Chương 13 -
ẹ Ơi! Con mắc tiểu quá. Dậy dắt con đi tè.
Một đêm, như thường lệ cậu bé Ân Tuấn chợt giật mình thức giấc. Con mắt nhắm, con mắt mở, cậu nắm tay mẹ lay lay, chờ một câu mắng yêu của mẹ:
-Cún con ngoan quá. Không tè ra quần nữa, giỏi ghê. Để mẹ thưởng một cái hôn nào.
-Ừ!
- Nhõng nhẽo, bé dụi dụi đầu vào lòng mẹ, cho mẹ hôn thoa? thích.
Nhưng hôm nay sao lạ quá? Gọi một lần, hai lần rồi vẫn không nghe mẹ trả lời. Tay mẹ lại lạnh băng như nước đá, mẹ đã chết rồi ư? Cậu bé nhớ lại lời mẹ nói với mình lúc chiều trước khi đi ngủ:
-Ân Tuấn ơi! Để ngày mai, mẹ dắt con đến ở với ba con nhé. Mẹ mệt quá. Chắc là sắp chết rồi.
-Chết là gì hả mẹ?
- Ân Tuấn ngây ngô hỏi.
Mẹ Ôm mặt cô bé vào hai lòng tay ấm:
-Là mẹ sẽ đi đến nơi xa thật là xa, con ạ.
-Không
- Chưa hiểu hết lời mẹ, nhưng cậu bé khóc oà lên, tay ôm chầm lấy mẹ
- Con không cho mẹ đi đâu cả. Mẹ phải sống với con tới già nghe mẹ. Con không chịu sống với ba đâu.
-Con ngoan
- Hôn lên má con, đôi mắt mẹ hoe hoe đỏ
- Mẹ đâu muốn xa con. Chỉ tại ông trời bắt mẹ chết thôi.
-Con không cho ông trời bắt mẹ
- Ân Tuấn ngây ngô
- Con xin ông ấy cho mẹ Ở lại với con. Mẹ Ơi! Con yêu mẹ nhất đời. Con không cho mẹ chết.
-Mẹ cũng mong như thế
- Mẹ cười mà nước mắt chảy tràn trên mặt.
Đêm đó, Ân Tuấn được mẹ hôn thật nhiều, kể cho nghe thật nhiều chuyện cổ tích. Đêm đã khuya, cậu bé sờ tay lên mặt mẹ.
-Mẹ Ơi! Mẹ mệt, mẹ ngủ đi. Ngày mai dậy sớm, con sẽ lên đường tìm ông tiên xin thuốc trường sinh về cho mẹ (Ngây ngô nghê). Mẹ bệnh phải không? Uống nhiều thuốc vô đi mẹ. Mai mốt lớn lên, con sẽ làm bác sĩ, con chữa bệnh cho mẹ nhé.
-Ừ. Mẹ Ôm chặt cậu vào lòng rồi ngủ thiếp đi.
Cậu mỉm cười, hôn mẹ rồi cùng ngủ theo. Mới hồi tối nay thôi, so bây giờ mẹ lại chết rồi? Mẹ không chịu giữ lời, mẹ bỏ con ư? Sợ hãi quá. Ân Tuấn oà lên khóc lớn:
-Mẹ Ơi! Mẹ Ơi! Ông trời ơi! Trả mẹ con lại cho con.
Tiếng cậu khóc gào thảm thiết giữa đêm khuya đã làm kinh động đến giấc ngủ của mọi người và họ ùa sàng cùng cậu bé. Nhận ra Tường Minh đã chết rồi, mọi người lăng xăng lo tẩm liệm, mai táng.
-Mọi người làm gì thế? Không. Trả mẹ cho con.
Thấy người ta bỏ mẹ vào hòm, Ân Tuấn nhào lên giành mẹ lại.
