Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thời Sôi Nổi
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 13 - Vợ Năm Thống Lý Mèo
T
ên thống Lý Mèo Vừ A Mừa ở xã Sùng Đô kiêm tiểu đoàn trưởng lính dõng Mèo ở đây hàng tháng nay phải vất vả vì có một đại đội Việt Minh tỉnh vào phá rối sự an ninh trong khu vực của hắn. Hắn được quan Tây ở Nghĩa Lộ gọi lên mời ăn tiệc và trực tiếp giao nhiệm vụ tổ chức tiểu đoàn dõng bảo vệ khu vực đất Sùng Đô, đó là vùng đất của hắn, hắn được thu tô thu thuế từ bao đời nay rồi, ông hắn, bố hắn cũng đều làm thống lý. Nhưng đời hắn sướng hơn đời bố hắn, hắn vẫn khoe như vậy. Vì hắn được đi học, được biết thạo cái chữ của người kinh, còn biết cả một số chữ của người Pháp nữa. Chính vì thế mà hắn giao du khá rộng, hắn đi khắp đó đây, trên các rải đất Mèo của dân tộc hắn, hắn còn quen nhiều tầng lớp Phìa Tạo người Thái, và cả những quan chức người kinh cũng nhiều người là bạn hắn.
Thị trấn Mường Lò - Nghĩa Lộ hắn thường qua lại luôn, không một hàng rượu và nhà thổ nổi tiếng nào mà hắn không quen. Hắn không cần mang nhiều bạc trắng như lên các vùng Mèo, mà hắn chỉ cần một nắm "bạc đen" là hắn tha hồ ăn chơi xả láng. Hắn đã từng về Hà Nội chơi theo lệnh của quan Tây, và hắn đã được thưởng thức cả gái điếm ở Hà Nội, hắn thấy thích thú vì cái tài chiều chuộng làm tình của họ mà hắn không bao giờ thấy ở các cô gái Mèo, gái Thái và cả gái Kinh ở trên đất Mường Lò nữa.
Vì thế hắn đã có ba cô vợ Mèo, hắn còn lấy thêm một cô vợ người Hoa trẻ tuổi để chuyên môn làm nhiệm vụ tiêm thuốc phiện. Gần đây hắn lại mới kiếm được một cô vợ người Kinh ở trại con gái Mường Lò là người Hà Nội mới lên đây. Nhiều tên Phìa Tạo xung quanh phố đến định lấy, nhưng hắn đã thắng cuộc, mặc dầu hắn già hơn bọn Phìa Tạo, nhưng hắn lại nhiều cơm đen hơn mà bọn Phìa Tạo dưới đồng bằng không có. Cô gái mới ngoài hai mươi tuổi, chỉ bằng tuổi con hắn, hiện nay hắn đang yêu quý nhất cô Hà, cô gái người Hà Nội ấy, đi đâu hắn cũng đem đi theo, kể cả đến chỉ huy sở tiểu đoàn họp bàn việc quân sự. Hắn còn sử dụng cô là thư ký riêng của Thống Lý và tiểu đoàn trưởng nữa. Hắn không biết rằng cô Hà là tay chân của quan thầy Pháp của chúng bố trí theo dõi giúp đỡ hắn và giám sát hắn trong việc phục vụ quan Tây vô điều kiện.
Thông thường hắn thích ngủ ở nhà hắn ở Giằng - Pằng hơn, vì hắn có thể cùng một lúc ngủ với hai hoặc ba cô vợ chung trong một giường to, đầy đủ mùng màn chăn đệm, và ở đây được an toàn hơn, vì ở cách xa Sùng Đô, nơi đang xảy ra chiến sự, ở Giằng Pằng hắn đã có một đội lính dân vệ tin cậy để bảo vệ hắn và gia đình hắn. Tuy nhiên gần đây, hắn vẫn phải đến chỉ huy sở tiểu đoàn để nghe báo cáo, để giao việc và kiểm tra cấp dưới. Nhưng không mấy khi hắn ngủ ở Sùng Đô. Nhất là mấy tuần gần đây Việt Minh đang hoạt động mạnh trong vùng của hắn, nên hắn càng sợ không dám ngủ lại, mà giao cho tên tiểu đoàn phó của hắn đảm nhiệm trông nom và chỉ huy tác chiến trực tiếp.
Hôm ấy, sau khi nghe cấp dưới báo cáo, hắn rất phấn khởi vì hắn đã giam được đại đội Việt Minh ở đèo Khâu Vác gần một tháng nay, không tiến cũng không lùi được, quân của hắn đã tiêu diệt được một trung đội Việt Minh? Chỉ cần mười ngày nữa bọn Việt Minh sẽ chết đói và chết rét hết. Quan Tây ở Mường Lò đã điện xuống biểu dương hắn và khuyến khích hắn nếu tiêu diệt hết đại đội Việt Minh này hắn sẽ được thưởng Mê đay và nhiều bạc trắng!
Hắn yên trí không cần phải tiến công, chỉ cho quân kìm chân quấy rối, bọn Việt Minh sẽ phải chết đói, hắn sẽ dành được thắng lợi rất nhẹ nhàng.
Chiều hôm ấy hắn cho mổ trâu ăn mừng và bắt tất cả bọn gái ở Sùng Đô và các làng lân cận đến để khao quân. Suốt một đêm hôm đó, bọn chúng ăn uống, ca hát, nhảy múa ở quanh sân. Những bài khèn Mèo và những điệu múa của các cô gái Mèo mà những ngày hội dân tộc thường được đua chơi thoải mái.
Hàng ngày thường có một trung đội dõng đưa tên Thống Lý tiểu đoàn trưởng từ Sùng Đô về đến Giằng Pằng, rồi ở lại gác xung quanh nhà Thống Lý. Nhưng hôm nay chúng xin phép về liên hoan khao quân; rồi cả bọn vệ sỹ cùng lính đi sang Sùng Đô chơi gái cả, chỉ còn lại một vài tên hầu và cận vệ ở nhà.
Đó chính là thời cơ mà trinh sát của Đen đã nằm phục kích trên rừng từ chiều, đã đột nhập được vào nhà tên Thống Lý. Lúc ấy mới tối được một lúc, ánh điện trong nhà Thống Lý vẫn còn sáng. Tổ trinh sát đóng giả những tên lính bảo vệ còn ở lại canh gác nên đã nhanh chóng bắt được bọn hầu và người nhà dồn vào một xó ở nhà dưới, rồi đột nhập vào nhà trên khi cánh cửa còn đang chưa then chặt.
Trong phòng của tên Thống Lý, hắn đang nằm ôm con Hà trong chăn và bên cạnh là cô vợ người Hoa mặc một bộ đồ lót ngủ đang tiêm thuốc cho ba đứa cùng hút. Cánh cửa bỗng bật mở, Đen và hai chiến sỹ cầm tiểu liên nhảy vào, một người chặn cửa, hai người bao vây lấy giường của hắn.
- Nằm im, nếu cựa quậy sẽ bắn chết!
Thằng Thống Lý bỗng há hộc mồm, nó nhận ra ngay giọng nói của Việt Minh, mặc dầu họ đang ăn mặc lính Mèo. Nó vội dậy cúi xuống chân giường để lấy súng, nhưng Đen đã kịp dùng chân chẹn tay hắn lại và rút lên một khẩu súng ngắn, con Hà cũng móc tay dưới đệm đầu giường, bị ngay người lính trinh sát chặn lại và rút lên một con dao găm.
Con Hà liền lật chăn ra, toàn thân nó đang trần truồng như nhộng, người tròn trùng trục, béo trắng như một con lợn đã cạo lông nó chắp tay van xin rối rít.
- Em lậy các anh đừng giết em! Em lậy các anh... Nó quỳ gối lên, rồi nhích dần về phía Đen, cố ưỡn bộ ngực đồ sộ của nó ra một cách khêu gợi.
Lợi dụng thời cơ những người lính liếc nhìn cô gái trần truồng, con vợ người Hoa liền vụt cái tẩu thuốc phiện vào người anh lính trinh sát, đồng thời tên Thống Lý chỉ mặc một chiếc quần lót, liền bật lên nhảy một bước tới cửa sổ và đang định đạp cửa sổ nhảy ra ngoài. Nhưng nhanh như cắt, Đen vung tay lên một cái, con dao găm của cụ Ma Li đã phập vào lưng phía trái tên Thống Lý, nó liền gục xuống ngay tại chỗ không bao giờ dậy được nữa.
