Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bến Bờ Bình Yên
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 13
C
uộc hẹn của Ophélie ở Trung tâm Wexler là vào 9h15 sáng. Cô đưa Pip đến trường trước rồi mới đến khu chợ phía nam. Ophélie mặc chiếc áo khoác da màu đen và quần jeans. Trên đường đến trường, Pip luôn miệng khen mẹ nó trông thật xinh.
Cô bé hỏi: “Mẹ đi đâu sao?”. Cô bé mặc áo trắng và váy xanh, đó chính là bộ đồng phục của trường học. Nó ghét mặc đồng phục, nhưng Ophélie nghĩ bộ đồ làm Pip trông dễ thương hơn những chiếc váy kiểu mới. Cô bé cũng thắt cà vạt xanh khi tham dự những sự kiện của trường. Mái tóc của cô bé khá hợp với bộ đồ, nó làm cho cô bé trông xinh hơn.
Ophélie nhìn con gái mỉm cười và trả lời: “Ừ!”. Ophélie thích mỗi đêm được ngủ cùng con gái. Nó làm cho nỗi đau khổ và sự cô độc của cô biến mất. Cô không biết vì sao mình lại không nghĩ đến điều này từ sớm. Có lẽ cô muốn Pip cảm thấy thoải mái. Điều này cũng khiến hai mẹ con cảm thấy vui. Cô vô cùng biết ơn Matt khi anh đề nghị họ làm thế. Cô thật sự có giấc ngủ ngon khi ngủ cùng Pip.
Khi thức giấc, hai mẹ con mở mắt nhìn thấy nhau là điều cô thấy hạnh phúc nhất kể từ khi Ted mất. Anh ấy chưa bao giờ tỏ ra thân thiện vào buổi sáng. Anh cũng chưa bao giờ đi quanh giường và âu yếm cô hay nói rằng mình yêu vợ.
Ophélie kể cho Pip nghe về Trung tâm Wexler, những gì họ làm và nói cho nó biết cô muốn trở thành một nhân viên tình nguyện.
“Không biết họ có nhận mẹ hay không”. Ophélie không biết họ muốn cô làm gì, hoặc cô có thể đảm nhận công việc đó hay không. Nếu không có gì thay đổi, họ sẽ gọi điện báo cho cô biết.
Ophélie hứa với Pip: “Mẹ sẽ nói cho con biết khi chúng ta gặp lại nhau vào trưa nay”. Sau đó cô để Pip ở góc trường và nhìn cô bé đi vào trường cùng bạn. Cô không có thời gian để trò chuyện cùng chúng và cũng không có thời gian để vẫy tay chào chúng.
Ophélie đậu xe ở một khoảng trống trên đường Folsom. Sau đó cô đi bộ vào trung tâm Wexler. Khi đi vào trung tâm, cô nhìn thấy một đám người nghiện rượu đang tựa vào tường. Họ không có vẻ gì là đi vào trung tâm cả. Tuy nhiên, cô thấy họ có vẻ đang gặp rất nhiều vấn đề. Thậm chí họ không thể đứng lên đi được. Cô nhìn họ và dường như họ không chú ý gì đến cô. Dường như họ không còn thế giới riêng của mình nữa. Tất cả những gì họ cảm nhận được là như thể họ đang ở địa ngục. Ophélie đi ngang qua họ. Cô cúi đầu như tỏ vẻ hối tiếc cho họ.
Sau đó cô tiếp tục đi vào một hành lang mà cô từng nhìn thấy vào ngày trước đó. Nó dẫn vào một phòng lớn. Trong phòng treo đầy những áp phích và các bức tranh và có một cái bàn dài. Trực ở bàn là một nhân viên tiếp tân khác, không phải là nhân viên tiếp tân mà cô gặp trước đó.
Cô này là người Mỹ gốc Phi, tuổi trung niên, vừa là nhân viên trực bàn vừa trực điện thoại, trông thạo mọi việc và là một người khá vui vẻ. Cô có mái tóc hoa râm, nhìn Ophélie với vẻ đầy hi vọng. Dù mặc đồ khá đơn giản nhưng trông cô lại toát lên vẻ đẹp rạng ngời. Cô nhìn khoảng trống trong phòng. Vẫn chưa có bộ bàn ghế nào phù hợp với căn phòng này. Tuy nhiên đây là nơi khá thích hợp để tiếp khách. Có một máy pha cà phê được đặt ở một góc phòng.
Người phụ nữ lên tiếng hỏi Ophélie: “Tôi có thể giúp gì cho chị?”.
Ophélie điềm tĩnh nói: “Tôi có cuộc hẹn với Lousie Anderson. Tôi nghĩ chị ấy là trưởng nhóm tình nguyện”. Nghe đến đây, người phụ nữ bật cười.
