Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Vì Sao Rơi Trong Đêm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
13
Tôi ngồi bên cửa sổ, chống cằm nhìn ra ngoài trời, đêm nay mưa giăng vần vũ. Mưa lê thê, rỉ rả, sướt mướt như hàng triệu giọt nước mắt rơi vì nỗi buồn tang tóc.
Trong nhà lặng lẽ quá, trống vắng quá, một sự quạnh vắng đến rã rời tâm hồn. Tôi với tay bật nhạc và một vùng âm thanh thì thầm như đưa người ta vào một cõi buồn vô tận.
"Ngày buồn dài lê thê, có đêm chợt nghe gió lạnh xa tìm về..."
Tôi cúi mặt gạt nước mắt, vậy mà nước mắt vẫn chảy, những giọt nước mắt của sự hối hận cào xé trái tim, của nỗi thương nhớ tuyệt vọng không gì bù đắp nổi... Từ bây giờ và đến suốt đời tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho mình cái tội giết chết con, cũng như sẽ không bao giờ xóa nhòa được nỗi hận trong lòng Trường Duy. Ôi, giá mà có thể được bắt đầu lại mọi thứ... Không chịu nổi ý nghĩ thê thiết tôi gục đầu vào thành cửa, khóc nức nở.
Nãy giờ Trường Duy vẫn ngồi bất động. Khuôn mặt chìm vào trong bóng tối, tôi không nhìn rõ anh nhưng tôi biết anh cũng bị nỗi khổ dày vò như tôi. Tôi nghe tiếng thở dài, rồi tiếng bước chân nặng nề đi về phía tôi. Giọng Trường Duy nghe dịu dàng an ủi, nhưng vẫn có một chút xa vắng:
- Đừng tự dày vò mình nữa Phượng, em khổ cách mấy đi nữa con mình không sống lại được đâu, rồi mình sẽ có đứa khác nữa.
Không hiểu sao câu nói ấy làm tôi tủi thân thống khổ. Tôi áp mặt trong ngực Trường Duy và lại khóc:
- Em biết anh tha thứ cho em rồi, nhưng trong lòng anh vẫn còn chút hận em. Có không anh?
Trường Duy quay phắt mặt đi, nhìn thẫn thờ ra ngoài:
- Nếu nghĩ đến anh thì em đừng bao giờ nhắc đến con mình nữa và cũng đừng bắt anh phải nói suy nghĩ của anh. Em chỉ cần hiểu rằng anh không chịu nỗi khi thấy em khổ. Em trừng phạt mình bấy nhiêu đó đủ rồi.
Và anh im lặng.
Ngoài trời mưa vẫn rơi, đêm càng sâu thì cơn mưa càng dội vào lòng tôi những điệu ru buồn thổn thức.
o O o
Ngày qua ngày tôi vẫn mải chìm đắm trong thế giới màu xám của mình. Tôi sống náu trong nhà, đắm chìm trong bóng tối với những cơn buồn đang nhức nhối... Cuộc đời vui vẻ của tôi chắc đang trôi đi ngoài cửa sổ, còn lại trong tôi là triền miên tăm tối, hạnh phúc đã thật sự bay cao.
Dù có thương nhau đến đâu, giữa chúng tôi bây giờ cũng là một khoảng hụt hẫng vô hình. Con tôi đã đem theo xuống mồ mối quan hệ thiêng liêng gắn bó chúng tôi, biết tìm đâu ở thế giới bên này những ngày hạnh phúc xa xưa.
Buổi tối mỗi người đều sống với một góc riêng của mình. Cuối cùng chúng tôi không còn cố gắng giấu kín ý nghĩ của mình nữa, cũng không còn cảm thấy cần thiết ở bên nhau. Không có bé Hạnh tôi giải khuây trong âm nhạc và sách báo, Trường Duy vùi đầu vào nghiên cứu chuyên môn của anh. Tôi cũng không biết cuộc sống thế này sẽ trôi đến đâu và sẽ ra sao.
