Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lời Ai Điếu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7 (2) - Ba Năm Ở Đài Phát Thanh Tiền Giang
K
hi vô tới TP HCM, tôi vào cơ quan thường trú của Đài THVN, Giám đốc Nguyễn Thành, nguyên là giám đốc của Đài Giải Phóng trước 1975, phó chủ nhiệm UB Phát thanh và Truyền hình VN xem quyết định về Đài phát thanh Tiền Gian của tôi rồi nói: Vũng Tàu mới thành lập Đài phát thanh, rất cần cán bộ, họ vừa có công văn xin Đài THVN một phó giám đốc phụ trách nội dung, nếu cậu đồng ý, tôi sẽ hủy quyết định về Tiền Giang của cậu và viết quyết định cho cậu ra làm phó Đài Vũng Tàu. Tôi cảm ơn sự tín nhiệm của ông Thành rồi nói mục đích của tôi là vào Đồng bằng sông Cửu Long để viết, tôi không thể về Vũng Tàu được. Giám đốc Thành lại nói: Vũng Tàu là địa bàn quan trọng, ở đó đang khai thác dầu khí, đây là nhiệm vụ, tôi viết quyết định cậu phải đi. Giám đốc Thành là một người quyết đoán và trên cương vị là phó chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh và Truyền hình VN, ông có toàn quyền để làm việc đó. Nhưng tôi có một “bảo bối” để chống lại mọi quyết định của lãnh đạo trong một thể chế Đảng trị. Tôi ý thức rất rõ điều này. Nhưng dù sao tôi cũng phải cảm ơn thầm trong bụng vì sự tín nhiệm của ông Thành với tôi. Cuối cùng thì tôi vò đầu vò tai, nói ra vẻ muốn đi lắm mà không thể được! Tôi còn đề phóng, nếu giám đốc Thành nói “tôi sẽ kết nạp cậu vào Đảng” như đã có lần mà Đài Truyền hình trung ương giao nhiệm vụ mà tôi không nhận với lý do “không phải Đảng viên”, người ta đã nói với tôi như thế. Nhưng giám đốc Thành là một người nguyên tắc cao, nghe thấy tôi nói như thế ông không nói gì nữa. Nhưng cũng chính giám đốc Thành, đúng ba năm sau, ông đã xin chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cho tôi về lại Đài TNVN, biên chế tại cơ quan thường trú của Đài tại TP HCM, dưới quyền của ông. Nhưng ông đặt tôi thường trú tại Đồng bằng sông Cửu Long, ở tại Tiền Giang. Đấy là lần đầu tiên một cơ quan báo chí của trung ương có đặt phóng viên thường trú ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau này, báo Nhân Dân có đặt phóng viên thường trú ở một số tỉnh như Minh Hải, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ… Nhưng các vị thường trú này, có người làm việc hiệu quả, được địa phương quý mến như nhà báo Kiến Phước thường trú ở Cần Thơ; Cũng có người nổi tiếng mượn danh báo Nhân Dân để đi tống tiền, đi vơ vét khắp nơi như ông Phan Huy (người thay ông Kiến Phướng ở Cần Thơ). Ông Phan Huy được mệnh danh là “Huy cá rồ” vì ông ăn tạp và ăn bẩn. Chuyện về ông đi ăn xin như thế nào, ăn xin kiểu nhà báo dưới chế độ độc Đảng, lại là đại diện cho tờ báo của trung ương Đảng tại địa phương nên nó ly kỳ lắm. Tôi có thể viết thành một cuốn sách dầy, xin để phần tiếp sau sẽ nói.
Đang là phóng viên của Đài phát thanh quốc gia, rồi Đài truyền hình trung ương, địa bàn hoạt động cả nước, công việc khá phức tạp, tôi về làm phóng viên của một đài phát thanh tỉnh lẻ vừa mới thành lập, một ngày chỉ phát sóng vài tiếng kể cả tiếp âm đài trung ương rồi ca nhạc, cải lương là chính… nên rất nhàn nhã. Việc đầu tiên là tôi đi sưu tầm sách vở, tài liệu về Đồng bằng sông Cửu Long để đọc. Người ta giới thiệu với tôi một người có nhiều sách nhất là thầy giáo Nguyễn Văn Quý, vốn là giáo viên dậy Pháp văn trước 30.4.1975. Tôi tìm đến nhà thầy Quý ở một con hẻm nhỏ đường Trần Hưng Đạo TP Mỹ Tho. Quả thật nhà thầy Quý là một cái thư viện nhỏ. Nhưng thầy giáo Quý không chỉ là một người đọc sách, sưu tầm sách mà thầy còn là một người chơi sách - theo đúng nghĩa của chữ “chơi”. Thầy có thể đem cho khách ở xa tới xem một lúc 6 cuốn ”Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân qua 7 lần tái bản từ khi tác phẩm này ra đời trước năm 1945! Thầy còn “dọa” nếu mai mốt tái bản”Vang bóng một thời” thì còn mua nữa. Thầy giải thích, vì mỗi lần tái bản, cuốn sách lại được viết lời tựa, thay co chữ, trình bày bìa… và cả chất liệu giấy cũng khác nhau! Một lần nhà văn Tô Hoài, sau 1975 về thăm Hội Văn Nghệ tỉnh Tiền Giang, được bạn văn ở Mỹ Tho dẫn đến nhà thầy Quý chơi. Thầy đã đem cho nhà văn xem tất cả các sách của Tô Hoài đã xuất bản từ trước đến đó. Trong đó có cuốn xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám mà Tô Hoài cũng không giữ được, như các cuốn: Xóm giềng ngày xưa, Nhà nghèo, O chuột… Tô Hoài đã rung rung nước mắt vì cảm động.
Như thế không phải “chơi sách” thì là gì?! Vì “chơi” cho nên mới nghèo! Trò đời xưa nay vẫn thế, phàm đã “chơi” cái gì đến độ đam mê thì rồi rốt cuộc cũng nghèo! Thầy Quý không ra ngoài quy luật đó. Nghèo đến mức thầy không có tiền để sắm thêm giá sách. Có lần đến thăm thầy, tôi phải chứng kiến cảnh mối xông, “xơi” của thầy cả một đống sách “cất” dưới gầm giường! Thầy Quý đã phải lấy xẻng hốt mối ra sân… và bầy gà hàng xóm được một bữa tiệc mối… mệt nghỉ(!) Có người đã bàn với thầy, hay là, bán bớt một bộ tự điển Encyclopedie cho thư viện để lấy tiền mua giá sách, vì thầy có đến hai bộ Excyclopedie… Nhưng thầy lại… tiếc! Lần đến chơi thầy Quý, chứng kiến cảnh mối “xơi” sách của thầy, buồn quá tôi đã viết một bài về “thàm cảnh” mối ăn sách của một “nhà chơi sách” cho một tờ báo của TP HCM.
Nam Bộ vốn là đất của những Mạnh Thường Quân… Chỉ ít lâu sau, một ông chủ xưởng gỗ ở Mỹ Tho đọc báo, đã tặng thầy Quý giá sách. Từ đó, căn “phòng khách” của thầy trở thành một cái thư viện nhỏ. Bốn mặt tường đều là giá sách. Từ điển để riêng một giá, văn học một giá, chính trị một giá. Riêng sách tiếng Pháp một giá, vẫn không đủ, sách còn được đưa vào phòng ngủ… ở phía sau, nhưng được kê kích đàng hoàng, không phải trải vải nhựa để dưới gầm giường làm mồi cho mối như khi xưa…
Tôi mê mẩn những sách nghiên cứu về Nam Bộ của thầy như cuốn “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười” của học giả Nguyễn Hiến Lê, của nhà văn nổi tiếng Sơn Nam như các cuốn: Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long hay là Văn Minh Miệt Vườn, Cá Tính Miền Nam, Hương Rừng Cà Mau… Nhưng thầy Quý không cho mượn sách đem về nhà đọc. Thầy chỉ cho xem hoặc đọc tại chỗ. Tôi bèn nghĩ ra một cách, đem tất cả những cuốn sách quý được tôi chọn lọc để đem theo vào Nam tặng thầy Quý. Tôi biết chắc chắn rằng những sách này thầy Quý không thể có, vì nó được xuất bản ở miền Bắc trước 1975. Trong đó có bộ sách “Lịch sử văn học Trung Quốc” ba tập dầy cộp do Quách Mạc Nhược, học giả hàng đầu của Trung Quốc biên soạn. Và, tập thơ mỏng dính “Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ tý hon Trần Đăng Khoa do ty giáo dục Hải Hưng xuất bản năm 1968. Với một người chơi sách như thầy Quý thì còn gì hơn những thứ hàng quý hiếm đó. Thầy Quý nhận các cuốn sách từ tôi và từ đó thầy sẵn sàng cho tôi mượn sách đem về nhà đọc (chắc là thầy sẽ không nghi ngờ gì là tôi sẽ “chôm” các sách quý của thầy, vì thầy thấy tôi đem sách quý đi biếu thì chắc chắn không phải là tay chơi sách như mình rồi).,
Tôi đã được “vỡ lòng” về đất Nam Bộ từ kho sách quý của thầy. Tôi có thể viết những bài về Nam Bộ trên cơ sở quan sát thực tế và những kiến thức có chiều sâu từ sách vở để lại của người đi trước. Khi viết về vủng đất đang được khai hoang nhiễm phèn nặng của tỉnh Tiền Giang trong vùng Đồng Tháp Mười, tôi đã đọc kỹ cuốn “Những vấn đề về đất phèn Nam Bộ” của Lê Huy Ba (NXB TP HCM năm 1982). Việt Nam là “cường quốc đất phèn”, đứng thứ ba trên thế giới sau Hà Lan và Indonesia theo kết luận của hội nghị đất phèn thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, đều gọi nó bằng cái tên chung là “Acit sulphate soil” là thứ đất và thứ nước không con gì sống được trong đất và trong nước của nó. Những kiến thức mà tôi có được từ sách vở đã giúp cho các bài viết của tôi có chiều sâu, có căn cứ khoa học để đưa ra được những nhận định có căn cứ và dĩ nhiên, báo chí trung ương, đặc biệt là báo Nhân Dân lúc đó đang cần những bài về Nam Bộ như thế. Hàng loạt những bài tôi gửi ra với các chủ đề như Tiền Giang xây dựng vùng lúa năng suất cao; Cây khóm (dứa) trên đất phèn Đồng Tháp Mười; Giao thông nông thôn trên các xã cù lao; Nghề nuôi rắn ở Đồng Tâm… Đặc biệt là phóng sự “Đám cưới to nhất tỉnh” đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng, sau đó báo Nhân Dân biên tập lại với các “tít” khá “ăn khách”. “Đám cưới “to” nhất nước” (Báo Nhân Dân số ra ngày 27/3/1983) đã gây được dư luận trong tỉnh. Phóng sự phản ánh việc Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang mà đứng đầu là ông chủ tịch Nguyễn Công Bình làm chủ hôn cho một đám cưới tập thể 21 cặp trai gái. Các cô gái xuất thân là “gái lỡ lầm”, như cách gọi rất nhân văn của chủ tịch sáu Bình, được đưa vào nông trường khai hoang của tỉnh trong vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận Tiền Giang để lao động cải tạo. Qua lao động, các chị đã bén duyên với 21 chàng trai của nông trường trồng khóm. Và, chủ tịch Sáu Bình đại diện nhà trai, bà trưởng ty thương binh xã hội tỉnh đại diện nhà gái đã đứng ra tổ chức lễ cưới tập thể cho 21 cặp trai gái này. Mừng nông trường khai hoang của tỉnh trồng khóm trên đất phèn nặng thành công, lại mừng cho 21 cặp trai gái của nông trường đón hạnh phúc trên miền đất mới được khẩn hoang, các công ty, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh gửi quà mừng đến rất nhiều. Có bác nông dân trong tỉnh nghe tin vui cũng gửi thư và tiền mừng đến đám cưới tập thể. Bài phát biểu của ông chủ hôn mà chũ tịch Sáu Bình bảo tôi soạn thảo cho ông đã được vỗ tay nhiệt liệt. Trong đó có câu: “Chỉ có cách mạng mới có được niềm vui như thế này”.
