Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 14
1
3.
Một buổi sáng tháng Mười một, khi Denise đang ra lệnh đầu tiên ở gian hàng thì người ở gái nhà Baudu đến báo tin cô Geneviève vừa qua một đêm rất xấu và cô ta muốn gặp ngay cô chị họ. Ít lâu nay, cô gái càng ngày càng yếu và cách đây một hôm cô đã liệt giường.
- Chị bảo tôi sẽ sang ngay. - Denise lo lắng nói. Cái đòn kết liễu Geneviève chính là sự biến mất đột ngột của Colomban. Lúc đầu, do Clara đùa bỡn, anh ta đã đi ngủ ở ngoài, rồi bị sự thèm muốn điên cuồng của trai tơ âm thầm khống chế, trở thành con chó ngoan ngoãn của cô ả kia, một ngày thứ hai hắn không trở về, hắn chỉ viết cho chủ một bức thư vĩnh biệt, viết với những lời chọn lựa của kẻ tự sát. Có lẽ, trong đáy cơn cuồng nhiệt đó, người ta cũng thấy sự tính toán láu lỉnh của một chàng trai hoan hỉ khước từ một cuộc hôn nhân tai hại; cửa hàng bán dạ cũng vất vưởng như cô vị hôn thê, đã đến lúc phải liều mà cắt đứt. Và mọi người sẽ cho hắn là nạn nhân xấu số của tình yêu.
Khi Denise đến hiệu Vieil Elbeuf thì chỉ thấy một mình bà Baudu. Bà ngồi không nhúc nhích đằng sau két, bộ mặt nhỏ trắng bệch, thiếu máu, canh giữ gian hàng im ắng và trống rỗng. Không còn thư ký nữa; cô ở đang phủi bụi các ngăn bằng chiếc chổi lông; mà đang còn vấn đề thay thế cô ta bằng một người đàn bà làm nội trợ. Bóng tối lạnh từ trần tỏa xuống; hàng giờ trôi qua mà không một khách hàng tới xua nó đi, và hàng hóa lâu ngày không đụng đến càng ngày càng đượm mùi diêm tiêu của những bức tường.
- Có chuyện gì đấy, thím? - Denise hót hải hỏi -Geneviève nguy rồi sao?
Bà Baudu không trả lời ngay. Mắt bà rớm lệ. Rồi bà ấp úng:
- Thím không biết, chẳng ai nói gì với thím cả... Chà! Thế là hết, thế là hết...
Và bà đưa mắt đẫm lệ nhìn quanh cửa hàng tối om, tưởng như bà cảm thấy con gái bà và cửa hàng cùng ra đi. Số tiền bảy mươi nghìn phrăng bán cơ sở Rambouillet không đầy hai năm đã tiêu tan trong cái vục thẳm cạnh tranh. Để đấu tranh chống hiệu hạnh phúc, bây giờ nó bán cả dạ cho đàn ông, da may đồ đi săn, may chế phục, lão bán dạ đã phải chịu những hy sinh to lớn. Cuối cùng ông ta vừa bị đè bẹp hẳn vì molleton và flanelle của đối phương, hai mặt hàng tương xứng chưa từng có trên thị trường này. Dần dần nợ càng lớn; ông ta phải quyết định biện pháp tối hậu là đem cầm ngôi nhà cổ ở phố La Michodière, nơi ông tổ Finet đã sáng lập cửa hàng; và bây giờ chỉ còn là chuyện ngày giờ, ngôi nhà sẽ tan vụn, ngay cả trần nhà cũng sụp đổ và bay thành bụi, như một công trình man rợ và mục nát, gió sẽ cuốn đi.
- Chú ở trên kia. - Bà Baudu lại nói, giọng nức nở - Chú thím mỗi người phải thay nhau ở đó hai giờ; thì vẫn phải có người coi ở đây. Chà! Cẩn thận vậy thôi, chứ mà sự thật...
Cử chỉ bà kết thúc lời nói. Đáng lẽ họ khóa cửa lại, nếu như không vì cái kiêu hãnh thương nghiệp cũ kỹ khiến họ cứ phải đứng đó trước khu phố.
- Thế thì cháu lên đây, thím ạ, - Denise nói, lòng cô thắt lại, trong cảnh tuyệt vọng nhẫn nhục tỏa ra ngay cả từ những tấm dạ.
- Ừ, cháu lên đi, lên mau... Em nó chờ cháu, nó hỏi cháu suốt đêm đấy. Chắc nó muốn nói với cháu điều gì.
Nhưng vừa lúc đó, ông Baudu xuống. Lo buồn, khiến bộ mặt vàng vọt của ông xanh rũ, cặp mắt nổi tia máu. Ông ta vẫn khẽ nhón bước chân vì mới ở buồng trên xuống, ông thì thầm như sợ ở trên kia nghe thấy:
- Nó đang ngủ.
Và, đôi chán rã rời, ông ngồi xuống một chiếc ghế. Với một cử chỉ như máy, ông lau trán, thở hổn hển như người vừa làm công việc nặng nhọc. Im lặng. Cuối cùng, ông bảo Denise:
- Chốc nữa cháu sẽ gặp em nó... Khi nó ngủ, chú thím tưởng như nó khỏi bệnh.
Lại bắt đầu im lặng. Ông bố và bà mẹ, đối diện, ngắm lẫn nhau. Rồi, lẩm bẩm, ông ta lại kể lể những nỗi đau khổ, chẳng gọi tên ai, chẳng nói với ai.
- Dao có kề trên đầu, tôi cũng không tin chuyện đó! Hắn là đứa cuối cùng, tôi nuôi dạy nó như con trai. Người ta đến báo tôi: “Họ cũng sẽ cướp người của ông mất thôi, ông sẽ thấy hắn nhảy lộn cho mà xem”, tôi sẽ trả lời: “Nếu thế chẳng hóa ra không còn trời đất nào hay sao!” Thế mà hắn đã nhảy lộn thật!... Chà thằng khốn kiếp, nó thông tỏ về thương nghiệp chân chính đến thế, nó nắm hết mọi ý kiến của tôi! Để đi theo một con xấu như khỉ, để đi theo một con hình nhân bày tủ kính các cửa hiệu bịp bợm. Không, cháu thấy không, còn gì là lẽ phải nữa!
Ông ta rung cái đầu, mắt mơ hồ cúi xuống nhìn gạch lát ẩm thấp, mòn đi vì bao nhiêu thế hệ khách hàng.
- Cháu có muốn biết không? - Ông lại tiếp tục nói nhỏ hơn - Này nhé, có những lúc chú tự cảm thấy có tội nhất trong tai họa này. Thật đấy, lỗi ở chú, nếu con gái tội nghiệp của chú nằm sốt li bì ở trên kia. Phải chăng, chú đáng lẽ phải cho chúng lấy nhau ngay, không vì kiêu căng ngu xuẩn mà cứ ngoan cố không muốn trao cửa hàng cho chúng vì cửa hàng kém phần thịnh vượng? Nếu không, bây giờ nó đã lấy kẻ mà nó yêu, và có lẽ tuổi trẻ của chúng làm nên ở đây chuyện phi thường mà chú không thực hiện được. - Nhưng chú là một lão già điên, chú chẳng hiểu gì về chuyện đó, chú không ngờ rằng có thể phát ốm vì những chuyện như thế? Thật thế! Gã con trai đó là phi thường: một năng khiếu về buôn bán, và một tấm lòng chân thật, tính tình chất phác, trật tự trong mọi công việc, nghĩa là học trò của chú...
Ông ta ngẩng đầu lên, vẫn bênh vực những ý kiến của mình, ở nơi gã thư ký đã phản bội ông. Denise không thể nghe ông tự kết tội, và cô nói với ông hết, trong cơn xúc động lôi cuốn cô, vì thấy ông tự hạ mình quá, nước mắt giàn giụa, ông xưa kia ngự trị ở đây, như ông chủ nạt nộ và độc đoán.
- Chú ạ, cháu xin chú đừng bênh vực hắn... Chưa bao giờ hắn yêu Geneviève, hắn sẽ chuồn sớm hơn nếu chú định cho cưới sớm. Chính cháu đã nói với hắn chuyện đó; hắn biết rõ là cô em tội nghiệp của cháu đau khổ vì hắn, thế mà chú xem điều đó không ngăn được hắn bỏ đi... Chú cứ hỏi thím mà xem.
Bà Baudu không hé môi mà chỉ làm hiệu đầu để xác nhận những lời đó. Thế là lão buôn dạ càng tái mặt, nước mắt giàn giụa làm mờ cả mắt. Ông ta lắp bắp:
- Có lẽ là tại dòng máu, ông bố chết hè năm ngoái cũng vì gái đĩ nhiều quá.
Và, bất giác, mắt ông đưa vòng quanh các xó tối, từ những quầy hàng trần trụi đến những ngăn đầy ắp, rồi trở lại đăm đăm nhìn bà vợ, vẫn ngồi đó ở két, hoài công chờ đón khách hàng đã biến mất.
- Thôi, thế là hết - Ông ta lại nói - Chúng nó đã giết chết nghề buôn bán của chúng ta, và bây giờ thế đó, một con đĩ của chúng lại giết chết con gái chúng ta.
Không ai nói gì nữa. Tiếng xe chay qua từng lúc làm rung chuyển gạch sàn, cứ như tiếng trống đám ma, trong không khí ngưng đọng, ngột ngạt dưới trần nhà thấp. Và, giữa cảnh rầu rĩ ảm đạm của những cửa hiệu hấp hối đó người ta nghe thấy những tiếng gõ âm thầm ở một chỗ nào trong nhà. Đó là Geneviève vừa thức giấc gõ bằng chiếc gậy để lại bên cạnh có.
- Ta lên mau - Baudu giật mình đứng dậy, nói -Cháu cố vui lên, đừng để cho nó biết gì hết.