- Em lạy anh... tha chết cho em...! em lạy anh!
Tấm thân trần truồng bỗng hét lên một tiếng nhỏ run như cầy xấy, rồi lại bò xích dần về phía Đen và các chiến sỹ, động tác đầy khêu gợi.
Các chiến sỹ liền trói luôn cả hai con vợ tên Thống Lý lại.
- Cô Hà, nếu cô biết lập công chuộc tội thì sẽ được tha chết.
- Dạ em xin vâng ạ, các anh bảo gì em xin nghe ạ - Các anh có muốn... chơi, chúng em xin sẵn sàng ngay bây giờ ạ!
- Này im mồm không được ăn nói hỗn láo, mặc quần áo vào.
Sau khi con Hà mặc quần áo xong. Đen nói tiếp:
- Bây giờ cô hãy cùng chúng tôi đi ngựa về đồn Sùng Đô hiểu không?
- Dạ vâng, em xin dẫn đường ạ.
- Không phải dẫn đường, mà vào mở cổng hiểu chưa.
- Vâng ạ.
Chỉ chưa đầy hai mươi phút sau. Tổ trinh sát đã rời khỏi nhà tên Thống Lý với bốn con ngựa, không nổ một phát súng nào. một bộ phận còn lại để thu nhặt lương thực chiến lợi phẩm và bắt trói bọn người nhà giam vào một chỗ. Tổ hậu cần dùng ngay số lương thực thu được của nhà tên Thống Lý đưa về nấu cho anh em ăn một bữa no nê. Rồi cả đại đội sẵn sàng chiến đấu.
Sau chiến thắng ở nhà tên Thống Lý, anh em đều phấn khởi, lại được ăn uống ngay, nên quân số chiến đấu được tăng, hầu hết anh em đều xung phong đi, trừ những người bị thương và ốm nặng.
Trong khi đó Đen tranh thủ hỏi cung lấy tài liệu của cô Hà, lúc này mọi người mới biết cô ta là tay chân của bọn Pháp và Đen biết thêm được tình hình trong đồn dõng. Tuy gọi là tiểu đoàn mà thực chất quân số chỉ có chưa đầy 120 người, nhưng đều là những người thợ săn, tay súng tay cung khá giỏi cả. Đen cũng nói rõ cho anh em biết, bọn lính dõng này chỉ giỏi đánh xa, tức là bắn súng nỏ, cung tên và chạy nhanh nhưng đánh gần giáp lá cà lại yếu chỉ có một số trong đội vệ sỹ của tên Thống Lý, là có thể đánh gần giỏi, kiếm, dao găm và tay không... phần lớn là võ Tàu.
Bốn giờ sáng Đen quyết định cho đơn vị hành quân xuống núi, mỗi tổ trinh sát đều có nhiệm vụ tiêu diệt các tháp canh trên đường, hôm nay bọn chúng đều say rượu và chơi gái mệt nên canh gác lơ là chểnh mảng, do đó chẳng mấy chốc quân ta đã bao vây được đồn Sùng Đô. Một trung đội phục kích hướng Giằng Pằng để đánh bọn chạy thoát. Mọi công việc bao vây và chuẩn bị xong trước năm giờ sáng. Đen tự mình kiểm tra lại mọi việc xong. Đúng 5 giờ 30 sáng, lúc đó trời đã mờ mờ sáng. Đen quyết định tấn công.
Cô Hà cùng tổ trinh sát xuống ngựa. Cô Hà liền gọi cổng và quát tên lính:
- Bọn này không mở cửa nhanh, ông Thống Lý đến ngay bây giờ thì liệu hồn. Chúng còn đang ngủ gà ngủ gật, mắt dắm mắt mở lại nghe tiếng cô Hà vợ ông Thống Lý thì sợ quá, vội vàng ra mở cổng ngay.
Trong nháy mắt tên gác cổng bị giết, và các trung đội xông vào, bọn lính đang mê mệt nằm ngổn ngang đầy các sàn nhà và dưới đất bên cạnh là các cô gái, nằm đủ các kiểu, có tên chui đầu cả vào váy một cô gái mà ngủ vì rét. Những chiếc khèn ống, khèn lá vứt ngổn ngang, những vò rượu, bát đĩa bừa bãi đầy nhà, súng ống còn treo trên giá hoắc xếp trong các xó xỉnh.
Đen yêu cầu các chỉ huy trung đội phải cho bắt sống là chủ yếu, trừ bọn ngoan cô mới giết, hết sức hạn chế nổ súng để giữ bí mật không cho các đồn xung quanh biết.
Chỉ trong vòng 40 phút sau, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn dõng Sùng-Đô bắt sống trên 80 tên, bắn chết 16 tên và để xổng 18 tên chạy trốn thoát, thu toàn bộ trang bị lương thực. Sau khi giải thích chính sách tù hàng binh Đen cho thả hết tù binh, chỉ giữ lại một vài tên để sử dụng làm dẫn đường đến những nơi cần thiết. Đại đội xuống chốt ở ngã ba đường, ngay sát đầu bản.
Ngày hôm đó khí thế đơn vị bừng bừng như lửa bốc, tất cả những người bị ốm và bị thương đều khoẻ hẳn lên, chính trị viên Thạch đã chui ra khỏi cái hang trên đỉnh đèo. Đen cho mổ trâu khao quân, mời cả bà con nhân dân trong bản mới được giải phóng cùng dự - một ngọn cờ đỏ sao vàng được kéo lên giữa bản, không khí nhộn nhịp như ngày hội.
Buổi tối các cô gái ở đâu lại kéo đến liên hoan với bộ đội khá đông, cả một số trai làng mang khèn đến nữa. Họ lại nhảy múa ca hát xung quanh đống lửa trại. Tối hôm qua những cô gái này đã múa hát và ngủ với bọn địch ở tiểu đoàn lính dõng. Hôm nay họ lại múa hát với bộ đội ta rất vui vẻ và sung sức rất hồ hởi và quyến rũ lòng người.
Một số chiến sỹ ta cũng đã có anh tranh thủ sờ soạng nắn bóp các cô gái trong khi nhảy múa ca hát, hoặc kéo nhau vào bóng tối - Lính mà! Rồi các cô gái cũng muốn ngủ lại với bộ đội ta đêm hôm nay như họ đã ngủ với lính dõng đêm hôm qua, rất tự nhiên và vô tư! Nhưng Đen không cho phép và bắt đuổi các cô gái về hết, làm cho nhiều anh lính ta cứ tiếc rẻ. Cô Hà liền bảo với Đen:
- Tại sao anh lại đuổi hết bọn con gái về? ác thế! Còn ai đánh úp các anh ở đâu mà sợ? Bọn lính Mèo các anh thả về hết rồi, thì họ lại phải tìm đến bộ đội các anh chứ sao? Bộ đội cũng là đàn ông cả mà! Con trai ở các bản bị bắt đi lính và chết nhiều, nên ở các bản bây giờ hiếm con trai lắm, chỉ còn lại mấy ông già, mà những cô gái này lại không muốn thiếu hơi con trai - Bất kể là phe nào, những người đàn ông đối với họ đều là quý cả - Con người cả mà anh! - Mà trông ngay bọn lính của anh, cũng thèm chết đi kia kìa.
- Thôi im đi. Bộ đội Cách mạng có kỷ luật dân vận, kỷ luật chiến trường chứ không phải là bọn lính nguỵ lính dõng của nhà cô. Bộ đội chúng tôi không cần những thứ ấy! Đen phải quát to lên với cô ta.
- Nhưng mà người lính của anh... em thấy cũng tội tội là!
- Này, cô thương hại bộ đội hả - một ý nghĩ hóm hỉnh bỗng nảy ra - Liệu có đủ sức cho lính tôi nó quần một đêm không?
- Em sẵn sàng! - Nhưng... cô ta liếc mắt nhìn Đen một cái sắc như dao - Em chỉ dành cho chỉ huy thôi... ôi!
Ngừng một lúc cô ta lại tiếp - Bộ đội ở trong rừng hàng mấy tháng trời đến bóng đàn bà cũng không nhìn thấy chứ nói gì đến con gái, mà cần với không cần, em không tin, chỉ dối lòng. Hay các anh cần cái gì? các cô gái Thái hay các cô gái người Kinh?
