Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tay Lái Súng Đa Cảm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mười Hai
N
gài chẳng thú gì sức ngựa, cũng không thích chân người.
SÁCH CẦU NGUYỆN 1662
“Ông đúng là một thằng khốn, ông Lang ạ. Một tay thực sự ra trò đấy, nếu nói thế có chút ý nghĩa gì đối với ông.”
Barnes và tôi đang ngồi trên một chiếc Lincoln Ngoại giao khác - hoặc có lẽ vẫn là chiếc cũ mà người ta đã làm sạch chỗ tàn thuốc kể từ lần trước tôi ngồi - đậu dưới cầu Waterloo. Một tấm biển lớn sáng trưng quảng cáo chương trình biểu diễn ở Nhà hát Quốc gia bên cạnh, chuyển thể từ phim sitcom It Ain’t Half Hot, Mum do Sir Peter Hall đạo diễn. Đại loại thế.
Lần này O’Neal ngồi ghế sau, và Mike Lucas lại một lần nữa cầm lái. Tôi ngạc nhiên sao anh ta không bị đút vào túi vải bạt trên một chuyến bay trở về Washington, nhưng hẳn Barnes đã quyết định cho anh ta thêm một cơ hội sau khi vụ phòng tranh ở đường Cork thất bại. Cũng không hẳn là lỗi của anh ta, nhưng trong những vòng tròn rối rắm kiểu đó, có lỗi và đổ lỗi chỉ liên quan tới nhau rất ít.
Một chiếc Ngoại giao nữa đỗ sau chúng tôi, với một số lượng Carl nào đó bên trong. Có lẽ là cả một lô Carl. Tôi đã đưa khẩu Walther cho họ, bởi vì họ có vẻ thèm nó quá rồi.
“Tôi nghĩ là tôi đã biết điều ông muốn nói, ông Barnes,” tôi lên tiếng, “và tôi coi đó là một lời khen ngợi.”
“Tôi đếch quan tâm ông xem nó thế nào, ông Lang ạ. Đếch quan tâm.” Ông ta dòm ra ngoài cửa kính. “Chúa ơi, rối tinh hết cả lên rồi.”
O’Neal hắng giọng và vặn mình trên ghế.
“Này ông Lang, điều ông Barnes muốn nói là ông đã tình cờ vướng vào một vụ khá phức tạp đấy. Có nhiều điều về vụ này mà ông hoàn toàn không biết gì, và ông, bằng hành động của mình, đã làm cho tình hình trở nên cực kỳ khó khăn đối với chúng tôi.” O’Neal mạo hiểm một chút với từ “chúng tôi”, nhưng Barnes không để ý. “Tôi nghĩ tôi có thể nói một cách thẳng thắn...”, ông ta tiếp tục.
“Ôi, im mẹ nó đi,” tôi nói. O’Neal thoáng đỏ mặt. “Tôi chỉ quan tâm đến một điều: sự an toàn của Sarah Woolf. Mọi thứ khác đều thừa.”
Barnes lại nhìn ra ngoài cửa.
“Về nhà thôi, Dick,” ông ta nói.
Không có động tĩnh gì, và O’Neal có vẻ bị tổn thương. Ông ta sẽ phải lên giường ngủ mà không được ăn tối trong khi chưa làm gì sai cả.
“Tôi nghĩ tôi...”
“Tôi nói về nhà đi cơ mà,” Barnes nói. “Tôi sẽ gọi cho ông sau.”
Không ai cựa quậy cho tới khi Mike ngả người sang mởcửa cho O’Neal. Trong hoàn cảnh này, ông ta phải đi.
“Tạm biệt, Dick,” tôi nói. “Thật là vinh hạnh vô cùng. Tôi hy vọng ông sẽ nghĩ tốt về tôi khi thấy xác tôi được lôi từ dưới sông lên.”
O’Neal lôi cái cặp theo sau, đóng sầm cửa, rồi leo lên những bậc thang Waterloo mà không hề nhìn lại.
