trong cuộc chiến tay đôi này, không có chỗ cho những tâm trạng, lại càng không có chỗ cho sự yếu mềm; chỉ những khẩu đại bác, những dây lưng buộc đầy thuốc nổ và những mánh khóe bẩn thỉu là có uy quyền, và chỉ có bất hạnh dành cho những con rối bị giật dây - một cuộc chiến tay đôi không khoan nhượng và không quy tắc, ở đó những ngần ngại sẽ gây ra chết chóc và những sai lầm sẽ không thể sửa chữa được, ở đó mục đích sẽ làm nảy sinh các phương tiện, ở đó không có chuyện cứu rỗi, vốn bị sự trả thù cám dỗ và những cái chết gây ấn tượng mạnh loại bỏ. Thế nhưng, tôi luôn cảm thấy một nỗi khiếp sợ chính đáng đối với những cỗ xe tăng và bom đạn, tôi chỉ thấy ở những thứ đó hình thù dễ thấy nhất của cái tồi tệ nhất ở loài người. Tôi chẳng can hệ gì đến đám người tôi từng khinh bỉ ở Bethléem; tôi không biết những tập tục của họ, không biết những yêu sách của họ và tôi không tin mình có thể quen nổi với những điều đó. Tôi căm thù chiến tranh và những cuộc cách mạng, và cả những chuyện bạo lực mang tính cứu rỗi cứ luẩn quẩn vòng quanh như những cầu thang xoáy trôn ốc vô tận, kéo theo chúng nhiều thế hệ trải qua cũng vẫn những điều phi lý chết chóc mà không sao giúp họ hiểu ra! Tôi là bác sĩ phẫu thuật; tôi thấy rằng đớn đau xác thịt đã quá đủ để những người có cơ thể đầu óc lành lặn đừng nên lúc nào cũng đòi nhận về mình những loại đớn đau khác.
- Em thả anh ở nhà anh nhé, - tôi nói với Kim khi những tòa nhà ở Tel-Aviv bắt đầu lấp loáng hiện ra dưới ánh đèn phản chiếu từ phía xa.
- Anh phải lấy đồ gì ở nhà à?
- Không, anh muốn về nhà mình.
Cô cau mày.
- Còn quá sớm mà.
- Đó là nhà anh, Kim à. Sớm hay muộn thì anh cũng cần phải quay lại đó.
Kim nhận ra sai lầm của mình. Bàn tay cô bối rối vén một lọn tóc rủ xuống mắt.
- Đó không phải điều em muốn nói, Amine à.
- Không có gì nghiêm trọng đâu.
Cô vừa chạy thêm vài trăm mét nữa vừa cắn môi.
- Lại cái dấu hiệu chết tiệt mà anh không nắm bắt được ấy phải không?
Tôi không trả lời.
Một chiếc máy kéo rung ầm ầm trên sườn đồi. Cậu chàng lái chiếc máy kéo ấy hẳn phải nắm chặt lấy tay lái để không bị văng ra ngoài. Hai con chó lông màu hung đi theo hộ tống hai bên cái máy, một con mũi chúi sát đất, con kia vẻ lơ đãng. Một ngôi nhà nhỏ xuất hiện phía sau dãy hàng rào nhỏ nhắn và bị mọt, rồi bị một đám cây khéo léo che khuất như dưới bàn tay một nhà ảo thuật. Một lần nữa, những cánh đồng lại hiện ra với vẻ bát nháo ồn ào, hứa hẹn một mùa bội thu.
Kim chờ để vượt một đoàn xe quân sự rồi lại tiếp tục:
- Anh cảm thấy không thoải mái khi ở nhà em à?
Tôi quay sang phía cô; cô thích nhìn thẳng về phía trước hơn.
- Anh không nên ở lại thêm một giây nào nữa, Kim ạ, và em hiểu điều đó mà. Anh rất cảm kích khi em ở bên anh. Có điều anh cần khoảng lặng nào đó để suy nghĩ chín chắn về những ngày vừa qua.
Kim đặc biệt sợ rằng tôi sẽ tự hại mình, sợ tôi không chịu nổi khi đối diện với chính mình, sợ rốt cuộc tôi sẽ nhường bước cho nỗi giày vò chế ngự. Cô tin là tôi sắp lên cơn trầm uất và đi đến hành động quyết định. Cô không cần thú nhận điều đó với tôi; mọi thứ ở cô đều để lộ hết những âu lo sâu sắc của cô: những ngón tay cô gõ nhịp lên bất cứ cái gì có thể, đôi môi cô không biết làm gì khác ngoài nhăn nhó, đôi mắt cô lảng đi ngay khi bắt gặp ánh mắt tôi, và cứ mỗi lần định nói với tôi điều gì đó, cô lại phải hắng giọng... Tôi tự hỏi làm thế nào mà cô vẫn giữ được bình tĩnh và tiếp tục đi theo tôi với vẻ tận tụy nhẫn nại đến vậy.
