Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cái Trống Thiếc
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thuôn Thuôn Đằng Chân
V
à cả Khổ Hình của mẹ tôi nữa. Ngày chủ nhật Phục Sinh, chúng tôi cùng vợ chồng Bronski về Bissau thăm bà ngoại và ông bác Vincent. Sau đó, bắt đầu những đau khổ của mẹ - những nỗi đau mà tiết xuân tươi thắm cũng không xoa dịu nổi.
Không phải là Matzerath đã ép mẹ ăn cá trở lại. Hoàn toàn do tự nguyện và bởi một ý chí thần bí nào đó nhập vào, đúng hai tuần sau lễ Phục sinh, mẹ bắt đầu nhồi nhét cá xả láng bất cần giữ eo gì nữa, đến nỗi Matzerath phải kêu lên: "Lạy Chúa, đừng có ăn nhiều cá đến thế, như thể ai bắt ép mình vậy!"
Mẹ lót dạ bằng cá xạc-đin hộp trong bữa điểm tâm, rồi hai giờ sau, nếu trong cửa hàng không có khách lại vục vào cái hòm gỗ dán đựng cá trích cơm Bohnsack, đến bữa trưa, mẹ đòi cá bơn rán hoặc cá thu nấu xốt mù-tạc và tà tà chiều, lại nhăm nhăm cái chìa mở đồ hộp: lươn nấu đông, thịt cá trích cuốn, cá trích hun khói, và nếu Matzerath từ chối không rán hoặc luộc thêm cá cho bữa tối, mẹ chẳng phí hơi cãi vã mà lặng lẽ rời bàn ăn ra ngoài cửa hàng và trở lại với một khoanh lươn hun khói. Thế là chúng tôi ăn mất ngon bởi vì mẹ cứ lấy dao vét đến hạt mỡ cuối cùng bám vào da lươn cả bên trong lẫn bên ngoài, và nói chung, bây giờ mẹ thuần ăn cá bằng dao. Suốt ngày, chốc chốc mẹ lại nôn. Lo lắng và bất lực, Matzerath hỏi: "Mình nghén hay sao vậy?"
" Đừng có nói vớ vẩn," nếu có đáp lời thì mẹ chỉ nói vậy. Một ngày chủ nhật, khi món lươn xanh, xốt kem khoai tây được dọn ra, bà ngoại Koljalczek đập lòng bàn tay xuống bàn và lớn tiếng: "Nào, nói xem, Agnès, có chuyện gì vậy? Nói cho chúng ta nghe nào. Tại sao con cứ ăn cá khi mà nó không hợp với con mà con không chịu nói tại sao và cứ hành động như đứa mất trí thế?" Mẹ chỉ lắc đầu, gạt mấy củ khoai tây sang bên, vớt một con lươn đẫm nước xốt lên và bắt đầu ăn với một quyết tâm không nao núng. Jan Bronski không nói gì. Một lần tôi bắt chợt thấy hai người trên đi-văng, họ cầm tay nhau như mọi khi và quần áo họ xộc xệch - cái đó cũng bình thường thôi nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên là mắt Jan có ngấn lệ và mẹ đang đờ đẫn vô cảm bỗng chuyển sang cuồng nhiệt: mẹ bật dậy, vớ lấy tôi, nhấc bổng tôi lên và ghì chặt tôi, đủ cho tôi thấy cả một vực thắm trống rỗng không gì có thể lấp nổi trừ một khối lượng khổng lồ cá luộc, cá rán, cá hun khói và cá hộp.
Mấy hôm sau, tôi thấy mẹ ở trong bếp, lần này không chỉ ngấu nghiên món cá xạc-đin hộp chết tiệt, mà còn đổ dầu từ những hộp cá mẹ để dành vào một cái xoong nhỏ. Mẹ hâm chỗ dầu ấy trên bếp ga rồi uống kỳ hết. Đứng ở cửa bếp, tôi bàng hoàng đến rơi cả trống.
Ngay tối hôm đó, mẹ được đưa vào Bệnh viện thành phố. Matzerath khóc lóc rền rĩ trong khi chờ xe cấp cứu. " Tại sao mình không muốn đứa bé ấy? Nó là của ai thì có quan trọng gì? Hay là vẫn vì cái đầu ngựa chết tiệt đó? Giá như chúng ta đừng bao giờ ra chốn ấy! Mình không thể quên được chuyện đó sao, Agnès? Tôi đâu có chủ tâm làm thế."