- Chúng tôi cần thực hiện chính sách dân tộc, cần kỷ luật dân vận! - Đen nói dằn giọng từng tiếng vẻ bực tức.
- A ha ha! Đúng là chính sách và kỷ luật của các anh là đi tu rồi, giỏi thật đấy - Em xin bái phục ạ!
- Thôi im đi về nhà giam mà... tán với bọn tù binh! - Dẫn cô ấy đi - Anh quát to người lính gác gần đấy.
Người lính dẫn cô vợ tên Thống Lý đi rồi, anh mới lẩm bẩm một mình:
"Cô ta nói đúng, thực ra mình cũng chỉ là kẻ dối lòng, nhưng mình cần phải giữ nghiêm kỷ luật, thực hiện chính sách - Kỷ luật là sức mạnh của bộ đội, không thể làm khác được!".
Đó là một đêm thao thức của lính, những ngày khó khăn gian khổ, những nỗi uất ức đau đớn, những niềm vui và nỗi buồn, những nỗi tuyệt vọng và niềm hy vọng cứ đan quyện vào nhau và cả những lời ca tiếng hát và hơi thở của các cô gái Mèo nữa cũng làm bay bổng tâm hồn họ đêm nay.
* * *
Tàn khốc
Ngày hôm sau bọn lính ở chi khu Nghĩa Lộ đã phát hiện được bị mất đồn Sùng Đô và tiểu đoàn lính dõng bị tiêu diệt, tên Thống Lý đã chết. Do mất liên lạc điện đài, và một số lính chạy trốn thoát lên báo.
Bọn chỉ huy giặc Pháp rất cay cú, liền huy động một tiểu đoàn Âu Phi mạnh đến để đánh chiếm lại Sùng Đô, tiền đồn cửa ngõ của chúng.
Đen đã phán đoán được điều đó, nên đã cho đơn vị đào hầm hào, chuẩn bị trận địa phòng ngự vững chắc, và chủ động cho một bộ phận bố trí trận địa phục kích bên kia suối cạn vì anh phải giữ lực lượng để còn làm nhiệm vụ chủ yếu tiếp theo. Cuộc tấn công của tiểu đoàn Âu Phi suốt một ngày không vượt qua được khe suối, chứ đừng nói đến chiếm lại Sùng Đô. Đen đã biết lợi dụng địa hình hiểm trở bố trí hoả lực, nên chỉ cần dùng một trung đội cũng đủ sức phòng ngự. Còn các trung đội khác phải chuẩn bị tiến công vào vùng sau lưng địch theo kế hoạch, lúc này không thể ham tiêu diệt sinh lực được, vì nhiệm vụ chủ yếu của đại đội anh là trinh sát võ trang, là trinh sát các đồn địch, là phát hiện lực lượng địch chứ không phải lấy tiêu diệt địch là chính. Muốn vậy phải chờ cho bọn Âu Phi này rút quân mới đi được, vì chỉ có một con đường độc đạo hiểm trở.
Bọn lính lê dương phải chốt lại bên kia bờ suối, và Đen chỉ cần cho một tiểu đội và một khẩu đội cối 60 quấy rối, bắn cầm canh, suốt đêm làm cho chúng không thể nào ngủ được.
Ngày hôm sau chúng lại điều thêm một tiểu đoàn Âu Phi từ Nghĩa Lộ đến nữa, chúng quyết tâm chiếm lại Sùng Đô, cuộc chiến đấu đã trở nên phức tạp, vì lực lượng chúng đã quá đông, quân số gấp hàng chục lần và hoả lực thì gấp bội, chúng lại có cả máy bay khu trục yểm hộ, phối hợp nữa. Đen đã phải tung hết lực lượng để chiến đấu.
Máy bay địch ném bom làm cháy gần hết nhà dân trong bản và bắn phá tan hoang các khu rừng xung quanh. Công sự hầm hố trận địa phòng ngự của đại đội bị bom đạn cày xới lung tung tưởng chừng không còn sinh vật nào sống được nữa. Bọn địch tổ chức xung phong hơn hai chục lần, nhưng cũng không thể chiếm được trận địa của ta. Buộc chúng lại phải chốt ở bên kia bờ suối - Đen lại cho quấy rối làm cho chúng ăn không ngon ngủ không yên.
Ngày thứ ba, chúng lại dồn sức của hai tiểu đoàn Âu Phi tấn công ồ ạt bằng nhiều mũi nhiều hướng. một mũi vu hồi của chúng đã chiếm được một góc làng Sùng Đô, quân ta tổ chức phản xung phong kịp thời để đánh chiếm lại được- lại xung phong lại thất bại, lại xung phong lại thất bại. Những đợt xung phong của chúng cứ liên tiếp xảy ra như những làn sóng biển, và anh phải tỉnh táo, mới không đánh trượt, đánh hụt chúng, dễ mất trận địa như chơi.
"Hãy tỉnh táo, hãy bình tĩnh, thời gian và lòng kiên trì, kẻ nào chịu đựng được lâu, kẻ ấy sẽ thắng..." Anh tự nhủ lòng mình như vậy. Lực lượng của anh còn ít lắm, nhưng chủ yếu là lòng kiên trì. Cả mấy tên tù binh còn lại và cả cái cô Hà, con vợ của tên Thống Lý cũng được huy động ra để tiếp đạn, để băng bó cho thương binh và đào công sự. Một điều lạ là làm sao chúng lại không chống lại hoặc bỏ đi, có phải tinh thần chiến đấu của bộ đội mình đã cảm phục họ hay sự ghê rợn về bom đạn và chết chóc đã làm cho họ mất tinh thần? Anh cứ suy nghĩ mãi về điều ấy, và anh lấy làm tiếc giá như mình cứ giữ cả bọn tù binh, thì bây giờ lại thêm được lực lượng đáng kể, nhưng anh lại bỗng xua tan ý nghĩ ấy ngay, đó là một ý nghĩ điên rồ, không ai lại nuôi cả một bày hổ báo chung với người và nếu thế thì còn đâu đủ lương thực để đại đội anh chiến đấu ngày hôm nay và những ngày sau nữa?
- Báo cáo đại đội trưởng!
- Gì đấy?
- Bọn địch đã bắt đầu rút rồi!
- Bắn tống tiễn chúng nó đi!
Những loạt súng bắn đuổi theo địch, những quả đạn cối bắn chặn quân địch, và những tiếng reo hò vang khắp trận địa và trong bản làng.
Sau ba ngày tấn công chúng đã phải rút chạy bỏ lại hơn 100 xác chết ngổn ngang lấp đầy một đoạn khe suối cạn mà sau này nhân dân phải rời làng lên núi vì kinh tởm và ghê sợ. Giá như anh cho truy kích thì còn có thể tiêu diệt được nhiều hơn. Nhưng lực lượng của anh không còn bao nhiêu. Quá nửa đại đội thương vong nằm ngổn ngang cũng không kém gì bọn địch. Anh chỉ còn hơn một trung đội, anh không thể liều lĩnh được, còn nhiệm vụ quá nặng nề mà đơn vị anh chưa làm được. Người ta không thể hy sinh một cách vô ích để lấy tiếng anh hùng, mà bỏ mặc trách nhiệm cho những người sau gặp muôn vàn khó khăn hơn, người chỉ huy phải là người biết nghĩ đến lợi ích chung của toàn chiến cuộc. Đối với anh trước mắt, đó là nhiệm vụ chuẩn bị chiến trường cho cái chiến dịch sắp tới này.
- Thưa anh, em thấy bộ đội ta dũng cảm quá... nhưng cũng hy sinh nhiều em sợ quá.
- Chiến tranh mà em biết làm sao được!
Anh bỗng quay phắt lại, cô Hà đã ngồi đằng sau anh từ lúc nào, cô ta bưng đưa anh một bát nước, làm anh bỗng nhận thấy mình đang khát và uống liền một hơi hết sạch. Thì ra, chỉ cần sau một trận đánh, cùng đứng ở bên một chiến hào thôi, mà sao bỗng nhiên người ta cảm thấy đã thân mật gần gũi như người trong đơn vị từ lâu. Anh nhìn theo cô ta đang bưng nước cho thương binh uống từ chỗ này đến chỗ khác, và anh bỗng mỉm cười nghĩ "Mặt mũi trông cũng không đến nỗi nào, chỉ phải tội lắm lời và tròn như cái thùng phi!".