- Đồng ý vậy, - cô nhượng bộ. - Em đưa anh về nhà anh và tối em sẽ qua đón anh. Chúng ta sẽ ăn tối ở nhà em.
Giọng cô không được thoải mái.
Tôi kiên nhẫn đợi cô quay về phía tôi rồi nói:
- Anh cần được ở một mình một thời gian.
Cô vờ như trầm ngâm rồi miệng méo xệch, cô dò hỏi:
- Đến khi nào chứ?
- Đến khi nào mọi chuyện trở lại bình thường.
- Thế thì sẽ lâu lắm.
- Anh không xúc động đến mức đó đâu, anh cam đoan với em đấy. Anh chỉ muốn làm nhẹ lòng mình thôi.
- Được rồi, - cô nói với vẻ giận dỗi khó lòng giấu giếm.
Sau hồi lâu im lặng.
- Ít nhất em cũng được ghé thăm anh chứ?
- Anh sẽ gọi cho em ngay khi có thể.
Cô lộ rõ vẻ tự ái.
- Đừng trầm trọng hóa sự việc, Kim à. Em không có liên quan gì đâu. Anh biết, giải thích chuyện này thật phức tạp, nhưng em hoàn toàn hiểu được điều anh đang gắng nói với em.
- Em không muốn anh cách ly bản thân mình, thế thôi. Em thấy anh vẫn chưa thể tự mình gượng dậy được. Và em không muốn cắn nốt chút móng tay còn sót lại của mình.
- Anh oán mình lắm.
- Thế sao anh không để giáo sư Menach khám cho anh? Đó là một bác sĩ tâm lý giỏi và là bạn thân của anh mà.
- Anh sẽ đến gặp ông ấy, anh hứa đấy, nhưng không phải trong tình trạng hiện nay. Anh cần tự mình vực mình dậy trước đã. Điều đó sẽ giúp anh lắng nghe tốt hơn.
Cô thả tôi ở nhà tôi, không dám đi cùng tôi vào trong nhà. Trước khi đóng cánh cổng sắt lại, tôi mỉm cười với cô. Cô đáp lại bằng cái nháy mắt buồn bã.
- Cố gắng đừng để dấu hiệu của anh làm hỏng cuộc sống của anh nhé, Amine. Về lâu dài, nó sẽ hao mòn, và sau đó, anh sẽ không thể nắm được nó trong tay mà không làm nó tan ra giữa các kẽ tay như một xác ướp bị mục nát.
Không đợi phản ứng của tôi, cô nổ máy.
Khi tiếng chiếc Nissan biến mất và khi tôi lại mặt đối mặt với ngôi nhà cùng sự im ắng của nó, tôi mới nhận ra nỗi cô đơn mênh mông của tôi; tôi thấy nhớ Kim... Tôi lại cô đơn... Em không muốn để anh một mình, Sihem đã nói với tôi như vậy trước ngày nàng lên đường đi Kafr Kanna. Thế là bất chợt, mọi thứ ùa về trong tôi. Đúng lúc tôi không mong đợi nhất. Tối hôm đó, Sihem chuẩn bị cho tôi một bữa ăn thịnh soạn; không gì khác ngoài những món tôi ưa thích. Chúng tôi đã ăn tối dưới ánh nến, ngồi đối mặt nhau trong phòng khách. Nàng không ăn, nàng chỉ khéo léo khoắng khoắng chiếc nĩa của mình. Nàng thật đẹp nhưng cũng thật xa vời. “Sao em buồn thế, tình yêu của anh?” tôi hỏi nàng. “Em không muốn để anh một mình, anh yêu ạ,” nàng trả lời tôi. “Ba ngày, cũng không lâu đâu mà,” tôi nói. “Nhưng với em, đó là mãi mãi,” nàng thừa nhận. Thế đấy, bức thông điệp của nàng đấy; dấu hiệu mà tôi không nắm bắt được. Nhưng làm sao có thể ngờ rằng vực thẳm ẩn chứa sau đôi mắt rạng ngời của nàng, làm sao có thể đoán được lời vĩnh biệt nằm sau chừng ấy ân huệ bởi đêm đó nàng đã dâng hiến cho tôi như chưa từng được dâng hiến trước đây?
Tôi run rẩy trên bậc cửa một lúc lâu nữa mới bước qua nổi.