Sau đám cưới mọi người ra về hết, tôi còn ở lại nông trường khai hoang Tân Lập cả tuần lễ để hoàn thành bài phóng sự nhiều kỳ này. Vì thế, càng có dịp để hiểu thế nào là đất phèn nước phèn. Ban đêm ở vùng Tân Lập, dù trời mưa to gió lớn không có tiếng ếch nhái kêu vì nó không sống nổi ở vùng đất này. Nước thì trong vắt mà không có một loài thủy sản nào sống được. Áo trắng lốp mà đem giặt trong dòng nước trong vắt này lại vàng khè và mau rách. Nếu ai ăn trầu, nhổ một miếng nước bã trầu xuống dòng kinh thì nước bã trầu đó sẽ biến thành màu trắng… như phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm(!) Cánh đồng năn, cỏ lát chạy tít tắp đến tận chân trời. Vì thế thời xưa, người Pháp mới gọi Đồng Tháp Mười là “đồng cỏ lát” (plaine de jonds). Bàn chân con người vẫn chạm đất, mắt vẫn nhìn thấy màu xanh của cỏ, nhưng lặng thinh không có tiếng chim kêu, không tiếng một con cá quẫy. Nó không phải là sự vắng vẻ âm u của núi rừng, cũng không phải sự vẻ cô đơn của biển cả. Đây là biển trên đất liền. Là cái vắng lặng mênh mông kiểu Đồng Tháp Mười. Ca lên một câu vọng cổ trên đất này thì nó vang xa lắm. Như cứa vào chỗ da non nhất của con người… đi khai hoang lập nghiệp. Tôi đã hiểu vì sao những câu ca cổ lại buồn đến thế. Nhưng đó là nỗi buồn có cung bậc, có gam màu không bi lụy là ẩn chứa một niềm tin khắc khoải đến mai sau. Tôi càng mến yêu những cặp vợ chồng mới, dám trụ lại đất này để tính chuyện tương lai.
Một sự việc có liên quan đến tôi trong những năm làm việc ở Đài Phát thanh tỉnh là việc Đài mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho phóng viên và biên tập viên của mình.
Là một đài phát thanh của tỉnh thành lập sau 30.04.1975, lại được thành lập muộn so với các tỉnh láng giềng nên lực lượng phóng viên, biên tập viên còn rất mỏng. Vì thế, Đài Tiền Giang mở lớp huấn luyện và mời một trưởng phòng biên tập của Đài Phát thanh Hải Phòng, một đài địa phương lâu năm của miền Bắc vào làm giảng viên cho lớp. Với tư cách là phóng viên của Đài Tiền Giang, tôi cũng là học viên của lớp. Khi anh trưởng phòng biên tập của Đài Hải Phòng trong buổi khai mạc thấy tôi ngồi lù lù trong lớp thì anh ta bất ngờ quá. Anh ta thốt lên với lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo Đài Tiền Giang: có anh Lê Phú Khải ở đây rồi thì còn mời tôi vô làm gì nữa! Chẳng là, khi còn ở Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi đã từng về Hải Phòng nhiều lần, cùng anh bạn này đi ra vùng mỏ Quảng Ninh công tác. Bài vở của tôi đăng tải khắp các báo miền Bắc như Nhân Dân, Quân Đội nhân dân, Văn Nghệ… anh đều đọc cả. Tôi còn cùng Ban địa phương của Đài tiếng nói Việt Nam xuống Hải Phòng mở những lớp tập huấn như Đài Tiền Giang đang làm… Vì thế, sau lớp học đó, khi các đài truyền thanh các hyuện mới thành lập, Đài phát thanh tỉnh đều cử tôi đi xuống các huyện để hướng dẫn các lớp học dài ngày đào tạo biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên cho đài huyện. Với chiếc xe đạp cọc cạch và giỏ quần áo, tài liệu đeo bên mình, tôi đi xuống các huyện công tác cả tháng mới về.
Từ phóng viên của Đài phát thanh quốc gia, rồi Đài truyền hình trung ương… đi công tác bằng máy bay, bằng xe con, đến các địa phương thì ở nhà khách của ủy ban, nhà khách tỉnh ủy, huyện ủy, làm việc với các lãnh đạo địa phương là quan đầu tỉnh, đầu huyện… nay về địa phương, đi xuống huyện công tác hàng chục cây số, tối ngủ lại các Đài hyuện có khi là một góc đình làng dột nát, vì đài huyện mới thành lập chưa có trụ sở. Đêm nằm chuột chạy lao cả vào mùng! Trưa ra sông tắm giữa trời. Học viên thì có em còn đi chân đất vì là thanh niên của xã lên dự tập huấn ở đài huyện, để về làm truyền thanh ở xã… Nếu xét về sự sang trọng, sung sướng thì thật là tôi “đang ở bể lại vào ngòi”! Nhưng tôi lại thấy thích thú. Sáng ra chợ huyện ăn tô bánh canh, tôi nghe được đủ chuyện trên đời. Nhà văn Nga Sên khốp từng khuyên các nhà văn đi tàu nên mua vé hạng bét đó sao!
Có lần lên lớp, tôi thấy có em để dưới chân mình một cái bị, ở trong luôn có con gì ngọ nguậy. Đến cuối giờ, các em rủ thầy ra quán lẩu rắn nhậu. Thì ra em học sinh đó về nhà bắt được một bị rắn để hôm sau đến lớp thết thầy. Em đem bị rắn đó ra quán, chia đôi, cho chủ quán một nửa, còn nửa kia thì chủ quán có nhiệm vụ nấu nồi lẩu rắn cho thầy trò tôi nhậu. Em khỏi phải trả tiền bữa nhậu đó. Cuối khóa học, em cũng tặng tôi một bị rắn tươi sống như thế để làm quà đem về Mỹ Tho(!)
Trước khi vô Nam, tôi có đem theo nhiều tài liệu về nghiệp vụ báo chí, trong đó có cả tài liệu của Tân Hoa xã do người chú tôi là Lê Phú Hào, là nhá báo miền Bắc đầu tiên đi thường trú ở Bắc Kinh sau hòa bình 1954 đem về Hà Nội. Tôi còn đem theo các tài liệu của Việt Tấn xã, cơ quan thông tấn của chế độ Sài Gòn cũ khi tôi vô Nam lần đầu, đến Việt Tấn xã thu lượm được. trong đó có cuốn “săn tin” bằng song ngữ Anh-Việt. Sau này tôi mới biết đó là cuốn sách nghiệp vụ nổi tiếng ở Sài Gòn trước 1975, do chính điệp viên Phạm Xuân Ẩn đóng vai nhà báo biên soạn. Ngoài ra tôi còn có cả những giáo trình của các giáo sư đại học báo chí Colombia, như cuốn “ký giả chuyên nghiệp” của John Hohenberg, bản dịch của Lê Thái Bằng và Lê Đình Điểu in ở Sài Gòn 1974. Đem những cuốn sách đó đi theo, tôi tự nhủ với mình như người thợ đem theo đồ nghề để kiếm sống ở phương xa. Và quả thật, những tài liệu huấn luyện báo chí đó cộng với kinh nghiệm 5 năm làm phóng viên phát thanh và truyền hình ở miền Bắc đã cho tôi nhiều lợi thế khi phải làm giảng viên ở các lớp đào tạo phóng viên như tôi đã làm ở các hyuện trong tỉnh Tiền Giang, cũng như ở các lớp nghiệp vụ, các khoa báo chí ở các trường đại học tại TP HCM sau này.
Có lần, giảng về công việc truyền thanh trực tiếp (đọc và truyền thanh trực tiếp) ở đài phát thanh huyện thì phải hết sức cẩn trọng, sai một ly đi một dặm. Tôi đã dẫn ví dụ ở một huyện ở miền Bắc, đài truyền thanh ở huyện đó đã bị bà con nghe đài gọi là Đài truyền thanh “buông tay em ra”! Chuyện kể rằng, hôm đó đã vào phòng bá âm rồi (phòng đọc và phát). Khi cô phát thanh viên xướng lên. đây là đài truyền thanh… thì vừa lúc đó anh biên tập viên lợi dụng phòng bá âm luôn phải đóng kín cửa nên đã cầm tay cô ta… Do quên mất mình đang phát thanh, cô phát thanh viên kêu lên “buông tay em ra”! Thế là cả huyện đã nghe được câu: “đây là đài truyền thanh… buông tay em ra!”
Những bài giảng của tôi như thế luôn được các em hưởng ứng, không em nào bỏ học giữa chừng. Cuối khóa học đều có phát chứng chỉ tốt nghiệp lớp nghiệp vụ phát thanh, truyền thanh cho Đài tỉnh cấp nên các em rất phấn khởi.
