Tố Tâm epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Phỏng Vấn Nhà Văn Hoàng Ngọc Phách​
ó lẽ là một sự khó tính mà chúng tôi cần xin lỗi với những văn nhân và thi nhân mà chúng tôi đã dược nghe chuyện là chúng tôi ưóc ao được nói chuyện ngay trong buồng làm việc, trưóc một bàn giấy đầy những tập bản thảo, những mẩu tài liệu, sách vở... ở đấy tính tò mò của chúng tôi có khi được thỏa mãn. Chúng tôi có thế biết qua được một vài thói quen của nhà văn, một vài công việc đang làm và sắp làm của nhà văn...
Thứ nhất chúng tôi được ở trong cái "bầu không khí" của nhà văn. Sự khó tính ấy đã làm cho tôi, khi sang thăm Song An tiên sinh, suốt từ đầu câu chuyện cho đến lúc ra về, thấy ngượng nghịu...Vì tiên sinh tiếp chúng tôi ở buồng khách, một căn phòng rộng rãi, trang hoàng rất lịch sự theo kiểu Á Đông.
Nhìn xung quanh hình như thiếu một cái gì... Chúng tôi tìm một cảnh "trời biển mênh mông" có thế nhắc chúng tôi tới cảnh "mênh mông sóng rợn chân trời" và cuộc ngao du lãng mạn của cặp tình nhân bất tử ở bãi bể Đồ Sơn hai mươi năm về trước. May chúng tôi còn thấy một bức tranh thủy mạc, bằng một vài nét, họa một cảnh trăng, nhắc thầm trong trí nhớ chúng tôi câu "đêm thu trăng tỏ".
Chúng tôi quên rằng tiên sinh không phải chỉ là một nhà văn, tiên sinh là một vị Giáo sư mấy năm trước đây kiêm Giám đốc các Trường Cao đẳng tiểu học và Tiểu học ớ tỉnh Bắc Ninh, và có lẽ vì chức nghiệp tiên sinh phải tổ chức sự sống hợp với địa vị xã hội của tiên sinh hơn là hợp với cái do của tâm hồn lãng mạn của tiên sinh.
- …
- Tôi sinh ngày mồng mười, tháng Ba, năm 1898, tức là ngày 18 tháng Hai năm Mậu tuất, ở làng Đông Thái, phủ Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh [1]. Từ nhiều thế hệ, nhà tôi vẫn giữ đuợc cựu truyền về khoa cử và văn học. Vỡ lòng, tôi học chữ Nho với các ông Tú, ông Cử trong làng là chỗ chú bác, anh em thân thuộc.
Năm 13 tuổi, thấy sự học chữ Tây đã thịnh mà trong lúc ấy thì chữ Nho còn trọng dụng lắm, tôi ra Bắc bắt đầu học chữ Pháp ở một trường tư ở ấp Thái Hà. Trường của cụ Bùi Đình Tá, một trường tư rất lớn, có một đặc sắc là học trò hầu hết, nếu không phải là ông Ấm thì cũng là con một nhà giàu về thời bấy giờ. Mới vào, tôi chỉ là một cậu bé nhà quê còn để chỏm bên những ông học trồ có búi tóc, có râu ria. Phần nhiều là lưu học sinh, sáng đến các ông còn được người nhà đem vào trường cho cái điếu và ấm nuớc trà tàu để các ông "điểm tâm". Tối đến, có ông mở cửa đi tiêu khiển ở phố ấp.
Nói thế, ông chớ tưởng trong trường quy củ không được trọng; sự học không được tấn tới. Cụ Đốc Tá và mấy cụ giáo khác, thuộc phái tân học mà có vẻ nho phong, rất đạo mạo và tận tâm nên học trò kính sợ lắm.
Riêng về sự học của tôi, thấy rất tấn tới. Sau hai năm, tôi đã vượt mấy lóp, kể cả lớp nhì - hồi bấy giờ không có học bạ, không có hạn một năm mới lên lớp.
Sau tôi ra học lớp nhất Trường Hàng Vôi, tức là Trường Nguyễn Du bấy giờ, cùng một lớp với Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu.
- Trong khi nói chuyện với ông Tú Mỡ, chúng tôi có được nghe nhà thơ trào phúng này nói đến tiên sinh nhiều lần, thứ là về thời kỳ học trường Bưởi, chắc quãng đời ấy có nhiều cái lý thú?