Bà giúp việc vẫn không qua. Tôi cố gọi điện cho bà ta và chỉ nghe thấy tiếng trả lời tự động. Tôi quyết định tự tay dọn dẹp. Ngôi nhà vẫn trong tình trạng như lúc đám người của đại úy Moshé để lại; các phòng bừa bộn, ngăn kéo la liệt dưới đất, đồ đạc trong đó vương vãi tứ tung, các ngăn tủ rỗng không, các giá sách bị lật đổ, đồ gỗ bị dịch chuyển, thi thoảng có cái còn bị đổ lật. Trong khoảng thời gian vừa rồi, bụi bặm và lá rụng đã phủ khắp mọi nơi do cửa kính bị vỡ và cửa sổ tôi quên không đóng. Khu vườn bị bỏ bê: khắp nơi là những vỏ chai, những tờ báo và các đồ vật đủ loại mà những kẻ hành quyết tôi hôm trước vứt lại để bù cho vụ tấn công hụt. Tôi gọi một người thợ kính mà tôi quen; anh ta nói đang bận việc và hứa sẽ qua trước khi đêm xuống. Về phía mình, tôi bắt đầu bằng việc sắp xếp lại các phòng; tôi lượm những thứ nằm rải dưới đất, dựng lại những thứ bị đổ, đặt lại giá sách và những ngăn kéo vào chỗ của chúng, bỏ những thứ bị hỏng ra khỏi những thứ không bị hỏng. Khi thợ sửa kính đến cũng là lúc tôi quét xong nhà. Anh ta giúp tôi đưa những túi đựng rác ra ngoài rồi đi xem xét cửa sổ trong khi tôi lui xuống bếp hút thuốc và uống cà phê, sau đó anh ta quay vào với một cuốn sổ lịch, trong đó có ghi những việc khác đang chờ anh ta.
- Có bão à hay là bị phá hoại? - anh ta hỏi tôi.
Tôi mời anh ta một tách cà phê và anh ta sẵn lòng nhận lấy. Đó là một anh chàng tóc hung cao lớn có gương mặt lấm chấm tàn nhang, cái miệng rộng ngoác, đôi vai tròn nhẽo thịt và hai cẳng chân ngắn ngủn xỏ trong đôi giày nhà binh rách bươm. Tôi quen anh ta từ nhiều năm nay; tôi đã phẫu thuật cho bố anh ta hai lần.
- Có nhiều việc đấy, - anh ta thông báo. - Hai mươi ba cái cửa sổ phải thay. Anh sẽ phải gọi một thợ mộc nữa; hai cái cửa sổ phải trét lại vữa và hai cửa chớp phải sửa.
- Anh có quen ai khéo tay không?
Anh ta vừa suy nghĩ vừa nheo một mắt lại.
- Có một gã không tồi, nhưng tôi không biết liệu gã có sẵn sàng ngay lập tức không. Ngày mai tôi sẽ bắt đầu. Hôm nay tôi làm việc nhiều quá và tôi kiệt sức rồi. Tôi chỉ qua để xem xét thôi. Được không?
Tôi nhìn đồng hồ.
- Được, để mai vậy.
Người thợ kính uống một hơi cạn cốc cà phê, cất cuốn sổ lịch vào cái ca táp có quai đeo cũ nát rồi ra về. Tôi sợ anh ta lật lại chuyện vụ khủng bố bởi rõ ràng, anh ta biết ai là người đứng sau vụ đó; nhưng anh ta không nói gì cả. Anh ta ghi lại những việc phải làm và chỉ có thế. Tôi thấy anh ta thật đáng mến.
Sau khi anh ta đi, tôi đi tắm rồi xuống phố. Trước tiên, một chiếc taxi chở tôi đến ga ra nơi tôi để ô tô trước khi đến Jérusalem, sau đó, khi đã yên vị trong xe của mình, tôi phóng ra biển. Giao thông tắc nghẽn buộc tôi phải đỗ lại ở một bãi xe nhìn ra biển Địa Trung Hải. Các cặp đôi và các gia đình đang thanh thản dạo bước dọc theo những bãi đất. Tôi dùng bữa tối tại một nhà hàng nhỏ kín khuất, nuốt vài ngụm bia trong một quán bar ở đầu kia phố, rồi tôi lê bước trên bãi biển đến hơn một giờ sáng. Tiếng sóng mang đến cho tôi thứ cảm giác gần như viên mãn. Tôi về nhà trong tình trạng hơi chuếnh choáng say, nhưng tinh thần giũ bỏ được không ít thứ cặn bã.