Sống hòa mình với xã hội, tôi thu lượm được nhiều kiến thức thực tế, đặc biệt là lời ăn tiếng nói, ngôn ngữ của người dân Nam Bộ. Điều này rất cần cho một người cầm bút. Đặc biệt là viết “Câu chuyện truyền thanh” cho đài phát thanh, một thể tài hấp dẫn nhưng khó viết nhất. Vì, câu chuyện truyền thanh là một vở kịch của báo nói. Nó vừa phải truyền tải những vấn đề thời sự nóng hổi của cuộc sống, vừa có tính văn nghệ của một vở kịch nhỏ. Các nhân vật của câu chuyện truyền thanh phải nói tiếng nói của tác giả. Vì vậy tác giả phải có vốn sống. Cuốn sổ tay của tôi luôn được giở ra để ghi chép “lời lẽ các nhân vật”. Nhà báo Phan Quang trong cuốn “Đồng bằng sông Cửu Long”, xuất bản sau năm 1975 được tái bản nhiều lần đã có một nhận xét tinh tế: người Việt Nam từ đầu đến cuối đất nước, sống cách xa nhau hai nghìn cây số, nhưng Bắc Nam thoạt gặp đã dễ dàng nghe tiếng nói của nhau. Cùng một cội nguồn, cùng một ngôn ngữ dân tộc như vậy là lẽ đương nhiên. Không những ngữ pháp không thay đổi, từ vị thống nhất mà tôi còn ghi nhận một chi tiết hay hay: người Bắc và người Nam chi nhau hai phần của một từ kép, khi thì phần trước, khi thì phần sau. Chẳng hạn: dơ bẩn, dư thừa, kêu gọi, sợ hãi, chà xát, hay biết… người Nam dùng phần đầu. Ngược lại trong thóc lúa, lanh lẹ, nóng nực, dẫm đạp, đón rước, lừa gạt… người Nam lại lĩnh phần sau (Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Trẻ, tr. 412).
Trong những năm tháng rong ruổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã ghi thêm được nhiều ví dụ về sự “chia nhau” một từ kéo như thế. Năm ông Phan Quang tròn 85 tuổi, tôi đã gửi ra Hà Nội “mừng thọ” ông 100 từ kép được “chia nhau” như thế. Mời bạn đọc… xem chơi!
Tôi xếp các từ kép này theo thứ tự abc (chữ đầu) của từ: ô dù, ốm đau, buồn rầu, bơi lội, bóc lột, cố gắng, co kéo, chọc ghẹo, chán ngán, chặt đốn, cưng chiều, chén bát, chờ đợi, chửi rủa, chậm trễ, cần thiết, cạn kiệt, chia xớt, đưa rước, dạy bảo, dòm ngó, dọn dẹp, dụ dỗ, đùa giỡn, đùi vế, đau ốm, đĩ điếm, khờ dại, điên khùng, dư thừa, giỡn chơi, đui mù, dòm ngó, dọa nạt, đe dọa, hư hỏng, hao tốn, hăm dọa, hối thúc, hù dọa, hung dữ, ham thích, hoảng sợ, hèn nhát, hư hao, ham muốn, lượm nhặt, nhờ cậy, kiểm điểm, khỏe mạnh, kêu xin, kỳ lạ, khờ dại, lựa chọn, lời lãi, lười biếng, mau lẹ, mồm miệng, may rủi, nôn nóng, mai mốt, ngăn ngừa, ngăn chặn, nón mũ, ngất xỉu, nhìn ngó, quậy phá, rơi rớt, rảnh rỗi, rượt đouổi, rầy la, tập dượt, thuê mướn, thay thế, tiêm chích, thưa kiện, tìm kiếm, trưng bày, tồi tệ, to lớn, trêu chọc, tuyển mộ, trông chờ, tránh né, thương yêu, trông coi, uổng phí, ưa thích, vâng dạ, vay mượn, rượt đuổi, sáng tỏ, sửa chữa, giúp đỡ, giành giật, gầy ốm, già cỗi, ghê sợ, say xỉn, phòng ngừa… hơn 100 từ ghép kể trên đều như nhận xét của Phan Quang. Ví dụ như đui mù thì người Nam nói đui, người Bắc nói mù. Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu: “Thà đui mà giữ đạo nhà / còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”.
Có một nhận xét của nhà văn Nam Bộ cũng tinh tế chẳng kém gì Phan Quang là ông Sơn Nam. Đó là như tôi đã viết hàng trăm bài phát thanh, bài báo, bài bút ký trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Nam chí Bắc và cho ra đời đến 5-6 đầu sách về Đồng bằng sông Cửu Long. Một lần gặp Sơn Nam ở Sài Gòn, ông biểu tôi: ban đầu tao cứ tưởng mày là một thằng Nam Bộ, nhưng đọc kỹ, tao biết mày là một thằng Bắc Kỳ thứ thiệt. Tôi ngạc nhiên quá, hỏi lại ông: vì sao thầy lại nhận xét thế? Ông già hóm hỉnh nói: mày viết hay dẫn chứng, hay đưa con số để chứng minh điều này điều kia… thằng Nam Bộ nó không thế. Thì ra là vậy. Do tôi cố gắng dùng ngôn ngữ của người dân Nam để viết, như ghi chép cả trăm từ kép để học cách nói của dân Nam Bộ nên ban đầu Sơn Nam tưởng tôi là Nam Bộ. Nhưng sự hay dẫn chứng, chứng minh của tôi khiến Sơn Nam phát hiện ra tôi là dân Bắc Kỳ! Và chính ông đã viết lời bạt cho cuốn “Hồ sơ đồng bằng sông Cửu Long” gần 400 trang của tôi do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2000. Báo Nhân Dân số ra ngày 9.5.2000 đã đăng bài viết đó của Sơn Nam.
Nếu những năm dạy học ở nông thôn miền Bắc đã cho tôi hiểu phần nào về cuộc sống và xã hội Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ thì những năm “dấn thân” ở Đồng bằng sông Cửu Long đã cho tôi hiểu tính cách con người Nam Bộ. Là người Việt Nam, người dân Nam Bộ có tất cả những ưu điểm và khuyết tật của người Việt nói chung, nhưng điều kiện địa lý, thiên nhiên, vị trí của mảnh đất Nam Bộ (xa phương Bắc) đã tạo nên những tính cách rất đặc trưng của người dân. Từ công chức, cán bộ trong bộ máy công quyền (xưa và nay) cũng như người dân nói chung họ có tính cởi mở, thẳng thắn, dễ tin người, ham vui trọng nghĩa, hồn nhiên đến hoang sơ… và đối với họ, không có nguyên tắc nào cả!
Tôi không phải nhà lý luận, nhà nghiên cứu, tôi chỉ là nhà quan sát nên dẫn ra đây vài ví dụ điển hình để góp phần cung cấp tư liệu cho các nhà xã hội học. Vào đất Tiền Giang, tôi công tác ở Đài Phát thanh của tỉnh còn vợ tôi công tác ở công ty ngoại thương Tiền Giang. Ba năm liền, vợ tôi năm nào cũng được tăng lương, trong khi đó các người khác 3-4 năm còn phải xét. Khi họp chi bộ, có người thắc mắc với giám đốc công ty ngoại thương là ông Nguyễn Văn Khang (tức Ba Khang): cô Thuận (tên vợ tôi) mỗi năm mỗi tăng lương, anh em người ta thắc mắc nhiều lắm? Giám đốc Ba Khang mắng: chúng mày ngu vừa phải thôi… chú Khải, chồng cô Thuận ở bên Đài phát thanh, chú ấy có công với tỉnh, viết bao nhiêu bài giới thiệu Tiền Giang ra cả nước, bên ấy chúng nó ngu, không tăng lương cho chú ấy… thì bên này mình tăng lương cho vợ chú ấy cũng thế… thắc mắc cái gì! Không ở đâu có cái logic tăng lương như thế. Chỉ có các anh Hai Nam Bộ mới có cái tư duy logic kiểu đó. Nhưng xét ra… cũng không sai!
Để nói về tính cương trực thẳng thắn của dân Nam Bộ, tôi xin dẫn ra một ví dụ cũng khá điển hình. Những năm đầu thập kỷ 80 (thế kỷ 20) còn chế độ bao cấp, phân phối đều. Tỉnh Minh Hải, vùng mặn nuôi tôm cũng được trung ương phân phối một lượng phân bón nhập ngoại như các tỉnh khác. Trong khi đó, Tiền Giang xây dựng vùng lúa năng suất cao cần nhiều phân bón nên phải xuống Minh Hải mua phân dư thừa. Thời đó mua bán ngoài kế hoạch được cấp là một sai phạm nghiêm trọng. Khi đoàn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào kiểm tra, ông hỏi: vì sao lại mua bán phân bón, phải đình chỉ ngay. Chủ tịch Tiền Giang lúc đó là ông Sáu Bình trả lời: chúng tôi chẳng những không đình chỉ mà còn tiếp tục mua nữa vì dưới đó trung ương phân cho họ, họ không trồng lúa, thừa phân, trên này chúng tôi trồng lúa thiếu phân nên còn phải tiếp tục mua nữa(!) Có cho ăn kẹo thì một ông chủ tịch tỉnh ở miền Bắc cũng không dám cãi lại Thủ tướng như thế.
Người Nam Bộ hay nói thẳng. Vì thế, trước đây tướng Qua về nhà tôi, đã hai lần “than phiền” với ông bố tôi về tính nói thẳng của dân Nam Bộ. Một lần ông nói về ông Bẩy Trân. Ông Bẩy Trân như tôi đã nói ở đầu sách, ra Hà Nội để “nằm chờ” bố trí công tác quan trọng. Nghe đâu thời học trường Đảng cao cấp ở Moscow cùng với ông Trần Văn Giàu và ông Mười Giáo, ông đã có lần lấy vợ người Nga. Vì thế sau năm 1954, trung ương dự định bố trí đi làm đại sứ ở Liên Xô và cử ông đi học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Khi ông Trường Chinh vào giảng bài về lịch sử Đảng ông có nói, tổ chức thanh niên tiền phong ở Nam Bộ trước kia là tổ chức phản động thân Nhật. Học viên Nguyễn Văn Trân đứng dậy nói: thanh niên tiền phong ở Nam Bộ lúc đó do tôi cử Trần Văn Giàu đi gặp Phạm Ngọc Thạch để tổ chức ra nó. Tuy cái vỏ bên ngoài là của Nhật, nhưng cái ruột bên trong là của ta. Đồng chí không biết lịch sử Nam Bộ thì đừng nên giảng như thế! Tướng Qua kể lại cho ông bố tôi sự việc trên rồi kết luận: mấy ông Nam Bộ tập kết ra Bắc thẳng quá nên sẽ rước họa vào thân. Ông Bẩy nhà ta (vì lúc đó Bẩy Trân là sui gia với bố mẹ tôi) sẽ gặp nạn mất thôi. Chỉ ít lâu sau Bẩy Trân nhận được quyết định về hưu lúc mới ngoài 50 tuổi.
Trường hợp thứ hai là nhà trí thức Dương Bạch Mai. Cũng một lần, tướng Qua về nhà nói với ông bố tôi: trong một hội nghị trung ương, ông Dương Bạch Mai tuyên bố Mao Trạch Đông là tên thổ phỉ, không thể nghe ông ta được. Ông Nam Bộ này liều quá, rồi lại mang họa vào thân!
