Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Định Mệnh Đã An Bài
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 13
R
ồi tôi lại quyết định để cho Đăng ngủ thật say. Đến hai giờ sáng, tôi mới bắt đầu vào việc.
Tôi nhẹ nhàng bước trở vào giường nằm
Tôi nằm đó suốt hai tiếng đồng hồ, mắt tôi có nhắm cũng như mở. Thật ra mắt tôi mở hay nhắm tôi cũng không biết nữa.
Đêm khuya. Trời bắt đầu nổi gió lớn, đêm có thể có mưa, tôi nằm im nghe tiếng gió thổi ào ào bên ngoài với tiếng đập của trái tim tôi. Tiếng gió và cành cây chạm nhau lách cách ngoài vườn, cành cây cọ xát vào tường làm cho tôi phấn khởi hơn một chút. Những tiếng động do mưa gió gây ra đó có thể che lấp những tiếng động khác trong nhà này. Việc tôi sắp phải làm có thể dễ dàng hơn.
Thời gian mau hay chậm đều cũng qua. Sau cùng là hai giờ sáng. Tôi ngồi dậy, xỏ chân vào đôi dép cao su, tay thủ cây đèn bấm, lặng lẽ ra khỏi phòng.
Bóng tối vẫn tràn đầy. Tôi đi tới, áp tai vào cửa phòng Đặng lắng nghe. Tôi không nghe thấy tiếng ngáy của Đặng vì mưa gió quá lớn, nhưng tôi biết là gã đang ngủ say. Tôi rời khỏi cánh cửa phòng gã.
Tới đầu cầu thang. Tôi đứng lại nghe ngóng lần nữa.
Tôi vào tới phòng làm việc, nơi tôi để đôi bao tay. Đây cũng là nơi lát nữa tôi sẽ đem xác Văn đến đặt ngồi sau bàn giấy, như đêm nào hắn đã ngồi tại đây, ngồi như thế, để tự tử.
Khi tìm thấy đôi bao tay và xỏ tay vào bao, tôi mới biết là tay tôi run, run đến nỗi mà tôi lẩy bẩy mãi vẫn không xỏ xong bao tay. Rồi tôi mở ngăn bàn, lấy bức thư đánh máy để sẵn ra bàn.
Tôi đứng giữa phòng, chiếu đèn bấm nhìn quanh một vòng. Khi đã nhất trí rằng quanh phòng này không có vật gì cản chân tôi khi tôi trở vô với các xác chết trên tay, tôi tới mở cánh cửa sổ. Rồi tôi trở ra hành lang, tôi lại đứng nghe. Vẫn không có gì khả nghi…
Khi tôi đứng trước cái tủ lạnh, những dây thần kinh của tôi ở trong một tình trạng hoảng loạn cùng cực. Tim tôi đập mạnh đến nỗi cả người tôi choáng váng; tôi có thể ngã xuống ngất đi bất cứ lúc nào, hai lá phổi của tôi như từ chối làm việc làm tôi ngẹn thở, hai tay tôi run và cả hai chân tôi cũng run. Tôi làm việc như một cái máy. Tôi nghĩ lại quá nhiều lần về những việc tôi phải làm trong đêm nay cho nên tôi làm mà không cần nghĩ ngợi, không cần biết là tôi làm gì.
Tôi nhấc từng chai rượu không trên nóc tủ lạnh đặt xuống nền nhà. Tôi đếm nhẩm, có tới ba mươi cái chai được rời chỗ. Tới cái chai cuối cùng, tôi hụt tay và tai nạn chỉ còn một chút xíu nữa đã xảy ra. Cái chai rời khỏi nóc tủ lạnh trước khi bàn tay tôi cầm đến nó. Không hiểu bằng cách nào mà tôi lại bắt được cái chai khi chỉ còn cách sàn nhà hai gang tay. Thật hú vía. Tôi tránh được tai nạn chỉ trong đường tơ kẽ tóc. Cái chai này mà rót xuống đám anh em của nó đang sắp ở hàng dưới thì tiếng động phát ra sẽ đánh thức bất cứ người nào ở trong toà nhà này.
Đặt chai cuối cùng xuống sàn nhà, tôi đi lại cửa phòng lắng nghe. Vẫn không có gì lạ, tôi trở vào. Từ bây giờ, sau khi mở tủ lạnh lấy xác chết ra, tôi bắt buộc phải hành động thật nhanh. Nếu gã cảnh sát đang ngủ trên kia xúông dưới tầng dưới này trước khi tôi định đưa xác chết vào nơi tôi định trước, và nổ một phát súng. Tất cả những nỗi cực khổ này của tôi sẽ trở thành công cốc.
Nhưng đúng lúc tôi đặt tay vào tủ lạnh và vừa lấy sức để kéo nó lên, chợt tôi khựng người lại…
Tôi cảm thấy có gì lạ hơn là nghe thấy tiếng động lạ… Tim tôi đập hụt vài nhịp nhưng tôi bước vội ra cửa, nép vào thành cửa nhìn lên cầu thang. Hình như tôi vừa nghe thấy tiếng cửa mở nhẹ…
Tai tôi lại như vừa nghe tiếng chân ai đi nhè nhẹ trên những bậc thang lầu…
Tôi đứng đó lắng nghe, toàn thân căng thẳng. Nhưng không có tiếng gì khác ngoài tiếng đập của trái tim tôi. Năm phút trôi qua, khi biết chắc là không có gì khả nghi và chỉ tâm trí tôi bị căng thẳng nên tôi tưởng là nghe thấy tiếng động – tôi như kẻ nhát gan vì quá sợ ma nên trông thấy ma – tôi đứng dựa lưng vào tường để chân tôi bớt run rồi hít mạnh vài hơi trước khi lấy lại sức.
Tôi tự nhủ nếu đêm nay tôi không làm xong việc này, tôi sẽ không bao giờ có đủ can đảm và sức lực để làm nữa, tôi sẽ thua cuộc. Đời tôi sẽ không bao giờ có Thuý…
Nghĩ tới Thuý, tôi như được tiếp một ngùôn năng lực mới. Tôi nhất định làm cho xong việc trong đêm nay, tôi chỉ tiếc lúc này không có Hồng Loan ở bên cạnh tôi.
Trở lại bên tủ lạnh, tôi nhấc nắp tủ lên. Tuy máy lạnh đã tắt từ lâu nhưng hơi lạnh ở bên trong vẫn toả ra làm tôi rùng mình. Tôi chiếu đèn nhìn vào bên trong.
Văn nằm nghiêng nên tôi không thấy vết thương nơi mang tai y. Và nhờ vậy, tôi thấy y nằm rất tự nhiên, như người đang ngủ. Tôi cúi xuống chạm tay vào cổ Văn. Nằm trong tủ lạnh này, người Văn cũng chỉ còn hơi lạnh. Đem ra ngoài, chắc chắn chỉ trong vòng 10 phút là không ai biết y nằm nhiều ngày trong tủ lạnh nữa.
Không khí trong tủ lạnh không ẩm ướt qua như tôi tưởng. Dường như bao nhiêu hơi lạnh đều thấm hết vào quần áo của Văn. Bên ngoài may sao trời lại vừa mưa lớn, việc quần áo của Văn ẩm ướt không phải là một trở ngại.
