Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Người Đàn Bà Tắm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 10: Vườn Hoa Trong Tim
M
ùa thu lại đến. Trước ngày cưới Khiêu thường vô cớ nổi cáu với Trần Tại. Một hôm, Tại quay lưng lại, Khiêu trông thấy gáy anh rụng hết tóc, dường như anh bị hói đầu hơi sớm. Trước kia Khiêu không chú ý đến gáy anh, tại sao Khiêu không biết tóc anh rụng? Khiêu nói cảm giác của mình cho anh. Anh nói, mười năm trước anh đã bị thế rồi, chưa bao giờ em thấy thật sao?
Khiêu im lặng. Nếu thật mười năm trước Khiêu chưa thấy thì chỉ có thể nói Khiêu không hiểu kỹ anh. Điều này làm cho Khiêu bối rối, không yên lòng. Lòng Khiêu bối rối, không yên, tỏ ra Khiêu rất tự do phóng khoáng, thích sao làm vậy. Buổi tối Khiêu không ngủ, buổi sáng không muốn dậy, Trần Tại phải gọi hết lượt này đến lượt khác, lúc nào cũng gọi là "bé lười". Khiêu tung chăn ngồi lên, nói em biết anh mà, biết anh cho là em lười mà!
Anh có nói em lười đâu, nhưng anh không gọi em là "bé lười" thì em đâu có dậy.
Anh không bảo em lười thật chứ?
Không.
Thế anh nói vào tai em đi nào.
Trần Tại nói vào tai Khiêu.
Nhưng Khiêu vẫn chưa bằng lòng, nói: anh nói anh yêu em đi!
Anh yêu em!
Anh có rất, rất yêu em không?
Anh rất, rất yêu em!
Khiêu lại nằm vật xuống giường. Động tác sống động và rất tùy tiện ấy của Khiêu gợi thèm khát của Trần Tại. Lúc này ri-đô vẫn chưa vén lên, như cám dỗ ngườita làm một việc gì đấy. Anh liền lên giường, ôm lấy Khiêu, rúc đầu vào ngực Khiêu.
Tối đến, Khiêu không ngừng đòi hỏi anh, nói những chuyện quá mức phóng đãng, rồi bắt anh "hành hạ". Anh không rõ Khiêu làm sao, không rõ tại sao Khiêu lại run rẩy như người lên cơn sốt, điên cuồng run lên như thế giới sắp đến ngày tận số, như muốn thỏa thích hết mình trước giờ chia ly lần cuối... Anh không dám nghĩ tiếp, trước mắt hết sức tốt đẹp, hai người làm tình, không gì ngăn cản được hai người. Đêm ấy, đêm thu trăng sáng, hai người mở toang ri-đô để ánh trăng phủ khắp giường, và làm tình dưới ánh trăng. Ánh trăng làm Khiêu dịu dàng trở nên điên cuồng phối hợp cùng Trần Tại, tấm thân nõn nà của Khiêu nhấp nhô lên xuống dưới ánh trăng như dải lụa mềm căng gió. Tất cả thật hài hòa, nếu không phải là tình yêu thì là gì? Được anh vuốt ve yêu thương, Khiêu chìm trong giấc ngủ nồng nàn, giấc ngủ tưởng như không còn tỉnh lại.
Anh chăm chú nhìn Khiêu ngủ ngon lành, rồi nhẹ nhàng xuống đất đi vào phòng khách. Anh đứng do dự trước máy điện thoại rồi cầm ống nghe lên, bấm số. Anh gọi điện cho Mỹ Thìn, anh đã được tin Mỹ Thìn sắp đi Gabon. Anh không biết Khiêu tỉnh dậy trong giấc ngủ say, Khiêu khoác áo ngủ đến bên cửa phòng khách nghe Trần Tại nói chuyện. Khi anh đặt máy xuống thì Khiêu bật đèn.
Anh giật mình thấy Khiêu đứng ở cửa.
