Mắt Thuyền Xưa epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 13 -
ăng muốn điên lên khi nghe Hiển nói rằng Cư đã đưa bà Mí và Ty đi đâu không ai biết.
Ông Dụng ngồi phịch xuống ghế, mắt tối sầm tuyệt vọng. Giọng ông nghẹn ngào.
- Đi đâu là đi đâu? Tại sao lại đưa con tôi đi chớ?
Trán Lăng nhíu lại hằn sâu những nghĩ suy. Anh nói:
- Thời gian gần đây Cư gần như là trốn mất khỏi đảo. Tại sao hắn ta lại về đưa Ty đi đúng lúc tôi rời đảo? Cư có biết tôi đi tìm hiểu về Ty không?
Hiển chép miệng:
- Tôi cũng không rõ cậu về Sài Gòn làm gì, làm sao hắn biết được. Tôi cho rằng Cư không muốn Ty quan hệ với cậu nên đã mang con nhỏ rời khỏi đây.
Lăng xoa mặt:
- Vậy hắn đi đâu? Anh hỏi Quýt hộ tôi, xem hắn có thể đi đâu được.
Hiển ngọt nhạt:
- Cậu cũng tin thằng Quýt sao?
Lăng thản nhiên:
- Trong công việc, toi không tín dụng anh ta. Nhưng tôi vẫn sử dụng những thông tin anh ta cung cấp, nếu tin đó có giá trị. Nói với Quýt, tôi sẵn sàng mua tin của hắn.
Hiển nhún vai:
- Tôi sẽ gọi nó cho cậu. Tự hai người mua bán với nhau, tôi không can dự đâu.
Ông Dụng lo lắng:
- Cư là người như thế nào? Liệu hắn có làm gì con tôi không?
Nghe ông Dụng hỏi, ruột gan Lăng như bị ai xé nát. Giờ thì những linh cảm của anh đúng đến chín mươi chín phần trăm rồi. Rõ ràng tình cảm Cư dành cho Ty không phải tình cảm anh em bình thường. Hắn ta rất si mê Ty nên muốn giữ riêng cô cho mình. Nếu Cư đã cố ý, chắc anh và ông Dụng khó lòng tìm ra Tỵ Chỉ nghĩ bao nhiếu đó thôi, Lăng đã chịu không nổi.
Quýt bước vào với vẻ biết có người đang cần mình. Anh ta khẽ gật đầu chào ông Dụng rồi ung dung hỏi Lăng:
- Cậu muốn hỏi gì ở tôi.
Lăng vào đề ngay:
- Anh biết gia đình bà Mí hiện giờ ở đâu không?
Quýt lắc đầu:
- Không. Tôi nói thật đó.
- Vậy theo anh, Cư đưa mẹ và em mình đi đâu?
Quýt chép miệng:
- Tôi không đoán được, vì Cư không phải người vùng này. Nó mới tới ở chung nửa năm nay với lý do nhà nó bị bão thổi sập, không chỗ nương thân.
Ông Dụng hỏi:
- Trước đó hắn ở đâu?
Quýt ngập ngừng:
- Có lần Cư kể với tôi về Nha Trang. Chắc trước đây nó ở đó. Sau này vì muốn bé Ty được yên tĩnh, Cư mới ra đảo sống.
Ông Dụng bồn chồn:
- Nó mang con bé ra dấu ở đây thì đúng hơn. Nhưng tại sao Tường Ái lại quên hết quá khứ, không biết mình là ai kìa? Đã có chuyện gì xảy ra với nó?
Lăng nhìn ông Dụng đầy tội nghiệp. Anh không tiện hỏi vì sao Ty giận đến mức bỏ nhà đi, những thấy ông khổ sở thế này, Lăng cũng biết suốt thời gian qua, ông đã điêu đứng cỡ nào.
Lăng hỏi Quýt:
- Anh cố nhớ xem, Cư có thể ở đâu tại Nha Trang.
Quýt nhíu mày:
- Tôi không nhớ nổi vì Cư rất kỹ tính. Nó mời tụi tôi tới nhà nhậu nhẹt để kết thân hòng dễ dàng trong việc kiếm sống chớ không đời nào hé môi về gia đình mình. Dì Mí cũng vậy. Có lần tôi hỏi chỗ ở trước kia của họ, bà Mí trả lời rất bâng quơ, nên tôi cũng không hứng tìm hiểu tiếp.
Ngẫm nghĩ một chút, Quýt nói:
- Cứ đi với tôi ra Cầu Cảng, ở đó chắc có người biết thằng Cư đưa gia đình đi đâu.