Chính ông ta, khi lên cầu thang, cũng chùi kỹ để xóa hết vệt nước mắt. Vừa mở cửa ở gác một thì nghe thấy một tiếng nói yếu ớt, khẩn khoản, la lên:
- Ôi! Tôi không muốn nằm một mình... Ôi! Đừng bỏ tôi một mình!... Ôi! Tôi sợ nằm một mình...
Rồi khi trông thấy Denise, Geneviève bình tĩnh lại, mỉm cười vui mừng.
- Chị đến đấy!... Em chờ chị mãi, từ hôm qua. Em đã tưởng chị, chị cũng bỏ em nốt!
Thật tôi nghiệp. Buồng cô gái nhìn ra sân, một gian buồng nhỏ với ánh sáng nhợt nhạt. Lúc đầu bố mẹ đặt cô ở ngay buồng họ, nhìn ra phố; nhưng cô kinh hoảng khi trông thấy hiệu Hạnh phúc các bà ở trước mặt, thế là họ phải đưa trở về buồng cô. Ở đó, cô nằm dài, mỏng mảnh dưới tấm chăn, đến nỗi người ta cũng chẳng cảm thấy có thân hình một con người nữa. Đôi cánh tay gầy, hâm hấp nóng của những người bị lao, luôn luôn có cử động tìm kiếm lo lắng mà vô ý thức; còn món tóc đen, nặng trĩu ưu tư, dường như dày thêm lên với sức sống ngồn ngộn làm tiêu mòn bộ mặt tiều tụy, ở đó thoi thóp trong sự thoái hóa cuối cùng một dòng họ dài mọc lên trong bóng tối gian hầm của nền thương nghiệp cổ lỗ Paris.
Bấy giờ, Denise nhìn cô ta, thương xót đến xé ruột. Cô không nói, sợ nước mắt lại chảy ra. Cuối cùng, cô thủ thỉ:
- Em đến đây ngay mà... Em có thể giúp chị điều gì? Chị gọi em... Chị có muốn em ở lại đây không?
Geneviève thở hổn hển, hai bàn tay vẫn lần mò trong nếp chăn, không rời mắt nhìn cô.
- Không, cám ơn, em chẳng cần gì... Em chả muốn ôm hôn chị.
Nước mắt cô ta trào ra. Thế là Denise cúi mạnh xuống, hôn vào hai má cô ta, mình rợn lên khi môi chạm vào đói má hóp nóng như lửa. Nhưng người ốm đã ôm lấy cô, siết chặt, giữ cô lại trong vòng tay tuyệt vọng. Rồi cô ta nhìn về phía bố.
- Chị có muốn, em ở lại không? - Denise lặp lại -Chị có việc gì phải làm không?
- Không, không.
Geneviève vẫn khăng khăng nhìn về phía bố, ông ta đứng đó vẻ ngây dại, họng thắt lại. Cuối cùng ông ta hiểu, ông rút lui không nói một lời, họ nghe tiếng bước chân ông xuống thang nặng thình thịch.
- Chị cho em biết, hắn ở với mụ đó phải không? -Người ốm lập tức vừa hỏi, vừa nắm lấy tay chị, bắt ngồi xuống ven giường nằm - Phải, em muốn gặp chị, chỉ có chị mới nói được. Họ sống với nhau, phải không?
Denise ngạc nhiên vì những câu hỏi đó, ấp úng, phải nói sự thật, những tin đồn ở cửa hàng. Clara ngán vì chàng trai rơi lên lưng mình, đã cấm cửa hắn; còn Colomban thì, khổ sở, chạy theo cô ta khắp nơi, thỉnh thoảng cố gặp được cô ta, một cách nhục nhã như chó bị đòn. Người ta bảo hắn sắp vào làm ở hiệu Louvre.
- Nếu chị còn thương hắn, hắn vẫn có thể trở lại - Cô gái nói tiếp, để dỗ người hấp hối bằng hy vọng cuối cùng đó - Chị cô mau cho khỏi, hắn sẽ nhận ra lỗi, hắn sẽ lấy chị.
Geneviève ngắt lời cô. Cô ta đã lắng nghe bằng tất cả con người cô với mối tình câm lặng làm cô ngoi dậy. Nhưng liền đó cô lại gục xuống.
- Không, chị để yên, em biết rõ thế là hết... Em không nói gì là vì em nghe tiếng ba em khóc, và em không muốn để má em ốm thêm. Nhưng, em sắp đi đây, chị thấy không, mà nếu em gọi chị hồi đêm, là vì em sợ ra đi trước lúc sáng... Trời ơi! Nghĩ đến chuyện anh ấy cũng chẳng được sung sướng!
Và khi Denise cãi lại, bảo bệnh của cô chẳng đến nỗi trầm trọng, cô ta lại ngắt lời lần nữa, đột nhiên tung chăn ra với một cử chỉ tinh khiết của trinh nữ chẳng còn có gì để che giấu lúc chết. Mình hở đến bụng, cô ta thì thầm:
- Chị hãy nhìn em!... Hết rồi phải không?
Run rẩy, Denise rời khỏi bờ giường. Cô như sợ một hơi thở có thể hủy hoại tấm thân trần truồng thảm hại kia. Đó là kết thúc của xác thịt, hình hài người vị hôn thê mòn mỏi vì chờ đợi, trở lại với những năm đầu của tuổi thơ mong manh. Geneviève thủng thẳng đắp chăn lại, và nhắc:
- Chị xem, em không còn là một người đàn bà... Còn muốn thế nữa thì chẳng ra gì.
Cả hai người im lặng. Họ lại nhìn nhau, không còn tìm ra được một lời. Rồi Geneviève lại nói:
- Thôi chị đừng ở đây nữa, chị có công việc của chị. Và xin cám ơn, em chỉ băn khoăn cần được biết; bây giờ thì em thỏa lòng... Nếu chị lại gặp anh ấy, chị bảo hộ em tha thứ cho anh... Vĩnh biệt Denise thân mến. Ôm hôn em đi, đây là lần cuối cùng.
Cô gái vừa ôm hôn chị vừa phản đối:
- Không, không, chị đừng tự làm hại mình, cần phải thuốc thang cho chị, có thế thôi.
Nhưng bệnh nhân ngang ngạnh lắc đầu. Cô ta mỉm cười, tin chắc. Và, thấy cô chị họ cuối cùng đi ra cửa:
- Khoan đã, chị gõ bằng cái gậy này, để ba em lên... Ở một mình em sợ lắm...
Rồi khi Baudu lên, ở cái buồng nhỏ, buồn rầu đó, ông ngồi hàng giờ trên một chiếc ghế, bệnh nhân làm ra vẻ vui, nói to với Denise:
- Mai chị đừng đến, chẳng cần. Nhưng Chủ nhật em chờ chị, chị ở lại đây cả buổi chiều với em.
Hôm sau vào sáu giờ, lúc sáng sớm, Geneviève tắt thở sau bốn tiếng đồng hồ khò khè thở kinh khủng. Đám ma vào một ngày thứ Bảy, âm thầm, nền trời đen đè nặng trên thành phố run rẩy. Hiệu Vieil Elbeuf, căng vải trắng làm thành vệt sáng trên phố, và nến thắp trong ánh ngày u ám, giống như những ngôi sao chìm trong ánh hoàng hôn. Những vòng cườm, một bó hồng trắng to phủ áo quan, một chiếc áo quan hẹp cho thiếu nữ, đặt trên lối đi tối của cửa hàng, sát bờ hè, gần rãnh đến nỗi xe đi qua đã làm nước bắn lên vải phủ. Cả khu phố cũ ẩm ướt, bốc hơi mốc của hầm tối, và người qua lại chen nhau trên mặt đường lầy.
Ngay chín giờ, Denise tới ở bên cạnh thím. Nhưng vì đám tang sắp đi, bà không khóc nữa, mắt cay vì lệ bà nhờ cô đi theo thi hài, và trông ông chú, vì nỗi phiền muộn âm thầm, niềm đau quẫn trí của ông khiến cả nhà lo lắng.
Ở bên dưới, cô gái thấy phố đầy người. Cánh buôn bán nhỏ muốn bày tỏ cảm tình với nhà Baudu; và, trong thái độ vồn vã đó, cũng có biểu lộ chống hiệu Hạnh phúc các bà, mà người ta đổ cho tội gây ra cái chết ngắc ngoải của Geneviève. Hết thảy nạn nhân của con quái vật đều có mặt: Bédoré và em gái, cánh bán áo mũ đan phố Gaillon, anh em Vanpouille bán lông thú, và tay bán đồ chơi deslignière, và Piot và Rivoire bán đồ đạc; cả cô Tatin, bán đồ lót, và tay bán găng Quinette, bị loại vì vỡ nợ từ lâu, họ cũng tự xem có bổn phận phải đến, một người từ Batignolles, người kia từ La Bastille đến, ở đó họ phải đi làm công cho người khác. Trong khi chờ đợi xe tang vì một chuyện sai lầm đến chậm, cả đám dân mặc đồ đen đó, giẫm chân trong bùn, ngước mắt căm hờn nhìn hiệu Hạnh phúc, với những tủ kính sáng choang, những hàng bày rực rỡ, họ xem như một sự lăng nhục, trước hiệu Vieil Elbeuf, với đám tang làm rầu rĩ phía bên kia đường phố. Vai viên thư ký tò mò ló đầu sau những tấm gương; nhưng gã khổng lồ vẫn giữ vẻ thản nhiên của cỗ máy chạy hết tốc lực, vô tình với những kẻ bị nó cán chết trên đường.
Denise đưa mắt tìm Jean, em trai. Cuối cùng cô bắt gặp nó ở trước cửa hàng của Bourras, cô tới bảo nó đi gần và đỡ ông chú, nếu ông ta mệt. Ít lâu nay, Jean trở nên nghiêm trang; như băn khoăn vì một điều bận tâm. Hôm đó, bận một chiếc redingote đen, giờ đây đã ra người lớn kiếm mỗi ngày hai mươi phrăng, hắn có vẻ nghiêm chỉnh và buồn rầu khiến Denise ngạc nhiên, vì cô không ngờ hắn yêu cô em họ đến thế. Muốn tránh cho Pépé buồn vô ích, cô để nó ở lại nhà bà Gras, với ý định quá trưa sẽ đón nó đến chào chú thím.