Khiêu trở về phòng ngủ, lấy áo ngủ khoác cho anh rồi hai người cùng ngồi với nhau. Khiêu nói, em nghe được câu chuyện anh nói qua điện thoại rồi.
Em hiểu cho anh, Thìn... Thìn quê ở miền Nam, đêm ngủ thích mở cửa sổ. Trước đây anh vẫn thường dậy đóng cửa. Bây giờ trời đã sang thu. Gió lạnh, anh sợ Thìn quên không đóng cửa.
Anh Tại, anh đừng giải thích nữa, anh không có gì sai cả.
Trần tại đứng dậy: chúng mình đi ngủ thôi.
Đừng anh, anh nghe em nói đây.
Trần Tại nắm lấy bàn chân Khiêu nói, chân em lạnh quá.
Em không sợ.
Anh nâng chân Khiêu lên, ôm vào lòng mình.
Anh Tại - Khiêu nói - anh biết đấy, khi quyết định một việc quan trọng người ta thường phải suy nghĩ đắn đi nhiều, ví dụ như em. Bây giờ em mới hiểu tại sao gần đây em thường cáu gắt với anh và không bằng lòng vả với chính em, bởi khi em quyết định một việc nào đó thường do dự, không quyết đoán. Em muốn nói với anh, anh nên, anh nên... Khiêu khóc, không nói tiếp được nữa. Tuy đã quyết tâm nhưng nói vẫn khó khăn.
Nói đi em, anh nên thế nào?
Khiêu dần dần trấn tĩnh, nói tiếp: anh nên trở về với Mỹ Thìn.
Khiêu, em đừng coi cuộc sống của chúng mình như trò đùa.
Nếu em coi cuộc sống của chúng mình như trò đùa thì em không đau khổ như thế này, anh biết không, em không đau khổ như thế này đâu? Anh nghĩ rằng em muốn thế sao, anh nghĩ rằng em muốn thế hay sao?
Vì anh gọi điện thoại vừa rồi? Đó không là vì tình yêu, em biết đấy, không phải là tình yêu.
Em biết không phải là tình yêu, nhưng nỗi nhớ còn sâu nặng hơn tình yêu. Mười năm tình nghĩa vợ chồng mới có tình nghĩa ấy, bởi anh hiểu được nỗi nhớ ấy nên em phải xa anh, bởi anh hiểu được nỗi nhớ ấy nên em càng tôn trọng anh hơn. Anh Tại, em yêu anh, nhưng anh đi đi, anh phải đi.
Khiêu, em nghe anh nói, có những việc em chưa hiểu...
Khiêu ngắt lời anh: em hiểu, em đã gặp và nói chuyện với Thìn mấy lần rồi.
Em đã gặp Thìn? Hai người?
Vâng, chúng em đã gặp nhau. Không phải vì hôm nay anh gọi điện thoại, bởi vì Thìn đã làm xúc động lòng em. Thìn làm em buồn, Thìn có sức mạnh làm em buồn. Em phải trả anh về cho Thìn. Em cảm thấy em có lỗi với chính mình, nhưng anh thì không có lỗi gì với em cả. Anh là người đàn ông chân chính, bởi anh đã hứa lấy em trên thực tế. Thời đại chúng ta là thời đại coi khinh lời hứa, chỉ có anh giữ lời hứa cổ điển và thuần khiết. Nhưng đó không phải là cuộc sống. Cuộc sống yêu cầu anh và em chia tay nhau. Anh Tại, anh hãy tin em, em càng yêu anh, em càng yêu anh sâu sắc hơn, em càng xa anh em càng yêu anh sâu nặng hơn...
Hôm sau đến đi làm, Khiêu gọi điện ngay cho Mỹ Thìn, Khiêu nói Thìn đừng đi Gabon, Trần Tại có việc rất cần gặp. Khiêu còn nói nữa, Khiêu quyết định không lấy Trần Tại nữa, bất cứ lúc nào Thìn cũng có thể phục hôn với Trần Tại.
