Chương 12
rước cổng chính của bệnh viện Three Counties, bác sĩ David Coleman dừng lại nhìn chung quanh. Hơn tám giờ sáng, giữa tháng tám, bầu không khí đã hứa hẹn một ngày oi ả. Vào giờ này, bên ngoài bệnh viện còn vắng vẻ. Ngoài Coleman ra, chỉ thấy có một người gác dan đang hút bụi ở sân trước, một nữ điều dưỡng luống tuổi vừa xuống xe bus bên kia đường. Anh nghĩ thầm: có lẽ một giờ đồng hồ nữa nhịp độ sinh hoạt chính thức của bệnh viện mới bắt đầu.
David Coleman quan sát các toà nhà của bệnh viện Three Connties và nhận thấy không thể vịn vào đâu mà trách cứ các nhà xây dựng phung phí tiền của vào những nét trang trí màu mè. Kiến trúc bệnh viện hoàn toàn có tính cách thực dụng. Mặt gạch trơn không có một chút gì tô điểm. Cái đập vào mắt người xem là hàng loạt những hình chữ nhật cổ điển của tường, cửa ra vào và cửa sổ. Duy nhất gần cổng chính là có ít nhiều thay đổi. Tại đây có gắn một tấm bia kỷ niệm mang dòng chữ: “Tháng tư năm 1918, ngài thị trưởng Huge Stouting đặt viên đá đầu tiên”.
Bước lên bậc tam cấp dẫn vào cổng, David Coleman tự hỏi nhân vật nắm giữ cái chức bị đã bị lãng quên từ lâu ấy là người như thế nào.
Carl Bannister đang gắp xếp giấy tờ trên bàn làm việc của bác sĩ Pearon khi Coleman gõ cửa và bước vào.
- Chào ông.
Ngạc nhiên, ông kỹ thuật trưởng nhìn lên. Chẳng mấy khi có khách vào lúc sớm sủa như sậy. Hầu hết các nhân viên trong bệnh viện đều biết rằng Joe Pearson ít khi đến trước mười giờ, thỉnh thoảng còn trễ hơn nữa.
- Chào anh - Bannister đáp lời không được niềm nở cho lắm. Vào sáng sớm không bao giờ ông có thái độ ân cần - Tìm bác sĩ Pearson hả?
- Gần như thế. Bữa nay tôi đến nhận việc ở đây. - Thấy người tiếp chuyện giật mình, anh nói thêm: -Tôi là bác sĩ Coleman.
Anh nhận thấy lời giới thiệu có tác dụng như pháo nổ dưới bụng gà mái.Bannister vội vã đặt các thứ giấy tờ xuống và bước như chạy ra khỏi bàn, cái đầu hói loang loáng ánh đèn.
- Ồ, xin bác sĩ thứ lỗi. Tôi không nhận ra. Chúng tôi được tin bác sĩ sắp đến, nhưng không ngờ lại sớm như thế này.
Coleman thản nhiên:
- Bác sĩ Pearson đang chờ tôi. À, mà ông ấy đến chưa?
Bannister có vẻ luống cuống:
- Bác sĩ đến sớm quá. Hai giờ nữa ông ấy mới vào - mặt ông ta nhăn lại thành một nụ cười của riêng cánh đàn ông với nhau, như muốn nói: - Tôi mong rằng rồi đây khi đã qua thời gian mới mẻ, anh cũng sẽ giữ giờ giấc như thế.
- Tôi hiểu.
Coleman nhìn chung quanh. Bannister chợt nhớ ra:
- À, nhân tiện, tôi là Carl Bannister, trưởng ban kỹ thuật phòng xét nghiệm - Chăm chút làm ra vẻ xởi lởi ông nói thêm: - Mong rằng chúng ta sẽ được gặp nhau luôn - Bannister có thói quen lợi dụng mọi cơ hội đế lấy lòng cấp trên.
- Vâng, tôi cũng mong như thế - Coleman chẳng thấy thích thú gì về điều ấy, nhưng anh vẫn bắt tay Bannister rồi đảo mắt tìm chỗ treo cái áo mưa mỏng đem theo. Dự báo thời tiết sáng nay cho biết có thể buổi chiều sẽ có mưa lớn.
Một lần nữa, Bannister sốt sắng phục vụ và lấy lòng.
- Bác sĩ để tôi - ông tìm một cái móc áo và cẩn thận treo áo mưa vào cái giá gần cửa ra vào.
- Cảm ơn.
- Có gì đâu, thưa bác sĩ. Bây giờ bác sĩ có muốn tôi đưa đi xem các phòng xét nghiệm không?
Coleman lưỡng lự. Anh phải chờ bác sĩ Pearson, nhưng ngồi không hai tiếng đồng hồ thì lâu quá, có lẽ nên làm cái gì đó cho hết thời gian. Dù sao các phòng xét nghiệm cũng là lãnh thổ của anh. Có gì lạc điệu đâu. Anh nói:
- Mấy tuần trước tôi đến gặp bác sĩ Pearson và đã được xem một phần rồi. Tôi muốn xem nữa, nếu ông không bận việc.
- Ô, tất nhiên, chúng tôi ở đây lúc nào cũng bận rộn. Nhưng tôi rất lấy làm hân hạnh được dành thời gian cho bác sĩ. Dạ đúng thế ạ, rất hân hạnh.
Ý đồ của Bannister lộ ra rõ mồn một.
- Mời bác sĩ đi lối này - Bannister mở cánh cửa phòng huyết thanh và đứng lại nhường bước cho Coleman vào trước.
John Alexander - từ trận cãi cọ tối hôm trước vẫn chưa gặp lại Bannister – ngẩng đầu lên khỏi chiếc máy ly tâm mà anh vừa đặt vào một mẫu máu.
- Thưa bác sĩ, đây là anh John Alexander, mới vào làm ở đây - Carl Bannister đang cảm thấy thích thú với vai trò hướng dẫn viên. Ông nói tiếp giọng bông đùa:
- Mới chân ướt chân ráo ra khỏi trường công nghệ y học, phải không John?
- Ông nói thế cũng được- Alexander trả lời lạnh nhạt.
Anh bực thình vì thái độ kẻ cả của Bannister nhưng vẫn cố không tỏ ra bất lịch sự.
Coleman bước đến chìa tay ra:
- Tôi là bác sĩ Colelnan.
Hai người bắt tay.
Alexander thích thú hỏi:
- Bác sĩ mới của khoa Xét nghiệm phải không ạ?
- Đúng thế - Coleman nhìn chung quanh. Cũng như lần viếng thăm trước, anh thấy nơi này cần phải thay đổi rất nhiều.