Thò hai tay vào nách Văn, tôi xốc y ra khỏi lòng tủ. Khá nặng, tôi phải cố hết sức mới lôi được y ra. Tôi để cây đèn bấm chiếu vào tủ và tôi thấy có một vòng tròn máu tụ lại dưới chỗ Văn nằm. Đó là máu từ vết thương trên đầu Văn chảy ra. Gặp lạnh, máu đông lại nhưng bây giờ được đem ra chỗ bên ngoài có nhiệt độ bình thường máu Văn sẽ còn chảy nữa. Phải mau mau đưa Văn vào văn phòng làm việc của y. Tôi cần có máu tươi ở trong đó. Điều đó tuy nhỏ nhưng rất cần thiết. Nếu không có máu tươi chảy ở nơi Văn nằm chết, người ta sẽ biết là xác chết có thể được đưa từ nơi khác tới.
Tôi phải làm thật nhanh, không kịp dừng lại để thở sau nỗ lực mang xác Văn từ trong lòng tủ lạnh ra, tôi rảo bước ra ngoài. Tôi đi tới mở sẵn cửa phòng làm việc, tôi không dám bật đèn và tôi sợ khi vác xác chết đi mau, tôi va phải đồ đạc gây nên tiếng động.
Trở vào nhà bếp, tôi vác xác Văn trên vai đi chầm chậm trên con đường tối om. Hai đầu gối tôi run lẩy bẩy và người tôi còng xuống vì sức nặng như tôi cũng đi tới nơi. Tôi cẩn thận đặt xác chết nằm dài dưới chân ghế bên bàn viết rồi đi lại nhà bếp.
Tôi chiếu đèn nhìn thật kĩ xem sàn nhà có vết máu hay không, rất may chỉ có một vết máu rất nhỏ. Trong thời gian nằm ở đây, máu của Văn chưa kịp chảy lại. Tôi chỉ cần dùng dép di di vài cái là sạch. Dù có nghi ngờ và tìm kiếm, cảnh sát cũng không thể tìm ra được vết máu trên nền đá hoa này.
Tôi lấy cái khăn lau nhà chùi vết máu trong lòng tủ lạnh. Vết máu không thấm được vào chất men tráng bên trong tủ, chỉ cần chùi nhẹ là sạch ngay. Sau khi giặt sạch cái khăn lau dưới vòi nước, tôi để trả khăn vào chỗ cũ, đậy nắp tủ lạnh lại và bắt đầu vào việc xếp những chai rượu rỗng lên chỗ cũ.
Càng làm tôi càng thấy dễ chịu. Việc này không đến nỗi khó lắm như tôi tưởng. Cũng sắp xong rồi, chỉ còn một chút xíu nữa thôi. Tôi đã dần dần tự trấn tĩnh được. Tôi chỉ còn cần nổ một phát súng, chạy lên phòng ngủ nữa là xong…
Đúng lúc tôi đặt chai cuối cùng vào chỗ của nó trên nóc tủ lạnh, một tiếng động vang lên làm cả người tôi biến thành tượng đá.
Lần này không còn lầm được nữa. Đúng là tai tôi nghe thấy tiếng động. Đúng là trên cầu thang có tiếng chân người đi. Như một gã người máy làm việc theo phản ứng tự nhiên chứ không suy nghĩ, không định trước, tôi tắt vội cây đèn bấm và nhón gót đi trở ra cửa.
Tôi nép mình bên cửa nhìn về phía thang lầu…
Một ánh sáng loé lên ở đó. Tôi nhìn ra, đó là ánh sáng của một cây đèn bấm. Ánh sáng loé lên rồi tắt ngay, tôi biết rằng người đàn ông chiếu đèn đi xuống đó là Đặng.
Đúng gã rồi, mắt tôi đã quen với bóng tối nên tôi nhìn rõ là gã. Gã đã xuống hết cầu thang và gã đang đứng lại đó, nghe ngóng…
Nếu tôi không đánh được lạc hướng đi của gã, gã sẽ nhìn thấy ngay cánh cửa văn phòng mở lớn và gã sẽ bước vào đó…
Nếu để gã vào văn phòng, gã sẽ tìm ngay ra xác chết của Văn.
Bàn tay tôi nắm chặt lấy cán khẩu súng lục trong túi tôi trong khi người tôi lạnh giá và run rẩy…
Bàn tay kia tôi nắm quả đấm cửa, xoay xoay mấy cái cho khóa kêu lên mấy tiếng lách cách…
…
Thời gian nặng nề qua…
Tin chắc là Đặng nghe thấy tiếng động phát ra từ bếp và gã sẽ đi vào bếp tìm kiếm nguyên nhân phát ra tiếng động, tôi đứng nép sau cánh cửa chờ gã…
Nếu gã nghi là trong nhà bếp này có người và gã có thể bị đánh lén khi thò đầu vào đây, gã khôn ngoan đi ra vườn, nhìn qua cửa sổ vào đây thì tôi nguy to…
Sự im lặng rùng rợn của toà nhà vắng giữa đêm khuya cùng với việc đứng yên đó để chờ đợi làm cho tôi chỉ còn thiếu chút nữa là chịu không nổi, chỉ thiếu chút nữa là tôi kêu thét lên…
Một ánh đèn nữa lại nháy sáng nơi cầu thang…
Gã cảnh sát trông thấy cánh cửa mở hé rồi nhưng gã chưa vội nhao đầu chạy vào ngay. Thật không ngờ gã đàn ông trông có vẻ thô tục như chỉ biết ăn no, ngủ kĩ, nằm đâu là ngáy như sấm ở đó mà lại tỉnh ngủ và có phản ứng mau lẹ như thế. Khi trong óc tôi nảy ra ý nghĩ đó về Đặng, chợt tôi lại nghĩ được tiếp về gã: nếu gã nhanh trí như thế, tất gã phải nghĩ được rằng có thể trong căn phòng để ngỏ cửa này có kẻ rình gã và chờ gã bước vào…
Vừa nghĩ vậy, chân tôi bước đi ngay… Tôi rời cánh cửa nhà bếp để chạy ra cửa phòng sau. Nơi này còn một cánh cửa nhỏ nữa. Cửa này một đường đi xuống vườn, một đường đi trở ra hành lang. Trong tôi có một chút hi vọng nhỏ là Đặng sẽ không nhớ cánh cửa này vì gã mới tới ở lại từ trưa nay, dù cho đã có đi thăm hết nhà để làm quen với toà nhà lớn này rồi, ngay lúc này gã sẽ không nhớ hết…
Đi ngang tủ lạnh, tôi lẹ tay với lấy một chai rượu cầm theo.
Chỉ vài giây sau, tôi đã đứng nấp ở góc tường bên ngoài nhà bếp. Đứng ở đây, tôi có thể trông thấy Đặng khi gã đi từ cầu thang vào trong nhà bếp.
Quả nhiên vài giây sau, tôi thấy gã đi ngang. Trong bóng đêm lờ mờ, tôi thấy gã một tay cầm súng, một tay cầm cây đèn bấm. Gã đi từng bước một, cẩn thận nhưng cũng rất chắc chắn. Và cũng đúng như tôi nghĩ, gã đoán là trong nhà bếp có người và có thể người đó nấp ở đằng sau cánh cửa hé. Khi đi tới chỉ còn cách cánh cửa bếp chừng vài bước, đột nhiên gã nhẩy lên dùng chân đạp mạnh vào cánh cửa…
Rầm… cánh cửa bị đập mạnh vào tường…. Thật may, nếu tôi còn nấp ở đó chắc chắn tôi đã bị cánh cửa đập vào mặt đến nỗi choáng váng, tối tăm mặt mũi…
Đặng đứng ở ngoài cửa, gã chiếu đèn bấm vào và nói lớn:
- Vũ Minh Văn… ra đi. Tôi biết có anh ở trong này…
Tôi cảm thấy mồ hôi chảy dài từ mặt xuống cổ
Đặng bước lên một bước. Lúc này gã thò đầu vào phòng.