Để tạm thời xa Trần Tại, Khiêu về với bố mẹ ở Viện Thiết kế một thời gian, lại sống với bố mẹ, sống giữa những cuộc cãi vã bất tận của hai người.
Một buổi sáng, bà Vũ hâm sữa để sữa tràn ra ngoài, bà vộ bưng xoong sữa xuống khỏi bếp gar và nói với ông Tầm sữa đã hâm nóng.
Sữa vẫn chưa nóng đâu, bà phải làm lại.
Sữa đã tràn ra ngoài rồi mà chưa nóng ư?
Đó là hiện tượng giả, bà biết hiện tượng giả là thế nào không? Sữa tràn ra ngoài không phải sữa đã sôi.
Ối dào, thế ông nói sữa không trào ra ngoài mới là sữa sôi à?
Sữa phải sôi hẳn lên như nước mới là thật sôi.
Đã trào cả ra ngoài mà ông vẫn bảo chưa sôi?
Ông Tầm nói với giọng xem thường: chưa thể gọi là sôi được, rất có thể còn một bộ phận nào đó vẫn nguội.
Nguội thì có sao đâu, sữa tiệt trùng ở nhiệt độ cao vẫn có thể uống nguội được kia mà.
Bà định nói sữa này uống nguội được để chứng minh việc sữa đun trào ra ngoài là đúng đấy phỏng? Tôi thật lạ tại sao cả đời bà không thể nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, cho dù đó chỉ là khuyết điểm nhỏ nhặt. Hơn nữa, đã có lần tôi nhặt được cả ngọn cỏ trong cái gọi là sữa "tiệt trùng ở nhiệt độ cao" của Phúc An rồi đấy, bà biết ngọn cỏ chứ?
Bà Vũ lầm bầm, hôm ấy ông đeo kính lão uống sữa.
Ông Tầm cao giọng, phải rồi, phải rồi, đúng là tôi đeo kính mới thấy cỏ trong sữa, chứng tỏ tôi không đeo kính khi uống sữa thì biết đâu đã nuốt bao nhiêu là cỏ rác vào bụng rồi không. Bà bảo tôi đeo kính khi uống sữa là ý làm sao? Tôi đeo kính lão uống sữa thì khác với việc cả đời bà không biết hâm sữa mà cứ để nó trào ra ngoài, không biết thế nào gọi là sôi, hai việc có quan hệ gì với nhau, có quan hệ gì với nhau?
Tôi đâu có cả đời để sữa trào ra ngoài, ông quá lời lắm, suốt đời ông chỉ nói quá cho người khác, ông chỉ được cái có bé xé ra to!
Ông Tầm phá lên cười, tưởng như đã nắm được đằng chuôi sự việc: được lắm, thế là bà đã thừa nhận cái yếu của bà rồi nhé. Tự bà đã chứng minh tôi không phải là người ăn không nói có nhé. Còn bảo có bé xé ra to thì chính là bà đấy.
Bà Vũ nói, tôi chưa bao giờ nói quá những sai sót của ông, nhưng mà ông, ví thử nói chuyện thời gian, vì tôi dốt nên làm gì cũng chậm hơn người, nhưng không quá như ông nói. Cứ mỗi lần tôi rửa rau ông đều nhìn tôi, thế rồi ông bảo không hiểu tại sao tôi rửa quả cà chua mất đến mười lăm phút, nhưng tôi rửa không đến mười phút.
Ông Tầm bắt đầu gọi Khiêu vào tham gia cuộc cãi vã: Khiêu, con nghe xem bây giờ thì ai nói quá cho ai, mẹ con nói "mỗi lần" mẹ rửa rau thì bố cứ nhìn, có đúng là "mỗi lần" không? Bố đa mang làm gì cho vất vả. Bố đâu có thời gian ngắm nhìn cái vẻ đẹp ấy!
Tôi biết ý ông nói gì rồi, ông thấy ai đẹp thì cứ đi với người ta!