Lăng gật đầu. Tới giờ phút này, anh vẫn còn ghét cay ghét đắng Quýt, nhưng phải công nhận hắn ta vẫn cần thiết vào những lúc như vậy.
Tới Cầu Cảng, Quýt dẫn Lăng và ông Dụng lòng vòng nhiều chỗ, cuối cùng Sĩ, người từng theo tàu chung với Cư nhiều chuyến đã đưa một nguồn tin khá hấp dẫn là từng thấy Cư vào một tiệm vàng khá lớn để bán một món nữ trang gì đó mà khi vừa thấy anh, Cư đã bỏ nó vào túi rồi giả lơ như người tới coi các mặt hàng. Sau đó, người quen trong tiệm vàng cho Sĩ biết Cư tới dọ dẫm gạ bán một cái nhẫn kim cương có giá trị rất lớn.
Ông Dụng vội vàng hỏi:
- Cái nhẫn ấy ra sao? Cậu có thể cho tôi biết không?
Sĩ lắc đầu:
- Tôi chỉ nghe kể chớ không nhìn thấy, làm sao …. tả cho ông biết được cái nhẫn ấy ra sao?
Thấy mặt ông xịu xuống, Sĩ khoát tay:
- Nếu ông muốn, tôi sẽ dắt ông tới tiệm vàng đó hỏi.
Ông Dụng gật đầu:
- Tôi muốn, tiền ghe tàu bao nhiêu tôi chịu hết.
Sĩ hết sức nhiệt tình:
- Vậy thì đi. Tôi có sẵn ghe nè.
Lăng mừng rỡ:
- Tốt quá.
Mọi người quay vào Nha Trang với tâm trạng vừa hy vọng, vừa lo lắng.
Ông Dụng cho biết Tường Ái giữ một cái nhẫn kim cương, đó là kỷ vật của mẹ cô để lại. Ái rất quý nó, nếu chiếc nhẫn Cư mang bán đúng là chiếc nhẫn này thì hết chín mươi phần trăm anh ta lấy của Ái và tự ý mang bán chớ không đời nào Ái chịu làm như vậy.
Càng nghe ông Dụng nói, Lăng càng nôn nao khi nghĩ về Tỵ Giá như lần đó anh đừng gọi điện thoại mà sớm gặp trực tiếp ông Dụng thì bây giờ đã không lo âu, cực nhọc như vậy và Ty cũng không kéo dài những tháng ngày khổ sở bên người thâm độc như Cư.
Không biết hắn ta có xúc phạm đến Ty không, chỉ nghĩ bao nhiêu đó thôi Lăng đã thấy quá nặng nề. Ty mỏng manh, yếu đuối như búp non trên cành, liệu cô sẽ làm gì để bảo vệ mình nếu Cư có ý xấu?
Tới tiệm vàng, ông Dụng vào hỏi và nhận được những cái lắc đầu lạnh lùng của chủ tiệm. Dù ông đã trình bày rất chân tình mục đích của mình, chủ tiệm vàng cũng một mực lắc đầu, không mua, không biết. Điều đó dễ hiểu vì chiếc nhẫn kim cương ấy đắt tiền, đâu ai dại dột nhận mình đã mua vào một món trang sức có nguồn gốc không rõ ràng, nếu muốn tránh nói là món trang sức bị ăn cắp.
Ông Dụng gục đầu tuyệt vọng, Lăng tức tối đấm mạnh tay vào vách. Thà chẳng biết gì về Ty, về Tường Ái, giờ biết hai người chỉ là một, lòng anh không cách nào an tâm khi Ty phải sống cạnh một người đang có ý đồ như Cư.
Để ông Dụng ở lại Nha Trang, Lăng trở về đảo. Ngả người xuống giường, Lăng thuận tay cầm con ốc để trên bàn bên cạnh.
Con ốc có màu tím này Ty đã cho Lăng. Anh rất thích vì màu rất đặc biệt của nó, và vì nó là của Ty cho. Giờ cái vỏ ốc còn đây, nhưng người cho nó đã đi đâu rồi. Lăng bồn chồn lo lắng, anh không một chút an tâm khi nghĩ đến thiên thần bé bỏng ấy.
Có tiếng gõ cửa rồi giọng Hiển vang lên:
- Điện thoại của ông cụ gọi cậu.
Lăng nhíu mày. Vừa bước ra cửa, anh đã nhận được nụ cười đắc ý của Hiển. Nụ cười ấy như một cách bảo ngầm, cho Lăng biết cuộc điện thoại đường dài anh sặp nhận chẳng hứa hẹn điều gì tốt lành, trái lại chắc chắn anh sắp nghe những lời hết sức khó chịu của ba mình.