“Cô ấy cũng là người quảng bá, tặng đồ vật, đặt hàng hóa, cung cấp hàng, quan hệ cộng đồng và tuyển dụng tài năng mới. Tất cả chúng tôi đều đi quyên tiền giúp đỡ những người vô gia cư”. Lời cô nói làm Ophélie khá thích thú. Cô đi quanh phòng và nhìn vào những tấm áp phích trong khi chờ đợi. Tuy nhiên cô không phải đợi lâu lắm. Hai phút sau một người phụ nữ trẻ bước ra. Cô có mái tóc màu đỏ như tóc của Pip và tết chúng lại thành hai đôi bím dài ngang lưng. Cô mang đôi ủng, mặc quần jeans và áo sơ mi. Tuy nhiên cô trông rất xinh và rất nữ tính. Cô có vẻ khá duyên dáng, uyển chuyển như một vũ công. Cô cũng nhỏ nhắn hệt như Ophélie và Pip. Trông cô có vẻ tử tế, nhiệt tình và đầy nghị lực. Phong cách của cô cho mọi người thấy cô là người tự tin và không bị ràng buộc điều gì.
“Có phải chị Mackenzie đó không?”. Cô hỏi và mỉm cười một cách đầy nhiệt tình. Ophélie đứng lên chào cô gái rồi gật đầu. “Chị theo tôi nào”. Sau đó cô bước đi nhanh rồi vào một văn phòng có một tấm bảng lớn được treo trên tường. Trên đó dán những bản thông báo, thông điệp của chính phủ, các tấm ảnh và một danh sách ghi đầy những kế hoạch. Bức tường đối diện là những tấm ảnh chụp các thành viên ở trung tâm. Trong phòng có một chiếc bàn và ba chiếc ghế, một cho nhân viên và hai cho khách. Căn phòng nhỏ nhưng rất tiện nghi và ấm cúng.
Lousie Anderson mỉm cười, nhìn vào mắt Ophélie rồi hỏi: “Điều gì khiến chị đến đây tham gia cùng chúng tôi?”. Cô có vẻ như sinh viên đại học hay đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành xã hội. Có lẽ cô cũng muốn tìm người có chuyên môn thích hợp với công việc.
Ophélie nói với vẻ hơi ngượng: “Tôi muốn trở thành một nhân viên tình nguyện”.
“Chúng tôi luôn nhận những người có thể giúp chúng tôi. Chị thạo công việc gì?”. Câu hỏi này làm Ophélie ngập ngừng trong giây lát. Cô không có ý tưởng gì, thậm chí không biết họ cần gì ở mình. Cô gái trẻ dường như hiểu được những thắc mắc của Ophélie, cô hỏi: “Ý tôi là chị thích làm gì?”.
“Tôi không chắc nữa. Tôi có hai đứa con. Tôi đã lập gia đình được 18 năm. Tôi có thể lái xe, mua đồ, lau nhà, giặt quần áo. Tôi yêu trẻ con và chó”.
Những gì Ophélie nói ra nghe thật buồn cười. Thậm chí cô cũng cảm thấy lời nói của mình nghe cũng buồn cười nữa. Thực tế, nhiều năm đã trôi qua nhưng Ophélie chưa từng nghĩ về khả năng thực sự của mình. Giờ đây cô trông như một người nhút nhát và buồn cười. “Tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành sinh học. Tôi biết khá nhiều về công nghệ năng lượng vì chồng tôi làm việc về lĩnh vực đó và tôi cũng có vài kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề gia đình có người bị bệnh tâm thần”. Cô bắt đầu nghĩ đến Chad. Đó là tất cả những gì cô có thể nghĩ đến khi nhìn vào mắt Lousie Anderson.
“Hiện tại chị đã ly hôn à?”.
Ophélie lắc đầu, cố gắng tỏ ra bình thường. Tuy nhiên thực sự cô rất sợ hãi. Ở đây cô có vẻ e sợ, cảm thấy mình vô dụng và không thạo về một lĩnh vực nào cả. Nhưng người phụ nữ ngồi ở bàn văn phòng đang nhìn cô với vẻ tôn trọng và cởi mở. Dường như cô muốn biết nhiều hơn về Ophélie.
Ophélie trả lời: “Chồng tôi chết năm ngoái. Con trai tôi cũng thế. Giờ tôi chỉ còn một đứa con gái 11 tuổi. Tôi có khá nhiều thời gian rảnh”.