Tôi thiu thiu ngủ trong ghế bành, người mặc nguyên quần áo, chân vẫn đi giày, cơn buồn ngủ xâm chiếm tôi giữa hai lần rít thuốc lá. Tiếng cửa sổ lạch cạch khiến tôi giật mình choàng tỉnh. Tôi nhận ra người mình ngập ngụa mồ hôi. Tôi nghĩ đã mơ một cơn ác mộng, nhưng không tài nào nhớ nổi đó là cái gì. Tôi loạng choạng đứng dậy. Tim tôi se lại; những cơn rùng mình chạy dọc sống lưng tôi. Ai đó?, tôi nghe tiếng mình hét lên. Tôi bật đèn phòng ngoài, đèn trong bếp, trong các phòng ngủ, rình chờ một tiếng động đáng ngờ... Ai đó? Khung cửa sổ bật mở đầu tiên, rồi rèm cửa căng lên vì gió thổi. Không có ai ở ban công cả. Tôi đóng cửa chớp lại và quay vào phòng khách. Nhưng có ai đó hiện diện ở đây, vừa mờ ảo lại vừa gần gụi. Tôi càng thêm rùng mình. Chắc chắn đó là Sihem, hay hồn ma của nàng, hoặc là cả hai đang quay lại... Sihem... Không gian dần rợn ngợp bóng nàng. Sau vài cơn run rẩy, ngôi nhà hoàn toàn ngập tràn hình bóng ấy, chỉ chừa cho tôi chút cỏn con không khí để khỏi bị ngạt thở. Tất cả lại mang bóng dáng nữ chủ nhân; những chùm đèn, những chiếc tủ com mốt, những thanh sắt treo rèm, những rầm chìa, những màu sắc... Những bức tranh, chính nàng là người đã chọn chúng, cũng chính nàng là người treo chúng lên tường. Tôi lại thấy như nàng đang lùi lại mấy bước, một ngón tay để lên cằm, đầu lúc nghiêng phải lúc nghiêng trái để chắc chắn rằng bức tranh đã được đặt thẳng thớm. Sihem có giác quan về chi tiết rất sắc bén. Nàng không làm gì mà không có chủ định và có thể mất hàng tiếng đồng hồ chỉ để xem nên đặt bức tranh ở đâu hoặc xếp nếp rèm cửa thế nào. Từ phòng khách đến nhà bếp, hết phòng này sang phòng khác, tôi cảm tưởng như đang theo dấu nàng. Những cảnh tượng gần như là thực thế chân cho hoài niệm. Trên chiếc tràng kỷ bằng da, Sihem đang nằm nghỉ. Ở đó, nàng đang sơn móng tay bằng lớp sơn màu hồng nhã nhặn. Mỗi góc nhà lại lưu giữ một chút bóng hình nàng, mỗi chiếc gương lại phản chiếu hình ảnh nàng, mỗi âm thanh rì rào lại như đang kể chuyện về nàng. Tôi chỉ việc chìa tay ra là lượm bắt được một tiếng cười, một tiếng thở dài, một làn hương của nàng... Anh muốn em sinh cho anh một bé gái, tôi thường nói với nàng vào những ngày đầu yêu đương... Tóc vàng hay tóc nâu hả anh? nàng nói mặt ửng đỏ... Anh muốn con bé lành lặn và xinh đẹp. Màu tóc hay màu mắt không quá quan trọng với anh. Anh muốn nó có được ánh mắt và hai lúm đồng tiền của em để mỗi lần mỉm cười, nó lại giống em như đúc... Tôi đi xuống phòng khách tầng hai, căn phòng trải thảm nhung màu đỏ thắm, với những tấm rèm cửa sổ màu sữa và hai chiếc ghế bành lớn đặt giữa một tấm thảm Ba Tư rất đẹp, quanh chiếc bàn bằng kính và crôm. Một tủ sách lớn làm bằng gỗ anh đào chiếm hẳn một bên, chạy dài từ đầu này tới đầu kia căn phòng, trên đó là những cuốn sách được sắp xếp cẩn thận và những đồ mỹ nghệ được mang về từ những miền đất xa xôi. Căn phòng này là tòa tháp ngà của chúng tôi, riêng Sihem và tôi. Không một ai khác được phép vào đó. Đó là góc thầm kín của chúng tôi, chốn ẩn cư dát vàng của chúng tôi. Đôi khi chúng tôi vào đây sẻ chia những khoảng lặng của mình và làm sống lại những cảm xúc đã bị những ồn ào của ngày làm cho cùn nhụt. Chúng tôi thường đọc một cuốn sách hay nghe một bản nhạc, và thế là chúng tôi như được giải thoát. Chúng tôi cũng đọc cả Kafka và Khalil Gibran và lắng nghe thơ nhạc của Oum Kalsoum với lòng biết ơn thơ trẻ hay Pavarotti... Đột nhiên, cơ thể tôi nổi da gà từ đầu xuống đến chân. Tôi cảm thấy hơi thở của nàng sau gáy mình, dồn dập, nóng hổi, vội vã, chắc chắn chỉ cần quay lại là tôi đối diện ngay được với nàng, bắt gặp nàng trong điệu vũ rộn ràng vì những bước nhảy của nàng, hình ảnh nàng rực rỡ, đôi mắt nàng mênh mang, xinh đẹp hơn nhiều so với những giấc mơ điên cuồng nhất của tôi...
Tôi không quay lại.
Tôi bước giật lùi rời khỏi phòng khách cho đến khi hơi thở của nàng hòa tan trong gió, tôi trở về phòng mình bật hết các đèn ngủ và tất cả các loại đèn khác lên để xua tan cái cảnh tranh tối tranh sáng, tôi thay đồ, hút điếu thuốc cuối cùng, nuốt hai viên thuốc an thần và thả mình xuống giường.
Và không tắt đèn.
