Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Một Người - Một Đời
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 14 -
T
rưa hôm sau, chị Vân Giang lại đưa anh "du kích" cháu ngoại xuống dưới nhà tôi chơi. Tôi ẵm nó trên tay, bàn tay nhỏ xíu, trắng nõn nà của nó lạ lẫm rờ lên mặt tôi, tôi còn hửi được hơi thở thơm tho mùi sữa mẹ của thằng bé, tôi dúi đầu vào ngực nó, bé nhột, cười khanh khách, nhe hàm lợi đỏ hồng vừa mới nhú lên hai cái răng cửa. Tóc thằng nhỏ lỉa chỉa tứ tung, tôi quay qua chị vân Giang dụ dỗ:
- Em hớt tóc cho nó hén, cắt cái đầu đẹp để còn ăn Tết chứ.
- Ừ, cắt đi, tóc nó dài quá rồi, chị cũng định đưa nó ra tiệm hớt đấy.
Tôi chuyển bé cho chị Vân Giang, đi vào phòng mở ngăn kéo tủ lấy tông đơ mà Hạnh mang lên để ở đây vài hôm trước. Tôi đã hớt cho thằng cu Tin cái đầu...trọc lóc, đang hớt nữa chừng cu cậu kêu ngứa um xùm, xoay ngược, xoay xuôi làm tôi lọng cọng đưa máy lẹm vào một góc, thế là phải cạo trọc luôn. Tắm cho Tin xong, nó ra ngồi trước cái gương treo ngay cạnh bếp, đưa tay rờ đầu trọc lóc của mình, tủm tỉm cười hoài. Tối đó đi làm về, bố nó nhìn thấy ngạc nhiên hỏi: "Ai hớt tóc Tin mà kỳ vậy?" "Bác Hân hớt tóc Tin đó, đẹp ba há?".
Tôi lấy cái áo đi mưa màu vàng của Tin, khoác lên mình anh "du kích" nhỏ, chị Vân Giang giữ thân nó, tôi cầm tông đơ kêu rè rè, đưa chầm chậm từ đằng sau ót thằng nhỏ lên trên đỉnh, rồi quay trở lại hàng kế tiếp. Thằng bé ngồi không yên cứ ngúc ngắc tỏ vẻ khó chịu. Tôi giữ thế đưa máy lướt nhẹ, tóc bị cắt chảy ra hai bên mép tuông xuống áo đi mưa, rơi luôn cả vào cổ thằng nhỏ. Bị ngứa, nó càng lắc mạnh, dẫy dụa, gặp đúng lúc tôi cố lượn trên đỉnh đầu thế là phạm vào một góc, lại phải cắt trọc. Sau này, tôi còn cắt thêm cho hai thằng nữa, thằng cu Dừa và đứa con nhỏ của Hương bạn tôi. Cả bốn thằng nhóc dưới bàn tay khoé léo của tôi đều trở thành tiểu sư cọ, bốn cái đầu trọc lóc nhìn thật buồn cười.
Thằng bé sau bữa ăn no nê, lăn ra ngủ ngon lành, nằm dạng chân dạng tay trong tư thế thoải mái. Tôi và chị Vân Giang ngồi gần đấy thủ thỉ tâm sự.
- Thằng Tường nhà chị từ ngày cưới vợ hết quậy rồi phải không?
- Ờ, vợ con rồi thì phải tu tỉnh lại mà làm ăn chớ.
- Bên nhà vợ nó khá không chị?
- Cũng tạm em. Ông bà sui cho vợ chồng nó cái gác ở phía sau nhà, tiền mừng đám cưới nó lấy sửa lại cũng hết mấy chục triệu. Vậy là ổn rồi, có nhà cửa đàng hoàng khỏi lo thuê mướn.
- Từ hôm đó tới nay còn cá độ nữa hết? Có chắc không đó bà?
- Ai mà biết được, nó có sống chung với mình đâu mà bảo theo dõi, hỏi thì nó nói bỏ rồi. Hy vọng là như vậy đi.