Tôi ném mạnh chai rượu về phía cửa sau của căn phòng. Chai rượu đập mạnh vào tường phát ra một tiếng nổ nghe như tiếng bom… Đặng chiếu đèn về chỗ phát ra tiếng nổ, gã còn hoang mang chưa biết có chuyện gì xảy ra…
Bây giờ, gã đã quay lưng về phía tôi…
Tôi bước nhanh lên và cầm cây súng đầu nòng, tôi đập mạnh cây súng vào ót gã. Dường như gã cũng biết là gã lầm nhưng đã muộn. Cán súng đã đập mạnh vào ót gã và gã đã ngã xuống với một tiếng rên uất nghẹn, bàn tay gã vẫn còn nắm lấy khẩu súng như gã vẫn còn hi vọng chống cự…
Tôi đập mạnh xuống cú thứ hai… Cú đập mạnh đến nỗi tôi cảm thấy tê rần ở cánh tay. Lần này ngã xuống Đặng nằm im, mặt úp xuống nền nhà. Tôi lùi lại vài bước. Tôi run đến mức tôi phải gắng hết sức mới không bị ngã xuống nằm dài cùng Đặng.
Gã không trông thấy tôi. Tôi biết chắc vậy. Gã tưởng kẻ nấp đâu đó trong nhà là Vũ Minh Văn. Điều đó càng tốt cho tôi. Nhưng gã sẽ ngất đi trong bao lâu? Tôi cần làm thật nhanh cho xong việc đêm nay, tôi lảo đảo bước vào phòng làm việc của Văn, nơi có xác Văn nằm đó.
Bây giờ có thể bật được ngọn đèn nhỏ. Phòng Thúy ngủ ở xa dưới kia, tiếng chai bể vừa rồi không thể vang tới chỗ Thuý đang nằm được. Tôi nhìn qua bộ quần áo mà tôi đang bận trên người. Thật may, quần tôi có một vết máu…
Tôi lại lảo đảo chạy lên phòng tôi thay cái quần khác. Cất vội cái quần có vết máu xuống nệm giường, tôi chạy trở xuống.
Thu hết can đảm, tôi sờ tay mình vào Văn. Xác y đã hết lạnh rồi. Máu chảy ra từ vết thương nơi mang tai của Văn đọng lại thành vũng lớn. Lẽ ra cần phải có nhiều máu tươi chảy ra hơn nhưng biết làm sao được? Tôi không thể cắt tay cho máu chảy thêm ra đây.
Cầm súng trong tay, tôi đi ra mở cửa sổ, chĩa súng ra ngoài trời đêm bóp cò. Tiếng nổ lớn cùng với ánh lửa từ súng toé ra làm thiếu chút nữa tay tôi buông rơi khẩu súng. Quay trở lại, tôi khoá cửa sổ và đặt súng vào tay Văn rồi chạy vội lên lầu.
Tôi tháo bao tay ra, nhét vào đống quần áo của tôi trong tủ. Đúng lúc ấy tôi nghe thấy tiếng gọi thất thanh của Thuý từ vườn sau.
Tôi chạy xuống mở cửa sau. Thuý đứng bên cửa sổ căn phòng trên gara, lớn tiếng gọi xuống:
- Chi vậy anh?
Tôi la đáp lại:
- Chưa biết. Thúy xuống đây…
Tôi đừng chờ nàng tới nơi.
- Hình như có tiếng nổ trong nhà, tôi nói nhanh khi nàng chạy tới. Không biết ông Đặng đâu?
Thúy ngơ ngác:
- Anh đã đi coi tiếng nổ ở phòng nào chưa?
- Chưa. Chúng mình cùng đi coi…
Chỉ một phút sau, chúng tôi đã tìm ra cả xác Văn lẫn xác Đặng. Tôi bảo Thúy gọi điện thoại cho cảnh sát, viện cớ tôi ở lại coi xác Văn.
Chỉ một lát nữa thôi, toà nhà lớn này đầy cảnh sát. Đây là những giây phút tự do cuối cùng của tôi, tôi cần lợi dụng để kiểm soát coi tôi có sơ hở hay để lại bằng chứng gì không. Tôi không thấy có gì cần sửa đổi thêm hết. Một lần nữa tôi lại gặp may. Khi Đặng thức giấc và mò xuống nhà, nếu không nhanh trí và không may mắn tôi đã bị gã bắt được quả tang nấp trong bếp, may sao gã yên trí kẻ nấp trong đó là Vũ Minh Văn. Khi tỉnh lại Đặng sẽ khai báo biết rằng Vũ Minh Văn nửa đêm lần mò trở vào nhà và chút nữa gã đã bắt sống được Văn… Lời khai của Đặng là bằng chứng đáng tin nhất về việc Văn còn sống khi mò vào đây, và chỉ sau khi đánh ngất người cảnh sát gác nhà mà Văn không ngờ gặp, Văn mới hoàn toàn thất vọng và tự kết liễu cuộc đời.
Tôi vẫn là người ngoài cuộc.
° ° °
Đêm mưa…
Tôi gần như nằm dài trên chiếc ghế da êm để ở phòng khách, một điếu thuốc gắn trên môi, nghe tiếng mưa rơi rào rào bên ngoài. Gió thổi mạnh làm vườn cây rên rỉ và hắt những hạt mưa vào cửa kiếng.
Tôi vẫn khoái nghe tiếng mưa rơi trong đêm. Ở trong một căn phòng ấm, được bảo vệ, mưa chỉ làm cho con người ta thêm khoan khoái. Nếu đêm mưa như vậy mà được nằm dài trên giường không phải lo nghĩ gì, tâm trí thảnh thơi, thật khoái lạc.
Thúy nằm co trên chiếc đi văng gần tôi. Nàng đã ngủ.
Và cũng gần ngay chúng tôi, một cảnh sát viên to lớn, cổ to như cổ cồn đứng gác ở cửa ra vào. Y quay lưng về phía chúng tôi.
Khắp toà nhà lớn rộng này, giờ này chỗ nào cũng đầy những người, toàn là cảnh sát nơi nào cũng hoạt động. Có lẽ chỉ có căn phòng khách, nơi tôi và Thúy đang ở là tương đối yên tĩnh.
Và nơi đông người nhất là phòng làm việc của chủ nhà, ông Vũ Minh Văn. Phải gọi y là cố chủ nhà mới đúng, vì y đã chết. Phòng làm việc, nơi hiện đang đông người nhất là Vũ Minh Văn.
Cảnh sát tới rất nhanh mặc dù thời gian đang là nửa đêm. Chỉ 10 phút, sau cú điện thoại báo động của tôi, họ đã ùn ùn kéo tới. Như họ chỉ chờ có tôi báo động là kéo tới vậy.
Lê Huy tới trước, rồi 10 phút sau đó Đặng Xính có vẻ ngái ngủ, và rõ là y không hoạt động, không được nhanh trí bằng thuộc cấp của y là Lê Huy.
Huy hỏi tôi về những sự kiện đã xảy ra tại đây. Y bắt buộc hỏi tôi, vì y chỉ còn có thể nói được với tôi vì cảnh sát viên Đặng, người y để lại đây, đã bị đánh ngất đi và đến giờ vẫn còn trong cơn mê sảng.
Tôi cũng chẳng có gì nhiều kể lại cho y nghe.
Tôi đang chập chờn ngủ trên lầu thì nghe tiếng súng nổ vang. Tôi choàng dậy bật đèn thì thấy Đặng nằm ngất trong nhà bếp rồi tôi thấy xác ông Văn nằm trong phòng làm việc của ông. Tôi gọi địên thoại cho cảnh sát. Chỉ có thế thôi.