Ngày hôm sau, trong phòng khách tầng trên, tôi sửng sốt khi áp mặt vào cửa kính ngắm bình minh. Làm thế nào mà tôi trở về được cái nơi bị ám ảnh này? Do mong muốn của tôi hay do tôi bị mộng du? Không rõ.
Bầu trời Tel-Aviv cao vời vợi; tuyệt không có lấy một gợn mây. Mặt trăng chỉ còn là một vệt mảnh. Những ánh sao đêm cuối cùng mờ dần trên nền trời bình minh xanh thẳm. Phía bên kia cổng nhà tôi, người hàng xóm nhà đối diện đang đánh bóng kính chắn gió xe ô tô của mình. Ông ta luôn là người dậy đầu tiên trong khu phố. Quản lý một trong những nhà hàng sang trọng nhất thành phố, ông ta thích có mặt tại những nơi họp chợ trước các đối thủ của mình. Thi thoảng chúng tôi có trò chuyện xã giao với nhau trong đêm tối, khi ông ta chuẩn bị ra chợ còn tôi từ bệnh viện trở về. Từ khi vụ khủng bố xảy ra, ông ta làm như thể tôi chưa bao giờ tồn tại.
Người thợ kính đến lúc khoảng chín giờ, trong một chiếc xe tải nhỏ bạc màu. Được hai cậu bé mặt đầy mụn phụ tá, anh ta tháo dỡ dụng cụ và những tấm kính với vẻ thận trọng của một chuyên viên gỡ mìn. Anh ta thông báo rằng người thợ mộc sẽ sớm tới. Một lúc sau, anh thợ mộc đến trong một chiếc xe tải nhỏ trùm bạt. Đó là một người đàn ông cao lớn gầy đét, gương mặt nhăn nheo và ánh mắt đầy nghiêm trọng. Cổ rụt lại trong bộ quần áo lao động mòn vẹt đến từng thớ vải, anh ta yêu cầu cho xem những cửa sổ bị hỏng. Người thợ kính chịu trách nhiệm dẫn anh ta đi xem. Tôi ở dưới tầng trệt, ngồi trong một chiếc ghế bành, vừa uống cà phê vừa hút thuốc. Có một lúc, tôi đã nghĩ là sẽ đi hâm nóng hai chân và tinh thần trong một công viên không xa nhà mình. Trời rất đẹp và ánh mặt trời rắc vàng trên những tán cây xung quanh - nhưng nguy cơ về một cuộc gặp tồi tệ sẽ làm hỏng ngày của mình đã ngăn tôi lại.
Naveed Ronnen gọi điện cho tôi lúc gần mười một giờ. Trong khoảng thời gian ấy, người thợ mộc đã chở những chiếc cửa sổ phải sửa đến xưởng của mình. Về phần người thợ kính và hai phụ tá của anh ta, họ đã làm đến tầng hai và sửa những chỗ bị hỏng ở đó.
- Cậu thế nào rồi, người anh em? - Naveed hỏi, hài lòng khi thấy tôi nhận điện. - Cậu mắc chứng hay quên hay chỉ là lơ đãng? Cậu đi, cậu về, cậu biến mất rồi lại xuất hiện, và không lần nào cậu nghĩ đến chuyện gọi cho thằng bạn thân thiết của cậu để cho hắn địa chỉ liên lạc.
- Địa chỉ liên lạc nào cơ? Cậu cũng thừa biết là tớ không ở yên một chỗ.
Anh bật cười.
- Đó không phải một cản trở. Tớ cũng vậy, tớ cũng hay đi đó đây, nhưng vợ tớ vẫn biết chính xác phải gặp tớ ở đâu khi cô ấy muốn thông báo với tớ cái gì đó. Mọi chuyện ở Jérusalem diễn ra ổn chứ?
- Sao cậu biết tớ ở Jérusalem?
- Tớ là cảnh sát mà... (sau tiếng cười khe khẽ). Tớ đã gọi đến nhà Kim và Benjamin là người nhấc máy. Chính anh ấy nói với tớ các cậu ở đâu.
- Thế ai nói với cậu là tớ đã về?
- Tớ gọi cho Benjamin và Kim là người nhấc máy... Thế được chưa?... Được rồi, tớ gọi cậu vì Margaret sẽ rất mừng nếu cậu đến nhà tớ ăn tối. Lâu quá rồi cô ấy không gặp cậu.
- Nhưng không phải tối nay, Naveed ạ. Tớ còn phải làm mấy việc nhà. Với lại, nhóm thợ kính đang ở nhà tớ, còn người thợ mộc thì vừa qua sáng nay.
- Vậy thì ngày mai.
- Tớ cũng không biết liệu từ giờ đến mai có xong không.
Naveed hắng giọng, suy ngẫm rồi đề nghị:
- Nếu nhà cậu có nhiều việc quá, tớ có thể cho người tới giúp cậu.
