Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 13 : Nổi Loạn
X
ế chiều ngày 14 tháng tám, nỗ lực tìm đồng chí của Đại tá Hatanaka đạt được kết quả, và lần này là Đại tá Koga con rể của cựu Thủ tướng Togo. Có một đứa con mới 11 tháng, vợ chồng Koga ở chung nhà với Togo. Hàng ngày Koga đến làm việc tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn Ngự lâm quân có nhiệm vụ bảo vệ Nhật Hoàng.
Trong hai tháng qua Koga chỉ huy công cuộc xây dựng thêm một nhà hầm tránh bom cho Hoàng gia. Khi việc này hoàn thành, Koga lâm vào tình trạng bị giằng xé giữa một bên là tình đồng đội với các sĩ quan nổi loạn, và một bên tình riêng gia đình.
Vào lúc quá trưa, viên Đại tá kỵ binh đẹp trai đó đã trở về nhà bố vợ là Togo để thăm vợ con. Đậu xe mô tô ngoài cửa, Koga bước vào căn phòng bên trái. Thấy Togo bận tiếp khách, anh đi về căn nhà phía sau là nơi vợ con cùng sống với anh.
Sau một lát hàn huyên, bồng đứa nhỏ trên tay Koga nói với vợ: «Em có muốn lấy tóc của anh không?». Vợ anh giật trinh vì theo tục lệ Nhật chỉ có người chết mới để tóc lại cho người thân yêu. Thấy vợ gật đầu anh nói tiếp: «Có nhiều lúc người ta không thể không làm bổn phận». Anh từ biệt vợ rồi ra đi. Bà Togo đợi anh nơi cửa và trao cho con rể hộp kẹo. Cầm quà của mẹ vợ, anh nhìn vào phòng Togo lần nữa, thấy ông còn có khách, anh giơ tay chào rồi bước vội ra cửa. Anh chỉ dành có mười phút về thăm gia đình.
Khi cựu Thủ tướng Togo bước ra khỏi phòng, nhìn vẻ mặt mất hồn của vợ và con gái, ông hiểu con rể đang gặp chuyện khó khăn. Không biết việc gì đang xảy ra, Togo tới Bộ Chiến tranh để tìm hiểu tác phong kỳ lạ của Koga. Ở đây, ông đã gặp Koga và khuyên nhủ Koga phải nên suy nghĩ chắc chắn trước khi quyết định tham gia hành động. Nhưng Koga không nghe lời dưới áp lực của giới sĩ quan, Koga đã bằng lòng đóng góp vào vụ nổi loạn.
Trong mấy ngày qua, Đại tá Hatanaka đã mở nhiều cuộc du thuyết trong hàng ngũ sĩ quan thuộc Sư đoàn Ngự lâm quân. Anh có cảm tưởng nếu anh thuyết phục được Đại tướng Mori - Chỉ huy trưởng Sư đoàn này, ủng hộ cuộc đảo chính, thì bọn sĩ quan đó sẽ theo anh. Cho đến lúc này, Morivẫn không chịu ủng hộ công cuộc của anh nhưng Hatanaka dự liệu sẽ tiếp xúc với Mori lần cuối cùng. Cảm thấy khuyến khích, anh gọi dây nói cho các đồng chí, cùng quyết định khởi sự.
Vào lúc 10 giờ tối, anh cùng với Trung tá Shizaki tới gặp Đại tá Ida nằm trong phòng ngủ riêng ở Bộ Chiến tranh. Đang suy nghĩ vì những việc xảy ra trong ngày qua, Ida tỏ vẻ buồn chán, và nói có ý định tự sát cho rồi. Hatanaka phá vỡ cái mộng hắc ám đó và nói: «Ida, toàn thể Sư đoàn Ngự lâm quân đã theo chúng ta, chỉ trừ có tướng Mori. Kogatrẻ quá, không được việc. Anh và tôi chúng mình cùng tới tiếp xúc với Tướng Mori»
Ida ngồi dậy, nghĩ một lát rồi hỏi: «Nếu Mori không đồng ý thì sao?».
