Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Kazan (Ca Dăng)
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 14: Tử Thần Đỏ
K
azan và Sói Xám chạy rất lâu theo hướng bắc và đến vùng gọi là vùng “Đáy Hồ”. Đúng lúc chúng đang ở đấy thì Giắc, giao liên của Công ty Vịnh Hơt-xân (1), đưa đến cho các bưu điện trong vùng những tin tức chính thức đầu tiên về thiên tai khủng khiếp: một trận dịch đậu mùa đang hoành hành trên vùng Sơn Lâm.
Mấy tuần nay nhiều tin đồn từ khắp nơi đưa đến. Thế rồi những tin đồn đó cứ rộng dần. Từ phía đông, phía tây và phía nam, tin tức nhân lên đến mức khắp nơi, trong những vùng hẻo lánh bao la, khách qua lại cho rằng Tử thần Đỏ, Hồng Họa đang theo dõi họ. Và không khí rùng rợn của một nỗi lo âu khủng khiếp tràn qua đó chẳng khác gì một trận cuồng phong thổi từ những vùng văn minh cuối cùng đến những chốn tận cùng xa thẳm nhất của Cánh Đồng Tuyết Trắng.
Mười chín năm trước, cũng những tin đồn như vậy đã loan truyền và Hồng Hoạ đã theo sau. Nỗi hãi hùng vẫn còn ghi lại trong lòng mọi người dân vùng Sơn Lâm, vì hàng mấy nghìn ngôi mộ không thánh giá, mà người ta phải tránh xa như một thứ ôn dịch, rải rác từ vịnh Giêm đến hồ A-ta-ba-xca (2), chứng nhận cho cái quyền cống vật mà thiên tai đòi hỏi lúc nó đi qua.
Trong những cuộc rong ruổi lang thang, Kazan và Sói Xám thường gặp những nấm mộ ảm đạm như vậy, và một bản năng bí mật, vượt cả hiểu biết của con người, không cần đến một giác quan nào khác, đã bảo cho chúng biết rằng dưới đó là cái chết. Cũng có thể, nhất là Sói Xám, do mù loà mà nhạy cảm hơn trước những hương trời khí đất, chúng trực tiếp nhận ra những điều mà mắt không nhìn thấy.
Chỉ biết rằng bao giờ cũng vẫn Sói Xám nhận ra đầu tiên sự có mặt của Hồng Hoạ.
Cùng với bạn, Kazan lần theo một đường bẫy vưa mới phát hiện được. Dấu chân dẫn nó đến đó đã mờ vì lâu rồi. Từ khá nhiều ngày, không một ai đi qua đấy. Trong cái bẫy thứ nhất, che khuất dưới những cây thông dày, chúng tìm thấy một con thỏ rừng thối ruỗng đến một nửa. ở một bẫy khác là bộ xương một con cáo, bị cú rỉa trơ trụi, còn lại một ít lông. Phần lớn bẫy đều sập cả. Các cái khác thì bị tuyết phủ. Kazan sục sạo từ bẫy này sang bẫy nọ tìm kiếm một con mồi còn sống để ăn mà không được.
Bên cạnh Kazan, Sói mù cảm thấy Tử thần đang xuất hiện. Nó cảm thấy Tử thần rùng mình trong không khí, bên trên mình nó, trên các ngọn thông. Nó phát hiện ra Tử thần trong từng cái bẫy mà nó với Kazan gặp. Và càng đi nó càng rên rỉ nhiều hơn, khẽ cắn vào hông Kazan lúc nào cũng chạy phía trước.
Cứ thế cả hai đến một khu rừng thưa, chỗ có một cái chòi. Đây là chòi của Ốt-tô, người săn thú.
Sói Xám dừng lại trước chòi và ngồi xuống, ngước bộ mặt mù lên nền trời xám. Rồi nó rống lên một tiếng rên rỉ thật dài. Thế là, suốt dọc sống lưng, lông Kazan bắt đầu dựng đứng cả lên. Và Kazan cũng ngồi xuống, cùng với Sói Xám hoà vang tiếng rống gửi cho Tử thần.