- Chỉ là mấy việc sửa chữa lặt vặt ấy mà. Ở đây có đủ người rồi.
Naveed lại hắng giọng. Cứ mỗi lần anh bối rối lại nghe thấy tiếng anh nuốt nước bọt.
- Dù sao thì đêm họ cũng không qua phải không?
- Ừ, nhưng cũng thế cả thôi. Cám ơn cậu vì đã gọi, gửi lời hỏi thăm Margaret giùm tớ.
Khoảng tầm trưa, vì không thấy Kim động tĩnh gì, nên tôi hiểu chính cô đã phải thông qua Naveed để xem xem liệu tôi còn trên đời này không.
Người thợ mộc mang trả những chiếc cửa sổ, tự mình lắp lại, kiểm tra xem chúng hoạt động có tốt không trước sự có mặt của tôi. Anh ta đưa tôi ký vào tờ hóa đơn, nhận tiền rồi ra về, mẩu thuốc lá tắt lịm trên khóe miệng. Người thợ kính và mấy cậu học việc đã đi từ lâu. Tôi được thấy lại nhà mình, vẻ thanh bình tĩnh tại và những bí ẩn từ cảnh tranh tối tranh sáng của nó; tôi đi lên phòng khách tầng trên với vẻ khinh mạn những bóng ma ám mình. Không có gì khuấy động quanh các góc tủ tường. Tôi vùi mình vào một chiếc ghế bành đối diện ô cửa sổ vừa được sửa mới, tôi ngắm màn đêm đang buông như một nhát dao chém xuống thành phố, nhuốm đỏ chân trời.
Sihem đang mỉm cười trong một bức ảnh đặt trên bộ dàn. Một mắt của nàng to hơn mắt còn lại, có thể do nụ cười gượng gạo. Người ta luôn mỉm cười với thợ ảnh khi anh ta có tài thuyết phục - ngay cả lúc thực tâm không muốn. Đó là một bức ảnh cũ, một trong số những bức ảnh đầu tiên chụp nàng sau đám cưới. Tôi nhớ bức này được chụp để làm hộ chiếu. Sihem không thực sự thích thú chuyện chúng tôi đi hưởng tuần trăng mật ở nơi khác. Nàng biết khả năng tài chính hạn hẹp của tôi và muốn dành tiền mua một căn hộ khá hơn căn chúng tôi sống lúc đó ở ngoại ô.
Tôi đứng dậy và nhìn bức chân dung gần hơn. Phía bên trái tôi, trên một cái giá sách chất đầy đĩa nhạc, là một cuốn album bọc da. Tôi cầm lấy nó, gần như là máy móc, quay lại ghế bành và bắt đầu lật giở từng trang. Tôi không có bất kỳ cảm xúc gì đặc biệt. Như thể tôi đang vừa lật giở một cuốn tạp chí vừa đợi đến lượt mình ở phòng khám răng. Các bức ảnh lướt qua dưới mắt tôi, bị giam lại trong cái khoảnh khắc chúng được chụp, lạnh lẽo như mặt giấy láng bóng thể hiện chúng, thiếu vắng mọi yếu tố tình cảm có thể khiến tôi mủi lòng... Bức chụp Sihem đứng dưới một cây dù, khuôn mặt ẩn sau cặp kính râm lớn, ở Charm el-Cheikh; bức chụp Sihem trên đại lộ Champs-Élysées, ở Paris; bức chụp cả hai chúng tôi đứng bên lính gác của Nữ hoàng Anh; bức chụp với cháu trai Adel của tôi trong vườn; bức chụp trong một buổi dạ hội thượng lưu; bức chụp trong một cuộc chiêu đãi vinh danh tôi; bức chụp với bà của nàng tại trang trại Kafr Kanna; bức chụp ông chú Abbas của nàng đi ủng cao su, bùn ngập sũng đến đầu gối; bức chụp Sihem đứng trước nhà thờ trong khu phố nơi nàng chào đời ở Nazareth... Tôi tiếp tục lướt qua các kỷ niệm, không dừng lại quá lâu ở bức nào hết. Như thể tôi đang lật giở những trang sách về một cuộc đời thuộc thế hệ trước, về một việc đã bị xếp xó... Thế rồi một bức ảnh khiến tôi thắc mắc. Trên đó là hình ảnh cậu cháu Adel của tôi đang cười, hai tay chống hông, đứng trước nhà thờ ở Nazareth. Tôi lật lại trang trước, đến bức ảnh chụp Sihem đứng trước nhà thờ của tuổi thơ nàng. Đó là một bức ảnh mới chụp, cách đây chưa đến một năm, căn cứ vào chiếc túi xách mà tôi đã mua cho nàng nhân dịp sinh nhật tháng Một năm ngoái. Phía bên tay phải nàng, có thể thấy mui của chiếc ô tô màu đỏ và một cậu