Cô gái trẻ nhìn Ophélie một cách thân thiện: “Tôi lấy làm tiếc về cái chết của chồng và con trai chị. Kinh nghiệm của chị về bệnh tâm thần rất hữu ích cho trung tâm. Có khá nhiều người bị bệnh tâm thần đã đến đây. Tuy nhiên, vấn đề là họ không có nhà và đi lang thang khắp nơi. Nếu họ bệnh quá nặng, chúng tôi phải đưa họ đến điều trị đúng nơi. Nếu họ bị nhẹ, chúng tôi sẽ cho phép họ vào đây. Hầu hết những nơi dành cho người vô gia cư đều có những tiêu chuẩn nhằm hạn chế những người biểu hiện hành vi kỳ lạ. Vì họ làm cho những người vô gia cư khác không dám ở đây nữa. Đây quả là một quy định kỳ quặc, nhưng nó giúp cho mọi người ở đây cảm thấy thoải mái hơn.
Trước đây chúng tôi chưa hề đưa ra quy định này. Nhưng cuối cùng chúng tôi buộc phải làm thế, vì nhận ra ở đây có khá nhiều người bị bệnh”.
Ophélie có vẻ quan tâm và hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra với họ thế?”. Ophélie cũng như người phụ nữ trẻ kia, muốn biết về đối phương nhiều hơn. Cô gái trẻ toát ra vẻ thân thiện và đầy nghị lực. Niềm đam mê của cô với công việc đã truyền cảm hứng cho những người khác. Ophélie vô cùng phấn khởi và mong muốn được trở thành một nhân viên tình nguyện làm việc ở đây.
“Hầu hết mọi người làm việc ở lại đều ở lại một hoặc hai đêm. Phần đông chúng tôi đều làm việc lâu dài. Nhưng chúng tôi không buộc phải làm ở đây mãi mãi. Chúng tôi chỉ là những người làm việc tạm thời. Chúng tôi chỉ là những người giải quyết những vấn đề của người vô gia cư. Chúng tôi làm việc ở đây bao lâu tùy thích. Công việc của chúng tôi là tìm nơi điều trị cho người bệnh, tìm nơi ở cho người vô gia cư và chăm sóc trẻ em. Chúng tôi cố đáp ứng nhu cầu của họ, cung cấp quần áo, nơi ở, thuốc men khi họ cần và xin sự hỗ trợ của chính phủ. Chúng tôi cung cấp cho họ khá nhiều thông tin ngoài xã hội. Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ họ giường ngủ, thức ăn và giúp đỡ họ khi cần thiết. Chúng tôi muốn làm thế vì muốn giúp họ. Họ là những người đáng thương, gặp nhiều vấn đề không thể giải quyết được. Đôi khi chúng tôi không thể giúp họ và điều này khiến chúng tôi vô cùng đau lòng. Tuy nhiên chúng tôi không thể làm gì hơn. Chúng tôi chỉ có thể làm những gì trong tầm tay của mình mà thôi”.
Ophélie nhìn cô gái với sự ngưỡng mộ: “Nghe có vẻ như chị đang làm khá nhiều công việc ở đây”.
“Chưa hết. Công việc này có thể làm chị tổn thương. Công việc mà chị phải làm có thể như là dùng cái ly múc đầy nước biển ra khỏi đại dương. Mỗi lần làm thế, chị mong mình có thể làm thay đổi được điều gì đó. Tuy nhiên nước biển lại dâng đầy một cách nhanh chóng. Điều khiến tôi đau lòng nhất là những đứa trẻ. Chúng đang đi trên một chiếc thuyền với những người khác và có nguy cơ bị chìm.
Nếu sự cố xảy ra, đó không phải là lỗi của chúng. Chúng chỉ là nạn nhân và người lớn chúng ta lại không thể làm được gì”.
Ophélie cảm thấy đau nhói khi nghĩ đến bọn trẻ. “Những đứa trẻ có thể sống cùng cha mẹ chúng không?”. Cô không thể tưởng tượng đến việc những đứa trẻ không nhà bằng tuổi Pip hoặc nhỏ hơn đang lang thang trên đường. Đó quả là một thảm kịch. Ophélie đã lắng nghe những gì cô gái trẻ nói. Tuy nhiên, cô nhận ra là mình được chào đón nồng nhiệt khi đến đây. Đây quả là sự chọn lựa đúng đắn của cô. Cô thầm cảm ơn Blake đã đưa ra đề nghị này và cô vô cùng phấn khởi chờ đợi ngày mình đến làm việc ở Wexler.