- Phải, tôi học với ông Hiếu từ năm ấy cho đến hết bốn năm Trường Buởi... Ngay ở Trường Hàng Vôi, ông Hiếu là một học trò nhỏ nhất lớp, rất thông minh, có cái tính tinh nghịch, tự chủ... trêu hết bạn đến thầy. Sau này, ông trở nên một nhà thơ trào phúng cũng không lấy làm lạ...
Sau khi đỗ bằng Sơ học, tôi vào Trường Bưởi vẫn được là học trò khá quốc văn. Ngay từ năm đầu, chúng tôi đã chuyên luyện tập Pháp văn và quốc văn chăm lắm.
Về Pháp văn, chúng tôi được cụ Dufresne -chúng tôi vẫn gọi là cụ "Phèn" - cụ là một Giáo sư có đặc tính của một nhà thông thái, một triết nhân, cụ có những phương pháp dạy văn chương riêng của cụ. Một bài ám tả với ba câu mà cụ giảng hết ngày ấy đến ngày khác, ai chịu khó học có thể hiểu rất rõ về văn phạm. Cụ biết chữ Nho, giỏi tiếng Nam, rất thông thạo về phong tục lịch sử, địa dư của ta. Tôi thường được cụ dắt về các vùng nhà quê. Có kỳ nghỉ hè đi luôn ba bốn tuần lễ. Gặp một ngôi chùa cổ, một cảnh nhà quê cụ thích, cụ đứng hàng giờ ngoài nắng, cụ vẽ... Vẽ thấy chưa đủ tả hết cái tinh thần của nó, cụ ghi chép. Đến bữa, đói, cụ cũng ăn cơm An Nam, hoặc vào chùa kiếm phẩm oản quả chuối, ăn thế là đủ.
Nhà cụ là mấy túp lều tranh ở bờ Hồ Tây. Cụ tuởng ở giản dị thế cho hợp với tư tưởng của cụ, không ngờ có hại cho cụ không biết bao nhiêu. Nhà cụ cháy, tất cả tài liệu của cụ sưu tập được cháy hết. Cụ chán nản, buồn rầu.
Tôi học chữ Pháp cụ. Chữ tôi học có lẽ không đáng kể bằng cái phương pháp làm việc của cụ mà tôi lĩnh hội được.
Về Việt văn, chúng tôi có các Giáo sư như cụ Huấn Đan, cụ Bảng Mộng, cụ Tú Tiệp... Các cụ tuy dạy chữ Nho, nhưng thường khuyến khích chúng tôi về quốc văn nhiều lắm. Trong những giờ học, không những các cụ dạy về văn quốc ngữ mà còn giảng về văn hóa cho chúng tôi nghe. Thứ nhất là cụ Huấn Đan - cụ đã qua Trung Hoa, Nhật Bản - cụ là một bậc học rộng, biết nhiều, lại có tâm huyết đối với tiền đồ quốc học. Thường cụ cho chúng tôi đến nhà cụ, một cái gác con ở đường Yên Phụ, hầu chuyện cụ. Những câu chuyện thân mật ấy đã bổ ích cho chúng tôi hơn là những bài học ở trường, đã làm cho chúng tôi biết yêu cái văn hóa cũ của nước nhà...
Trong số bạn học chúng tôi, có mấy anh em mà anh Nguyễn Pho là một, rất thích quốc văn. Chúng tôi cùng nhau luyện tập, có khi quên cả các bài khác ở truờng. Bao nhiêu văn thơ nôm cổ, những Truyện Kiều, Phan Trần, chúng tôi thuộc gần hết? Chúng tôi lại học thêm chữ Nho, đọc thêm sách Nho nhiều. Gặp kỳ thi Hương cuối cùng ở truờng Nam, các thầy và các bạn bảo tôi lều chiếu một phen, nhung tôi không dám thử.
- …
- Riêng về tôi, thường làm bài luận nào cũng được các cụ giáo khen, được đem đọc cho cả lớp nghe. Không những thế, có bài của tôi truyền từ lớp nọ đến lớp kia, có khi hàng tháng mới thấy nó trở lại với mình, lúc bấy giờ thì giấy đã nhàu. Nhiều bài sửa qua loa rồi, các bạn đem đăng báo, dưới ký tên "Song An". Đại khái như bài Cám tỉnh đối với phong cảnh Hồ Tây là một bài luận làm ở trường mà hiện nay tôi còn giữ được.