Đúng là Tử thần đang ở trong chòi. Trên nóc chòi cắm một cây sào làm bằng cành thông non, đầu sào vật vờ một dải vải đỏ. Đó là lá cờ báo hiệu Tử thần Đỏ, mà tất cả mọi người, từ vịnh Giêm đến hồ A-ta-ba-xca đều hiểu rõ ý nghĩa.
Nhà bẫy thú Ốt-tô, cũng như trăm nghìn anh hùng khác của vùng Bắc địa, trước khi nằm xuống, đã dựng cái tín hiệu đen tối kia.
Ngay trong đêm ấy, dưới ánh trăng giá lạnh, Kazan và Sói Xám lại tiếp tục cuộc hành trình, tránh xa cái chòi đó.
Từ thương điếm này đến thương điếm khác các giao liên buồn thảm đem đến tin tức về chết chóc. Một người xuất phát từ Hồ Nai, đã đi học hết Hồ Vô-la-xtôn(3), vượt qua mặt băng của Hồ A-ta-ba-xca và đến bưu trạm Đáy Hồ nói:
- Tử thần Đỏ cũng đã lan tràn vào bà con da đỏ, từ những người ở quanh vịnh Hơt-xân đến thổ dân Cơ-rê và Si-pơ-va, ở quãng giữa các đồn An-bô-ni và Sớc-xin. Nhưng tôi còn phải báo tin đi xa nữa, về phía tây.
Ba ngày sau một giao liên thứ hai từ đổn Sớc-xin đến, mang theo một công văn của tổng đại diện báo tin cho các nhân viên bưu trạm Đáy Hồ là họ phải chuẩn bị không chậm trễ trước Tử thần Đỏ.
Người nhận công văn đọc xong, mặt trắng bệch hơn cả tờ giấy y cầm trên tay.
- Thế nghĩa là – y nói – chúng ta phải đào huyệt! Đấy là những công việc chuẩn bị duy nhất có ích phải làm.
Y đọc to bức thư và tất cả những người còn khoẻ mạnh đều được chỉ định để đi loan báo, trên phạm vi của trạm, cho tất cả các bạn rải rác trong rừng.
Người ta vội vã đóng đai cương cho chó. Trên mỗi xe ra đi, ngoài thuốc men thông thường,còn để thêm một cuộn vải đỏ sẽ dùng làm tín hiệu của dịch bệnh và hãi hùng; bàn tay nào phụ trách việc cũng run lên bần bậc.
Sói Xám và Kazan gặp dấu vết của một trong những chiếc xe đó, trên mặt băng sông Hải Ly Xám, và cả hai cứ chạy theo suốt nửa dặm đường. Hôm sau chúng gặp một dấu vết thứ hai và hôm sau nữa, một dấu thứ ba.
Dấu này còn mới nguyên. Sói Xám nhe nanh gầm gừ to hơn như có một vật gì vô hình chích vào nó. Cùng lúc ấy gió thoảng đến cho đôi bạn một mùi khói cay cay.
Kazan và Sói Xám trèo lên một cái gò cạnh đấy. Từ trên, chúng trông thấy, phía dưới, một cái chỏi đang cháy bùng bùng, trong khi một chiếc xe trượt có cả chó đang khuất dần trong đám thông cùng với người đánh xe. Trong chòi có một người khác chết vì chứng bệnh trời giáng khủng khiếp đó và đang cháy cùng với cái chòi. Luật phương Bắc là thế đó!
Đứng trước dàm lửa thảm khốc đó, Sói Xám cứ đờ ra như một tảng đá trong khi một tiếng rên rỉ cuồn cuộn trong cổ họng Kazan. Rồi đột nhiên, chúng chạy trốn và chỉ dừng lại cách đấy đến mười dặm, trêm một cái đầm lầy đóng băng, đến đây chúng rúc vào những lùm cây dày rậm che kín cả đầm băng.