Cầm ống nghe lên, Lăng nhăn mặt vì giọng gầm gừ của ông bố:
- Ngày mai về Sài Gòn cho tao. Công trình ngoài đó để thằng Hiển coi đủ rồi.
Không tiện hỏi tại sao, Lăng chỉ đáp gọn lỏn:
- Vâng.
Ông Vĩ bực tức
- Mày không thèm hỏi lý do à?
- Con có thể đoán được. Nếu ba không tín dụng nữa thì con về. Đơn giản thế thôi.
- Hừ! Vậy thì về.
Lăng vỗ nhẹ vào trán vì tiếng gác máy của ba mình. Anh không vào nhà mà ra bãi ngồi rít thuốc. Không cần sũy ngẫm xa xôi, đứa con nít cũng đoán ra Hiển đã nói gì đó để ba anh nổi trận lôi đình. Ông vốn rất nóng tính, chỉ cần Hiển chế dầu vào lửa rồi thổi bùng ngọn lửa dấy lên, ông sẽ cho cháy cả cơn giận của mình cho hả, và Lăng đang bị cơn giận phừng phừng ấy thiêu đốt đây.
Khát nước, Lăng lò dò vào bếp tìm nước uống.
Bà Tám bếp trưởng vẫn chưa ngủ, thấy anh, bà ngạc nhiên:
- Ủa, cậu ba đói bụng à?
Lăng gượng gạo:
- Tôi khát nước, dì cho tôi xin một bình trà được không?
- Trời ơi, có gì đâu. Cậu chờ một chút nghen.
Vừa nói, bà vừa châm bếp dầu nấu ấm nước.
Giọng bà chợt trầm xuống:
- Vắng mẹ con bà Mí cũng buồn. Tội nghiệp con bé Ty, nó khóc quá trời.
Lăng ngập ngừng:
- Ty có nhắn gì với tôi không?
Bà Tám lắc đầu:
- Không. Nó làm sao dám khi cậu Hiển nói nhiều câu nặng nề quá. Nó có hơi tửng tửng thật, nhưng đâu phải không hiểu hết.
Lăng kinh ngạc:
- Ông Hiển nói gì con bé vậy?
Bà Tám chép miệng:
- Cậu đừng cho tui nhiều chuyện nghen. Chớ đùng một cái cho người nghỉ ngang như trường hợp bà Mí thiệt khổ. Làm công như tui tui không an tâm chút nào.
Lăng thảng thốt:
- Không phải bà Mí tự ý nghỉ việc sao?
- Làm gì có chuyện đấy. Cậu Hiển bắt bà ấy nghỉ đó chớ. Tui nói cậu đừng học lại với cậu ấy nghen. Lỡ cậu Hiển cho tui nghỉ luôn chắc sắp nhỏ đói.
Lăng vuốt mặt:
- Dì kể đầu đuôi cho tôi nghe coi.
Bà Tám ngờ vực:
- Cậu không biết thiệt à?
- Tôi ở Sài Gòn mới ra mà.
Bà Tám kêu lên:
- Vậy mà cậu Hiển nói là lệnh của cậu. Vô hậu thật.
Rồi bà bắt đầu kể:
- Hôm qua khi cậu lên tàu chừng nửa tiếng, cậu hai Hiển gọi mẹ con bà Mí vào để nói chuyện. Lúc đó tôi đang dọn phòng cho cậu ở trong nên nghe hết ráo mà cậu Hiển không hay.
Lăng nóng nảy:
- Ông Hiển đã nói gì?
Bà Tám lên giọng:
- Cậu hai Hiển nói rằng cậu ba Lăng không thích thói lang thang một mình của con bé Ty trên công trường, có liếc mắt đẩy đưa với thợ thầy, coi không được. Để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra vì con bé Ty không được bình thường, cậu Ba Lăng yêu cầu bà Mí nghỉ việc và rời khỏi đây ngay hôm nay.
- Rồi bà Mí và Ty nói sao?
- Nhỏ Ty không tin cậu bảo như vậy, còn bà Mí thì làm thinh. Cậu hai Hiển nói tin hay không cũng phải rời khỏi đây ngay, không thôi cậu ấy sẽ đem bí mật của nhỏ Ty báo cho công an biết. Nghe như thế, mặt bà Mí tái xanh như tàu lá. Không tranh cãi lấy nửa lời, bà ta lôi con Ty đi một nước.