Vì lúc nào tôi cũng giữ được dáng điệu điềm tĩnh, nên anh em trong truờng tin yêu, không có mấy việc quan hệ mà không hỏi đến tôi. Những công việc xã hội trong cái xã hội nhỏ là Trường Bưởi, phần nhiều có tôi dự.
Năm tôi học năm thứ tư thì trong trường có một anh nghèo quá, phải làm thuê cho nhà nguời ta lấy cơm ăn; đi học về anh phải làm lụng vất vả. Việc đến tai bà Đốc Donnadieu. Bà cho anh vào làm lưu học sinh, nhưng không bắt trả tiền. Vì sự đối đãi đặc biệt ấy mà trong trường có người khinh anh, thứ nhứt là một ông Giám thị. Có lần, ông này làm nhục anh ta. Các bạn xúm lại phản đối. Rồi từ tháng ấy, anh em người một hào, người dăm xu, góp lại đủ tiền cơm tháng cho anh ta.
Nhân việc ấy, chúng tôi nẩy ý lập một Hội gọi là Tân cựu học sinh ái hữu, mục đích giúp đỡ anh em. Tôi được bầu làm Hội trưởng trong Ban trị sự tạm thời, lập một khán đài trong vườn trường lên diễn thuyết cổ động cho Hội. Bài diễn thuyết được hoan nghênh. Ngay sau cuộc diễn thuyết, số học sinh xin nhập Hội có đến ngót nghìn nguời.
Hội làm được nhiều việc hay. Tôi còn nhớ một anh học rất giỏi, nhưng nhà nghèo quá. Anh được phần thưởng, mấy ngày sau đuợc ra Nhà hát Tây lĩnh, nhưng quần áo rách tơi. Hội may một cái áo trắng dài, và khi vắng anh, anh em để áo ấy vào trong tủ bàn với mấy chữ "Hội biếu anh để mai anh mặc ra lĩnh thưởng". Sau Hội bị giải tán vì chúng tôi chưa đến tuổi điều khiển một hội như thế.
- Nghĩa là tiên sinh bắt đầu làm việc xã hội và làm văn từ khi còn là một học sinh trên Trường Bưởi?
- Vâng, hồi đó chúng tôi rất hăng hái, sốt sắng về công việc xã hội: nhất là đối với bạn nghèo, những nguời thất học hoặc những người phải chịu mọi nỗi bất công. Chúng tôi có những cái ngưỡng vọng viển vông, ngây thơ mà cảm động của tuổi thanh niên. Có lẽ chúng tôi được cái ảnh hưởng xinh đẹp của Trường Bưởi bên cạnh Hồ Tây nên việc làm của chúng tôi được để ý.
Lại thêm mấy bài văn đăng báo, mấy cuộc thi thơ v.v... nên nhiều người biết đến. Những anh "tai mắt", mỗi anh có một tên hiệu. Anh em cứ thường gọi tôi là Song An, ít khi gọi đến tên chính.
Hồi này là buổi thiếu thời để lại cho tôi rất nhiều tình cảm, rất nhiều di tích êm đềm đối với thầy, với bạn. Có lẽ nó hơn hết cả những lúc khác ra đời, nên khi xa trường, có dịp nhớ đến cảnh cũ người xưa là tôi nhắc lại.
Nói đến đấy, tiên sinh đọc một câu tả ra trong quyển tiểu thuyết Tố Tâm:
"Tôi nhớ khi còn học Trường Bưởi bên cạnh hồ này, chiều chiều tan học, mấy anh em ra đứng bờ hồ, ném thia lia, thả thuyền giấy, chơi đùa hớn hở, phong cảnh xem như bỡn cợt với mình, mà hôm nay vẫn mặt nước kia, vẫn da trời ấy, núi Tam Đảo vẫn lờ mờ đàng xa, chiếc thuyền vẫn từ từ qua lại..."