“Những đứa trẻ có thể sống cùng cha hay mẹ hay cả cha lẫn mẹ tùy vào trường hợp của chúng. Chúng có thể sống trong ngôi nhà bảo đảm an toàn. Đó là nơi dành cho những bà mẹ và trẻ em bị đối xử tệ. Họ không thể sống ngoài đường vì nếu cảnh sát bắt gặp, họ sẽ bị đưa vào các cơ quan bảo vệ. Trẻ em không thích hợp sống trên đường phố. Hàng năm, có khoảng một phần tư số người bị chết trên đường vì thời tiết, bệnh tật, tai nạn, chấn thương hay bị bạo hành. Trẻ em không có khả năng phản kháng như người lớn. Tốt hơn hết chúng cần có nơi an toàn để ở”. Ophélie cảm thấy buồn khi nghe nói thế.
“Chị muốn làm ca nào? Ban ngày hay ban đêm? Tôi nghĩ chị nên làm vào ban ngày vì chị là một bà mẹ cô độc và còn phải chăm sóc một cô con gái”. Câu “Bà mẹ cô độc” làm Ophélie đau nhói. Cô thật sự không nghĩ đến điều này và rất ghét nó.
“Tôi rảnh vào khoảng 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều mỗi ngày. Tôi không chắc lắm... Tôi có thể làm khoảng hai hay ba ngày một tuần không?”. Dường như Ophélie thích công việc này. Cô dường như không có gì để làm và có rất nhiều thời gian rảnh.
Ban đêm cô có thể nghĩ đến mục tiêu làm việc của mình. Cô có thể làm việc gì đó có ý nghĩ và cô thích ý tưởng đó.
Lousie nói một cách thẳng thắn: “Tôi thích làm việc cùng với nhân viên tình nguyện. Việc làm này giúp chúng ta có cái nhìn chân thành về mình ngay từ ban đầu. Nó không rườm rà, mà là những việc vô cùng thực tế. Chị có thể làm thử việc vài ngày cùng chúng tôi và xem mình có thích công việc này hay không. Nếu chị thấy công việc này phù hợp, và chúng tôi cũng cảm thấy thế, chị có thể quay lại đây. Chúng tôi sẽ đào tạo chị trong vài tuần và sau đó sẽ bố trí công việc cho chị. Đây là công việc vô cùng khó khăn đấy nhé! Mọi thứ ở đây cần phải được ngăn nắp và không bừa bộn. Với nhân viên làm việc toàn thời gian, thời gian làm việc của họ là 12 giờ hoặc hơn. Thậm chí khi nhân viên tình nguyện đã về, chúng tôi vẫn ở lại làm việc”. Sau đó Lousie mỉm cười và hỏi: “Chị thấy công việc này ra sao?”.
Ophélie mỉm cười: “Có vẻ nó thật tuyệt và dường như đây là công việc tôi muốn làm”.
Lousie đứng lên và cười: “Vậy thì chúng tôi mong sớm gặp lại chị. Tôi không muốn làm chị sợ, nhưng đó là thực tế. Tôi luôn muốn trình bày thẳng thắn mọi việc ngay từ ban đầu. Tôi không muốn ngay từ ban đầu làm chị chủ quan với công việc. Ở đây rất vui, nhưng nó cũng có khá nhiều bất lợi như là dơ bẩn, hay phải nghe những lời phàn nàn, mệt mỏi... Chị có thể bỏ về nhà hay khóc cả ngày. Nhưng khi đã đến đây chúng ta phải trút bỏ tất cả, phải hết mình với công việc. Không biết chị nghĩ sao, nhưng chúng tôi cũng có một chương trình khác”.
Ophélie ngạc nhiên: “Chương trình này có mục đích gì?”.
“Những người tham gia chương trình sẽ đi quyên tiền rồi trao cho chúng tôi. Họ đi khắp các con đường tìm những người bị bệnh và khuyến khích họ đến với chúng tôi. Chúng tôi có nhiệm vụ đón nhận họ, cung cấp thực phẩm, quần áo, thuốc men. Nếu bệnh của họ quá nặng, chúng tôi sẽ đưa họ đến bệnh viện hay giúp họ tham gia một chương trình, hay để họ đến ở một nơi thích hợp khác. Có khá nhiều người ở đây bị mất phương hướng và không biết phải làm gì. Dù công việc khó như thế nào đi nữa, chúng tôi cũng cố giúp họ thoát khỏi sự sợ hãi hay nỗi đau nào đó. Hàng đêm chúng tôi cũng lái xe ra ngoài tìm họ. Họ chính là khách hàng của chúng tôi và họ cần nhiều thứ. Chính họ đã làm chúng tôi có mặt ở nơi này. Một số người cư xử khá tốt, nhưng họ vẫn cần sự giúp đỡ. Đôi khi họ sợ phải nỗ lực để đạt được những gì mình muốn. Họ không tin chúng tôi, dù đã nghe nhiều về chúng tôi. Đôi khi chúng tôi phải ở ngoài đường cả đêm để ngồi trò chuyện cùng họ. Về phần mình, tôi luôn cố gắng tìm ra những cuộc trốn chạy của họ trên đường. Nhưng thực tế điều tệ hại hơn là việc họ trốn chạy chính bản thân họ chứ không phải trốn chạy chúng tôi. Tình huống đó thật tệ. Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến mọi việc, đặc biệt là vào ban đêm. Ban ngày họ dễ nghe theo chúng tôi hơn. Nhưng điều quan trọng là, những người làm ở đây phải biết được vì sao bản thân mỗi người phải ra ngoài vào ban đêm và biết được khi nào những người vô gia cư cần mình nhất”.