Lê Huy bực tức ra mặt. Y không ngạc nhiên lắm về sự kiện Vũ Văn tự tử, y bực tức nhiều vì nhân viên của y đặt tại đây canh chừng đã bị đánh ngất. Điều đó chứng tỏ nhân viên của y kém, kém nên mới bị lừa và như vậy là đã không làm tròn nhiệm vụ được giao phó.
Y cấm cẳn bảo tôi:
- Anh và cô Thuý chờ tôi trong phòng khách. Hai người không được đi đâu nửa bước. Tôi cần đến sự có mặt của hai người ở đây.
Tôi chỉ lên phòng bận thêm cái áo veston cho ấm và gói thuốc lá rồi xuống đây ngồi. Thuý cũng chỉ lên phòng lấy áo lạnh. Tôi có thể ngồi như thế này đến sáng. Thiên hạ thì bận rộn nhưng tôi thì rất nhàn, công việc của tôi như thế là đã xong.
Xong hoàn toàn
Thuý cũng bị Lê Hoàng hỏi, nhưng chuỵên nàng kể lại còn ít nữa. Nàng chỉ nghe thấy tiếng nổ mà thôi. Thoạt đầu, từ cửa sổ căn phòng của nàng trong gara nhìn lên, nàng thấy trên này tối om. Nàng gọi lớn tên tôi, rồi thấy tôi bật đèn. Nàng chạy lên, tôi mở cửa cho nàng vào nhà. Nàng cùng tôi cùng đi xem các phòng. Chúng tôi cùng tim thấy viên cảnh sát nằm ngất và xác ông chủ.
Từ lúc có mặt cảnh sát, tôi và Thuý không nói gì với nhau nữa. Chúng tôi cũng chẳng có chuyện gì phải nói riêng với nhau. Nàng nằm trên đi văng, cuộn tròn trong tấm mền mỏng và ngủ.
Tôi ngồi chờ nhưng không biết là chờ cái gì. Tuy tôi đã hành động hoàn toàn khéo léo và không để lại một dấu vết, không phạm một sơ hở, dù là một sơ hở nhỏ, tôi cũng vẫn không được yên tâm. Với cảnh sát, và nhất là với những điều tra viên ác ôn như Trần Tiến Vinh, rất có thể sẽ có nhiều bất ngờ xảy ra. Tôi chờ đợi những bất ngờ đó.
Với Lê Huy và Đặng Xính, tôi không sợ lắm. Nếu cuộc điều tra này chỉ có hai người đó, tôi có thể tin chắc là tôi đã đánh lừa được họ. Họ đã đưa ra giả thuyết Vũ Minh Văn mất vợ, bây giờ khi tìm được xác Vũ Minh Văn tự tử với bức thư tuyệt mệnh ngắn bỏ trên bàn, họ tự đắc họ vì họ thấy là họ đã đoán đúng. Khi người ta đúng, người ta thường dễ dãi, dễ tha thứ cho người khác, chỉ khi người ta sai, người ta mới khó chịu. Nhưng cuộc điều tra còn có Trần Tiến Vinh, gã này mới là người quan trọng.
Quan trọng và nguy hiểm.
Kim đồng hồ chỉ 5 giờ sáng, chợt tôi nghe ngoài vườn có tiếng xe dừng máy rồi một người đàn ông gày gò, bận áo blu trắng xách cặp bước vội vào nhà.
Viên cảnh sát gác cửa phòng chỉ tay vào nơi có xác chết bảo ông ta:
- Ở trong đó. Mời bác sĩ vô…
Ông bác sĩ này hãy còn trẻ lắm. Trông rõ là một bác sĩ còn trong thời nội trú làm việc ở bệnh viện công. Ông ta có thể hại tôi nếu ông là người lành nghề và thông minh. Chỉ cần khi khám nghiệm tử thi, ông ta nói nhẹ một câu như: "Hình như người này chết đã lâu lắm rồi. Cần đem về khám nghiệm kĩ hơn…" là cả kế hoạch và bao nhiêu công phu của tôi có thể tan thành mây khói. Tôi muốn vào phòng có tử thi xem họ có tìm được gì có hại cho tôi hay không, vào đó để nghe ông bác sĩ này tuyên bố sao khi khám tử thi, nhưng tôi không dám, vì sợ bị nghi ngờ.
Năm phúc sau bác sĩ tới, tôi thấy người ta dùng cáng khiêng cảnh sát Đặng ra xe cứu thương. Tôi bỗng sợ: lỡ tôi quá tay đánh quá mạnh, Đặng cũng chết luôn thì nguy. Tôi đã chẳng lỡ tay đánh chết Hồng Loan là gì?
Tôi bước tới hỏi viên cảnh sát dự cuộc khiêng cáng:
- Ông cảnh sát đó có sao không ông? Ông ấy tỉnh lại chưa?
Người được tôi hỏi cằn nhằn đáp:
- Chưa tỉnh, nhưng chắc không chết đâu…
Tôi lại quay vào ghế ngồi chờ.
Nửa tiếng sau, xác Văn mới được khiêng ra. Y nằm trên cáng, cả người được che kín bằng một cái khăn trắng. Mặt y cũng được bưng kín. Như vậy là sau khi chết 10 ngày và sau 10 ngày 10 đêm nằm trong tủ lạnh, đêm nay Vũ Minh Văn mới ra khỏi cái vi la này. Đêm nay y mới lên đường đi tới nơi an nghỉ cuối cùng, tức là đi về lòng mộ tới ngàn đời. Ý nghĩ ấy làm tôi buồn mửa, tôi phải quay đi không dám nhìn theo khi hai người khiêng cáng dừng lại trước cửa lớn chờ xe cứu thương lùi cửa sau cửa xe tới trước.
Khi bên ngoài trời đã bừng sáng và cơn mưa dài đã ngớt, từ ngoài lộ xa tôi nghe vọng vào tiếng xe chạy, Lê Huy trở vào phòng khách. Tuy phải thức sáng đêm, tôi thấy y có vẻ thú vị, hào hứng hơn là mệt mỏi, cau có. Y đợi Thuý ngồi dậy đàng hoàng mới long trọng nói:
- Bây giờ hai người có thể tìm chỗ nằm nghỉ được rồi. Nhưng nhớ là đừng đi đâu hết, dù chỉ là đi ra khỏi nhà này vài tiếng đồng hồ. Muốn đi đâu hay đi có việc gì, yêu cầu cho tôi biết trước. Cuộc điều tra này sẽ không kéo dài lắm đâu, nhiều lắm là chỉ chiều mai kết thúc. Các người cứ phải quanh quẩn quanh nhà này 48 tiếng đồng hồ tưởng cũng không có gì khó chịu quá. Điều tra kết thúc, hai người tha hồ đi…
Nghe y nói, tôi cố giấu vẻ vui mừng để hỏi:
- Bộ các ông không cần thẩm vấn gì chúng tôi nữa sao?