Bannister xởi lởi.
- Mời bác sĩ cứ xem tùy ý thích.
- Cảm ơn - Quay sang Alexander. Coleman hỏi:
- Anh đang làm gì thế?
- Xét nghiệm cảm ứng máu - Anh chỉ tay vào máy ly tâm - Ngẫu nhiên mà mẫu máu này là của vợ tôi.
- Thế à - Coleman thấy anh chàng nhân viên trẻ tuổi này đáng mến hơn Bannister rất nhiều, ít ra là ở vẻ bề ngoài - Bao giờ thì cô ấy sinh?
- Hơn bốn tháng nữa, thưa bác sĩ. Alexander chỉnh máy ly tâm cho cân đối, khởi động và xoay nút định giờ.
Coleman nhận thấy các động tác rất nhanh nhẹn và không thừa thãi một chút nào. Cách sử dụng đôi bàn tay của anh ta toát ra vẻ linh hoạt.
Alexander hỏi lịch sự:
- Bác sĩ có gia đình chưa ạ?
- Chưa - Coleman lắc đầu.
Dường như Alexander định hỏi nữa, nhưng lại thôi.
- Anh muốn hỏi tôi chuyện gì đó phải không?
Im lặng mấy giây và rồi Alexander quyết định tỏ bày:
- Vâng, thưa bác sĩ, tôi muốn hỏi.
Lỡ có xảy ra rắc rối đi nữa cũng mặc, Alexander nghĩ thầm, ít nhất mình phải lôi những nghi ngờ ra ánh sáng. Tối hôm qua, sau trận đôi co với Bannister, anh đã toan dẹp bỏ vấn đề đã nêu ra. Anh còn nhớ rõ cái buổi bị bác sĩ Pearson mắng vì chuyện góp ý. Vị bác sĩ mới này có vẻ dễ tính hơn. Cho dầu bác sĩ có thấy ý kiến của anh là sai lầm đi nữa, chắc sẽ không nói ra những lời ầm ĩ.
Anh vào đề chớp nhoáng:
- Tôi muốn hỏi về những nghiệm pháp cảm ứng máu chúng tôi đang làm ở đây.
Trong lúc nói chuyện với bác sĩ mới, Alexander vẫn chú ý đến Bannister ở phía sau. Ông ta nghiêng đầu hết bên này đến bên kia không bỏ xót một lời nào. Lúc này ông ta bước lên ngăn cản Alexander với vẻ bực tức và hung hăng.
- Này, đừng có mà nói chuyện tối hôm qua nghe chưa.
Coleman tò mò:
- Tối hôm qua anh nói chuyện gì?
Phớt lờ câu hỏi của Coleman, Bannister tiếp tục lên lớp với Alexander:
- Bác sĩ Coleman mới đến đây được năm phút, tôi không muốn ông ấy phải bận tâm vì chuyện đó. Dẹp đi! Hiểu chưa?- Ông ta quay sang Coleman, nụ cười tự động lại bật sáng lên:
- Thưa bác sĩ, chẳng qua cu cậu bị ong chui vào yếm dãi. Nào, mời bác sĩ đi với tôi qua xem phòng xử lý mô - ông ta nắm tay áo kéo Coleman đi.
Cole man đứng lặng vài giây rồi thong thả gỡ tay Bannister.
- Khoan đã - Anh nói giọng từ tốn. Rồi quay sang Alexander:
- Có phải vấn đề chuyên môn liên quan đến phòng xét nghiệm?
Cố ý tránh cái nhìn cau có của Bannister; Alexander trả lời:
- Vâng ạ.
- Được rồi, anh cứ nói.
- Thật ra nguyên do là vi thử nghiệm cảm ứng máu này...cho vợ tôi. Cô ấy Rh âm tính còn tôi Rh dương tính.
Coleman mỉm cười:
- À, rất nhiều người như vậy, không sao cả, miễn là thử nghiệm cảm ứng máu cho ra kết quả âm tính.
- Vấn đề là chỗ thử nghiệm đó, thưa bác sĩ.
- Sao, Coleman bối rối. Anh chưa hiểu ra ý của anh chàng xét nghiệm trẻ tuổi này.
Alexander nói:
- Tôi nghĩ rằng chúng ta phải làm thử nghiệm Coombs gián tiếp cho tất cả các mẫu máu sau khi đã thử nghiệm bằng muối đẳng trươngvà Protein đậm đặc.
- Tất nhiên.
Im lặng, rồi Alexander lên tiếng:
- Xin bác sĩ vui lòng nhắc lại.
- Tôi nói “tất nhiên”. Đã hẳn phải có thử nghiệm Coombs gián tiếp.
Coleman vẫn chưa nắm bắt được vấn đề. Đối với phòng huyết thanh học, thử nghiệm Coombs gián tiếp là điều cơ bản và sơ đẳng.
- Nhưng ở đây chúng tôi không làm thử nghiệm này. Alexander bắn một tia nhìn đắc thắng về phía Bannister - Thưa bác sĩ, chúng tôi chỉ tìm cảm ứng Rh tương kỵ bằng muối đẳng trương và Protein đậm đặc chứ không hề dùng đến huyết thanh Coombs.
Thoạt tiên Coleman khẳng định rằng Alexander sai lầm. Rõ ràng chàng kỹ thuật viên trẻ tuổi mới chỉ làm việc được một thời gian ngắn nên bị lẫn lộn. Nhưng giọng nói của anh ta sao mà vang vang những điều kết tội. Coleman hỏi Bannister:
- Có đúng như vậy không?
- Chúng tôi làm các thử nghiệm theo sự chỉ đạo của bác sĩ Pearson. Bannister lộ rõ rằng theo ý ông ta bàn chuyện ấy chỉ tổ một thời giờ.
- Có lẽ bác sĩ Pearson không biết các ông đang thử nghiệm Rh theo kiểu đó.
- Ông ấy biết quá đi chứ - lần này Bannister không kiềm chế được cái gọng gắt gỏng. Bọn người mới bao giờ cũng thế. Nhập cuộc chưa đầy năm phút là họ bắt đầu ra tay quậy phá. Mình đã ráng xử đẹp với tay bác sĩ mới này mà có ăn thua gì đâu. Hừm, chỉ chắc một điều là nay mai Joe Pearson sẽ xiết cái tay mới này vào khuôn khổ. Bannister hy vọng sắp được chứng kiến điều ấy xảy ra.