Sau khi ở Trường Bưởi ra, tôi vào học Ban văn chương Trường cao Đẳng Sư phạm. Ở trường nay, công việc văn chương - thứ nhất là Việt văn - có phương hướng hẳn. Chúng tôi ít làm thơ, chuyên viết văn xuôi, hăng hái tìm một lối để dung hòa hai văn hóa Đông Tây: nói hẹp lại là hai văn hóa Pháp - Việt, trong phạm vi văn chương, luân lý, giáo dục... Khi làm việc, chúng tôi luôn luôn được trực tiếp với các bực đàn anh: cụ Vĩnh, cụ Quỳnh, cụ Tố, v.v... Ở trường Bác Cổ, chứng tôi để bạn Nguyễn Pho; ở Nam phong, bạn Hoàng Tích Chu. Tuy bận nhiều công việc trong trường, chúng tôi vẫn giúp mấy tờ báo. Hồi đó, tôi viết nhiều trong các báo chí, nhất là Nam phong, đã có nhiều cuộc bút chiến về tư tưởng Đông Tây. Cái đề mục Văn chương với nữ giới kéo dài ra đến mấy tháng.
- Về Việt văn, chúng tôi được học cụ Bảng Ký. Cụ hết sức khuyến khích. Cụ là bậc cựu nho, nhưng có tư tưỏng mới, phương pháp giáo dục mới. Cụ giảng bài như nói chuyện chơi và đối với học trò thân như bạn.
- Trong số những anh em trong trường có xu hướng về văn học, ngoài tiên sinh...
- Hồi học, tôi có người bạn tâm đồng là anh Lê Hữu Phúc, anh cùng học Ban văn chương với tôi, anh cũng có những chí hướng, cũng hăng hái như tôi...
Tốt nghiệp Trường cao đẳng, tôi ra dạy học, anh Phúc vào làm Nha học chính Đông Dương. Được ít lâu, anh sang Pháp học, cũng học Ban văn chương. Sau khi đỗ cử nhân, anh học thi Tiến sĩ; mục đích chưa đạt, anh đã mất. Nếu anh không xấu số, anh là một người có thể giúp ích nhiều cho văn chương Việt Nam.
Tiên sinh vừa kể cho chúng tôi vài kỷ niệm của tiên sinh với Lê Hữu Phúc, vừa đưa cho chúng tôi xem một bức thư màu xanh đã phai nhạt:
"Đầu năm Kỷ tị, ngày 5 tháng II (5-II-1929).
"Ông Song An ơi, tin đau buồn quá, chắc lòng ông mấy buổi nay xao xác đã nhiều.
Thôi! Còn nói gì được nữa. Tôi gửi mảnh giấy này đến ông, cũng chẳng qua gửi ông giọt nưóc mắt của người bạn gái mất Lê Hữu Phúc mà thôi.
Trong bức thư dài ông Phúc gứi cho tôi tháng trước đây có nhắc đến ông T... và ông. Vậy giọt lệ thương tâm của bạn gái này cũng xin hòa cùng hai ông để khóc người bạn đáng thương, đáng tiếc chung là Lê Hữu Phúc, từ đây không bao giờ ta còn được gặp nữa.
"Trời Tây thăm thắm, mấy vạn trùng dương, Lê quân một bước chân ra, ai hay lối thiên cố đi về nẻo ấy! Ông Song An ơi! Thật không ngờ mà ta mất người bạn ấy.
Thôi! Tiếc thương mấy nữa cũng là thôi! Ông Phúc mất đi đẻ lại bạn cũ gần xa biết bao tấm lòng từ đây vắng vẻ.
"Khôn ngoan chi lắm để mau già!
"Nghĩ đến cái đời sống lênh đênh, chết chót lênh đênh của Lê Hữu Phúc mà thương!
"Thương lắm thay! Bạn ơi!
"Chí làm trai chưa thỏa, u hồn đất khách hận bao thôi!"
"Một người bạn gái"​
- Nhớ ngày nào tôi vừa gửi cho anh Phúc một tấm ảnh mà anh bắt tôi phải có mấy câu thơ. Tôi đề rằng:
"Gửi sang cho bác một Song An,
Ngày vắng đêm khuya bác luận bàn.
Bút sắt chọc trời ai có hỏi,
Rằng tôi với bác ở trần gian".
Nay anh đã mất!
Cái chết của anh làm mất của tôi một người bạn đồng chí rất thân yêu. Không những thế, khi anh dự bị làm luận án thi Tiến sĩ văn chương, tôi gửi sang cho anh rất nhiều tài liệu về văn hóa Việt Nam. Anh mất trong một bệnh viện, tứ cô vô thân, nên đồ đạc của anh mất cả, những tài liệu của tôi cũng mất. Sau nhiều lần tôi nhờ người tìm hộ, nhưng không thấy.