Xe cấp cứu đến, người ta khiêng mẹ ra. Trẻ con người lớn xúm lại trên vỉa hè. Người ta chở mẹ đi. Hóa ra mẹ chẳng thể quên con đập chắn sóng cũng như cái đầu ngựa, mẹ đã mang theo ký ức về con ngựa - bất kể nó tên là Hans hay Fritz. Mọi bộ phận của cơ thể mẹ đều giữ lại ký ức đau xót về cuộc đi chơi ngày Thứ Sáu Thánh ấy, và vì sợ nó lại tái diễn, các cơ quan lục phủ ngũ tạng đều quyết làm cho mẹ phải chết và mẹ hoàn toàn nhất trí với chúng.
Bác sĩ Hollatz đoán mẹ mắc chứng vàng da và ngộ độc cá. Tại bệnh viện, người ta phát hiện ra mẹ đã có mang ba tháng và cho mẹ nằm một phòng riêng. Trong bốn ngày, những ai trong chúng tôi được phép vào thăm đều thấy mặt mẹ võ vàng vì đau đớn và nôn mửa; đôi lúc mẹ mỉm cười với tôi qua cơn buồn nôn.
Mặc dù mẹ cố hết sức làm vui những người đến thăm, cũng như giờ đây tôi ráng làm ra vẻ hài lòng khi có người vào thăm, mẹ vẫn không thể ngăn nổi những cơn buồn nôn theo chu kỳ đến xâm chiếm cái cơ thể đang từ từ rạc đi của mẹ mặc dù nó chẳng còn gì để hư hao nữa ngoại trừ, chung cuộc, vào ngày thứ tư của cuộc hấp hối cực nhọc này, chút hơi tàn mà mỗi chúng ta đều phải trút ra để được nhận giấy chứng tử.
Tất cả chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm khi trong người mẹ chẳng còn gì để gây những cơn buồn nôn đã huỷ hoại sắc đẹp của mẹ. Một khi được lau rửa và đặt nằm đó trong chiếc áo liệm, mẹ lại phô ra vẻ mặt tròn trĩnh quen thuộc và tinh ranh một cách hồn nhiên. Nữ y tá trưởng khép mắt cho mẹ vì Matzerath và Jan đều khóc nhòa cả mắt.
Tôi không thể khóc vì những người khác, đám đàn ông và bà ngoại, Hedwig Bronski và thằng cu Stephan mười bốn tuổi, tất cả đều khóc..., vả lại, cái chết của mẹ không hề làm tôi bị bất ngờ. Oskar vốn thường xuyên theo mẹ lên phố các chiều thứ năm và đến Nhà thờ Thánh Tâm các ngày thứ bảy, nó cảm thấy như từ nhiều năm, mẹ đã tìm cách để phá vỡ cái tam giác này sao cho Matzerath (mà có lẽ mẹ ghét) phải gánh mọi trách nhiệm còn Jan Bronski, Jan của mẹ, thì có thể tiếp tục công việc ở sở Bưu Chính Ba Lan mà tự an ủi rằng: nàng đã chết vì ta, nàng không muốn ngáng trở ta, nàng đã hy sinh bẳn thân mình.
Với tất cả sự tính toán lạnh lùng, hai người - mẹ tôi và Jan - khi cần, có thể tìm ra một cái giường ân ái không bị quấy rầy, nhưng mặt khác, họ lại tỏ ra rất có năng khiếu thơ mộng: chẳng cần giàu trí tưởng tượng gì lắm cũng có thể xem họ như một cặp Romeo - Juliet hoặc như chàng hoàng tử và nàng công chúa trong truyện cổ tích không đến được với nhau vì dòng sông quá sâu.