-«Nếu Mori không đồng ý thì tôi sẽ bỏ công cuộc này. Nhưng trước khi bỏ rơi, chúng ta phải thử đã». Ida kết bạn với Hatanaka từ lâu, hơn nữa anh lại rất mến cái khuôn mặt thư sinh khắc khổ của Hatanaka. Họ cùng tôn thờ chủ nghĩa tôn quân và coi một sĩ quan phải có nhiệm vụ sống chết cho Thiên Hoàng. Vậy mà bây giờ Hatanaka lại kêu gọi; đến anh để chống đối lại quyết định của Thiên Hoàng.
Thế nhưng Hoàng đế Hirohito đã bị những người như Kido, Suzuki dối lừa cho nên các sĩ quan cần phải hành động để bảo vệ Thiên Hoàng, và chống lại quyết định được ban hành dưới áp lực của bọn dối vua lừa nước.
Đại tá Ida xin lỗi rồi đi ra khỏi phòng tìm gặp các sĩ quan có mặt ở đây. Khi trở lại anh cố nói để cho Hatanaka hiểu được sự thực: «Thuyết phục bọn anh em ở đây theo ta cũng đã khổ lắm rồi, huống chi là thuyết phục Tướng Mori... Nếu Mori từ chối anh định sao?».
-«Thì tôi sẽ giết chết nó». Ida hoảng hồn, rồi hỏi về trường hợp tướng Tanaka, Tư lệnh Quân đoàn miền Đông. -«Nếu lực lượng Ngự lâm quân theo ta thì Sư đoàn này sẽ theo ta. Tôi tin chắc điều đó».
Ida ý thức Hatanaka đang chơi trò cực kỳ nguy hiểm, nhưng anh không thể bỏ rơi người bạn cũ. Anh đồng ý tham gia vụ bạo động và cùng Hatanaka đi du thuyết Tương Mori.
Vào lúc đó con người có đầy đủ quyền hành khiến cho bất kỳ cuộc đảo chính nào được thành công hay bị thất bại đang bận soạn thảo diễn văn cho Nhật Hoàng. Cùng với một số nhân viên nội các, tướng Anarni đánh võ miệng để tranh đấu cho lời lẽ bản tuyên ngôn đầu hàng của Hirohito được hòa dịu. Ngoài ra tướng Anami còn muốn cứu vãn danh dự của quân đội, tránh cho quân đội phải chịu trách nhiệm về sự bại trận. Từ trước mối lo âu chính của ông là sự an toàn của Nhật Hoàng, nhưng bây giờ chiến tranh kết liễu, ông lại cương quyết đòi hỏi Nhật Hoàng không được nói những lời bôi đen giá trị của quân đội.
Khi bài diễn văn của Hirohito thành hình vào lúc chiều tối, tướng Anami cảm thấy mệt mỏi và vô cùng chán nản. Tâm hồn ông nặng trĩu mối sầu hận phải đầu hàng địch, phải đem đất nước dâng cho địch. Ông tới gặp một người mà ông ngưỡng mộ. người đó là Đô đốc Suzuki. Mặc bộ quân phục cấp bực Đại tướng có đeo những huy chương cao quí, Anami đem theo một hộp xì gà. Lúc trao món quà này cho Suzuki, ông nói: «Lẽ ra tôi phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Thủ tướng trong cuộc chiến tranh này. Tôi rất lấy làm tiếc tôi đã nhiều lần làm phiền lòng Thủ tướng».