_____
[1] Trả lời của tác giả về ngày sinh của mình không khớp với gia phả (BT).
...
- Ngoài sự đào tạo của nhà trường, về văn chương và tư tưởng, tiên sinh còn chịu những ảnh hưởng nào?
- Tôi sinh trưởng ở một đất văn vật, ngay từ bé, việc văn chương thi cử là câu chuyện hàng ngày. Khi tôi ở nhà, tuy quốc văn chưa đuợc để ý đến, nhưng những chuyện văn hóa - thứ nhất là những giờ cụ tôi giảng cổ văn cho nghe - có lợi cho tôi nhiều lắm.
Những ngày học trong cái tuổi anh niên đã tạo cho tôi một cái cốt Nho học. Xung quanh cái cốt ấy, sau này, trong một truờng chuyên về văn chương, chúng tôi xây đắp tư tuởng với những tài liệu nhặt trong văn chương Pháp.
Chúng tôi nhờ có những Giáo sư chuyên môn dạy bảo, đọc rất nhiều sách của các văn nhân và thi nhân Pháp. Mà càng học, càng thấy cái rừng học bao la man mác; mình thì như một người trẻ tuổi nhiều trí ham muốn quá, thấy cái gì đẹp, cái gì hay đều muốn vơ lấy cả.
Chúng tôi đọc Bourget, Barres... nhưng thích nhất là những văn gia, thi sĩ về thế kỷ XVIII và XIX: Rousseau, Chateaubriand và bốn thi sĩ mà chúng tôi gọi là "tứ trụ", tức là: La martine, Hugo, Musset và Vigny.
- Sau này, tiên sinh là một nhà văn trữ tình không phải là lạ.
- Những thi gia này hợp với tâm hồn thanh niên ta bấy giờ. Cái tâm hồn do thời thế tạo nên: chúng tôi đang ở vào một buổi giao thời, tựa hồi Lê mạt, Trần suy ở bên ta và sau hồi đại cách mệnh về thế kỷ XVIII bên Pháp.
Đọc văn quốc ngữ, chúng tôi chỉ có những bài thơ than về quốc vận mà tác giả là những người ôm chủ nghĩa yếm thế vào hồi 1904 đến 1925.
Nhưng phải nhận điều này:
Ở mỗi thanh niên hồi bấy giờ có hai sức mạnh phản động: sức mạnh của tình cảm và lý trí. Sống cuộc đời bên trong thì sống với tình cảm, nhưng khi hành động thì hành động theo lý trí. Trong những cuộc đàm luận, những cuộc bút chiến của chúng tôi, sự xung đột ấy, có thể nhận thấy rất rõ rệt.
Mà phải thế mới được. Sống với tình cảm là cần cho tâm hồn, nhưng nếu cứ miên man với tình cảm thì còn làm gì được để lợi cho văn chương tư tưởng.
- Vì vậy mà ở sự nghiệp của mọi nhà văn, ta phân biệt hai phần, một phần khô khan tìm thấy trong những bài nghị luận về những vấn đề văn học, triết học, luân lý, tức như tập Thời thế với văn chương,một phần trữ tình tìm thấy trong những tiểu thuyết, du ký, thơ phú v.v... - tức như quyển Tố Tâm của tiên sinh.
Tiên sinh là đại biểu không những cho những văn gia, thi gia, mà cá cho cái thế hệ thanh niên hồi bấy giờ!
- Sự nhận xét ấy có lẽ đúng.
- Xin tiên sinh cho biết về tiểu thuyết Tố Tâm.
- Tiểu thuyết Tố Tâm tôi viết trong Trường Cao đẳng. Hồi ấy, tôi có mục đích viết một quyển tiểu thuyết khác hẳn những tiểu thuyết đã có, cả về hình thức và tinh thần, về hình thức, chúng tôi xếp đặt theo những tiểu thuyết mới của Pháp, lối kể chuyện tả cảnh theo văn chương Pháp cả. Về tinh thần, chúng tôi đem vào những tư tưởng mới, tâm lý nhân vật được phân tách theo phương pháp của những nhà tâm lý tiểu thuyết có tiếng đưong thời.
