Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hàn Phi Tử
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Kết
Á
i quốc, ưu thời mẫn thế, có óc thực tế, được sinh vào cuối thời Chiến Quốc, được biết tất cả các giải pháp cứu thế của người trước, Hàn Phi đã có công suy nghĩ, so sánh, cắt chỗ này, lấy chỗ kia, rút kinh nghiệm để lập một học thuyết gần như là một tổng kết các tư tưởng chính trị thời Tiên Tần.
Ông đả Nho mạnh nhất vì Nho là một "hiển học" đương thời, cho chính sách giáo hoá bằng nhân nghĩa, chủ trương "hữu trị nhân vô trị pháp", người hiền còn sống thì chính sự còn, người hiền mất thì chính sự bỏ" 1 của họ, là không hợp thời, làm loạn nước; nhưng sự "tôn quân" của Nho gia thì ông chẳng những vẫn giữ mà còn cho là rất quan trọng, căn bản nữa. Riêng đối với Tuân Tử, ông không trực tiếp chê, nhưng cũng không khen, mặc dầu ông mượn thuyết tính ác, chủ trương cấm tranh biện, "pháp hậu vương" của Tuân.
Ông rất ghét bọn hiệp sĩ làm loạn pháp và bọn ngụy biện trong phái Mặc gia thời ông, nhưng theo thuyết trọng "công dụng" và công lợi của Mặc Địch, mặc dù không cùng một quan niệm về lợi; lợi theo ông là lợi cho quốc gia, còn lợi theo Mặc Địch là lợi cho mọi người, cho khắp thiên hạ.
Đối với danh gia, ông mượn thuyết "hình danh" (danh thực của họ) và áp dụng nó trong thuật dùng người, nhưng phản đối thói ngụy biện của họ.
Ông cho thái độ ẩn dật, "li chúng độc hành" (tách khỏi quần chúng mà đi một mình), "độc thiện kỳ thân" (giữ riêng tư cách, đạo đức của mình) của Đạo gia (và của Mạnh Tử nữa) là có hại cho nước; nhưng ông mượn chủ trương "tuyệt thánh khí trí" (không dùng bậc thánh hiền, bỏ trí xảo) để thuyết minh chính sách "nhiệm pháp nhi bất nhiệm hiền", "nhiệm pháp nhi bất nhiệm trí" (dùng pháp luật chứ không dùng người hiền, dùng pháp luật chứ không dùng trí tuệ) của ông, hậu quả là chủ trương vô vi của ông hoá ra cực hữu vi, trái ngược hẳn với bản ý của Lão, Trang.
Còn Âm dương gia và Tung hoành gia thì bị ông khinh rẻ.
Rốt cuộc chỉ còn có Pháp gia - đặc biệt là Thận Đáo, Thân Bất Hại và Thương Ưởng - là được ông gần như hoàn toàn tán đồng. Ông tập đại thành học thuyết của họ và của Tuân Tử, điều chỉnh, bổ túc, khai triển, dựng được một lịch sử quan tiến bộ, một xã hội quan thiên lệch nhưng độc đáo, nhất là đưa ra một chính sách trị dân lập trên ba chân vạc: thế, pháp, thuật, làm cho lí thuyết về pháp luật được hoàn chỉnh và phương pháp dùng người được hữu hiệu. Đó là những cống hiến đáng kể trong học thuyết của ông thời Chiến Quốc.
Để cứu vãn một xã hội loạn lạc, chia rẽ, suy nhược, học thuyết của Hàn có lợi hiển nhiên; nhưng khi xã hội đã bình trị rồi, thì nó không cần thiết nữa mà còn có hại vì có nhiều khuyết điểm; dùng uy quá nhiều, không hợp tình, coi con người như loài vật; quá trọng nông nghiệp và võ bị, ghìm công và thương, mà không một nước nào chỉ trông cậy vào nông nghiệp, võ bị mà giàu có, văn minh được; nhất là bỏ cả đạo đức, lễ nhạc, giáo dục, chỉ cho dân học luật pháp. Phải trọng sự thực khách quan và trong thời loạn thì pháp luật phải nghiêm (chỗ này chắc sắp chữ bị sót); thực tiễn có thể là cực chân lí nhưng chỉ nghĩ đến cái lợi ngắn hạn, mà quên cái lợi dài hạn thì chưa chắc đã phải là thực tiễn.
Chúng tôi không biết Lí Tư và Tần Thuỷ Hoàng đã áp dụng học thuyết của Hàn Phi tới mức nào trong việc thống nhất Trung Quốc, cũng không biết Hàn Phi chịu trách nhiệm tới mức nào trong sự suy sụp quá mau của nhà Tần; nhưng cả Lục Giả lẫn Giả Nghị ở đầu đời Hán đều cho rằng Tần mất thiên hạ vì quá trọng hình pháp, quá bạo ngược với dân, không biết rằng không thể dùng chính sách lấy thiên hạ để trị thiên hạ được. Đời sau - Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh - khôn hơn, đã dung hoà nhân trị của Khổng và pháp trị của Hàn, dùng chính sách chuyên chế, cực tôn quân của Hàn mà cũng dùng Tứ thư và Ngũ kinh để dạy dân, một mặt bắt dân phải tận trung với vua nhưng một mặt cũng nhận rằng vua phải được lòng dân theo ý dân, yêu dân.