Hồi đó Mao Trạch Đông được xem như ông thần, ông thánh, lần đầu tiên tôi được nghe có người phê phán ông Mao là “thổ phỉ”. Sau này, tôi còn được nghe một người nữa, vào những năm đó, đã dám phê phán Mao Trạch Đông là thầy Nguyễn Văn Hạnh của tôi. Đó là năm thứ 2 của khóa Đại học Sư phạm văn (1963-1966) sơ tán tại Đại Từ, Bắc Thái, trong một giờ lên lớp về lý luận văn học, thầy Hạnh khi nói đến bài phát biểu của Mao trong “Cuộc tọa đàm văn nghệ Diên An” đã phê phán “Mao Trạch Đông không có hệ thống, vì thế những bài phát biểu của ông không thể lấy làm căn cứ được”! Lập tức bài giảng của thầy Hạnh đã bị chi bộ lớp (gồm một số giáo viên cấp 2 được cử đi học để lên dậy cấp 3) báo cáo lên Đảng ủy của khoa! (khoa văn).
Nói về tính “hoang sơ” của dân Nam Bộ, tôi có một kỷ niệm rất vui. Đó là kỳ đại hội Đảng bộ huyện Gò Công tây tỉnh Tiền Giang, tôi với tư cách là nhà báo được mời đến dự. Khi tôi đến thì đại hội đã khai mạc, cờ quạt uy nghiêm. Ông trưởng ban tổ chức đại hội giới thiệu tôi như sau: xin giới thiệu có nhà văn Nguyễn Khải đến dự với đại hội chúng ta. Tiếng vỗ tay rào rào… Tôi hoảng quá, nói với vị trưởng ban tổ chức: xin anh cải chính cho, tôi không phải là nhà văn Nguyễn Khải, ông ấy lớn lắm, mang tiếng cho tôi. Vị đó nhất định không cải chính. Tôi năn nỉ thì vị ấy lấy tay gạt vào không khí, nói: Khải nào không là Khải!!! Thế là suốt ngày hôm ấy, tôi mang danh nhà văn Nguyễn Khải để nâng ly, chúc tụng. Có vị đến cụng ly với tôi nói: tôi đã đọc tác phẩm “Cù Lam Tràm” của đồng chí rồi, hay lắm(!) mọi người lại cụng ly chúc mừng tôi! Thật là tưng bừng rôm rả!!!
Nói về tính phóng khoáng của dân Nam Bộ, tôi lại có ví dụ. Đó là vào năm 1994, Đồng bằng sông Cửu Long đang có dịch tôm chết rất lớn, thiệt hại nặng. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi kiểm tra vùng nuôi tôm lớn ở Cà Mau. Khi ông Kiệt hỏi vị chủ tịch Cà Mau: vì sao tôm chết? Ông chủ tịch tỉnh trả lời “vô tư”: thưa Thủ tướng tôm nó chết vì nó không thể… sống được! Mọi người đã cười rần! Tôi nghĩ chắc ông Thủ tướng tức giận lắm. Nhưng không thấy ông nói gì… vậy mà đến hội nghị khoa học để bàn về vấn đề tôm chết năm ấy, ông Võ Văn Kiệt còn đem câu chuyện “tôm chết vì nó không thể sống được” ra kể để mọi người cười một mẻ nữa! Tôi có cảm giác ông Kiệt “thích” câu trả lời đó của chủ tịch Cà Mau. Sau hội nghị này, tôi có viết một câu chuyện truyền thanh (CCTT) nhan đề: “Vì sao tôm chết” để hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm. Mở đầu CCTT là đoạn Thủ tướng đến kiểm tra vùng nuôi tôm… CCTT này đã được phát trên đài TNVN và sau đó nhiều đài phát thanh ở Nam Bộ đã phát lại.
Khi ông Võ Văn Kiệt qua đời, báo Cà Mau có bài “khóc” ông đăng đến 9 số báo liền (từ số ra ngày 16.6.2008 đến số 11.7.2008). Trong 9 số báo ấy có đoạn tôi đọc được như sau, đại ý nói có lần Thủ tướng đi công cán đến một địa phương ở Nam Bộ. Một người bạn chiến đấu cũ của ông đến thăm và đưa theo một người thanh niên. Người bạn cũ nói với vị Thủ tướng đương kim: tôi đưa cậu này đến để nó nhìn mặt cha nó, vì lúc mẹ nó chết đi dặn nó là phải đi tìm cha, cha nó tên là Võ Văn Kiệt. Nó chỉ yêu cầu thế thôi, không đòi hỏi gì nữa. Ông Kiệt đã vui vẻ tiếp cậu thanh niên này. Và còn giữ cậu ở lại chơi, cho coi TV. Ba ngày sau ông nói với cậu ta: bác đã nghĩ kỹ lại rồi, khi bác hành quân qua làng mẹ cháu, bác không có bạn gái nào ở đó cả, vì thế cháu không phải là con của bác. Nhưng bác nhận cháu là con nuôi, cháu về đi khi nào muốn gặp bác thì cứ lại. Cậu thanh niên kia cảm ơn Thủ tướng rồi ra về. Ít lâu sau cậu đến gặp để xin lỗi Thủ tướng vì cậu ta đã tìm thấy cha của mình là Võ Văn Kiệt trong một nghĩa trang liệt sĩ. (Tên thật của Thủ tướng Võ Văn Kiệt là Phan Văn Hòa).
Trên đời này ít có vị Thủ tướng được kim nào lại gặp câu chuyện éo le như thế, và cũng hiếm có vị Thủ tướng nào lại ứng xử một cách bình tĩnh và bình thản như thế, nếu không phài là một “anh Hai Nam Bộ”? Tôi cho là vậy. Vậy mà khi Thủ tướng qua đời (ở tuổi 85) năm 2008, tôi có chủ biên một cuốn sách xuất bản đúng dịp kỷ niệm lần thứ 86 ngày sinh của ông, trong cuốn sách đó có 7 bài tôi viết về ông lúc còn sống cũng như sau khi ông mất. Ngoài ra còn có nhiều bài viết khác của GS Tương Lai, Ts Nguyễn Xuân oánh, Ts Tô Vân Tường (nguyên phó Thủ tướng chế độ Sài Gòn cũ) và Nguyên chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị… Tôi có đưa câu chuyện kể trên vào một bài viết của tôi như Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM khi duyệt đã cắt bỏ đoạn đó. Cả cái tên sách do tôi đặt: “hào Kiệt của Dân”, chữ “hào” và chữ “của” viết thường, chữ Kiệt và chữ Dân viết hoa, để… chơi chữ! (ông Võ Văn Kiệt là hào kiệt của dân. Kiệt và Dân cũng là tên ông - Sáu Dân). Nhưng khi Nhà xuất bản đem bìa sách lên thành ủy để duyệt, trưởng Ban tuyên huấn là ông Phan Xuân Biên lúc đó nhất định không đồng ý cái tên sách như thế. Tôi hiểu ông trưởng Ban tuyên huấn quê ở miền Trung này muốn giữ “chén cơm” của mình thật cẩn trọng. Vì lỡ ra có người ở trên hỏi: vậy chúng tao là hào kiệt của ai? Không lẽ chúng tao là hào kiệt của quan à?
Cãi lý mãi, cuối cùng tôi vẫn thua vì người ta có quyền “xét duyệt”. Thấy tôi có ý định không in cuốn sách đó nữa vì không được chấp nhận tên sách do mình đặt ra, chị Thanh Hương lúc đó là giám đốc Nhà xuất bản tổng hợp Tp HCM “thương lượng” với tôi, hay là đổi tên sách là: “Hào kiệt Đồng bằng sông Cửu Long”! Tôi đem việc này kể với nhà thơ Thái Thăng Long, anh Long chửi thề: đù mẹ, thế thì chỉ bằng thằng Bảy Nhị thôi à?! (Bảy Nhị là Nguyễn Minh Nhĩ, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang, một người nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long).
Cái sự kiểm duyệt ở chế độ độc trị nó kinh khủng như thế. Vì thế, có một nhà văn ở một nước XHCN bên Đông Âu trước đây đã có lần phải thốt lên: chúng tôi không có kẽ hở để suy nghĩ! (noud n’avons pas l’escape de pencer).
Nói về sự cởi mở của “anh Hai Nam Bộ” tôi phải dẫn thêm trường hợp ts Võ Tòng Xuân phản đối làm cầu Mỹ Thuận!
Tôi hỏi gs Võ Tòng Xuân: tôi nghe nói hồi sắp làm cầu Mỹ Thuật qua sông Tiền, ông phản đối? Giáo sư trả lời vô tư: đúng thế. Tôi bảo ông: vậy là ông điên rồi. Võ Tòng Xuân cãi: làm cầu thì mấy anh đi, tôi đi chứ nông dân có đi đâu! Thay vì dành tiền ấy thay các cầu khỉ cho nông dân đi, để bà con làm ăn khấm khá rồi thu thuế làm cầu cũng chưa muộn. Ngẫm nghĩ một lát rồi ông lại cười nói tiếp: tôi còn viết bài phân tích rõ lợi hại nói trên, vì thế lúc đó Thủ tướng Võ Văn Kiệt mới la lên “Võ Tòng Xuân nó phát tôi!”. “Không chịu nổi”, tôi bảo GS Xuân: may đời cho anh, phải ông Thủ tướng khác thì gặp nạn rồi(!) SG Xuân vẫn hồn nhiên: nhưng Thủ tướng lúc đó bảo tôi: thư thả làm xong cầu, chính phủ sẽ thu thuế qua cầu, lấy tiền làm cầu thay cầu khỉ cho nông dân… vì câu nói đó của Thủ tướng mà báo Thanh Niên theo dõi việc thu thuế cầu để làm cầu… dài dài sau này.
Thì ra chuyện phản đối làm cầu Mỹ Thuận của Võ Tòng Xuân là có thiệt! Quả thật lúc này, tôi không còn thời gian để ”chất vấn” Giáo sư Xuân về vụ nuôi tôm hay trồng lúa, ”cứ có lợi là làm” của ông, mà nhiều nông dân đã cắt bài báo đó để trong túi làm “bùa hộ mệnh” để nuôi tôm… bạt mạng, bất kể phân biệt vùng quy hoạch mặn hay ngọt(!)
Võ Tòng Xuân là vậy. Nghĩ thế nào nói thế, chỉ tính hơn-thua cho nông dân, không tính lợi-hại cho mình hay bất cứ ai. Vì thế ông được nông dân Đồng bằng sông Cửu Long rất yêu quý, đồng thời cũng bị người có trách nhiệm quản lý toàn diện đôi lần nổi giận. Nhưng ”giận mà thương”!