Ophélie nói: “Nghe có vẻ đây là công việc khá mạo hiểm”. Cô không nghĩ mình nên mạo hiểm vì Pip. Và cô muốn ở nhà với Pip vào ban đêm.
“Đúng vậy. Đây là công việc khá mạo hiểm. Chúng tôi ra ngoài vào lúc khoảng 7 hay 8 giờ tối. Chúng tôi thức rất khuya và làm bất cứ việc gì cần thiết. Nhưng không có nhân viên nào ở đây bị tổn thương. Họ nhận ra việc gì đang xảy ra trên đường”.
Ophélie khá ấn tượng với những gì Lousie nói, cô hỏi: “Nhân viên ở đây có được trang bị vũ khí không?”. Cô vẫn chưa nhận ra nhân viên ở đây đều là những người gan dạ và làm những điều phi thường.
Lousie cười và lắc đầu. “Họ chỉ có cái đầu và trái tim mà thôi. Có lẽ chị cũng muốn làm thế. Đừng hỏi tôi tại sao và làm thế nào. Theo tôi, chị nên tự hỏi lòng mình và nhớ đây là công việc khá mạo hiểm. Tuy nhiên, chị cũng không nên quá lo lắng vì điều đó. Chị sẽ có khá nhiều việc để làm cho trung tâm, kể cả khi chị ở nhà”. Ophélie gật đầu. Công việc ngoài đường phố nghe có vẻ nguy hiểm với cô. Đây cũng là công việc khó khăn đối với một bà mẹ đơn độc cùng với một đứa con, như Lousie đã nói.
Lousie hỏi: “Chị muốn khi nào bắt đầu công việc?”. Ophélie suy nghĩ một hồi. Cô muốn có thể tự quyết định thời gian của mình và không muốn đón Pip trễ.
Nhưng rồi cô nói: “Bất cứ khi nào chị muốn. Tôi có khá nhiều thời gian rỗi”.
“Ngay bây giờ thì sao? Chị có thể đến gặp chị Miriam đang ngồi ở bàn làm việc. Chị ấy sẽ giới thiệu cho chị biết những người ở đây và kể cho chị nghe những hoạt động của trung tâm. Chị thấy thế nào?”.
“Tuyệt lắm!”, Ophélie vô cùng hào hứng khi đi theo Lousie đến trước bàn làm việc của Miriam. Lousie gặp Miriam và nói cho cô ấy nghe điều gì đó. Người phụ nữ với mái tóc hoa râm này có vẻ hồi hộp. “Xin chào! Cô có thể giúp tôi ngay ngày hôm nay đấy. Tôi vô cùng bận rộn và tất cả các hồ sơ đều rối tung. Cô có thể giúp tôi sắp xếp lại chúng chứ?”, Miriam nói khi gặp Ophélie. Trên bàn nào là các đống hồ sơ, tập tài liệu, sách quảng cáo về các chương trình và những nơi dành cho người vô gia cư khác.
Ở đó có hàng đống giấy tờ cần được xếp gọn. Công việc này giúp Ophélie có việc gì đó để làm cho đến ba giờ.
Cô làm việc không ngừng. Cô nhận ra cứ năm phút lại có người vào hoặc ra. Họ đều đi ngang qua bàn làm việc của cô. Họ cần tài liệu tham khảo, thông tin về người làm công tác xã hội... Có một số người dừng lại trước bàn và chào cô. Và Miriam luôn giới thiệu Ophélie với các nhân viên khác mỗi khi gặp họ. Họ là một nhóm người khá thú vị. Hầu hết họ là những người trẻ tuổi, chỉ có một số người hơi lớn tuổi, thậm chí còn lớn tuổi hơn cả Ophélie nữa. Trước khi Ophélie về có hai người đàn ông trẻ tuổi bước vào. Họ trông khác với những người còn lại. Đi cùng họ là một phụ nữ khá trẻ. Khi thấy họ, Miriam mỉm cười. Một trong hai người đàn ông đó là người Mỹ gốc Phi, người còn lại là gốc châu Á. Cả hai đều cao ráo, trẻ trung và khá điển trai.