* * *
Cô gái tù binh
Sau khi điện báo cáo với tiểu đoàn về tình hình và quyết tâm của mình. Ngay ngày hôm sau Đen đã tung lực lượng chia làm hai mũi tiến công trinh sát. Một mũi chủ yếu đến đồn Cửa Nhì do trung đội một đảm nhiệm và mũi thứ hai đến đồn Nậm Mười do trung đội hai phụ trách. Trung đội một chỉ còn mười người, trung đội hai chỉ còn mười sáu người. Chỉ để lại một lực lượng nhỏ ở lại cùng với thương binh, do trung đội phó trung đội ba phụ trách; trung đội ba còn bốn người và bảy thương binh. Anh giao lại trận địa cho chính trị viên Thạch, còn mình đi theo với hướng chủ yếu. Mỗi hướng đều có một tù binh dẫn đường. Cô Hà xung phong đi, anh đồng ý và phân công cô đi theo trung đội hai vì chỉ có cô mới biết đường đến đồn Nậm Mười, cô vẫn thường hay theo tên Thống Lý đến làm việc ở đó, hướng đó cũng là hướng gần hơn. Trung đội trưởng trung đội hai là cậu Kỷ vốn là tay hơi nhát, đã bị anh em phản ứng chế diễu, nhưng bây giờ không còn ai thay cậu ta được, cả hai trung đội trưởng một và ba cũng đều đã hy sinh rồi. Theo kế hoạch ba ngày sau các mũi đều phải hoàn thành nhiệm vụ và quay trở về căn cứ, đây mới là bước trinh sát sơ bộ có tính chất mở đường để đợt sau đưa lực lượng trinh sát tỷ mỉ hơn. Các mũi hoàn toàn độc lập tác chiến vì mỗi hướng đều cách nhau rất xa.
ở hướng Cửa Nhì do đại đội trưởng trực tiếp đi cùng, đã làm đúng theo kế hoạch, chiều ngày thứ ba đã có mặt ở căn cứ, mặc dầu đầu họ cũng bị địch phát hiện ngăn chặn và đuổi đánh, họ phải băng qua rừng để trở về, đem theo một thương binh, không có người bị hy sinh.
Nhưng còn ở Nậm Mười do trung đội trưởng Kỷ phụ trách, thì đến ngày thứ ba không thấy về, ngày thứ bốn cũng không, ngày thứ năm cũng biệt tăm làm Đen phải cùng hai chiến sỹ trinh sát phóng ngựa đi...
* * *
Trên đường hành quân cô Hà vốn không quen đi bộ, nên mặc dầu cô đã cố gắng nhưng vẫn không đuổi kịp các anh bộ đội, nhưng may mắn lại được anh trung đội trưởng luôn luôn đi sát dìu dắt và đỡ đi, có đoạn anh còn phải xốc nách hoặc bế cô bước qua những chỗ lội hay qua suối. Cô đã sống với bộ đội được mấy ngày, tuy là tù binh nhưng cô được đối xử tử tế cũng như các tù binh khác, không ai đánh đập tra tấn cô, và cũng không ai... ăn thịt cô như lời tuyên truyền của bọn Pháp.
Cái nghề gái điếm đã đưa đẩy cô thấy nơi nào dễ kiếm tiền là cô đến. Bọn Pháp vận động một số gái điếm từ Hà Nội lên Nghĩa Lộ cho bọn lính lê dương mới được điều lên. Họ bảo ở trên đó vừa có lương lại vừa kiếm thêm được nhiều tiền. Chẳng mấy chốc mà giầu. Cô cũng liều nghe bạn bè đi một chuyến để kiếm ít vốn rồi xin về buôn bán kiếm ăn, chứ không theo cái nghề bán chôn nuôi miệng này mãi được, cái nghề bạc bẽo và tủi nhục, cực chẳng đã phải dấn thân vào. Nhưng khi đến Nghĩa Lộ, cô hoàn toàn thất vọng. Bọn lính lê dương ở đây toàn bọn bẩn thỉu và xơ xác, chứ không như bọn sỹ quan người Việt hoặc bọn Tây trắng ở dưới xuôi.
Mới đầu bọn quan đồn cũng chỉ giữ cô dùng riêng được vài tuần rồi loại cô ra cho bọn lính, vì cô tuy trẻ nhưng không được đẹp lắm, người lại hơi thô, vả lại bọn chỉ huy nào mà chả thế, chúng thay đàn bà như thay áo! Cô phải ra trại con gái, nhưng mật ít ruồi nhiều, sức vóc như cô cũng không chịu nổi bọn lính lê dương cuồng bạo, làm người cô ốm yếu gầy còm hẳn đi, cô phải xoay sở tìm cách trốn trại về xuôi. May sao cô lại gặp tên Thống Lý Mèo Vừ-A-Mừa này trong một đêm quan Tây chiêu đãi hắn, cô đã dùng hết mọi mánh lối nhà nghề để chiều chuộng nó và được nó thưởng cho khá nhiều thuốc phiện, có thể bán được nhiều tiền, cô bèn nảy ra ý định lấy hắn, và cô đã tán tỉnh hắn, làm hắn say như điếu đổ. Chà một tên Thống Lý đã ngoài 50 tuổi đầu mà vớ được một cô gái Hà Nội mới hai mươi hai tuổi xinh đẹp mũm mĩm thì gì mà không say. Thế là hắn quyết tâm lấy cô, đúng như mong muốn của cô. Cô cũng chỉ định làm ăn một thời rồi sau khi đã tích góp được một số tiền thì cũng phải cao chạy xa bay chứ sống mãi thế nào được với cái thằng Mèo già hoá cáo ở cái nơi khỉ ho cò gáy này.
Từ khi về nhà tên Thống Lý, cô được an nhàn thảnh thơi, chỉ phải chiều có một mình nó, mà một mình nó thì sức mấy, nó nghiện thuốc phiện nhiều hơn nghiện đàn bà, con bé người Hoa cũng khá xinh, nhưng không có những ngón võ nhà nghề, nên năm thì mười hoạ thằng Thống Lý mới ôm một lần, mà chỉ mê say cô thôi.
Bọn quan đồn thấy cô lấy thằng Thống Lý, liền gọi cô lên cho cô một số tiền rồi giao nhiệm vụ cho cô phải làm như là điệp viên, theo dõi thằng Thống Lý, nếu có liên lạc với Việt Minh thì phải báo cho chúng biết. Cô nhất trí vì có thêm tiền mà chẳng phải vất vả gì. Cô đã tích góp được một số tiền, vàng và thuốc phiện, đã cất dấu ở một nơi kín đáo quanh nhà Thống Lý. Nhưng mọi việc bỗng nhiên tan thành mây khói và bây giờ cô bị bắt làm tù binh, vì cô cũng là lính của tiểu đoàn dõng này. Cô lại trắng tay. Nhưng cô vẫn còn hy vọng, nếu còn sống cô sẽ tìm cách trở lại nhà tên Thống Lý, biết đâu cái kho bé nhỏ của cô vẫn còn...
Trong mấy ngày sống với bộ đội và tham gia phục vụ chiến đấu với họ, cô thấy cảm phục tinh thần của họ, kiên cường dũng cảm vô cùng, tài giỏi vô cùng, và cũng thật đáng yêu vô cùng; vì thế nên cô thấy qúy mến họ, nhất là với cái anh chàng chỉ huy trẻ tuổi có cái tên là Đen ấy, cô cảm thấy sống rất tự nhiên và gần gũi với họ được. Bỗng cô nảy ra ý định, muốn ở lại đây một thời gian, muốn góp một chút công sức gì đó đối với họ, gọi là trả ơn họ không giết mình. Và trong đợt đi trinh sát của họ hôm nay, cô muốn lập công với họ bằng cách dẫn đường cho họ, và có thể tạo điều kiện cho họ, bởi vì đồn Nậm Mười cô lại quen thuộc và tên chỉ huy ở đó là một tên sỹ quan người Pháp rất mến cô vì cô đã từng ngủ với hắn, mỗi khi tên Thống Lý có việc phải đi xa lâu ngày, tên đồn trưởng này lại mời cô lên, có lần nó đích thân xuống nhà tên Thống Lý đón cô lên. Cô sẽ cùng với anh trung đội trưởng hoàn thành nhiệm vụ rồi trở về Sùng Đô. Bởi cái kho nhỏ của cô vẫn còn ở gần đó...
