Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hồi Ký Viết Dưới Hầm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 11
T
hưa quý vị, trên hết cả mọi thứ trên đời, điều tốt nhất là không làm gì hết. Ngồi khoanh tay một chỗ và trầm tư mặc tưởng. Vậy thì hoan hô cuộc đời dưới hầm! Mặc dù tôi có nói rằng tôi ghen với con người bình thường cho đến tận xương tủy, nhưng khi trông thấy cái tình cảm của hắn thì tôi lại từ chối không muốn là con người bình thường chút nào (dù là vẫn không ngớt ghen với hắn). Ít ra ở đó ta có thể … Ờ, mà tôi lại nói dối nữa rồi. Tôi nói dối, bởi tôi biết rõ như hai với hai là bốn, rằng không phải cuộc đời dưới hầm tốt hơn, mà là một cái gì khác hẳn mà tôi đang khao khát nhưng không thể tìm thấy. Tiên sư cái cuộc đời dưới hầm!
Giá tôi tin được ít nhất vào một câu tôi viết đây! Thưa quý vị, tôi thề là tôi không tin được đến một chữ nhỏ! Hay nói đúng hơn: tôi có tin nhưng đồng thời tôi cảm thấy, tôi nghi ngờ – không hiểu tại sao – rằng tôi nói dối như cuội.
– Nếu vậy thì tại sao anh lại viết tất cả những cái đấy ra làm gì? – Chắc chắn quý vị sẽ hỏi tôi như thế.
– Nhưng quý vị sẽ tính sao nếu tôi giam quý vị dưới hầm suốt bốn mươi năm trời, không làm gì hết, rồi bốn mươi năm sau tôi tới thăm quý vị xem quý vị đã tới cái tình trạng nào rồi? Có thể nào để cho một người sống một mình không làm gì suốt bốn mưới năm trời được không?
“Anh không thấy xấu hổ à? Anh không thấy nhục nhã à?” Có lẽ quý vị sẽ lắc đầu khinh bỉ mà nói với tôi như thế. “Anh thèm khát sống mà anh lại muốn giải quyết những vấn đề sống bằng những ngộ nhận logích. Và bướng bỉnh làm sao! Hỗn xược làm sao! Và hèn, và nhát làm sao! Anh nói những chuyện lăng nhăng mà lại lấy làm đắc chí lắm. Anh nói những điều hỗn xược mà lại sợ sệt và muốn xin lỗi. Anh tuyên bố là anh chẳng sợ ai mà lại muốn chúng tôi ban ân huệ. Anh cam quyết là anh đang nghiến răng lại mà đồng thời lại pha trò để làm cho chúng tôi cười. Anh biết rằng những câu pha trò của anh chẳng hay tí nào mà cũng làm ra vẻ khoái chí về cái văn chương anh lắm. Có thể là anh từng đau khổ, nhưng anh đâu có một chút kính trọng nào với nỗi đau khổ đó. Những câu anh nói có đôi chút sự thật nhưng chúng lại thiếu liêm sỉ. Dưới tác động của một lòng tự kiêu vô cùng nhỏ mọn, anh mang phơi bày cái sự thật đó ra trước công chúng để người ta bêu rếu. Anh có vài điều đáng nói đấy, nhưng vì sợ hãi anh đem giấu đi lời nói cuối cùng, bởi anh không dám nói ra mà chỉ hỗn láo hèn nhát. Anh khoe khoang cái ý thức của anh, nhưng lại trù trừ e ngại, bởi mặc dù trí thông minh anh làm việc, nhưng trái tim anh lại dơ dáy sa đọa, mà hễ trái tim không trong sạch thì ý thức không thể nào sáng suốt, không thể nào hoàn hảo. Và anh quấy quả người ta làm sao, nhũng nhiễu người ta làm sao! Thật là một thằng hề! Nói láo hết! Láo, láo, láo!”
Những câu nói trên là do chính tôi viết ra, cố nhiên. Cái đó cũng từ dưới hầm mà ra. Suốt bốn mươi năm trời tôi lắng tai nghe những câu đó qua một khe vách hở. Chính tôi đã viết ra, bởi tôi chẳng có việc gì khác để làm. Bởi vậy rất dễ học nó thuộc lòng và khoác cho nó một hình thức văn chương nào đó…
Nhưng chẳng lẽ quý vị lại dễ tin đến mức tưởng rằng tôi sẽ cho in nó ra và cho quý vị đọc hay sao? Và còn vấn đề này nữa: tại sao tôi lại gọi quý vị bằng “quý vị“, như thể gọi là độc giả của tôi vậy? Không ai đem xuất bản, không ai đem cho người lạ đọc những tâm sự tôi viết ở đây được. Dù sao tôi cũng không có gan để làm như thế, và xét ra cũng chẳng cần. Nhưng, quý vị biết không, tôi bỗng nảy ra một chuyện ngồ ngộ và tôi muốn thi hành nó với bất cứ giá nào. Quý vị hãy cho phép tôi cắt nghĩa.
Trong những kỷ niệm của mỗi người, có những kỉ niệm ta chỉ kể cho bạn bè ta nghe thôi. Có những kỉ niệm khác ta lại không thể thổ lộ ngay cả với bạn bè ta, mà chỉ lẩm nhẩm một mình ta nghe, mà nghe bí mật. Nhưng lại có những kỉ niệm, những điều con người không dám nói ngay cả với chính mình.