Nói về cái khuynh hướng tình cảm trong ứng xử, trong đời sống hàng ngày, tôi có ví dụ khá điển hình về một “anh Hai Nam Bộ” là Ba Tạo ở Cần Thơ. Năm 1985 sau khi trở về cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP HCM từ Đài phát thanh tỉnh Tiền Giang, nhưng vẫn “trụ” lại Mỹ Tho để thực hiện ý đồ “có người luôn có mặt, thường trú tại Đồng bằng sông Cửu Long” của giám đốc Nguyễn Thành, tôi tiến hành một cuộc đi khảo sát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi đi Cần Thơ. Với giấy giới thiệu của Đài tiếng nói Việt Nam, tôi trình chánh văn phòng Sở quản lý nhà đất Tp Cần Thơ xin gặp ông giám đốc. Sau ít phút, chánh văn phòng trở ra cho biết giám đốc từ chối không tiếp nhà báo. Cũng không nói lý do gì cả. Đây là một trường hợp “hơi bị hiếm” với một cơ quan một tỉnh lẻ, từ chối không tiếp người đại diện cho cơ quan ngôn luận cấp quốc gia. Tôi kiên trì thuyết phục vị chánh văn phòng sở báo cáo lại ông giám đốc là tôi chỉ xin gặp trong ít phút, không làm mất thời gian của ông nhưng kết quả là vẫn bị từ chối. Đây là một việc làm trái nguyên tắc, vì theo quy định nhà nước, được in ngay phía sau thẻ nhà báo thời đó (sau bị bỏ) là các cơ quan, đôn vị… phải có nhiệm vụ cung cấp tư liệu, thông tin cho báo chí. Nhưng tôi đành quay ra và tự đi tìm kiếm tư liệu trong một tuần lễ. Trước khi về, tôi quay lại Sở nhà đất Cần Thơ, nói với vị Chánh văn phòng sở bữa trước rằng, tôi đã làm việc cả tuần lễ tại thành phố “Tây đô”, trước khi ra về, chỉ xin phép vào chào đồng chí giám đốc sở một câu cho phải phép. Tôi làm thế để muốn nhìn tận mắt xem ông giám đốc quan liêu và hách dịch này mặt mũi ngang dọc ra sao! Quả nhiên giám đốc cho vào. Trước mặt tôi lúc đó là một người đàn ông cao, gầy, da đen sạm và mất một tay đến sát vai. Tôi được ông mời nước, mời thuốc. Đúng như đã hứa với vị chánh văn phòng, tôi nói: thưa đồng chí giám đốc, tôi đã tìm hiểu về quản lý đô thị ở thành phố ta, tôi đến chào giám đốc, chúc sức khỏe và xin phép ra về. Nói xong tôi đứng dậy. Vị giám đốc vỗ vai tôi bằng cánh tay còn lại và mời tôi cứ ngồi, có cần gì cứ hỏi… Sau một lúc trò chuyện tôi được biết ông là Ba Tạo, từng là chiến sĩ giải phóng quân đánh trận Mậu Thân ở Cần Thơ “rút vào, rút ra”. Chuyện trò giữa tôi và Ba Tạo càng lúc càng tâm đầu ý hợp. Cuối cùng, hết giờ làm việc, Ba Tạo không cho tôi về, bảo tôi về nhà ông chơi, nhậu một bữa, tâm sự một đêm, sáng mai mới được về. Ông chở tôi bằng cái xe honda màu đen cũ kỹ, điều khiểu xe bằng cánh tay còn lại ra tận ngoại ô Cần Thơ, nơi ông có căn nhà cấp 4 đơn sơ nhưng vườn khá rộng. Ông giới thiệu tôi với bà vợ rất nhiệt tình như gặp lại bạn cũ lâu ngày. Tối hôm đó chúng tôi nhậu lai rai bên hè nhà gió lộng. Ông kể cho tôi nghe, vì sao là giám đốc Sở nhà đất nhưng lại ở cái nhà xập xệ thế này, lý do là vì ông thích vườn rộng. Lúc mới giải phóng chỗ này còn hoang vu lắm. Muốn ở bao nhiêu tùy sức. Đêm đó hầu như chúng tôi rất ít ngủ, lúc tỉnh giấc lại chuyện. Tôi được nghe về cuộc đời chinh chiến của ông, vì sao lại mất mát một tay, mất tay trong trường hợp nào. Và, đặc biệt ông kể về những khó khăn trong quản lý đô thị ở miền Nam, điều tôi rất cần nghe.
Khi mới giải phóng miền Nam, từ chiến khu, các cơ quan của ta vào thành phố và cứ theo sự đồng dạng về tên gọi của hai chính quyền cũ và mới để tiếp thu các công sở. Ta cứ tiếp quản “nguyên canh nguyên cư” như thế nên bây giờ mới có cảnh trái đời. Một tỉnh nông nghiệp lớn mà cơ quan nông nghiệp và thủy lợi lại bé như cái lỗ mũi. Nhốt hàng trăm nhân viên trong một căn nhà hẹp trong khi ở ngay cách đó, một phòng cảnh sát lại chiếm cái nhà to đùng. Chỉ một Hội Chữ Thập Đỏ thì phải mua thêm thật nhiều khóa để khóa các phòng không khi nào có người bước chân vào cả. Sở quản lý nhà đất và công trình đô thị của Ba Tạo đã “sứt đầu mẻ trán” vì đứng ra chia lại, khi có những người thế lực đầy mình chống lại. Ba Tạo là con người như thế. Ông đã tâm sự với tôi về cuộc đụng độ của ông để tiết kiệm cho ngân sách và để quản lý cái đô thị có 5 triệu mét vuông nhà.
Sáng hôm sau, Ba Tạo chở tôi đi uống café, ăn hủ tiếu rồi đưa tôi ra thẳng bến xe, nơi có ông trưởng bến là “quân cũ” của ông. Dặn trưởng bến cho tôi lên cabin ngồi, lúc tiễn tôi lên cabin cái xe đò sắp chạy, ông còn móc túi cho tôi ít tiền… trước mặt tất cà các hành khách trên xe. Ông còn dặn khi nào về Cần Thơ phải ghé. Anh Hai Nam Bộ là như thế, không thích thì không tiếp, không cần “luật lệ”, dù là luật lệ được in trên thẻ nhà báo do chính phủ cấp đàng hoàng. Nhưng một khi đã có tình cảm rồi thì… “vô tư”!
Cũng trong năm 1985, tôi tiến hành đi khảo sát về nông thôn vùng sâu của đồng bằng ở tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên còn nhiều đất hoang. Với một cái túi trên vai đựng ít quần áo và cái máy ảnh giấu trong đó, tôi xuống một bến đò dọc ở huyện Hòn Đất. Cứ đi, khi nào người đi ghe lên hết thì mình lên. Tôi đến một xã, sau này biết là xã An Thái Sơn. Vừa lên khỏi bến đã thấy tiếng cười nói ồn ào. Biết là nhà có giỗ, tôi cứ đi vô. Chủ nhân chẳng cần biết tôi là ai, kéo ngồi xuống cái chiếu đang có đông người đang ăn uống ngay giữa nhà. Chiếc ly rượu quay được vài vòng thì có người trỏ tay vào người đàn ông ngồi bên tôi, nói: hôm nay ông được ngồi cạnh Vua Hòn! Người được suy tôn là “Vua Hòn” cụng ly với tôi. Xế chiều, vì quá say tôi phải nằm ngay xuống xái chiếu đang ngồi ngủ một giấc. Ở Nam Bộ, người đến ăn giỗ “chết” tại chỗ như thế, chủ nhà rất thích. Khi tỉnh dậy, tôi được biết “Vua Hòn” là bí thư huyện Hòn Đất. Sau khi biết tôi là nhà báo, “Vua Hòn” tức Sáu Chấp mời tôi ở lại để hôm sau đi thăm vùng trồng mè (vừng) thí nghiệm trong vùng đất hoang của huyện. Tối đến tôi thấy Sáu Chấp lấy khẩu súng lục to đùng giắt ở trong người ra, gối đầu lên súng ngủ! Sáng hôm sau chúng tôi đi bộ một đoàn gần chục người vào vùng trồng mè. Đi đến 6-7 km mà chưa tới nơi. Trời nắng khát quá mà chỉ gặp những hố chân trâu đọng nước mưa nên đành phải vốc lên mà uống. Nhưng tôi chưa bao giờ uống nước lã mà thấy ngon như thế. Chiều tối, Sáu Chấp rủ rôi về huyện ủy ngủ, nhưng tôi về để còn đi tiếp. Sáu chấp viết cho tôi một mảnh giấy giới thiệu với các xã để tôi đi tiếp. Nhưng tôi chẳng cần đến giấy của anh làm gì. Tôi cứ đi, gặp nhà nào có đám giỗ là vô, tối ngủ lại đó với những người “chết” sau trận cụng ly trong đám giỗ!
Một tuần lễ sau, tôi về lại Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang. Ngủ nhà khách tỉnh ủy để chờ gặp lãnh đạo. Tiếp tôi là phó bí thư thường trực tỉnh ủy, tên Tám Quýt, nhân vật ngoài đời được nhà văn Anh Đức lấy làm hình mẫu để xây dựng hình tượng anh Hai Thép trong tiểu thuyết “Hòn Đất”. Khi tôi nói về đồng chí phó bí thư tỉnh ủy về chuyến đi thực tế của mình một tuần qua, trước khi về, xin phép hỏi lãnh đạo tỉnh một số điều. Phó bí thư thường trực Tám Quýt trả lời tôi một câu đầy ấn tượng: đồng chí nhà báo đã đi như thế thì tôi phải hỏi đồng chí chứ sao đồng chí lại phải hỏi tôi!
Khi nói về chuyện chiến tranh năm xưa, “Anh Hai Thép” đã làm tôi ngạc nhiên một lần nữa. Theo Tám Quýt thì cuộc chiến đấu ở Hòn Đất không thấm gì với cuộc chiến ở đồi Tức Dụp bên An Giang, nhưng vì nhà văn Anh Đức viết về Hòn Đất nên địa danh này trở nên nổi tiếng, vậy thôi! Sau này tôi có dịp đến Tức Dụp, được nghe kể về cuộc chiến, được đọc tài liệu về Tức Dụp mới thấy điều “Anh Hai Thép” nói là sự thực. Các “anh Hai Nam Bộ” hồn nhiên và vô tư như thế đó.
Đọc đến đây sẽ có bạn đọc cười thầm và đặt câu hỏi: thế “đồng chí X” thì sao đây? Tôi xin nhường lời cho bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, người sinh ra (1943) ở Tân Sơn Nhì Sài Gòn, người được mệnh danh là “chuyên gia biểu tình” như nhận xét của ông Trương Tấn Sang, nói về “đồng chí X”. Cách đây vài tuần, sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ (2013), trong một cuộc gặp gỡ khá bất ngờ tại một quán café ở Sài Gòn, gồm có nhà văn Hoàng Minh Tường (tác giả của tiểu thuyết ”Thời của thánh thần”) ở Hà Nội vào, PGS TS Vũ Trọng Khải, nhà thơ Hoàng Hưng, Nguyễn Thị Khánh Trâm, bác sĩ Mẫm và tôi. Anh Mẫm kể cho chúng tôi nghe về cuộc gặp gỡ mới đây của ông với chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Bá Thanh… Khi nói về “đồng chí X”, anh Mẫm nhận xét: Tôi chưa thấy tay Nam Bộ nào nham hiểm, tàn độc như “đồng chí X”!