Những người lính đã đi trước, chỉ còn lại Kỷ và Hà rớt lại phía đằng sau. Bất thình lình anh chàng trung đội trưởng bế cô gái tù binh mà hôn mà hít, rồi bế cô rẽ ngang vào rừng, đặt cô nằm xuống một tảng đá, rồi ngấu nghiến cô ta, không hỏi một câu, không nói một lời, cho đến khi anh ta mệt bở hơi tai ra mới thôi, và anh ta gục xuống. Cô gái cũng ngỡ ngàng và cô cứ làm theo bản năng chiều chuộng anh ta, như cô đã từng làm với tất cả những người lính phía bên kia. Âu cũng là một cách ủng hộ anh ta, một cách trả ơn những người lính. Nhưng bây giờ trông thấy anh ta mệt quá, cô bỗng thương không hất xuống, anh ta có thể chết. Cô thoáng nghĩ - mà cứ để anh ta nằm trên bụng mình cho đến khi tỉnh lại.
Phải đến hàng tiếng đồng hồ sau mới ra khỏi rừng và đuổi theo toán lính đi trước, nhưng người anh ta cứ run lẩy bẩy tưởng chừng không đi vững, cô phải bảo anh dừng lại nghỉ rồi cho anh uống nước và ăn một nắm cơm mới khoẻ lại.
- Tội nghiệp, thương anh quá! Cứ bị tù túng mãi nó mới thế chứ sao? Ngừng một lát cô lại nói tiếp - Bọn lính Tây ấy à, cứ độ một tháng mà không có gái thì chúng bị ốm liền. Vấn đề sinh lý mà anh, phải thông thoát thì mới khoẻ được. Kỷ luật của các anh như thế hẳn nào trông ông nào cũng yếu như sên ấy, hơ hơ hớ...!.
Cô ta cười rất tự nhiên và kéo tay Kỷ chạy đuổi theo đơn vị. Vừa lúc đó, tiếng súng nổ ran ở phía đằng trước cách đó không xa.
- Chết rồi! Gặp địch phục kích rồi!
Kỷ hốt hoảng bỗng kêu lên, rồi cắm đầu chạy về phía đằng trước, quên mất cả cô Hà cũng đang chạy lạch bạch đằng sau. Tiếng nổ mỗi lúc một nhiều, làm Kỷ càng thêm sốt ruột.
- Đây là đâu?
- Sắp đến Nậm Mười rồi, chỉ còn khoảng ba cây số nữa thôi.
- Thế thì gay go rồi, bọn địch trong đồn có thể ra tiếp ứng. Kỷ vừa chạy vừa thở không ra hơi, anh muốn chạy nhanh hơn, nhưng còn cô gái, chạy một mình lúc này dễ sợ lắm, dù sao cô ấy cũng còn là chỗ dựa, dù là chết đuối vớ phải bèo. Một lúc sau tiếng súng bỗng im lặng, rồi lại rộ lên một loạt nữa rồi im hẳn. Lúc đó Kỷ và Hà đã chạy đến gần nơi có tiếng súng nổ. Họ phải đi chậm lại để thăm dò nghe ngóng tình hình. Kỷ cầm súng trên tay sẵn sàng chiến đấu, còn Hà thì cứ núp đằng sau Kỷ mà đi. Trời rét là thế mà mồ hôi của Kỷ toát ra như tắm, phần vì vừa chạy mệt, phần vì lo sợ cho trung đội của mình. Tại sao lại không thấy ai chạy lại đây, cậu trung đội phó đâu rồi, liệu có làm sao không? Hay là họ bị chết hết rồi?
Đáng lẽ ra người chỉ huy lúc này phải nhanh chóng tiến lên để nắm tình hình và xử trí tình huống, thì ngược lại, Kỷ lại dừng lại, chờ, chờ xem có anh em nào chạy về đây để báo cho anh ta biết không? Anh ta sợ quá, người cứ run lên nói không ra hơi nữa. Anh ta bảo cô gái:
- Cô chạy lên trước xem thế nào đi, rồi quay lại đây báo cho tôi biết! - Anh lên trước đi, anh có súng, em sợ lắm, nhỡ họ còn phục nữa ở đây thì sao? - Lời nói của cô gái càng làm cho Kỷ sợ thêm. Nhưng chờ mãi không thấy động tĩnh gì, anh ta lại đoán là: Chắc đơn vị đã đánh được bọn địch bỏ chạy và đơn vị lại tiếp tục tiến lên rồi. Và anh ta cứ mò mò dần tiến lên, cô gái cũng lom khom người đi theo anh ta.
Mãi một lúc sau họ mới đến nơi. Cô gái bỗng rú lên.
- Trời ơi các anh ấy chết hết rồi!
Kỷ cũng tái mặt đi, mắt tối xầm xuýt ngã. Toàn bộ trận địa im lặng chỉ còn lại xác các chiến sỹ nằm ngổn ngang.
Cô gái vừa run run vừa đếm xác:
- Một, hai, ba, bốn... chín, mười...! Mười người anh ạ!
Ôi cả anh trung đội phó đây này, anh ấy đi đầu, chắc là bị chết ngay loạt đạn đầu.
- Thế còn năm cậu nữa đi đâu? Họ bị bắt hay chạy thoát.
Bọn địch đã thu hết vũ khí trang bị, chỉ còn trơ lại những cái xác không. Căn cứ vào địa hình, Kỷ đã nhanh chóng xác định được trận địa. Địch đã bố trí một khẩu trung liên ở mỏm đồi nhô ra, bắn dọc theo đường một đoạn khá xa. Chúng chờ cho đội hình của ta lọt vào, chúng mới bắn chính diện và xuyên táo ngay từ đầu, rồi ở bên sườn núi chúng nhảy xuống. Tại sao tổ tiêm binh lại không đi trước để phát hiện địch, mà lại co cụm lại ở đây cả thế này. Thôi đúng rồi, họ dừng lại để chờ trung đội trưởng, nhưng chờ lâu không thấy, họ mới đi, vừa đi vừa túm lại bàn tán về chuyện cô gái tù binh, chủ quan không đề phòng gì cả, mà họ cũng chẳng biết đây đã gần đến Nậm Mười. Thật là gay go biết tính thế nào đây?
Kỷ nhìn thấy mắt những người đồng đội cứ trợn trừng như đang hỏi tội anh ta.
- "Chỉ tại mày đây, mày bỏ đã đồng đội để hưởng thú vui một mình, nên bọn tao mới chết oan uổng thế này đây!".
Anh ta sợ quá chạy lùi lại phía sau, tránh xa những đôi mắt trợn trừng đó.
* * *
Cô gái tù binh đi theo anh chàng trung đội trưởng trốn chui rúc trong rừng suốt hai ngày trời, đến này thứ ba thì cô không thể nào chịu được nữa. Cô bảo anh ta đi tìm những chiến sỹ bị lạc để tổ chức lại lực lượng chiến đấu, và anh ta sẽ nhờ cô vào trong đồn để điều tra cung cấp tình hình cho anh ta. Chẳng biết các chiến sỹ của anh ta có bị lạc hay bị bắt cả rồi, suốt hai ngày nay không thấy ai cả. Anh ta bảo cứ ngồi chờ ở khu vực suối ngang qua đường này, nhất định sẽ gặp họ trở về, nếu họ còn sống!.
Nhưng chờ mãi hai ngày rồi chả thấy ai, mà lương thực thực phẩm thì đã hết rồi, cô không thể ở đây để chịu chết đói với anh ta được. Nhưng đi đâu bây giờ? Trở về Sùng Đô? Những xác chết trên đường sẽ tố cáo Kỷ và cô ta, anh chàng Kỷ có tội, và cô ta cũng bị liên quan, liệu cái ông đại đội trưởng ấy có để yên cho cô không? Họ sẽ căn vặn, họ sẽ hỏi, và người ta không tin rằng anh chàng Kỷ đã quyến rũ cô ta, mà chắc chắn họ sẽ đổ cho cô quyến rũ anh ta, để anh ta xa ngã, để anh ta bỏ nhiệm vụ, và người ta sẽ cho rằng chính cô đã đưa họ vào trận địa phục kích chứ không phải là ai khác. Vậy thì ai có thể cãi cho cô, chứng minh cho cô được? Những xác chết đều không thể nói được nữa. Còn anh chàng Kỷ thì đời nào lại nhận rằng hắn chủ động ôm hôn mình và cưỡng bức mình.