Coleman phớt lờ cái giọng gắt gỏng.của ông kỹ thuật trưởng. Dù muốn hay không anh sắp phải làm việc với ông ta một lúc, và phải làm sáng tỏ vấn đề này. Anh nói:
- Tôi e rằng chưa biểu được hết. Hẳn các ông đã biết một số kháng thể trong máu của người sản phụ có thể thoát khỏi thử nghiệm muối và Protein, nhưng chắc chắn sẽ bị phát hiện bằng thử nghiệm huyết thanh Coombs tiếp theo.
Alexander reo lên:
- Chính là điều tôi muốn nói.
Bannister lặng thinh. Coleman nói tiếp:
- Thôi được. Để lúc nào tôi sẽ nói với bác đi Pearson, chắc chắn ông ấy không biết đâu.
Alexander hỏi:
- Vậy chúng tôi phải làm gì với thử nghiệm này và các thử nghiệm khác từ nay trở đi?
- Tự nhiên là dùng cả ba dung dịch: muối đẳng trương. Protein đậm đặc và huyết thanh Coombs.
- Thưa bác sĩ, phòng xét nghiệm khônc có huyết thanh Coombs. Alexander lấy làm sung srướng vì đã nêu được vấn đề. Anh thích phong cách của vị bác sĩ bệnh học mới này. Có lẽ rồi đây ông ta sẽ thực hiện những thay đổi khác nữa ở nơi này. Biết đâu đấy, anh nghĩ thầm có thể hy vọng lắm chứ.
- Thì hãy sắm lấy một ít - Coleman cố ý tỏ ra nhặm lẹ. Có hiếm đi gì đâu.
- Chúng tôi không thể tự đi mua sắm vật tư phòng thí nghiệm. Cần phải có chứng từ đặt hàng. - Bannister nói với một nụ cười kẻ cả. Ngẫm cho kỹ, có nhưng điều mà bạn hậu sinh này không biết được.
Coleman cố kềm chế cảm xúc. Rồi đây sẽ tới lúc cần đánh đổ lão Bannister này. Thật lòng anh không muốn giữ mãi cách xử sự ôn hoà như thế này. Nhưng đây mới là ngày đầu nhận việc. Anh nói nhã nhặn nhưng cương quyết:
- Cho tôi một tờ đơn. Có lẽ tôi ký được đấy. Đó cũng là một trong những lý do khiến tôi có mặt ở đây.
Ông kỹ thuật trưởns lưỡng lự một thoáng rồi mở ngăn kéo lấy ra một xấp mẫu đơn trao cho Coleman.
- Cho tôi mượn bút.
Vẫn với vẻ miễn cưỡng, Bannister chìa cây bút ra và nói giọng giận dỗi:
- Bác sĩ Pearson muốn đích thân đặt hàng.
Coleman điền nhanh vào mẫu đơn và ký tên. Anh nhếch mép cười lạnh lùng:
- Tôi mong sẽ được gánh vác nhiều trách nhiệm hơn là ký giấy mua sắm mười đô la huyết thanh thỏ. Gửi ông.
Anh trao lại xấp đơn và cây bút, vừa lúc chuông điện thoại reo vang ớ cuối phòng.
Bannister có cớ để quay lưng đi. Mặt đỏ bừng vì giận và bối rối, ông bước đến máy điện thoại gắntrên tường, lắng nghe một lúc, ông trả lời cộc lốc rồi gác máy.
- Phải xuống khu ngoại trú bây giờ đây. Câu nói gần như càu nhàu này hướng về Coleman.
Anh trả lời lạnh lùng:
- Ông cứ việc đi.
Chuyện qua rồi Coleman mới nhận thấy mình tức giận hơn anh đã tưởng. Kỷ luật nào cho phép kỹ thuật viên phòng xét nghiệm có thái độ hỗn xược như thế? Sự thiếu sót về thử nghiệm máu là một vấn đề nghiêm trọng, nhung chỉnh đốn lại mà gặp phải sự chống đối của một con người như Bannister thì quả là không thể chịu đựng nổi. Nếu mọi mặt đều như thế cả thì xem ra toàn khoa Xét nghiệm suy sụp đến mức tệ hại hơn anh đã tưởng.
Bannister đi rồi, anh bắt đầu quan sát phòng xét nghiệm kỹ lưỡng hơn. Rõ ràng các thiết bị đều cũ mòn, một số không còn đủ yêu cầu để sử dụng nữa. Khắp chốn bừa bãi, vô tổ chức một cách đáng trách. Bàn ghế xếp đặt mất trật tự, bừa bộn những máy móc và chai lọ. Anh nhận thấy có một đống thủy tinh bẩn thỉu, một chồng giấy ở bàn.
Bước qua phòng anh trông thấy nấm mọc trên một khoảng bàn làm việc. Đứng ở cuối phòng Alexander áy náy theo dõi sự kiểm tra của bác sĩ mới.
- Phòng xét nghiệm thường lệ như thế này ư? - Coleman hỏi.
- Không được ngăn nắp phải không ạ? Alexandcr cảm thấy xấu hổ. Điều không thể nói ra được là anh đã có đề nghị sắp xếp lại nhưng Bannister khăng khăng bảo anh có thế nào cứ giữ nguyên như vậy.
- Tôi muốn dùng chữ nặng hơn một chút. Coleman quẹt một ngón tay lên kệ và thấy phủ đầy bụi bặm. Anh ngao ngán nghĩ thầm: tất cả những điều trì trệ này cần phải được sửa đổi. Nhưng nghĩ kỹ hơn, mình nên chờ một ít lâu đã. Anh biết mình cần phải thận trọng trong việc ứng xử với những con người ở đây. Kinh nghiệm dạy anh rằng có những hạn chế quanh những việc có thể hoàn tất nhanh chóng. Dẫu sao anh biết sẽ rất khó kiềm chế bản tính nóng nảy, nhất là trước cảnh hỗn độn bày ra trước mắt đây.
Mấy phút qua, Alexander chăm chú nhìn Coleman. Từ lúc vị bác sĩ mới này cùng Bannister bước vào - phòng; Alexander đã thấy nơi ông ta thấp thoáng nét quen thuộc mơ hồ. Bác sĩ còn trẻ lắm, có lẽ không lớn tuổi hơn anh bao nhiêu. Nhưng không phải chỉ riêng điều ấy mà thôi. Anh lên tiếng:
- Thưa bác sĩ, tôi nói thế này không phải, nhưng hình như chúng ta có gặp nhau ở đâu rồi đó.