Những ngày, những tuần tiếp đó đánh dấu cho mùa đông năm 1910 như một trong những mùa động khủng khiếp nhất của lịch sử vùng Bắc địa. Hồng Hoạ cùng với cái đói, cái rét làm nghiêng hẳn cán cân về phía thần chết, đối với muông thú cũng như với con người, khiến không sao quên được chương sách này, ngay cả đối với những thế hệ mai sau.
Trên khu vựa đầm lầy, Kazan và Sói Xám đã tìm được một chỗ tốt trong cái thân rỗng một cây đổ. Một ổ nhỏ vừa xinh, lại rất kín, tránh được cả tuyết lẫn gió. Chính Sói Xám đã tìm ra, nên nó chui vào chiếm trước, nằm dán bụng thở hổn hển, một cách thoả mãn. Kazan chui vào sau.
Chúng tiếp tục sống bằng thỏ trắng, và gà gô-thông. Kazan rình bắt giồng gà gô này khi chúng vừa đặt chân xuống đất. Nó phải nhảy lên chộp trước khi chúng thấy nó đến gần.
Sói Xám đã thôi không buồn về cảnh mù của mình nữa, cũng thôi không dụi chân vào mắt và thôi không thút thít nhớ tiếc ánh mặt trời, nhớ tiếc ánh trăng vàng và ngàn sao vằng vặc. Khứu giác và thính giác của nó ngày càng trở nên nhạy bén. Nó có thể bắt được trong gió hơi một con nai miền bắc cách xa hàng hai dặm và đánh hơi được sự có mặt của người cách xa hơn nữa. Gặp đêm khuya thanh vắng, nó bắt được cả tiếng cá hương quẫy trong suối cách xa hàng nửa dặm.
Trong săn bắt, sự hỗ trợ của nó đã trở thành vô cùng quý báu đối với bạn. Chính nó đã phát hiện ra mồi và báo cho Kazan biết. Về mặt này, từ nay Kazan hoàn toàn dựa vào nó. Mặc dầu mù loà, nó cũng thử săn đuổi những thú do nó phát hiện. Nhưng luôn luôn nó thất bại.
Qua những cuộc săn bắt đó, Kazan không thể bỏ Sói Xám nữa, mà Sói Xám thì đã dễ dàng nhận thức thấy nếu thiếu Kazan nó cũng không sao tồn tại nổi.
Đối với nó, người bạn đường của nó là sự sống còn. Vì vậy nó không ngừng mơn trớn chăm sóc bạn. Gặp lúc bực tức, nếu Kazan có gầm gừ, nó cũng không nhe nanh đáp lại, mà chỉ nhẫn nhục cúi đầu. Những lúc Kazan đi về, nó thè lưỡi ấm liếm cho tan băng bám vào móng chân dưới lớp lông dày.
Một hôm, Kazan bị dằm gỗ cắm vào gan bàn chân, suốt ngày nó liếm vào vết thương cho chảy máu ra và rút bật được cái dằm. Những lúc chúng nằm nghỉ, bao giờ Sói Xám cũng gác cái đầu đẹp đẽ nhưng mù loà lên lưng hoặc cổ Kazan.
Xung quanh chúng, thú rừng nhỏ rất nhiều và trong thân cây rất ấm. Ít khi chúng mạo hiểm, dù để dăn bắt, đi quá giới hạn của vùng đầm lầy mến khách này. Dưới kia thỉnh thoảng, trong những cánh đồng bao la và trên những đỉnh núi xa xăm, quả chúng có nghe rõ tiếng sói đuổi mồi. Nhưng nghe tiếng gọi bầy, chúng không rung động nữa, và lòng khao khát nhập đàn cũng không còn nữa.
Một hôm, do mải mê đi hơi quá xa hơn thường lệ, chúng đi hết một cánh đồng vừa bị cháy mùa hè trước, trèo lên một ngọn núi trước mặt, rồi lại xuống đến một cánh đồng thứ hai.