Một người khẽ kéo cậu ra xa:
-Ân Tuấn! Đừng làm thế con. Mẹ chết rồi, phải bỏ vào hòm thôi.
-Bỏ vào hòm
- Đưa tay quẹt ngang dòng nước mắt, cậu bé ngây ngô
- Có phải như công chúa Bạch Tuyết không? Bảy chú lùn cũng bỏ cô ta vào hòm như vậy.
-À.. phải rồi
- Không nhớ gì câu chuyện cổ tích, mọi người gật đầu, đẩy Ân Tuấn vào một góc rồi lăng xăng dọn dẹp.
Nào biết lòng cậu bé ngập đầy hy vọng. Mẹ sẽ như nàng Bạch Tuyết. Sẽ sống lại và sẽ gặp được chàng hoàng tử đẹp trai.
-Thế nhưng sao chờ hoài, Ân Tuấn chẳng thấy đoàn người khiêng quan tài của mẹ kia bị vấp té lần nào. Miếng táo không bị Ói văng ra, làm sao mẹ sống lại? Chàng hoàng tử đâu, sao không đến cứu mẹ mau lên? Người ta lấp đất lên quan tài của mẹ rồi.
Một ngày, hai ngày, ba ngày trôi qua, một mình chờ mẹ trong căn phòng vắng, không thấy mẹ về. Cậu bé bắt đầu nghe nhớ mẹ, rưng rức khóc, bỏ cả ăn uống, mặc cho mọi người dỗ dành hết mức.
-Làm sao bây giờ? Những người hàng xóm tốt bụng nhìn nhau
- Cứ thế này, thằng bé chết mất.
-Hay đem nó đến chổ ba nó đi
- Một người góp lời.
Một người khác phản đối ngay:
- Đến chổ thằng cha bạc tình, bạc nghĩa ấy à? Nghe nói, mẹ nó lúc còn khoẻ, một lần đã dắt đến rồi, nhưng ông ta không nhận.
-Lúc đó nó còn mẹ, ông ta không dám nhận cũng phải. Bây giờ mẹ nó chết rồi, lẽ nào bỏ nó bơ vơ không nhận chứ? Dù sao, nó cũng là con ông ta mà.
-Cũng phải.
Bàn qua, tán lại một hồi, mọi người quyết định đem Ân Tuấn đến gặp cha. Còn nhỏ chưa biết gì, nhưng cậu bé vẫn còn nhớ rõ. Sắc mặc cha tái nhợt đi vì sợ hãi khi gặp mình lúc đó thế nào. Suốt đời cậu sẽ không quên câu nói của người đàn bà đã giành mất cha của mẹ mình lúc đó:
-Trời ơi! Cơm gạo đâu mà nuôi hết cha rồi tới con như vậy hả? Tôi nói rồi, nhà này không chứa hạng con hoang.
Cũng như sẽ không bao giờ tha thứ cho cái xua tay, lắc đầu hén nhát của người đàn ông mà mọi người bảo là cha của mình lúc đó.
-Không. Nó không phải là con của tôi. Nó là con hoang của Tường Minh, tôi không biết, không biết gì cả.
-Khốn nạn!
Những kẻ bàng quàng bật lên tiếng chửi. Ân Tuấn theo đám đông trở về căn gác nhỏ của mình. Lặng im trong một góc, cậu thút thít khóc chờ nghe sự sắp xếp của mọi người về cuộc đời và tương lai của mình: Một con chim nhỏ lạc loài vô thừa nhận.
-À phải!
- Cuối cùng, số phận Ân Tuấn cũng được an bài khi một người hàng sớm tốt bụng nhớ ra
- Tường Minh hãy còn một người chị gái. Chị ta hiện đang sống ở Sài Gòn.
-Thật ư? Đám đông nhao nhao hỏi.