Suzuki nắm chặt tay viên Đại tướng, rồi họ đứng lặng người nhìn nhau rất lâu. Thủ tướng Suzuki hiểu ràng: Đại sự kể như đã xong và bây giờ Anami đến đây để tỏ tình thân thiết với cá nhân ông. Suzuki xúc cảm tột độ và nói: «Tôi rất thông cảm với địa vị khó khăn đau đớn cua Đại tướng. Tôi vẫn còn giữ được hy vọng ở tươnglai của dân tộc chúng ta».
Anami ngỏ lời đồng ý, cúi đầu chào, rồi bước ra khỏi cửa. Với giọt nước mắt chảy trên má, viên lãnh tụ già nhìn theo cho đến khi Anami khuất bóng.
Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Anami lên xe về tư dinh ở gần trung tâm thành phố. Đời sống công của ông đến đây kể như chấm dứt. Mọi thủ tục đã hoàn tất và bây giờ ông có thể hạ kiếm và cởi bỏ chức tước.
Khi Anami về tới nhà, những gia nhân đều giật mình vì vẻ mặt u sầu.Ông lên thẳng phòng riêng và bảo họ đem rượu tới. Cởi bớt áo ngoài,ông ngồi xếp chân trên tấm chiếu nhỏ, cầm bút viết trên tờ giấy lớn. Căn phòng yên lặng với bầu không khi tĩnh mịch. Bên ngoài, trời vẫn còn oi bức, đường phố vắng lặng không một bóng người qua lại.
Vào lúc gần nửa đêm Đại tá Ida tới Bộ Tư lệnh Ngự lâm quân được đặt ở trong nội thành. Vào giờ đó nơi này vẫn còn có nhiều người qua lại ở hành lang, Tướng Mori có mặt trong văn phòng và đang trò chuyện với người em rể là Đại Tá Shiraishi. Ida cùng với các đồng chí Koga, Shizaki, Ishihara đứng đợi ở ngoài.
Khi nhóm sĩ quan mưu loạn bước chân vào văn phòng Tướng Mori đồng hồ chỉ 12 giờ 30 sáng, và bây giờ là ngày 15 tháng Tám. Số phận công cuộc của họ tùy thuộc câu trả lời của Mori, và Mori cũng biết vậy.
Với tư cách là phát ngôn viên cho cả nhóm, Ida kêu gọi tướng Mori làm đảo chính. Mori không trả lời trực tiếp và ông bắt đầu một cuộc độc thoại trình bầy triết lý của ông về cuộc đời.
Hatanaka đứng nghe một lúc, sốt ruột quá, anh ngắt lời Mori để bảo Iđa. «Anh ở đây, tôi đi có câu chuyện». Nói rồi Hatanaka bước vội ra khỏi cửa để mặc bọn Ida ở lại hành hạ Mori.
Hatanaka vội vã về Bộ Chiến tranh để gặp Đại tá Takeshi-ta đang ngồi uống rượu một mình với nỗi buồn mất nước. Hatanaka đưa mồi ra nhử viên Đại tá chán đời.
«Trung đoàn Hai Ngự lâm quân đã trưng cờ tiến vào nội thành, đúng 2 giờ sáng sẽ chiếm Hoàng cung. Tất cả những trung đoàn khác đều đồng ý khởi sự. Mọi việc đều tiến hành tốt đẹp. Lúc này anh em đang tiếp xúc với Mori chắc chắn sẽ đứng về phía chúng ta. Anh phải tham gia với chúng tôi».
Hatanaka nhìn viên Đại tá như van nài nhưng ông này vội nói: «Đã quá muộn rồi! Muốn thành công chúng ta phải cần đến sự ủng hộ của bốnông tướng: Anami, Tanaka, Mori và Umezu. Nhưng bây giờ thì không thề được nữa».
Sau vài phút tranh luận, Hatanaka yêu cầu Đại tá Takeshi-ta một việc cuối cùng: «Khi bọn tôi thành công được ở Hoàng Cung, xin anh kêu gọi tướng Anami đến với chúng tôi. Anh đi ngay giúp chúng tôi». Đại tá Takeshi-ta bằng lòng tới gặp người anh rể. Yên tâm về phía Anami rồi, lãnh tụ nổi loạn Hatanaka vội vã trở lại Bộ Tư lệnh Ngự lâm quân.