Bấy giờ, xe tang vẫn chưa tới, Denise rất xúc động đang đứng nhìn nến cháy thì thấy giật mình nghe có tiếng nói quen phía sau. Đó là Bourras. Lão ra hiệu gọi một người bán hạt dẻ ngồi phía trước, trong một khoang hẹp lẫn vào một cửa hàng rượu vang, và bảo anh ta:
- Này, Vigouroux, anh giúp tôi việc này nhé... Anh xem tôi đã rút quả nắm cửa ra rồi... Nếu có ai đến nhờ anh bảo họ trở lại sau. Nhưng mong rằng không ai làm phiền anh, chẳng ma nào đến đâu.
Rồi lão đứng bên bờ hè, chờ như mọi người. Denise lúng túng, đưa mắt nhìn cửa hiệu. Bây giờ lão ta đã bỏ rơi nó, ở chỗ bầy hàng chỉ còn chơ chỏng những chiếc ô lâu ngày đã rách và những chiếc can bị khói ám đen. Những trang trí mà lão đã làm, màu sơn xanh non, những tấm gương, chiếc biển hiệu màu vàng, tất cả đều suy sụp, nhem nhuốc, bầy ra cảnh tàn tạ nhanh chóng và thảm hại của cái sang trọng giả phủ quét lên những đồ hư hỏng. Tuy nhiên, nếu những nứt nẻ cũ lại xuất hiện, nếu những vật ẩm mốc lại hiện ra dưới những thếp vàng, thì ngôi nhà vẫn đứng vững, ngang ngạnh, bám vào sườn hiệu Hạnh phúc các bà, như một mụn cơm thô lậu, tuy đã nhăn nheo héo quắt mà vẫn không chịu rụng xuống.
- Chà! Lũ khốn kiếp! - Bourras la thét - Chúng không muốn người ta đưa cô bé đi.
Xe tang rốt cuộc đã đến, thì vừa vướng phải xe của hiệu Hạnh phúc các bà, với những biển sơn diễu qua, rọi vào làn sương mù ánh rực rỡ của chúng, chạy theo nước kiệu nhanh của đôi ngựa tuyệt vời. Và lão bán hàng già liếc chéo về phía Denise con mắt nảy lửa dưới hàng lông mày rậm.
Từ từ đoàn tang chuyển động, lội giữa những vũng nước, trong im lặng của đám xe ngựa thuê và xe khách bị ngăn lại đột ngột. Khi thi hài phủ vải trắng đi qua quãng trường Gaillon, những con mắt tối sầm từ đám tang một lần nữa nhìn thấu phía sau các tấm gương của cửa hàng lớn, ở đó chỉ có hai cô nhân viên bán hàng chạy ra xem, thích thú được tiêu khiển. Baudu theo sau xe tang, bước đi nặng nề như máy, và ông ta làm hiệu từ chối cánh tay đưa ra của Jean đi cạnh ông. Rồi cuối đoàn người đi là ba chiếc xe dự tang. Khi người ta tạt ngang phố Neuve Saint Augustin, Robineau chạy tới nhập bọn, mặt tái nhợt, vẻ già đi.
Ở Saint Roch, nhiều bà đứng đợi, các bà tiểu thương khu phố, sợ đến nhà người chết thì chật chội. Họ đến như một cuộc tập họp; và, sáu cuộc đón tiếp, đám tang lại chuyến, mọi người lại đi theo, tuy đường còn xa, từ phố Saint Honoré đến nghĩa trang Montmartre. Người ta ngược trở lại phố Saint Roch và lại một lần nữa đi qua trước hiệu Hạnh phúc các bà. Thật là một sự ám ảnh, thi hài của cô gái tội nghiệp dẫn quanh ngôi cửa hàng lớn, như nạn nhân đầu tiên bị trúng đạn vào thời kỳ cách mạng. Ở cửa hiệu, những tấm flanelle đỏ phấp phới trước gió như cờ, một dãy thảm bầy hàng rực rỡ như một đóa hoa hồng và thược dược nở to đẫm máu.
Denise, bấy giờ đã lên một chiếc xe, lòng day dứt vì những nỗi ngờ vực đau đớn, ngực thắt lại vì buồn rầu đến không còn sức để đi. Vừa lúc đó, đám tang dừng lại ở phố Mười tháng Chạp, trước giàn giáo xây bề mặt mới vẫn làm trở ngại cho sự đi lại. Và cô gái nhận ra lão Bourras, đi chậm lại phía sau, lê chân ngay giữa bánh xe cô ngồi. Cứ thế lão sẽ chẳng tới được nghĩa trang. Lão ngẩng đầu lên, nhìn cô. Rồi lão lên xe.
- Tôi nợ cái đầu gối phải gió này - Lão lẩm bẩm -Cô đừng tránh né!... Phải đâu người ta căm ghét cô!
Cô cảm thấy lão thân thiện mà giận dữ như xưa. Lão gầm gừ, tuyên bố cái tay Baudu quỷ quái ấy thế mà vững, vẫn đi được mặc dầu những đòn giáng vào sọ như thế. Đám tang lại ra đi thong thả; và ló đầu ra, cô thấy quả nhiên ông chú ngang ngạnh theo sau xe tang, bước đi nặng nề, như điều chỉnh nhịp tiến lặng lẽ và mệt nhọc của đám tang. Bấy giờ, cô ngả mình vào một góc, lắng nghe lão già bán ô nói lải nhải, theo nhịp ru kéo dài và buồn thỉu của chiếc xe.
- Cứ như là cảnh sát không có nhiệm vụ giải tỏa lối đi công cộng! Đã hơn mười tám tháng, chúng làm tắc nghẽn người ta với cái bề mặt của chúng, mà hôm vừa rồi lại có một người chết ở đó. Bất kể! Từ nay khi nào chúng muốn khuếch trương, chúng sẽ bắc cầu ngang trên phố... Người ta bảo bên cô đã tới hai nghìn bảy trăm nhân viên, mà doanh số năm nay sẽ lên đến trăm triệu... Trăm triệu! Trời! Trăm triệu.
Denise chẳng có gì để trả lời. Đám tang đi vào phố Chaussée d’Antin, ở đó xe tắc nghẽn làm chậm lại. Bourras vẫn tiếp tục nói, con mắt mơ hồ như thể bây giờ lão nói mê. Lão vẫn chưa hiểu ra lẽ toàn thắng của hiệu Hạnh phúc các bà, nhưng lão thú nhận sự thất bại của nền thương nghiệp cũ.
- Cái tay Robineau khôn nạn thế là tong, mặt cứ như người chết trôi... Và cánh Bédoré, cánh Vanpouille, cũng không đứng được, y như tôi bị gẫy răng. Deslignières sẽ trúng phong mà chết, Piot và Rivoire thì bị hoàng đản. Chà! Cánh ta đẹp quá, một đoàn thây ma hay hớm đi đưa cô bé thân yêu! Thế cũng ngộ, đối với những ai nhìn thấy bọn vỡ nợ xếp hàng diễu qua. Thế mà hình như cuộc tiễu trừ vẫn tiếp tục. Bọn xỏ lá lập gian hàng bán hoa, thời trang, hương phẩm, giày dép, còn gì nữa? Grognet, tay bán hương phẩm phố Grammont, có thể phải dọn nhà, và tôi chẳng bỏ ra mười phrăng để mua hiệu giày Naud phố D’Antin. Dịch tả lan ra tận phố Sainte Anne, ở đó Lacassagne bán lông chim và hoa, và bà Chadeuil nổi tiếng về mũ như thế, không đầy hai năm nữa sẽ bị quét sạch... Sau đó, đến những kẻ khác, và lại những kẻ khác nữa. Tất cả các ngành buôn bán trong khu phố sẽ phải qua cầu: khi bọn chúc bâu mà đi bán xà phòng và giày guốc, thì chúng rất có thể muốn ôm cả việc bán khoai tây rán. Thiên hạ loạn rồi, thật đấy!
Xe tang bấy giờ qua quảng trường Trinité, và, từ góc tối mà Denise lắng nghe lời than vãn kéo dài của lão lái buôn già, ru theo nhịp bi ai của đám tang khi ra khỏi phố Chaussée d’Antin, cô đã có thể trông thấy thi hài leo lên dốc phố Blanche. Đằng sau ông chú, bước đi sờ sẫm và câm lặng như bò bị quật, cô tưởng như nghe thấy tiếng giậm chân của đàn súc vật đưa đến lò sát sinh, cả đám cửa hàng bị phá sản của một khu phố, nền thương nghiệp nhỏ kéo lê cảnh suy tàn, với tiếng giày mòn nhớp nháp, trong bùn đen của Paris. Lúc đó, Bourras, nói giọng khàn hơn, như chậm lại vì cuộc leo dốc vất vả phố Blanche.
- Tôi thì có phận của tôi... Nhưng tôi cũng vẫn chọi hắn và không buông tha hắn. Hắn lại bị thua ở kỳ phúc thẩm. Chà! Tôi tốn bao nhiêu tiền: gần hai năm kiện cáo, nào đại tụng, nào luật sư! Bất kể, hắn không chui qua được cửa hàng tôi, các quan tòa đã quyết định công việc đó không có tính cách tu sửa có lý do. Cứ nghĩ đến lời hắn nói sẽ lập ở dưới đó một phòng ánh sáng, để dùng hơi thẩm định màu sắc của vải, một phòng ngầm nối liền gian mũ áo đan với gian len dạ.