Thế là chưa đầy mười phút, họ đã tính xong bài toán hóc búa giùm Ân Tuấn. Mảnh đất và căn nhà nhỏ giá chưa đến ba cây vàng, nhưng vì thương cậu bé, một người giàu có đã rộng lòng chấp nhận mua với giá năm cây vàng. Hy vọng số tiền nhỏ sẽ giúp cậu bé làm được một điều gì đó.
-Cháu của gì đây sao?
Nhìn thái độ đon đả của Tường Vân, mọi người mừng thầm cho Ân Tuấn. Dù sao cũng máu mủ ruột rà. Ở với dì ruột vẫn hơn.
Để cậu bé ở lại, mọi người trở về nhà. Đâu hay cuộc đời Ân Tuấn bước sang trang mới. Từ cõi thiên đường trong vòng tay ấm áp yêu thương của mẹ, cậu sa vào địa ngục với đòn voi, đày đoa..
Bởi tuy là hai chị em cùng sinh ra bởi một người cha, người mẹ, nhưng tính tình hai người khác xa nhau. Tường Minh dịu dàng, khả ái bao nhiêu thì Tường Vân tham lam, độc ác và ích kỷ bấy nhiêu. Cạnh bên bà lại thêm ông chồng nhỏ mọn và nhu nhược.
Giữa lúc gia đình lâm cảnh túng cùng, nợ nần chồng chất, sự xuất hiện của Ân Tuấn cùng năm cây vàng quả thật kịp thời. Số vàng không lớn, nhưng cũng đủ giúp vợ chồng bà trang trải hết nợ nần và sang lại một sạp bán trái cây nho nhỏ. Số tiền lời kiếm được từ sạp trái cây này đủ nuôi sống gia đình bà, trong đó có cả Ân Tuấn. Ngày hai bữa, không phong lưu, nhưng cũng không đến nỗi lúng túng.
Thời gian lặng lẽ trôi, mới đó đã ba năm. Ân Tuấn bây giờ đã tám tuổi. Và câu chuyện đã bắt đầu từ chiều hôm đó, khi cậu và Duy An, đứa con trai cùng tuổi duy nhất của dì Vân đem phiếu báo kết quả học tập về nhà.
-Chà! Giấy báo mời lãnh thưởng à? Lại hạng ba nữa. Lật tờ giấy báo kết quả của Duy An trước, đôi mắt dì sáng long lanh niềm hãnh diện - Con của mẹ giỏi chưa nào. Ông ơi! Lại mà xem rồi thưởng cho con nó.
-Ờ, được thôi.
Bà đưa quyển sổ liên lạc gia đình từ tay bà. Ông gật đầu, cười hồ hởi và quay sang Ân Tuấn thụt ló trong mép cửa. Nửa muốn khoe kết quả học tập của mình, nửa lại ngập ngừng muốn giấu.
-Còn thằng kia, học hành thế nào? Đâu, đưa ta xem thử. Có thua cũng đừng buồn. Mày làm sao thông minh bằng thăng Duy An, con tao được?
- Dạ..
Cuộn tròn cuốn sổ liên lạc trong tay, Ân Tuấn vội quay người dợm bước, nhưng đã nghe dì Vân gọi lớn:
- Đưa xem nào!
- Dạ..
- Rụt rè. Ân Tuấn trao bằng cả hai tay.
Bà cấm lấy xem qua cho có lệ. Bất chợt, bà kêu lên thảng thốt:
-Cái gì? Mày cũng được lãnh thưởng sao? Lại là hạng nhất, hơn thằng Duy An hả?
-Cái gì?
Cập kính vừa lấy xuống lại đeo lên mắt, ông Thiên giành nhanh quyển sổ liên lạc của Ân Tuấn. Kết quả rành rành, nhưng ông vẫn không thể nào tin được.
-Vô lý! Thằng con hoang ấy làm sao học giỏi hơn thằng con nhà mình được? Chắc có sự nhầm lẫn gì rồi. Đâu, bà mau hỏi lại cô giáo của chúng thử xem.