Trường hợp của “đồng chí X” là cá biệt, “chưa thấy” như anh Mẫm nói là đúng, tôi nghĩ vậy với tư cách một dân “Bắc kỳ thứ thiệt” đã sống lang thang hơn 30 năm ở đất Nam Bộ, gặp gỡ và trò chuyện với các chức sắc của giới thượng lưu cho đến giới bình dân ở xứ này. Các “anh Hai Nam Bộ” dù có địa vị cao, vẫn có tác phong bình dân, ít quan cách hơn các quan cộng sản ở các miền khác của đất nước. Có lẽ do họ đều có “xuất xứ” bình dân. Trong 10 năm sống và làm việc ở Đồng bằng sông Cửu Long, tôi có biết một trường hợp khá thú vị. Đó là trường hợp của ông Sáu Cao, thường vụ tỉnh ủy Tiền Giang. Từng là ủy viên Ban Tuyên huấn trung ương Cục trong chiến tranh, sau 30-4 ông về quê công tác. Một lần ra Hà Nội làm việc, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện hỏi tôi: ở tỉnh cậu đang làm phóng viên thường trú, có lãnh đạo nào đọc được tiếng Pháp không? Tôi trả lời ông Viện: chỉ có ông Sáu Cao, đậu diplome. Ông Viện mừng lắm, đưa cho tôi cuốn “Delta du Mekong” (Đồng bằng sông Mekong) rồi bảo: về tặng cho Sáu Cao. Ông Sáu Cao cũng là người duy nhất ở Mỹ Tho đặt mua 2 tờ “Nouvell de Moscow” và “Temps Nouveaux” ở bưu điện tỉnh. Ông giữ rất nhiều chức trong tỉnh, giám đốc đài phát thanh, giám đốc báo Ấp Bắc, giám đốc bảo tàng tỉnh, chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh, giám đốc trường Đảng tỉnh… Nhưng ông ít đến các cơ quan đó, giao cho chức phó điều hành, nếu có đến thì chỉ nói chuyện “trên trời” là chính… vì thế anh em văn nghệ trong tỉnh gọi là “ông Sáu tào lao”! Tuy là thường vụ tỉnh ủy nhưng ông Sáu sống rất bình dân, áo bỏ ngoài quần, hút thuốc rê quanh năm. Một lần tôi đi ra quán cắt tóc gần nhà ông Sáu (cũng gần nhà tôi) để cắt tóc. Biết tôi quen với ông Sáu nên anh thợ vốn mau mồm mau miệng - mà thợ cắt tóc nào từ Bắc chí Nam mà chẳng thế - bảo với tôi: tôi phục ông Sáu Cao là “một người quân tử”! Tôi hỏi lại anh ta: quân tử thế nào nói tôi nghe? Anh thợ cắt tóc kể rất say sưa: hôm trước ông Sáu ra đây cắt tóc. Tôi hỏi, lâu lắm không thấy ông Sáu cắt tóc. Ông Sáu bảo: mình đi Liên Xô. Thế là có một tay ngồi chờ cắt tóc nhìn ông Sáu từ đầu đến chân, có lẽ hắn thấy ông Sáu mặc bộ đồ pajama nhàu nhò, chân đi dép lê, người lại đen như nông dân, miệng hút thuốc rê vấn sâu kèn… nên tay này bảo: thôi đi cha nội, nói dóc nó vừa phải thôi, còn để người khác nói dóc với chứ… thứ ông ai người ta cho đi Liên Xô… Ông Sáu không nói gì, ngồi xuống ghế tiếp tục “kéo” thuốc rê. Được thể, tay này lại lớn tiếng: nói dóc vừa phải thôi, không có ngày công an bắt đó! (ở tỉnh lẻ, nhất là ở Nam Bộ, đi Liên Xô là lớn chuyện lắm, phải là bí thơ hay chủ tịch). Tôi hỏi anh thợ cắt tóc: thế ông Sáu vẫn không nói gì à? Anh ta cười lớn, nói: thế mới bảo ông Sáu là người quân tử!!!
Thật hiếm ở nơi nào trên đất nước ta thời cộng sản, lại có một ông quan thường vụ tỉnh ủy “quân tử” như thế, nếu không phải là ở Đồng bằng sông Cửu Long(!)
Về tính cách ham vui của người dân Nam Bộ, tôi có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Ở cùng phố với tôi, có anh bạn một hôm đến rủ tôi đến nhà anh ăn mừng sinh nhật Bác Hồ ngày 19-5. Đương nhiên là tôi đi. Đúng một tháng sau, anh lại đến rủ tôi đi liên hoan. Tôi hỏi, dịp gì thế? Anh ta bảo, hôm nay “đầy tháng” Bác Hồ! Chưa hết, anh rủ tôi đến nhà ăn giỗ bà già. Đúng một tháng sau anh lại đến rủ tôi, nói: hôm nay giỗ bà già tôi! Nghe vậy tôi ngạc nhiên quá, vì vừa ăn giỗ tháng trước. Anh hiểu sự ngạc nhiên này nên giải thích ngay: năm nay nhuận hai tháng tám phải giỗ hai lần! Vẫn chưa hết. Ngày Phật Đản, anh rủ tôi rồi đến ngày Noel mừng Thiên Chúa Giáng Sinh anh cũng đến mời tôi đi ăn mừng. Tôi thắc mắc vì anh theo đạo Phật cơ mà, anh cười, nói tôi đa tôn giáo! Thế nên hèn chi, ca dao Nam Bộ mới có câu:
“Ra đường thấy vịt cũng lùa
Thấy duyên cũng kết, thấy chùa cũng tu”!
Với dân Nam Bộ, cái gì cũng có thể đem ra vui đùa được, không có vùng cấm kỵ. Có lần bác sĩ Tư Dược, giám đốc xí nghiệp dược liệu quân khu 9 trong đó có trại rắn Đồng Tâm nổi tiếng, mời tôi ăn cơm. Khi gắp cho tôi một cái đuôi rắn hổ vào bát, ông bảo tôi ăn đi, bổ lắm, trong thịt rắn hổ có tới 18 loại axit amin! Rồi ông đố tôi: đố nhà báo, ở Nam Bộ cái gì ngon nhất? Tất nhiên là tôi chịu thua. Ông cười nói: rốn chị sui là ngon nhất. Nói rồi ông đọc cho tôi nghe một câu phương ngôn Nam Bộ: “Thứ nhất là rốn chị sui, thứ nhì là đuôi rắn hổ”.
Chuyện tiếu lâm ở Nam Bộ cũng lạ lẫm. Chuyện kể rằng ở Cà Mau có bốn bác nông dân ngồi nhậu. Một bác đề xuất phải họa thơ. Mọi người hưởng ứng. Bác chủ nhà đọc câu đầu:
Trước cửa nhà tôi có bụi môn! (khoai môn)
Bác thứ hai họa tiếp: Cái lá nghiên nghiên tựa cái lồn
Bác thứ ba họa tiếp: Cái củ xồm xoàm như con cặc
Bác thứ tư kết: Thế mà nấu chín lại ăn ngon!
Dân Nam Bộ là thế, chỉ thích vui “vì cuộc đời họ buồn lắm rồi, heo hút cô đơn lắm rồi…” Tôi rất thích đoạn văn đó của nhà văn Nguyễn Văn Bổng. Một người đã sống nhiều năm ở Nam Bộ, tác giả của tiểu thuyết ”Rừng U Minh” và tập ký ”Cửu Long cuộn sóng”. Tôi đã đọc nhiều lần đoạn văn đó của ông đến mức không cần giở sách cũng có thể chép nguyên văn: ”Đất nước ta càng về phương Nam càng là đất mới, đất của những người không có quyền sống trên những mảnh đất đã được khai phá, vì vậy càng là đất của những người nổi dậy! Miền Tây Nam Bộ là mảnh đất lưu đày và nổi dậy cuối cùng của tổ quốc. Đến đây là sơn cùng thủy tận rồi. Đến đây là đến trên bờ Thái Bình Dương, Vịnh Xiêm La mịt mù rồi. Đến đây chỉ còn hai con đường, một là không đủ nghị lực sống nữa thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại đấu tranh để sống. Con người đến đây là con người liều, con người ngang tàng, nghĩa khí, tính mạng coi nhẹ tựa lông hồng, tiền tài coi khinh như rơm rác. Đối với họ, chỉ nghĩa khí là trọng. Họ không cần có nhà đẹp, vì xưa nay có ở đâu được lâu. Nhà của họ là “nhà đá”, “nhà đạp”, dựng lên đó, ở lại đó nhưng nếu không chịu nỗi áp bức thì lại đạp đi, đá đi, đến chỗ khác mà ở. Họ chẳng cần mặc sang, và có thì ăn, cũng không cần lo cho ngày mai lắm. Vì trước đây chắc gì họ được sống đến ngày mai, còn miễn sống được thì ngày mai ở trên hai cánh tay mình, dưới sông, trên rạch, trong rừng kia! Họ vồ vập hiếu khách vì cuộc đời họ đã buồn lắm rồi, heo hút, cô đơn lắm rồi. Họ chỉ còn có tình nghĩa là đậm đà với nhau. Họ sẵn sàng nhường áo, xẻ cơm, vì họ đã từng biết cái cực, cái nhục của đói khổ là thế nào. Và trên hết, họ rất căm thù. Đừng động đến họ” (Sau một cuốn ách - Nguyễn Văn Bổng).
Chính kẻ viết những dòng này cũng là kẻ “không có quyền sống trên những mảnh đất đã được khai phá”! Không sống được trên mảnh đất và ngôi nhà đẹp vào loại nhất làng Hoàng Mai giàu có giữa thủ đô Hà Nội vì “không có một kẽ hở để suy nghĩ” trong chính ngôi nhà đó, không thể sống được trong cái xã hội XHCN ở miền Bắc lúc đó, một thứ chủ nghĩa xã hội nhà nước, tất cả phải làm cho cơ quan nhà nước. Và đã ở trong cơ quan nhà nước thì nhất thiết phải chui vào Đảng mới có địa vị và quyền hành, có bổng lộc để sống dễ thở hơn trong cái xã hội “xếp hàng cả ngày đó”! Không phải ai vào Đảng cái thời tôi ở Hà Nội cũng vì động cơ đó. Có người đã tâm sự với tôi, phải vào Đảng để có quyền, và chỉ có quyền mới có thể làm điều tốt nhiều hơn. Những người như thế có, nhưng ít lắm. Còn đa số chui vào Đảng để dễ đục khoét, dễ giàu có hơn người, nhất là ở cái thời “kinh tế thị trường định hướng XHCN” này khi “đểu cáng đã lên ngôi”! (Bùi Minh Quốc) thì vào Đảng 99,99% là để kiếm xôi thịt.