Y như tự đắc:
- Có gì đâu mà phải thẩm vấn? Nếu tôi là người có toàn quyền về vụ này, tôi có thể tuyên bố kết thúc cuộc điều tra ngay từ bây giờ. Vụ án này rõ ràng quá mà… Tôi đã thấy ngay từ đầu. Chỉ có nhà anh Trần Tiến Vinh, lắm chuyện, quan trọng hoá nó, làm cho nó thêm rắc rối… Bây giờ đã hai năm rõ mười rồi đó. Hắn ta hết còn lên mặt được với ai nữa. Vụ này chỉ giản dị như vầy: Vũ Minh Văn không chịu đi nằm bệnh viện nhưng bị bà vợ ép buộc. Y phản ứng mạnh trên đường đi Đà Lạt. Hai vợ chồng y cãi lộn. Y hành hung vợ và lỡ tay đánh chết vợ. Y đem xác vợ bỏ vào căn nhà hoang bên rừng rồi lên xe trốn về Sài Gòn. Sau một ngày lang thang không biết đi đâu, về đâu. Y tìm về đây và tự tử ở đây. Nội vụ chỉ có thể. Thoạt đầu y muốn chạy tội giết vợ bằng cách giả làm vụ bắt cóc và vợ y bị chết vì tay bọn bắt cóc. Vì lí do đó y mới trói chân tay bà vợ lại sau khi đã đánh chết bà ta. Nhưng sau đó, y thấy vụ bày đặt của y không vững, y không thể lừa nổi cảnh sát và y cũng không có can đảm tiếp tục cuộc đánh lừa nên y tự tử. Y có viết thư tuyệt mệnh để lại trong phòng.
Tuy Lê Huy nói vậy, tôi cũng chưa tin lắm. Dẫu sao Lê Huy cũng là một cảnh sát viên nhà nghề, có nhiều năm trong nghề, y không thể dễ tin đến thế. Tôi không thể thành công dễ dàng đến thế này. Chắc chắn Lê Huy phải tìm thấy vài bằng chứng nào đó khiến cho y nghi ngờ. Nếu y nghi ngờ mà không nói ra, tôi lại càng nên sợ.
Nhưng dù y có nghi ngờ gì hay không tôi cũng không làm khác được ngoài việc chờ đợi.
- Thương tích của trung sĩ Đặng có gì nguy hiểm lắm không? – Tôi hỏi
- Thằng cha đó khờ quá đi – Lê Huy đáp – Tôi đã nói trước cho hắn biết là Vũ Minh Văn có để lẻn về đây. Vậy mà hắn vẫn bị lừa như thường. Hắn bị đập bể sọ, không chết đâu, chỉ vào nằm bệnh viện chừng hai ba tháng.
Y đi ra cửa trước, đứng ra lệnh cho mấy viên cảnh sát dưới quyền.
Tôi nhìn Thuý. Mắt chúng tôi chạm nhau và tôi gượng cười được:
- Chắc là xong rồi – Tôi nói với nàng – Thuý chỉ còn phải chịu khó ở lại đây ngày mai nữa thôi. Chúng mình cùng ra khỏi nơi hắc ám này. Thuý có sẵn nơi nào để về ở tạm chưa? Nếu chưa có, tôi có thể lo. Hiện tại tôi vẫn còn một căn phòng đóng cửa để đó. Cùng lắm thì Thuý về ở tạm cùng tôi cũng được. Tôi còn vài thằng bạn ở bin-đinh đó, có thể ở nhờ phòng chúng nó.
Thuý như định nói với tôi câu gì đó nhưng đúng lúc ấy bên ngoài có tiếng ồn ào. Chúng tôi tới cửa sổ nhìn ra, nhà báo đã kéo nhanh tới. Họ đang tíu tít hỏi chuyện Lê Huy. "Cò Huy" được dịp đứng phưỡn bụng phệ trong như một Me sừ Tổng thống Diệm con tuyên bố oai như hạch. Đám phóng viên có máy hình dở ra chụp loạn xạ. Họ phản đối ầm ĩ vì không được chụp xác chết của nhà tỉ phú vừa tự tử bằng súng.
Rồi tôi cũng bị lòi ra để phỏng vấn. Phóng viên nhà báo thật tò mò và nhiều lời. Họ hỏi tôi đủ thứ chuyện về đời tư của vợ chồng Vũ Minh Văn. Tôi giận điên lên khi có tên lấc cấc đưa ra giả thuyết nhà tỉ phú có thể yêu cô thư kí xinh đẹp - rồi bà tỉ phú ghen lên mới xảy ra cơ sự. May mà lúc đó Thuý đã lên nghỉ ở phòng nàng.
Tới 9 giờ sáng, vi la trở lại vắng tanh. Lê Huy trở về sở nhưng y lại đặt một cảnh sát viên ở lại đề phòng có sự bất trắc xảy ra. Viên cảnh sát này còn có nhiệm vụ ở đây ngăn không cho tôi và Thuý ra khỏi nhà.
Tôi lên lầu, tắm cho tỉnh ngủ và cạo mặt, thay quần áo mới. Không buồn ngủ, không mệt, tôi cũng không thấy đói, tôi đi xuống nhà dưới và thấy người cảnh sát đang ngồi trên cái ghế đặt bên cửa chính. Trên cái ghế thứ hai đặt bên bàn, gã có một xị đế và hai mấy cái nem không hiểu gã nhờ ai mang về giùm.
Bảng tên gắn trên ngực gã cho tôi biết tên gã là Dậu. Thấy tôi, gã cười, để lộ một hàm răng nhiều răng vàng:
- Mới 9 giờ sáng đã nhậu tưng bừng như vậy – gã cười hềnh hệch - thiệt không phải chút nào. Song, đêm qua moa thức suốt đêm. Bây giờ mà không đổ tí rượu vào bao tử, moa chịu hổng nổi…
Mặc cho gã nhậu, tôi trở lại lên lầu thu xếp quần áo vào vali chờ sẵn giờ tôi vĩnh viễn cùng Thuý ra khỏi nhà này. Tôi mất tới một tiếng đồng hồ để tẩy sạch vết máu dính ở bộ quần áo tôi bận đêm qua khi tôi đem xác Văn từ tủ lạnh ra ngoài. Chợt nghe thấy tiếng người nói chuyện dưới nhà, tôi xuống coi ai. Một thanh niên bận thường phục mới tới, đang nói chuyện với Dậu:
Tôi hỏi gã mới tới:
- Anh phóng viên nhà báo hả? Sao đến muộn vậy? Đồng nghiệp của anh tới từ sáng nay rồi..
Gã nhìn lại tôi và hỏi:
- Bộ tôi có vẻ là… nhà báo nói láo ăn tiền… lắm sao, bồ?
- Không phải là nhà báo thì anh là cảnh sát ư? Tôi lại hỏi
Gã lừng khừng:
- Không cảnh sát mà cũng gần như là cảnh sát. Tôi là nhân viên của Me sừ Trần Tiến Vĩnh, trưởng ban điều tra của Công ty bảo hiểm Trung Nghĩa.
Tôi sững sờ:
- Nhân viên của Công ty bảo hiểm? Anh tới đây làm chi?
Gã đáp, giọng bí mật:
- Có lệnh. Tôi đến vì công việc, không phải đến chơi. Me sừ Sếp tôi cũng sắp đến đây bây giờ.
Người tôi lạnh ngắt đi.
° ° °
Từ phút biết Trần Tiến Vĩnh sắp tới đây và y lại cho nhân viên tới trước như để canh chừng tôi, tôi lại sống trong một trạng thái bàng hoàng, nửa tỉnh, nửa mê, đáng sợ.