ở đây, Sói Xám đứng lại để đánh hơi, Kazan chăm chú và băn khoăn quan sát bạn một lúc theo thói quen. Nhưng gần như ngay lúc ấy nó hiểu tại sao hai tai Sói Xám lại cụp xuống đột ngột và cảm thấy bạn đang ngồi xuống. Đây không phải có thú rừng đến gần. Mà một mùi khác, mùi người đã đập vào mũi chúng.
Hai con vật như do dự một lúc. Sói Xám đến đứng phía sau Kazan, như yêu cầu che chở và rên ư ử. Kazan dẫn đầu. Đi được gần ba trăm thước, đến một lùm thông non, chúng gặp một cái chòi da đỏ tuyết phủ gần kín.
Chòi bỏ không. Không có người và lửa ấm. Mùi người đến chính từ đây.
Chân cứng lại, lông rung rung, Kazan đến gần cửa chòi. Nó nhìn vào trong. Giữa chòi, trên lớp tro tàn của một đống lửa lăn lóc thân hình một đứa bé da đỏ, bọc trong một cái chăn cháy dở. Kazan có thể trông thấy đôi bàn chân nhỏ xíu, trong đôi giày bé tí. Thân hình như khô đét và phải lâu lắm mới nhận được mùi.
Kazan rụt đầu lại và thấy phía sau, Sói Xám đang rê mũi xunh quanh một nấm mộ dài, mà hình dáng lỳ lạ còn nổi lên dưới tuyết. Sói Xám dè dặt đi vòng quanh nấm mộ ba lần, rồi ngồi xuống cách xa một tí.
Đến lượt Kazan cũng đến gần đống đất ngửi ngửi.
Dưới mô tuyết lùm lùm, cũng như trong chòi, là chết chóc, Thiên tai đỏ đã đến tận đây.
Rạp đuôi,cúp tai, cả đôi lảng xa, bụng dán sát đất, mãi cho đến lúc lùm thông khuất hẳn. Về đến hang ổ trên đầm lầy, Kazan và Sói Xám mới dừng lại.
Suốt đêm hôm sau, trăng rằm hiện ra như một cái đĩa mờ, viền thêm quầng đỏ. Đây là dấu hiệu một đợt rét khủng khiếp.
Tử thần Đỏ bao giờ cũng đi đôi với những đợt rét dữ dội. Nhiệt độ càng giảm, sự tàn phá cùa dịch bệnh càng rùng rợn.
Suốt đêm rét mỗi lúc một tăng. Rét xuyên vào đến tận gốc cây hang ổ của Kazan và Sói Xám khiến chúng càng phải nằm sát vào nhau.
Mỗi sáng, vào quãng tám giờ, hai con vật đánh liều ra khỏi hang. Nhiệt kế phải ghi đến năm mươi độ âm. Trong các cành thông, gà gô co quắp lại thành những hòn cầu lông vũ, và chúng cố tránh xuống đất. Những chú thỏ trắng cứ nắm chúi tận trong đáy hang.
Kazan và Sói Xám không thể lần mò được một dấu vết nào cả và, sau nửa giờ săn kiếm không kết quả, đành quay về hốc cây của chúng.
Hai ba hôm trước, Kazan có chôn dưới tuyết, như giống chó thường làm, một nửa con thỏ ăn dở. Nó bới lên và chia sẻ số thịt băng giá với Sói Xám.
Trong ngày, nhiệt kế tiếp tục xuống. Đêm đó trời trong không một gợn mây, mặt trăng trắng như một quả cầu điện, muôn sao lấp lánh kín trời. Nhiệt độ lại sụt thêm mười độ nữa và, trong thiên nhiên, mọi vật đều hoàn toàn bất động. Cả đến những giống thú đầy lông như chồn nâu, chồn trắng và mèo rừng nữa, cũng không bao giờ ra khỏi hang ổ trong những đêm tương tự, và hôm sau, các nhà bẫy thú bao giờ cũng thấy bẫy của họ còn nguyên, không bị đụng chạm.