Takeshi-ta nghe theo lời bạn cũng ra đi tới tư dinh Bộ trưởng Bộ Chiến tranh anh thấy Tướng Anami trong phòng riêng. Hai anh em rể chào nhau thân thiết. Sau khi viết xong hai bức thư lúc này Tướng Anami ngồi trước chiếc bàn thấp nhỏ, uống rượu saké. Takeshi-ta trình bầy sự việc xẩy ra ở Hoàng cung nhưng anh có cảm tưởng tâm hồn của Anami đang ở một nơi nào xa cách muôn trùng. Anh ngừng lại giữa câu nói dở dang.
Cảm tưởng của anh không sai, vì sau khi anh ngừng lời, Anami nói: «Anh đang nghĩ đến việc tự sát». Giọng bình thản, tự nhiên như thể ông nói truyện trời nắng trời mưa.
Takeshi-ta gật đầu: «Em cũng nghĩ thế. Nhưng sao anh không chờ đợi thêm ít ngày nữa».
Anami lắc đầu: «Không, anh đã nghĩ kỹ rồi». Ông kể: Ông có ý định đợi vài ngày đến ngày giỗ người con ông, nhưng sau ông quyết định vào ngày hôm nay: «...Hơn nữa hôm nay còn là ngày giỗ ông thân anh. Anh về với ông ngày hôm nay là phải lắm rồi... ».
Hai anh em rể nâng ly mời nhau và cùng nói chuyện về gia đình. Lúc đó 1 giờ 45 sáng.Tại trung tâm thành phố Đông Kinh cuộc tranh luận vẫn tiếp tục gay gắt giữa Ida và Tướng Mori. Sau hơn 1 giờ đối phó với nhóm nổi loạn, Mori vẫn tránh không nhận tham gia cuộc đảo chính. Hatanaka trở lại vào lúc 1 giờ 30 sáng để đưa cuộc tiếp xúc đến hồi kết thúc.
Sau khi chán không buồn nói nữa, Tướng Mori nhìn qua bàn về phía bọn sĩ quan và đề nghị: «Tôi hiểu lập trường của các anh. Thành thật, lý lẽ của các anh làm tôi xúc động. Nhưng bây giờ các anh hãy để tôi đến lễ ở lăng Minh Trị, xin thần linh phù trợ cho chúng ta». Mori tìm cách trì hoãn cuộc bạo động để tranh thủ thời gian. Ông là người được tiếng có đức tin nên ông ngỏ ý muốn yêu cầu trước khi quyết định hành động là điều rất tự nhiên.
Trong sự im lặng ngỡ ngàng, Mori hỏi Ida: «Tại sao anh không đem chương trình của các anh ra bàn với Mizutani, phụ tá của tôi đó? ». Ida đi ra phía cửa. Còn lại trong phòng có Mori với em rể của ông là Đại tá Shiraishi và hai sĩ quan nổi loạn. Hatanaka ướt đẫm mồ hôi đứng trước bàn của Mori, bên phải anh là viên sĩ quan, mà cho đến bây giờ sau nhiều cuộc điều tra vẫn không biết rõ là ai.
Lãnh tụ nổi loạn Hatanaka thấy đã mất quá nhiều thì giờ quí báu vớí Mori. Lúc này đã 2 giờ sáng, anh không thể kiên nhẫn được nữa và đòi Mori phải dứt khoát thái độ. Nhưng Mori không có thái độ nào cả.