Trong khi mẹ tôi, đã được kịp thời làm phép rửa tội tối chung, nằm ngoan ngoãn chịu lời cầu nguyện của linh mục, lạnh ngắt và hoàn toàn vô cảm đối với mọi sự, tôi cố thể rảnh rang quan sát các nữ y tá mà hầu hết đều theọ đạo Tin Lành. Họ chắp tay khác với người theo đạo Thiên Chúa, có thể nói là tự chủ hơn, họ đọc kinh Cha chúng ta với nhiều chữ đi chệch khỏi bản gốc của đạo Thiên Chúa và không làm dấu thánh giá giống như bà ngoại Koljaiczek, vợ chồng bác Jan và chính tôi. Ông bố Matzerath của tôi - thi thoảng tôi cũng gọi ông như vậy mặc dù tư cách cha đẻ của ông chỉ thuần túy là gã đình - cầu nguyện không giống những tín đồ Tin Lành khác; thay vì chắp hai tay trước ngực, ông để các ngón chạy cuồng loạn từ đạo giáo này sang đạo giáo khác ở đâu đó gần hạ bộ và hiển nhiên là ông thấy ngượng khi có ai nhìn ông cầu nguyện. Bà ngoại tôi quỳ bên giừơng lâm chung cạnh ông anh Vincent, bà cầu nguyện to và cuồng nhiệt bằng tiếng Kashubes, trong khi ông Vincent chỉ mấp máy môi, có lẽ bằng tiếng Ba Lan, nhưng đôi mắt thì mở to như đang linh nghiệm vậy. Tôi những muốn nổi trống. Xét cho cùng, tôi phải cảm ơn mẹ về tất cả những cái trống sơn màu đỏ - trắng này. Để làm đối trọng với những điều ước của Matzerath, khi tôi nằm trong nôi mẹ đã hứa cho tôi một cái trống thiếc; và sau này, đôi khi vẻ đẹp của mẹ, hồi mẹ còn thanh mảnh, không cần phải tập thể dục để giữ eo, đã là chủ đề và mô-típ biến tấu của tôi trên trống. Cuối cùng tôi không thể tự kiềm chế được nữa và bên giường lâm chung của mẹ, tôi tái tạo một lần nữa trên cái trống của tôi hình ảnh lý tưởng của vẻ đẹp mẹ tôi với cặp mắt xám. Nữ y tá trưởng lập tức phản đối và tôi rất ngạc nhiên khi thấy chính Matzerath là người ủng hộ tôi và khẽ khàng xoa dịu bà ta: "Hãy để mặc nó, Xơ ạ. Hai mẹ con nó thương yêu nhau lắm".
Mẹ có thể rất vui tươi, mà cũng có thể rất ưu tư, lo phiền. Mẹ có thể mau quên, tuy nhiên mẹ lại có trí nhớ tốt. Mẹ có thể đuổi tôi ra khỏi buổng tắm, song lại sẵn sàng tắm chung với tôi. Khi tôi hất vỡ cửa kính, mẹ đã sẵn sàng mát-tít để gắn. Đôi khi mẹ lỗi bước mặc dầu còn nhiều chỗ an toàn để đặt chân. Đôi khi mẹ như không còn biết đến tôi, song mẹ lại định thần lại: ngay cả khi mẹ khép lòng lại, mẹ vẫn là một cuốn sách mở đối với tôi... Mẹ sợ gió lùa, song lại luôn luôn gây giông tố. Mẹ sống nợ và không thích đóng thuế. Tôi là mặt trái của đồng - tiền-mẹ. Khi mẹ chơi con bài tim, bao giờ mẹ cũng thắng. Khi mẹ chết, những ngọn lửa trên tang trống của tôi nhạt đi một ít, nhưng màu sơn trắng càng trắng hơn bao giờ hết và sáng lóa đến nỗi đôi khi Oskar phải nhắm mắt lại.
Người ta không chôn mẹ tôi ở Saspe như đôi khi mẹ đã tỏ ý muốn thế, mà ở cái nghĩa trang nhỏ yên bình tại Brenntau. Yên nghỉ ở đó đã có cha dượng của mẹ, người thợ thuốc súng Gregor Koljaiczek, mất năm 1917 vì bệnh cúm. Đám tang khá đông, đó là điều tự nhiên vì mẹ vốn là một thương nhân được mến mộ; ngoài các khách hàng thường xuyên, còn có các đại diện và nhân viên của các nhà bán buôn, thậm chí một số người cạnh tranh cũng có mặt như người của cửa hàng cao cấp Weinreich và bà Probst ở cửa hàng thực phẩm phố Hertastrasse. Nhà thờ của nghĩa trang Brenntau không đủ chứa tất cả mọi người. Sực nức mùi hoa và mùi quần áo đen ướp băng phiến. Trong cỗ áo quan để ngỏ, mặt mẹ tôi vàng bệch và tiều tuy. Suốt cuộc tang lễ dài dằng dặc, tôi không sao dẹp nổi cái cảm giác rằng đầu mẹ có thể bật dậy bất cứ lúc nào, rằng mẹ lại sắp ói thêm một chút nữa, rằng còn cố một cái gì trong bụng mẹ cần được trút ra: không phải chỉ là cái thai ba tháng (nó cũng như tôi không biết phải cảm ơn người cha nào về sự tồn tại của mình); không, tôi nghĩ, không phải chỉ nó muốn ra và, giống như Oskar, cũng đòi một cái trống, mà còn cả cá nữa, nhưng không phải xạc-đin cũng không phải thờn bơn, không, tôi nghĩ đến một khúc lươn, mấy thớ thịt lươn trắng xanh, lươn từ trận thủy chiến Skagerrak, lươn từ đập chắn sóng Neufahrwasser, lươn cho ngày Thứ Sáu Thánh, lươn từ cái đầu ngựa, thậm chí có thể là từ người cha Joseph Koljaiczek của mẹ đã chết đuối dưới gầm bè, làm mồi cho lươn, lươn của lươn của ngươi, bởi ngươi vốn là lươn, nay lại trở về lươn...