“Ông Lang,” Barnes nói. “Cùng đi dạo nhé.” Trước khi tôi kịp trả lời, ông ta đã ra khỏi xe và bước xuống bờ đê. Qua gương chiếu hậu, tôi thấy Lucas đang nhìn mình.
“Người này hay thật,” tôi nói.
Lucas quay đầu nhìn Barnes đang đi giật lùi, rồi lại nhìn gương lần nữa.
“Cẩn thận nhé!” anh ta nói.
Tôi ngừng lại, tay để trên lẫy cửa xe. Giọng Mike Lucas không lấy gì làm vui vẻ. Không chút nào.
“Cẩn thận cái gì, cụ thể xem nào?”
Anh ta khẽ rụt vai và đưa tay lên miệng, che những cử động của môi trong khi nói.
“Tôi không biết,” anh ta nói. “Tôi thề trước Chúa, tôi không biết. Nhưng có chuyện tồi tệ đang diễn ra ở đây...” Anh ta dừng lại khi có tiếng cửa xe mở và đóng lại đằng sau chúng tôi.
Tôi đặt tay lên vai anh ta.
“Cảm ơn,” tôi nói, và bước ra ngoài. Một vài tay Carl đang đi thong dong dọc chiếc xe, rướn cổ về phía tôi. Khoảng hai mươi mét phía trước, Barnes đứng nhìn, có vẻ đang đợi tôi bắt kịp.
“Tôi nghĩ mình thích Luân Đôn về đêm,” ông ta nói khi chúng tôi đã song hành.
“Tôi cũng thế,” tôi nói. “Dòng sông thật tuyệt.”
“Tuyệt cái con khỉ,” Barnes nói. “Tôi thích Luân Đôn về khuya bởi mình không phải nhìn rõ nó.”
Tôi cười, rồi im ngay bởi vì tôi nghĩ ông ta thực sự có ý đó. Ông ta có vẻ giận dữ và đột nhiên tôi có một ý nghĩ mơ hồ rằng việc phân bổ ông ta tới Luân Đôn có lẽ là sự trừng phạt cho lỗi lầm nào đó trong quá khứ, rồi ông ta ở đây, sôi sục căm giận với sự bất công họ dành cho ông ta, và đổ hết nỗi căm giận đó lên đầu cái thành phố này.
Ông ta ngắt quãng dòng suy tưởng của tôi.
“Tôi nghe O’Neal nói rằng ông có một giả thiết nhỏ,” ông ta nói. “Một giả thiết mà ông vẫn đang theo đuổi. Có phải thế không?”
“Hiển nhiên thế,” tôi nói.
“Nói qua cho tôi nghe, được chứ?”
Và thế là, chẳng có lý do cụ thể nào để đừng cả, tôi cứ thế lặp lại bài diễn văn mà tôi đã nói với O’Neal ở Shala, thêm một tí chỗ này, bớt một tẹo chỗ nọ. Barnes lắng nghe không chăm chú cho lắm, và khi tôi kết thúc, ông ta thở dài. Một cái thở dài dằng dặc, mệt mỏi, ôi Chúa ơi, con phải làm gì với cái thở dài kiểu này đây?
“Nói toạc móng heo ra,” tôi nói, không muốn người ta hiểu lầm chút nào về cảm nhận của tôi, “tôi nghĩ ông là một kẻ nguy hiểm, thối tha, ăn tục nói phét. Tôi có thể vui vẻ cho ông lên chầu trời ngay bây giờ nhưng tôi nghĩ mình không nên làm cho tình cảnh của Sarah tồi tệ thêm nữa.” Kể cả thế thì xem ra ông ta cũng chẳng bận tâm mấy.
“À há,” ông ta nói. “Còn chuyện ông vừa nói với tôi.”
“Chuyện đó thì sao?”
“Tất nhiên là ông đã ghi lại phải không? Đã sao một bản gửi cho luật sư, cho nhà băng, cho mẹ ông, cho Nữ hoàng và họ chỉ được mở ra khi ông chết. Tất cả những thứ rác rưởi này?”