- Rất có thể - Coleman cố giữ sự dè dặt. Anh đã bênh vực chàng trai này, nhưng không muốn gây cho anh ta ấn tượng rằng giữa hai ngươi có một mối đồng minh nào. Anh bỗng thấy nên nói năng nhát gừng một chút - Tôi làm nghiên cứu sinh tại Bellevue, sau đó qua Walter Reed và bệnh viện đa khoa Massachusetts.
- Không – Alexander lắc đầu – Chắc hẳn là trước đó nữa. Bác sĩ có bao giờ ở Indiana? New Richmond?
- Có, Coleman sửng sốt - tôi sinh ra ở đó.
John Alexander hớn hở:
- Lẽ ra tôi phải nhớ được cái tên, tất nhiên là thế. Ông cụ là bác sĩ Byron Coleman?
- Làm sao anh biết được điều ấy?- Kể đã lâu mới có người nhắc đến tên cha anh.
- Tôi là người ở New Richmond. Vợ tôi cũng thế.
- Thế ư? Dạo ấy tôi có biết anh không nhỉ?
- Có lẽ không, nhưng tôi nhớ có gặp bức sĩ đôi ba lần - Trong đời sống xã hội ở New Richmond, qua nhiều đợt Alexander bị tách dần ra khỏi quỹ đạo của Coleman. Bất chợt dòng suy nghĩ của anh bị cắt đứt vì tiếng "pinh" phát ra từ bộ phận định giờ của máy ly tâm. Anh dừng lại để gỡ mẫu máu đã được ép xuống, rồi nói tiếp: - cha tôi làm nghề buôn bán nông sản. Gia đình chúng tôi ở cách thành phố mười dặm. Chắc bác sĩ còn nhớ vợ tôi, Elizabeth Johnson. Nhà cô ấy là cửa hàng kim khí.
Coleman trầm ngâm:
- Vâng, tôi nhớ - Ký ức sống lại trong đầu óc anh - có một chuyện gì đó liên quan đến cô ấy... hình như là tai nạn phải không?
- Dạ - đúng rồi, cha cô ấy chết trong xe hơi riêng ở chỗ đường xe lửa cắt ngang. Elizabeth cũng ở trong xe ấy.
- Tôi nhớ có nghe nói đến tai nạn này - Ký ức của David Coleman lùi lại nhiều năm dĩ vãng, trở về cái phòng mạch thôn quê nơi mà cha của anh cứu chữa nhiều người bệnh cho đến khi ông nằm xuống. Anh nói tiếp: - Dạo ấy tôi đang học trường cao đẳng, nhưng sau đó có nghe cha tôi kể lại.
- Elizabeth suýt chết. Phải truyền máu nhiều lần mới qua khỏi được. Đó là dịp đầu tiên tôi đặt chân vào bệnh viện và ở đó gần một tuần lễ. Alexander dừng lại một chút. Rồi vẫn thích thú vì sự khám phá của mình, anh nói tiếp: - Thưa bác sĩ Coleman, hôm nào đó bác sĩ rảnh rỗi chắc chắn vợ tôi rất sung sướng được gập lại bác sĩ. Chúng tôi có mót căn hộ nhỏ...
Anh ngập ngừng vì chợt nhớ ra một sự thật: tuy đồng hương với nhau nhưng giữa anh và bác sĩ này đã có một hố sâu ngăn cách về mặt xã hội.
Coleman nghĩ tới điều ấy. Bộ óc của anh phát ra một lời cảnh giác: hãy ý tứ khi kết thân với cấp dưới, ngay cả với những người như anh bạn này. Anh lý luận: không phải trịch thượng đâu, đó chỉ là nguyên tắc bệnh viện và là thường tình ở đời.
Anh nói lớn:
- À, tôi sắp phải làm việc vất vả rồi đây. Ta tạm dừng ở đây nhé, để xem qua công việc ở đây thế nào.
Lời nói của anh vang lên trống rỗng và giả dối. Anh nghĩ thầm: “Lẽ ra mình có thể làm cho anh ta thất vọng một cách nhẹ nhàng hơn. Anh bạn ơi, anh vẫn không thay đổi, không thay đổi một chút nào”.
o O o
Trong khoảnh khắc Harry Tomaselli thầm mong bà Straughan lui về khu như bếp và ở luôn tại đó. Nhưng ông kịp kiềm chế mình: một người trưởng ban cấp dưỡng tốt như viên ngọc quí. đáng trân trọng. Mà bà Straughan là người tốt không chê vào đâu được - ông quản trị viên đã quá rõ điều ấy.
Nhưng lắm lúc ông tự hỏi có bao giờ bà Hilda Straughan nghĩ đến bệnh viện Three Counties như một tổng thể thống nhất hay không. Hầu như mỗi lần nói chuyện với bà ta ông đều có cảm tưởng rằng trái tim của bệnh viện là khu nhà bếp. Từ đó phát tỏa ra những cơ sở kém quan trọng hơn. Nhưng vốn là người rất mực công bằng, ông suy nghĩ và cho rằng thái độ ấy thường có ở những con người thiết tha với bổn phận. Nếu như coi đó là một thói xấu thì ông đánh giá nó còn cao hơn những thói trễ nãi và thờ ơ. Chưa hết: người đứng đầu siêng năng của bất cứ đơn vị nào cũng cần hăng say đấu tranh và bênh vực cho những điều mà họ tin tuởng. Bà Straughan là người đấu tranh và bênh vực cho từng tấc đất của mình. Lúc này thân thể đồ sộ của bà choáng đầy ứ một chiếc ghế trong văn phòng quản trị. Bà đang đấu tranh quyết liệt.
- Thưa ông T., chẳng biết ông có nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này chăng? - bà Straughan luôn luôn dùng chữ cái đầu để gọi tên những người quen biết. Bà luôn gọi chồng là ông “S”.
- Có chứ. Harry Tomaselli đáp.
- Mấy cái máy rửa chén dĩa đã cũ nát, ít nhất từ năm năm nay. Nău nào cũng vậy, tôi vào đây chỉ được nghe nói: yên trí đi, năm tới chúng tôi sẽ cấp máy mới cho bà. Năm tới cứ đến mà chẳng thấy mấy cái máy rửa chén dĩa của tôi đâu cả. Hỏi ra thì người ta đã hoãn lại thêm mười hai tháng nữa. Không được đâu, ông T. ơi, không được đâu!
Bà Straughan luôn luôn dùng từ “của tôi” khi nói đến những thiết bị dưới quyền quản lý của bà. Tomaselli không phản đối đều này. Điều ông phản đối là bà Hilda Straughan không chịu ngó ngàng đến bất cứ vấn đề nào khác không phải của bà. Ông chuẩn bị bước lại một lần nữa quãng đường mà hai người đã đi qua một hai tuần trước.