Tất nhiên, bà không phải nói. Cứ không biết tự trọng thì rồi tôi cũng phải đi!
Tôi có gì không tự trọng, tôi có gì không tự trọng nào?
Bà Vũ xông đến trước mặt chồng định làm dữ hơn, nhưng cuối cùng bà chuyển hướng bưng cái xoong sữa đi và một hơi uống cạn. Nghe tiếng bà Vũ uống ừng ực quá to khiến ông Tầm phải nhắm mắt lại. Khi ông mở mắt ra thì không thấy bà Vũ đâu nữa, bà vào buồng chốt cửa lại.
Trước bàn ăn chỉ còn ông và Khiêu ngồi đối diện nhau.
Ông nói với Khiêu, sao con im lặng, tại sao con lại khôn ngoan thế?
Không phải tại con khôn ngoan mà bố đã thổi phồng vấn đề.
Ông Tầm nói: con còn giận bố đấy ư, giận bố vì bố chê anh Tại, cho nên con không công bằng hả?
Con không giận bố mà chỉ thông cảm với bố.
Ông Tầm nói, thế thì tại sao vừa rồi con không lên tiếng giúp bố.
Khiêu im lặng. Bố trách làm cho Khiên nhận ra chỗ yếu của mình, bởi thế Khiêu không muốn đứng ra phân xử phải trái giữa bố và mẹ. Khiêu quý bố, quý hai người suốt đời cãi nhau, chưa bao giờ quý như như hôm nay. Cuộc sống nợ hai người nhiều thứ, Khiêu cũng nợ bố mẹ, lúc này Khiêu mới tỉnh ra điều này. Khiêu ý thức mạnh mẽ được bố mẹ rất cần được yêu thương, từ đó Khiêu không còn yêu cầu bố mẹ phải thông cảm với mình, Khiêu phải rộng lòng cảm thông với bố mẹ.
Bố mẹ càng không thông cảm Khiêu, Khiêu cần phải thông cảm hơn với bố mẹ.
Bố mẹ càng không thông cảm Khiêu, Khiêu cần phải thông cảm với bố mẹ hơn.
Trần Tại nhiều lần gọi điện thoại cho Khiêu, khi tiếng nói của anh vang lên bên tại, bất giác Khiêu nước mắt lưng tròng. Anh muốn được nói chuyện với Khiêu một lần nữa, nhất định phải nói chuyện với nhau một lần nữa.
Khiêu trở về căn hộ của mình, căn hộ đã cùng Trần Tại thương yêu nhau. Khiêu ngồi chờ anh trong phòng khách, vừa vào anh ôm ngay lấy Khiêu. Khiêu thuận phục theo ý anh, gối đầu lên cánh tay có thể nói là rất thích hợp với Khiêu. Được anh ôm chặt Khiêu tưởng như sắp chết trong vòng tay đầy sức mạnh của anh. Anh điên cuồng hôn Khiêu, nói: cho anh nhìn em, cho anh nhìn kỹ em! Anh không nhìn, bởi anh phải hôn Khiêu. Anh hôn, nhắc đi nhắc lại "cái kẹo nhỏ" của anh, anh không thể xa em được, không thể nào xa em được! Anh nuốt nước bọt của Khiêu, sức mạnh của anh khiến Khiêu phải ngả đầu ra phía sau, Khiêu như sắp rơi xuống vực sâu. Thế rồi anh đỡ lấy lưng Khiêu, nâng đầu Khiêu lên. Khiêu thở gấp gấp, nói: anh, nào anh, "nào" đi anh!
Hai người chưa bao giờ tận tình như thế, chưa bao giờ buông thả như thế, chưa bao giờ man dại đến thế, chưa bao giờ thành thật đến thế.
Khiêu ôm chặt anh nói, em cắn anh, cắn anh, để trên người anh in dấu vết của em!