Vậy là con đường trở lại với Sùng Đô đã hết, con đường trở lại với Việt Minh và anh chàng đại đội trưởng đáng yêu ấy cũng không còn? Vậy cô phải đi đâu? Trở về nhà tên Thống Lý Mèo? Không được, họ cũng phiêu bạt cả rồi, nếu còn thì mình chỉ là nạn nhân cho họ chửi bới đánh đập mà thôi. Cô muốn quay lại lấy cái kho nhỏ của cô cũng không được, lúc này cô ôm vào người thì cũng chỉ để cho bọn khác nó cướp thôi. Cứ để đấy, may ra còn, sẽ có thời gian đến lấy; có thể có một vài tháng, cũng có thể là một vài năm sau?
Đi đâu? Về đâu? - Chỉ còn một con đường, đến đồn Nậm Mười! Lão đồn trưởng sẽ sẵn sàng đón ta. Nhưng mấy hôm nay ta đi đâu liệu hắn có biết không? - Được, ta sẽ nói dối là bị bắt làm tù binh, bây giờ mới đến đây, nó không thể nghi ngờ được, mà khi cần vẫn có thể nhờ nó về nhà tên Thống Lý với ta được.
Thế là cô ta liền nói với Kỷ với một vẻ rất chân thực:
- Em sẽ vào đồn tìm cách vẽ bản đồ cho anh, cứ chờ em ở đây em sẽ đưa ra cho, tiện thể điều tra xem có anh bộ đội nào bị bắt không...
- Hay lắm, - Anh chàng Kỷ reo lên - Em hãy giúp anh nhé, nào anh sẽ hướng dẫn cho em cách vẽ như thế nào...
Này nhé...!.
Anh chàng Kỷ rút ra một tờ giấy và một cây bút chì và hướng dẫn cho cô. Cô cũng cứ ừ à vâng dạ tán thưởng, chứ tâm trí đâu mà học cái trò vẽ bản đồ của anh ta.
Cuối cùng anh ta bảo:
- Nếu xong trận này, anh sẽ đề nghị trên thưởng huân chương cho em, đưa em ra ngoài vùng tự do, cho đi học một lớp Y tá và rồi anh sẽ xin nghỉ phép, rồi dẫn em về nhà anh. Chúng ta sẽ cưới nhau, em có thích không? - Nói rồi anh ta lại ôm lấy cô ta mà hôn.
- Ôi thế thì thích quá anh Kỷ ơi, kỳ lạ quá anh nhỉ.
Nào thôi, nhanh lên em đi đây, kẻo muộn trời tối, lớ ngớ nó lại bắn chết thì hết chuyện.
Cô bứt ra khỏi vòng tay anh ta, còn anh ta thì cố hôn cô ta một lần nữa.
- Em đi nhé, hãy chờ em ở đây, anh chàng tội lỗi ạ!
- Nhanh lên nhé, anh sẽ đón em vào sáng mai! - à này anh dặn thêm này - Anh ta ghé vào tai cô nói thầm làm cô bỗng sửng sốt nhìn lại anh rồi gật đầu.
- Để xem sao đã, rồi tạm biệt!
- Tạm biệt...
Cô gái bước thoăn thoắt đi về hướng đồn Nậm Mười. Còn anh chàng trung đội trưởng si tình thì thẫn thờ như đánh mất một cái gì quý giá, và anh ta yên trí rằng sáng mai anh ta sẽ có tấm sơ đồ quân sự đó. Vì anh ta tin tưởng vào cô gái tù binh - Người tình mới gặp của anh ta, và rất yêu anh ta!.
* * *
Phiên toà
Phiên toà được mở ngay ở bìa rừng bản Sùng Đô, nơi có nghĩa trang những nấm mồ của các chiến sỹ đại đội 79 trong số đó có 12 ngôi mộ mới vừa đắp xong. Không có khẩu hiệu, biểu ngữ, bàn ghế gì cả, chỉ có một lá cờ Tổ quốc treo ở một cành cây.
Chánh án là đại đội trưởng, thẩm phán kiêm bào chữa là chính trị viên. Toàn thể cán bộ chiến sỹ đều có mặt kể cả thương binh, đều được cõng hoặc khiêng ra pháp trường. Tất cả đều đứng thành hàng ngũ chỉnh tề xung quanh lá cờ kể cả những nấm mồ cũng đã thành hàng ở một bên của phiên toà, tưởng như những người đã hy sinh cũng đều có mặt đầy đủ cùng tham gia xét xử phiên toà này.
Tội phạm là: Vũ Văn Kỷ trung đội trưởng trung đội hai, được đứng vào giữa vòng vây, coi như vành móng ngựa!
Chánh án tuyên bố:
- Hôm nay chúng ta có mặt đông đủ cả những người sống và người chết của đại đội 79 quân đội nhân dân Việt Nam lập phiên toà án binh đặc biệt khẩn cấp để xử tội quân nhân Vũ Văn Kỷ hai mươi lăm tuổi, chức vụ trung đội trưởng trung đội hai. Can tội dao động sợ chết, trốn tránh trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, gây nên tổn thất nặng nề cho đơn vị.
Tất cả các đồng chí chuẩn bị làm lễ chào cờ.
Đen nhìn xuống đội ngũ, những bộ mặt đen xạm, gầy còm, quần áo rách tả tơi, nhiều người đứng không vững, có người nằm, người ngồi băng quấn đầy đầu, đầy mình, những bàn chân cụt, những cánh tay què... trông rất thảm hại. Duy chỉ còn những con mắt, những con mắt sâu và đen, đang ánh lên những nét giận hờn như hai cục lửa.
- Đại đội chú ý - Nghiêm...iêm! Chào cờ, chào...ào!
Tức thì những tiếng hát bỗng bật lên nghiêm trang và hùng dũng "Đoàn quân Việt Nam đi... " bài hát quốc ca lúc này sao mà oai nghiêm mà thiêng liêng thế.
Rồi chỉ huy lại hô: - Để tưởng nhớ các liệt sỹ đã hy sinh quên mình vì Tổ quốc, một phút mặc niệm bắt đầu! Tất cả đại đội đều cúi đầu, bỗng nhiên tất cả đại đội đều khóc, có cả tiếng khóc oà lên như trẻ con khóc, có tiếng khóc thảm thiết như khóc cha khóc mẹ... Cả đại đội không ai hát nổi một câu nào trong bài hát "Chiêu hồn tử sỹ" nữa mà chỉ nghe tiếng khóc thảm khốc não nề. Cả đại đội trưởng cũng khóc, cả chính trị viên cũng khóc. Toàn pháp trường như một đám tang...
Đen để cho tiếng khóc nguôi dần rồi lắng xuống, anh mới hô "Thôi"! Rồi tiếng anh dõng dạc hô tiếp:
- Quân nhân Vũ Văn Kỷ đọc mười lời thề!
- Chúng tôi những quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam xin thề dưới là cờ đỏ sao vàng năm cánh.
Một! Xin thề....!
Hai! Xin thề....!...
.......
Những tiếng hô xin thề "Xin thề" sau mỗi lời thề lại vang lên khắp khu rừng, chỉ còn có trên hai chục con người mà tiếng hô vang như của hàng trăm, hàng mấy trăm con người.
Vũ Văn Kỷ vốn là người luôn luôn đọc thuộc lời thể vanh vách như một cái máy, vậy mà hôm nay anh ta ngập ngừng run run, có lúc cứ ấp a ấp úng, nhưng rồi anh ta cũng đọc xong.
Tiếp đến là một thẩm phán đọc lời cáo trạng. Rồi các nhân chứng phát biểu bổ xung. Đó là ba chiến sỹ còn lại của trung đội hai. Lần lượt từng người nói.
- Tôi... xin tuyên thệ trước lá cờ của Tổ quốc, xin tuyên thệ trước nấm mồ của các chiến sỹ đã hy sinh, trong đó có mười hai đồng chí đã bị hy sinh trong trận này, xin hoàn toàn nói lời trung thực và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời nói của mình...