- Thưa bà, không thể đặt vấn đề thay hết loạt máy rửa chén dĩa được đâu. Tôi hiểu cái khó khăn của ban cấp dưỡng, nhưng những máy móc đồ sộ ấy rất đắt. Chắc bà còn nhớ đấy, lần cuối cùng chúng tôi ước tính kinh phí thay đổi hệ thống nước nóng suýt soát gần mười một nghìn đô la.
Bà Straughan nghiêng mình trên bàn giấy, bộ ngực vĩ đại đẩy chiếc khay đựng hồ sợ dạt sang một bên:
- Ông còn chần chừ thì giá cả càng tăng.
- Thật không may cho bà vì tôi cũng biết điều ấy - giá cả tăng vọt là vấn đề hàng ngày của Tomaselli. Ông nói tiếp: - Hiện nay số vốn đầu tư của bệnh viện cực kỳ eo hẹp, một phần vì kế hoạch xây dựng mở rộng cơ sở. Chuyện dễ hiểu là chúng ta phải cân nhắc thứ tự ưu tiên. Cần quan tâm trước một số thiết bị y khoa.
- Thiết bị y khoa có ích gì một khi bệnh nhân của ông không có chén dĩa sạch để dùng bữa?
- Bà Straughan. Tomaselli nói mạnh mẽ - Tình hình chưa đến nỗi tệ hại như thế, bà cũng như tôi đều biết rõ điều ấy.
- Nhưng chẳng còn xa lắm đâu - Bà trưởng ban cấp dưỡng chồm người lên, chiếc khay đựng hồ sơ lại bị đẩy thêm một chút. Harry Tomaselli thầm cầu mong bà ta kéo bộ ngực rời khỏi bàn làm việc của ông. Bà ta nói tiếp:
- Gần đây, lắm lúc toàn bộ chén dĩa ra khỏi máy vẫn còn bẩn thỉu như trước. Chúng tôi ráng hết sức xem lại từng cái, nhưng rồi những lúc cao điểm cũng đành chịu thôi.
- Vâng, tôi hiểu.
- Cái mà tôi lo là chuyện nhiễm trùng, thưa ông T. Gần đây có nhiều nhân viên bị tháo dạ. Đương nhiên hễ điều ấy xảy ra thì trăm tội cứ đổ lên đầu thức ăn thức uống, và có thể cũng đúng thôi.
- Muốn khẳng định điều ấy, cần phải có thêm rất nhiều chứng cứ - Sự nhẫn nại của Harry Tomaselli bắt đầu giảm sút. Bà Straughan đến với ông nhằm ngay một buổi sáng bận rộn khác thườngj Chiều nay họp bạn quản trị, có nhiều vấn đề gai góc cần nghiên cứu trước. Ông nêu câu hỏi để mong chấm dứt được câu chuyện:
- Khoa Xét nghiệm làm thử nghiệm tìm vi trùng lần cuối cùng vào khi nào?
Bà Hilda Straughan ngẫm nghĩ:
- Tôi có thể xem lại biên bản. Nhưng hình như là cách đây sáu tháng.
- Nên thử nghiệm lại một lần nữa, khi ấy mới nắm rõ được tình hình. Tomaselli cầm bút chì ghi chép và nghĩ thầm: ít ra mình có thể cứu Joe Pearson thoát khỏi một cuộc gặp gỡ như thế này.
- Cảm ơn ông T. - Bà trưởng ban cấp dưỡng nhốm người lên khỏi chiếc ghế. Tomaselli chờ bà ta ra khỏi phòng rồi cẩn thận đẩy chiếc khay đựng hồ sơ trở về vị trí cũ.
o O o
Sau buổi trưa David Coleman rời nhà ăn trở về khoa Xét nghiệm. Trong lúc đi qua các dãy hành lang và bước xuống cầu thang của tầng nhà hầm anh ngẫm nghĩ về khoảng thời gian vừa trải qua với bác sĩ Joeph Pearson. Cho đến lúc này quan hệ giữa hai người vẫn ngột ngạt và chưa rõ ra thế nào.
Pearson khá niềm nở, ít ra là sau những phút ban đầu.
Thấy Coleman ngồi chờ trong phòng làm việc, ông nói lời nhận xét đầu tiên:
- Té ra anh nói bắt tay ngay vào việc là nói thật.
- Chần chờ nào có ích gì- Coleman nói một cách lịch sự: -Tôi muốn xem qua các phòng xét nghiệm nếu ông vui lòng cho phép.
- Đó là quyền của anh mà. Pearson nói hơi gắt, cơ hồ như ông phải miễn cưỡng chịu đựng sự xâm nhập của Coleman. Rồi dường như nhận ra sự bất nhã của mình, ông nói tiếp:
- À, xin có lời chào mừng anh. Trong lúc bắt tay, ông nói:
- Tôi phải giải quyết bớt số công việc này trước đã - ông phác tay về phía cái mớ bề bộn gồm những tập lam mẫu, chứng từ và giấy ghi chép nguệch ngoạc ở trên bàn - Sau đó chúng ta mới có thì giờ bàn bạc xem anh sẽ làm việc gì ở đây.
Coleman đành ngồi chờ chẳng biết làm gì hơn là đọc một tờ tạp chí y học trong khi Pearson lo cày xới núi giấy tờ. Lát sau một cô gái vào nhận công lệnh và Coleman theo Pearson đi dự phiên họp tổng kết trong căn phòng ở sát bên phòng mổ xét nghiệm tử thi. Nồi bên cạnh Pearson, đối diện với hai bác sĩ tập sự Neil và Seddons, anh cảm thấy mình chẳng khác một bác sĩ tập sự non nớt. Hầu như chẳng có gì cho anh đóng góp. Pearson điều khiển trọn vẹn phiên họp và Coleman chỉ là khán giả. Ông cũng không hề nói một lời nào công nhận chức vụ phó trưởng khoa của Coleman.
Sau đó hai người cùng đi ăn trưa. Trong bữa ăn Pearson giới thiệu anh với một vài người thuộc hội đồng thầy thuốc. Cuối cùng ông cáo lỗi để rời bàn ăn, lấy cớ là có mấy việc cần làm gấp.Thế là lúc này Coleman trở lại phòng Xét nghiệm một mình, vừa đi vừa ước lượng những khó khăn như đang bày ra trước mắt.