“Xin chào những chàng trai Top Gun”. Miriam mỉm cười. Rõ ràng là cô rất thích họ. Ophélie vô cùng kinh ngạc khi thấy cô gái trẻ ấy vô cùng xinh đẹp. Có lẽ cô là một người mẫu. Tuy nhiên khi cô quay đầu lại, Ophélie có thể thấy cô có một vết sẹo dài trên mặt. “Các cậu đến đây sớm vậy?”.
“Chúng tôi đến để kiểm tra một trong số những chiếc xe tải. Tối qua nó gặp sự cố và chúng tôi cần phải vận chuyển một số hàng vào tối hôm nay”. Sau đó Miriam quay sang giới thiệu Ophélie với họ. Cô nói Ophélie là nhân viên tình nguyện mới, kiểm tra sự ra vào của mọi người ở trung tâm. Người đàn ông gốc châu Á mỉm cười và nói: “Để cô ấy cho chúng tôi. Chúng tôi là người thay thế kể từ khi Aggie đi khỏi”. Aggie? Nghe có vẻ không phải tên đàn ông.
Cả ba người họ rất thân thiện và cởi mở với Ophélie. Người đàn ông gốc châu Á tên Bob, người gốc Phi tên Jefferson, còn cô gái trẻ tên là Milagra. Mọi người gọi cô là Millie. Họ rời khỏi trung tâm sau vài phút rồi đến phía sau tòa nhà, đi đến nhà để xe.
Ophélie trở lại bàn làm việc phía sau bàn của Miriam. Ophélie hỏi: “Họ làm việc gì vậy?”.
“Họ cũng là thành viên trong đội chúng ta. Họ là những người hùng đấy. Họ vui tính và sôi nổi. Họ ra ngoài mỗi đêm, khoảng năm đêm một tuần. Chúng tôi có một nhóm khác đảm nhận công việc thay cho họ khi họ vắng mặt. Tuy nhiên họ là những người khác thường. Tất cả họ đều thế. Có một lần tôi đã ra ngoài cùng họ và tôi hồi hộp đến nỗi tim muốn vỡ tung... Tôi nghĩ đó là một đêm nhớ đời”. Dường như Miriam rất yêu mến và tôn trọng họ.
“Phụ nữ đi cùng họ sẽ được an toàn chứ?”. Ophélie có vẻ ấn tượng về những người này. Dường như họ cũng là người hùng trong mắt cô.
“Millie biết được công việc của mình làm. Trước đây cô từng là cảnh sát. Cô vĩnh viễn bị thương tật vì bị bắn vào ngực và bị mất một bên phổi. Tuy nhiên cô rắn rỏi như đàn ông. Cô cũng là một chuyên gia về nghệ thuật. Millie có thể tự chăm sóc mình và những chàng trai kia nữa”.
“Thế sao cô lại có cái sẹo trên mặt thế? Vết thương khi còn làm cảnh sát à?”. Ophélie hỏi và sự tôn trọng của cô với họ ngày càng tăng lên. Họ là những người can đảm nhất mà cô từng gặp. Cô gái trẻ ấy thật xinh đẹp dù trên mặt cô có vết sẹo. Ophélie hơi tò mò về cô gái ấy.
“Không, vết sẹo ấy xuất hiện khi cô ấy còn là một đứa trẻ. Cô ấy bị ngược đãi. Chính là cha cô ấy! Ông đã rạch mặt con gái. Cô đã phản kháng lại khi ông ta cố cưỡng hiếp cô. Khi ấy cô mới 11 tuổi”. Có rất nhiều người gặp chuyện như thế và Ophélie kinh hoàng khi nhận ra Milagra gặp chuyện không hay ấy khi cô bằng tuổi Pip bây giờ. “Có lẽ đó là lý do vì sao cô đến và làm việc ở đây”.
Đó là một ngày thú vị với Ophélie. Qua một ngày làm việc ở đây, cô đã gặp nhiều người vô gia cư khác nhau, từ hình dáng, tuổi tác đến giới tính. Họ đến đây để tắm, dùng cơm, ngủ hay đi dạo hoặc đi quanh tiền sảnh trong phút chốc. Vài người trong số họ trông mạnh mẽ và có trách nhiệm. Nhưng một số người rõ ràng như người say rượu. Trung tâm Wexler cũng không mấy khắt khe trong chính sách và quy định. Những người nghiện rượu và nghiện ma túy không thể đến đây, nhưng nếu đã đến họ vẫn được phép ở lại.