- Quyến Tố Tâm là quyển tâm lý tiểu thuyết đầu tiên của ta. Nó mở một kỷ nguyên mới trong lịch sứ tiểu thuyết.
- Có lẽ thế. Nhiều nhà phê bình cũng công nhận như vậy.
- Tiên sinh viết quyến ấy có dễ dàng không?
- Dễ dàng, tôi viết trong hơn một tháng. Hồi ấy, tài liệu, chúng tôi sẵn cả; những bức thư tôi cần cho tiểu thuyết, chúng tôi có sẵn, chuyện cũng có sẵn, chỉ việc dàn xếp, thêm bớt đi ít nhiều là tiểu thuyết của tôi đã xong rồi.
- Nói thế không phải tiểu thuyết của tôi là một chuyện thật một trăm phần trăm như nhiều người đã bảo. Họ cứ cho Tố Tâm là người ở phố này, phố nọ... Ngay khi tôi còn ở Trường Cao đẳng nhiều bạn hỏi tôi: "Tố Tâm là ai?" Tôi chỉ cuời mà không đáp. Có nhiều lần, các bạn tinh nghịch giấu những vật thiết dụng hàng ngày như sách vở, quần áo, có khi giấu cả bài luận Pháp văn sắp phải nộp để "bắt cóc tôi" phải nói Tố Tâm là ai... Lại sau này, một hôm trẩy hội chùa Hương: mươi mười lăm anh em thư sinh đương lênh đênh trong hai chiếc thuyền trên sông Phủ Lý, đêm khuya trăng sáng, các bạn đang cùng nhau ngắm cảnh, một bạn ngâm một câu trong truyện: "Mênh mang sóng dợn chân trời"; Ấy ai du tử, tức người đào nguyên"... Một bạn nhớ ra, đề nghị: "Đem ngâm Song An xuốg nước, khi nào cho biết hết chuyện thật về Tố Tâm mới cho lên..."
Nhân đấy, tôi xin trả lời chung cho các bạn thân yêu. Chuyện đời có đâu giống hẳn như tiểu thuyết. Nguời chép truyện tất phải thêm bớt ít nhiều cho truyện có mạch lạc, có cấu kết. Nhưng chép tâm lý mà lại bịa chuyện ra thì không có nghĩa lý gì cả. Đã là phân khảo một việc ở cõi lòng thì việc đó tất phải hiện diện, nhân vật phải có thật, và những điều phát động như thư tín, văn thơ trong truyện đều phải có. Nếu không, câu chuyện của mình chỉ là một lâu đài bằng giấy dựng ở quãng không gian, đứng vững sao được với gió mưa, ngày tháng? Tóm lại truyện Tố Tâm có thật nhưng không có thật hẳn trăm phần trăm.
- Tiên sinh có thế cho biết dư luận đối với quyến Tố Tâm khi mới xuất bản.
- Có lẽ nó ra đời vào lúc người mình đang chờ một tiểu thuyết như thế. Tiểu thuyết của tôi được mến chuộng. Có nhiều người tôi tưởng không khi nào đọc đến sách mà cũng hỏi tôi. Nguời ta nói đến tôi luôn ở chỗ đông người, có ai nói đến tên tôi là thấy nhiều người thì thào, chỉ trỏ, nom hình như tôi đã phạm một lỗi gì. Người ta giới thiệu tôi, thường chỉ nói đến tên quyển sách. Hồi đó, tôi nhận được rất nhiều thư của độc giả: người hoan nghênh cũng lắm; người công kích cũng nhiều. Phái thứ hai này, phần đông là các ông thủ cựu, người ta chê phần luân lý của quyển truyện và kết cấu quá buồn.
Ông tính, một quyển sách kiệt tác như quyển Kiều mà người ta còn cho là dâm thư, huống chi quyển Tố Tâm, không trách có người cho là "vô đạo".
Nhưng dư luận bây giờ khác hẳn, phần luân lý nguời ta không để ý nữa, cho là một việc rất thường như trong tiểu thuyết Âu Tây. Người ta tìm thấy trong Tố Tâm có nhiều quan niệm về tư tưởng, văn chương khác, can hệ hơn, đó là một thâm ý của tác giả mà bấy giờ nhiều nhà phê bình đã chú ý phân khảo ra. Hiện nay, tôi đã thấy ở các bậc trung học, cao học đem giảng thuyết quyển truyện đó. Và mới đây, tôi nhận được thư của Nha học chính Đông Pháp nói về quyển này.