Tôi thở dài ngao ngán, chị Vân Giang khổ vì con, nhưng may là chỉ có một đứa, còn tôi thì hằm bà lằng, cái gì cũng đến tay mình, tưởng rằng lấy chồng ra ngoại quốc sống cho yên phận nhưng tính qua tính lại còn khổ hơn cả hồi ở quê nhà. Nay phải lo cho người này mai đến người nọ, chẳng phút nào được yên thân. Người làm tôi khổ tâm nhất là thằng Út, thằng này với con chị Vân Giang giống hệt nhau, mê cờ bạc, đá gà, cá độ đá banh, gì gỉ gì gi cái gì mấy ổng cũng có mặt. Nay đã tu tỉnh làm ăn nhưng không biết được mấy hồi, thú cờ bạc lặm vào trong máu, có đánh chết cũng không bỏ tật, nghèo khổ hết tiền thì làm bộ nịnh nọt chẳng ai bằng. Tôi đã từng thề bỏ cho nó chết đói, vậy mà khi nó viết thư sang năn nỉ ỉ ôi: "Chị ơi, em túng quá" tôi lại không đành lòng. Bố tôi trách tôi hoài vì cái tội làm hư nó. Ừ, mà đúng là tôi làm hư nó thật, bao nhiêu lần giơ tay cứu vớt nó là bấy nhiêu lần dung túng cho nó ném vào mấy độ đá banh. Vừa mới đây nghe tin nó cờ bạc thua cháy túi, cầm xe cầm cộ, tôi bên này cứ nhẩy cà tưng, bực tức trong lòng mà không làm gì được. Mấy thằng "đầu bò" cỡ này không biết cuộc đời của chúng nó sẽ ra sao?
- Tụi này có nước mang chúng nó ra đảo hoang bỏ ở ngoài đó thì may ra mới hết cờ bạc.
- Thời đại điện tử, tụi nó có điện thoại di động, chúng nó cũng cá độ được chị ơi.
- Hôm nọ thằng Út nhà em còn xin chị số điện thoại của thằng Tường nhà chị nữa mới sợ chứ. Chị chối bai bải - thôi ông, ông tha cho tôi một cái, hai ông mà xáp lại với nhau chắc tôi với chị Hân nhà ông chết đứng, chết ngồi.
Tôi bật cười thành tiếng, anh "du kích" đang ngủ ngon lành giật mình choàng tỉnh dậy. Chị Vân Giang vỗ nhẹ vào lưng cu cậu, tôi ngồi nín khe không nói thêm tiếng nào.
Khoảng 7 giờ tối, cô con gái chị chạy xe lại đón, mẹ con bà cháu dắt díu nhau về. Căn nhà tôi dạo này tấp nập, mấy đứa trẻ con giỡn như giặc. Thằng cu Dừa từ hôm tôi về đến nay cứ bám lấy đòi ngủ với tôi. Tan học, chị Trân hoặc tôi thay nhau đi đón. Có lần tụi tôi lo ngồi tán dóc, cô giáo phải đưa lên trả tận nhà.
Thằng Dừa bước vào nhà là tụt ngay quần dài, vắt lên trên thành ghế, chỉ mặc độc cái quần sịp chạy nhông nhông. Tôi túm tay nó kéo lại, hỏi:
- Ủa, sao con cứ về đến nhà là chỉ bận có cái quần sịp không vậy, sexy quá!
- Nực lắm, chịu không nổi.
- Đưa cái mông đây, mẹ cắn một cái coi, chèng ơi cái mông này cắn đã lắm nè.
Tôi cúi xuống làm bộ định cắn vào mông thằng nhỏ, nhưng nó cười khanh khách dẫy dụa tính vọt chạy đi, tôi giữ chặt nó lại, vỗ bốp bốp vào mông nó:
- Con mẹ đẹp trai quá, cặp giò thẳng tưng thế này, mai mốt theo anh Tú làm ca sĩ nghen, hay làm người mẫu thời trang kiếm nhiều tiền nuôi mẹ hén.
- Dạ.
Tôi buông nó ra, đẩy đứng lên, ra lệnh:
- Đâu con đọc thơ cho mẹ nghe đi, bài thơ gì hén...bài thơ gì mà có mèo anh mèo em đó...
Dừa đứng bật dậy lên, miệng chúm chím cười vừa đọc thơ, vừa múa diễn tả cho tôi xem, y như nó đang biểu diễn trên sân khấu
Mèo đi câu cá.
Anh em mèo trắng.
Khoác giỏ đi câu.
Em ngồi bờ ao.
Anh ra sông cái.
Hiu hiu gió thổi.
Buồn ngủ quá chừng.
Mèo anh ngả lưng.
Ngủ luôn một giấc.
Lòng anh thầm chắc.
Đã có em rồi.
Mèo em đang ngồi.
Thấy bầy thỏ bạn.
Cùng chơi múa lượn.
Vui quá là vui.
Bèn nghĩ ồ thôi.
Anh câu cũng đủ.
Nghĩ rồi hớn hở.
Nhập bọn vui chơi.
Lúc ông mặt trời.
Xuống núi đi ngủ.
Đôi mèo hối hả.
Quay về lều tranh.
Giỏ em giỏ anh.
Không con cá nhỏ.
Cả hai nhắn nhó.
Cùng khóc meo meo.