Và hắn không hết điên cuồng, hắn không nuốt trôi cái chuyện một lão già tàn phế như hạng tôi mà lại cản đường hắn, khi mà thiên hạ phải quỳ gối trước tiền bạc của hắn... Không bao giờ! Tôi không muốn rõ là như thế. Có thể là tôi sẽ thất bại. Từ ngày mà tôi phải vật lộn với bọn mõ tòa, tôi biết rằng cái thằng đến tìm cách mua chuộc tôi, cố nhiên là mưu mô chơi xỏ tôi. Không sao, hắn bảo có, tôi bảo không, và tôi bảo không mãi, trời đánh! Ngay cả khi tôi nằm vào sáu tấm [1] như cô bé ra đi kia.
Khi tới đại lộ Clichy, chiếc xe đi nhanh hơn, người ta nghe tiếng mọi người thở dốc, đám tang bấc giác hối hả, vội vã để kết thúc. Điều mà Bourras không nói rõ ràng là lão lâm cảnh khổ cực, đầu bù lên vì những lo lắng của tay chủ hiệu nhỏ sa sút mà khăng khăng đứng lại, với những chứng thư cự tuyệt [2] đổ lên đầu như mưa. Denise, biết rõ tình cảnh đó, cuối cùng bật lên nói, giọng van lơn khe khẽ:
- Cụ Bourras ạ, chả nên làm hung nữa... Để cháu thu xếp cho.
Lão ta húng ho ngắt lời:
- Cô đừng nói, chuyện ấy chẳng can dự đến ai... Cô là cô gái ngoan, tôi biết cô làm cho hắn phải cực cái con người đó, hắn tưởng mua được cô như căn nhà của tôi. Nhưng cô sẽ trả lời làm sao, nếu tôi khuyên cô nghe theo hắn? Hả? Cô sẽ bảo tôi đến ngủ... Thôi đi, tối đã nói không, thì cô chẳng nên đụng vào đấy.
Bấy giờ chiếc xe dừng lại trên đường nghĩa trang, lão ta cùng bước xuống với cô gái. Hầm mộ nhà Baudu ở lối đi thứ nhất, tay trái. Vài phút sau cuộc lễ kết thúc. Jean đã lôi ông chú ra xa, ông ta nhìn xuống lỗ huyệt há hốc. Những người đi sau tản xa các mộ xung quanh, hết thảy các bộ mặt chủ hiệu đó, thiếu máu vì sống ở sâu trong những tầng nhà dưới độc hại, trông thật thiểu não dưới bầu trời đùng đục. Khi chiếc áo quan nhẹ nhàng trượt xuống, những má sần sùi tái đi, những cái mùi khô đét hạ thấp, những mí mắt vàng ệch, bị hủy hoại vì những con số, quay ngoắt đi.
- Tất cả bọn chúng tôi phải bám lấy nhau trong hố này - Baudu nói với Denise đứng gần bên lão - Cô bé này là cả khu phố mà người ta đem chôn... Ô! Tôi biết rõ thân phận, thương nghiệp cũ có thể đi theo đám hoa hồng trắng mà người ta ném theo cô ta.
Denise dẫn chú và em trai về trên một chiếc xe tang. Ngày hôm đó đôi với cô thật là buồn rầu ảm đạm. Trước hết cô bắt đầu lo lắng vì thấy Jean xanh xao và, khi cô hiểu đó là một chuyện trai gái, cô định mở túi tiền để bịt miệng hắn; nhưng hắn lắc đầu, từ chối, lần này là chuyện đứng đắn, con gái một chủ hiệu bánh rất giàu, cô ta không nhận cả những bó hoa violette. Sau đó, quá trưa khi Denise đến đón Pépé ở nhà bà Gras, thì bà ta bảo hắn nhớn quá rồi bà không giữ hắn nữa: thế là lại một chuyện rắc rối, phải kiếm một trường học, có lẽ phải cho hắn đi xa. Và cuối cùng khi cô dẫn Pépé tới chào nhà Baudu, thì cô đứt ruột vì cảnh đau đớn thiểu não của hiệu Vieil Elbeuf. Hiệu đóng cửa, ông chú và bà thím ở trong cùng gian buồng nhỏ, đèn hơi cũng quên không thắp, mặc dầu trời mùa đông tối om. Chỉ còn hai người đối diện trong ngôi nhà trống huếch dần dần vì phá sản; và cái chết của con gái họ càng khơi thêm những xó tối, cứ như sự suy sụp tột cùng sắp làm sập những phiên gỗ cũ nát vì ẩm thấp. Trong cơn vùi dập, ông chú không thể ngừng chân, vẫn đi quanh chiếc bàn, bước đi đưa đám, sờ sẫm và câm lặng; còn bà thím cũng chẳng nói gì; ngồi phệt xuống một chiếc ghế, mặt trắng bệch như người bị thương, máu cạn từng giọt. Họ cũng chẳng khóc, khi Pépé toe toét hôn lên má lạnh của họ. Denise nghẹn ngào nước mắt.
Đúng chiều hôm đó, Mouret cho gọi cô gái để bàn về một mẫu bộ đồ trẻ con mà anh định tung ra, mẫu hỗn hợp kiểu écossais và zouave [3]. Và, run rẩy vì thương xót, bất bình vì bao nhiêu nỗi đau khổ, cô không nhịn được; thoạt tiên cô dám nói đến Bourras, con người tội nghiệp đó bị quẳng xuống đất mà người ta sắp chọc tiết. Nhưng, nghe đến tên lão bán ô, Mouret nổi giận. Cái lão cám hấp, như anh gọi, làm phiền anh phá cuộc toàn thắng của anh, vì sự ngang ngạnh ngu dại không nhường lại ngôi nhà của lão, cái lều nát tồi tàn mà vôi gạch làm bẩn hiệu Hạnh phúc các bà, cái góc nhỏ duy nhất của cụm nhà rộng lớn còn thoát khỏi cuộc chinh phục. Câu chuyện trở thành như một ác mộng; ngoài cô gái ra bất cứ ai mà bênh Bourras có thể bị tống ra ngoài, vì Mouret bị day dứt đến thành bệnh hoạn, những muốn đạp phăng căn lều cho sập xuống. Rốt cuộc họ muốn anh làm thế nào? Anh có thể để một cái đống đổ nát ấy bên sườn hiệu Hạnh phúc được không? Cần phải cho nó biến đi, cửa hàng phải vượt qua. Mặc xác lão già điên! Và anh nhắc lại những điều anh hứa đền bù, anh đã đề nghị với lão tới một trăm nghìn phrăng. Thế không là phải chăng ư? Quả thật, anh không mặc cả, anh trả số tiền họ đòi; nhưng ít ra thì họ cũng phải có chút thông minh, họ phải để cho anh hoàn thành sự nghiệp! Có ai lại chơi trò hãm xe lửa trên đường sắt không? Cô lắng nghe anh, mặt cúi xuống, chỉ tìm ra những lý do tình cảm. Lão ấy đã quá già; có thể người ta nhớ lão chết đi, một cuộc vỡ nợ sẽ giết lão. Bấy giờ anh tuyên bố rằng anh cũng không còn làm chủ để ngăn cản sự việc xảy ra nữa; bây giờ Bourdoncle lo việc đó, vì hội đồng đã quyết định phải chấm rút. Cô không còn gì để nói thêm, mặc dầu nỗi thương xót đau đớn trong lòng cô.
Sau một lúc im lặng nặng nề, chính tự Mouret nói đến nhà Baudu. Anh bắt đầu than phiền cho họ về việc con gái chết. Đó là những con người rất tốt, rất lương thiện, bị vận rủi bám riết. Rồi anh lại đưa ra lý lẽ của anh: chung quy họ tự làm khổ mình, người ta không thế ngoan cố như vậy trong cái quán mục nát của thương nghiệp cũ; chẳng có gì lạ nếu ngôi hàng đổ lên đầu họ. Bao nhiêu lần, anh đã nói trước điều đó; chắc cô cũng còn nhớ anh đã bảo cô báo cho ông chú cái tai họa không tránh được, nếu ông ta cứ dềnh dàng trong trò cổ lỗ nực cười. Và tai họa đã đến, bây giờ thì tuyệt nhiên không ai ngăn nó lại được. Người ta không thể có lý buộc anh phải phá sản để cứu vãn khu phố. Vả lại, nếu anh điên rồ mà đóng cửa hiệu Hạnh phúc thì một cửa hàng lớn khác sẽ tự nó mọc lên bên cạnh, vì luồng tư tưởng đã thổi từ bốn phương trời, sự toàn thắng của những quần cư thợ thuyền và công nghiệp được gieo bởi ngọn gió của thời đại, nó sẽ lôi cuốn hết tòa nhà lung lay của những thời cũ. Dần dần, Mouret hăng lên, anh tìm thấy niềm xúc động hùng hồn để tự biện hộ chống lại mối căm hờn của những kẻ ngộ nạn vì anh, tiếng la ó của những cửa hiệu nhỏ đang hấp hối mà anh nghe thấy nhao nhao xung quanh anh. Không ai giữ lại người chết của mình, rõ ràng là phải đem chôn đi; và bằng một cử chỉ, anh hắt xuống đất, anh quét và ném xuống cái hố chung xác chết của nền thương nghiệp cổ lỗ, mà tàn tích mốc xanh và hôi hám trở thành điều sỉ nhục cho những đường phố nắng chói chang của Paris mới. Không, không, anh không chút hối hận, anh chỉ làm cái công việc của lứa tuổi anh và cô biết rõ điều đó, vì cô là người yêu đời, có nhiệt tình đối với những công việc phóng khoáng, giải quyết công khai giữa thanh thiên bạch nhật. Cô phải im lặng, lắng nghe anh mãi, cô rút lui, tâm hồn đầy bối rối.