Anh cắn Khiêu tím bầm khắp người, tím bầm khắp người, anh lấy tay che khuôn mặt Khiêu, mơn man ve vuốt mi mắt, mũi, miệng Khiêu, nói: Khiêu, Khiêu, em làm thế nào để anh không còn gặp em? Em bảo anh làm thế nào để không gặp em nữa...
Hai người như lạc vào giấc mơ rồi cả hai cùng tỉnh lại.
Anh ôm Khiêu vào lòng, Khiêu áp mặt vào ngực anh. Anh nói, anh thấy em ích kỉ quá lắm!
Đúng thế.
Em không nghĩ đến nỗi đau của người khác.
Đúng thế!
Em thiếu dũng cảm, dũng cảm sống một cuộc sống mới với một người đã một lần có vợ.
Đúng thế!
Em cũng rât lạnh lùng, tình yêu của cả cuộc đời anh cũng không làm lay động trái tim em.
Đúng thế!
Sao em không cãi lại anh, anh nói toàn những lời sai trái.
Không, em không muốn!
Anh muốn bóp chết em, muốn bóp chết em.
Anh hãy bóp chết em đi, anh hãy bóp chết em ngay lúc này nhé!
Khiêu cầm tay anh đưa lên cổ mình, bóp mạnh tay anh. Anh hết sức gỡ tay mình ra, anh hôn lên cổ Khiêu hai người lại làm tình một lần nữa.
Trời sáng, Khiêu nói, anh trả lại chìa khóa phòng này cho em!
56
Có thể Khiêu phải gọi điện cho Mark, Khiêu biết Mark đã về Mỹ từ lâu. Trước khi rời Trung Quốc Mark cũng gọi điện báo cho Khiêu biết, mong được đến Phúc An thăm Khiêu. Lúc bấy giờ Khiêu từ chối, lúc bấy giờ trong lòng Khiêu đang có Trần Tại. Bây giờ thì Khiêu muốn gọi điện cho Mark. Khiêu không muốn giải thích đó là chủ nghĩa thực dụng, Khiêu không phải là người thực dụng. Khiêu cũng không biết mình gọi điện thoại để làm gì, chỉ biết rất muốn gọi điện thoại cho Mark.
Khiêu gọi điện thoại đến nhà riêng của Mark ở Texas, không ngờ tiếng nói trong máy làm Khiêu chững lại giây lát: người nhận điện là Phàm.
Chị đấy à, không ngờ điện thoại của chị!
Không ngờ lại là em nghe điện.
Em biết sẽ làm chị giật mình, em định ít hôm nữa sẽ gọi điện về báo mọi việc cho ở nhà biết.
Em nói ngay bây giờ cũng được.
Từ hồi chị đến Chicago gọi điện cho Mark, em ghi lại số điện thoại anh ấy. Thế rồi sau đó em và Mark quen nhau.
Quen nhau thế nào có thể nói cho chị biết được không?
Được chứ, quen nhau theo kiểu sống chung với nhau. Em và David đã ly hôn, anh ta đi với người đàn bà Đức rồi. Còn em có lẽ sắp cưới Mark, anh ấy đã cầu hôn với em.
Em yêu anh ta thật à!
Em yêu anh ấy thật ấy!
Còn David?
Khi lấy David em không hiểu gì!
Phàm, chị không ngăn em em lấy Mark mà chỉ cảm thấy em có tâm lý, tâm lý cạnh tranh với chị, tâm lý tranh giành, tâm lý ấy đã che lấp linh hồn em, khiến em không biết tình yêu thật sự là thế nào.
Điều ấy phải để em nói với chị. Bây giờ chị là người muốn cạnh tranh với em, muốn tranh cướp với em, chị đến đường cùng mới nghĩ đến Mark!
Nếu chị xác nhận lời em nói thì sẽ làm em phấn khởi đấy, vậy thì chị nói đúng, đúng thế, chị xin lỗi em, đúng là chị đã cùng đường mới nghĩ đến Mark, đó là sự bất lực cũng là sự thấp kém của chị! Bây giờ thì chị phải nói chuyện với em bằng thái độ khác, chị chúc mừng em, chúc mừng hạnh phúc của em và Mark!