Hai tay nổi loạn đồng thời hành động. Trong khi Hatanaka rút súng sáu bắn Mori thì viên sĩ quan kia rút kiếm chém vào vai ông. Bị tấn công cả bằngsúng, bằng gươm, Mori chết ngay tức khắc. Khi thân xác ông gục ngã xuống nền nhà, người em rể của ông là Đại tá Shiraishi chồm lên xông vào kẻ sát nhân, sẵn gươm trong tay viên sĩ quan vung lên chém thẳng vào cổ Shiraishi, và anh này gục ngã với chiếc đầu còn dính vào thân bởi làn da gân tai bên trái. Đứng nhìn hai xác chết trên vũng máu trong vài giây đồng hồ, hai sĩ quan nổi loạn vội quay người bước ra khỏi cửa.
Nghe thấy tiếng súng nổ, Ida chạy tại thì gặp hai tên sát nhân ở hành lang. Mặt Hatanaka tối xầm lại vì âu lo. Bằng một giọng run run anh nói với Ida: «Không có thì giờ đâu để cãi vã, nên chúng tôi đã phải giết nó».
Viên phụ tá của Mori là Đại tá Mizutani nắm lấy tay Ida và bảo Iđa nên đi gặp ngay Tướng Ta naka để yêu cầu ông này ủng hộ cuộc đảo chính. Khi Ida đi rồi, viên sĩ quan cầm kiếm chém gần rụng đầu Shiraishi cũng ra đi để vận động các đơn vị ở Đông Kinh ủng hộ họ.
Lãnh tụ Hatanaka đã lấy lại bình tĩnh. Anh ralệnh cho đồng chí lấy con dấu của tướng Mori ngụy tạo mệnh lệnh để điều động lực lượng Ngự lâm quân. Tướng Mori đã chết và vào lúc 2 giờ 15 phút Hatanaka tiến chiếm Hoàng cung.
Lúc chiều tối Hatanaka được tin nhà vua sẽ tuyên cáo cùng quốc dân vào trưa ngày 15 tháng Tám. Anh còn nghe thấy lời đồn, nhà vua đã thâu vào đĩa lời tuyên cáo đầu hàng, và chiếc đĩa đó đã sẵn sàng để phát thanh trên làn sóng điện. Mục tiêu của Hatanaka bây giờ là tìm cho được chiếc đĩa khốc hại đó, và thủ tiêu nó đi trước khi tình hình tiến đến chỗ không thể cứu vãn được nữa. Để tìm cho chiếc đĩa đó, chỉ có mỗi cách là phải tra hỏi những người ở trong Hoàng cung.
Về mưa đồ chính trị thì Nhật không lạc hậu, nhưng về biến loạn chính trị và cách ứng phó thì Nhật thua Châu Âu xa lắc về trải nghiệm.
Hatanaka nghĩ đúng! Chiếc đĩa đó quả có thực và lúc này đang được cất giấu ở nơi chỉ cách chỗ anh đứng chừng vài chục thước tây. Nó đã được thành hình vào lúc gần nửa đêm tại TòaHành chánh ở trong khu vực Hoàng cung. Vua Hirohito tới đây vào lúc 11 giờ rưỡi đêm và đượcmột sổ viên chức đài phát thanh túc trực nghênh đón. Dưới sự chỉ dẫn của họ, Hirohito nói trước máy vi âm. Sau khi bài diễn văn ngắn của Hirohito thu vào đĩa nhựa xong. Hirohito đòi được nghe chính lời ông ở chiếc đĩa đó. Không được hài lòng về phẩm chất, ông đòi thu thanh lại tới lần thứ ba. Khi mọi việc xong xuôi ông trở về cung và lên giường nằm vào lúc 12 giờ 5 phút đêm.
Chiếc đĩa thâu lời tuyên cáo của Hirohito được trao cho viên cận vệ tên là Tokugawa, và ông này đem về phòng riêng trong Tòa Hành chánh thuộc Hoàng cung và cất nó vào trong tủ.Tokugawa lên giường ngủ vào lúc 1 giờ 30 trong bầu không khí yên tĩnh của Hoàng cung.