Nhưng mẹ tôi không ói. Mẹ kìm lại, không nôn nốt chỗ lươn ấy ra: rõ ràng mẹ cố ý mang nó theo xuống mồ bởi cuối cùng, nó có thể mang lại bình an.
Khi người ta nhấc cái nắp quan tài lên, sắp sửa đậy lên gương mặt vừa chán ngán vừa kiên quyết của mẹ, bà ngoại Anna Koljaiczek bèn chặn lại. Đạp lên những vòng hoa đặt quanh áo quan, bà gieo mình xuống ôm chầm lấy con gái và xé toạc tấm khăn liệm đắt tiền và rền rĩ khóc than bằng tiếng Kashubes.
Nhiều người, sau đó, nói là bà đã nguyền rủa ông bố hờ Matzerath của tôi, gọi ông là kẻ giết hại con gái bà. Người ta còn bảo là bà cũng nói vể cú ngã của tôi ở cầu thang hầm kho nữa. Bà tiếp nối câu chuyện của mẹ và không bao giờ cho phép Matzerath được quên cái gọi là trách nhiệm của ông về cái gọi là tai nạn của tôi. Bà không ngừng nhắc đi nhắc lại những lời kết tội đó, mặc dầu Matzerath, bất chấp mọi suy tính chính trị và gần như miễn cưỡng, vẫn tỏ ra hết sức tôn kính bà và suốt những năm chiến tranh vẫn cung đốn cho bà nào đường, nào cà-phê, nào mật ong tổng hợp, nào dầu hoả.
Greff – Rau Quả và Jan Bronski (bác khóc the thé như đàn bà) đỡ bà ngoại tôi rời khỏi quan tài để dám phu nhà đòn đậy nắp lại và, cuối cùng, có thể mang cái bộ mặt muôn thuở của những người hộ tang khi họ nhấc áo quan lên vai.
Ở cái nghĩa trang Brenntau nửa thành thị nửa nông thôn, với con đường trồng cây du du chạy giữa hai vạt cánh đồng, với ngôi nhà thờ nhỏ nom như bộ đồ chơi cho vườn trẻ, với cái giếng và bày chim nhỏ linh hoạt, Matzerath dẫn đầu đám tang và tôi theo sau. Chính khi đó là lần đầu tiên tôi thấy khoái cái hình quan tài. Từ đó trở đi, tôi đã có nhiều dịp nhìn ngắm thứ gỗ sẫm màu dùng vào việc hậu sự. Quan tài của mẹ tôi màu đen. Nó hẹp dần về đằng chân một cách hài hòa tuyệt vời. Trên đời này, còn có hình dạng nào khác phù hợp đến thế với sự cân đối của cơ thể người?
Giá như giường cũng hẹp lại như thế ở đằng chân! Giá như mọi chỗ nằm thường ngày cũng như đột xuất của chúng ta đều có thể thon lại chính xác như thế ở đằng chân! Bởi vì tha hồ cho chúng ta giỗ mọi điệu bộ, cái kích cở phô phang của đầu, vai và thân chúng ta rồi cũng thon lại ở dưới chân và toàn bộ thân thể phải dựa trên cái đế nhỏ hẹp đó
Matzerath đi ngay sau áo quan … Ông cầm chiếc mũ cao thành ở tay và mặc dầu đang đau buồn và đi chậm rãi, vẫn cố giữ sao cho đầu gối thắng đuỗn. Bao giờ tôi cũng thấy ái ngại cho ông khi nhìn ông từ đằng sau: cái chỏm đầu gồ lên và hai mạch máu phập phồng thòi ra từ cổ áo lên mãi tận đường ngôi.