Cái đói chúng đang chịu đựng vẫn chưa đủ để lôi Sói Xám và Kazan ra khỏi hang ổ. Sáng rõ, chúng vẫn nằm trong hốc cây ấm. Làm như vậy là đúng. Vì ở ngoài đến con vật bé nhỏ nhất chúng cũng chẳng gặp được.
Trời đã sáng mà chẳng có một thay đổi gì về cai rét khủng khiếp đang hoành hành. Quãng trưa, Kazan để Sói Xám nằm lại trong hốc cây, quyết định đi săn một mình.
Ba phần tư chó trong dòng máu khiến nó cần ăn hơn cô bạn. Với Sói Xám ngược lại, cũng như với tất cả anh em họ nhà sói của nó, thiên nhiên sáng suốt đã phú cho một cái dạ dày có khả năng chịu đựng đói khát. Bình thường nó có thể nhịn ăn một cách dễ dàng mười lăm hôm. Với sáu mươi độ âm, sức lực mất rất nhanh, nó vẫn có thể nhịn đói thêm tám hay mười ngày nữa. Vậy mà từ lúc nó ăn xong miếng thịt thỏ lạnh cuối cùng, mới có ba mươi giờ, cho nên nó thích nằm lại trong ổ ấm hơn.
Thế là đói quá, Kazan phải lo sục sạo tất cả các bụi cây, lùm rậm. Tuyết rơi nhè nhẹ, lăng tăng như mưa đá, và nó chỉ phát hiện được dấu vết của mỗi một con chồn trắng mà không sao tóm được.
Dưới một cây khô, ở cửa một cái hang, nó ngửi thấy mùi thỏ thơm. Nhưng con thỏ cũng yên trí trong hốc sâu, như lũ gà gô trên các cành cây. Sau một giờ đào bới mặt đất băng giá chẳng ích gì, Kazan đành bỏ cuộc.
Sau ba giờ săn bắt, nó mệt nhoài quay về Sói Xám. Trong lúc cô bạn, nhờ bản năng tự tồn khôn ngoan của Sơn Lâm trong người, tiết kiệm được sức sống của mình, thì Kazan đã tiêu phí một cách vô ích và càng thấy đói hơn bao giờ hết.
Khi đêm tối trở về, và trên nền trời trăng lại nhô lên sáng ngời, Kazan lại tiến hành cuộc săn bắt. Hết tỉ tê rên rỉ, giả vờ ra đi, rồi lại quay về, nó cố tìm cách lôi kéo Sói Xám cùng đi. Nhưng hai tai cúp chếch xuống đôi mắt mù, Sói Xám vẫn nhất quyết không xê dịch.
Nhiệt độ vẫn tụt mãi, đạt đến quãng sáu mươi lăm, bảy mươi độ âm cộng thêm ngọn gió cắt thịt mỗi lúc một mạnh bao giờ cũng theo sau cái rét. Người nào đứng ngoài trời cũng đến gục chết. Nửa đêm, Kazan đành một lần nữa bỏ cuộc trở về hang.
Gió lốc càng cuốn xoát tàn nhẫn. Bám trên gốc cây khô, Kazan bật lên những tiếng rên rỉ thảm thiết, rồi chốc chốc lại im lặng, chốc chốc lại rống lên xé tai, nghe rất dữ tợn và vang rất xa.
Đó là dấu hiệu báo trước cơn bão phương Bắc từ Bắc Cực thổi đến vùng Ba-ren.
Cùng với bình minh, cơn bão bắc nổi lên với tất cả sức hung hãn của nó. Kazan và Sói Xám, nằm sát vào nhau, run cầm cập giữa cảnh gầm rú dữ dội. Có lúc Kazan cố thò đầu và vai ra ngoài, nhưng lập tức nó bị hất trở lại.