Trong vòng ba mươi phút sau Tướng Mori bị hạ sát và nhóm nổi loạn bắt đầu hành động. Những viên chức của đài phát thanh tới thu lời tuyên của Hirohito, mang dụng cụ về đài. Ra tới cổng lớn bị loạn quân chặn!ại và dồn họ vào một căn nhà nhỏ gần cửa, tại đây đã có một số người bị loạn quân bắt giữ theo lệnh của Hatanaka.
Vào lúc 2 giờ 15, mười bẩy người này bị dồn vào một căn phòng nhỏ với số phận chưa được định đoạt.
Ở bên kia thành phổ Đông Kinh, những nỗ lực của Đại tá Ida nhằm thuyết phục Tướng Tanaka không đạt được kết quả nào cả. Khi Ida tới Bộ Tư lệnh Quân đoàn miền Đông, thì các sĩ quan ở đây đều biết bọn anh sắp làm đảo chính. Iđa ứa nước mắt kêu gọi Tanaka ủng hộ công cuộc của bọn anh. Tanaka nhất mực trả lời «Tuyệt đối không».
Ida bàng hoàng, ý chí tranh đấu bắt đầu giảm sút. Các sĩ quan ở Quân đoàn này xúm lại khuyên anh nên thuyết phục anh em bỏ rơi chương trình hành động vì lúc này đã quá muộn. Ida đồng ý vè trở lại Hoàng cung lúc 2 giờ 45. Hàng ngũ lãnh đạo của loạn quân đã nứt rạn vết đầu tiên.
Bấy giờ trong vùng đất thuộc Hoàng cung tràn ngập sự nổi loạn. Trong đêm tối phòng không, loạn quân dùng đèn bấm soi đường trên một chiến trường hoàn toàn mới lạ đối với họ. Người cận vệ Tokugawa được gia nhân đánh thức thì thầm vào tai:«Lính làm loạn. Chúng bao vây khắp nơi».
Tokugawa chồm dậy cầm đèn bấm chạy ra hành lang, bắt gặp bọn gia nhân đang xuống cầu thang để tìm chỗ tránh loạn trong nhà hầm. Ông nghĩ ngay đến Hầu tước Kido, mục tiêu sổ một của mọi mưu đồ lật đổ chính phủ, ông sai gia nhân đi tìm Kido và hộ vệ Kido xuống hầm tránh nạn. Ở những tầng trên Kido đã biết có biến xảy ra khi người hầu cận vô cửa phòng báo cho ông biết loạn quân đang đầy Hoàng cung, và xin ông tìm nơi trốn tránh. Kido bảo ông không đi đâu hết mặc cho loạn quân tới muốn làm gì ông thì làm. Trước sự van nài của người hầu cận, Kido thủ tiêu một số giấy tờ quan trọng trên bàn, rồi nghĩ đường tháo chạy.
Đúng lúc đó gia nhân của Tokugawa tới nơí và Hầu tước Kido theo họ xuống cầu thang đi vào đường hầm. Kido bước chân vào văn phòng ẩm thấp thiếu không khí vào hồi 3 giờ sáng, ngồi chuyện gẫu với những nhân viên làm việc trong Hoàng cung.
Kido ngỏ ý bực tức về bọn sĩ quan muốn phá hoại cuộc đầu hàng, nhưng ông tin chắc mưu đồ của họ không đi đến kết quả nào. Ông nghĩ tin đầu hàng lúc này đã tới Hoa Kỳ và chỉ còn ít thì giờ nữa là vua Hirohito sẽ chính thức loan báo việc này cho nhân dân được biết. Như vậy bọn nổi loạn nhất định không thể thành công. Mình đẫm mồ hôi, Kido lắng nghe tiếng loạn quân chạy xình xịch trên mặt đất. Ví thử chúng tìm thấy ông trong căn hầm này, chắc chắn ông sẽ phải chết.