Ophélie cảm thấy thật vui sướng khi rời khỏi trung tâm và hứa sẽ quay lại làm việc vào ngày hôm sau. Cô kể cho Pip nghe mọi chuyện khi đang trên đường đưa cô bé về nhà. Pip nhanh chóng hiểu mọi chuyện không chỉ vì nó nghe về trung tâm này, mà thực tế là mẹ nó đã đến đó và muốn làm việc như một người tình nguyện.
Cô bé đã kể cho Matt nghe tất cả khi anh gọi vào buổi trưa. Khi ấy Ophélie đang tắm trên lầu. Cô cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc ở trung tâm. Cô thấy đói khi xuống tầng trệt với chiếc khăn còn quấn trên đầu. Cô không thể nào bỏ bữa trưa được. Trong khi đó Pip vẫn tiếp tục trò chuyện qua điện thoại với Matt.
Pip nói: “Chú Matt gửi lời chào mẹ đấy!”. Sau đó cô bé vẫn nói trên điện thoại.
Ophélie tự mình làm món bánh mì sandwich cho mình. Cách đây vài tuần, cô đã cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
Ophélie cắn một miếng bánh mì và nói: “Con nói với chú Matt là mẹ cũng gửi lời chào đến chú ấy”.
“Chú Matt nghĩ mẹ đang vui khi làm công việc ấy”. Sau đó cô bé kể cho Matt nghe về kế hoạch nghệ thuật mà nó đang thực hiện. Nó cũng xung phong thực hiện thiết kế bìa cho quyển niên giám. Nó thích trò chuyện cùng Matt, dù không thoải mái như khi cùng ngồi với Matt trên bãi biển.
Nhưng cô bé không muốn mất liên lạc với anh và anh cũng thế. Cuối cùng, cô bé đưa điện thoại cho mẹ nó.
Matt hỏi: “Nghe Pip nói dường như cô rất thích công việc. Nó như thế nào?”.
“Hơi đáng sợ nhưng hào hứng, một chút khó chịu, hơi xúc động và buồn. Nhưng tôi thích công việc này. Nhân viên ở đó tuyệt lắm. Những ai đến đó đều được giúp đỡ tận tình”.
“Cô quả là một người phụ nữ tuyệt diệu. Tôi rất ấn tượng về cô”. Anh không biết là Ophélie cũng khá ấn tượng về anh ngay từ lúc đầu.
“Không đâu. Tôi chỉ làm việc trên giấy tờ và tìm những người đi lạc. Tôi không biết mình đang làm gì, hoặc cuối tuần này họ có nhận tôi không”. Cô hứa với họ là làm việc thử trong ba ngày và hai ngày đã trôi qua. Dù gì đi nữa, cô cũng rất thích công việc này.
“Họ sẽ nhận cô mà. Nhưng cô không nên làm những việc nguy hiểm hay đặt mình vào nơi nguy hiểm. Cô phải nỗ lực tự bảo vệ mình vì Pip”.
“Tôi biết mình phải làm gì. Tin tôi đi!”. Đó cũng là vấn đề Lousie Anderson đã nói với cô. Cô còn có một đứa con và công việc này hơi bất tiện. “Bãi biển như thế nào?”.
“Nó như một bãi biển chết khi thiếu hai mẹ con cô”. Dù thời tiết ở đó khá tuyệt vời sau khi mẹ con họ đi, nhưng anh vẫn cảm thấy nó thật tệ.
Bãi biển tràn ngập ánh nắng và bầu trời thật trong xanh. Tháng chín là một trong số những tháng ấm áp nhất trong năm. Ophélie tiếc vì không được đến đó. Cả Pip cũng thế. “Tôi đang nghĩ đến việc cuối tuần này sẽ đến gặp cô, nếu cô không phiền”.
“Trường của Pip có một buổi thi đấu bóng đá vào sáng chủ nhật. Có thể chúng tôi sẽ ra ngoài vào chủ nhật...” “Tôi có thể đến không? Tôi muốn hỏi ý kiến của cô trước vì không muốn cô cảm thấy khó chịu”.
“Không đâu! Pip sẽ ngạc nhiên lắm đấy và tôi cũng rất vui nếu gặp lại anh”. Ophélie nói với vẻ thông cảm. Cô đang cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Làm việc ở trung tâm Wexler khiến cô trở nên hăng hái hơn.
“Tôi sẽ mời hai mẹ con ra ngoài ăn tối. Cô hỏi Pip xem khi nào muốn đi và nhớ kể cho tôi nghe về công việc của cô nhé. Tôi rất muốn nghe đấy”.