Đêm hôm đó, Denise chẳng ngủ được. Giấc ngủ không yên, chập chờn, ác mộng, khiến cô trằn trọc dưới chăn. Cô tưởng thấy mình còn bé tí, và cô òa lên khóc, ở cuối vườn nhà tại Valognes, khi trông thấy lũ chim sâu ăn những con nhện, mà những con nhện thì ăn những con mồi. Sự thật là như vậy sao. Cái chết tất yếu để nuôi dưỡng thế gian, cuộc đấu tranh sinh tồn đẩy mọi vật tới nơi mộ địa của sự hủy diệt vĩnh cửu. Rồi cô thấy mình lại đứng trước hầm mộ mà người ta đưa Geneviève xuống, có thấy chú và thím thui thủi ở cuối phòng ăn tối đen. Trong im lặng, thăm thẳm, một tiếng đổ ầm xuyên qua không khí ngưng đọng: đó là ngôi nhà của Bourras sập xuống như bị nước lớn xói mòn. Im lặng trở lại, thê thảm hơn, và một tiếng nổ sập mới vang lên, rồi một tiếng nữa, lại một tiếng nữa: nhà Robineau, nhà Bédoré và em gái, nhà Vanpouille, lần lượt rạn nứt và đổ tan tành, nền buôn bán nhỏ khu phố Saint Roch suy sụp dưới nhát cuốc vô hình, với tiếng ầm ầm đột ngột của những xe bò trút bỏ gạch vụn. Lúc đó một nỗi phiền muộn mênh mông làm cô sực tỉnh. Trời ơi! Bao nhiêu đau đớn! Những gia đình khóc lóc, những ông già bị ném ra đường, đủ mọi bi kịch đau thương của phá sản! Và cô không thể cứu vớt được ai, thế mà cô lại ý thức rằng điều đó là tốt, cần phải có những khổ cực đó làm phân để vun bón cho sự khang cường của Paris ngày mai. Sáng ra cô bình tĩnh lại, một mối buồn nhẫn nhục mênh mang khiến cô giương mắt quay về phía cửa kính sáng lên. Phải, đó là phần đóng góp bằng máu, mọi cuộc cách mạng đều đòi hỏi hy sinh, người ta chỉ có thể đạp lên ngưỡi chết mà tiến lên. Mối lo sợ xem mình là kẻ xấu đã vào hùa giết hại bà con bây giờ tan ra thành một niềm thương đứt ruột, trước những tai vạ không cứu chữa được ấy, nó là sự thai nghén đau đớn của mỗi thế hệ. Cuối cùng, cô tìm những cách an ủi có thể, lòng nhân hậu của cô mơ tưởng mãi đến những thủ đoạn cần thiết để ít ra cứu giúp những người thân khỏi cơn đổ nát cuối cùng.
Bây giờ Mouret hiện ra trước mặt cô, với khối óc nhiệt tình, con mắt hiền dịu. Cố nhiên, anh không từ chối cô điều gì, cô tin chắc anh sẽ đền bù phải chăng mọi thiệt hại. Và tâm tư cô miên man, cố suy xét anh. Cô biết rõ cuộc đời anh, không phải không biết sự tính toán trước đây của anh trong chuyện yêu đương, sự khai thác phụ nữ liên tục, những cuộc bắt nhân tình vì con đường tiến lên, và cuộc dan díu của anh với bà Desforges với mục đích duy nhất là nắm được nam tước Hartmann, và tất cả những người khác, bọn Clara tạm bợ, thú vui trả tiền rồi ném ra vỉa hè. Song, những bước đi đầu của tay phiêu lưu tình ái đó, mà cửa hàng đùa nhạo, rốt cuộc chìm vào sáng kiến thiên tài của con người ấy, vào cái phong vận ưu thắng của anh. Anh là sự cám dỗ. Điều mà cô có lẽ không bao giờ tha thứ cho anh, đó là sự dối trá xưa kia, sự lạnh lùng của gã tình nhân che đậy bằng cái trò ân cần lịch sự. Nhưng bây giờ, cô cảm thấy không căm ghét, khi anh đã đau khổ vì cô. Niềm đau khổ đó làm anh lớn lên. Khi cô thấy anh bị dày vò, cực kỳ đau đớn để bù lại lòng khinh bạc đối với phụ nữ, thì cô xem như anh đã chuộc được tội.
Ngay sáng hôm đó, Denise được Mouret đồng ý về những sự đền bù cô xét ra là chính đáng, ngày mà nhà Baudu vào lão Bourras suy sụp. Nhiều tuần trôi qua, hầu như chiều nào cô cũng bỏ đi vài phút, đến thăm ông chú, mang lại nụ cười, lòng dũng cảm của cô gái đảm, làm vui cho cửa hiệu tối tăm. Nhất là bà thím khiến cô lo lắng từ khi Geneviève chết đi, bà sống trong tình trạng sững sờ tê tái; dường như cuộc sống của bà mỗi giờ lại ra đi một chút; và, khi người ta hỏi bà thì bà lấy làm lạ mà trả lời bà không đau đớn gì, bà chỉ như buồn ngủ, thế thôi. Trong khu phố người ta lắc đầu: cái bà tội nghiệp chẳng phải buồn phiền lâu la vì con gái đâu.
Một hôm Denise vừa ra khỏi nhà Baudu, tới chỗ ngoặt ở quảng trường Gaillon, thì cô nghe thấy một tiếng thét to. Đám đông đổ xô tới, một luồng gió sợ hãi và thương xót đột ngột thổi qua, tập hợp cả phố. Đó là một chiếc xe chở khách chạy đường La Bastille - Batignolles, cán phải một người, ở đầu phố Neuve Saint Augustin, trước vòi phun nước. Người xà ích đứng trên chỗ ghế ngồi, với cử chỉ giận dữ, cô níu hai con ngựa đen đang lồng lên, và chửi rủa, văng tục:
- Mẹ kiếp! Mẹ kiếp!... Phải chú ý chứ, thằng cha ngu dại bất tử!
Bây giờ chiếc xe đã dừng lại. Đám đông vây xung quanh người bị thương. Tình cờ một viên cảnh sát có mặt tại đó. Tay đánh xe vẫn đứng, kêu gọi khách đi xe làm chứng, những người này cũng đã đứng dậy cúi xuống nhìn đám máu. Anh ta phân bua với những cử chỉ bực tức, nghẹn cổ vì cơn giân bốc lên.
- Không thể hiểu được... Làm sao mà tôi lại vớ phải một gã kỳ quặc như vậy. Hắn cứ như ở nhà hắn. Tôi đã thét lên, ấy thế mà hắn cứ nhào vào bánh xe!
Lúc đó, một người thợ, một thợ sơn nhà cửa, từ trước cửa hàng bên cạnh chạy tới, tay vẫn cầm bút sơn, lên giọng giữa những tiếng la ó.
- Thôi anh đừng cáu kỉnh nữa! Tôi đã trông thấy hắn ta, hắn đã lao mình vào dưới xe, khốn nạn... Đây, hắn đâm đầu vào như thế này này. Lại một tướng chán đời đây, chắc thế!
Những tiếng khác nhao nhao lên, người ta nhất trí là một vụ tự sát, trong khi viên cảnh sát lập biên bản. Mấy bà, mặt tái nhợt, hấp tấp bước xuống, bỏ đi không quay lại, mang theo nỗi kinh khủng về cái vấp mềm nhũn khi chiếc xe đè lên xác người, khiến các bà lộn mửa. Bấy giờ Denise tới gần, cô bị lôi cuốn vì lòng thương xót tích cực khiến cô xen vào các vụ tai nạn, chó chết, ngựa gục, thợ lợp nhà ngã từ mái xuống. Và trên mặt đường, cô nhận ra người khốn nạn, chết ngất chiếc áo redingote lấm bùn.
- Đây là ông Robineau. - Cô la lên, trong cơn sững sờ đau đớn.
Lập tức viên cảnh sát hỏi cô gái. Cô cho biết tên, nghề nghiệp, địa chỉ. Nhờ quả cảm của người đánh xe, chiếc xe đã ngoặt đi và chỉ có chân của Robineau bị bánh xe đè lên. Tuy nhiên, còn sợ cả hai chân bị gãy. Bốn người có hảo ý khiêng người bị thương tới phòng dược sĩ phố Gaillon, trong khi đó chiếc xe khách thong thả tiếp tục chạy.
- Mẹ kiếp! - Người đánh xe vừa nói vừa vung roi quất ngựa - Mình thế là trọn ngày.
Denise đã đi theo Robineau đến nhà dược sĩ. Ông này trong khi chờ đợi y sĩ, mà người ta không kiếm được, tuyên bố rằng không có gì nguy hiểm lập tức, và tốt hơn hết là đưa người bị thương về nhà, vì anh ta ở gần đấy. Một người tới đồn cảnh sát mượn cáng. Bây giờ cô gái có ý nghĩ tốt đi trước để chuẩn bị tư tưởng cho bà Robineau về thảm họa này. Nhưng cô phải hết sức vất vả mới ra tới ngoài phố, qua đám đông chen chúc trước cửa. Đám đông đó, háo chuyện chết chóc, mỗi phút một tăng lên: đàn bà, trẻ con kiễng chân, đứng vững mặc dầu bị xô đẩy tàn nhẫn; và mỗi kẻ mới đến lại nặn chuyện tai nạn theo ý mình; bây giờ thì là một người chồng bị tình nhân của vợ ném qua cửa sổ.
Tới phố Neuve des Petits Champs, Denise từ xa trông thấy bà Robineau ở cửa hiệu chuyên bán tơ lụa. Thế là cô có cớ để dừng chân, một lúc cô vừa nói chuyện vừa tìm cách làm nhẹ cái tin ghê gớm. Cửa hàng toát ra vẻ lộn xộn và buông trôi sau những cuộc tranh đấu gần đây, của một ngành buôn bán đang hấp hối. Đó là kết thúc đã đoán trước của cuộc giao tranh lớn giữa hai mặt lụa đối địch, lụa Paris Hạnh phúc đã bóp chết sự cạnh tranh, sau một cuộc hạ giá năm xăngtim mới: bây giờ nó chỉ bán giá bốn phrăng chín nhăm, lụa của Gaujeann đã bị trận Waterloo [4] của nó. Từ hai tháng nay, Robineau, đâm ra phải xoay xở, sống một cuộc sống địa ngục để tránh cuộc tuyên bố vỡ nợ.