Chị nghĩ rằng em cảm kích với những lời quái dị và nửa thật nửa giả dối của chị đó sao? Thà rằng chị mắng em, chửi em còn hơn chị giở cái giọng của người Trung Quốc ấy với em!
Tay cầm điện thoại của Khiêu run lên, cứ muốn chửi cho Phàm một trận qua điện thoại, tuy Mark với Khiêu chả còn có quan hệ gì, Khiêu cảm thấy mình bị một vết thương nghiêm trọng, vết thương do mũi tên của Phàm gây nên. Phàm bận lắm, bận yêu Mark, bận dò xét kết cục quan hệ của Khiêu với Trần Tại. Phàm bận lắm, bận can dự, bận phá hoại, bận phá hoại cộng với can dự, bận can dự cộng với phá hoại. Không can dự không phá hoại thì không chứng minh được Phàm đang tồn tại. Khiêu cầm điện thoại suy nghĩ, kỳ lạ là Khiêu không còn giận như lúc đầu, mà như người đã trông thấy kết cục của sự việc, không còn cần đến những tìm cảm vui buồn, giận dữ để thay đổi kết cục đó nữa.
Khiêu nói vào máy: Phàm, chị em mình giảng hòa với nhau nhé. Chị thành tâm chúc mừng em và Mark!
Chị, em biết chị đang buồn.
Em và Mark bao giờ về Trung Quốc? Lúc đó chị sẽ lên Bắc Kinh đón.
Có thể đến mùa xuân. Chị có cho bọn em ở nhà chị không?
Tất nhiên là được.
Chị cho bọn em dùng căn buống của chị nhé?
Tất nhiên là được.
Chị cho bọn em ngủ ở giường đôi của chị nhé, em và Mark không thể nào ngủ riêng được nữa rồi.
Tât nhiên là được.
Em muốn "mã thượng về quê," về ngay bây giờ!
Mã Thượng về quê là bộ phim mới của Phương Kăng phải không?
Hồi anh ấy ở Chicago có giới thiệu, cách đây ít lâu cũng đã chiếu. Nhưng em và Mark không đi xem, vì các người ấy già quá.
Khiêu đặt máy xuống, không muốn nói chuyện với Mark nữa. Khiêu ngồi xếp bằng trên giường lớn của mình, khóc thầm. Khiêu khóc không phải vì buồn cũng không chỉ vì oan ức, không bắt nguồn từ nỗi buồn, cũng không đơn thuần vì những được và mất trong cuộc đời. Khiêu khóc, để mặc cho nước mắt chảy xuống khuôn mặt, chảy ướt áo, Khiêu khóc tưởng như để chuẩn bị cho một nỗi niềm khác. Khiêu đắm chìm vào suy tư, Khiêu cầm tay mình bước vào cõi lòng. Trước đây Khiêu cứ nghĩ trái tim mình chỉ bằng nắm tay, bây giờ thì Khiêu biết không đúng như vậy, trái tim Khiêu rông lớn không bờ bến. Khiêu cầm tay mình đi vào nơi sâu thẳm của trái tim mình, dọc đường toàn là hoa và hương, cuối cùng Khiêu cũng đã vào đến nơi, mới biết vườn hoa trong tim mình là thế. Nơi đây cỏ xanh và suối nước, những cành hoa lay động và nước suối lững lờ trôi, mây trắng nhẹ bay trên mặt hồ, tiếng chim hót trên tầng mây. Ở đâu Khiêu cũng gặp người quen, những người gần gũi và người thân, những người Khiêu đã yêu... tất cả cùng dạo chơi trong vườn hoa, nụ cười phảng phất trên khuôn mặt. Còn cả những thiếu nữ đã mất, Đường Phi, người nữ anh hùng thời kháng Nhật và bé Thuyên, tất cả đều có hao cúc Ba Tư trên đầu cùng dạo bước trên cỏ xanh, gió mát thoảng đưa. Khiêu năm tay mình bước đi, điều kỳ lạ là Khiêu đã cho mọi người một vườn hoa như thế, gió mát và đáng yêu như thế. Khiêu đã khai phá vườn hoa ấy từ bao giờ? Khiêu có vườn hoa ấy từ bao giờ? Cho cuộc sống hiện tại hay cho mai sau? Là cho cuộc sống hôm nay, cho trongtim mỗi người đều có một vườn hoa, bạn hãy nắm tay mình đi vào nơi sâu thẳm của tâm linh, để phát hiện, khai phá, nhổ cỏ, vun tưới... và đến ngày có hoa cúc Ba Tư trên đầu sẽ nhìn lại tâm linh mình, chúng ta sẽ mừng cho nơi ấy, nơi rộng rãi nhất thế gian, ta chưa từng để những người thân nhất, những người yêu nhất bồi hồi trên cỏ dại.