Vào giờ phút này lãnh tụ loạn quân Hatanaka vẫn chưa tìm ra chiếc đĩa đầu hàng ở vào chỗ nào. Mười bẩy người bị tra hỏi ở căn phòng gần cổng lớn, đều trả lời không hay biết gì cả. Lúc Hatanaka đứng quan sát tình hình ở khu vườn gần chỗ ở của nhà vua, Đại tá Ida tiến lại gần với vẻmặt âu sầu, Ida nói nhỏ với anh: «Tôi đã thuyết phục hết lời, nhưng không ăn thua gì cả. Bọn họ lạnh nhạt với công cuộc của chúng ta. Hay là chúng ta kéo nhau về! Nếu không chúng ta phải đối phó với toàn thể Quân đoàn miền Đông».
Chàng thanh niên khởi loạn điềm tĩnh nhìn Ida, rồi trả lời: «Tôi nhất định chiến đấu. Chúng ta đã chiếm được Hoàng cung! Hoàng thượng bây giờ ở trong sự bảo vệ của ta. Hơn nữa chúng ta còn có những con tin như Shimomura, trưởng phòng thông tin nội các. Không có gì đáng lo ngại cả».
Mất bình tĩnh, Ida lớn tiếng: «Chúng ta đã giết mất tướng Mori, chúng ta không có cách nào điều động nổi lực lượng Ngự lâm quân. Hatanaka, chúng ta nên kéo nhau về trước khi trời sáng. Rồi tôi với anh chúng ta cùng nhau chịu trách nhiệm về những gì đã xẩy ra. Sáng mai, tất cả mọi việc đều chỉ là giấc mộng. Nhân dân Nhật sẽ bỏ qua vụ này và coi nó chỉ là cơn nóng nảy trong một đêm hè ».
Hatanaka cắn chặt môi dưới, một dấu hiệu thường thấy ở những lúc anh cảm thấy khổ sở. Bộ quân phục của anh ướt đẫm mồ hôi. Ida chỉ con người có nét mặt thanh tú như phụ nữ đó trả lời. Một lát sau Hatanaka nói: «Anh hãy đến gặp ngay Đại tướng Anami và hỏi ông xem tôi phải hành động ra sao trong lúc này. Tôi chờ tin của anh».
Sau khi Ida đi khỏi, Hatanaka cùng Shizak và Koga mở cuộc họp tay ba để hoạch định chiến lược cuối cùng. Thấy chiếc đĩa đầu hàng vẫn chưa lọt vào tay họ. Đại tá Koga ra lệnh dẫn viên quản đốc đài phát thanh đến để thầm vấn. Viên chức này vừa run sợ cho mạng sống vừa trả lời chiếc đĩa đó có lẽ ở trong khu nhà của cận vệ Hoàng gia cách đó chừng vài chục thước. Cuộc lục soát liền được tiến hành tại khu nhà mà bên dưới là căn hầm có Kido ngồi tránh loạn, và chưa biết số phận mình sẽ ra sao.
Trong khi Ida nghĩ rằng loạn quân sẽ giải tán sau khi anh đi khỏi thì Hatanaka lại tính toán một cách khác. Anh tin chắc sẽ tìm được chiếc đĩa trước khi trời hửng sáng, và như vậy anh có thể trì hoãn lệnh đầu hàng của nhà vua để tranh thủ thời gian. Ngoài sự tin tưởng đó, Hatanaka không mấy lạc quan về nội bộ lãnh đạo cuộc bạo động.
Đại tá Haga, một trong số những Trung đoàn trưởng Ngự lâm quân vì tin lời Hatanaka nên đã tham gia đảo chánh. Theo lời Hatanaka, anh chờ đợi tướng Anami xuất hiện để chỉ huy loạn quân. Quá ba giờ sáng vẫn không thấy Anami đâu, anh bắt đầu nghi và hỏi: «Đại tướng Anami sao đến giờ vẫn chưa thấy đến?». Không có ai trả lời anh cả. Đến lúc anh được biết loạn quân đã hạ sát Mori và bây giờ chính anh có bổn phận điều động Ngự lâm quân tạo phản, anh bàng hoàng như sét đánh ngang tai.