Tôi vỗ tay bộp bộp, hay quá, con mẹ đọc thơ hay quá, giỏi quá ta ơi. Tôi ôm nó vào lòng hôn lấy hôn để lên cặp má bầu bĩnh của nó.
**
Sau bữa cơm tối, chị em tôi ngồi quây quần uống trà tán dóc, chị Lan, nhỏ Hạnh cũng đưa con tập chung về đông đủ. Cả nhà ngồi trên phòng khách, đứa thì ngồi trên ghế, đứa thì ngồi dưới đất, tán đủ thứ chuyện trên đời, từ thời sự quốc tế đến chuyện cúm gà, từ kinh tế đến chính trị và ngay cả chuyện cờ bạc cũng không từ. Về điểm này, cậu Út rành nhất, nghề của cậu mà, đánh bài ở đâu, chỗ nào cậu đều biết, nhân vật nào đánh bài khét tiếng, sòng nào có bảo kê mạnh, Út rành sáu câu, Út kể có thằng nào đó đi đá gà mang theo cả súng, chủ bãi là một tay đại tá quân đội về hưu, mạnh lắm, công an chả thằng nào dám dớ lão này. Thằng kia cho đệ tử mang gà đi trước, nó lái xe xuống sau, bị đàn em lão chận lại không cho vào sòng, hắn rút súng ra doạ nạt um xùm. Út còn mạnh dạn kể:" Dân Việt Nam máu cờ bạc lắm mà nhà nước mình ngu bỏ mẹ lên. Không cho đánh bạc ở đây thì chúng nó đi qua Miên, đâu có xa xôi gì, ngay cây số 11 thôi, tụi nó mang hàng va li tiền đi đánh, toàn tiền đô la, sát phạt kinh lắm. Mẹ bố chúng nó tiền ở đâu ra mà nhiều thế, trong khi mình kiếm từng đồng từng cắc cũng khó khăn". Út dừng lại chậc lưỡi..."đi đánh bạc toàn bị thua, tiếc thật. Thì cứ cho xây cái sòng bạc ngay tại Sài Gòn này, thằng nào thích đánh thì cho nó đánh, để chúng nó ôm tiền qua nước khác, có dẹp được chó đâu mà đòi dẹp."
- Mày có thấy cả vali tiền đô không?
- Bà muốn xem bữa nào tôi dẫn bà đi.
- Vậy là cái tật mày đâu có bỏ, phải không?
Út biết bị hớ ngồi im re. Tôi tiếp tục.
- Mày với thằng Tường sao mà giống nhau dữ!
Nghe nhắc đến Tường, Út ngồi bật dậy kể cho tôi nghe.
- Em mới đến nhà nó cách đây vài tuần, cái khu đấy ghê lắm, toàn dân trộm cắp, đĩ điếm, xì ke ma tuý...thằng Tường ở đó không ổn rồi.
Tôi nhìn Út không chớp mắt.
- Đã tìm đến nơi rồi, nó ở khu nào vậy?
- Khu đó chị không biết đâu.
- Con vợ nó trông khá không?
- Bé bằng cái kẹo ấy mà, lùn được một mẩu.
- Vậy hả, thấy hình coi cũng được, nhưng bà mẹ vợ nhìn mặt giống mụ tú bà quá. Nghe chị Vân Giang bảo, con nhỏ đó bán đồ góp trong xóm.
Thằng Út nhà tôi trề môi, cặp môi thâm xì trông như hai miếng thịt trâu nhìn gớm chết. Nó đưa điếu thuốc vào miệng rít một hơi, từ từ nhả khói rồi nói tiếp
- Góp mẹ gì, bán hàng trắng thì có, bà Vân Giang mai mốt lại khổ vì con.
Tôi trợn mắt, chồm lên hỏi tới tấp.
- Sao mày biết nó bán hàng trắng? Mày thấy nó bán hồi nào?
- Thì đoán thôi, dân ở đó dễ gì.
- Ôi..xì, chỉ được cái đoán mò, làm tao hết hồn. Mày thấy ở cái Sài Gòn này có xóm nào, phố nào là an toàn nữa? ngay dưới chân cầu thang nhà mày đó thôi, tụi nghiện sắp hàng cả lũ ở dưới.
Út không cãi lại, dúi điếu thuốc vào cái gạt tàn, thằng cu Tin nằm bên cạnh bố giơ chân đá vào bánh xe đạp dựng kế bên. Tôi nhìn nó, nhìn thằng Út, nhìn cu Dừa rồi nhìn cả thằng con tôi, cầu trời đừng cho tụi này sa vào con đường nghiện hút.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Một Người - Một Đời
Lê Mỹ Hân
Một Người - Một Đời - Lê Mỹ Hân
https://isach.info/story.php?story=mot_nguoi_mot_doi__le_my_han