Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Truyện Hai Người
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Đoạn Kết
M
ột buổi chiều mùa nực, giữa cái nóng kêu tanh tách ở ngoài vườn, một ông già hom hem như sắp chết.
Có người, một hôm phải nói rằng:
Giời này, thì đến voi cũng không sống được.
Hải ốm nằm li bì đến hai tháng ở trên giường. Mẹ chàng lo sợ chỉ còn có nửa người. Bè bạn chàng đến thăm và đã định chung tiền mua đồ phúng và vòng hoa. Cái đời nó như là người nhà rồi, dù thế nào mình cũng phải chịu. Ấy thế mà cũng chưa chắc. Đời còn nhiều rắc rối. Một buổi chiều mùa nực, giữa cái nóng kêu tanh tách ở ngoài vườn, có một ông già hom hem như sắp chết. Cửa trong sở mở ra. Bao nhiêu bạn bè đều kêu lên:
Bác Hải!
Đó là Hải thực.
Bạn bè nói rằng:
Gớm! Làm cho cả bọn anh em giật mình…
Chính Hải, Hải là người giật mình thứ nhất, khi lại bước chân vào sở, mà trước kia, Hải làm. Cái sở ấy, bây giờ, vẫn nguyên như thế, không thay đổi một tí gì. Chỗ này là cái lò sười. Chỗ kia là cái tường. Ở giữa cái tường và cái lò sưởi, người ta đặt một người vào đấy. Người ấy ngồi cạnh một người khác. Người khác ngồi ở gần một người thứ… ba, bốn, năm, sáu… chín, mười, mười một… mười bảy, mười tám… Mười tám người. Đủ cả. Ông Kỹ cổ, gầy gò ốm yếu, ít lâu nay không thấy mặt, Hải đã có lần tưởng ông đã chết rồi. Không ngờ vẫn thế. Ông cụ ấy không già đi tí nào. Cả những người ở chung quanh cũng thế. Một cái gương treo ở tường chiếu cái hình của chàng lên. Thì ra, trong tất cả những người ấy, chỉ có chàng là thay đổi. Ở người chàng, người ta thấy mùi không khí, mùi đất và mùi không gian. Còn các người khác thì hình như đời bỏ quên ở một cái xó Hà Thành đó, nên thời gian cũng chẳng làm việc khốc hại của nó làm gì. Người ta vẫn đi, người ta vẫn làm việc, người ta vẫn sống. Mà người ta sống thực. Sống một cách êm đềm, nhùn nhặn, không có ai để ý tới làm gì. Sống một cách bình dị, làm việc cả năm chí tối, không có một người nào thương hại, để cứ cuối mỗi tháng lại lây được dăm chục bạc lương về nuôi mẹ già, vợ dại và từng đàn con nheo nhóc…
Hải thấy quý trọng những người lạ ấy. Chàng chạy lại bắt tay từng người một, rung động, thiết tha, hai con mắt rưng rưng như muốn trào lệ.
Các bác vẫn như thường chứ?
Như thường… như thường…
Câu trả lời như điệp khúc của một bài ca chán nản. Hải thấy vang lên ở bên tai, ngân ra và kéo dài mãi mãi. Cái thời kỳ yên phận của Hải bây giờ đã xa quá rồi.
Chàng nhớ lại cái hồi, lòng hãy còn lâng lâng, ngày đi làm chín tiếng đồng hồ, trưa về nghĩ một chút, tối về ăn cơm và đọc kiếm hiệp tiểu thuyết, yêu mẹ, yêu bạn và yêu em.
Ôi! Nếu hồi ấy ta cứ cặm cụi làm một cái vốn để dành, cưới vợ, thì có lẽ ta cũng đã như những anh này rồi. Những cuộc đời tăm tối nhưng đáng cảm động biết bao, đáng kính trọng biết bao, đáng thương xót biết bao!
Hải thấy như đánh mất một cái gì. Chàng ngồi xuống ghế. Nảy là những quản bút, này là cái tẩy, này là những hồ sơ, giấy má.
Chàng nói:
Các bác! Bây giờ công việc ở trong sở có bận lắm không?
Có điều bận hơn trước một chút. Nhưng đại khái cũng phải xong.
Chứ lại gì? Không xong cũng không được.
Bác nói thế là nói thế nào?
Tôi nói thế là nói rằng đi làm lày tiền thì ta phải làm hết công việc của người ta giao phó. Ta làm sáng, ta làm chiều, ta hít không khí của gian phòng chật hẹp, ta không biết rằng ở quanh ta người ta sống, mà không những sống ban ngày, lại sống cả ban đêm. Ôi! ở ngoài… ở ngoài… các bác ạ, người ta sống đầy đủ lắm.
Người bạn ngày trước, ngày trước đây, trong một buổi nói chuyện đe dọa lôi mũi Hải, ngồi từ lúc nảy không nói gì, bấy giờ mới cười gằn một tiếng mà rằng:
Bác Hải, Bác nói phải. Bác biết thế hơn cả chúng tôi. Bởi vì bác đầy đủ. Nhưng thưa bác, chúng tôi không phải bất cứ một người nào cũng có một bà cô, không phải bất cứ một người nào cũng được chia gia tài.
Bác chớ chế chúng tôi. Trước khi có ngàn rưỡi bạc, tôi tưởng bác cũng làm ăn kham khổ như chúng tôi bây giờ. Ai chẳng muốn hưởng cuộc đời, nhưng có tiền thì người ta mới có thể hưởng cuộc đời theo ý muốn của người ta được.
Chưa chắc.
Lòng Hải như thắt lại. Người chàng thù nhất khi xưa, không hiểu sao bây giờ lại hóa ra người chàng mến nhất. Chàng muốn ôm lấy cố anh ta mà khóc những chuyện não nùng ở cõi đời, chàng thấy một tấm lòng thương bạn tha thiết, chàng muốn quên hết cả những chuyện trước và tha thứ cho anh ta để anh ta thương lại mà tha thứ và xót xa cho chàng.
Đêm hôm ấy, nằm trên giường, để hai tay gối dưới đầu mà dán mắt trên trần nhà suy nghĩ, chán rồi, Hải ngồi dậy, vặn to cai đèn dầu, hì hục viết bức thư này cho người anh em “lôi mũi”.
“Thưa bác,
Buổi chiều hôm nay, lúc tôi lại thăm các bác ở sở,bác đã nói một câu có ý nghĩa làm cho tôi rất bằng lòn. Chắc các bác không để ý. Bác bảo tôi rằng: “Người ta có tiền thì mới hưởng được cuộc đời theo ý muốn của người ta”. Lúc ấy, bác có biết không? Tôi đã trả lời rằng: “Chưa chắc”.
Tôi về càng nghĩ thì thấy câu nói kia càng đúng.
Tiền không thể gây hạnh phúc cho người đời. Tôi đã có tiền chẳng phải nhiều nhặn gì cho cam, nhưng mà tôi đã có tiền. Tôi đã ăn, tôi đã chơi, tôi đã cười. Tôi biết tiền nhiều đến đâu rồi cũng phải hết, nhưng mà có một tâm hồn yên ổn thì hạnh phúc, mà người ta gặt được, không có bao giờ cùng. Những sự sung sướng vật chất đi qua rồi, người ta chỉ còn lại một quả tim đầy hồi hận và đầy tiếc nhớ. Một buổi trưa kia, tôi nằm tiếc nhớ lại hồi chúng ta còn bình thản ngày ngày làm việc với nhau. Tôi nghĩ: “Thú nhỉ! Hay là ta đến chơi với anh em một buổi”.
Và tôi đã đến chơi với anh em một buổi thực. Tôi vui vẻ, tôi nói, tôi không biết tôi nói gì. Bác bảo rằng: “ Anh đừng chế chúng tôi”. Không, không, bác ơi. Tôi không dám chế nhạo ai cả. Tôi, bây giờ tôi chỉ cần có người chế nhạo tôi. Nói thực bác nghe, cái đời tôi đương sống, chán không sao tả được. Cái đời trước ở trong sở của tôi – mà là của các bác bây giờ - nói cho đúng, tôi lúc nào cũng vẫn quý, nhưng nếu nso không có bốn bức tường thì tôi càng quý hơn lắm lắm. Tâm hồn ta, dạo ấy, thực là yên tĩnh. Nếu cuộc đời cứ như thế kéo dài ra cho đến chết thì tôi tưởng suốt đời ta không có một tội lỗi, không có một việc gì cắn rứt lương tâm.
Những việc tội lỗi ở đời, tôi tưởng, một phần lớn, đều là do những bữa ăn ngon quá, hay trong túi chúng ta thừa tiền quá. Trâm của tôi đi mất rồi. Cái tội lỗi của nàng lại do ở thiếu tiền mà ra. Tiền thừa quá cũng chết, mà tiền thiếu quá cũng khổ. Cuộc đời chỉ là một trò thử thách mà thôi, những sự cám dỗ nhiều lắm chẳng có ai tránh nổi. Trời sẽ xá tội cho những người biết rõ những tội lỗi của mình làm ra.
Tiền của tôi hết rồi. Hôm qua, về, tôi đã toan đi tự tử ngay. Nhưng túi tôi còn đồng bạc cuối cùng. Tôi đã ăn hết đồng bạc ấy, tôi no quá, tôi nằm và nghĩ đến cuộc đời thử thách tôi. Thưa bác, tôi xin nói để bác rõ, tôi thua rồi, tôi mệt rồi, tôi không còn sức nữa; tôi phải chết.
Khúc sông nào tôi chết, tôi đã định rồi. Sáng mai, ăn quà sáng xong, tôi sẽ vào lạy mẹ rồi cam chịu tội bất hiếu với mẹ mà đi ra cái chỗ tôi đã định. Tôi biết anh em sẽ thương tôi và sẽ đi đưa đám ma tôi. Tôi nhờ bác gửi những lời, trước khi tôi chết, tôi cám ơn và chúc tất cả anh em trong sở.
TRẦN VĂN HẢI bái
Lúc Hải viết thư xong thì đồng hồ đánh ba giờ. Đêm đầy thăm thẳm, ngọn gió đầu tiên của mùa đông rít lên ở khe cửa. Trời buồn như một đám tang.
Hải thấy lạnh tâm hồn. Chàng kéo cái chăn chiên lên cổ, định cổ ngủ một giấc để lấy can đảm, sáng mai làm việc.
Tiếng chó sủa ở xa xa, những cây tre kẽo kẹt trong vườn như những người chết nói thầm với nhau những chuyện tâm sự nghìn thu.
Hải không tài nào ngủ được.
Hải không tài nào ngủ được, bởi vì Hải thương mẹ, thương mình và thương em. Than ôi, cõi đời bao nhiêu là hạnh phúc, mai chàng đã phải bỏ nó rồi, chàng thấy lòng thắt lại và tiếc nhiều điều quá.
Hải không tài nào ngủ được. Chàng nói:
Thế thì ít ra mình cũng phải làm một cái gì chứ ai lại cứ nàm đợi chết như thế này? Chàng nhớ lại những cái nhà… Chàng nhớ lại cả những tiếng kêu, tiếng cười, tiếng khóc… Và chàng lại nhớ mẹ, nhớ lại em, nhớ lại bạn, nhớ lại Trâm.
Vụt một cái, ý tưởng được nhìn cái Hà Thành có bao nhiêu những người, những vật thân yêu đso một bận cuối cùng, ý tưởng đó đến với chàng; nhưng sau, chàng n ghĩ rằng bấy giờ đã ba rưỡi sáng, mọi người đang ngủ, nên lại nằm xuống mở mắt ra nhìn trừng trừng vào ngọn đèn dầu để ở bạn, bên cạnh đấy có bức thư báo chết.
Chết! Chết!
Chàng quả quyết tâm lắm. Chàng nghĩ đến tất cả các thứ chết và nhớ lại các người xưa trước khi đi tìm cái chết thì hay làm gì. Có người đi đánh bạc, có người vào một hang đồ cổ, có người đi uống rượu, có người xem sách.
Lúc ấy, Hải mới thấy rằng chàng cũng còn một đống sách trên đầu giường. Những sách này, chàng đã bỏ lâu lắm không đọc, từ khi kiếm được việc làm. Bây giờ, cầm một quyển lên tay, chàng thấy như lâu ngày mới được gặp bạn cũ, một đêm mưa gió hai người nằm trong một gian nhà kín kể lễ với nhau tâm sự.
Tâm sự nào cũng thiết tha cả: bạn lâu ngày mới gặp, còn chuyện gì là chuyển chẳng hay… Nhưng Hải chú ý vào một chuyện ngắn này của một nữ sĩ Thụy Điển viết, bà Selma Lagerloff. Đã đành là Hải không biết chữ Thụy Điển. Chàng đọc bài dịch và chuyện ấy đại khái như sau này:
“Ngày xưa, ở sở Dobbirchson có một người làm công nhật. Y vất vả cả ngày. Tối đến mới được nghỉ. Mà được nghỉ về thì là để t hấy ở nhà một mụ vợ nhọc mệt và một lũ con nheo nhóc.
“Một hôm, anh ta đến nghe một ông giáo sĩ giảng đạo trong một túp lều tranh. Ông ấy nói về tội lỗi và địa ngục. Người làm công sở Dobbrichsen không cảm động một tí nào. Anh ta không hối hận mà cũng chẳng muốn được lên thiên đường.
Cả đơi đã phải làm ở sở Dobbrichsen mà lúc chết lại còn phải xuống địa ngục, thực chẳng còn cái gì thú vị được sinh ra trên đời…
Tất cả mọi người, cả đàn bà con gái, đều nhắc lại câu nói chán đời của anh ta. Bởi vì đó là sự thực, không thể thực hơn được nửa. Lâu dần, câu nói ấy thành châm ngôn.
Bà Selma Lagerloff mới nghĩ rằng: cái anh làm công nhật nọ không thể có một số phận thảm hại như thế được. Chẳng lẽ nào mà anh ta lại không có một hy vọng gì?... Nếu quả thật anh ta không thể hối lỗi được, thì chẳng lẽ anh ta lại không có cách nào để rửa tội cho linh hồn đi sao? Với một người chết đuối… cứu một người trong một đám cháy nhà, giúp đỡ một người nghèo đói… há lại chẳng được ru?
Ác hại! Những việc đó chỉ là những việc tốt mà thôi. Muốn sạch tội, những việc ấy không đủ. Cái hình ảnh người làm công nọ, vì va yaj, ám mãi bà Selma Lagerloff. Bà nghĩ chẳng biết anh chàng này có được tha thứ các tội lỗi hay là phải sa địa ngục?
“Địa ngục tưởng là chỉ cho những kẻ giết người mà thôi”.
Bỗng một đêm…
Đếm ấy là đêm ba mươi tết. Bà Selma Lagerloff nằm mê thấy anh chàng làm công sở Dobbrichsen. Bà theo anh ta đi lên Trời.
Trời xem tên tuổi anh chàng và ôn tồn gọi anh ta lại gần.
Bà Selma Lagerloff kêu lên:
Thế thì có lẽ nhầm…
Trời hỏi:
Sao vậy?
Lạy Trời! Con thực không biết có phải quả là anh chàng nay được tha thứ hết cả lỗi lầm ở trần gian mà được lên Thiên đường thực không?
Thực thế, con ạ. Anh ta được tha thứ. Anh ta không còn tội lỗi gì cả. Bởi vì anh ta đã làm việc, đã đau đớn, đã khổ cực, không được lúc nào nghĩ ngơi, từ thưở nhỏ cho đến già.
Cửa Thiên đường mở rộng ra. Anh công nhật ở Dobbrichsen bước vào.
Bà Selma Lagerloff tỉnh dậy và nhắc lại câu này: “Cửa Thiên đường mở rộng cho những kẻ nào đau đớn và khổ cực…”
Hại đọc truyện đó hai lần.
Một thứ ánh sáng nặng nề và mờ ám của mùa đông chiếu vào chỗ chàng nằm.
Gà gáy sáng.
Hải tắt đèn và nhắm mắt.
Buổi chiều hôm ấy, chàng cấm cái thư viết cho bạn, lấy một que diêm đốt.
Ngọn lửa bùng lên, tờ giấy đầy chữ kia chỉ còn là một cái tàn than mỏng và khô, các góc quăn lại rồi vở ra từng miếng bay là là trước khi rơi xuống đất.
Chương trước
Mục lục
Truyện Hai Người
Vũ Bằng
Truyện Hai Người - Vũ Bằng
https://isach.info/story.php?story=truyen_hai_nguoi__vu_bang