Sáng nay Vĩnh Tuyên tới, anh mang cho tôi một tờ báo.
- Phượng đọc bài này chưa?
Tôi đón nhận tờ báo, đọc lướt qua, người ta khen ngợi bộ phim hết lời, nhưng điều đó không đem cho lại tôi dù một chút vui mừng, chỉ làm tôi thêm đau khổ. Cái giá này tôi phải trả bằng sinh mạng của con tôi đấy, tôi thẫn thờ:
- Phim chiếu rộng rãi rồi hả anh Tuyên, chiếu lúc nào vậy?
Vĩnh Tuyên có vẻ ngạc nhiên:
- Chiếu tháng trước, Phượng không hay à?
- Không.
- Người ta khen nhiều lắm đó Phượng, chú Quang định đưa đi dự liên hoan phim đó.
- Vậy à?
- Phượng không vui sao?
Vui à? Bất giác tôi chảy nước mắt.
- Đừng bao giờ nhắc đến chuyện làm phim nữa anh Tuyên. Phượng chịu không nổi.
Vĩnh Tuyên ngồi yên, như lúng túng:
- Xin lỗi Phượng, thật ra thì tôi chỉ muốn đem tin vui đến cho Phượng. Mấy tháng nay Phượng cứ ở nhà hoài tôi nghĩ...
- Phượng biết anh tốt với Phượng lắm, nhưng bây giờ Phượng không muốn nhắc đến bất kỳ chuyện gì có liên quan đến phim ảnh nữa.
Chúng tôi im lặng thật lâu, rồi Vĩnh Tuyên ngập ngừng:
- Chú Quang đang định làm một bộ phim mới, chú ấy đến đưa kịch bản cho Phượng. Tôi thấy Phượng nên làm phim cho vui đừng giam mình trong nhà nữa, dù sao thì...
Tôi nhắm mắt, sự khơi gợi hình ảnh những ngày ở Đà Lạt làm tôi đau khổ kỳ lạ. Từ lâu rồi, mỗi lần nghĩ đến chuyện đó tôi lại khiếp đảm lẩn tránh, tôi cũng không tìm đâu được cảm giác say mê khi lao vào một bộ phim mới... Tất cả chỉ còn là một sự trừng phạt mà thôi.
Có lẽ hiểu tôi không muốn làm phim thật sự, Vĩnh Tuyên cũng không thuyết phục nữa, mà an ủi. Anh ngồi lại chơi với tôi đến tận trưa. Khi Vĩnh Tuyên ra cổng thì Trường Duy cũng vừa đến. Họ cười chào nhau một cách xã giao. Vào nhà Trường Duy nhìn tôi dò hỏi, tôi quay mặt đi.
- Anh Tuyên đến giao kịch bản cho em.
- Rồi em trả lời sao?
- Em từ chối rồi và cũng không cần giải thích hay nhắc đến chuyện đó nữa.
Trường Duy suy nghĩ rất lâu, rồi anh kéo tôi vào lòng dịu dàng nhìn vào mắt tôi. Tôi đọc thấy trong mắt anh một sự tội nghiệp cảm thông và một tình thương nhói cả tim. Bất giác tôi gục mặt vào cổ anh, lâu lắm rồi chúng tôi mới tìm lại những cử chỉ thân thiết của ngày xưa.
o O o
Đêm!
Trong căn nhà lá tồi tàn, tối đen, giữa nhà là chiếc quan tài nhỏ, trên nắp quan tài là hai hàng nến cháy leo lét heo hắt vì những cơn gió buốt thổi vào, chẳng có ai ở đó ngoài người mẹ trẻ ngồi bên chiếc quan tài nhỏ bé. Đó là cảnh vào cuối bộ phim.
Mọi thứ chuẩn bị sẵn sàng. Tôi hô to:
- Máy, bắt đầu diễn.