Sau đó anh ta kể, với một giọng buồn thảm như kể chuyện cho người dưới mộ nghe:
- Chúng tôi rơi vào trận địa phục kích chỉ vì không có chỉ huy và người dẫn đường, mười người bị chết còn năm chúng tôi bị bắt, bị đánh đập tra tấn dã man suốt hai ngày đêm nhưng chúng tôi không ai đầu hàng, phản bội cung khai. May nhờ có cô Hà tù binh, chính cô ấy hôm sau đã lừa bọn lính gác, mở khoá giam cho chúng tôi trốn ra. Chúng tôi phải dìu dắt nhau chạy về và gặp trung đội trưởng ở suối ngang. Chúng tôi đề nghị cho rút ngay về đại đội kẻo địch đuổi theo, vì tình hình trong đồn chúng tôi đã nắm được rồi. Nhưng trung đội trưởng cứ chần chừ không chịu cho đi ngay, mà cứ bắt chúng tôi phải chờ đợi đón cô Hà, chúng tôi đã nói là cô ấy không bao giờ ra nữa, nhưng anh ta không tin, chúng tôi bảo anh ta ở lại đón một mình, anh ta không nghe và cứ bắt chúng tôi phải ở lại cùng anh ta, để anh ta đỡ sợ.
Rồi đúng như phán đoán của chúng tôi, bọn địch đuổi đến, trong tay chúng tôi không còn vũ khí lại bị đánh đập tàn tật, chỉ có một khẩu súng của anh ta làm sao đánh lại được chúng, mà anh ta lại chạy trước, bỏ mặc chúng tôi dìu dắt nhau chạy sau. Chúng tôi không thể chạy được vì thế nên hai đồng chí nữa bị hy sinh. Cũng may mà nhờ có đại đội trưởng và tổ trinh sát phi ngựa đến kịp thời, nếu không thì chúng tôi đã bị chết hết. Đại đội trưởng cùng các đồng chí trinh sát đã đánh bọn chúng rút chạy để lại hai xác chết, rồi quay lại đón chúng tôi lên ngựa đưa về, và sau đó cho anh em lên lấy xác các đồng chí hy sinh về chôn ở đây. Nếu tôi có nói sai xin các đồng chí hãy cứ vặn cổ tôi chết tươi, nếu tôi nói đúng thì hãy chứng dám cho lòng tôi và phù hộ cho toàn đại đội tiến công thắng lợi.
Nói xong anh chiến sỹ cúi xuống và nấc lên một tiếng rồi về chỗ trong hàng.
Người thứ hai:
- Tôi là... xin thề... chỉ nói điều trung thực...
Tôi hoàn toàn nhất trí như lời đồng chí trên và bổ xung thêm. Ngày đầu tiên trung đội trưởng đã bỏ xa đơn vị cố tình đi lại đằng sau để hủ hoá với cô tù binh, khi nghe tiếng súng đáng lẽ phải chạy lên cứu chúng tôi đang bị bắt, thì lại chần chừ ở lại vì sợ chết - Chính cô Hà tù binh đã kể lại với tôi như vậy. Anh ta còn dặn cô Hà sau này: Nếu không vẽ được sơ đồ thì ra đón anh ta vào đầu hàng quân Pháp, vì anh ta biết rằng anh ta không thể trở về tay không được. Cũng may đại đội trưởng đã đến kịp thời, nếu không thì anh ta đã chạy vào đồn địch, phản bội lại đơn vị rồi. Chính cô Hà đã kể với tôi như vậy. Tôi xin thề, nếu tôi nói sai xin các đồng chí cứ vật chết tôi - Xin thề.
Người thứ ba:
- Tôi... xin thề... tôi hoàn toàn nhất trí như hai nhân chứng nói trên. Không có gì bổ xung nữa, xin hết!.
Tiếp sau đó là những ý kiến của mọi người trong đại đội. Chính trị viên điều khiển từng người phát biểu. Ai cũng căm phẫn với hành động của trung đội trưởng Kỷ, ai cũng lên án anh ta, người ta đem mười lời thề ra và bắt Kỷ phải đối chiếu xem đã vi phạm bao nhiêu điều. Người ta phân tích, người ta phê phán, người ta rạch ròi, người ta buộc tội, trong mười lời thề Kỷ đều vi phạm hết tất cả. Người nào cũng nói, kể cả thương binh nằm, ngồi. Ai cũng muốn góp phần vào bảo vệ kỷ luật quân đội, góp phần làm cho pháp luật nghiêm minh, công bằng và bình đẳng. Cán bộ cũng như chiến sỹ, ai có công được thưởng, ai có tội phải phạt, không nhường nhịn ai, không chiếu cố ai.
- Tôi xin nhân danh trên năm mươi nấm mồ của những đồng chí đã ngã xuống ở mảnh đất này. Một chiến sỹ già phát biểu.
- Xin hỏi anh Kỷ, anh có nghĩ gì đến chúng tôi không? Những nấm mồ ấy! Có phải tại quân giặc tàn bạo hay chính tại các anh, các anh chỉ huy tồi? Ai sẽ chịu trách nhiệm với những nấm mồ nằm ở đây?
Người ta phân tích khá lâu, tranh luận với bị cáo và tranh luận cả với nhau. Chừng như đã đủ. Chính trị viên tóm tắt kết luận và hỏi bị cáo - Bị cáo hoàn toàn cúi đầu nhận tội không chối cãi điều gì nữa. Toà án cho phép bị cáo tự suy xét và tự nhận hình phạt trước phiên tòa.
Vũ Văn Kỷ tự thấy anh ta lúc này không đáng sống làm gì nữa, tội lỗi của anh ta quá đủ để xử tử rồi. Hoặc là anh ta muốn tỏ ra mình là người biết ăn năn và nghiêm túc chứ thực ra anh ta muốn được nhẹ tội hơn.
- Vâng, thưa quý toà, thưa toàn thể đại đội, tôi tự thấy mình có tội rất lớn và không đáng sống nữa. Tôi xin chịu hình phạt cao nhất ạ!
- Xử bắn còn là nhẹ, phải cho vạc dầu, cho voi dầy... ai đó thốt lên... Rồi chính trị viên đứng lên trịnh trọng:
- Căn cứ vào tội trạng của quân nhân Kỷ, căn cứ vào lời tự nhận của bị cáo. Vậy ai đồng ý xử bắn xin giơ tay!
Tức thì đồng loạt toàn đại đội đều dơ tay kể cả những cánh tay cụt và hô to:
- Xử...băn...ắn...!
- Một, hai, ba.... hai mươi bảy...! Vậy là 27/27 bằng 100% ạ... Tất cả ghi vào biên bản.
Kỷ lúc này mới toát mồ hôi và anh ta quỵ hẳn xuống ngất đi, anh ta tưởng anh ta nhận để lấy tinh thần chứ tội anh ta chưa xứng đáng như vậy. Mãi một lúc sau hắn mới tỉnh dậy và run như cầy xấy.
- Mời các đại biểu lên ký vào biên bản của phiên toà hôm nay.
Cuối cùng chánh án tuyên bố:
- Căn cứ vào tội trạng của quân nhân Vũ Văn Kỷ (Có biên bản kèm theo...).
- Căn cứ vào... căn cứ vào... (Có biên bản kèm theo..). Nay toà án quân sự đặc biệt của đại đội79 tuyên án: Xử bắn! án này được thi hành ngay tại pháp trường!
Người ta dẫn tên tội phạm trói vào một gốc cây nhìn vào nghĩa trang
liệt sỹ và mười hai nấm mồ mới đắp.
Sau hai phát súng nổ, hắn gục xuống như để tạ tội trước các nấm mồ và những người còn sống. Mọi người giải tán, không ai nói một lời, cũng không ai khóc một tiếng ở pháp trường.
Nhưng khi về đến lán, thì toàn đại đội bỗng khóc oà lên, khóc như cha mẹ chết, đại đội trưởng cũng khóc, chính trị viên cũng khóc. Họ khóc vì thương người đồng đội đã vi phạm kỷ luật mà không thể cứu vãn được. Họ khóc vì chính họ đã xử kỷ luật quá nặng nề, nhưng không có con đường nào khác trong lúc tình hình khẩn trương nước sôi lửa bỏng này. Ai cũng biết rằng, có hy sinh thêm người thứ mười ba trong trận ấy thì mới cứu vãn được hai bảy người còn lại. Nếu không sẽ chẳng còn cái gì hết. Đại đội 79 sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn mà nhiệm vụ chiến dịch thì phải lùi lại, hoặc có thể thất bại như chiến dịch trước đây một năm.