- Quyển Tố Tâm xuất bán được mấy lần?
- Bốn lần tất cả, không kể lần in vào tập Kỷ yếu của Hội sinh viên Trường cao đẳng. Lần thứ nhất do Nhà in Châu phương xuất bản, cách trình bày hồi đó còn vụng về, mấy lần sau do Nhà Nam Ký xuất bản. Lần in ở nhà Trung Bắc được ông Đỗ Văn trông nom nên sách rất đẹp. Ông Văn thật có biệt tài về nghề in. Lần thứ tư hết đã lâu, tôi thường vẫn nhận được thư hỏi, nhưng mấy năm nay chưa tiện đem in lại.
- Tiên sinh có nhận được cái ảnh hưởng quyến tiểu thuyết của tiên sinh trong văn ta không?
- Điều đó khó nói quá! Tôi chỉ nhớ một lần, nhà làm báo Ngọc Thỏ gặp tôi, bảo: "Ông nhiều học trò lắm, nhưng toàn là học trò chưa có nghệ thuật bằng thầy". Tôi tưởng ông nói về học trò trường công, sau mới biết ông nói về ảnh hưởng quyển tiểu thuyết Tố Tâm ấy.
- Trong quyển Tố Tâm, tiên sinh hành văn trọng cái lối cân dối, đọc lên nghe du dương, ý của tiên sinh đối với lối hành văn ấy thế nào?
- Hồi ấy, tuy ta đã học Pháp văn, nhưng chúng ta chịu ảnh hưởng lối hành văn của Tàu nhiều hơn. Cái điệu văn cân đối là điệu của Hán văn... Ngày xưa, ta viết văn là để ngâm to lên, làm thế nào cho khi đọc nghe du dương là quý. Ngày nay, lúc ta viết có ý bỏ bớt chữ cho đỡ rườm rà, nhưng cũng đừng đi đến cái cực đoan thứ hai là làm nên những câu văn trúc trắc. Văn chương ta có một tinh thần riêng, cần phải giữ tinh thần ấy, bắt chước một cách triệt để lối hành văn của Pháp thế nào được. Thứ nhất là văn tiểu thuyết, cần tả tình cảm nhiều, hành văn thế nào đọc lên nghe êm đềm vẫn hơn.
- Tiên sính cho biết ý kiến của tiên sinh đối với những nhà tiểu thuyết ngày nay.
- Thường tôi vẫn đọc những tiểu thuyết mới xuất bản của các ông Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trường v.v... Nhất là tác phẩm của các ông Nhất Linh và Khái Hưng là hai nhà văn quen biết từ lâu. Các ông ấy có một nghệ thuật chắc chắn, văn chương mới mẻ. Ấy là nói riêng về phương diện nghệ thuật; về phương diện ý tưởng, các ông ấy đúng về mặt phá hoại, phá hết!
Bây giờ còn đương thời kỳ "phá", chưa đến lúc kiến thiết, nên chưa thể bình phẩm.
- Ý kiến của tiên sinh về gia đình thế nào?
- Tôi rất lưu ý về vấn đề đó. Bài luận án của tôi ở kỳ thi tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm bàn về gia đình Việt Nam và ảnh hưởng luân lý của gia đình (La famille annamite et son influence morale). Lúc làm bài đó, tôi đã xem hết những sách của tác giả người Âu trong các thư viện nói về gia tộc Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản.
Tôi cho gia đình là nền tảng xã hội. Tuy vậy gia đình ta cũng có nhiều điều rất hay. Những cái mà bây giờ người ta công kích là những chuyện nhỏ nhen, hoặc cái "biến" trong cái "thường": những "ca" rất ít, xảy ra trong những gia đình lục đục, rồi người ta tức giận đem "vơ đũa cả nắm" mà kết án gia đình, muốn đem phá hoại nó đi. Còn những nhà khác vẫn sống một cách êm đềm, vui vẻ. Những điều lặt vặt trong gia đình thì có xã hội nào không có; ở đời nào, nước nào cũng vậy. Tôi trước là con em, nay là gia trưởng, tôi chẳng thấy gì là cái khốc hại của gia đình. Tôi vẫn thấy nó có một cái nghĩa thiêng liêng, cái tình mãnh liệt. Hiện giờ nó là một cơ quan xã hội Việt Nam để đào luyện những đức hy sinh, tận tụy, làm cho người ta có thể đặt những tình bác ái thiêng liêng trên hết những sự nhỏ nhen và ích kỷ.