- Tôi đã trông thấy ông ấy qua quảng trường Gaillon. - Denise cuối cùng khẽ nói, khi đã vào cửa hàng.
Bà Robineau, với nỗi lo lắng âm thầm khiến bà luôn luôn đưa mắt ra ngoài phố, hăm hở nói:
- À, lúc nãy phải không?... Tôi đang đợi anh ấy, đáng lẽ đã phải về đây rồi. Sáng nay, ông Gaujean tới, và cả hai người cùng đi.
Bà ta vẫn kiều diễm, tế nhị và vui vẻ; nhưng vì có mang sớm bà đã mệt mỏi, bà càng hoảng hốt, bỡ ngỡ hơn bao giờ hết, trong những công việc không hợp với bản chất đằm thắm của bà, mà nó lại xoay chiều khó khăn. Như bà vẫn thường lặp lại, để làm gì những cái đó? Người ta chẳng thú vị hơn với cuộc sống bình yên, trong một căn nhà nhỏ, mà chỉ ăn bánh mì hay sao?
- Cô em thân mến, - Bà lại nói với một nụ cười ỉu xìu - chúng tôi chẳng có gì để giấu cô... Việc chẳng ra sao, tội nghiệp nhà tôi chẳng còn ngủ được nữa. Hôm nay nữa, cái ông Gaujean ấy lại hành hạ vì những phiếu chậm thanh toán... Tôi ở nhà một mình, cảm thấy lo lắng đến chết...
Và bà ta định quay ra cửa, thì Denise hãm bà lại. Ở đằng xe cô vừa nghe thấy tiếng ồn ào của một đám đông. Cô đoán người ta đã cáng tới, đám người tò mò vẫn không chịu rời đi. Bấy giờ, cổ se lại không tìm thấy lời yên ủi cần thiết, cô đành phải nói:
- Bà đừng lo, không có gì nguy hiểm ngay đâu... Vâng, tôi đã trông thấy ông Robineau, ông ấy, gặp chuyện chẳng may. Người ta mang ông về đây, bà đừng lo, bà ạ.
Người thiếu phụ lắng nghe cô, mặt trắng bệch mà chưa hiểu rõ. Phố đông người lên, những xe hàng bị nghẽn chửi rủa mấy người đã đặt cáng xuống trước cửa hàng để mở hai cánh cửa kính.
- Ông ấy bị tai nạn - Denise tiếp tục nói, với ý định giấu chuyện muốn tự tử - Ông đang ở trên bờ hè, và bị trượt chân vào bánh một xe khách... Chà! Chỉ bị ở chân thôi. Đang đi tìm thầy thuốc, bà đừng lo.
Bà Robineau run bắn người lên. Bà kêu ú ớ mấy tiếng rồi bà không nói nữa, ngồi vật xuống bên chiếc cáng, tay run run lật tấm vải lên. Những người khiêng cáng chờ trước cửa để lại khiêng đi, khi vào cuối cùng người ta kiếm được thầy thuốc. Người ta không dám đụng đến Robineau nữa, anh ta đã tỉnh lại và mỗi cử động lại làm cho đau ghê gớm. Khi trông thấy vợ, hai giọt nước mắt lớn chảy ra hai má. Bà ta đã ôm lấy anh, bà vừa khóc vừa đăm đăm nhìn anh. Ngoài phố đám đông ồn ào vẫn không ngớt, những bộ mặt chụm lại như xem kịch, mắt long lanh; mấy nữ công nhân từ một xí nghiệp chuồn ra, có cơ đập vỡ kính cửa hàng để xem cho rõ. Để tránh cơn náo động tò mò đó, vả lại, để cửa hàng mở là không tiện, Denise có ý kiến buông rèm sắt xuống. Tự cô ra quay cái tay quay, bánh răng cưa rít lên ai oán, những lá tôn từ từ hạ xuống, như màn sân khấu nặng buông lúc kết thúc ở hồi thứ năm. Và, khi cô đóng chiếc cửa quay nhỏ trở vào, cô thấy bà Robineau vẫn siết chặt lấy chồng trong hai cánh tay luống cuống, trong ánh tranh tối tranh sáng lờ mờ lọt vào từ hai ngôi sao khoét trên tấm tôn. Cửa hàng tàn tạ như trôi vào cõi hư ảo, duy hai ngôi sao rọi vào cảnh tai họa đột ngột và tàn nhẫn của đường phố Paris đó. Cuối cùng bà Robineau lại nói được:
- Ối anh ơi!... Ối anh ơil... Ối anh ơi!...
Bà chỉ tìm ra được mấy tiếng đó, và anh ta, nghẹn ngào, thú thật trong cơn hối hận, khi thấy bà quỳ vật xuống như vậy, với cái bụng có mang ép vào chiếc cáng. Khi anh thấy cựa quậy, anh ta chỉ cảm thấy đôi chân như chỉ nóng bỏng.
- Mình tha thứ cho tôi, tôi thật là điên rồ... Khi viên đại tụng nói trước mặt Gaujean rằng ngày mai sẽ dán cáo thị ở nhà ta [5], tôi thấy những ngọn lửa nhảy nhót và tường nhà như bị cháy... Thế rồi, tôi chẳng còn nhớ điều gì nữa: tôi xuôi về phố La Michodière, tôi tưởng như bọn cửa hiệu Hạnh phúc lờ tôi đi, và cái ngôi hàng to lớn phải gió đè bẹp tôi. Thế là, khi chiếc xe khách rẽ ngoặt, tôi chợt nghĩ đến Lhomme với cánh tay cụt, tôi lao mình vào dưới xe...
Bà Robineau từ từ ngã thụp xuống sàn nhà, khi nghe lời thú nhận kinh khủng. Trời ơi! Anh ấy muốn chết. Bà ta nắm lấy bàn tay Denise đang cúi xuống bà, lòng xốn xang trước cảnh đó. Người bị thương kiệt sức vì xúc động, vừa lại mê man. Thế mà thầy thuốc vẫn không đến. Hai người đã đi sục cả khu phố, người gác cửa hiệu cũng đi tìm.
- Bà đừng lo. - Denise như máy lắp lại, chính cô cũng khóc nức nở.
Bấy giờ, bà Robineau ngồi dưới đất, đầu ngang chiếc cáng, má áp vào vải căng trên đó chồng bà nằm sóng sượt, bà bày tỏ nổi lòng:
- Ôi! Tôi mà kể cho cô... Anh ấy muốn chết là vì tôi. Anh ấy luôn luôn bảo tôi: Tôi đã cướp không của mình, tiền bạc của mình. Và, ban đêm, anh ấy mơ thấy số tiền sáu mươi nghìn phrăng ấy, anh toát mồ hồi tỉnh dậy, tự xem mình là bất lực. Khi người ta không còn đầu óc nữa thì người ta chẳng đem thí tài sản của người khác... Cô biết anh ấy, tính vẫn nóng nảy, tinh thần day dứt. Cuối cùng anh ấy nhìn thấy những điều làm tôi phát khiếp, anh ấy trông thấy tôi đi ngoài phố rách rưới, ăn xin, anh ấy thương yêu tôi đến thế, muốn cho tôi giàu có, sung sướng.
Lúc đó, quay đầu lại, bà thấy chồng lại mở mắt, và bà lắp bắp nói tiếp:
- Ôi, mình ơi tại sao mình lại làm như vậy?... Mình tưởng tôi xấu đến thế ư? Thôi đi, dù có phá sản, tôi cũng chẳng cần. Miễn là sống với nhau, thì chẳng việc gì mà khổ... Cứ để cho họ lấy hết. Chúng ta đi ở nơi nào đó, mình không phải nghe nói đến họ. Mình sẽ làm việc kia mà, mình sẽ thấy đời còn tốt chán.
Bà gục đầu vào gần bộ mặt tái mét của chồng, bây giờ cả hai người không còn nữa, nỗi lo âu khiến lòng thắm lại. Im lặng, trong cửa hàng như ngủ, tê dại, chìm đắm trong ánh ngày mờ bàng bạc; trong khi đó người ta nghe thấy phía sau tấm tôn mỏng đóng kín, tiếng ồn ào của phố xá, cuộc sống giữa ban ngày trôi qua với tiếng xe gầm gào và cuộc xô đẩy trên bờ hè. Denise cứ mỗi phút lại ra liếc mắt qua cửa nhỏ mở ra tiền sảnh, cuối cùng trở vào kêu lên:
- Thầy thuốc đến!
Đó là một chàng trai, mắt tinh nhanh, mà người gác cửa dẫn về. Anh ta ưng khám người bị thương trước khi đưa đi nằm. Chỉ một bên chân trái bị gãy, phía trên mắt cá. Vết gẫy đơn giản, hình như không có biến chứng gì đáng ngại. Và khi người ta sắp sửa khiêng cáng vào phía sau, trong buồng, thì Gaujean xuất hiện. Anh ta đến cho biết cuộc vận động cuối cùng, rốt cuộc nó cũng thất bại: việc tuyên bố vỡ nợ là dứt khoát.
- Sao vậy? - Anh ta khẽ hỏi - Có chuyện gì?
Denise nói vắn tắt cho anh ta biết. Thế là anh ta đâm lúng túng. Robineau thều thào bảo hắn:
- Tôi chẳng giận gì ông đâu? Nhưng tất cả chuyện đó có phần lỗi ở ông.
- Khốn khổ, ông bạn ạ, - Gaujean đáp - chúng ta phải cứng cựa hơn. Ông biết đấy, tôi cũng chẳng khỏe hơn gì ông.
Người ta nhấc cáng lên. Người bị thương vẫn đủ sức nói:
- Không, không, cứng cựa thì cũng cúi đầu thôi... Tôi biết rõ những lão già ngang ngạnh, như Bourras và Baudu, cũng chịu thua; nhưng bọn ta, cánh trẻ, chấp nhận phong trào mới! Không, ông thấy đấy, ông Gaujean, thế là hết số.