Người diễn viên chợt ôm lấy mặt, khóc to lên, rồi nhào tới quan tài ôm lấy, giãy giụa...
Tôi la lên:
- Cắt, cắt.
Mọi người quay lại nhìn tôi, có tiếng ai đó ngạc nhiên.
- Diễn đạt quá sao cắt vậy đạo diễn, khóc như là thật.
Không quan tâm câu nói ấy, tôi đến bên diễn viên:
- Chị đừng diễn cương quá như vậy, trầm lại thôi, thể hiện đau khổ bằng nội tâm bằng ánh mắt và nét mặt thôi. Bắt đầu lại nhé.
Mọi thứ lại sẵn sàng, diễn viên hơi lựng khựng lại một chút, rồi nhăn mặt, nhắm nghiền đôi mắt và lại gào lên. Tôi mệt mỏi khoát tay.
- Cắt.
Thế là phải diễn lại, bốn, năm lần cũng không xong. Tôi không hiểu sao một diễn viên sâu sắc như chị ấy hôm nay lại không thể hiện một bi kịch nội tâm đơn giản như vậy, không nhất thiết phải kêu khóc với gào rống mới thể hiện được nỗi đau. Tôi không thích lấy nước mắt người xem bằng cảm xúc bị đánh lừa hời hợt. Tôi muốn tác động vào tình cảm thiêng liêng trong mỗi người để cảm xúc sâu lắng biến thành hình ảnh khó quên. Không khí trường quay như lắng lại, nặng nề. Một ý nghĩ loé lên, tôi quyết định:
- Tôi sẽ diễn đoạn này.
Mọi người kinh ngạc. Chỉ có Vĩnh Tuyên là không nói gì, tôi hiểu anh sử dụng kỹ sảo để người xem không nhận ra sự khác nhau giữa hai diễn viên. Vĩnh Tuyên thật sự tuyệt vời và tôi đã vào vị trí diễn. Giữa ánh nến lung linh, leo lét, tôi ngồi cạnh đầu quan tài, bất động toàn thân, cánh môi hơi run run và đôi mắt mở to không một giọt lệ trên mặt...
Một khuôn mặt đau đớn tuyệt vọng, một đôi mắt nhìn đăm đăm xuyên màn đêm mà không thấy gì ở đó... Bao trùm là không gian u uất lạnh lẽo.
Tôi sẽ lấy cảnh đêm đen mịt mù, vài tia chớp xé toang đêm tối và cây cối nghiêng ngả, để làm phông diễn tả nỗi giông tố trong lòng người mẹ.
Khi tôi rời vị trí diễn, chị Thúy Lan đến bên tôi, nét mặt như bồi hồi xao xuyến.
- Đoạn này Phượng diễn đạt hơn chị nhiều lắm, thật là xuất thần.
Tôi buồn. Chị Lan có hiểu rằng phút diễn xuất thần này là nỗi đau đớn của hai năm mất con và của cả một đời hối tiếc trong tôi không. Lần này tôi trở lại phim trường với một nỗi buồn sâu lắng, trầm mặc. Tôi không thể tìm đâu cảm xúc sôi động mỗi khi bắt tay vào một phim mới, cũng không thể vĩnh viễn rũ bỏ nó như một ấn tượng kinh hoàng. Thôi xem như mình sinh ra đã bị trói buộc vào một định mệnh đeo mang.
o O o
Và tôi cũng không ngờ phim mới này đưa tôi đến thành công vượt bậc trong nghề nghiệp. Buổi tối ra mắt, người ta bàng hoàng với những ấn tượng mãnh liệt từ bộ phim gây ra. Một phóng viên len lỏi qua các hàng ghế đến gần tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn chớp nhoáng:
- Chị có nhận thấy bộ phim này chị đã vượt rất xa bốn bộ phim trước không?
Tôi cười nhẹ, cảm thấy không cần khách sáo làm gì:
- Hình như là vậy.