Tôi nhớ năm 1991, tôi sang Liên Xô. Một nhà tư bản Mỹ khi tới thăm Liên Xô lúc đó phát biểu: Ở nước Mỹ chúng tôi, có tiền là có hết, còn ở nước các ông có quyền là có hết! Vì thế, chưa có ở đâu người ta tranh quyền quyết liệt bằng ở các nước XHCN. Cuộc đấu đá “ghế ít đít nhiều” luôn diễn ra khốc liệt ở mọi cơ quan nhà nước. Tôi có anh bạn ở báo Nhân Dân kể với tôi rằng, trong phòng anh làm việc, tất cả mọi người đều ngồi chung với nhau một một gian phòng rộng, nhưng riêng ông trưởng phòng thì được ngồi một cái ghế to hơn, cái bàn rộng hơn có ngăn kéo ở hai bên. Có lần một phóng viên chua chát nói: tôi đã đi mọi nẻo đường, đã vào Nam ra Bắc trong chiến tranh, vậy mà chỉ đi từ cái ghế này (anh chỉ tay vào cái ghế của mình) sang cái ghế này (anh chỉ tay vào cái ghế trưởng phòng) rồi kết luận: nhiều năm rồi mà không đi được một đoạn vài bước chân này! Thật là khốn nạn, khốn nạn!
Cũng cần phải nói cho rõ vì sẽ có người sẽ ngộ nhận. Ở Mỹ, để làm người có tiền không dễ vì luật pháp nghiêm minh, mọi thứ minh bạch. Muốn có tiền để có hết phải buôn bán làm ăn tử tế, làm việc tử tế và có tài. Còn ở nước ta, muốn có tiền trước hết phải biết buôn vua, buôn quan, buôn bán làm ăn dối trá làm đầu. Như nhà nghiên cứu xã hội Nguyễn Trần Bạt đã “phát hiện”, trốn thuế là sức mạnh cạnh tranh hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Những thế hệ người đi mở cõi phương Nam của đất nước ta thì anh dũng và cần cù, nhưng khi mảnh đất đã được khai phá quá màu mỡ, dễ sống nên các “anh Hai Nam Bộ” sau này ăn nhậu la đà, còn “suy tôn” cả những tay bợm nhậu bằng ca dao tục ngữ.
“Con chin khôn tìm cành đùm mà đậu
Con gái ngoan tìm thằng ăn nhậu mà nhờ
Mai kia nó chết bụi, chết bờ… đỡ chôn!”
Cảnh ăn nhậu, say xỉn của đám mày râu ở Nam Bộ sau này đã gây ra nhiều thảm cảnh gia đình, xã hội. Vì thế, tôi đã viết bài báo nhan đề: “Rượu - Thảm họa ở đồng bằng sông Cửu Long” trên báo Lao Động chủ nhật số ra ngày 10-6-1990. Nói về rượu, tôi ghi được ở tỉnh Kiên Giang một bài hát về rượu như sau: ”Một ly nhâm nhi tình bạn / Hai ly giải hạn cơn sầu / ba ly cứt mũi đầy râu / bốn ly ngồi đâu nói đó / năm ly cho chó ăn chè / sáu ly ai nói nấy nghe / bảy ly làm xe lội nước / tám ly chân bước chân quỳ / chín ly còn gì mà kể / mười ly khiên để xuống xuồng”.
______________________
Những năm 1980 là những năm diễn ra cảnh “ngăn sông cấm chợ” khủng khiếp nhất ở nước ta. Ở ĐBSCL, nơi có nhiều hàng hóa nông sản nhất nước, cảnh ngăn sông cấm chợ càng tệ hại nhất. Trạm thuế Tân Hương, vị trí giáp ranh của tỉnh Tiền Giang với Long An là địa danh khét tiếng một thời. Xe cộ từ các tỉnh miền Tây lên đến đây bì ùn tắc vì phải đỗ lại để quản lý thị trường khám xét. Khách hàng phải xuống hết để nhân viên quản lý thị trường lên xe săm soi từng cái gầm ghế. Một kg gạo, một trái dừa khô, một kg đường cũng bị tra hỏi. Có anh bộ đội về phép thăm nhà, đem 10 kg gạo, khi bị quản lý thị trường giữ, anh ta nói: có giấy phép của ông Đỗ Mười, quản lý thị trường quát: Đỗ mười một cũng tịch thu nữa là đỗ mười! Cái giai thoại trên ra đời ở cái vùng nhiều lúa gạo nhất ở nước này là ĐBSCL.
Tôi đã có lần đi qua trạm Tân Hương, lấy máy ảnh chụp đoàn xe nối đuôi nhau cả cây số để chờ khám xét, đã bị quản lý thị trường trạm này bắt, nhốt vào cái phòng tối om cả nửa ngày, mặc dù trước đó tôi đã trình thẻ nhà báo nhưng vẫn bị họ tịch thu cuộn phim trong máy ảnh. Khi về cơ quan thường trú ở TP HCM báo cáo việc này, giám đốc Nguyễn Thành bảo tôi viết một bài ghi nhanh ở Tân Hương, nhưng khi thu băng rồi, gửi ra Hà Nội, Đài TNVN cũng không dám phát, vì lúc đó quản lý thị trường là một “chủ trương lớn của Đảng và nhà nước”! Nhưng nói đến chuyện ngăn sông cấm chợ ở ĐBSCL thời thập niên 1980 của thế kỷ 20 thì phải kể đến chuyện đường sông mới là đáng nói. Vì đa số hàng hóa ở vùng này đều do đường sông đảm nhiệm việc chuyên chở. Sông Tiền và Sông Hậu rộng mênh mông nối với mạng lưới kinh rạch chằng chịt ở đồng bằng, có nhiều nơi hẻo lánh và đặc điểm của vận tải sông là ghe thuyền chạy suốt đêm ngày (động cơ của nó có cấu tạo để luôn có nước sông làm mát máy không như ô tô chạy trên bộ). Các trạm thuế vụ, trạm quản lý thị trường lại đều được trang bị súng… nên họ lộng hành và dân vận tải sông “rên xiết dưới sự kiểm soát của họ”. Một cái ghe chở hàng nặng mấy chục tấn, đang chạy giữa sông Tiền sông Hậu rộng mênh mông, chỉ cần nghe một tiếng súng nổ trên bờ là phải quay vào để thuế vụ, quản lý thị trường kiểm tra giấy tờ, khám xét hàng hóa. Nếu đủ giấy tờ và không chở hàng “lậu” thì cũng phải nộp tiền chi phí phát đạn. Giá tiền một phát đạn như thế muốn tính bao nhiêu cũng phải chịu. Trên thế giới này có lẽ không đâu có cách phạt vạ người dân kỳ lạ và tàn bạo như thế. Người ta đua nhau vượt biên, bất chấp sống chết vì lối cai trị và cách phạt vạ người dân kiểu Việt cộng như thế! Tôi đã đi theo một đoàn ghe 5 chiếc, mỗi chiếc có trọng tải 25 tấn của hợp tác xã vận tải đường sông Rạch Gầm tỉnh Tiền Giang chở gạo thuê cho nhà nước từ các kho của tỉnh Kiên Giang lên kho của Tổng công ty lương thực miền nam ở Tp HCM. Cả đi lẫn về 11 ngày liền nên tôi được chứng kiến tận mắt cảnh các trạm kiểm soát dọc đường sông ở Đồng bằng sông Cửu Long đã hành hạ các chủ ghe và thủy thủ của họ như thế nào. Có chủ ghe nói thẳng với tôi là sẽ tu sửa ghe cho thật tốt rồi đưa cả gia đình, vô con đi vượt biên không thể sống với các ông cộng sản được! Sau chuyến đi đó, tôi đã viết bài điều tra mang tên “Đi theo những con thuyền mang tên Rạch Gầm”, báo Sài Gòn giải phóng đầu năm đó (1986) đã đăng bài phóng sự này. Chính đại tá Hoàng Cuông, trưởng ty Công an Hải Hưng năm xưa, người được tướng Qua nhắc đến như một điển hình tốt của Bộ Công an đã đọc được bài báo đó khi ông nhận chức cục phó một cục của Bộ có cơ quan tại phía Nam. Đại tá Hoàng Cuông đã đi xe com-măng-ca nhưng đổ ở đầu đường, đi bộ đến số nhà 30 Thạch Thị Thanh ở Q1 TP HCM để gặp tôi, theo hẹn, ông luôn “giữ bí mật” theo tác phong của ông. Gặp tôi ông hỏi chuyện về bài phóng sự đó. Tôi nói thẳng với vị đại tá công an này, là người ta sẽ bỏ nước đi hết nếu Đảng không thay đổi đường lối lãnh đạo, vẫn ngăn sông cấm chợ kiểu dã man trung cổ này!
Đó là chuyện tôi viết báo công khai, tôi còn làm “báo cáo mật” cho chủ tịch Tiền Giang Nguyễn Công Bình về việc các trạm thuế trên các đường sông. Đó là một lần tôi đi lang thang bên rạch Bảo Định ở Mỹ Tho, tôi nghe thấy một bà chủ ghe dưới rạch lớn tiếng than: kỳ này về tôi sẽ đốt ghe, không đi buôn nữa! Tôi vội lao xuống xem sự tình thế nào. Thấy chiếc ghe khác lớn mang biển số KG, tôi biết là ghe của tỉnh Kiên Giang. Bà chủ ghe cho tôi hay, ghe của bà có trọng tải 21 tấn, bà chở đủ 21 tấn khoai mì (sắn) lên thành phố bán, nhưng đi qua các tỉnh, các trạm thuế đều bắt đóng thuế “bổ sung”, lấy lý do bà chở quá 21 tấn quy định. Nếu không đóng thuế “bổ sung” thì phải dỡ khoai mì lên cân lại. Bà than: bốc đủ 21 tấn lên cân lại thì bằng thắt cổ tôi cho xong! Đó là cách bắt chẹt, bóp cổ dân của các trạm thuế. Một điều thật kinh hoàng là, ghe của bà sau khi cộng hết số hóa đơn “bổ sung” của các trạm thuế đường sông (trong đó có trạm Kinh Nước Mặn tỉnh Long An không thua gì trạm Tân Hương trên đường bộ) đã lên đến 20 tấn, xấp sỉ trọng tải chiếc ghe 21 tấn của bà. Đến Kinh Nước Mặn, chồng bà phải tháo chiếc đồng hồ senko đeo tay để trạm thuế “cầm”, như người ta “cầm đồ”, đợi khi nào lên TP HCM bán được khoai mì, lúc trở về sẽ “chuộc”(!) Cũng còn may là lên đến TP, bà không phải đóng thuế nhờ chính sách miễn thuế cho các ghe chở lương thực (như khoai mì) cứu đói cho thành phố. Nơi đây muốn có khoai mì để cán bộ công nhân viên và nhân dân TP ăn sáng. Đó cũng là chính sách “xé rào” của TP HCM một thời. Tôi hỏi bà chủ ghe cho biết tên những trạm thu thuế bổ sung, thì được biết đó là các trạm: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành … Tôi xin bà các hóa đơn đó, bà cho ngay (trong đó có cả giấy biên nhận giữ đồng hồ của chồng bà ở trạm thuế Kinh Nước Mặn, khi bà quay về chuộc lại họ quên không đòi lại giấy để hủy). Với đầy đủ chứng cứ trong tay, suốt đêm tôi viết “báo cáo mật” về vụ đánh thuế chiếc ghe biển số Kiên Giang đầy oan nghiệt… (có kèm theo đầy đủ hóa đơn thu thuế bổ sung). Sáng hôm sau tôi đem đến báo cáo chủ tịch tỉnh Nguyễn Công Bình. Xem xong “báo cáo mật” của tôi, ông chủ tịch đập tay xuống bàn rất mạnh và không nói câu nào cả. Đến kỳ họp giao ban hàng tuần, có đầy đủ các ty, ban, ngành trong sở, chủ tịch Sáu Bình đã phê phán gay gắt ngành tài chính và các trạm thuế. Ông đập tay xuống bàn rồi giơ tập hóa đơn thuế bổ sung lên nói to trước cuộc họp: thế này thì chúng ta trở thành kẻ cướp rồi, đâu phải chính quyền cách mạng!
