Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Câu Hỏi Lãng Quên
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 13 -
T
ình tang tình tính tang... Chuông điện thoại mang âm điệu một dòng nhạc chợt vang lên...
- Xin lỗi anh... Chị Lữ nhấc điện thoại, hêllô...
- Kính còn ở đó không em?
- Anh hả, sao đi đón con mà lâu vậy?
- Anh gặp cha Hoàng đứng nói chuyện từ nãy giờ. Em nói Kính ở lại nói chuyện chờ anh đi mua mấy món nhậu về lai rai. Em làm dùm cho anh hai đĩa xà lách trộn dấm và hành là mọi sự đầy đủ...
- Anh có mời cha Hoàng ghé nhà mình không?
- Dĩ nhiên, trúng tủ cho em rồi...
- Em sẽ nói với anh Kính. Vậy anh định mua những món gì...
- Bê thui, dê xào lăn, nem thính bắc kỳ, cá kho tộ, và món xào thập cẩm, thêm rau trộn là quá dư rồi. Em đừng lo.
- Sao anh không mua thêm tiết canh bê...
- Trưa mới ăn tiết canh vịt bây giờ tiết canh bê đâu được...
- Thì mua mời cha Hoàng...
- Để anh hỏi nếu ngài thích, còn không, ngần ấy cũng dư chán. Nói Kính cỡ chừng nửa tiếng nữa anh và cha Hoàng cùng hai người khác về tới...
- Em sẽ nói. Anh gọi điện thoại bảo họ làm trước đi, đến nơi là vừa.
- OK, thôi bye.
- Bye.
- Nhà em nói mời anh ở lại dùng cơm tối, có cha Hoàng và đâu thêm hai người nữa sẽ tới.
- Cha Hoàng nào? Có phải cha Hoang Lỳ không?
- Ủa sao anh biết?
- Tôi có gặp ngài một lần hôm nhậu với đám thanh niên ở nhà anh Tùng. Chịu thua ngài thôi, dám bỏ tiền mua hai két bốn mươi tám lon "bớt oai" cho đâu gần chục tướng nhậu. Sau một vòng mỗi người hai lon, thế là cha con lần lượt kéo nhau vô phòng trên lầu, kẻ xưng người giải tội. Tướng ngài coi bộ hơi bụi đời nên có người sau khi xưng tội rồi xuống còn hỏi anh Tùng rằng cha thật hay giả, đúng là các tướng! Đến lúc anh Tùng nói cha thật, lại là em họ của anh Tùng, có tướng nói nếu cha nào cũng dễ như ông cha bụi đời này thì đâu ai sợ xưng tội. Cũng phải công nhận tướng ngài phiêu diêu làm sao ấy, nếu mới gặp mà không ai nói sẽ chẳng biết là linh mục...
- Ngài bị mấy cụ cho rằng không có oai của linh mục; cha gì mà cắt tóc ba phân giống như đầu phi trường nhà binh, áo mặc giống như mua ở chợ Hudson, đi giầy ba ta thể thao chẳng khác gì tụi choai choai. Một số cụ nói "Cha gì mà mặc áo không có cổ." Anh biết ngài trả lời sao không? "Thì cái đầu còn đang dính với cái thân chứ có rơi mất đâu!" Lại có cụ hỏi ngài sao không mặc áo đen đi ra ngoài nào ai biết mà chào hỏi. "Ối giời ơi... " Chị Lữ lên giọng, ngài nói, "Người ta để ý nhìn mình lỡ mòn bớt thân xác ốm om đi thì về nhà mẹ chửi chết!" Có lần ông Sinh gặp ngài ở nhà chú Thuần mà không biết, đưa tay bắt hỏi xã giao dạo này làm ăn thế nào. Cụ Tĩnh cũng đang ngồi chơi vội nói "cha đấy." Ông Sinh lỡ lời chữa "Cha mà ăn mặc như vầy sao ai biết." Ngài lững thững nói, "Có lẽ Chúa chọn lầm, giám mục truyền chức lộn mà"... Những chuyện liên quan về ngài cũng lắm giai thoại nhưng cứ như tàng tàng làm sao ấy...
- Tôi thấy ngài rất tự nhiên nếu không muốn nói là thoải mái. Đang ngồi nhậu nơi chiếc chiếu trải trên nền nhà mà đứng ngay dậy kiếm trái ớt ở tủ lạnh, chẳng cần sai bảo ai lấy cho... Nhưng cụ Nhan thì cứ rối lên, "Cha không nên làm thế, muốn gì thì cứ bảo cháu nó lấy, là cha ai lại đi lục tủ lạnh lấy trái ớt như vậy... " Thế rồi ngài trả lời làm cụ Nhan chưng hửng, "Không được, không được, cháu cụ mà nó lấy thì cay lắm ăn không được." Coi bộ sự tự nhiên thoải mái của ngài lại không đẹp lòng quí cụ; hình như bị quí cụ cho rằng làm như thế mất oai đi...
- Hôm nọ anh Tùng ghé nhà em ngồi chơi kể chuyện kỳ cha Hoàng về Việt Nam thăm bà cố mà cười muốn chết. Trời nóng, ngài cứ chiếc quần đùi và áo cụt cánh mặc khiến bà cố ngượng đến chín cả người. Ai đời nào các cụ hàng xóm khăn đóng áo dài tới thăm mà cha thì cứ quần đùi mà vận... tay thì kè kè ly bia, kẹp thêm điếu thuốc, bàn ghế lịch sự trong nhà không ngồi cứ chiếc ghế đẩu kê ở đầu hồi gần bụi tre cạnh bờ ao lui cui câu với kẹo. Các cụ thay nhau ra chào mừng cha mới mà cha miệng thì nói chuyện, mắt mũi chăm chăm chú chú vào chiếc dây câu... Đang nói dở câu chuyện bỗng giựt trật con cá, cha bèn thêm câu "mẹ nó, thôi hụt rồi." Bà cố nói thế nào cũng không được, năn nỉ chẳng xong, bảo ông anh, nhờ mấy người chú khuyên cha mặc quần dài thì chỉ được một lúc ngài lại tuột ra kêu ầm lên nóng chịu không nổi. Hôm ngài mới về, gia đình trình cha xứ xếp đặt để ngài dâng lễ năm giờ sáng hôm sau. Trời Việt Nam vào tháng hai thì nóng, gia đình lại sửa soạn cho ngài một chiếc giường nệm. Và thế là đến khuya lúc đi ngủ, ngài lôi ngay một chiếc chiếu ra giữa nhà trải xuống nằm dang tay dang chân ra ngủ chẳng gối chẳng mùng mền gì... khiến bà cố và mấy người chị lo lắng muỗi cắn cha nên phải căng mùng ngay giữa nhà trùm lên. Đã vậy, bốn giờ sáng lúc mọi người đã sửa soạn xong đâu đấy, bà cố mới rón rén đến gần khẽ gọi... "Cha à, dậy sửa soạn đi dâng lễ." Ông cha con mắt nhắm mắt mở đưa tay coi đồng hồ... "Lễ lạy gì giờ này, mới bốn giờ sáng mà đã gọi... cha còn đang phải ngủ... " Hôm mới chịu chức được một tuần, ngài về "Vực Sâu" New Orleans dâng lễ chiều thay cho cha xứ có công chuyện đi vắng. Sắp đến giờ lễ nên nhà thờ đông nghẹt người lại cứ thấy anh chàng thanh niên đi lên đi xuống ngay lối giữa nhà thờ tay chân vung vảy chẳng có phép tắc gì trông đến xốn mắt. Người gì ăn bận lếch thếch, chiếc quần jean quá cũ, vùng hai đầu gối bạc phếch lại còn bận chiếc áo loang lổ, chỗ thì hình vòng tròn màu đỏ, chỗ lại chấm vàng, chấm xanh to tướng không theo thứ tự nào, kèm theo cái đầu húi cua như đứa du côn. Mấy bà cụ xì xào bảo nhau thằng nào mà đi đứng trong nhà thờ láo vậy. Đến lúc ca đoàn hát nhập lễ, thấy đi sau ban giúp lễ và người đọc sách lại là anh chàng có cái đầu húi cua ban nãy, có bà cụ nhận ra chàng trai ngứa mắt lên tiếng... "Cái thằng đó mà là cha à?"... Em nghe cười đau cả bụng... Hèn chi mà ngài có tên là Hoang Lỳ.
- Sao lại gọi ngài là Hoang Lỳ?... Chị sửa soạn làm rau trộn là vừa, để tôi tới bàn ăn ngồi, chị vừa trộn rau vừa nói chuyện...
- Anh cứ tự nhiên nghen, để em vừa làm vừa nói cho vui... Ngài tên là Trần Vũ Linh Hoàng... Anh Tùng kể nghe đâu kỳ còn nhỏ ngài đánh nhau với trẻ đồng lứa lỳ lắm... nên được gọi là thằng lỳ. Năm bẩy lăm đang đi chơi ngoài Cấp bị cắt đường không về quê được, thế là theo gia đình người anh em họ sang Mỹ. Ở trường đại học và thần học không biết sao các thầy cùng trường đặt cho cái tên Hoang Lỳ; hình như kiểu cách của ngài có vẻ hơi phóng túng nên bị gọi là hoang. Hơn nữa, Hoang Lỳ là tiếng nói lái của Linh Hoàng... thì anh còn lạ gì nữa, hình như ở nhà trường thầy nào mà không có biệt danh, nhất quỉ nhì ma thứ ba nhà thầy... người ngoài nào ai biết đấy là đâu. Danh hiệu này cũng do mấy cha bạn của ngài thời kỳ còn đang học chung trong nhà trường phổ biến người ta mới biết...
- Bây giờ ngài làm việc ở đâu?
- Chừng như ở địa phận Lafayette, Louisianạ Nghe đâu bà cố mới được ngài bảo lãnh qua độ hơn ba tháng... Hôm đầu mới qua Mỹ, mấy bà con anh em tới thăm hỏi chẳng hiểu nói chuyện gì về cuộc sống liên hệ tới cha Hoàng, bà cố nói, "Chúa chọn thằng lười." Nhưng bây giờ có lẽ cụ cũng hiểu cuộc sống bên này đâu giống ở Việt Nam. Thế nên, cho dù muốn đi lễ bốn giờ sáng cũng chẳng có cha nào dâng lễ mà có nơi phải mãi năm, sáu giờ chiều bởi người ta còn phải đi làm kiếm kế sinh nhai...
Có tiếng xe quẹo vô garage kèm theo âm vang dập cửa... Bé Thúy con chị Lữ mở cửa hông bước vào đầu tiên, cha Hoàng hai tay bưng hai đĩa bịt kín giấy bạc, tiếp theo là anh Lữ và hai người đàn ông khác. Chợt nhìn thấy cha Hoàng, sự so sánh con người thực tại với những giai thoại bỗng nổi lên nơi tâm trí Kính. Đúng là dáng người thoải mái, thanh thoát, chứng tỏ một tâm hồn tự tại, và chiếc miệng lúc nào cũng như mang vẻ mỉm chi... Chỉ mới mấy bước chân của ngài đã giúp Kính nhận ra sự mực thước nếu không muốn nói là cả một thế giới kỷ luật thu gọn thành sức mạnh tiềm tàng nơi con người với dáng hơi nhỏ nhắn tạo nên những cử động không thừa, chẳng thiếu. Chính những cử điệu phối hợp gọn gàng này chứng tỏ một tâm hồn đã cắt bỏ được mọi loại hình thức vô bổ thừa thãi; thế nên, những tư cách giả hình, phô trương, không còn chỗ đứng nếu xét theo quan điểm tâm lý thực dụng. Phô bày bên ngoài những tính chất thực của con người ấy lại cả là một sự đối nghịch che mờ những cặp mắt khuôn mẫu thế nhân. Chiếc quần Jean nâu thẫm ôm vừa vặn bước đi đứng tránh bề vướng bận được phủ xuống từ phía trên với chiếc áo thung vàng nhãn hiệu con cá sấu nhỏ đang há miệng, cong đuôi, thêu trên ngực phía trái... dẫn nhận xét sơ khởi của người đối diện đến kết luận đây chỉ là một thanh niên tầm thường về mọi mặt nếu không được biết trước ngài là ai. Hình như gặp ngài mới tám tháng trước đây, chỉ một quãng thời gian ngắn ấy mà cha Hoàng bây giờ coi bộ vững chãi, tự tại hơn lần trước... Con người này thay đổi quá nhanh... hình như từng giây phút... Có bước tiến nào đó đã là nguyên nhân hướng dẫn thái độ và cử điệu bên ngoài chuyển biến... Kính thầm nghĩ.
- Xin chào chị Lữ. Ah! Chào anh Kính. Hình như có lần tôi đã gặp anh ở nhà anh Tùng phải không? Cha Hoàng lên tiếng khi vừa bước vô khỏi cửa đoạn bỏ hai đĩa giấy xuống bàn ăn.
- Chào chạ Vâng, hôm ấy có gần mười đấng đồng tế với cha và vô tình con cũng được tham dư... Mà hình như bia của thánh hương vị ngọt và đặm đà hơn bia mua chợ, con còn nhớ tướng Công khen như vậy.
- Hắn uống quỵt của tôi mấy lon hôm đó; thế nào hắn cũng phải đền tội thôi. Chịu thua các tướng...
- Hôm ấy nghe đâu anh ta nói một lon bia thánh trị giá một bữa nhậu nên hứa sẽ chịu đền tội một bữa cá hấp cho năm lon bia thánh mà...
- Ối giời! Có một kinh Sáng Danh mà hắn còn chạy dài phương chi bữa nhậu... Hắn lý luận xưng tội nhưng không chừa được nên cứ khất lần mãi... Chỉ có Chúa mới hiểu nổi hắn...
- Chuyện gì mà chạy dài lại liên hệ đến kinh Sáng Danh vậy thưa chả Chị Lữ lên tiếng.
- Có gì đâu, hôm ấy tôi đồng ý chịu hai két bốn mươi tám lon bia và anh Tùng nấu đồ nhậu với điều kiện cụ Nhan mời được ít nhất tám tướng nhà trời xưng tội. Tôi ra việc đền tội trước khi xưng là một kinh Sáng Danh cùng điều kiện đọc với hết lòng trí của mình, không cần biết gồm những loại tội gì và bao nhiêu. Thế mà ông tướng Công uống năm lon nhưng nhất quyết không xưng tội, ấy là tôi đã để mỗi tướng nuốt chửng hai lon lấy gân sức cho đỡ ngại ngùng rồi mới kéo lên lầu rửa ruột. Biết sao hơn, Chúa cũng phải tôn trọng quyền tự do của con người... nhưng mấy người hôm ấy hè nhau thúc đẩy hắn nên đã nói là ăn quỵt. Tôi nghĩ, chẳng nên nhắc lại e hắn có mặc cảm thì sao có cơ hội gặp gỡ. Cứ để tự nhiên, còn nước còn tát... mới năm lon mà... Coi chừng lúc tới cơ thì mình lời to vì nghe đâu tướng ấy mười mấy năm rồi... Nghĩ cũng vui... giải tội được tướng nào, mình có thêm một người bạn nhậu không lời to ư!
- Hôm nay có chuyện gì mà cha ghé qua đây vậy? Chị Lữ hỏi tiếp.
- Hai ông này hứng bất tử rủ tôi đi thăm sòng bài. Vừa lái xe tới định quẹo đường Maple vô bãi đậu của Grand Casino thì gặp anh Lữ đưa tay vẫy và bây giờ đang chuẩn bị đồng tế... với các anh chi...
- Cha xuống sòng bài lần nào chưa?
- Chưa nên định xuống cho biết. Mấy lần trước ghé qua đây đóng đô ở nhà anh Tùng... đâu có đi được... hôm nay đã cố tránh sự cản trở thì lại gặp anh Lữ. Kể như xong rồi đó, tầu bài có lẽ phải dành lại ngày khác vì sau khi ăn uống chẳng nên tới đó làm gì, chỉ bất lợi.
- Thì ghé qua cho biết và đừng thử đâu có gì bất lợi...
- Anh ghé qua cho biết thì được chứ tôi đàng nào cũng là con người, không dễ chi đâu, lại thêm cá tính đam mê coi chừng trống lổn...
- Cha đừng mang xuống nhiều, cỡ vài chục, thua hết ra về đâu đến nỗi nào.
- Tôi đâu đặt vấn đề thua với được khi đã chấp nhận bước xuống sòng bài, mà nắm chắc là thuạ Nhưng vấn đề lại là thử xem mình có đủ sáng suốt để nhận định lòng ham muốn thắng của mình lúc đó hay không... Chứ nếu chỉ xuống cho biết thì thiếu gì chuyện trong cuộc đời này cần phải biết...
- Thế cha thích đánh loại bài nào nhất...
- Tôi biết chơi bài nhưng không đam mệ Có dịp, rút phé đã hơn chơi mấy thứ mình không có quyền quyết định... coi bộ không phê chút nào...
- Xin mời cha và hai anh.
- Đây là anh Long và anh Hải. Anh Long là kỹ sư cơ khí đang làm việc tại hãng chế tạo máy cày ở Michigan về thăm bà con tại Baton Rougẹ Anh Hải là nha sĩ mở văn phòng gần xứ tôi ở.
- Xin chào hai anh, chị Lữ lên tiếng. Cha và hai anh dùng rượu hay bia?
- Chị cho tôi xin ly nước đá lạnh, tôi không uống được rượu bia...
- Anh Hải không uống được hay muốn nhận trách nhiệm lái xe lúc về? Đừng lo, cha Hoàng càng uống rượu lái xe càng tỉnh...
- Tỉnh đến nỗi lúc ngủ dậy không biết tại sao mình đang nằm trong phòng... Anh Hải không uống bia rượu, chị có nước ngọt không xin cho anh ấy một lon...
- Vâng, con có mấy thứ, cả cooler nữa, để tùy ý anh Hải lựa chọn. Còn cha, anh Kính, anh Long...
- Sao chủ nhà, anh quyết định đi thôi...
- Vâng lời trọng hơn của lễ. Có hai thứ, "thánh mờ mờ" và "bò đi ông" cha chọn thứ nào? Một trong hai hay cả cặp?
- Thôi thì đàng nào mình cũng con nhà có đạo phải giữ lễ kính các thánh trước rồi bò sau... Anh là chủ nhà, xin làm dấu...
- Mời cha chủ tế để kính thánh... cho phải phép...
- Vậy thì bắt đầu; nhân danh Cha... Nguyện kinh xong, cha Hoàng tiếp, xin mời anh chị Lữ, anh Kính, anh Long và anh Hải. Thôi thì cứ coi như mình đang thắng lớn. Nếu lúc ăn xong, hai anh thích xuống sòng bài cứ tự nhiên, tôi ở đây đợi... Bằng này đồ nhậu chắc chắn có đợi đến mai cũng không chết đói... Nào, lâu rồi bây giờ mới được thưởng thức lại món nem thính bắc kỳ... Hôm nọ đi Bayou Labatre, ông Phương đưa tới nhà người bạn của ông ta nhậu rắn xào lăn thật là tuyệt. Lần đầu tiên trong đời tôi mới được ăn thịt rắn. Hôm về Việt Nam thì lươn xào lăn cay cháy cả lưỡi mà uống với rượu đế thấy đã quên chết...
- Cho nên cha vẫn còn sống nhăn... Anh Lữ nói tiếp.
- Cũng có thể, món nem thính bắc kỳ ở đây họ làm ngon... Cha Hoàng sau khi chiêu miếng rượu, chiếu cố món nem...
- Ban nãy cha nói rắn xào lăn có phải loại rắn đất không thưa chả Kính lên tiếng.
- Không đâu, hình như con rắn ráo gì ấy, lớn bằng nửa cổ tay và nghe nói dài cả sãi... Nhưng tại sao anh đoán chừng là rắn hổ đất.
- Con nghĩ vì nó ăn đất nên đoán là rắn đất...
- Anh tưởng tôi giỏi lắm sao mà mở màn pháo vậy?
- Rắn sao lại ăn đất, Lữ nói, có phải anh Kính mới tìm đâu ra thứ rắn đó không?
- Anh Kính có ý chi mà nói có vẻ lạ kỳ vậy? Chị Lữ chêm vô.
- Tôi chỉ đoán mò, không đúng thì thôi đâu có sao...
- Chứ tại sao anh nói rắn ăn đất?
- Có lẽ vì nó ăn đất nên gọi là rắn đất. Con rắn hổ mang mà ăn đất gọi là rắn hổ đất; cũng như con giun ăn đất gọi là con giun đất. Dĩ nhiên, loài nào ăn đất thì được thêm chữ đất vào tên của loài ấy cho rõ nghĩa hơn, nếu tôi không lầm... Kính biện luận tàng tàng...
- Vậy con người ăn đất thì gọi là gì? Anh Long diễu diễu nhào vô góp chuyện.
- Thì gọi là tượng đất... Anh Hải chen vô.
- Và tượng gỗ là người ăn gỗ, tượng xi măng là người uống thuốc xi măng... Cha Hoàng nói diễu, thế những người đánh bài ăn tiền thì gọi là gì... Có điều tôi biết chắc người uống thuốc xi măng muôn đời an toàn, sẽ không bao giờ bị bệnh tật... và dứt khoát, tôi không muốn làm thánh vì làm thánh không có cơ hội thỏa mãn khẩu vi...
- Cha nói sao mà làm thánh không được thỏa mãn khẩu vị? Chị Lữ hỏi có vẻ lạ lùng.
- Có chi đâu mà chị không muốn hiểu, cha Hoàng nói không muốn làm thánh vì nếu là thánh sẽ bị đắp nên tượng đất sau này, và tượng đất là do người ăn đất biến thành; bởi vậy, người ăn uống thực phẩm không phải là tượng đất tức không phải là thánh... Kính giải thích...
- Vậy chứ sao ban nãy anh nói rắn ăn đất...
- Ban nãy anh Kính pháo tôi đó thôi. Chỉ có mỗi con rắn trong Kinh Thánh mới bị nguyền rủa ăn đất chứ làm gì trong cuộc đời này có rắn nào ăn đất, hoặc có mà mình chưa biết, hoặc rắn ngày xưa ăn đất mà ngày nay nó khôn hơn nên không ăn đất nữa chăng. Cách đây mấy tháng nhậu ở nhà anh Tùng, mấy tướng lúc ngà ngà cũng đưa vấn đề rắn ăn đất hay ăn chuột và cái trứng có trước hay con gà có trước rồi bắt tôi làm quan tòa thẩm định. Tôi nói không biết, mấy tướng viện lý các cha phải biết hết mọi sự rồi chia nhau quay tôi như quay dế khiến cho tướng Công có cớ ăn quỵt uống chùa. Hôm nay chắc anh Kính muốn đưa ra chuyện gì nữa đây nên mượn đề tài hôm nọ thôi phải không?
- Cha nói đúng. Cả buổi chiều nay chỉ có mỗi vấn đề lòng tin mà anh Kính càng giải thích, con càng cảm thấy mình không có lòng tin như Phúc Âm nói. Cha biết không, cuối cùng con nhận ra lòng tin trong Phúc Âm không giống với đức tin mà con đã được dạy dỗ từ bao lâu nay... Lại còn vấn đề Nước Thiên Chúa, Nước Trời nữa... Chị Lữ xác nhận.
- Vậy là có chuyện khốn khó đến rồi... cha Hoàng nói với giọng nhẹ nhàng nhưng đoan chắc. Không những thế, những e sợ trở thành rối đạo cũng làm phiền những kẻ muốn tìm hiểu lời Đức Kitô không ít... Nhưng chuyện đó phải xảy ra vì không có con đường thứ ba nào có thể giải quyết được mà hoặc là đứng hẳn về phe Đức Kitô hoặc đối nghịch lại với lời Ngài rao giảng để rồi mang mặc cảm sống cho qua nhưng lòng ngập đầy ấm ức. Có phải chị thấy Phúc Âm nói lên những điều thật phi lý không, và càng cố gắng tìm hiểu càng như rợ vô rừng...
- Cha nói đúng. Thà rằng cứ chấp nhận những gì được dạy dỗ như từ xưa tới nay thì yên thân, thoải mái an tâm. Thế nhưng mới chỉ dợm đặt vấn đề Phúc Âm nói gì, lạy Chúa tôi, càng cố gắng hiểu thì lại càng thấy mình giống quân vô đạo.
- Chị có biết Đức Kitô đạo gì không?
- Ngài thiết lập Giáo Hội thì...
- Có câu truyện kể rằng hôm ấy Đức Kitô đi coi đá banh, một đội thuộc giáo xứ Công Giáo và đội kia của nhà thờ Tin Lành. Hai đội banh đấu rất gay go vì bên nào cũng cố gắng để làm rạng danh niềm tin của mình bởi, lẽ tất nhiên, bên nào cầu nguyện và tin tưởng mạnh hơn, sống tốt lành hơn, sẽ được Chúa ban cho thắng lợi nhiều hơn... Hai đội banh bên tám lạng đàng nửa cân do đó điểm số giao đấu rất gay gọ Đội Công Giáo vừa thắng được một trái thì bên đội Tin Lành thắng hai trái tức là vượt một trái... Nơi khán đài, chật ních những cổ động viên của cả hai phe... các anh chị thừa hiểu, bên nào cổ võ mạnh hơn thì đội bên đó có tinh thần tranh thủ vững hơn. Bởi đó, cứ một trái thắng thì lại một bên la hò như sấm động và bên kia thái độ ỉu xìu... Đức Kitô ngồi trên khán đài, bên nào thắng Ngài cũng vỗ tay reo mừng cổ võ cho ho... Hơn nửa tiếng đồng hồ mà trận đấu vẫn bất phân thắng bại. Một ông ngồi ngay phía sau cứ thấy Ngài cổ võ cho phe đối nghịch nên cảm thấy hơi bực bội. Đến lúc gà nhà thắng hai trái liên tiếp, ông ta chợt nhận ra Đức Kitô nhảy lên tưng tưng, miệng la hò tùm lum, tay thì vỗ đôm đốp chừng muốn bể tan ra, coi bộ sung sướng lắm. Trái tiếp theo, bên kia thắng, ông ta lại thấy Ngài gân cổ lên mà gào, giơ tay múa chân như muốn khuyến khích phe địch nuốt trửng đội gà nhà của mình. Tức quá nhưng ông ta cố nén giận, đưa tay vỗ nhẹ vai Đức Kitô trong lúc Ngài đang la hò. Ngài quay lại; ông hỏi,
- Anh thuộc bên Công Giáo hả? Giọng ông có vẻ bực bội.
- Không!
- Vậy anh Tin Lành hả, đi nhà thờ nào? Nét mặt ông đổi thành niềm nở như chứng tỏ tâm hồn tốt lành bằng cách đối xử thân thiện với người không quen...
- Không phải!
- Vừa nghe thế, ông thở dài chán nản... Đúng là quân vô thần!
Giọng cha Hoàng sống động như chuyên viên truyền thanh đá bóng khuyến khích mọi người chú tâm theo dõi... Câu kết luận khiến ai cũng chưng hửng và phá lên cười... Kính cười nhẹ, thầm nghĩ, hèn chi thái độ ngài có vẻ phóng túng và cách ăn mặc chẳng khác gì dân bất cần... Anh thấy thấm thía câu "Chính để phán xét mà Ta đã đến trong thế gian, ngõ hầu kẻ không thấy thì được thấy, và kẻ thấy được lại hóa đui mù!... " Mọi người tiếp tục ăn, nhưng Kính muốn nhân cơ hội hỏi cha Hoàng ít câu...
- Thưa cha, nhưng sao Phúc Âm có những câu khó nghĩ quá?
- Anh thực sự muốn nói Phúc Âm có những câu khó nghĩ hay nghịch nhĩ...
- Có thể, giọng nói của Kính tỏ vẻ hơi nể nang, cả hai, thưa cha.
- Có phải anh bị những câu, "Tuy vậy Con Người đến sẽ còn gặp được lòng tin trên đất nữa không?" ở Phúc Âm Luca, "Của thánh đừng cho chó, châu ngọc chớ quăng trước bầy heo kẻo chúng lấy chân dày đạp và quay lại cắn xé các ngươi" nơi Mathêu, và rồi "Kẻ không thấy thì được thấy, và kẻ thấy được lại hóa đui mù" trong Gioan cũng như một số những câu khác khiến chẳng những khó chấp nhận mà còn như lên án chính anh phải không?
Thế mới biết ớt nào mà chẳng cay, Kính tư lự, những giai thoại về cha Hoàng phải xảy đến không những biến ngài thành mục tiêu che đậy sự bối rối tức giận của dân Chúa mà còn là cớ vấp phạm cho những ai sợ bị sai lầm... Kính cảm thông nỗi cô độc ẩn giấu phía sau những thái độ bất chấp hình thức nơi con người linh mục trẻ này. Mình có thể làm gì, nói gì để tỏ bày sự cảm thông? Phỏng ngài nghĩ gì qua những cảm nghiệm tâm linh đối nghịch với thực tại cuộc sống... Có nên thử đốt ngòi nổ may ra biết thêm ít điều bổ ích... Cùng lắm cứ coi như nói sai, chắc ngài cũng chẳng phiền... Kính nghĩ.
- Đặt câu hỏi như thế, có lẽ cha cũng đã trải qua chặng đường mù tối trong thân phận, con xin lỗi trước bởi không có cách nào diễn tả, cha đã cảm thấy rơi vào thân phận... của thánh...
- Ý anh muốn nói mình bị coi như chó và heo, không xứng đáng để hiểu lời Phúc Âm nói phải không?
- Cha nói đúng điều con đã cảm thấy.
- Không riêng mình anh đâu mà bất cứ ai không cảm nhận được như thế mới là chó và heo theo câu nói Phúc Âm. Những ai cảm thấy thế tất nhiên đã có chuyện xảy ra, và nếu tôi không lầm, Thánh Thần của Đức Kitô làm việc ngang ngược như vậy... Đúng sai, phải trái, tôi không biết... bởi dẫu sao mình chỉ là con người đầy thiếu sót đồng thời lại bị nhãn quan ước định nhân sinh che lấp. Có điều, càng nói thì lại càng chẳng nói được gì vì vấn đề là cảm nghiệm chứ không phải kiến thức. Tôi biết chắc, nếu bàn luận chỉ tạo thêm những phiền hà...
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Câu Hỏi Lãng Quên
Lã Mộng Thường
Câu Hỏi Lãng Quên - Lã Mộng Thường
https://isach.info/story.php?story=cau_hoi_lang_quen__la_mong_thuong