Tất nhiên trước khi đến đây anh đã dự kiến rất nhiều sự chống đốỉ của bác sĩ Pearson. Từ những chi tiết nho nhỏ, anh đã suy ra sự kiện bác sĩ Pearson không muốn có một nhà bệnh lý học thứ hai đến làm việc trong khoa của ông. Thế nhưng anh không ngờ sự thể lại đến nỗi này.
Anh tưởng rằng ít ra đã có một căn phòng và một vài trách nhiệm rõ ràng được dành sẵn cho anh. Thực tình anh không mong có thể được trao phó ngay nhiều trách nhiệm quan trọng. Anh không phản đối việc bác sĩ Pearson để một thời gian thăm dò khả năng của anh. Thật vậy, ở vào địa vị ông, anh cũng sẽ thận trọng với nhữn người mới đến.
Nhưng sự thể đã vượt quá mức độ ấy. Anh đã viết thư yêu cầu trước, thế mà rõ ràng không ai nghĩ đến việc chuẩn bị sẵn cho anh phải làm gì. Dường như anh chỉ việc ngồi chờ cho đến khi bác sĩ Pearson có được chút ít thì giờ rời mắt khỏi đống giấy tờ mà phân công cho anh dăm ba nhiệm vụ. Đã thế thì có lẽ mình sẽ phải nghĩ lại, và nghĩ lại thật sớm.
Còn một sức mạnh khác nữa, một tâm trạng vượt lên trên mọi suy nghĩ về tính cách, về sự nhẫn nhục hay bất cứ điều gì khác. Đó là sự quyết tâm hành nghề một cách trung thực, trong sạch, không khoan nhượng và chính xác đến mức tối đa. Đối với những kẻ không giữ được như thế, những kẻ thỏa hiệp, luồn cúi, chây lười và tìm đạt được tham vọng bằng bất cứ giá nào (tuy còn ít tuổi nghề, anh đã từng gặp hạng người này), David Coleman chỉ thấy phẫn nộ và khinh bỉ.
Nếu có ai hỏi tâm trạng này từ đâu mà có, ắt anh cũng không biết rả lời thế nào. Chắc chắn anh không phải là người nặng tình cảm, anh vào ngành y cũng không phải vì mục đích phục vụ con người. Cha anh có gây nên một số ảnh hưởng, nhưng không nhiều lắm. Ông cụ là một y sĩ trung bình với những hạn chế nhất định, và giữa hai cha con luôn luôn có những dị biệt sâu sắc.. người cha tính tình cởi mở thân thiện, có nhiều bạn bè; trái lại, người con lạnh lùng khó hiểu và thường giữ vẻ xa cách. Người cha ưa bông đùa với bệnh nhân và phục vụ họ hết khả năng một cách rất tự nhiên theo cá tính của ông. Người con – khi còn là nội trú sinh thực tập, trước khi chuyển sang khoa bệnh lý học, tách anh ra khỏi bệnh nhân – không bao giờ bông đùa, chỉ biết làm việc cẩn thận, chính xác khéo léo và hơi vượt lên trên khả năng tối đa của nhiều người khác. Ngay cả khi đã trở thành bác sĩ chuyên khoa bệnh lý học, anh vẫn giữ nguyên thái độ ấy, tuy quan hệ với các bệnh nhân đã có thay đổi.
Đôi khi, trong những lúc thành thật với mình, David ngờ rằng nếu bước vào nghề nghiệp nào khác ngoài y khoa, phong cách của anh vẫn thế mà thôi. Về cơ bản, anh thấy mình yêu chuộng sự chính xác và không chịu nổi sai lầm hay thất bại. Đồng thời lại nghĩ rằng bất cứ điều gì hay bất cứ ai anh đã chọn để phục vụ đều có quyền đòi hỏi anh phục vụ đến mức tối đa, xét theo một phương diện nào đó, có lẽ hai tâm trạng này đối chọi nhau. Có lẽ chúng đã được tóm tắt một cách chính xác bởi một người bạn chung lớp y khoa khi anh ta nâng ly và châm biếm chúc mừng David Coleman, kẻ mang “trái tim có chất khử trùng”.
Giờ đây trên hành lang của tầng nhà hầm, tâm trí anh quay về với hiện tai, linh tính cho anh biết mâu thuẫn đã đến ngay trước mặt.
Anh bước vào văn phòng khoa Xét nghiệm và thấy bác sĩ Pearson đang cúi mình trên kính hiển vi, tấm bìa kẹp các bản lam mẫu mở rộng ra trước mặt. Ông nhìn lên:
- Anh đến xem là cho biết ý kiến.
- Bệnh án thế nào?- Coleman gắn bản lam mẫu đầu tiên vào thanh kẹp rồi điều chỉnh ống ngắm hai trong.
- Một bệnh nhân của Lucy Grainger. Lucy là bác sĩ phẫu thuật của bệnh viện. Rồi anh sẽ được gặp - Pearson xem biên bản – Bệnh nhân mười chín tuổi, cô Vivian Loburton, y sinh, khối u dưới đầu gối chân trái. Đau liên tục. Phim X-quang cho thấy có biến dạng xương. Đây là các bản lam mẫu sinh thiết.
Coleman lần lượt xem hết tám bản lam mẫu. Anh hiểu ngay vì sao Pearson hỏi ý kiến anh. Đây là một ca bệnh khó, những lời phán quyết chỉ cách biệt nhau bằng đường tơ, kẽ tóc. Sau cùng, anh nói:
- Ý kiến của tôi là "u lành".
- Tôi cho là "ác"- Pearson thản nhiên - "Sáccôm tạo xương. Coleman lẳng lặng cầm lại bản lam mẫu thứ nhất. Anh xem đi xem lại một cách cẩn thận và kiên nhẫn. Sau đó lặp lại tất cả các động tác với bảy bản lam mẫu kia. Lần xem trước, anh có nghĩ đến khả năng sáccôm tạo xương, và lần này sự nghi ngờ ấy trở lại. Trong lúc quan sát những tế bào sáng trong có điểm vẩy màu xanh, đỏ - những chi tiết có giá trị thông tin rất lớn đối với nhà bệnh lý học - anh có trong đầu những luận chứng bênh và chống. Tất cả các bản lam mẫu đều cho thấy nhiều dấu hiệu tạo xương bào ([23]) với những điểm sụn nhỏ. Phải nghĩ đến khả năng chấn thuơng gây nên chỗ nứt? Tạo xương bào là sự tự phục hồi của cơ thể. Nếu đúng như thế khối u đang phát triển là u lành... Có chứng cớ nào của bệnh viêm tủy xương ([24]) hay không? Dưới kính hiển vi, viêm tủy xương rất dễ bị lầm với sáccôm tạo xương hiểm ác hơn gấp bội. Nhưng mà không! Không thấy có bạch cầu đa nhân ([25]) thường hiện diện ở các vùng tủy nằm giữa những gai xương. Không thấy có sự xâm nhập của mạch máu. Thế thì chỉ còn phải cân nhắc hiện tượng tạo xương bào. Một câu nói muôn thuở mà tất cả các nhà bệnh lý học đều gặp phải: phải chăng đây chỉ là vết tổn thương đang tăng triển để tự hồi phục - một quá trình đề kháng tự nhiên của cơ thể? Hay đấy chính là khối u đang tăng triển, và do đó phải được coi là u ác tính. Ác hay lành? Rất dễ lầm lẫn. Nhà chuyên môn chỉ có thể cân nhắc các chứng cứ và theo đó mà phán quyết.