Tất cả muông thú vùng Sơn Lâm, tất cả những gì có sức sống ở đấy, đều rúc sâu thêm vào trong hang ổ.
Cuộc chấn động thời tiết này, dù ác liệt và kéo dài đến mấy, những thú lông dày cũng vẫn là giống ít lo ngại nhất. Vì ở trong hang ổ, chúng thường tích trữ cẩn thận thức ăn trong mùa nắng ấm.
Sói và chồn đều rúc xuống dưới các cây đổ hoặc trong các hang núi. Giống có cánh thì tránh nấp, gặp chăng hay chớ, trong các cành thông hoặc đào những hốc nhỏ trong các đụn tuyết, phía khuất gió. Giống cú, mình toàn lông, là giống ít sợ lạnh nhất trong các loài chim.
Nhưng đối với những thú lớn có sừng và móng guốc thì bão Bắc là tai hoạ ác nghiệt nhất.
Tuần lộc, nai miền bắc, nai nhài quạt, vì thân hình to cao, không thể chui vào các kẽ núi. Mỗi khi gặp bão ngay giữa đồng trống, cách tốt nhất của chúng là nằm nấp vào một đụn tuyết nào đấy, và mặc cho các bông tuyết phủ kín hoàn toàn trên lớp da bảo vệ.
Nhưng chúng cũng không thể trốn tránh lâu bằng cái kiểu tự nguyện chôn vùi ấy được. Vì còn phải ăn. Mùa đông, trong hai mươi bốn giờ, thì hai cái hàm nai nhài quạt phải hoạt động suốt mười tám giờ nó mới khỏi chết đói. Cái dạ dày to lớn của nó đòi hỏi số lượngn và phải ngốn ngấu không nghỉ; mỗi ngày nó cần hai hay ba gánh thức ăn. Và công việc nhai nhá trên ngọn các bụi rậm, một khối lượng như thế về cành non và búp non, đòi hỏi rất nhiều thời gian. Giống nai miền bắc cũng đòi hỏi gần như vậy. Giống tuần lộc trong bộ ba này, dễ thoả mãn hơn cả.
Suốt ba ngày đêm, bão lồng lộn điên cuồng. Trong đêm thứ ba, gió lại kéo thêm một trận tuyết dày, to bông, phủ kín mặt đất, cao đến năm sáu phân và dồn đống thành những đụn rất to. Người da đỏ gọi đấy là “tuyết nặng” nghĩa là thứ tuyết hình thành như một tấm áo bằng chì, dưới lớp áo đó hàng nghìn hàng vạn thỏ và các giống thú nhỏ đều chết ngạt.
Sang ngày thứ tư, Kazan và Sói Xám đánh liều ra khỏi hang. Gió đã lặng, tuyết không rơi nữa. Một tấm khăn liệm trắng ngần bao la, bất tận, phủ lên khắp vùng Bắc Địa. Rét vẫn còn rất đậm.
Cũng như Tử thần Đỏ đã hoàn thành việc sát hại con người, giờ đây những ngày đói rét đang đến với dã thú và sẽ tiêu diệt chúng nó.
------------------------------------
(1)Công ty Vịnh Hơt-xân, là một công ty Thương mại, quản lý khắp vùng Bắc địa, những trạm bưu điện và những thương điếm đến tận các vùng cực bắc.
(2)Vịnh Giêm là chỗ lõm cực nam của Vịnh Hơt-xân. Hồ A-ta-ba-xca nằm cách quãng 1000 cây số về phía tây nam giữa vĩ tuyến 60 và vòng đai bắc cực. Đáy Hồ nằm trên bờ bắc của hồ A-ta-ba-xca.
(3)Hồ Nai, Hồ Vô-la-xtôn, đồn An-bô-ni và đồn Sớc-xin đều ở phía nam Hồ A-ta-ba-xca.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Kazan (Ca Dăng)
James Oliver Curwood
Kazan (Ca Dăng) - James Oliver Curwood
https://isach.info/story.php?story=kazan_ca_dang__james_oliver_curwood