Ông ta mỉm cười:
- Không phải hình như mà là chắc chắn.
- Nếu được như vậy thì tôi rất mừng.
- Hình như có một thời gian dài chị rút lui khỏi phim trường?
- Vâng.
- Một sự rút lui "chiến lược" chăng?
- Tôi không có ý định đó, mà đơn giản vì bận công chuyện gia đình.
- Sau thời gian vắng bóng chị lại cho ra bộ phim xuất sắc như vậy, chắc là có một chuyển biến nào đó? Một bước ngoặt về tâm lý chẳng hạn?
Tôi chỉ cười và lắc đầu:
- Tôi hoàn toàn không có cú sốc nào hết.
- Đã có nhiều bộ phim nói về tình mẹ con rất cảm động, nhưng ở chị thì điều đó lại thể hiện sâu sắc hơn trong khi chị còn rất trẻ.
- Không cần phải có bề dày cuộc sống mới có được tình cảm lắng đọng, tôi nghĩ vậy.
- Nhưng làm một bộ phim gây xúc động như vậy, chắc chị cũng có một bức xúc nào đó.
Tôi lại cười thản nhiên:
- Tôi chẳng có bức xúc nào hết.
Ông phóng viên đứng dậy, mỉm cười:
- Chị thật là kín đáo, khó hiểu.
Khi ông ấy đi rồi. Vĩnh Tuyên nhìn tôi:
- Sao Phượng không nói thật tâm trạng của mình - Vĩnh Tuyên nhìn tôi với vẻ dè dặt - Lúc này Phượng khác đi nhiều quá, đôi lúc Phượng trở nên xa xôi với bạn bè. Có chuyện gì buồn Phượng nói với tôi đi.
- Chuyện ấy anh biết rồi.
- Không phải chỉ chuyện đó phải không?
Tôi im lặng, Vĩnh Tuyên rụt rè:
- Sao hôm nay anh Duy không đi với Phượng?
- Anh ấy bận.
Vĩnh Tuyên không nói gì nữa, tôi chỉ cần có vậy. Anh mà hỏi thêm nữa có lẽ tôi khóc mất, bởi vì không bao giờ tôi muốn nghĩ đến gia đình nữa, thậm chí cố quên rằng tôi có một người chồng.
Lúc này Trường Duy trở nên thô bạo, khắc nghiệt đối với tôi. Anh không giấu được thái độ thù hằn nghề nghiệp của tôi và nếu được, có lẽ anh đã cấm tuyệt đối tôi đến phim trường... Mỗi lần nghĩ đến anh tôi càng thêm ngao ngán.
Tôi thành công ngoài xã hội bao nhiêu, thì lại thất bại ê chề trong hạnh phúc gia đình bấy nhiêu, có bao giờ tôi vui trọn vẹn đâu. Đang miên man nghĩ đến Trường Duy thì chú Duy An và mấy người phụ nữ lạ đến bên tôi. Chú Duy An giới thiệu tôi với họ, rồi vui vẻ nhìn tôi:
- Đây là những người rất thích xem phim của Phượng và muốn làm quen với đạo diễn trẻ đẹp.
- Dạ, không dám.
Một phụ nữ còn thân mật nắm tay tôi:
- Anh Duy An nói thật đấy, tụi chị muốn làm quen với Phượng lâu rồi, đến hôm nay mới có dịp. Bây giờ còn sớm, mời Phượng đi chơi với mấy chị một vòng, không từ chối chứ?
Tôi nhìn đồng hồ, gần 9 giờ rồi, đối với tôi vậy là khá tối, nhưng nếu về nhà lại phải đối diện với khuôn mặt nghêm khắc của Trường Duy, tôi thà long nhong ở ngoài đường, thế là tôi nhận lời đi chơi.
Chúng tôi kéo nhau ra xe, bên cạnh tôi là một cô gái có khuôn mặt thật hiền, tôi nhìn cô ta, những đường nét trên mặt cô ta hao hao giống một người nào đó tôi quen. Tôi cố nhớ ra, rồi buột miệng:
- Có phải chị là em của Phúc Thanh không?
Bị hỏi đến, cô gái hơi giật mình rồi nhỏ nhẹ:
- Dạ phải.
- Chị tên gì nhỉ?
- Dạ tên Phúc Yên.
Tôi nhìn những ngón tay xoắn vào nhau của cô ta, rõ là cử chỉ lúng túng, thiếu tự tin...
Trong suốt cuộc đi chơi, mọi người nói chuyện cười nói như pháo nổ, chỉ có Phúc Yên là ngồi im, cắn cắn móng tay, đầu hơi cúi xuống, hiền lành nhút nhát. Tự nhiên tôi chú ý đến cô ta thật nhiều, tôi cũng không hiểu sao vậy.
Phúc Thanh là mẫu người thiếu bản lĩnh, nhưng lại xảo quyệt, mưu mô. Còn Phúc Yên thì hình như rụt rè và yếu đuối, anh em họ thật là mẫu người đặc biệt.
Ơ... Sao tôi lại quan tâm đến họ nhiều vậy nhỉ, có lẽ vì lần đầu tiên tôi mới tiếp xúc với mẫu người thiếu tự tin như vậy. Trong đầu tôi bỗng hình thành một nhân vật cho kịch bản, tôi chưa định hình cụ thể, nhưng tối nay tôi đã chộp được tính cách khác lạ, chắc chắn tôi sẽ đưa lên màn ảnh.
Và Phúc Yên còn làm tôi sững sờ vì ngạc nhiên, khi chúng tôi rời nhà hàng, chị Vân Anh trao chìa khoá cho Phúc Yên:
- Em lái xe nhé, chị nhức đầu quá, uống có chút rượu mà khó chịu quá.
Phú Yên dạ một tiếng ngoan ngoãn, rồi ngồi vào tay lái. Cô ta lái thành thạo, điềm tĩnh. Ôi, thật là nhân vật có tính cách phức tạp.
Khi chúng tôi chia tay thì trời đã khuya, mọi người đưa tôi về nhà, tôi không quên ngoái lại nhìn Phúc Yên. Cô ta ngồi trong xe, nhìn tôi với nụ cười rụt rè thấp thoáng cái gì đó như ngớ ngẩn. Bất giác tôi nhớ lại nét mặt ngờ nghệch của Phúc Thanh năm nào, khi anh đến nhà tôi chinh phục tôi. Tôi cười với Phúc Yên, bắt tay cô ta, rồi quay vào nhà.
Tôi chạm trán với Phúc Thanh ở cửa, anh ta cười với tôi, nụ cười thiếu tự nhiên thế nào ấy. Tôi nhìn anh ta vội vàng đi ra, rồi quay vào nhà.
Trường Duy đang ngồi trước bàn, gương mặt đăm đăm. Thấy tôi, anh ngước lên, đôi mắt nảy lửa. Tôi đứng yên nhìn anh, hoang mang. Anh hỏi ngắn ngủn:
- Đi đâu về vậy?
- Đi chơi.
- Với ai?
Tôi hơi khó chịu:
- Với mấy người bạn. Bạn mới quen.
Và tôi đi vào phòng, nhưng Trường Duy đã chặn cửa, lạnh lùng nhìn tôi:
- Sao cử chỉ của cô có vẻ thiếu tự nhiên thế, việc gì phải tránh mặt tôi như vậy?
Tôi đứng lại, hất mớ tóc:
- Không hiểu sao tôi lại phải thiếu tự nhìn à, anh nhìn cách gì thế?
Trường Duy gật gù, nói một câu lãng nhách:
- Khá lắm, bản lĩnh lắm.
- Cái gì bản lĩnh.
- Tôi rất phục khả năng đóng kịch và biết che giấu của cô, hay lắm.