- E rằng tôi không đồng ý với ông - Coleman nói với Pearson một cách lịch sự - Tôi vẫn cho đó là mô lành.
Nhà bệnh lý học già nua đứng lặng trầm ngâm. Rõ ràng, ông đang xem lại các luận chứng bác bỏ tquan điểm của đồng nghiêp trẻ tuổi. Một lúc sau ông lên tiếng:
- Chắc anh đồng ý rằng có nghi ngờ trong những tình huống như thế này. Bệnh lý học không phải là khoa học chính xác. Không có những công thức toán học chứng minh đúng sai. Đôi khi chỉ đưa ra một lời ước đoán sau khi đã cân nhắc kỹ càng, có thể gọi là “lời ước đoán của kinh nghiệm học thức”. Anh rất thông cảm với sự do dự của Pearson. Ông cụ có bổn phận phải đưa ra quyết định tối hậu. Những quyết định như thế này là một phần trong những công việc của nhà bệnh lý học - không thể trốn tránh được.
Coleman nói thêm:
- Tất nhiên nếu đúng là sáccôm tạo xương theo như quan điểm của ông, bệnh nhân phải bị cưa chân.
- Tôi biết chứ.- Pearson nói mạnh nhưng không có vẻ chống đối. Coleman cảm thấy rằng tuy trong khoa Xét nghiệm có những sự bê bối, nhưng Pearson vẫn là nhà bệnh lý học giàu kinh nghiệm biết tránh không để lộ rõ sự chống đối quan điểm dị biệt của người khác. Cả hai người đều biết rằng trong mọi cuộc chẩn đoán, những tiên đề nắm được trong tay rất là mong manh.
Pearson bước đi trong phòng. Chợt ông quay lại nói hằn học:
- Dẹp mấy cái ca bệnh nhức đầu nhức óc này đi. Mỗi lần đụng phải chúng là tôi ghét cay ghét đắng. Biết rằng có thể sai lầm nhưng cứ phải quyết định.
Coleman từ tốn:
- Nhiều phương diện khác của chuyên khoa bệnh lý học cũng đều như thế cả.
- Nhưng có ai hiểu cho đâu? Vấn đề là ở chỗ đó – Giọng Pearson mạnh mẽ sôi nổi như thể người trẻ tuổi đã chạm đến một giây thần kinh nhạy cảm – thiên hạ không hề hay biết. Không có gì chắc chắn hơn điều ấy. Họ chỉ thấy nhà bệnh lý học trong phim ảnh, trên Tivi như bao vị bác học khoác áo trắng - ông ta bước đến chiếc kính hiển vi, dòm một cái rồi tuyên bố “ u ác” hay “u lành”, thế thôi. Người ta tưởng khi chúng ta nhìn vào trong đó – ông khoát tay về chiếc kính hiển vi – thì lập tức có một mô thức nào đó sắp lại răm rắp như xây nhà. Điều mà họ không hề hay biết là lắm lúc chúng ta thậm chí chưa đến gần được mức chắc chắn.
David Coleman cũng thường nghĩ đến điều ấy tyu anh không bao giờ thổ ra một cách mạnh mẽ như vậy. Anh thầm nghĩ rằng coa lẽ ông cụ vừa cho bộc phát những điều dồn nén từ bấy lâu nay. Suy cho cùng, đó là một tâm trạng mà chỉ giới bệnh lý học mới thông cảm được với nhau.
Anh nói nhỏ nhẹ:
- Ông có thấy rằng, hầu hết mọi người chúng ta đã phán quyết đúng căn bệnh.
- Phải - Pearson vừa nói vừa bước rảo quanh phòng, lúc này hai người đang ở sát bên nhau -Thế nhưng lúc chúng ta phán quyết không đúng thì sao? Chẳng hạn như ca bệnh này, phải không nào? Nếu tôi bảo là u ác tính, Lucy Grainger sẽ cưa chân bệnh nhân, không còn con đường nào khác. Giả như tôi lầm thì cô gái mười chín tuổi bị mất oan một chân. Nhưng nếu đúng là u ác mà không cưa chân thì con bé chỉ sống được nhiều nhất là hai năm nữa - ông dừng lại một chút rồi nói tiếp một cách xót xa:
- Dù sao nó cũng sẽ chết mất thôi. Cưa chân cũng có lúc không cứu được.
Đây là một khía cạnh của bản chất con người Pearson mà Coleman không nghi ngờ một chút nào: ông cảm thấy xúc động mãnh liệt trước một ca bệnh đặc biệt. Tất nhiên như thế không có gì là kỳ quặc. Trong nghề xét nghiệm, rất nên tự nhắc nhở nhau rằng lắm lúc ta không chỉ làm việc với những mô xương thịt mà là với sinh mạng con người và quyết định của ta có thể đem đến điều lành hay dữ. Nhớ được điều ấy ta sẽ luôn thận trọng và tận tụy miễn là đừng để cho cảm xúc chi phối óc phán đoán khoa học. Tuy tuổi đời còn rất trẻ Coleman cũng đã cảm nghiệm được điểm nghi ngờ mà Pearson đang bày tỏ. Theo thói quen anh giữ kín chúng ở trong lòng, nhưng như thế không có nghĩa là anh ít băn khoăn hơn.
Cố gắng giúp cho ông cụ suy nghĩ anh nói:
- Nếu đó là u ác tính, ta phải ra tay ngay thôi.
- Tôi biết - Pearson lại đắm chìm trong sự trầm tư.
- Tôi đề nghị xem lại những ca bệnh cũ với những hội chứng tương tự.
Ông cụ lắc đầu:
- Vô ích. Mất nhiều thì giờ lắm.