“Tôi không nghĩ mình làm công việc gì đó quan trọng. Họ đào tạo tôi một tuần và tôi đoán là mình như một người dự phòng khi ai đó cần giúp đỡ. Công việc của tôi hầu như chỉ là trả lời điện thoại và hướng dẫn cho người vô gia cư. Nhưng ít ra, tôi vẫn có việc gì đó để làm”. Làm việc khiến cô cảm thấy tinh thần mình thoải mái hơn là ngồi trong phòng Chad và khóc. Matt cũng biết điều đó.
“Tôi sẽ gặp hai mẹ con vào 5 giờ ngày thứ bảy nhé. Hẹn gặp lại”.
“Cám ơn Matt”. Nói xong, cô đưa máy cho Pip để nó nói lời tạm biệt Matt. Sau đó Ophélie lên lầu đọc một số tài liệu mà những người ở trung tâm đưa cho cô, đó là các bài báo, các cuộc nghiên cứu và dữ liệu về tình trạng vô gia cư và trung tâm. Cô nghĩ đây là công việc rất thích phù hợp với mình.
Khi nằm trên giường, Ophélie nghĩ mình quả là may mắn. Ngôi nhà hai mẹ đang ở rất rộng, đẹp và đầy đủ tiện nghi.
Đó là ngôi nhà mà Ted đã mua. Những căn phòng tràn ngập ánh nắng và được sơn màu sáng. Phòng ngủ được trang trí hoa vàng. Còn phòng Pip sơn màu hồng nhạt. Đó là giấc mơ của một bé gái. Chad cũng có phòng riêng được sơn màu xanh sậm. Phòng Ted có màu nâu nhưng cô không đến đó. Còn phòng ngủ của cô được sơn màu xanh nhạt kết hợp màu vàng. Tầng trệt khá lớn. Phòng khách được trang trí theo phong cách cổ điển với lò sưởi lớn, một phòng ăn và một phòng nhỏ để làm việc. Nhà bếp là một công trình nghệ thuật. Nó được sửa lại cách đây năm năm. Tầng hầm có một phòng vui chơi lớn trong đó có một bàn bida, bàn chơi bóng bàn, trò chơi điện tử và một phòng dành cho người ở mà họ chưa bao giờ dùng đến. Phía sau ngôi nhà là một khu vườn xinh đẹp, còn phía trước là một mặt tiền bằng đá với những cành cây ở gần cửa sổ. Đó là ngôi nhà mơ ước của Ted, chứ không phải của cô. Đây là một ngôi nhà đẹp và không ai phủ nhận điều này. Ophélie ngồi nhìn vào khoảng không trong khi Pip nhìn mẹ nó.
“Mẹ ổn chứ?”. Ophélie trông mệt mỏi hệt như một năm trước. Điều này khiến Pip vô cùng lo lắng.
“Mẹ ổn mà. Mẹ chỉ nghĩ chúng ta thật may mắn. Có rất nhiều người lang thang ngoài đường không có nhà để ở, không có giường để ngủ, không có nhà tắm và bị đói. Không ai quan tâm đến họ và họ không có nơi nào để đến. Thật khó mà tưởng tượng đấy Pip. Họ chỉ sống cách đây vài dặm mà thôi”.
“Họ thật đáng thương!”. Pip tròn xoe mắt nhìn Ophélie, nhưng nó cảm thấy không có vấn đề gì xảy ra với mẹ. Nó luôn sợ mẹ lại bị trượt vào bóng tối và không muốn mẹ buồn nữa.
“Đúng vậy, con yêu!”.
Tối hôm ấy Ophélie đã làm bữa tối, đó là món sườn cừu non. Cô đã nướng nó và hai mẹ con đều ăn. Cả hai không ăn nhiều, nhưng Ophélie nghĩ cô cần phải nỗ lực để cải thiện bữa ăn của mình. Cô làm món rau trộn cùng cà rốt thái nhỏ. Pip nói món này thật kinh khủng, nó thích món ngũ cốc hơn.
Ophélie mỉm cười: “Ừ. Mẹ nhớ mà”.
Tới khi đi ngủ, không cần hỏi, Pip lên giường mẹ nó rồi ngủ. Khi chuông reo vào sáng hôm sau cả hai đều vội vàng tắm, thay đồ và ăn sáng. Ophélie hào hứng khi đưa Pip đến trường rồi đi thẳng đến trung tâm Wexler. Đó chính xác là những gì cô muốn. Lần đầu tiên sau khi Ted mất, cô thấy cuộc sống của mình có mục đích.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bến Bờ Bình Yên
Danielle Steel
Bến Bờ Bình Yên - Danielle Steel
https://isach.info/story.php?story=ben_bo_binh_yen__danielle_steel