bé ngồi xổm trước một con chó nhỏ. Tôi quay lại bức ảnh chụp Adel. Chiếc ô tô đỏ vẫn ở đó, cậu bé và con chó cũng vậy. Như vậy hai bức ảnh này được chụp vào cùng một thời điểm, hẳn là hai người thay phiên nhau chụp. Phải mất một lúc tôi mới chịu chấp nhận điều đó. Sihem thường xuyên đến Nazareth mỗi lần nàng nghỉ lại nhà bà mình. Nàng rất yêu thành phố quê hương nàng. Nhưng còn Adel?... Tôi không nhớ đã có lần nào gặp cậu ta ở đó. Đó không phải môi trường của cậu ta. Cậu ta thường đến gặp chúng tôi ở Tel-Aviv khi công việc buộc cậu ta phải rời Bethléem, nhưng cứ tưởng tượng cậu ta ở Nazareth... Tim tôi thắt lại. Một cơn khó chịu mơ hồ xâm chiếm tôi. Hai bức ảnh khiến tôi khiếp hãi. Tôi gắng tìm lời bào chữa cho chúng, một lý do, một giả thiết, nhưng vô ích. Vợ tôi không bao giờ đi chơi với một người thân mà tôi lại không hay biết. Nàng luôn nói với tôi nàng ở nhà ai, nàng đã gặp ai, ai đã điện thoại cho nàng. Đúng là nàng yêu quý Adel vì bản tính hóm hỉnh và tự nhiên của nó, nhưng chuyện nàng gặp nó bên ngoài, ở một nơi khác với Tel-Aviv mà không nói tôi hay, thì lại không phải thói quen của nàng.
Sự trùng hợp này giày vò tôi. Đeo đuổi tôi đến nhà hàng, phá hoại bữa tối của tôi. Gieo rắc ngờ vực cho tôi lúc ở nhà. Khiến tôi mất ngủ mặc dù đã uống hai viên an thần... Adel, Sihem... Sihem, Adel... Chuyến xe khách Tel-Aviv-Nazareth... Cô ấy viện cớ có việc khẩn và xuống xe khách rồi bước lên một chiếc ô tô theo sau mình... Một chiếc Mercedes kiểu cổ, màu kem. Giống như chiếc xe tôi thoáng thấy trong cái kho cải dụng ở Bethléem... Đấy là xe của Adel, Yasser tự hào tâm sự với tôi... Sihem ở Bethléem, trạm dừng cuối của nàng trước lúc xảy ra vụ khủng bố... Quá nhiều trùng hợp để có thể nghĩ đây là sự ngẫu nhiên.
Tôi tung chăn ra. Đồng hồ chỉ năm giờ sáng. Tôi mặc đồ, ra xe và phóng đến Kafr Kanna.
Tôi không thấy ai ở trang trại. Một người hàng xóm cho tôi biết bà Sihem đã được đưa tới bệnh viện Nazareth và chú Abbas đi theo bà. Ở bệnh viện, người ta không cho tôi gặp người bệnh vốn đã được chuyển gấp vào khu phẫu thuật. Chảy máu não, một y tá cho tôi hay. Abbas đang ở trong phòng đợi, gà gật trên một chiếc ghế băng. Thậm chí ông cũng chẳng đứng dậy khi thấy tôi. Tính ông là vậy; lúc thư giãn cũng khắc nghiệt như một khẩu súng trường. Độc thân ở tuổi năm mươi lăm, chưa bao giờ rời trang trại, ông nghi ngờ phụ nữ và dân thành thị, những người ông né tránh như tránh dịch hạch và ông thà hành xác mình với công việc suốt ngày dài còn hơn là phải ngồi cùng bàn ăn với ai đó không có vết dấu gì của dân lao động chân lấm tay bùn. Đó là một người nông dân cục cằn khỏe như vâm, lời lẽ gay gắt và rất cứng đầu. Ông đi đôi ủng vấy bùn, mặc chiếc áo sơ mi bạc trắng nách do mồ hôi cùng chiếc quần thô cứng và kinh khủng đến mức tưởng như nó được cắt may từ một tấm bạt. Ông giải thích ngắn gọn cho tôi rằng ông thấy bà của Sihem nằm dưới đất, miệng há ra, ông đã ở đây hàng tiếng đồng hồ rồi mà ông lại quên không cởi xích cho lũ chó. Cơn đột quỵ của bà mẹ khiến ông thấy phiền hà hơn là xúc động.
Chúng tôi đợi trong phòng đến lúc một bác sĩ đi tới thông báo rằng ca phẫu thuật đã kết thúc. Tình trạng của bà không có gì tiến triển, mà cơ may thoát khỏi tình trạng ấy là rất nhỏ. Abbas xin phép quay về trang trại.
- Tôi phải về cho gà ăn, - ông càu nhàu và không thực sự để tâm đến lời thông báo của bác sĩ.