“Tất nhiên. Ở đây chúng tôi cũng được xem truyền hình mà ông.”
“Chuyện đó thì còn phải bàn. Thuốc không?” Ông ta rút ra một bao Marlboro chìa cho tôi. Chúng tôi cùng nhau hút thuốc một lúc, và tôi nghĩ cũng lạ làm sao, hai thằng đàn ông ghét nhau tận xương tận tủy như thế lại có thể cùng nhau rít cái mẩu giấy cháy này, cùng can dự trong một hành động khá là bạn hữu.
Barnes dừng lại dựa người vào lan can, ngó xuống dòng nước đen bóng của sông Thames. Tôi đứng cách đó vài mét, bởi vì ta không thể đưa cái tình bạn vớ vẩn này tiến quá xa.
“Được thôi, Lang. Thế này nhé.” Barnes nói. “Tôi chỉ nói tất thảy chuyện này một lần thôi, bởi vì tôi biết ông không phải thằng ngu. Ông sẽ có bộn tiền.” Ông ta búng điếu thuốc đi. “Một vụ hời. Thế thì chúng ta sẽ bàn bạc tí nhỉ, trao đổi một số thứ. Ô hô. Có gì quá tệ đâu chứ?”
Tôi quyết định thử tiếp cận một cách bình tĩnh. Nếu cách đó không mang lại hiệu quả thì tôi sẽ thử lẳng hắn xuống sông rồi chạy thục mạng.
“Thật tệ quá,” tôi nói chậm rãi, “bởi vì ông và tôi đều sinh ra và lớn lên trong những đất nước dân chủ, nơi ý nguyện của con người ta được cho là có chút giá trị. Và tôi tin rằng nguyện vọng của người dân vào lúc này là các chính phủ đừng giết hại công dân của chính mình hay của bất kỳ quốc gia nào khác chỉ để làm đầy túi mình. Thứ Tư tuần sau, có thể người ta sẽ nói đó là một ý kiến vĩ đại. Nhưng ngay bây giờ, ý nguyện của người ta là dùng từ ‘xấu xa’ khi nói về những hành động như thế.” Tôi rít hơi cuối cùng rồi thảy đầu mẩu xuống dòng nước. Hình như nó rơi xuống một đoạn khá xa.
“Lang ạ, tôi rút ra được hai điểm,” Barnes nói sau một lúc im lặng khá lâu, “từ bài phát biểu hay ho của ông. Điểm thứ nhất, chẳng ai trong chúng ta sống trong một nền dân chủ cả. Cứ bốn năm đi bầu cử một lần cũng không đồng nghĩa với dân chủ. Không chút nào. Điểm thứ hai, đã có ai nói tới việc đầy túi đâu?”
“Ồ, tất nhiên rồi.” Tôi vỗ vào trán mình. “Tôi đã không nhận ra. Ông sẽ quyên hết tiền thu được từ việc bán vũ khí cho Quỹ Cứu trợ Trẻ em. Thật là một tấm lòng nhân từ vĩ đại, thế mà tôi thậm chí chưa từng để ý. Alexander Woolf sẽ rất cảm kích cho mà xem.” Tôi đang bắt đầu đi chệch khỏi cách tiếp cận bình tĩnh. “Ồ, nhưng gượm đã, những đoạn ruột của ông ta giờ này đang được cạo ra khỏi bức tường nào đó trong thành phố. Có lẽ ông ta không còn ‘trọn tấm lòng’ lắm với lời cảm ơn như ông ta mong muốn. Ông, ông Barnes ạ,” và tôi thậm chí còn đi xa hơn bằng việc trỏ ngón tay, “ông cần đi khám lại cái đầu đất của ông đi.”
Tôi bỏ đi, tiếp tục bước dọc dòng sông. Hai gã Carl đeo tai nghe đã sẵn sàng xử lý tôi.
“Ông nghĩ nó đi đâu hả Lang?” Barnes không nhúc nhích mà chỉ nói to hơn một chút. Tôi dừng lại. “Khi một tay chơi Ả-rập nào đó ghé qua thung lũng San Martin mua cho mình năm chục chiếc xe tăng chiến đấu M1 Abram và nửa tá F-16. Viết một tờ séc nửa tỷ đô la. Ông nghĩ số tiền đó sẽ đi đâu? Ông nghĩ là vào túi tôi ư? Hay là vào túi Bill Clinton? Hay David Letterman? Nó chui đi đâu?”
“Ồ, nói tôi nghe đi,” tôi nói.
“Tôi sẽ nói với ông. Cho dù ông đã biết tỏng rồi. Nó rơi vào túi người dân Mỹ. Hai trăm năm mươi triệu người có phần của mình trong đó.”
Tôi làm vài phép toán không được nhanh cho lắm. Chia cho 10, nhớ 2...
“Mỗi người được hai nghìn đô la, phải không? Từ đàn ông, đàn bà đến trẻ con?” Tôi nghiến răng. “Sao điều đó nghe không đúng lắm nhỉ?”
“Một trăm năm chục ngàn người có công ăn việc làm nhờ số tiền đó,” Barnes nói. “Với những công việc ấy, họ hỗ trợ cho ba trăm ngàn người khác. Và với nửa tỷ đô la đó, những người này có thể mua được rất nhiều xăng dầu, rất nhiều lúa mạch, rất nhiều xe Micra của Nissan. Nửa triệu người khác sẽ bán cho họ những chiếc Micra của Nissan, và nửa triệu người khác sẽ sửa xe Micra của Nissan, rửa kính, bơm lốp. Và nửa triệu khác sẽ làm đường cho những chiếc Micra Nissan chết tiệt đó chạy, thế là chẳng mấy chốc ông sẽ có hai trăm năm mươi triệu công dân dân chủ tử tế, đủ để nước Mỹ tiếp tục làm ra thứ cuối cùng mà họ làm tốt. Chế tạo súng.”
Tôi nhìn chằm chằm xuống dòng sông bởi vì người đàn ông này đang làm cho đầu óc tôi phải vẫy vùng. Ý tôi là, bắt đầu ở đâu nhỉ?
“Vậy là, vì quyền lợi của các công dân tử tế của chế độ dân chủ đó, một cái xác chỗ này một cái xác chỗ kia cũng chẳng phải là chuyện xấu xa gì. Có phải đó là điều ông muốn nói không?”
“Đúng. Và không một công dân dân chủ tử tế nào có thể nói bất cứ điều gì khác.”
“Tôi nghĩ Alexander Woolf sẽ nói khác.”
“To tát đấy.”
Tôi vẫn nhìn dòng sông. Trông nó đặc quánh và ấm áp.
“Ý tôi là thế, Lang ạ. To tát thật đấy. Một người chống lại nhiều người. Ông ta bị bỏ phiếu loại bỏ. Đó là dân chủ. Còn muốn biết điều gì khác nữa không?” Tôi quay lại để nhìn Barnes, và ông ta giờ đang đối mặt với tôi, khuôn mặt nhăn nheo của ông ta rõ lên trong ánh sáng chập chờn từ tấm biển rạp hát. “Còn hai triệu công dân Mỹ khác mà tôi đã không đề cập đến. Biết họ sẽ làm gì trong năm nay không?”
Ông ta đi về phía tôi, chậm rãi, tự tin.
“Trở thành luật sư sao?”
“Họ sẽ chết,” ông ta nói. Cái ý nghĩ đó dường như không quấy quả ông ta nhiều lắm. “Tuổi già, tai nạn xe hơi, ung thư máu, đau tim, đánh nhau trong quán rượu, ngã cửa sổ, ai mà biết được những thứ quái quỷ nào? Hai triệu người Mỹ sẽ chết năm nay. Thế thì hãy bảo tôi nghe: ông sẽ rớt nước mắt cho từng này người chứ?”
“Không hề.”
“Tại cái mẹ gì lại không? Có gì khác nhau đâu? Chết là chết, Lang ạ.”
“Cái khác nhau là tôi không liên quan gì tới cái chết của bọn họ,” tôi nói.