Tại sao lại là Mamăng Truczinski dắt tay tôi chứ không phải Gretchen Scheffler hay Hedwig Bronski? Bà cụ ở tầng hai khu chung cư của chúng tôi và hình như không có tên cái vì tôi thấy mọi người đều chỉ gọi bà là Mamăng Truczinski.
Đi trước quan tài là Đức cha Wiehnke cùng một bõ nhà thờ mang hương. Mắt tôi lướt từ gáy Matzerath sang những cái cổ hằn những nếp nhăn của những người khiêng quan tài. Tôi phải đấu tranh để dẹp đi một khát khao cuồng khấu: Oskar muốn trèo lên cỗ áo quan. Nó muốn ngồi đó mà đánh trống. Nhưng không phải đánh trên cái trống thiếc mà cái chính là nó muốn dùng dùi trống gõ lên nắp áo quan. Nó muốn cưỡi thật cao, lắc lư theo nhịp đi uể oải của những người khiêng đòn. Nó muốn đánh trống vì những người đưạ, tang đang nhắc lại những lời cầu nguyện theo Cha Wiehnke. Và khi hạ huyệt, nó muốn đứng vững trên nắp áo quan. Trong khi cử hành các nghi thức - thuyết giáo, đổ chuông, vẩy bình xông hương và nước thánh, nó muốn đánh bài La -tinh của nó trên ván gỗ trong khi người ta hạ nó xuống huyệt cùng với quan tài. Nó muốn đi xuống huyệt cùng với mẹ và cái thai chưa lọt lòng. Và nó muốn ở lại đó trong khi những người còn sống ném những nắm đất xuống, không, Oskar không muốn trở lên nữa, nó muốn ngồi trên phần dưới thon nhỏ của áo quan, ngồi - đó mà đánh trống nếu có thể, đánh dưới mặt đất, đánh đến khi đôi dùi rữa nát rụng khỏi tay nó, đánh cho đến khi mẹ vì nó và nó vì mẹ đều cùng rữa nát ra, trao gửi thịt da cho đất và những cư dân của đất; bằng chính những đốt xương của mình, Oskar những muốn đánh tiếp cho cái thai nếu có thể và được phép.
Không có ai ngồi trên áo quan cả. Trần trụi trơ khấc, nó đu đưa dưới hàng liễu rủ và du du của nghĩa trang Brenntau. Giữa những dãy mồ, đàn gà đốm của ông bõ nhà thờ lách chách mổ tìm sâu, gặt những gì chúng chẳng hề gieo. Rồi qua hàng cây phong. Tay tôi trong tay Mamăng Truczinski. Trước tôi là Matzerath, ngay sau tôi là bà ngoại với Greff và Jan dìu hai bên; rồi ông bác Vincent Bronski dựa trên cánh tay Hedwig, rồi Marga và Stephan nắm tay nhau, rồi vợ chồng nhà Scheffler. Theo sau là bác thợ chữa đồng hồ Laubschad, già Heilandt, nghệ sĩ t’rompet Meyn không mang theo kèn và tương đối tỉnh táo.
Mãi đến khi xong xuôi và bắt đầu sang đoạn phân ưu, tôi mới nhận thấy Sigismund Markus. Vận đồ đen, vẻ bối rối, bác hòa vào đám người muốn đến nắm tay Matzerath, tôi, bà ngoại tôi, vợ chồng Bronski và thầm thì đôi điều. Thoạt đầu, tôi không hiểu Alexander Scheffler muốn gì Markus. Họ chẳng quen biết nhau mấy, dễ thường trước đó họ chưa từng nói chuyện với nhau bao giờ cũng nên. Thế rồi Meyn về hùa với Scheffler. Họ đứng cạnh một hàng rào cao ngang thắt lưng làm bằng cái thứ gỗ xanh xanh mau phai màu và có vị đắng nghét khi ta miết nó giữa những ngón tay. Bà Kater và đứa con gái Susi (nó lớn quá nhanh và đang lấy mù soa che miệng cười) ngỏ lời chia buồn với Matzerath đồng thời đưa tay xoa đầu tôi - làm sao họ không kìm được cái cử chỉ ấy nhỉ? Tiếng cãi vã đằng sau hàng rào to dần nhưng còn chưa rõ lời. Meyn t’rompét dí ngón tay trỏ vào ve áo com-lê đen của Markus mà đẩy, rồi túm một bên cánh tay Sigismund trong khi Scheffler nắm lấy bên kia. Cả hai đều rất thận trọng không để Markus, đang phải đi giật lùi, vấp phải những rìa mộ; cho nên họ đẩy bác đến tận con đường chính và chỉ cho bác lối cổng nghĩa trang. Markus có vẻ như cảm ơn hộ đã mách bảo và bắt đầu đi ra; bác đội cái mũ lụa lên đầu, không ngoảnh lại nhìn Meyn và tay chủ hiệu bánh mì, mặc dù họ vẫn nhìn theo bác.