Ông nhảy lên chiếc xe tải nhỏ han gỉ của mình và lao về Kafr Kanna. Tôi lái xe bám theo ông. Chỉ khi làm xong những công việc khác nhau của trang trại, nghĩa là khi ngày đã kết thúc, ông mới nhận ra là tôi vẫn còn ở đó.
Ông thừa nhận là đã nhiều lần thấy Sihem đi cùng đứa con trai trong ảnh. Lần đầu tiên là lúc ông quay lại hiệu làm đầu trả nàng ví tiền nàng bỏ quên trên xe ông. Ở đó ông đã bắt gặp Sihem đang tranh luận với cậu trai này. Lúc đầu, Abbas không nghĩ đến điều gì xấu. Nhưng sau đó, gặp lại họ đi cùng nhau ở nhiều nơi, ông bắt đầu nghi ngờ. Chỉ khi cậu trai trên bức ảnh dám lang thang quanh trang trại, Abbas mới dọa đập vỡ sọ cậu ta bằng cuốc. Sihem rất khó chịu với chuyện rắc rối ấy. Từ đó nàng không đặt chân đến Kafr Kanna nữa.
- Không thể thế được, - tôi nói. - Sihem đã trải qua hai lễ hội Aêd el-Kebir với bà cô ấy mà.
- Nó không trở về nữa từ lúc chú sửa gáy thằng vô lại kia, chú cam đoan với cháu đấy.
Thế rồi thu hết can đảm, tôi hỏi ông xem bản chất mối quan hệ giữa vợ tôi và thằng bé trên bức ảnh là gì. Ban đầu ngạc nhiên trước sự ngây thơ trong câu hỏi của tôi, ông nhìn tôi chòng chọc với nụ cười nhếch mép bực bội và cáu kỉnh:
- Cháu cần một bức tranh hay cái gì nào?
- Ít nhất chú cũng phải có một bằng chứng chứ?
- Có những dấu hiệu không lầm đi đâu được. Chú không cần phải bắt quả tang chúng ôm ấp nhau. Chỉ cần thấy cái cách chúng nép sát vào tường là đủ.
- Sao chú không nói gì cho cháu?
- Vì cháu có hỏi gì chú đâu. Với lại, chú thì chú không quen xía vào chuyện người khác.
Đến đúng lúc này, tôi thấy ghét ông ta như chưa từng ghét ai trong đời.
Tôi đi ra xe của mình và nổ máy mà không thèm nhìn vào kính chiếu hậu. Chân dận mạnh cần tăng tốc, tôi cũng không rõ mình đang đi đâu nữa. Dù tôi có rẽ sai hướng hay đâm sầm vào một chiếc xe kéo thì cũng chẳng có nguy hiểm nào thức tỉnh tôi được. Tôi tin đó chính là điều tôi mong muốn cho mình, nhưng đường xá vắng lặng khủng khiếp. Người quá mơ mộng thường quên là mình đang sống mẹ tôi thường nói với bố tôi như vậy. Bố tôi không nghe bà. Ông không phát hiện ra ở bà nỗi tuyệt vọng của người tình cũng như sự cô đơn của người bạn đời. Như thể có một màng chắn vô hình giữa hai người, mỏng mảnh như một thấu kính, nhưng lại giữ họ ở hai cực đối lập nhau. Bố tôi chỉ quan tâm đến bức tranh của ông, vẫn bức tranh ấy, ông vẽ từ đông sang hè, lao tâm khổ tứ vì nó đến lúc nó biến mất sau những lần sửa rồi lại vẽ lại nó như cũ trên một cái giá khác, lúc nào cũng là bức tranh ấy, đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất, để chắc chắn nâng được bức Madone bị còng của mình lên ngang tầm bức La Joconde, và để chắc rằng nó sẽ mở ra cho ông những chân trời mới và mang lại cho ông vinh quang tại tất cả các phòng trưng bày có uy tín. Và chính bởi trong mắt ông chỉ có sự công nhận không thể đạt tới này nên ông không còn nhận ra gì quanh mình nữa, không nhận ra những mất mát của người vợ bị xao nhãng, không nhận ra nỗi giận dữ của vị tộc trưởng hết thời... Có lẽ đó cũng chính là điều xảy đến với tôi trong trường hợp Sihem. Nàng là bức họa của riêng tôi, là sự thừa nhận trọng đại đối với tôi. Tôi chỉ thấy những niềm vui nàng ban tặng tôi và không chút gì nghi ngờ về những nỗi đau của nàng, những yếu đuối của nàng... Tôi không thực sự hiểu nàng, không - nói cách khác đáng lẽ tôi phải bớt lý tưởng hóa nàng đi, bớt cô lập nàng đi. Lúc này khi nghĩ đến điều đó, thì tôi có thể làm thế nào để hiểu nàng đây bởi tôi đã không ngừng mơ về nàng?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ngỡ Đã Là Yêu
Yasmina Khadra
Ngỡ Đã Là Yêu - Yasmina Khadra
https://isach.info/story.php?story=ngo_da_la_yeu__yasmina_khadra