- Có nhà phê bình quyến Tố Tầm nói rằng đó là một tấn kịch gia đình với cá nhân và tác giả muốn nêu lên việc cần phải chông với gia đình, có phải thê không?
- Không hẳn thế, trong lúc buồn bực, cá nhân cũng có khi trách oán gia đình; nhưng trong quyển Tố Tâm, tôi muốn bày ra cái ảnh hưởng màu nhiệm của gia đình. Người trong truyện vẫn hiểu cái ý nghĩa hy sinh đối với cha mẹ. Như thế là điều hay. Người ta có thể hy sinh được với nhà mới tận tụy được vớì nước. Thánh nhân có câu: "Cầu trung thần tất do hiếu tử chi môn" (Cần tôi trung phải tìm ở nơi con hiếu). Tôi chưa thấy một người con bội bạc với cha mẹ mà trung thành với nước non. Tựu trung có bực đại trí, đại tài, quên nhà để giúp nước, đó là các ngài cho bên nọ nặng hơn bên kia, chứ không phải chê gia đình là đồi bại. Các bậc đó vẫn nghĩ đến nhà luôn, thường vẫn nén lòng tư gia để làm xong việc nước.
Câu chuyện của chúng tôi chưa hết.
Trong mấu giấy ghi những câu hỏi của tôi còn đến hai, ba điều... Tiên sinh còn dang trả lời cho chúng tôi tại sao sau tiểu thuyết Tố Tâm, tiên sinh không viết nữa...
- Câu ngài hỏi đã có nhiều người hỏi tôi rồi. Có bạn cho rằng tôi đã được hoan nghênh ở quyển Tố Tâm, sợ viết quyển khác không được bằng quyển ấy chăng... Sự thực không phải thế. Sau khi ở trường ra, đi làm ít thì giờ quá. Khi mình đi học, cứ tưởng sau này ra đi làm sẽ có nhiều thì giờ. Khi đi làm thì nào chúc vụ, việc gia đình... túi bụi, không mấy lúc có thì giờ để nghĩ đến làm một việc công phu hàng tháng. Thứ nhất là chúng tôi ở tỉnh nhỏ, có nhiều cái bất lợi cho sự làm văn. Muốn khảo gì, sách thiếu; xung quanh mình, bạn bè không có chí hướng như mình, không có người khuyến khích. Ngoài ra lại còn việc xã hội, mình đã có chút địa vị, không mấy việc mình có thể bỏ qua... Vả chăng sức yếu, làm việc thường đã thấy mệt, nên cũng nản viết văn. Những bài tôi viết sau này là ở các bạn bắt buộc, nhất là bạn Hoàng Tích Chu với tờ Đông Tây ngày trước.
Tiên sinh còn đang nói thì một chứng cớ đột nhiên đến cho tiên sinh: một nhân viên của Hội Truyền bá quốc ngữ ớ Hà Nội sang đề nghị với tiên sinh lập một Chi hội ở Bắc Ninh.
Nghĩ rằng tôi ở lại có thế biết thêm ít điều nhưng chưa chắc đã ích gì cho mọi người, mà trái lại, làm bận tiên sinh trong công việc lập chi nhánh Hội Truyền bá quốc ngữ, một công việc xã hội mà ảnh hưởng tốt cho văn chương Việt Nam, ngày nay chưa ai có thể lường được. Tôi xin phép ra về.
LÊ THANH (*)
Cuộc phỏng vấn các nhà văn,
Nxb. Đời mới, Hà Nội, 1942.
In lại trong Tạp chí Văn học số 113,
số đặc biệt "Song An Hoàng Ngọc Phách,
nạn nhân của Tố Tâm'’.
Sài Gòn, l-X-1970; tr. 5-16; 94-95.​
______
(*) Lê Thanh: Nhà phê bình, tác giả Cuộc phỏng vấn các nhà văn.
Tố Tâm Tố Tâm - Song An Hoàng Ngọc Phách Tố Tâm