Khiêu cầm tay mình đi vào nơi sâu thẳm của tâm linh mình, để thể xác và lòng mình cùng chìm trong yên tĩnh cô quạnh.
Hôm ấy Khiêu nhận được điện thoại của ông Du Đại Thanh.
Khiêu nói, chào bác Phó tỉnh trưởng, bất ngờ quá!
Đừng gọi bác bằng chức vụ nữa, bác đã về hưu.
Bác có việc gì gọi cháu đấy ạ?
Không, không có việc gì, nhưng cháu có thời gian đến nói chuyện với bác, gần đây bác có đọc một cuốn sách viết về người Do Thái, bác muốn nghe ý kiến của cháu thế nào.
Vâng, cháu có thời gian, đến văn phòng của bác ạ?
Không, bác không còn văn phòng nữa. Bác cháu ta gặp ở công viên, công viên Nghê Thường mới xây dựng bên bờ sông Hộ Thành.
Vâng, cháu sẽ đến.
Hai người ngồi nói chuyện trên dãy ghế dài màu xanh, ông Thanh đem theo cô cháu gái. Cháu gái chừng năm tuổi, rất lễ phép, vừa thấy Khiêu liền cất tiếng "cháu chào cô ạ!"
Khiêu nhìn kỹ và đáp lời cháu bé, chợt hình ảnh Đường Phi không xua nổi hiện về. Cháu bé cũng có nét giống Đường Phi đó thôi, Khiêu không thể hiểu đó là cái nhìn chủ quan của mình hay sự thật là thế.
Cháu bé chạy đi chơi một mình, ông Thanh đeo kính lên, lấy từ trong túi áo khoác ra một cuốn sách lật giở và nói: bác đọc cho cháu nghe một đoạn nhé. Một kẻ có tội, anh ta đốt một ngôi đền, đó là ngôi đền linh thiêng nhất, được tôn sùng nhất thế giới, chỉ bị hình phạt đánh ba mươi roi; nhưng nếu có một kẻ điên giết anh ta, kẻ điên kia nhất định phải chịu hình phạt tử hình. Bởi tất cả các ngôi đền và thánh địa đều không thể bằng sinh mệnh một con người, cho dù là kẻ phóng hỏa, kẻ khinh mạn các vị thần linh, kẻ thù của thượng đế và sỉ nhục thượng đế. Đó là quan niệm của người Do Thái. Sự thật thế nào, sự thật lại đưa đến điều nhạo báng đau đớn cho ý niệm của người Do Thái. Chúng ta bị đuổi khỏi mảnh đất của mình, trường học của chúng ta bị đốt, bậc tiên tri bị giết, học sinh bị tàn sát, còn chúng ta vẫn không mệt mỏi một mực ngợi ca sự bất khả xâm phạm thiêng liêng của sinh mệnh và ra sức nói về tín điều đối với con người, với bất cứ người nào.