Tôi phát cáu lên:
- Anh nói lung tung thế, cứ mỗi lần đi chơi về là phải bị chất vấn như vậy à, tôi là con nít đó hả?
- Đối với tôi, những cuộc đi chơi thiếu trung thực của cô ngày càng nhiều và tôi không thể im lặng như một thằng ngốc được nữa.
Tôi đứng im, bỗng nhớ lại cử chỉ vội vàng của Phúc Thanh khi nãy, tôi phát tức lên thật sự:
- Có phải anh Thanh vừa rỉ rả với anh chuyện gì về tôi không, anh có một người bạn giống gà mái quá đấy.
Trường Duy trừng mắt nhìn tôi:
- Tôi cấm cô xúc phạm bạn bè tôi như thế, nghe chưa.
Tôi hất mặt lên:
- Không nghe mà cũng không muốn nghe thì sao?
Trường Duy như giận run. Tôi nói cho hả tức:
- Tôi thừa biết anh ta nói gì với anh chuyện tôi và anh Tuyên rồi, đồ lắm chuyện.
- Những gì là sự thật đối với cô đều là thuộc loại lắm chuyện hết chứ gì?
À, tin bạn hơn vợ à? Tôi ghét nhất cái tính xem nhẹ vợ hơn bạn, thế thì tôi sẽ nói cho bõ ghét. Tôi khiêu khích:
- Thế thì sao, nếu anh thích nghe lời bạn thì tôi sẽ giúp cho anh tin, tôi và anh Tuyên thân nhau đó, thì sao?
"Bốp". Cái tát như trời giáng làm tôi choáng váng, tôi chết sững, bàng hoàng... Đã đến nỗi này rồi sao? Tôi ôm mặt đứng yên.
Trường Duy có vẻ như chùng lại, như ngạc nhiên về hành động bộc phát của mình, anh cũng đứng yên. Cho đến khi qua cơn choáng, trong tôi bỗng trỗi dậy một sự phản kháng mạnh mẽ. Tôi quắc mắt nhìn anh. Trường Duy cũng gườm gườm nhìn tôi, như chẳng hề hối hận việc làm của mình. Tôi hét lên:
- Anh học ở đâu cái tính thô bạo thế hả?
- Như vậy vẫn còn quá nhẹ đối với tính quá quắt của cô đó.
- Đi chơi về tối mà là quá quắt à? Anh không phải là cô bảo mẫu của tôi đâu nhé!
- Đi chơi với tình nhân đã là xấu xa rồi, thừa nhận chuyện đó trước mặt chồng lại càng tồi tệ hơn. Danh dự của cô để ở đâu thế hả?
Tôi tức run:
- Không ngờ một người như anh lại đi cun cút nghe lời bạn bè như vậy... - Tôi quát lên - Sao không lập hẳn bàn thờ để thắp nhang tôn thờ hắn, đồ bạc nhược.
Trường Duy như nổi điên, nắm vai tôi lắc dữ dội:
- Cô nói gì, nói lại xem.
- Tôi nói anh là đồ bạc nhược.
Trường Duy lại giơ tay như sắp giáng cho tôi một cái tát nảy lửa, nhưng anh ngừng lại, nghiến răng:
- Có giết chết cô tôi cũng chưa vừa lòng, cô là loại người...
Anh hất tôi ngã nhào xuống giường, như chưa hết cơn giận, anh đá mạnh chiếc ghế nghe cái rầm, rồi lao ra ngoài, sau khi đã đóng sầm cánh cửa. Tôi với lấy gối, ôm chặt vào lòng, nước mắt chảy lặng lẽ vì sụp đổ chán chường.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vì Sao Rơi Trong Đêm
Hoàng Thu Dung
Vì Sao Rơi Trong Đêm - Hoàng Thu Dung
https://isach.info/story.php?story=vi_sao_roi_trong_dem__hoang_thu_dung