Không khí nặng nề bao trùm cả bản mèo, cả đơn vị. Đen thấy lòng mình không vui, bởi vì tình hình lúc này rất khẩn trương, lực lượng đã thiếu lại càng thiếu, một con người là rất quý, một cây súng là rất cần. Nhưng kỷ luật là kỷ luật. Nếu không nghiêm trị thì đại đội này sẽ tan hoang, nhiệm vụ sẽ không hoàn thành, ảnh hưởng lớn tới chiến dịch sắp tới.
Suốt mấy ngày, hầu như không ai muốn nói cười to tiếng cả, không phải vì họ thương sót quân nhân Kỷ mà là đau lòng trước sự tổn thất của đại đội về mặt kỷ luật mà không thể nào tha thứ được. Chính cái không khí nặng nề này lại thúc đẩy cho việc thi hành nhiệm vụ được khẩn trương, nghiêm chỉnh hơn và chắc chắn số vi phạm kỷ luật sẽ được giảm đi rõ rệt.
* * *
Sáng hôm sau, người ta thấy bóng một cô gái đi lướt qua pháp trường, đến thắp hương ở mười hai nấm mồ mới, sau đó cô lại đến bên một nấm mồ vừa lấp chiều hôm qua nằm một mình cách xa bãi nghĩa trang một đoạn, cô ta đứng nhìn nấm mồ và lầm rầm như nói một điều gì đó. Dù sao đó cùng là người lính Việt Minh đầu tiên chung đụng với cô ta, và trong cái chết của anh ta có phần liên quan đến cô ấy. Sau đó cô ta nhảy lên lưng ngựa phóng đi theo hướng Giằng Pằng, nơi nhà tên Thống Lý Mèo đã chết.
* * *
Nghịch cảnh
Năm tổ trinh sát được túng ra năm mũi tiến công và chỉ một tuần sau, đại đội đã hoàn thành nhiệm vụ việc trinh sát vẽ sơ đồ hàng chục đồn, bốt, trên toàn tuyến Sùng Đô - Nghĩa Lộ, một hướng quan trọng của chiến dịch. Các tài liệu được báo cáo lên cấp trên và được đánh giá là những tài liệu có giá trị cao. Sau đó đại đội mở thông đường và bảo vệ tuyến đường vào chiến dịch. Mấy ngày sau, chính Đen đã cử các chiến sỹ của mình, dẫn đường và bảo vệ cho một đoàn cán bộ cao cấp của Bộ tổng tham mưu vào trinh sát chiến dịch và hàng chục đoàn cán bộ vào trinh sát vào các đồn bốt, các trận địa, các tuyến đường, từng dải hàng rào dây thép gai, từng hoả điểm trong đồn địch, từng khe suối, từng bãi rừng... đã được các chiến sỹ của anh dẫn nhiều cán bộ cấp trên đến xem xét tại chỗ! "Mắt thấy tai nghe, tay sờ chân bước đến". Hàng chục lần, rất tỷ mỉ và cụ thể.
Chiến dịch Tây Bắc mùa khô năm 1952 đã nổ ra. Lúc này đại đội 79 bộ đội địa phương đã được bổ sung kiện toàn quân số trang bị, dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng Đen đã phối hợp cùng các đơn vị chủ lực trong hướng tấn công chủ yếu. Nghĩa Lộ đồi, Nghĩa Lộ phố... và sau đó làm nhiệm vụ tiếp theo đánh địch ở hướng Bản Tủ, Tú Lệ... cách Mường Lò hàng trăm cây số nữa...
Sau tổng kết chiến dịch, đại đội 79 được cấp trên tặng thưởng huân chương quân công hạng ba, riêng đại đội trưởng Đen và hàng chục chiến sỹ khác được đề nghị tặng thưởng huân chương chiến công.
Đen được lệnh trở về cơ quan quân khu để tham gia viết tổng kết chiến dịch. Anh bàn giao đại đội lại cho đại đội trưởng Chén rồi khoác ba lô về quân khu. Sau khi chiến dịch kết thúc Chén đang "Nghỉ ốm" ở hậu phương, đã nhanh chóng trở về đơn vị để góp phần tổng kết chiến đấu!
Với thành tích của đại đội 79, đại đội trưởng Chén lại được đi báo cáo điển hình ở các hội nghị mừng công, hội nghị thi đua toàn tỉnh, toàn quân khu. Và sau đó cũng với thành tích của đại đội 79 trong chiến dịch này. Chén đã được đề bạt lên làm tiểu đoàn phó, chính trị viên Thạch cũng được đề bạt làm chính trị viên phó tiểu đoàn.
Riêng Đen, tỉnh đề nghị đề bạt vượt cấp lên đại đội trưởng, vì chức vụ cũ của anh vẫn là trung đội trưởng. Nhưng quân khu còn phải xem xét lại. Bởi lẽ có lời đồn đại rằng anh có nhiều khuyết điểm nghiêm trọng từ miệng những kẻ hay ghen tuông và đố kỵ nói ra, và cơ quan cán bộ quân khu đã kịp thời nắm bắt được, rồi lại trình bày lên cấp trên với những tầm quan trọng hơn. Trò đời là thế, có khi ở dưới chỉ là một, nhưng báo cáo lên một cấp đã thành hai, báo cáo lên cấp trên nữa thành ba, thành bốn, và lên một cấp nữa có khi đã thành mười, làm cho người cầm bút ký quyết định cuối cùng phải run tay, phải yêu cầu thẩm tra lại, phải để lại xem xét...vv. Thế là lại phải để đợt sau, đợt sau nữa...
Không có ai viết đơn tố cáo, nhưng dư luận nói rằng Đen đã nướng quân nhiều quá, một đại đội mà bị thương vong tới 80% thì sao gọi là chỉ huy giỏi được, người ta không cần biết rằng hoàn cảnh ra sao, nó đã bị bao vây cô lập hoàn toàn vùng địch hậu suốt mấy tháng trời như thế nào, người ta cũng không cần biết rằng nhiệm vụ mà nó đã hoàn thành quan trọng như thế nào, người ta chỉ cần thổi phổng cái con số thất thiệt để mà đánh giá anh mà thôi!
Dư luận còn nói rằng: Anh đã tự động phóng thích hàng trăm tù binh ngay ở mặt trận, như vậy là lại thả hổ về rừng, tiếp tay cho bọn địch, đó là một hành động sai lầm nghiêm trọng của người chỉ huy.
Và dư luận cũng tố cáo rằng: Anh đã xử bắn một trung đội trưởng, đó là hành động quá đáng, vô nguyên tắc và xử quá nặng nề, không biết thương yêu đồng đội, không chấp hành chính sách lấy giáo dục là chính của Đảng ta, làm cho đơn vị và nhân dân khiếp sợ...vv và...vv.
Với ba tội trạng tày đình đó thì có lẽ Đen còn phải bị xử tội hoặc bị kỷ luật, chứ đừng nói gì đến khen thưởng đến đề bạt!
Việc làm trước tiên của cơ quan quân khu là gạt anh ra khỏi danh sách đại đội 79 và nhiều chiến sỹ vẫn được tặng thưởng. Như vậy là người ta thừa nhận cái mình và tất cả chân tay của một con người, nhưng lại không thừa nhận cái đầu, mà vẫn dựng lên đó là một người hoàn chỉnh?
Rồi người ta điều tra, người ta xác minh, mất hàng mấy tháng trời, dài hơn cả thời gian của chiến dịch đã diễn ra cuối cùng các chiến sỹ của đại đội 79 đã bảo vệ anh, những biên bản cuộc họp đã bảo vệ anh. Những kẻ đố kỵ và những người thiển cận phù hoạ trong cơ quan cán bộ đã không thể làm gì được nữa bằng tội trạng trong chiến đấu, thì họ lại lấy lý do là anh còn trẻ quá, không nên đề bạt vượt cấp, dễ sinh kiêu căng!
Quả thật anh còn rất trẻ, trẻ hơn nhiều cán bộ cùng cấp lúc bấy giờ, anh mới vừa tròn mười tám tuổi. Cái ý kiến không đề bạt vượt cấp vì trẻ quá ấy xem ra dễ thuyết phục. Vì thế Bộ tư lệnh quân khu chỉ ký quyết định đề bạt anh lên chức đại đội phó. Mặc dầu anh đã thực sự là đại đội trưởng và đã chỉ huy đại đội 79 trong suốt cả thời gian hơn ba tháng trời.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thời Sôi Nổi
Nguyễn Lương Hiền
Thời Sôi Nổi - Nguyễn Lương Hiền
https://isach.info/story.php?story=thoi_soi_noi__nguyen_luong_hien