Tôi tưởng tôi đã thoát nạn, nhất là không còn phải chạm trán với con cáo già nguy hiểm đó nữa, nào ngờ y vẫn chưa chịu buông tha tôi? Y còn trở lại đây làm gì nữa kìa? Bây giờ cảnh sát đã tìm được Vũ Minh Văn và Vũ Minh Văn đã chết, cái chết của Hồng Loan đã được sáng tỏ. Tôi tưởng Vinh phải lấy làm mừng mới phải chứ? Mừng vì nếu Vũ Minh Văn tự tử chết, hãng bảo hiểm của y chiếu hợp đồng không phải trả tiền bồi thường nhân mạng, hoặc nếu phải trả thì chỉ trả rất ít. Dù có đoán sai về trường hợp án mạng của Hồng Loan, tôi nghĩ là Vinh đã hài lòng mới phải chứ? Vì quyền lợi của công ty – tôi thấy rõ Vinh đặc quyền lợi của Công ty bảo hiểm đã dùng y lại cố công chứng tỏ rằng Vũ Minh Văn bị ám sát để bắt công ty phải bồi thường cho thân nhân nạn nhân số bạc 16 triệu đồng.
Để tránh sự lo sợ, hồi hộp vô ích, tôi xuống ngồi nói chuyện với Dậu và Thành – tôi được biết tên gã thật vô tư. Họ nói chuyện với nhau, họ tranh luận đủ về vấn đề thời sự, chính trị, thời sự. Chỉ nội một đề tài cô đào cải lương nào là nữ danh ca số một hiện nay, Thanh, Nga, Mộng Tuyền hay Bạch Tuyết cũng làm cho họ cãi vã ồn ào, hăng say nửa tiếng đồng hồ nữa. Đề tài đàn ông nên lấy vợ đẹp hay vợ xấu làm tôi phải nghe họ cãi nhau trong nửa tiếng đồng hồ nữa. Cảnh sát viên Dậu chủ trương đàn ông nên lấy vợ xấu, xấu chút thôi, đừng có xấu quá! Cho yên trí và có quyền chơi bời ngoài nếu có tiền. Thành chủ trương nên lấy vợ đẹp rồi chỉ dốc lòng yêu vợ, bỏ qua tất cả đàn bà đẹp khác. Dậu chê Thành là quá khích, Thành chê Dậu là cổ hủ, là dại, viện lẽ sống như Dậu, đàn ông sẽ không có hạnh phúc. Vì vợ xấu, khi gặp đàn bà đẹp sẽ say mê, bỏ bễ gia đình. Dậu tự cho gã đúng, vì lẽ nếu lấy vợ đẹp, phải có nhiều tiền hơn người để phục vụ vợ cho đầy đủ, yếu tiền thì có thể mất vợ. Cứ ở nhà bo bo giữ vợ thì còn làm ăn gì được…?
Qua những lời gã phát biểu và qua kiểu người của Thành, tôi cho gã là một anh tay sai thường, không có sáng kiến gì và không có gì đáng sợ. Nhưng từ phút Trần Tiến Vinh bước chân vào vila, Thành có một vẻ khác hẳn. Gã như nhanh nhẹn hẳn lên, nhanh và tinh, và như là gã biết nhiều chuyện lắm vậy.
Vinh hỏi gã:
- Sao? Thành, chú thấy có gì lạ?
- Nhiều cái lạ lắm – Thành đáp - Nếu anh còn nhớ, cách đây chưa lâu bọn mình đã bị một cô giáo đánh lừa theo kiểu này và lần đó chúng mình chỉ còn thiếu chút nữa là bị mắc lừa. Lần đó, nhờ may mà chúng mình tìm ra sự thực. Vụ này tôi thấy cũng giống như vụ đó…
Khi nghe gã nhân viên điều tra mà tôi cho là hạng bét nói lên câu đó, một cái gì rất lạnh nổi lên ở trong gan ruột tôi. Và tôi lờ mờ nhận thấy trong thời gian quyết định vừa qua, đã có nhiều chuyện xảy ra ở quanh tôi mà tôi không biết, tôi không ngờ tới.
Nhưng cả Vinh và đàn em của y là Thành đều không nhìn tôi. Họ coi tôi như người ở ngoài cuộc. Đó mới là một thái độ đáng sợ.
Vinh ung dung hỏi:
- Có những sự kiện gì làm chú nghĩ vậy?
- Có nhiều chuyện, thoạt nghe có vẻ hợp lí nhưng xét kĩ thì thấy không sao có thể xảy ra được. Nhất là với tôi, kẻ đã thức suốt đêm qua nấp ở ngoài vườn cây nhà này. Anh không tin ở anh cớm cộc thật phải. Anh ta ở trong nhà, ảnh không sao có thể biết hết được mọi việc xảy ra. Muốn rõ những gì xảy ra ở trong nhà, thực sự người ta phải ở bên ngoài mới biết được. Và tôi đã nấp ở ngoài vườn cả đêm qua. Vì vậy, tôi thấy rõ việc Me sừ Văn từ bên ngoài trèo qua cửa sổ lẻn vào nhà này là vô lí, và đêm qua tôi không thấy có ai trèo vào nhà. Nếu hắn không thể ở bên ngoài lọt vào mà hắn vẫn có mặt ở trong nhà… thì hắn ở đâu ra?
Vinh đưa nhẹ một câu:
- Nếu vậy mình chỉ còn một cách duy nhất giải thích sự có mặt trong nhà của hắn là hắn đã có mặt ở trong nhà từ trước…?
Thành gật đầu:
- Đúng, chỉ có cách ấy… Nhưng cảnh sát đã khám xét vi la này rất kĩ. Và ở trong nhà có một viên cảnh sát. Trung sĩ Đặng có thể ngu đần ở nhiều điểm nhưng hắn không thể ngu đần đến nỗi ở trong nhà có người mà hắn lại không biết, nhất là hắn lại được lệnh đặc biệt để ý tìm người đó.
Vinh gật đầu:
- Được. Chú đã nhận xét được một điểm hay. Chúng ta chỉ cần tìm ra điểm hay đó và tìm câu trả lời. Khi trả lời xong là ta đã giải đáp xong bài toán đố. Sau đó, chú còn thấy gì hay nữa?
- Tôi đã từng thấy hàng chục vụ tự tử dùng súng bắn vào đầu. Chưa vụ nào tôi thấy người tự tử chảy ít máu bằng vụ này. Có quá ít máu…
- Như vậy nghĩa là…
- Nghĩa là… tôi nghĩ rằng xác nạn nhân đã được mang từ một nơi nào khác tới để ở đó. Có thể nạn nhân đã tự tử nhưng mà tự tử ở một nơi nào khác.
Vinh có vẻ suy nghĩ. Đôi lông mày rậm của y nhíu lại trên vùng mắt sâu:
- Ông y sĩ luật y nói sao khi khám nghiệm xác nạn nhân?
- ông y sĩ này là một y sĩ trẻ, ông chưa có nhiều kinh nghiệm về các vụ tự tử - Thành nhún vai – ông ta cũng công nhận là tử thi chảy quá ít máu. Nhưng ông vẫn cho rằng đó chỉ là một tình trạng đặc biệt. Ông thấy rằng nạn nhân quả đã tự tử và điều đó đã đủ với ông ta, ít nhất cũng đủ để ông ta yên tâm làm báo cáo. Cứ kể ra thì ông ta cũng không làm gì đáng trách. Một xác chết nằm đó với khẩu súng lục, vết thương có chảy máu tuy rằng hơi ít, đường đi của đạn bắn vào đầu nạn nhân đúng là đường đi của kẻ tự bắn vào đầu mình, xác chết có vẻ như mới chết trước đó chừng mười lăm, hai mươi phút. Xác chết ở trong một căn phòng đóng kín cửa, không một người nào trong nhà có thể ở gần nạn nhân trong lúc nạn nhân sắp chết. Từng ấy sự kiện đã đủ để một y sĩ kết luận là nạn nhân chết vì tự tử. Ông y sĩ đó chỉ cần nhún vai nói rằng ông không biết tại sao nạn nhân lại chảy quá ít máu như thế nhưng những trường hợp khó hiểu và không giải thích được như thế thường xảy ra luôn luôn trong địa hạt khoa học và con người ta chỉ có việc chấp nhận chúng. Ông ta chỉ có bổn phận xác nhận chúng, ông ta không cần phải giải thích.