“Ông đã từng là lính, lạy Chúa!” Chúng tôi hiện giờ đang mặt đối mặt, ông ta la to đến độ có thể làm người ta phải bật dậy khỏi giường. “Ông được huấn luyện để giết người vì quyền lợi của đồng bào ông. Đó không phải là sự thật sao?” Tôi định trả lời, nhưng ông ta không muốn nghe. “Đúng không nào?” Hơi thở của ông ta bốc mùi ngọt ngào một cách kỳ lạ.
“Đó là một thứ triết lý tồi, lỗi thời rồi. Thật sự thế. Ý tôi là hãy đọc sách đi, vì Chúa.”
“Những người dân chủ không đọc sách, Lang ạ. Họ không đọc sách. Họ không quan tâm cái quái gì liên quan đến triết lý cả. Tất cả những gì người ta quan tâm, tất cả những gì họ muốn ở chính phủ của mình là mức lương ngày càng cao và cao hơn nữa. Năm này qua năm khác, họ muốn mức lương đó phải tăng lên. Nếu nó dừng lại, họ sẽ kiếm cho mình một chính phủ mới. Đó là điều người ta muốn. Họ chỉ cần có thế. Dân chủ là thế đó, ông bạn của tôi ạ.”
Tôi hít một hơi thật sâu. Thực tế là vài hơi liền thật sâu, bởi vì điều mà giờ đây tôi muốn làm với Russell Barnes có thể dẫn tới hậu quả là tôi sẽ không thở được trong một thời gian.
Ông ta vẫn đang nhìn tôi, thử phản ứng của tôi và tìm vài điểm yếu. Bởi thế tôi quay người bước đi. Hai gã Carl bước lại phía tôi, từ hai phía, nhưng tôi vẫn cứ đi bởi vì tôi cho rằng họ sẽ không làm gì chừng nào chưa có tín hiệu từ Barnes. Sau khi tôi đi thêm vài bước nữa, hẳn ông ta đã ra hiệu.
Tên Carl bên trái chồm ra giữ tay tôi, nhưng tôi thoát được dễ dàng, tôi vặn tay hắn ấn mạnh xuống, buộc hắn phải nương người di chuyển theo. Tên Carl thứ hai quặp cổ tôi khoảng một giây, cho tới khi tôi giẫm mạnh lên mu bàn chân và thụi ngược vào háng hắn. Vòng siết của hắn lỏng ra, rồi tôi ở giữa trong khi bọn họ vây quanh, và tôi đã muốn tẩn bọn họ một trận tới nơi tới chốn, để cho họ không bao giờ, không bao giờ quên được tôi.
Nhưng rồi đột nhiên, như thể chưa có chuyện gì xảy ra, họ lùi lại, vuốt phẳng áo choàng, và tôi nhận ra rằng hẳn Barnes đã nói gì đó mà tôi không nghe thấy. Ông ta bước lên giữa hai Carl, tiến tới rất gần tôi.
“Chúng tôi nghĩ thế này, ông Lang ạ,” ông ta nói. “Ông thì phá bĩnh chúng tôi. Ông không thích tôi chút nào và tôi thấy thực sự đau lòng. Nhưng đó không phải là vấn đề chính.”
Ông ta lắc bao thuốc, lấy cho mình một điếu nhưng không mời tôi.
“Nếu ông muốn gây rắc rối cho chúng tôi, Lang,” ông ta nói, nhẹ nhàng thở khói qua mũi, “tốt nhất ông nên biết cái giá phải trả sẽ là gì.”
Ông ta hướng mắt ra phía sau tôi và gật đầu với một ai đó. “Giết người,” ông ta nói.
Rồi ông ta cười chế nhạo tôi.
Xin chào, tôi nghĩ. Hay ho đây.
Chúng tôi lái xe trên đường M4 khoảng một tiếng, rồi dừng lại đâu đó gần Reading, chắc vậy. Tôi cũng muốn kể chính xác số giao lộ và ngã rẽ mà chúng tôi đã đi, nhưng bởi vì hầu như suốt hành trình tôi nằm trên sàn của chiếc Ngoại giao, mặt bị úp xuống thảm nên dòng dữ liệu chảy vào bị chặn đôi chút. Cái thảm màu xanh thẳm, có mùi chanh, nếu như thông tin đó là hữu ích.
Xe chạy chậm lại khoảng mười lăm phút cuối, nhưng có thể là do đường đông, do sương mù, hay do có hươu cao cổ ở trên đường, tôi chỉ đoán vậy.
Rồi chúng tôi tới một con đường rải sỏi, và tôi tự nhủ, chẳng còn lâu nữa đâu. Tỉ như nếu anh có cào hết sỏi trên các con đường của nước Anh thì chắc cũng chỉ đủ để đầy một ba lô. Tôi nghĩ rằng kể từ giờ mình có thể được thả ra ngoài bất cứ lúc nào, trong tầm vọng của âm thanh đường cao tốc.
Nhưng đó không phải một chuyến xe thông thường.
Chiếc xe cứ đi mãi, đi mãi. Rồi lại đi mãi, đi mãi. Và, khi tôi nghĩ chúng tôi đang ở một góc cua và sẽ tấp vào lề đường, nó vẫn cứ đi, đi mãi.
Cuối cùng, chúng tôi cũng dừng lại.
Sau đó chúng tôi lại bắt đầu, và đi mãi đi mãi.
Tôi bắt đầu nghĩ có thể đó không phải là một chuyến xe nữa; có thể chỉ là chiếc Lincoln Ngoại giao đã được thiết kế, với trình độ kỹ thuật sản xuất chính xác tuyệt vời, để cho nó rã ra thành từng miếng nhỏ ngay khi vượt quá hạn bảo hành cây số; có lẽ âm thanh mà tôi đang nghe thấy bây giờ, cái âm thanh sắc gọn nảy trên vành bánh, là tiếng những mẩu khung xe.
Và rồi, cuối cùng, chúng tôi dừng lại. Tôi biết lần này thì chúng tôi đã dừng lại hẳn, bởi vì cái giày cỡ mười hai đè trên gáy tôi giờ đây đã có đủ động lực để dịch ra khỏi đó mà bước ra ngoài xe. Tôi ngóc đầu dậy, ngó qua cánh cửa mở.
Đây là một ngôi nhà lớn. Một ngôi nhà rất lớn. Tất nhiên là ở cuối một chặng đường như thế thì chẳng thể nào có kiểu hai trên hai dưới được; nhưng dẫu thế đây vẫn là một ngôi nhà lớn. Khoảng cuối thế kỷ mười chín, tôi cho là thế, nhưng bắt chước những mẫu sớm hơn, với rất nhiều nét kiến trúc Pháp lẳng vào thêm. Hừm, không phải lẳng vào, tất nhiên rồi, mà được âu yếm câu mạch và dựng chóp nhọn, tạo gờ cong và lắp mộng, tạo góc xiên và làm vát góc, rất có thể bởi tay những gã đã thiết kế hàng rào nhà Quốc hội.
Tay nha sĩ của tôi để rất nhiều tạp chí Đời sống Nông thôn cũ ở quanh phòng chờ của hắn, nên tôi có biết sơ về giá cả của một chỗ như thế này. Bốn mươi phòng ngủ, cách Luân Đôn khoảng một tiếng lái xe. Một khoản tiền ngoài sức tưởng tượng. Thực tế là ngoài của ngoài sức tưởng tượng.
Tôi đang bắt đầu tính vu vơ số lượng bóng đèn cần thiết cho một chỗ như thế này, thì một gã Carl túm cổ áo lôi tôi ra khỏi xe, dễ không như lôi một cái túi đựng gậy chơi gôn mà chẳng có mấy cây gậy trong đó.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tay Lái Súng Đa Cảm
Hugh Laurie
Tay Lái Súng Đa Cảm - Hugh Laurie
https://isach.info/story.php?story=tay_lai_sung_da_cam__hugh_laurie