Lăng nuốt tiếng chửi thề vào bụng. Anh cố giữ vẻ từ tốn:
- Bà Mí và Ty về Nha Trang bằng cách nào?
- Cậu Hiển điều tàu của công ty.
- Chính xác chớ?
Bà Tám gật đầu. Lăng đập mạnh tay xuống bàn khiến bình trà bà Tám vừa pha tung tóe nước, còn bà thì hồn vía lên mây đưa tay ôm ngực.
Quên rằng mình đang rất khát, Lăng băng băng đi về phía phòng của Hiển. Chẳng gõ cửa, cũng không gọi tên, Lăng đạp mạnh, cánh cửa bằng gõ tạp bật tung ra, anh lao vào phòng rồi khựng lại.
Trên giường, ngoài Hiển ra, còn một cô gái trạc ngoài hai mươi tuổi. Cả hai đồng bật dậy khi anh lao vào. Cô gái vội vàng kéo cái mền che mình lại trong khi Hiển lúng túng bảo:
- Cậu làm trò gì vậy?
Lăng sôi máu lên:
- Mẹ kiếp! Người hỏi câu này là tao chớ không phải mày. Hai phút nữa qua gặp tao ở văn phòng.
Bước nhanh ra khỏi chỗ ở của Hiển, Lăng hít một hơi dài để trấn tĩnh. Ba anh rất nóng tính. Lăng cũng chả thua gì ông, những lúc này Lăng phải biết kiềm chế. Phải kiềm chế.
Tay run lên vì giận, Lăng mồi mãi mới đốt được điếu thuốc. Anh rít vài ba cái thì Hiển qua tới.
Mặt trâng tráo như không biết sỉ diện là gì, anhta nhăn nhở cười:
- Không ngờ cậu Ba Lăng cũng đi khám điền thổ như mấy mụ đàn bà. Chắc Hải Uyên nhờ hả?
Lăng nghiến răng:
- Câm mồm đi, đồ con lợn.
Hiển đanh giọng lại:
- Nè! Nói năng phải biết trên dưới nghen. Dầu gì tôi cũng vai anh cậu.
Nhào tới nắm ngực áo Hiển, Lăng rít lên:
- Mày là một thằng tồi, tao muốn biết tại sao mày bắt bà Mí thôi việc?
Hiển đờ người ra vì bất ngờ nhưng ngay tức thời anh ta kêu lên oan ức:
- Bà ấy xin nghỉ việc chớ tôi có bắt ép gì đâu.
Lăng tống mạnh đầu Hiển vào vách, giọng lạnh ngắt:
- Tao cho phép mày nói lại.
Mặt nhăn nhúm vì đau, Hiển ngập ngừng rồi lí nhí:
- Chính ba biểu tôi cho bà ta nghỉ. Tôi đâu dám cãi.
Lăng hằn học:
- Mày đã nói gì với ba?
- Có nói gì đâu? Cậu đi mà hỏi bà chị mình. Chỉ đàn bà mới lắm chuyện, tôi bất quá chỉ làm theo lệnh ba thôi.
- Mày đúng là khốn nạn, một người không lương tâm mới làm như thế khi đã có nghi ngờ Ty và Tường Ái chính là một. Đã vậy khi ông Dụng ra tới đây mày còn vẽ vời để tao và ông ta về Nha Trang dò tìm cô bé. Đồ láo.
Hiển cố gỡ tay Lăng ra khỏi áo mình:
- Đó là thành ý của tôi, cậu phải hiểu như vậy chứ đừng nghĩ tôi láo.
Lăng cười nhạt:
- Thành ý à? Tao không thể tin mày được. Do đó tao tiếp tục ở lại coi công trình này, mày đừng hòng tác động vào để ông cụ kéo tao về Sài Gòn. Giờ thì xéo ngay.
Hiển chúi nhủi vì cái xô quá mạnh của Lăng. Anh ta xốc lại cổ áo trước khi đi như chạy khỏi văn phòng.
Lăng lại đốt thuốc. Miệng khô khốc, anh chợt nhớ mình vẫn chưa uống ngụm nước nào dù rất khát.
Nghĩ tới Ty, Lăng xót xa quá mức. Cô đã rời khỏi bờ biển thiên đường này trong tủi hận vì bị xúc phạm. Làm sao anh tìm ra em để phân minh hở Tỷ Cánh hải âu đơn lẻ ngày nào đã khép cánh đậu xuống vùng biển đời anh ….
Mắt Thuyền Xưa Mắt Thuyền Xưa - Trần Thị Bảo Châu