Cả Matzerrath lẫn Mamăng Truczinski đều không trông thấy tôi lảng xa khỏi họ và đám người phân ưu. Làm như mót đi giải, Oskar lỉnh ra sau, qua chỗ người phu đào huyệt cùng gã phụ việc. Rồi, giẫm bừa lên bụi trường xuân, nó chạy tới hàng cây du du, đuổi kịp Sigismund Markus trước khi bác ra khỏi nghiã trang.
"Phải bé Oskar đấy không?" Markus ngạc nhiên nói. "Nói nghe xem, họ đang làm gì Markus đây? Xưa nay Markus này có làm gì họ đâu mà họ nỡ đối với Markus như vậy?"
Tôi không biết Markus đã làm gì. Tôi nắm lấy tay bác, bàn tay nhâm nhấp ướt mồ hôi, và dẫn bác qua cánh cổng bằng sắt uốn và ở đó, hai chúng tôi, người cung cấp trống cho tôi và tôi, người đánh trống, có thể là người đánh trống của bác, bắt gặp Leo Schugger, một kẻ cũng tin là có thiên đường như chúng tôi.
Markus biết Leo, mọi người trong thành phố đều biết Leo. Tôi có nghe nói về gã, tôi biết là vào một ngày nắng đẹp, hồi gã còn ở chủng viện, tất thảy - thế giới, các phép bí tích, tôn giáo, trời và đất, sống và chết - đã xáo trộn trong đầu gã đến mức là sau đó, thế giới, qua cái nhìn điên dại của gã, cứ mãi mãi là rạng rỡ và hoàn hảo.
Công việc của Leo Schugger là xuất hiện sau các cuộc lễ tang - không có ai qua đời mà gã không biết - vận một bộ đồ đen bóng rộng thùng thình, đeo găng trắng, đợi những người đi đưa đám. Cả Markus và tôi đều biết rằng việc gã đứng đó ngay trước cổng nghĩa trang Brenntau, găng trắng xăm xắn, mắt xanh ươn ướt và miệng nhớt dãi ròng ròng, chờ đám tang trở ra, là đúng với chức năng nghề nghiệp của gã.
Đó là một ngày giữa tháng Năm, nắng ráo, sáng trong. Cây cối và hàng rào đầy chim. Đàn gà mái cục tác tượng trưng cho vĩnh cửu bằng và thông qua những lứa trứng của chúng. Tiếng vo ve trong không trung. Lớp sơn mới màu xanh không vẩn bụi. Một chiếc mũ cao thành cũ cầm nơi tay trái mang găng, Leo Schugger di chuyển nhẹ nhàng như khiêu vũ bởi nét duyên trời cho, bước tới bên Markus và tôi, chìa năm ngón tay mang găng mốc ra. Đứng ngả người như để cưỡng lại sức gió, mặc dầu không hề có gió, gã nói một chặp, bắn cả nước bọt, trong khi Markus, mới đầu còn ngập ngừng, rồi kiên quyết đặt bàn tay trần của mình vào chiếc găng biết cử động. ‘‘Trời đẹp quá nhỉ! Giờ cô ấy đã đến cái nơi mà mọi thứ đều rẻ như bèo. Anh có trông thấy Đức Chúa Trời không? Habemus ad Dominum. Người, vừa qua đây, Người đang vội lắm. Amen."
Chúng tôi nói " amen". Markus nhất trí là trời đẹp và thậm chí còn nói là có trông thấy Chúa Trời.