Cố gắng giữ vẻ nhã nhặn, Coleman nằn nì:
- Nhưng xem lại hồ sơ đối chiếu, ắt là... Anh bỏ lửng câu nói.
-Không có hồ sơ - Pearson nói khẽ khiến Coleman thoạt tưởng mình nghe lầm. Như đoán biết anh chưa tin, ông nói tiếp: - Từ lâu tôi có ý muốn sắp xếp lại nhưng chưa làm được.
Hầu như không tin được những lời vừa nghe, Coleman hỏi:
- Nghĩa là... chúng ta không thể xem lại những ca bệnh trước đây ư?
- Muốn tìm ra phải mất một tuần - lần này Pearson bối rối ra mặt - Có rất ít những ca như thế này. Mà thì giờ thì chúng ta không có nhiều.
Không một lời nào khác từ miệng Pearson có thể khiến David Coleman sửng sốt hơn được nữa. Đối với anh cũng như tất cả các nhà bệnh lý học mà anh đã từng đào tạo và làm việc, kho hồ sơ đối chiếu là dụng cụ chuyên môn tối quan trọng: Đó là nguồn tham khảo, phương tiện giảng dạy, tài liệu bổ sung cho kiến thức và kinh nghiệm của bác sĩ bệnh lý học; đó là nhà thám tử biết thu thập chứng cứ và đề xuất phương án giải quyết, đó là nơi tìm gặp sự an tâm vững dạ, là chiếc gậy ([26]) để nương tựa trong những lúc nghi ngờ.
Còn hơn thế nữa, kho hồ sơ đối chiếu là dấu hiệu chỉ cho thấy khoa Xét nghiệm đang làm việc đúng đắn, vừa phục vụ hiện tại, vừa tích lũy vốn hiểu biết cho tương lai. Đó là bảo chứng nói lên rằng nơi đây các bệnh nhân của bệnh viện sẽ được hưởng những điều mà ngày hôm qua đã rút tỉa được. Khoa Xét nghiệm của các bệnh viện mới mở đều dành ưu tiên hàng đầu cho việc lập hồ sơ đối chiếu. Khu hồ sơ tại các bệnh viện cũ mỗi nơi mỗi khác, cái thì sơ sài đơn giản, cái thì tỉ mỉ phức tạp; nhằm cung cấp các dữ liệu cũng như các thông tin cho công việc hàng ngày. Nhưng dù đơn giản hay tỉ mỉ, tất cả đều có ích lợi trong việc đối chiếu ca bệnh hiện tại với các ca bệnh quá khứ. Đối với David Coleman, sự thiếu vắng kho hồ sơ đối chiếu tại bệnh viện Three Counties chỉ có thể miêu tả được bằng một từ: tội ác!
Đến lúc này mặc dù có ấn tượng bên ngoài rằng khoa Xét nghiệm của bệnh viện Three Counties rất cần có những sửa đổi, anh vẫn cố không phác ra một quan điểm cá nhân nào về con người bác sĩ Joseph Pearson. Suy cho cùng, ông cụ đã đơn thân điều hành khoa suốt một thời gian lâu dài. Một bác sĩ bệnh lý học không dễ gì quán xuyến được khối lượng công việc của một bệnh viện tầm cỡ như thế. Công việc tất bật có thể dẫn đến cách làm việc thiếu sót như anh đã phát hiện trong phòng xét nghiệm. Một khi lỗi lầm không đáng trách thì ít ra có thể thông cảm được.
Ngoài ra rất có thể Pearson mạnh ở những mặt khác.
Theo quan điểm của Coleman, quản lý tốt và chuyên môn giỏi thường đi đôi với nhau. Nhưng ở khoa Xét nghiệm, mặt chuyên môn quan trọng hơn. Anh biết quá nhiều mồ mả tô vôi ([27]), với lớp vỏ sơn son thếp vàng óng ánh cùng giấy tờ hành chánh nghiêm chỉnh đặt ở hàng đầu, trong khi nhiệm vụ chuyên môn y khoa đứng hàng thứ hai đáng tội nghiệp. Anh thấy tình hình ở đây dường như ngược lại: mặt quản lý tồi tệ nhưng mặt xét nghiệm chuyên môn rất tốt. Chính vì thế anh đã cố nén khuynh hướng tự nhiên để đừng vội đánn giá vị bác sĩ bệnh học già cả trên cơ sở những điều thấy được cho đến lúc này.
Nhưng giờ đây, anh thấy không thể giả vờ với lòng mình được nữa Bác sĩ Pearson là một kẻ chần chừ và bất tài.
Cố gắng giữ cho giọng nói không lộ vẻ khinh thường, Coleman hỏi:
- Ông tính sao?
- Còn một việc có thể làm được.
Pearson trở lại bàn giấy, nhấc máy điệnthoại và nhấn nút nội bộ. Im lặng một lúc, ông nói:
- Bảo Bannister vào đây.
Ông gác máy và quay lai với Coleman:
- Cả hai chuyên gia trong lãnh vực này: ông Chollingham ở Boston và ông Earnhart ở New York.
Coleman gật đầu:
- Vâng. tôi có nghe nói đến công việc của họ.
Bannister bướcc vào:
- Ông gọi tôi? - ông ta liếc nhìn Coleman rồi quay ngoắt đi.
- Cầm lấy mớ lam mẫu này - Pearson gấp tấm bìa và đẩy ra mép bàn –Tối nay gửi đi hai bộ đường hàng không, hỏa tốc đặc biệt. Một bộ cho ông bác sĩ Earnhart ở New York, một cho bác sĩ Chollingham ở New York. Cho đánh máy các biên bản thường lệ, đính kèm bản sao bệnh án và yêu cầu họ gửi kết quả bằng đường điện tín càng sớm càng tốt.
- Ô-kê - Kẹp tấm bìa làm mẫu vào nách, Bannister lui ra.
Coleman nghĩ thầm: ít ra ông cụ đã làm được một phần việc rất tốt. Hỏi ý hai vị chuyên gia về ca bệnh này là sáng kiến rất hay, cho dầu có kho hồ sơ đối chứng hay không.
Pearson nói:
- Cần phải có câu trả lời trong vòng hai, ba ngày nữa. Trong khi chờ đợi, tôi nên nói chuyện với Lucy Grainger - ông tư lự - Không nói nhiều, chỉ cần báo cho cô ấy biết rằng còn đôi chút nghi ngờ và chúng ta đang - ông nhìn xoáy vào mặt Coleman - tìm hiểu lời xác định ở bên ngoài.
Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng - Arthur Hailey Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng