Phần 3 - Trạng Quỳnh Đi Thi Hương Thi Hội - 12 - Khai Đồ Thối Lỗ Và Ung Tai Tắc Cổ
ăm Bảo Thái thứ 20 đời Vua Lê-Dụ-Tôn, triều đình mở khoa thi Hương ở Thăng-long, Quỳnh vác lều chõng ra dự thi. Quỳnh đỗ thủ khoa tức Cống sinh số một, nên được gọi là Cống Quỳnh từ đó.
Khoa này, đầu bài kinh nghĩa ra « Hán dĩ công chúa giá Thuyền vu » tức « nhà Hán đem công chúa gả cho chúa Thuyền-vu (vua Hung nô), các thí sinh phải giải thích sự này, bài Cống Quỳnh làm trong có câu:
Vũ kinh bách chiếu dĩ khai đồ.
Vặn vô nhất thi nhi thối (thoái) lỗ.
Nghĩa là các quan võ phải đánh trăm trận mới dựng được cơ đồ, các quan văn không có một câu thơ nào để cho giặc rút lui.
Còn đầu bài phú ra « Thái bình thịnh trị phú », bài của Cống-Quỳnh trong có câu:
Quân tắc cổ, thần tắc cổ, đời hàm quan Ngu Thuấn chi công;
Thượng ung tai, hạ ung tai, ý đầu lại Đường Nghiêu chi trị.
Nghĩa là nhà vua theo khuôn phép đời xưa, bày tôi theo khuôn phép đời xưa, khắp nơi đều được nhờ công của vua Thuấn. Người trên hòa nhã, người dưới hòa, nhã, chốn chốn đều được thịnh trị như thời đại vua Nghiêu.
Các quan giám khảo, cho là những câu văn tuyệt tác, khuyên lấy khuyên để, và chấm cho đỗ đầu. Chúa An-đô-vương Trịnh-Cương được tin, cả mừng, cho đem quyển thi của Quỳnh vào xem lại. Chúa đắc ý lắm, tới khi giao cho đình thần điểm lại, mới hay những câu được gọi là tuyệt tác như trên chính lại những câu đại báng nhạo của Quỳnh. Những câu ấy cứ theo chữ Hán thì rất là nghiêm trang, nhưng qua tiếng Việt thì lại rất tục tằn xiên xỏ, nào « khai đồ » nào « thối lỗ » nào « ung tai » nào « tắc cổ » như thế là với bài kinh nghĩa, tác giả có ẩn ý bảo nàng công chúa nhà Hán là gái đã khai đồ, thối lỗ, chả còn giá trị gì. Và với bài phú thi ẩn ý bảo vua và các quan là những người tắc cổ, chỉ biết ăn cho đến tắc nghẹn cổ họng mà thôi, còn người trên kẻ dưới đều là những hạng ung tai (thúi tai) chẳng nghe hiểu gì hết. Cả triều ai nấy đều tức cười và lấy làm bực lắm, nhưng trót đã cho Quỳnh đậu rồi, đành phải lờ đi cho qua chuyện.
Trạng Quỳnh Toàn Tập Trạng Quỳnh Toàn Tập - Ngô Lăng Vân Trạng Quỳnh Toàn Tập