Vinh nở một nụ cười ác ôn, nụ cười đó làm hàm răng nanh trắng của y lộ giữa đôi vành môi dày:
- Nhưng chúng ta thì chúng ta phải có bổn phận giải thích, hả? Chú mày có đồng ý với tao như vậy không?
Y quay lại tôi và bây giờ thì y nói với tôi:
- Anh Quang… hôm mới được gặp anh trong nhà này, nếu tôi nhớ không lầm thì dường như tôi có khoe với anh rằng tôi là người có chút ít kinh nghiệm về bọn làm bậy để lấy tiền bồi thường bảo hiểm. Tôi không quen khoe khoang hão. Khi tôi nói tôi có, tức là tôi có. Hôm nay tôi có dịp chứng minh cái tài và sự hiểu biết của tôi. Vì thế gian này có quá nhiều người bất lương, vì những người bất lương ấy quá gian ngoan nên tôi trở thành người đa nghi hơn Tào Tháo. Tôi dám nói là tôi còn đa nghi hơn cả Tào Tháo nữa, vì Tào Tháo còn tin ở những gì y nghe được, mắt y trông thấy. Vì tai y nghe được người nhà nói với nhau rằng (… trói lại mà giết…) y mới nghi là Lý Tả Xa định giết y và y mới lấy gươm nhảy vào giết cả nhà Lý Tả Xa. Còn tôi, tôi đa nghi đến nỗi tôi không tin vào những gì mắt tôi đã thấy, tai tôi nghe rõ…
Thành nói xen vào:
- Ông đa nghi thì chuyện đã đành, ai cũng biết rồi. Nhưng ông làm sao giải thích cho ổn tại sao Vũ Minh Văn không có ở trong nhà, không từ bên ngoài vào nhà mà vẫn nằm chết được ở trong nhà? Và tại sao y tự bắn vào đầu mà y lại tự chảy có ít máu đến thế, ông mới là người giỏi…
Vinh lại cười lần nữa làm hàm răng trắng của y lại nhe ra. Với tôi hàm răng đó lại đe doạ như hàm răng của bầy thú thích ăn thịt người:
- Thì tao sắp giải thích đây – y nói với Thành – tao tin rằng đến hôm nay tao đã đủ bằng cớ để giải thích hết mọi bí mật của vụ án này. Nhưng phải từ từ chớ. Từ từ và đều đều. Đó là phương châm của tao. Chú mày nhận thấy gì lạ nữa không, kể nốt đi…
- Chuyện lạ nữa là… hoàn toàn không có dấu tay. Ngay cả trên khẩu súng lục vẫn còn nằm trong tay của Me sừ Văn cũng không có dấu tay của ông ta. Ông Văn có để lại bức thư tuyệt mạng. Thư đánh máy. Trên cái máy đánh chữ cũng không có qua một vết tay nào của ông ta. Lại còn cái chai rượu. Theo sự dựng lại những gì đã xảy ra trong nhà này trước khi Me sừ Văn kê súng bắn vào đầu thì… tôi nói theo dự đoán vì một đương sự là trung sĩ Đặng vẫn còn hôn mê vì cú đập bể sọ, chưa nói năng kể lể gì được thì… Me sừ Văn có cầm cái chai liệng mạnh vào tường để đánh lừa trung sĩ Đặng. Me sừ Đặng không mang bao tay vậy mà ném cái chai đó, thủy tinh, như chúng ta đã biết là vật ghi dấu tay trung thành và rõ nhất cũng không có qua một dấu tay nào của Me sừ ta hết. Cả hai vật được me sừ ta sờ vào đó là cái chai và khẩu súng đều được lau chùi kĩ. Lau chùi trước khi nổ súng hay sau? Và ai lau chùi chúng? Tìm lời được câu hỏi đó là hêt thắc mắc…
Mồ hôi toát ra đầy trán tôi. Thật không ngờ gã coi có vẻ đần độn này lại tinh ý và nhận xét ghê gớm đến thế. Nội một vụ gã nấp cả đêm ở ngoài vườn mà tôi không biết cũng đã đủ chết rồi. Tôi rút khăn ra lau mồ hôi trán. Tôi chán chường và thất vọng đến nỗi tôi bất chấp chuyện hai kẻ này có thể nghi ngờ tôi về việc chùi mồ hôi hay không…
Nhưng hai gã vẫn không thèm chú ý gì đến tôi. Họ có vẻ nói chuyện với nhau nhiều hơn:
- Một chuyện lạ đáng kể nữa – Thành nói tiếp – Khi Me sừ Văn rời nhà này để lên Đà Lạt với bà vợ, ông ta bận bộ đồ comple nâu, đội nón nỉ, bên ngoài còn cái áo paraverse. Nhưng khi tìm được xác y nằm chết ở đây, ta lại thấy ông ta bận đồ hàng xám nhạt, đi giày đen…
Vinh đặt câu hỏi:
- Cò Lê Huy chắc chắn cũng phải nhận thấy sự lạ đó chứ? Hắn giải thích ra sao?
- Cò Huy nói rằng có thể ông Văn đã thay quần áo lấy trong cái va li nhỏ đem theo xe cái đêm ông ta đi
- Hết chứ?
- Tôi chỉ tìm thấy có vậy…
Vinh trầm ngâm một lát rồi nói:
- Có kẻ nào đó rất gian ngoan đã bày ra vụ này. Tao vẫn nghi rằng kẻ đó định bịt mắt chúng ta để lấy tiền bồi thường. Tao có bảo bọn Cò Huy nên tìm một người đàn ông không phải là Vũ Minh Văn nhưng hắn không chịu. Hắn không tin nên chúng mình phải tìm vậy.
- Ông nghĩ rằng vụ này có một người đàn ông khác nữa ư? – Thành hỏi – Như vậy có nghĩa là bà Văn có nhân tình ư?
- Tao tin chắc thế. Bà Văn tức là Hồng Loan có tên trong sổ đen của chúng ta, chắc chắn có nhân tình. Hai kẻ đó toa rập với nhau để ám sát Vũ Minh Văn lấy tiền bồi thường nhân mạng của Văn. Rất có thể không phải nàng Hồng Loan là người đầu tiên có ý định ấy. Tao nói thế vì Hồng Loan đã một lần chạm trán tụi mình, lần trước đây khi nàng định lấy tiền bảo hiểm, chút xíu nữa nàng bị đưa vào tù. Vì vậy nàng phải sợ… Nhưng nàng bị gã tình nhân thuyết phục. Vụ này được tổ chức tinh vi, gan dạ và khoa học lắm… Nhất định đó phải là sáng kiến của đàn ông chứ không phải đàn bà. Chỉ có kẻ nào là tình nhân của Hồng Loan mới có thể thuyết phục được nàng thôi…
Thành nhíu mày:
- Ông nghĩ rằng ông Văn bị ám sát sao? Nếu quả là ông Văn bị ám sát thì thiệt hại nhiều cho công ty mình. Vì theo hợp đồng công ty mình phải trả bồi thường cho ông Văn, trong trường hợp ông ta tự tử công ty mình mới không phải trả tiền thôi…
Gã nói đúng như câu tôi muốn nói cho Trần Tiến Vinh nghe. Nếu y sợ công ty tốn tiền mà công nhận ngay là Văn tự tử thì êm biết mấy. Tôi lắng nghe câu trả lời của y, tương lai của tôi nằm gọn trong câu trả lời ấy:
- Công ty bảo hiểm của chúng ta không bao giờ từ chối bổn phận. Khi cần trả tiền theo hợp đồng là ta trả tiền. Chúng ta bảo vệ quyền lợi của công ty nhưng cũng đồng thời bảo vệ quyền lợi của thân chủ. Ta chỉ không chịu trả tiền khi có sự lừa gạt. Nếu bây giờ thân chủ bị ám sát và bọn sát nhân hoá vụ đó ra tự tử, chúng ta cũng không chịu. Bổn phận của chúng ta là phải tìm bằng cớ chứng tỏ đó là một vụ ám sát để công ty ta được quyền… trả tiền cho thân nhân thân chủ theo đúng hợp đồng đã kí kết. Đó là bổn phận mà cũng là một vinh hạnh cho nghề của chúng ta…
Dù công ty có phải xuất ra vài chục triệu bạc, số tiền tuy lớn thật song công ty cũng không mất mát gì nhiều. Trái lại, việc đó sẽ đem lại danh tiếng tốt cho công ty. Thân chủ sẽ tin ta và rủ nhau tới đông hơn. Đâu vẫn hoàn đấy. Chú mày thấy điều lợi đó không?