Một ông trưởng ty ngồi cạnh tôi, ghé vào tai tôi nói nhỏ: đây là bọn công an kinh tế tỉnh nó “chơi” bọn tài chính thuế vụ đấy! (không ai biết là tôi đã “báo cáo mật” bằng văn bản cho chủ tịch Sáu Bình). Đến buổi chiều, chủ tịch cho gôi tôi đến, bão tôi viết thay ông lá thư xin lỗi bà chủ ghe ở Kiên Giang. Ông cho tôi hay: sẽ theo địa chỉ ghi tên bảng hiệu của ghe và tên bà chủ để cử cán bộ xuống Kiên Giang xin lỗi bà, bồi hoàn số tiền mà tỉnh Tiền Giang đã 9ánh thuế oan với bà.
Chủ tịch tỉnh Tiền Giang là một người như thế, ông nổi tiếng là sáng suốt, cương trực và liêm chính. Nhiệm kỳ chủ tịch tỉnh của ông, tỉnh Tiền Giang đứng đầu ĐBSCL về nhiều mặt. Tôi có nhiều kỷ niệm với ông khi làm việc tại Đài Phát thanh Tiền Giang. Có lần ông kêu tôi đi cùng đoàn làm việc của tỉnh vào nông trường khai hoang Tân Lập trong Đồng Tháp Mười làm việc liền ba ngày. Buổi sáng cuối cùng, trước khi về ông hỏi tôi, ba ngày qua đi xuống các đội sản xuất rồi làm việc với Ban lãnh đạo nông trường, với công đoàn nông trường… “nhà báo thấy có gì cần phải trao đồi không?” Tôi thưa với ông, mọi chỉ đạo của chủ tịch tôi thấy đều đúng, duy chỉ việc trồng cây dọc các bờ vùng bờ thuở của cái nông trường hơn 3000 ha này thì tôi thấy phải suy nghĩ lại. Tôi kể câu chuyện ông nội tôi làm thư ký cho Toàn Quyền Đông Dương, đi kinh lý các địa phương, khi cần làm việc gì, Toàn quyền đều giao cho chuyên gia, không bao giờ chỉ đạo cụ thể. Vì thế việc chủ tịch chỉ đạo trồng điều lộn hột, giao cho Sở Nông nghiệp nghiên cứu trồng cây gì thích hợp. Sau này bạch đàn lên tốt, cao vút, đường kính mỗi cây hai, ba tấc, ông Sáu đã chỉ đạo nông trường phải thưởng người kỹ sư đã tham mưu đúng (và cho cả tôi nữa).
Một kỷ niệm khác, trong chuyến đi Campuchia, thăm và đem quà tết của tỉnh Kiên Giang cho các bạn ở tỉnh kết nghĩa Puasat, khi đoàn dân-quân-chính của tỉnh về nước rồi, là người có mặt trong đoán đi, tôi làm một bản báo cáo có số liệu về địa lý, kinh tế, văn hóa của tỉnh bạn (có so sánh với số liệu của Tiền Giang) trình chủ tịch Sáu Bình để sau tết ông đi thăm tỉnh kết nghĩa này. Chuyến đi của ông sang thăm tỉnh bạn kết nghĩa đó ngay sau tết 1982 rất thành công. Nhưng không ngờ cuối năm đó, chủ tịch lại có cuộc viếng thăm nước bạn XHCN Bungari, ông đến tận nhà tôi, đề nghị tôi soạn giúp một văn bản giống như đã làm với chuyến thăm Campuchia trước đây để ông tham khảo cho chuyến đi Bun sắp tới. Tôi hoảng quá, báo cáo. thưa ông Sáu, tôi chưa đi Bun lần nào ạ. Ông chủ tịch vốn nghiêm nghị này nghiêm nét mặt bảo tôi: đồng chí không được… khiêm tốn! Rồi ông ra về. Sở dĩ ông có thái độ nghiêm nghị và dứt khoát như thế vì mấy hôm trước có đoàn nhà bào ở TTX Novosti Liên Xô đến thăm tỉnh, ông cũng đến vảo tôi: đồng chí đi nhiều nước rồi, có kinh nghiệm, ngày mai đồng chí cùng các nhà báo của tỉnh tiếp khách cùng tôi. Tôi giao cho đồng chí việc đó. Tôi nói: Thưa ông Sáu tôi chưa đi nước ngoài bao giờ, trừ chuyến đi Campuchia năm ngoái. Ông Sáu nghiêm nét mặt bảo tôi: Đồng chí không được… khiêm tốn! Tôi đành sang Hội hữu nghị Việt-Xô của tỉnh mượn tất cả các số tạp chí của TTX Novosti phát cho anh em đọc và dặn anh em ngày mai đem các số báo ấy đi, đặt lên bàn cho khách người ta trông thấy và phát biểu nhận xét về tạp chí này. Khi thấy chúng tôi đều có tạp chí Novosti in bằng tiếng Việt đặt trước mặt và phát biểu rôm rả, đương nhiên là tôi phát biểu trước… bạn rất hài lòng. Cuộc đón tiếp đạt kết quả tốt nên mới có chuyện ông chủ tịch giao cho tôi soạn thảo tài liệu đi Bun và ông đinh ninh là tôi đi nhiều nước rồi sau cái vụ tiếp đoàn thông tấn Novosti(!)
Cùng tắc biến! Tôi lên TP HCM đến Hội trí thức thành phố và may mắn kiếm được cuốn “Bungari tự giới thiệu” bằng tiếng Pháp. Tôi đem về nhờ “thầy Quý chơi sách” dịch tóm tắt hộ về soạn thành tài liệu đưa trình chủ tịch sáu Bình. Tôi không quên ghi chú trong tài liệu rằng, trước khi chủ tịch về, nếu còn thời gian xin bạn cho đi dâng hoa viếng mộ nhà thơ X, thi hào của nước Bun như trong sách “Bungari tự giới thiệu” đã viết. Sau chuyến đi đó, chánh văn phòng ủy ban Sáu Kỳ, người tháp tùng chủ tịch đi Bun đem một cái khăn quàng phụ nữ rất đẹp, nói là quà của “chú Sáu” đi Bun tặng cho bà xã tôi. Sáu Kỳ cũng cho tôi hay, bạn rất phấn khởi khi nghe “chú Sáu” yêu cầu cho đi viếng mộ thi hào của nước Bun. Vì chưa có đoàn khách nào của Việt Nam, nhất là của một tỉnh mới giải phóng ở miền Nam lại có cử chỉ đẹp như thế.
Chưa hết. Tôi còn một kỷ niệm khó quên với chủ tịch Sáu Bình khi cùng ông đi khánh thành một cây cầu mới trong một xã vùng sâu ở huyện Cai Lậy. Cắt băng khánh thành xong, ông chủ tịch còn nán lại dặn dò cán bộ xã phải bảo quản cây cầu như thế nào. Lúc quay ra thì cậu lái xe (tên là Vũ) đi đâu mất. Xã phải cho người đi kiếm (miền Bắc gọi là đi tìm). Thì ra có một đám giỗ, Vũ bị bắt vào nhậu. Thấy có người đến kiếm, nói “chú Sáu” giận lắm, Vũ hoảng quá lái xe như bay về. Nào ngờ cái cầu mới khánh thành, bề ngang hẹp, Vũ tông ngay xe vào thành cầu. Cánh cửa xe Lada của chủ tịch bẹp dúm, thành cầu cũng bị “tổn thương”. Ông Sáu giận lắm. Lúc ngồi trên xe trở về Mỹ Tho ông không ngớt lời mắng Vũ, dọa sẽ kỷ luật. Xong rồi việc cũng đâu vào đấy. Vũ vẫn lái xe cho chủ tịch. Nhưng việc đáng ghi nhận là từ đó, cây cầu mới chưa kịp đặt tên ấy, đã “chết” tên là “Cầu ông Vũ”. Bà con cái ấp ấy vẫn gọi là “Cầu ông Vũ” cho đến tận ngày nay. Trong văn bản địa đồ của chuyện cũng chính thức ghi “Cầu ông Vũ”! Bởi có thế người ta mới biết mà hỏi đường. Và, nếu bạn đi lang thang ở Nam Bộ, nếu thấy một địa danh như Ấp Bà Bèo, cầu Bà Rượu, cầu Cái Vồn, cửa Sông Đốc, cửa Ông Trang, quận Cái Răng, cầu ông Tành, cầu Tắc ông Thục, xóm Kiến Vàng… thì đừng vội kết luận ngay đó là tên những danh nhân, địa danh nơi xảy ra những sự kiện lịch sử như Rạch Gầm. Có thể đó là tên một vị anh hùng hào kiệt nào đó có công lập ấp, lập làng, đánh đuổi trộm cướp, cá sấu, hùm beo khi ông bà ta đến mảnh đất này “mở cõi”, cũng có thể là một người bình dân như ông Vũ nhưng đã để lại cho xóm ấp những kỷ niệm đời thường, có thể vui, có thể buồn và đáng nhớ. Vậy thôi!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lời Ai Điếu
Lê Phú Khải
Lời Ai Điếu - Lê Phú Khải
https://isach.info/story.php?story=loi_ai_dieu__le_phu_khai