Đằng sau, tiếng lao xao của những người đưa đám tiến lại gần. Markus buông tay khỏi chiếc găng của Leo, còn đủ thì giờ để " boa" cho gã một ít, nhìn tôi một cái nhìn kiểu Markus rồi chạy vội về phía cái taxi đang đợi bác ở bên ngoài phòng bưu điện Brenntau.
Tôi còn đang nhìn theo đám bụi bao bọc cuộc chạy trốn của Markus thì Mamăng Truczinski nắm lấy tay tôi. Họ đi thành từng đoàn và từng nhóm nhỏ. Leo Schugger phân ưu với tất cả mọi người, nhấn mạnh vào tiết trời đẹp, hỏi mọi người có thấy Đức Chúa Trời không và như thường lệ nhận được những khoản "boa" lớn nhỏ khác nhau. Matzerath và Jan trả công những người khiêng cữu, người đào huyệt, ông bõ nhà thờ và Cha Wiehnke; với một tiếng thở dài bối rối, Cha để cho Leo Schugger hôn tay mình rồi bằng bàn tay được hôn đó, vẩy nước phép theo đám tang đang từ từ giải tán.
Trong khi đó, chúng tôi - bà ngoại, ông anh Vincent của bà, vợ chồng con cái nhà Bronski, Greff không đi cùng vợ, Gretchen Scheffler - ngồi lên hai cỗ xe ngựa. Chúng tôi đi qua Goldkrug theo đường rừng và qua biên giới Ba Lan gần đấy để về Mỏ đá Bissau dự bữa cỗ tang buổi tối.
Nông trại của ông Vincent Bronski nằm trong một con thung. Phía trước có rặng bạch dương, thấy bảo là để tránh sét. Cánh cửa kho lúa được tháo khỏi bản lề, đặt trên những niễng gỗ và trải khăn bàn lên. Một số người hàng xóm cũng đến. Phải mất một lúc cỗ bàn mới soạn xong. Chúng tôi ngồi ăn ở lối cửa kho lúa. Gretchen Scheffler bế tôi trên lòng. Thoạt tiên là món béo, rồi món ngọt, rồi lại đến món béo nữa; rượu khoai tây, bia, ngỗng quay, lợn sữa quay, bánh ngọt với xúc xích, bí xào chua ngọt, bánh put-đinh với kem chua, về chiều, gió hây hẩy, tiếng chuột chạy, tiếng bọn trẻ nhà Bronski rậm rịch cùng lũ nhóc hàng xóm chiếm lĩnh sân kho.
Cùng với những ngọn đèn dầu, cỗ bài xì-cạt xuất hiện trên bàn. Rượu khoai tây vẫn để nguyên tại chỗ. Có cả rượu trứng nhà làm cho thêm phần rôm rả. Greff không uống rượu, chỉ hát. Những người Kashubes cũng hát. Matzerath ra bài đầu tiên, Jan thứ hai và tay đốc công xưởng gạch thứ ba. Mãi đến lúc bấy giờ tôi mới ngỡ ngàng nhận thấy là thiếu vắng mẹ tội nghiệp của tôi. Họ chơi đến đêm nhưng không ai thắng được bằng một bộ "cơ". Sau khi Jan hỏng ăn một bộ "cơ" thiếu con 4, tôi nghe thấy bác nói nhỏ với Matzerath: "Vào tay Agnès nhất định ăn chặt bộ này".
Rồi tôi tụt khỏi đùi Gretchen Scheffler, ra ngoài với bà ngoại và ông bác Vincent. Họ ngồi trên một cái càng xe ngựa, ông Vincent đang rì rầm điều gì với các vì sao bằng tiếng Ba Lan. Bà ngoại không còn nước mắt để khóc nữa, nhưng bà để cho tôi chui vào dưới váy bà.
Giờ đây có ai cho tôi chui vào dưới váy? Ai cho tôi náu khỏi ánh sáng ban ngày và ánh đèn? Ai ban cho tôi cái mùi bơ mềm hơi khăn khẳn mà bà tôi thường trữ cho tôi dưới váy để tôi ăn cho lên cân?
Tôi ngủ thiếp đi dưới bốn lần váy của bà, gần kề nguồn sinh thành ra mẹ tội nghiệp của tôi và cũng lặng yên như mẹ, tuy không đến nỗi bí hơi như mẹ trong cái hòm thuôn thuôn đằng chân của mẹ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cái Trống Thiếc
Günter Grass
Cái Trống Thiếc - Günter Grass
https://isach.info/story.php?story=cai_trong_thiec__gnter_grass