Thành gật gật đầu chứng tỏ hiểu và thán phục trong lúc Vinh cao hứng nói tiếp:
- Gặp một vụ án mạng, chúng ta có bổn phận phải chứng minh đó là vụ án mạng và chỉ đích danh thủ phạm. Và nhiều khi tìm ra án mạng chưa chắc chúng đã phải trả tiền. Nhiều khi chính kẻ được hưởng hợp đồng lại là kẻ sát nhân. Trong vụ này, tao tin rằng bà Hồng Loan và nhân tình của bà ta, biết rằng nếu họ giết Vũ Minh Văn họ không có hi vọng lừa được chúng ta và lấy được tiền, nên họ bày ra vụ tự tử. Họ nghĩ rằng vì công ty không thiệt hại gì nên chúng ta sẽ nhắm mắt để cho họ thoát. Và họ thông minh, biết rành về luật lệ bảo hiểm để biết rằng, nếu công ty không trả tiền bồi thường, công ty vẫn trả lại số tiền mà thân chủ đã đóng góp cho công ty. Số tiền đó cũng lớn lắm. Như hợp đồng của Vũ Minh Văn chẳng hạn, công ty sẽ trả lại cho người được hưởng tài sản của ông Văn số bạc 1 triệu bảy trăm ngàn đồng. Đó là số tiền ông Văn đã đóng cho công ty ta từ nhiều năm nay. Vẫn biết ông Văn công nợ nhiều, nhưng họ biết nếu bán nhà, bán xe hơi đi, họ vẫn có thể trả đủ nợ cho người chết. Họ sẽ hưởng toàn bộ số bạc 1 triệu bảy trăm ngàn đồng do công ty trả lại một cách ngon lành và không nguy hiểm chút gì… kể ra số bạc 1 triệu bảy trăm ngàn đồng đó cũng ngon lành chứ?
Thành búng hai tay vào nhau đánh tách một tiếng:
- Hay lắm. Con ông cụ nói đến tiền trả lại của công ty thì tôi phục con ông vụ quá sá rồi. Chính tôi ăn tiền của hãng bảo hiểm từ bao nhiêu lâu nay mà tôi còn không nhớ đến điều kiện đó. Vậy thì đúng rồi. Nhưng con ông cụ giải thích sao về việc bà Hồng Loan lại bị đánh chết? Có chuyện gì xảy ra với bà đó vậy?
Vinh nhún vai:
- Về việc đó tôi chưa biết tại sao và tôi cóc cần biết tại sao. Có thể là họ cãi nhau, tôi chưa biết chính Vũ Minh Văn hay gã tình nhân đã giết cô ả đó. Cảnh sát có bổn phận phải tìm ra đầu mối vụ đó. Có điều tôi biết chắc chắn là ông Văn, thân chủ của ta, đã bị giết chứ không phải tự tử và tôi sẽ đem hết sức tôi ra ngăn cản không cho tên sát nhân thoát tội. Không ai có thể giết thân chủ của công ty mình mà thoát khỏi tội. Đó là lời quảng cáo hay nhất cho công ty mình…
Y đột ngột quay lại hỏi tôi:
- Sao anh Quang? Anh nghĩ sao về những chuyện chúng tôi vừa nói? Từ nãy tới giờ dường như anh không nói gì thì phải? Anh có ý kiến gì về gã nhân tình của bà Văn không?
Tôi biết rằng lúc này tôi đang phải chiến đấu, một cuộc chiến đấu tuyệt vọng. Tôi sẽ không thoát nếu tôi không tận dụng sự khéo léo và thông minh:
- Tôi không rõ ai là tình nhân của bà ấy – tôi đáp – nhưng có vài lần tôi thấy bà ấy với một người… Không biết người đó có phải là tình nhân của bà không?
Vinh cười với Thành:
- Chú mày thấy không? Tao đã nghi là có mà…
Y quay lại tôi:
- Anh thấy họ gặp nhau ở đâu, anh Quang?
- Lần thứ nhất tôi thấy hắn ngồi trong xe hơi đợi bà Văn ở đầu phố bên cạnh đây. Lần thứ hai tôi tình cờ thấy họ từ trong nhà hàng Bodega đi ra. Hắn trạc ba nhăm tuổi, ăn mặc rất sang, để ria mép… Tôi không biết tên hắn…
Vinh có vẻ trầm ngâm:
- Anh có nghĩ rằng hắn có quen cả với ông Văn không?
- Điều đó tôi không biết chắc…
- Hắn đi xe hơi? Xe của hắn hịêu gì, số bao nhiêu?
- Hai lần tôi thấy hắn, hắn đi hai hiệu xe khác nhau. Lần đầu, khi hắn chờ bà Văn ở đầu phố, tôi nhớ hắn ngồi trong chiếc Simca sơn nâu. Nhưng lần thứ hai khi tôi bắt gặp hắn cùng bà Văn ra khỏi nhà hàng ăn Bodega thì hình như tôi thấy hắn đưa bà Văn vào một chiếc Peugeout. Cả hai lần tôi đều đi lướt qua nên không chú ý tới số xe…
Vinh nói với Thành:
- Hai người đó có tới ăn ở nhà hàng Bodega. Chú thử tới hỏi coi.
Thành nhún vai:
- Mỗi ngày có ít nhất là vài chục cặp tình nhân thanh lịch đưa nhau tới nhà hàng đó ăn tối. Làm sao họ nhớ cơ chứ?
- Biết đâu đấy, mình phải thử mới được chứ? Chú cứ chịu khó tới nhà hàng Bodega hỏi coi…
Những giây phút đầy đe doạ cuối cùng kết thúc một cách bất ngờ nhất. Thành ngáp dài một cái rồi nói:
- Tôi thức trắng đêm qua, lại chịu một cơn mưa vùi hoa dập liễu nặng nề quá. Nếu chưa cần đi theo dấu anh chàng tình nhân có ria mép lắm, mong cho tôi về nhà ngủ một giấc…
Vinh vỗ vai hắn:
- Được rồi… Về nằm ôm vợ ngủ đi… Tao sẽ tới Bodega cho…
Y xiết chặt tay tôi rồi cả hai cùng ra vila một lúc…
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Định Mệnh Đã An Bài
Hoàng Hải Thủy
Định Mệnh Đã An Bài - Hoàng Hải Thủy
https://isach.info/story.php?story=dinh_menh_da_an_bai__hoang_hai_thuy