Người đầu tiên chê Hàn Phi có lẽ là Lưu An (Hoài Nam vương). Lưu bảo Hàn không biết trọng cái gốc của việc trị nước, tức nhân nghĩa mà chỉ vụ cái ngọn, tức hình pháp.
Các nhà Nho thời sau phần nhiều đều theo luận điệu đó, như: "giáo hoá không đủ mà dùng hình pháp thì dư" (Tô Thức); "Tần, Hàn được yên một thời mà cái hại thì lâu dài" (Tô Triệt)…; nhưng cũng có nhà công bình hơn, vừa khen vừa chê.
Tư Mã Thiên bảo: "Hàn Tử… chú trọng tới thực tế (thiết sự tình) phân biệt rõ phải trái, nhưng lòng quá cứng như đá (uy nhiều mà ít ân)".
Đường Tử Tây cho rằng Khổng Minh khuyên Hậu chủ (con Lưu Bị) đọc Hàn Phi là phải vì Hậu chủ quá khoan hậu, thiếu quyền lực, mưu trí.
Chu Hi chỉ khen thuật du thuyết của Hàn (thiên Thuế nan) là cực tinh vi.
Phùng Hữu Lan kín đáo bảo Hàn "cũng là một kẻ sĩ tích cực cứu thế" (diệc tích cực cứu thế chi sĩ dã). Lời đó gọn mà hàm súc.
Muốn tích cực cứu thế thì phải cực đoan; thời càng loạn thì sức phản động phải càng mạnh, phải dùng độc để trị độc, phải mổ nhọt như Hàn đã nói. Cho nên ba nền văn minh lớn của nhân loại: Ấn, Hoa, Âu tới một thời loạn nào đó, đều sản xuất những chính trị gia trọng pháp luật.
Ở Ấn, khoảng một thế kỉ trước Hàn Phi, sau cuộc xâm lăng của vua Hi Lạp, Alexandre dưới triều Chandragupta, có Kautilya, tác giả cuốn Arthasastra; ở Châu Âu, cuối thế kỷ XV, nước Ý bị chia rẽ cũng như Trung Hoa thời Chiến Quốc, có Machiavel, tác giả cuốn Le prince.
Đại khái Kautilya cũng coi thường đạo đức, dùng nhiều thuật như Hàn Phi, đối nội thì tổ chức ban mật vụ, đối ngoại thì dùng mưu mô lừa gạt, nhưng ông hơn Hàn ở chỗ còn xét cả về phong tục, về cách tổ chức các cơ quan hành chánh.
Machiavel có nhiều điểm giống Hàn hơn nữa: cũng phản cổ, cho rằng tính dân vốn ác: tham lợi, sợ nguy, bạc bẽo; trị dân thì cần làm cho dân sợ uy của mình, mọi việc phải quyết định lấy, phải quỉ quyệt, bất chấp luân lý, trọng võ bị, nhưng ông ta khác Hàn ở điểm trọng thương mại (nước Ý thời đó giàu nhờ thương mại) và biết mua chuộc lòng dân.
Cả ba nhà đó đều tách rời chính trị ra khỏi luân lí, nêu ra một số vấn đề cho hậu thế suy nghĩ: làm chính trị có nên dùng "thuật" không, giáo dục có cải hóa được con người không hay phải dùng hình phạt nghiêm khắc; nhà cầm quyền là một hiền triết như Khổng Tử chẳng hạn có lợi cho quốc gia bằng một chính trị gia có óc thực tế như Hàn Phi không? Khó đáp một cách dứt khoát là "không" hay "có" được. Chúng ta có thể nói rằng cho tới nay không có một nhà nào cầm quyền được lâu mà không phải trọng ý dân, dù chỉ là trọng ngoài miệng. Và bất kì thời nào, bất kì ở đâu, người ta tuỳ theo lời khuyên của những chính trị gia như Hàn Phi nhưng vẫn trọng những triết gia như Khổng Tử hơn. Hàn chỉ được coi là một kẻ "sĩ" như Phùng Hữu Lan gọi chứ không phải là một bậc hiền. Điều đó cũng dễ hiểu: cần lập một chế độ hợp thời, hữu hiệu, nhưng phải có con người tốt để thực hiện mà chính những nhà như Khổng Tử mới có công đào tạo những con người ấy.
--------------------------------
1 Lời Khổng tử đáp Lỗ Ai Công: "Chính sự vua Văn, vua Vũ chép trong sách, người còn sống thì chính còn, người mất thì chính bỏ (Trung Dung, chương 20).
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hàn Phi Tử
Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Hàn Phi Tử - Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
https://isach.info/story.php?story=han_phi_tu__nguyen_hien_le_gian_chi