Người ta khiêng anh đi. Bà Robineau ôm hôn Denise trong một cơn phấn chấn, trong đó hình như có niềm vui, vì rốt cuộc thoát được phiền nhiễu của công việc buôn bán. Và khi Gaujean cùng cô gái rút lui, anh ta thú thật với cô rằng tay Robineau quái quỷ tội nghiệp ấy có lý. Thật là ngu xuẩn mà định đấu tranh với hiệu Hạnh phúc các bà. Riêng anh ta cảm thấy tuyệt đường, nếu không trở lại hòa hảo. Ngay hôm trước anh ta đã ngầm vận động với Hutin, vừa lúc hắn sắp đi Lyon. Nhưng anh ta thất vọng, và anh cố lưu ý Denise chắc vì biết rõ thế lực của cô.
- Quả thật, - Anh ta nhắc lại - mặc xác cánh chế tạo! Người ta sẽ nhạo tôi, nếu tôi phá sản vì cứ tiếp tục đấu tranh nữa cho lợi ích của kẻ khác, khi mà mọi người giành nhau nơi nào sản xuất rẻ hơn... Trời! Như cô nói trước đây, ngành chế tạo cứ phải theo đà tiến bộ, bằng một tổ chúc tốt hơn và những phương thức mới. Mọi sự sẽ đâu vào đấy, miễn là công chúng hài lòng...
Denise mỉm cười. Cô đáp:
- Thì ông cứ đến mà nói điều đó thẳng với ông Mouret... Ông đến, chắc ông ấy vui lòng lắm, và ông ấy chẳng phải là người hiềm khích ông, nếu ông chỉ đem lại cho ông ấy một xăngtim lãi mỗi mét.
Vào tháng Giêng thì bà Baudu qua đời, một buổi quá trưa nắng trời, trong sáng. Đã từ mười lăm ngày bà không thể xuống cửa hàng để cho một người đàn bà làm công nhật trông coi. Bà ngồi giữa giường, có gối đỡ lưng. Bộ mặt trắng bệch chỉ còn đôi mắt là sống; và, cái đầu ngay ngắn, bà ngang ngạnh quay nhìn về phía hiệu Hạnh phúc các bà ở trước mặt, qua những rèm nhỏ che cửa sổ. Baudu, bản thân cũng đau khổ vì sự ám ảnh đó, vì con mắt đăm đăm tuyệt vọng đó, đôi khi muốn buông rèm lớn xuống. Nhưng với một cử chỉ khẩn cầu, bà hãm ông lại, bà khăng khăng nhìn, cho đến hơi thở cuối cùng. Bây giờ, con quái vật đã cướp hết của bà, cửa hàng, con gái; bản thân bà cũng ra đi dần dần với hiệu Vieil Elbeuf, chết dần chết mòn cùng với khách hàng ngày càng thưa vắng; cái ngày mà nó thở ra thì bà cũng tắt thở. Khi bà cảm thấy sắp chết, bà còn đủ sức yêu cầu ông chồng mở cả hai cửa sổ. Trời êm dịu, một làn nắng vui vui nhuốm vàng hiệu Hạnh phúc, trong khi đó gian buồng của căn nhà cổ lỗ run rẩy trong bóng tối. Bà Baudu, con mắt đăm đăm, đầy hình ảnh của tòa lâu đài đắc thắng, những tấm gương trong suốt, đằng sau phóng qua tiền bạc hàng triệu. Dần dần mắt bà mờ đi, bóng tối tràn vào, và khi tắt hẳn để qua đời, nó vẫn mở trừng trừng vẫn nhìn, lệ đầm đìa.
Một lần nữa, cả ngành thương nghiệp nhỏ phá sản khu phố diễu hành trong đám tang. Người ta thấy anh em Vanpouille, mặt còn tái xanh vì kỳ hạn nợ tháng Chạp, trả được nhờ những cố gắng tột cùng không thể tái diễn được nữa. Bédoré và em gái chống căn bệnh đau dạ dày càng trầm trạng vì những lo lắng cực kỳ. Deslignières đã bị cơn trúng phong, Piot và Rivoire lặng lẽ đi, cúi gầm xuống đất, như những kẻ hết đời. Và người ta không dám hỏi nhau về những kẻ biến mất. Quinette, cô Tatin, những người khác, một sớm một tối sụp đổ, bị trôi đi, lôi cuốn theo làn sóng tai họa; không kể Robineau nằm sóng soài trên giường với cái chân gẫy. Nhưng người ta quan tâm đặc biệt đến những tay buôn bán mới bị lây dịch: tay bán hương phẩm Grognet, bà Chadeuil hàng thời trang, và Lacassagne bán hoa, và Naud bán giầy, họ vẫn còn đứng, chỉ mới lo sợ vì cái tai nạn sẽ đến lượt quét họ đi. Đằng sau xe tang, Baudu vẫn bước đi như khi đưa con gái; trong khi đó, trong cùng chiếc xe dự tang thứ nhất, người ta bắt gặp đôi mắt long lanh của Bourras, dưới hai hàng lông mày rậm và tóc bù, trắng như tuyết.
Denise trải qua một cơn phiền muộn lớn. Ít lâu nay, cô lo lắng và mệt mỏi đến rã rời. Cô phải cho Pépé vào trường, mà Jean thì phải lòng con gái nhà làm bánh đến mức van nài cô đi xin cưới. Rồi đến bà thím qua đời, ngần ấy tai họa liên tiếp giáng lên đầu cô. Mouret lại sẵn sàng giúp đỡ cô: điều cô muốn làm cho ông chú và những người khác sẽ được giải quyết tốt. Lại một buổi sáng, cô hội ý với anh khi nghe tin Bourras bị ném ra đường, và Baudu sắp đóng cửa hàng. Rồi sau bữa ăn sáng, cô ra đi với hy vọng ít ra làm bớt đau khổ cho họ.
Ngoài phố La Michodière, Bourras đứng sững trên bờ hè, trước cửa nhà lão, mà hôm trước người ta đã tống lão ra ngoài, nhờ một mánh khóe láu cá, một sáng kiến của viên đại tung: Mouret là chủ các khoản nợ, anh vừa dễ dàng xin được tuyên bố tay bán ô vỡ nợ, rồi với năm trăm phrăng anh đã mua được quyền thuê nhà trong cuộc bán đấu giá; thành ra lão già bướng bỉnh phải chịu lấy năm trăm phrăng để mất cái mà lão không muốn nhả ra với mười vạn phrăng. Rồi thì, kiến trúc sư đến với một toán thợ phá nhà, đã phải nhờ đến cảnh sát để tống lão ra ngoài. Hàng hóa đã đem bán, người ở các buồng phải dọn đi; lão thì cứ khăng khăng bám lấy cái xó lão vẫn ngủ, và người ta không dám đuổi lão, vì chút thương hại cuối cùng. Người ta phá mái nhà ngay trên đầu lão. Những tấm đá đen nát đã được dỡ ra, trần nhà đổ sụp, tường rạn nứt, thế mà lão vẫn ở lì đó, dưới những cột kèo trơ trụi, giữa đống đổ nát. Cuối cùng cảnh sát đến lão mới chịu đi. Nhưng ngay sáng hôm sau, lão lại xuất hiện trên bờ hè phía trước, sau khi qua đêm ở một nhà chứa trọ bên cạnh...
- Cụ Bourras. - Denise dịu dàng nói.
Lão không nghe tiếng, con mắt nảy lửa của lão chằm chặp nhìn mấy người phá nhà, mà nhát cuốc đã chạm tới bề mặt trước của căn nhà nát. Bây giờ, qua những cửa sổ trống hoác, đã nhìn thấy phía trong nhà, những gian buồng tiều tụy, cầu thang đen ngòm, ở đó từ hai trăm năm nay ánh nắng không lọt tới.
- A ha! Cô đấy à. - Cuối cùng lão đáp, khi nhận ra cô - Bọn kẻ cướp tốn công đấy nhỉ!
Cô không dám nói nữa, lòng xúc động vì cảnh tượng rầu rĩ thê thảm của ngôi nhà cũ, mắt cô chẳng rời khỏi, những hòn đá mốc đang rơi xuống. Trên cao, ở một góc trần nhà nơi buồng cũ của cô, cô vẫn nhìn thấy cái tên chữ đen và run rẩy: Ernestine, viết bằng khói nến; và cô hồi tưởng lại những ngày khổ cực, lòng đầy mối thương xót vì mọi niềm đau đớn. Khi đó, để làm sập cả mảng tường bằng một nhát, đám thợ nảy ra ý tấn công từ dưới nền. Lão già loạng choạng.
- Ví thử chúng giết được hết mọi người! - Bourras khẽ la lên với giọng man rợ.
Người ta nghe thấy một tiếng đổ ầm kinh khủng. Đám thợ hoảng sợ bỏ chạy ra đường. Khi để xuống, mảng tường rung chuyển và kéo theo cả căn nhà sụp tan tành. Chắc hẳn căn nhà nát không đứng được nữa với những chỗ lún và nứt nẻ, chỉ xô một cái cũng chẻ ra được từ trên xuống dưới. Thật là một cảnh sụt lở thảm hại, một căn nhà nhơ nhớp, bị mưa ngấm, đổ bẹp gí. Không một bức vách đứng lại, trên đất chỉ còn một đống vụn nát đám phân của quá khứ đổ bên đường.
- Trời ơi! - Lão già thét lên, tưởng như tiếng đổ dội tới ruột gan lão.
Lão há hốc miệng, chưa bao giờ lão nghĩ lại có thể nhanh đến thế. Và lão nhìn cái lỗ hổng, khoảng trống cuối cùng được mở ra bên sườn hiệu Hạnh phúc các bà, bứt được cái mụn cơm làm ô uế đó. Đó là con nhặng bị bóp chết, trận thắng cuối cùng đánh vào sự ngang ngạnh đau xót của cái vô cùng nhỏ bé, cả hòn đảo bị lấn chiếm và chinh phục. Người qua lại tụ tập chuyện trò với bọn thợ phá, những người này bực tức với những căn nhà cũ đó chỉ tổ giết thiên hạ.