Cầm ống nghe điện thoại lên, bấm nhanh, giọng dì Vân nổi nóng:
-Alô. Cô giáo hả? Tôi là mẹ của trò Duy An đây. Tôi chỉ muốn biết, cô có lầm lẫn về kết quả học tập không? Thằng Duy An, con tôi sao có thể học thua thằng Ân Tuấn được? Cô nói sao? Ân Tuấn xuất sắc lắm à? Vâng, cám ơn cô.
Chiếc ống nghe dàn mạnh xuống bàn trong ánh mắt sa sầm đi của cả hai vợ chồng. Và.. bắt đầu từ hôm đó, để giúp Duy An học giỏi hơn, họ bắt Ân Tuấn làm hết mọi việc trong nhà.
Trời chưa hừng sáng, trong lúc Duy An còn say sưa trong giấc ngủ, Ân Tuấn đã phải thức dậy phụ dì Vân đẩy trái cây ra chợ. Bày hàng xong, trở về nhà trong cái bung đói mèm, cậu phải đi quét nhà, lau nhà. Mới tám tuổi lại ăn uống kém, suy dinh dưỡng nên Ân Tuấn yếu lắm. Xách một xô nước cứ té lên té xuống, lau nhà thì chỗ sạch chỗ dơ, nên hôm nào dì dượng trở về, cậu cũng bị ăn một trận đòn đích đáng.
Bận bịu, cực nhọc từ sáng đến tối mịt. Dì Vân cố tình không cho Ân Tuấn một phút giây rảnh rỗi cầm đến quyển tập. Trong lúc Duy An thì hết thầy này, đến cô kia về dạy. Vậy mà đến cuối năm, kết quả học tập đưa về thật bất ngờ. Ân Tuấn hạng nhất, còn Duy An thi lại.
-Thi lại ư? Không thể thế này được.
-Té bịch ngồi luôn xuống ghế, dì Vân đưa tay bóp trán, không đoán nổi nguyên nhân.
-Tại sao Duy An lại học thụt lùi, trong khi mình đã hết lòng chăm chút?
Không có gì khó đoán đâu. Ân Tuấn biết rõ ràng, năm trước Duy An đạt kết quả cao, chẳng qua đó là do nó chuyên copy của cậu. Năm nay ỷ có mẹ thương, nó làm phách vào trường chuyên bắt nạt ăn hiếp cậu, không thèm chép bài làm nữa, nên kết quả mới thảm hại như thế này.
Cứ thế, thời gian thấm thoát trôi. Như một cành xương rồng trên mảnh đất khô cằn, càng gặp nhiều nghiệt ngã, cành cây càng dai sức, bền lòng chờ ngày tự thành hoa đẹp dâng cho đời. Cuối cấp năm ấy, Ân Tuấn được tuyển thẳng vào lớp mười, còn Duy An thì rớt tốt nghiệp.
Đến mức này, dì Vân không thể nào chịu nổi. Sẵn lòng ích kỷ, đố kỵ và ghen tức. Không muốn Ân Tuấn hơn được con mình, bà đã bắt Ân Tuấn phải bỏ học giữa chừng. Thay vào đó là chiếc xe ba gác. Sớm chiều bà bắt cậu còng lưng chở hàng cho khách. Với lý do: Kinh tế dạo này eo hẹp quá, bà không đủ sức nuôi nổi cậu.
Hôm đến từ giã thầy cô, bạn bè. Ân Tuấn khóc như mưa. Lần thứ hai trong cuộc đời mình, cậu biết thế nào là nỗi đau của cuộc đời nghiệt ngã. Lần thứ nhất, lên năm tuổi, mẹ mất đi là một mất mát không gì bù đắp. Lần thứ hai, phải từ giã tương lai tươi sáng để trở thành một công nhân xe kéo. Ân Tuấn thầm hỏi, ông trời sao cứ luôn đày đọa cậu, đưa cậu vào những bước đường không vượt thoát?
Đành phải chấp nhận số phận, suốt đời làm gã công nhân bốc vác ngoài bến tàu ư? Ân Tuấn không đành lòng chút nào. Lật trang nhật ký đọc lời trăng trối cuối cùng của mẹ. Cậu biết mình không thể buông xuôi. Nhất định cậu phải trở thành bác sĩ. Một bác sĩ đại tài như tâm nguyện một đời mẹ chờ mong.
Không được đến trường học ban ngày thì học ban đêm vậy. Dì Vân không có lý do nào ngăn cấm khi cậu làm xong trách nhiệm của mình. Không cho đốt đèn khuya để học ư? Với chiếc đèn dầu nhỏ, Ân Tuấn vẫn có thể giải xong bài tập toán. Không có tập, chẳng khó khăn gì. Tờ lịch cũ, giấy lót trái cây vẫn có thể ghi bài lên đấy. Ân Tuấn quyết định không bỏ cuộc. Nhất định năm nay, cậu phải thi vào đại học.
Ân Tuấn đã phải cố gắng bằng tất cả quyết tâm và nghị lực. Ban ngày chạy xe, đêm về thức trắng đêm để học. Bao nhiêu tiền có được, cậu để dành để mua đề cương, bài tập. Cơ thể anh gầy còm hẳn đi. Đôi mắt trũng sâu, hốc hác. Có đêm học quá sức, cậu đã phải ngất đi vì kiệt sức. Nhưng sáng dậy, chỉ cần một ly nước trà đường, cậu lại có thể đẩy băng băng hàng tấn trái cây giao cho khách.
Kết quả được đền bù. Năm đó, Ân Tuấn không chỉ đậu vào đại học. Cậu đã giành được điểm thủ khoa,được cử sang nước ngoài du học. Sung sướng đến lịm người, cả một đêm dài không ngủ, Ân Tuấn thì thầm kể mẹ nghe bao ước mơ, hoài bão của mình. Cậu sẽ trở thành bác sĩ, một bác sĩ tài giỏi đúng như lòng mẹ ước mong.
Chỉ còn ba ngày nữa, Ân Tuấn đã lên máy bay rồi. Vậy mà chiếc va li của cậu vẫn còn trống hươ, trống hoắc. Ngoài mấy bộ đồ cũ thường mặc ở nhà, cậu không trang bị thêm cho mình được món gì. Cả cái bàn chải đánh răng cũng cũ.
Phần dì dượng, từ lúc biết tin Ân Tuấn được học bổng du học, càng ứa gan hơn, nhất là dì Vân. Dì biểu lộ sự căm ghét, hận thù ra ngoài mặt. Cứ như thằng Duy An, con của dì trở nên lêu lỏng, bê tha đi vào con đường nghiện ngập là lỗi của Ân Tuấn vậy. Dì nào biết, tất cả cũng tại mình. ịa dì cách ngăn, cấm đoán không cho nó chơi cùng Ân Tuấn. Bằng không, biết đâu nó cũng được phần nào.
-Xin lỗi, nhà này có ai tên là Ân Tuấn không ạ?
Và câu chuyện thật sự lên đỉnh cao trào, khi buổi sáng hôm đó, nhà dì Vân bỗng xuất hiện một người khách lạ.
-Vâng, Tôi là Trần Ân Tuấn đây. Ông cần gặp có chuyện gì?
- Đậy nắp chiếc va li lại, Ân Tuấn hồi hợp ngước lên. Trước mặt mình là một người đàn ông ăn mặt thật sang trọng. Linh tính như báo cho cậu biết, có một truyện trọng đại sắp xảy ra.
-Xin lỗi, cậu có giấy chứng minh nhân dân không?
- Ông ta không trả lời, nghiêm giọng.
Ân Tuấn gật đầu, mở bóp trao giấy chứng minh cho ông, trong ánh mắt vui mừng của dì Vân. Thằng Tuấn làm điều phi pháp, hay chuyến du học bị huỷ bỏ rồi.
-Ồ, phải rồi!
- Xem xong giấy tờ, người đàn ông gật đầu vui vẻ. Bây giờ, ông mới tự giới thiệu mình
- Tôi là Lâm Thanh, luật sư của bà Tường Minh. Hôm nay, tôi đến trao cho cậu số tiền bảo hiểm trí giá một tỷ đồng.
Cạch.
Cây bút tính tiền trên tay dì Vân rơi xuống đất. Ân Tuấn tròn đôi mắt không hiểu:
-Ông nói gì? Số tiền bảo hiểm nào? Có thể nhầm với ai chăng?
-Tôi không nhầm đâu
- Như hiểu nỗi bất ngờ diễn ra trong tâm hồn của cậu bé, luật sư Lâm Thanh cười vui, rồi ôn tồn giải thích
- Số là lúc còn sống, bà Tường Minh có mua của công ty bảo hiểm "Thận Trọng" một phần bảo hiểm trị giá một tỷ đồng. Người thừa kế là cậu.
-Thế sao mãi đến bây giờ, ông mới đến gặp chúng tôi?
- Dì Vân bực dọc.
-Thưa bà, vì phải đợi đến khi cậu Ân Tuấn đúng mười tám tuổi, bảo hiểm mới có giá trị.
-Thì ít ra ông cũng thông báo với chúng tôi rằng, số tiền bảo hiểm đó có tồn tại trong đời
- Dượng Vân nói như gây với luật sư.
Như ông vẫn cười nhã nhặn:
-Theo lẽ là như thế. Nhưng bà Minh lại có lời dặn, bảo tôi phải giấu sự tồi tại của phần bảo hiểm này. Đợi tới ngày Ân Tuấn trưởng thành, mới được tiết lộ. Cậu Tuấn! Đây là thư mẹ cậu gửi cho cậu. Cậu xem rồi mau thu xếp tới văn phòng luật sư gặp tôi để làm thủ tục nhận tiền. Tôi cũng xin thông báo trước, thù lao tôi trong vụ này là mười phần trăm.
-Cái gì? Những một trăm triệu đồng công lận. Định cắt cổ người ta sao chứ? Dì Vân sừng sộ.
Luật sư mỉm cười, đứng dậy:
-Thưa bà, đây là hợp đồng bà Tường Minh ký với chúng tôi. Bà là người ngoài cuộc, xin đừng nói vào. Cám ơn.
Nói xong, ông trơ gót bước nhanh ra cổng. Một chiếc Mercedes mới toang trở tới đón ông đi ngay.
Ân Tuấn vẫn còn thừ người ra bên phong bì của mẹ, nước mắt lăn dài. Lần thứ ba trong đời, cậu lại khóc.
Ân Tuấn yêu thương của mẹ!
Khi con đọc thư này thì thật sự mẹ không còn trên dương thế nữa. Nhưng mẹ biết rằng, con của mẹ lúc này đã cao lớn lắm. Đã mười tám tuổi đầu, chững chạc, trưởng thành rồi, đừng có khóc nhe con.
Nào! Để mẹ thử hình dung xem con có đúng không nào. Con của mẹ bây giờ cao ít nhất là mét bảy. Người vạm vỡ to khoẻ, đẹp trai và thông minh lắm. Con nhất định đã đậu vào đại học, đúng không?
Những năm tháng qua, con của mẹ vất vả lắm phải không? Mẹ biết, thật tội nghiệp cho con. Nhưng ngoài nhà dì Hoa ra, mẹ không còn biết gửi con cho ai nữa...
Dì Hoa ư? Ân Tuấn nhẹ chau mày lạ lẫm. Sao trong chúc thư, mẹ lại nhắc đến cái tên Hoa lạ hoắc thế này, sao không phải là dì Vân chứ?
Con ngạc nhiên lắm, phải không? Đừng trách khi mẹ thà đem con gửi người dưng, chứ không nương nhờ bà con ruột thịt. Vì mẹ biết rõ, ba con không bao giờ dám nhận nuôi con khi hãy còn ở cạnh người đàn bà ấy.
Còn dì Vân... Mẹ không muốn nói xấu chị của mình. Nhưng sự thật, con khó lòng sống ấm êm, hạnh phúc bên cạnh một người như dì Vân được. Dì ấy luôn ganh tỵ và căm ghét mẹ. Vì dì ấy nghĩ rằng, mẹ được trời cao và ông bà ngoại ưu đãi hơn chị ấy.
Mẹ đã suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng mới quyết định gởi con cho dì Hoa. Dì ấy, với mẹ tuy không họ hàng, ruột thịt chỉ là bạn của nhau thôi, nhưng mẹ tin vào dì Hoa lắm. Bản tính dì ấy nhân hậu. Không chồng, không con. Nhận con về, dì Hoa nhất định thương con như con mình vậy. Hai ba bữa nữa, sau khi lập xong di cúch về phần bảo hiểm, mẹ sẽ dắt con xuống gặp dì Hoa để dì cháu nhận mặt làm quen, sau này sẽ dễ dàng hơn.
Phần bảo hiểm này, mẹ mua từ hai năm trước. Lúc mẹ chưa biết mình mắc bệnh nan y. Sau này biết được, mẹ càng thiết tha, cố gắng hơn. Bao nhiều vòng vàng, nữ trang dành dùm từ thời con gái, mẹ đều bán sạch lo đóng phí cho con. Có tiền bạn bè, công ty, xã hội giúp cho thang thuốc, mẹ cũng đổ dồn vào đóng phí. Mẹ biết nếu không chữa trị, thời hạn sống của mẹ ngắn dần, nhưng mẹ không ngại. Mẹ chỉ muốn số tiền bảo hiểm này sẽ đến tay con đúng lúc. Coi như phần quà cuối cùng của mẹ tặng sinh nhật, mừng con bước vào tuổi trưởng thành. Hãy cố gắng gìn giữ và làm điều có ích. Đừng hoang phí số tiền này vào những điều vô bổ nghe con. Bởi nó đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và chính bằng sinh mạng của mẹ dành cho con đó. Mẹ muốn con dành số tiền này thành lập bệnh viện cứu người. Hãy cứu thật nhiều người, con nhé. Đừng để thế gian này lặp lại những hoàn cảnh thương tâm như mẹ con ta. Nơi suối vàng mẹ sẽ ngậm cười nếu biết được con cứu sống được nhiều thật nhiều bệnh nhân.
Hãy trả cho luật sư Lâm Thanh mười phần trăm thù lao. Cái giá hơi cao nhưng xứng đáng. Ông ta sẽ giúp con hoàn thành các thủ tục một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Thôi, thư đã dài, đến lúc mẹ con mình phải xa nhau rồi. Có lẽ.. sau lần này, mẹ con ta không còn cơ hội nào trò chuyện cùng nhau dù là trên trang giấy nữa. Can đảm lên con. Đừng khóc, đừng đau khổ quá mức mà ảnh hưởng cho sưc khoẻ. Mẹ sẽ luôn cạnh bên con sẽ chia và an ủi. Hôn con trăm ngàn cái, cún con yêu thương của mẹ.
Tường Minh"
Thì ra là thế. Ân Tuấn ôm phong thư vào sát ngực mình, nghe thương mẹ hơn bao giờ hết. Với anh, thế gian này không còn người đàn bà dịu dàng, nhân hậu hơn mẹ được. Hy sinh tất cả vì con, mẹ toan tính chu đáo. Mẹ chỉ không ngờ thần chết đến rướt mình đi sớm hơn dự định, để mẹ không kịp đưa con đến nhà dì Hoa nào đó. Nếu không, con chẳng phải khổ sở đến thế này.
-Ân Tuấn! Mẹ con viết gì trong thư thế? Cho dì xem một chút nào.
Giọng dì Vân bỗng vang lên ngọt lim bên tai. Ân Tuấn ngẩng đầu lên, nói qua hàng lệ:
-Dì đừng xem. Trong thư này không có một dòng nào dính dáng đến dì đâu.
Bình thường, nếu Ân Tuấn trả lời kiểu ấy, dì Vân đã nổi xung thiên, đã cho cậu ăn ít nhất bốn cái tát nên thân rồi. Nhưng hôm nay thì khác. Với một tỷ đồng nằm trong tay, Ân Tuấn có thể bắt dì Vân hạ giọng.
-Không xem thì không xem. À, Ân Tuấn nè! Con đừng khóc, ảnh hưởng đến sức khoẻ, không tốt đâu. Con vào rửa mặt rồi ăn cơm. Một lat dì dặt ra chợ mua cho mấy cái áo bông. Khí hậu bên Úc lạnh lắm, không ấm như nước mình đâu.
Làm sao Ân Tuấn không nhận ra sự ngọt ngào giả tạo trong giọng nói của bà. Nhưng vì tình mười ba năm cưu mang, Ân Tuấn ngoan ngoãn đứng lên. Dự định sau khi lãnh tiền bảo hiểm, anh sẽ cho dì một trăm triệu đễ dưỡng già
-Chỉ một trăm triệu thôi ư?
- Mắt bà tối sẫm đi khi nghe Ân Tuấn tỏ bày. Con mắt đảo một vòng, bà cất giọng ngọt ngào
- À! Mà thôi cũng được. Cháu có lòng cho, dì cũng cám ơn. Thế nhưng còn tám trăm triệu kia, cháu để làm gì? Hãy cho dì dượng mượn đầu tư mở nhà hàng kinh doanh, khách sạn. Lời, dì sẽ chia cho cháu
-Dạ, không thể nào đâu
- Ân Tuấn cương quyết lắc đầu
- Số tiền này, mẹ cháu phải đổi bằng sinh mạng mới có được. Cháu không bao giờ cho phép mình mạo hiểm làm bất cứ điều gì phạm vào số tiền này đâu. Sáng mai, cháu sẽ đem tất cả gửi vào ngân hàng. Chờ học xong trở về, cháu sẽ thành lập bệnh viện như tâm nguyện mẹ một đời mong đợi. Mong dì thông cảm.
-À.. Ờ
- gật đầu mà môi dì Vân bặm lại.
Tối hôm đó, bà không sao ngủ được. Cứ nghĩ một ngày Ân Tuấn trở về có tấm bằng bác sĩ hạnh ưu, đường hoàng trở thành viện trưởng một bệnh viện là trái tim bà lại sôi lên với một mối ghen hờn vô cớ. Tại sao lúc nào trời cao cũng ưu đãi mẹ con Tường Minh hơn bà chứ?
Không. Bà không thể chấp nhận con mình là thằng hèn kém, mà Ân Tuấn trở thành ông này ông kia được. Mối ghen hờn, ích kỷ làm bà mù quáng. Trong một phút nông cạn hồ đồ. Bà đã nghĩ đến việc hãm hại Ân Tuấn để chiếm trọn số tiền bảo hiểm.
- Được à nghe!
- Ý nghĩ của bà được chồng và Duy An nhiệt tình ủng hộ.
Giữa đêm khuya, trong căn phòng nhỏ, ba cái đầu chụm lại cùng thảo ra một kế hoạch thật tinh vi. Họ quyết định sẽ hại Ân Tuấn bằng một dòng điện cao thế tình cờ vắt ngang qua bàn học của anh.
Thiên Thần Không Cánh Thiên Thần Không Cánh - Hạ Thu