Trong suốt đời người, bất cứ con người ngay thẳng nào cũng tích lũy được một số kỷ niệm khá lớn. Tôi còn dám nói rằng con người càng ngay thẳng bao nhiêu lại càng có được nhiều kỷ niệm bấy nhiêu. Dù sao cũng chỉ vừa mới đây tôi quyết định nhớ lại những chuyện phiêu lưu cũ; từ trước đến nay tôi vẫn cố tránh nó, mà không phải là không chút lo âu. Giờ đây, không những tôi đã nhớ lại, mà tôi còn quyết định chép nó ra, tôi muốn thử xem ta có thể thẳng thắn và thành thực ít nhất với chính mình không, và xem ta có dám nói tất cả sự thật hay không. Nhân chuyện này tôi nhớ đến Heine có nói rằng không bao giờ có thể có được những tự thuật chính xác cả, và con người luôn luôn nói dối khi nói về mình. Theo Heine thì Rousseau chắc chắn đã đánh lừa ta trong tập Lời xưng tội, và đánh lừa một cách cố ý, chỉ vì thói tự phụ. Tôi tin rằng Heine nói có lý: tôi hiểu được rằng ta có thể mang vào mình nhiều tội lỗi khốn nạn chỉ vì thói tự phụ, và tôi cũng hiểu cái tự phụ đó ra sao. Nhưng Heine nói đến những lời thú tội trước công chúng; còn tôi, tôi chỉ viết cho mình tôi thôi, và tôi xin tuyên bố, lần đầu và cũng là lần cuối, rằng nếu tôi có vẻ như đang nói với độc giả, thì đó chỉ là một cách diễn đạt cho dễ viết. Đó chỉ là một hình thức, một hình thức rỗng không; còn về độc giả, thì tôi sẽ chẳng bao giờ có được. Tôi đã nói thế rồi.
Ghi lại những hồi ký này tôi chẳng hề bị ràng buộc bởi một cái gì hết. Tôi chẳng theo một trật tự nào, một hệ thống nào. Tôi chỉ viết những gì tôi nhớ lại.
Nhưng ngay lúc này quý vị có thể tóm lấy tôi và hỏi: Nếu sự thật anh không nghĩ tới độc giả của anh, thì tại sao anh lại thỏa hiệp với chính anh – mà lại trên giấy nữa! – Rằng anh không theo một trật tự nào, một hệ thống nào, rằng anh chỉ viết cái gì anh nhớ lại thôi v.v…? Tại sao anh lại tự biện bạch? Biện bạch cho ai nghe? Tại sao lại phải xin lỗi?
– Ờ đúng đó? Như vậy đó!
Nhưng đó cũng là một trường hợp tâm lý khá thú vị. Có thể tôi chỉ là một thằng hèn. Cũng có thể tôi chỉ tưởng tượng ra một công chúng để gọi là có lệ. Nghĩa là, có đến hàng ngàn lý do…
Nhưng còn điều này nữa: Cớ sao tôi lại muốn viết? Nếu không vì công chúng, tại sao tôi lại không tự nhớ lại kỉ niệm mà khỏi cần ghi nó ra giấy.
Tôi có thể làm thế lắm chứ. Nhưng một khi được chép xuống giấy, thì kỉ niệm đó có một vẻ trang trọng hơn. Như vậy nó oai hơn, tôi phục tôi hơn và bút pháp tôi nhờ thế khá hơn. Hơn nữa, có thể như vậy tôi được nhẹ nhõm hơn, yên nguôi hơn.
Hôm nay chẳng hạn, có một kỉ niệm xưa cũ bỗng đè nặng trái tim tôi. Kỉ niệm đó đã nhóm lên trong tôi từ mấy hôm nay, và từ hôm đó đến giờ nó không ngớt theo đuổi tôi, giống như những ý nhạc nó không chịu xa lìa tôi nữa. Mà tôi thì tôi lại nhất định muốn xua đuổi nó đi. Tôi có hàng trăm những kỉ niệm như thế, nhưng đôi khi có một kỉ niệm chợt thức dậy và tóm chặt lấy tôi. Chẳng hiểu tại sao tôi tin rằng nếu tôi ghi nó ra giấy, tôi sẽ thoát được nó ngay. Thì ít ra tại sao ta không cứ thử xem sao?
Sau hết, vì tôi buồn chán, và suốt ngày chẳng làm việc gì. Viết những hồi ký này ra là cả một việc làm rồi. Người ta nói rằng công việc làm cho con người trở thành lương thiện và ngay thẳng. Thì đây là một cơ hội cho tôi…
Hôm nay trời có tuyết. Một màn tuyết mù với những nắm tuyết vàng đang tan một nửa. Hôm qua cũng có tuyết, và hôm kia cũng thế. Tôi cảm thấy như chính cái tuyết đang tan này làm tôi nhớ lại một câu chuyện, mà kỉ niệm về nó không chịu rời tôi nữa. Vậy câu chuyện tôi kể sẽ có tên là: Nhân mùa tuyết tan.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hồi Ký Viết Dưới Hầm
Fyodor Mikhailovich Dostoevsky
Hồi Ký Viết Dưới Hầm - Fyodor Mikhailovich Dostoevsky
https://isach.info/story.php?story=hoi_ky_viet_duoi_ham__fyodor_mikhailovich_dostoevsky