- Cụ Bourras, - Denise nhắc lại, cô dẫn lão ra xa -cụ hãy biết người ta không bỏ cụ đâu. Cụ cần cái gì sẽ có cái đó...
Lào ngẩng đầu lên:
- Tôi không cần gì hết... Bọn chúng phái cô tới đây, phải không? Này, cô bảo chúng rằng, lão Bourras này còn làm việc được và lão sẽ tìm ra công việc ở chỗ nào lão muốn... Thật đấy! Bố thí cho những kẻ mà họ giết chết kể cũng thuận tiện!
Bấy giờ, cô cầu khẩn:
- Cháu xin cụ nhận cho, đừng để cho cháu buồn phiền vì chuyện này.
Nhưng lão lắc cái đầu xù tóc:
- Không, không, thế là hết, chào cô... Cô hãy cứ sống cho sung sướng, cô còn trẻ, và đừng ngăn cánh già này ra đi với ý kiến của họ.
Lão liếc mắt nhìn lần cuối cùng đống đổ nát, rồi bỏ đi, nặng nhọc. Cô nhìn theo lưng lão, giữa đám người chen chúc trên bờ hè. Lão ngoặt đi ở góc quảng trường Gaillon, và thế là hết.
Một lúc lâu, Denise lặng yên, mắt lơ đãng. Cuối cùng, cô vào nhà ông chú. Chỉ có một mình lão buôn dạ trong cửa hiệu Vieil Elbeuf tối đen. Bà giúp việc chỉ đến buổi sáng và buổi chiều, để nấu ăn một và giúp ông ta mở hay đóng cửa ngõ. Ông qua hàng giờ, trong cảnh đơn độc cô quạnh đó, không còn ai năng đến làm phiền ông trong ngày, ông bàng hoàng và không còn kiếm ra hàng, khi một bà khách cố vào. Và ở đó, trong im lặng, trong ánh ngày mờ nhạt, ông đi liên tục vẫn cái bước đi nặng nề những ngày đưa tang, tuân theo một nhu cầu bệnh hoạn, những cơn bức bách phải đi thật sự, cứ như ông muốn ru ngủ nỗi đau thương của ông.
- Thưa chú, có khỏe hơn không? - Denise hỏi.
Ông chỉ dừng lại một giây, ông lại đi, đi từ két đến một góc tối.
- Ừ, ừ... khỏe lắm... Cám ơn.
Cô muốn tìm chuyện khuây khỏa, những lời vui vẻ, mà chẳng tìm được.
- Chú có nghe tiếng ầm lúc nãy không? Ngôi nhà đổ rồi.
- À! Phải đấy, - Ông sững sờ khẽ nói - chắc là ngôi nhà... Chú thấy đất rung lên... Chú, sáng hôm nay thấy họ trên mái nhà, chú đóng cửa lại.
Và ông làm một cử chỉ mơ hồ, để nói ông không quan tâm đến những điều ấy nữa. Mỗi lần ông trở lại trước két, ông nhìn cái ghế ngắn trống không, cái ghế bọc nhung đã mòn mà vợ ông và con gái ông đã lớn lên ở đó. Rồi, trong cuộc giậm chân bất tuyệt ấy, khi trở lại đầu kia, ông nhìn những ngăn tối om trong đó vài tấm dạ đang mốc cho đến hết. Đó là ngôi nhà góa bụa, những người thân của ông ra đi hết, việc buôn bán kết thúc nhục nhã, duy còn ông đi dạo với tấm lòng đã chết và niềm kiêu hãnh bị vùi dập, giữa những tai họa kia. Ông ngước mắt nhìn lên trần nhà đen tối, ông lắng nghe im lặng dâng lên từ bóng tối của gian buồng ăn nhỏ, góc thân mật của gia đình mà xưa kia ông yêu cả đến mùi mốc kín của nó. Không còn một hơi thở trong căn nhà cổ lỗ, bước đi đều và nặng của ông làm vang động những bức tường cũ, như thể ông giẫm trên nấm mồ những niềm yêu thương của ông.
Cuối cùng, Denise khơi chuyện cô nói:
- Thưa chú, chú chẳng có thể ở mãi thế này được đâu. Chú phải quyết định.
Ông trả lời mà vẫn không dừng chân:
- Cố nhiên, nhưng cháu bảo chú làm gì? Chú muốn bán hàng mà không ai đến... Trời! Có ngày chú sẽ đóng cửa hiệu mà đi thôi.
Cô biết không còn phải lo một cuộc vỡ nợ. Những chủ nợ đã ưng thỏa thuận với nhau, trước cái vận số cay nghiệt đó. Trả nợ hết, ông chú chỉ còn cách ra đường mà ở.
- Nhưng rồi chú làm gì? - Cô khẽ nói, tìm lời dẫn dắt để đưa ra điều đề nghị mà cô không dám nói.
- Chú chẳng biết - Ông chú đáp - Chắc có người sẽ thu nhận chú.
Ông ta thay đổi lối đi, ông đi từ buồng ăn ra tủ kính phía trước; và, bây giờ mỗi lần ông lại rầu rĩ ngắm nhìn những tủ kính thảm hại với hàng bày bỏ quên đấy. Mắt ông cũng chẳng ngước nhìn bề mặt nghênh ngang của hiệu Hạnh phúc các bà mà những đường nét kiến trúc vươn tít sang hai bên phải bên trái đến tận hai đầu phố. Thật là một cuộc phế truất, ông cũng không còn sức mà tức giận.
- Thưa chú, xin chú nghe cháu, - Cuối cùng Denise lúng túng nói - có lẽ có một chỗ cho chú.
Cô nói chữa lại, lắp bắp:
- Vâng, cháu chịu trách nhiệm mời chú giữ chân thanh tra.
- Ở đâu thế? - Baudu hỏi.
- Trời, bên kia, trước cửa... Bên chúng cháu. Sáu nghìn phrăng mà công việc nhàn hạ.
Đột nhiên ông dừng lại trước cô. Nhưng ông không nổi giận như cô sợ, mà mặt ông lại tái nhợt đi, ông bị một cơn xúc động đau đớn, một niềm nhẫn nhục cay đắng.
- Trước cửa, trước cửa - Ông ấp úng nhiều lần -Cháu muốn chú vào hiệu trước cửa.
Denise cũng bị lây niềm xúc động ấy. Cô thấy lại cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai cửa hiệu, cô đã tham dự hai cuộc đưa tang Geneviève và bà Baudu, trước mắt cô là hiệu Vieil Elbeuf bị hiệu Hạnh phúc các bà đạp đổ và bóp chết. Và ý nghĩ chú cô vào hiệu trước cửa, đeo cà vạt trắng, đi thủng thẳng ở đó, làm cô lộn ruột vì thương xót và phản kháng.
- Này, Denise, cháu ơi, có thể thế được chăng? - Ông nói đơn giản, hai bàn tay run run chắp lại.
- Thôi, thôi, chú ạ! - Cô nói trong một cơn bồng bột của cả con người công minh và nhân hậu của cô - Chẳng hay gì. Xin chú tha lỗi cho cháu.
Ông ta lại đi, bước chân ông lại làm rung chuyển ngôi nhà hoang như nhà mồ. Và, khi cô từ biệt, ông đi đi mãi trong cơn di động bướng bỉnh của những mối tuyệt vọng lớn, xoay quanh mình mà chẳng bao giờ thoát ra được.
Đêm hôm đó Denise lại mất ngủ. Cô đã đụng tới đáy nỗi bất lực của mình. Ngay cả vì người thân, cô cũng không tìm ra được cách giúp đỡ. Cô phải chứng kiến đến cùng sự vận động vô địch của cuộc sống, nó muốn lấy cái chết để gieo hạt liên tục. Cô không kháng cự nữa, cô chấp nhận quy luật đấu tranh đó; nhưng tâm hồn phụ nữ của cô chứa chất một niềm nhân hậu bằng nước mắt, một mối yêu thương bác ái, khi nghĩ đến nhân loại đau khổ. Từ nhiều năm nay, bản thân cô cũng bị mắc vào cơ cấu của cỗ máy. Cô đã chẳng nhỏ máu ở đó hay sao? Người ta đã chẳng hành hạ, săn đuổi, vùi dập cô trong sỉ nhục đó sao? Ngay cả bây giờ, đôi lúc cô hoảng sợ khi cảm thấy mình được lựa chọn bởi cái lôgich của sự việc. Tại sao lại là cô, con người yếu ớt đến thế? Tại sao bàn tay nhỏ bé của cô đột nhiên lại có sức nặng đến thế, giữa sự nghiệp của con quái vật? Và cái sức mạnh quét sạch hết thảy, đến lượt sẽ lôi cuốn cô đi, vì cô đến đó như một sự trả đũa. Mouret đã sáng chế cái cơ cấu bóp chết thiên hạ đó, mà sự vận dụng tàn bạo làm cô bất bình; anh đã gieo rắc hoang tàn trong khu phố, bóc lột người này, giết hại người kia; thế mà cô vẫn cứ yêu anh vì sự nghiệp lớn lao của anh, cô càng yêu anh mỗi khi anh lạm dụng quyền lực, mặc dầu làn sóng nước mắt trào dậy ở cổ, trước nỗi khổ cực thiêng liêng của những kẻ thất bại.
-----------------------------------------
[1] Nguyên văn:... khi tôi bị đóng đinh giữa bốn tấm.
[2] Protêt: giấy chứng nhận người mắc nợ từ chối trả tiền.
[3] Écossais: dân xứ Écosse nước Anh. Zouave: lính bộ binh xứ Algérie (thời Pháp thuộc xưa).
[4] Waterloo: chiến bại nổi tiếng của Napoleon, kết thúc triều đại của ông ta.
[5] Đây là giấy cáo thị cửa hàng bị vỡ nợ do tòa án quyết định.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà
Emile Zola
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà - Emile Zola
https://isach.info/story.php?story=hieu_hanh_phuc_cac_ba__emile_zola