Ông Thanh gấp sách lại, nói: bác thấy quển sách này hay quá.
Chưa bao giờ bác tìm hiểu về người Do Thái?
Chưa, ngay cả bộ phim Bản danh sách của ngài Shindler bác cũng chưa được xem.
Khiêu giật mình cho sự thiếu hiểu biết của vị quan chức này. Nhưng Khiêu nhanh chóng thông cảm cho ông không phải tất cả các quan chức Trung Quốc đều có thể quan tâm đến các vấn đề của các dân tộc khác. Hơn nữa, vẻ ngồi đeo kính đọc sách trên ghế dài công viên của ông thoáng làm Khiêu cảm động: một vị Phó tỉnh trưởng nghiền ngẫm từng câu trong sách viết về người Do Thái...
Đoạn bác đọc nói về giá trị của sinh mệnh, Khiêu nói.
Đúng thế, giá trị của sinh mệnh, ý thức tôn trọng sinh mệnh của một dân tộc.
Ví như bác, đã bao giờ bác nghĩ đến tự sát chưa?
Chưa, ngay cả những lúc khó khăn nhất bác cũng chưa hề nghĩ đến.
Đã bao giờ bác bị kích động để nghĩ đến tiêu diệt một sinh mệnh chưa?
Chưa! Nhưng tại sao cháu lại hỏi bác những điều ấy?
Bởi cháu đã có. Nhiều năm nhiều năm về trước, có một người phạm tội đã bóp nát ngôi đền thiêng trong tim cháu, tội ác ấy có thể chỉ chịu hình phạt ba chục roi, nhưng cháu trở thành người điên, cháu là người điên ấy.
Bác vẫn muốn thảo luận với cháu về người Do Thái.
Bác chưa nghĩ đến tự sát, chưa bị kích động nghĩ đến tiêu diệt một sinh mệnh, vậy bác đã vứt bỏ một sinh mệnh nào chưa?
Ông Thanh trở nên cảnh giác, có thể đó là cảm giác sai của Khiêu chăng. Ông nói, chưa, chưa bao giờ.
Hai người im lặng. Khiêu định nhắc đến Đường Phi, nhưng lại nghĩ, có ý nghĩa gì nhỉ? Khiêu không có quyền thúc ép một người phải thừa nhận ý nghĩ của mình, Khiêu không có quyền thúc ép con người này phát biểu chính kiến vì ý nghĩ của mình. Có thể ông Thanh hẹn gặp Khiêu hôm nay không phải vì chuyện Đường Phi mà chỉ vì ông đọc được một cuốn sách viết về người Do Thái, muốn nói với Khiêu chuyện người Do Thái.
Bé gái năm tuổi mới chạy tới, Khiêu giật mình nhìn thấy bé Thuyên năm nào. Đó là bé Thuyên năm hai tuổi, sinh mệnh như ngọn cỏ tiên. Đó là mầm cỏ đầu tiên trong vườn hoa nơi tim Khiêu, Khiêu giẫm lên mầm cỏ non ấy, mầm cỏ non trở thành vườn hoa. Khiêu đứng dậy, nhìn dòng nước sông Hộ Thành không còn trong sạch nữa, phảng phất hương thơm từ vườn hoa ấy thấm vào người. Phúc An phải là hương thơm. Khiêu nghĩ, hãy cho tôi bắt đầu lại.
Bé gái chạy tới, nghiêng đầu nhìn Khiêu. Một âm thanh từ xa vọng lại: Ôi, bé, bé sao thế?
Ôi, bé sao thế?
Khiêu mỉm cười nhìn bé gái, lòng dâng đầy vị ngọt đớn đau.
3.1 - 21.12.1999
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Người Đàn Bà Tắm
Thiết Ngưng
Những Người Đàn Bà Tắm - Thiết Ngưng
https://isach.info/story.php?story=nhung_nguoi_dan_ba_tam__thiet_ngung