Vào lúc 4 giờ sáng, Đại tá Hatanaka không còn nắm giữ được hàng ngũ loạn quân. Trong đêm tối bị cắt điện vì cuộc bạo động, ánh sáng đèn bấm không đủ để tìm cho ra chiếc đĩa đầu hàng, cất giấu trong tòa nhà rộng lớn.
Chỉ có một số rất ít công dân Đông Kinh biết có biến xảy ra trong Hoàng cung qua những tiếng súng nổ thưa thớt. Trong phòng ngủ tướng Anami cũng nghe thấy tiếng súng do thuộc hạ ông phát khởi. Ông nói với người em rể là Đại tá Takeshi-ta: «Anh đáng chết cả vì cái vụ đó nữa». Họ cùng nhau chén tạc chén thù trong ba tiếng đồng hồ liền. Takeshi-ta ngỏ ý lo ngại Animi quá chén sẽ không đủ sức để mổ bụng tự sát theo nghi thức cổ truyền.
Anami bảo tay ông vẫn còn khoẻ: «Rượu làm cho mạch máu anh nở ra, máu huyết được lưu thông dễ dàng. Chú khỏi phải lo ngại cho anh». Rồi ông tiếp tục nói những chuyện gia đình.
Cách đó chừng nửa cây số, Bộ Tư lệnh Hiến Binh cũng biết rõ những việc mà bọn Hatanaka đang làm ở Hoàng cung. Đại tá Tsukamoto mới từ Đài Loan về được mấy ngày, cũng bị tiếng súng nổ làm cho thức giấc. Các sĩ quan ở đây muốn điều động ngay lực lượng Hiến binh đểdẹp loạn. Tsukamoto ngăn lại, anh ngại hành động đó sẽ làm cho máu đổ thêm nhiều.
Tsukamoto cách đây ba ngày đã tới thăm bộ Chiến tranh nên được biết Ida chắc đã có mặt trong hàng ngũ loạn quân. Anh liền quyết định hai đường lối hành động. Thứ nhất lực lượng Hiến binh sẵn sàng can thiệp để ngăn chặn cuộc nổi loạn không được lan rộng ra khỏi phạm vi nội thành. Thứ hai, anh sai người đi liên lạc với thân phụ Ida và yêu cầu ông này đích thân gọi Ida ra hàng.
Vào lúc đó thì chính Ida đã rút chân ra khỏi cuộc bạo động, tới phòng riêng của tướng Anami khoảng 4 giờ sáng để trình bầy mọi việc xẩy ra trong nội thành cho Anami hay.
Thấy Anami và Takeshi-ta cùng ngồi chuốc chén, Ida hiểu ngay Anami sắp làm gì. Rồi anh thấy Anami quấn một dải vải trắng nơi bụng, và mặc vào người tấm áo trắng nhà vua ban. Ida bật tiếng khóc và nói: «Tôi xin đi theo Đại tướng». Anami tát vào má bên phải Ida. Chưa đủ, ông còn tát thêm vào má bên trái anh. Ida ôm lạy Anami và ông này dựng thẳng Ida rồi quát: «Mi không được chết, mi phải sống để phục vụ đất nước». Ông vỗ vai Ida, kéo anh ngồi xuống, và rót cho anh chén rượu saké.
Thế là ba quân nhân quây quần bên chiếc bàn thấp cùng nhau chuốc chén và trò chuyện trong gần nửa giờ. Vào lúc 4 giờ rưỡi có tiếng gọi ở ngoài, Ida đứng dậy chào vĩnh biệt Anami. Nhìn theo Ida, Anami mỉm cười buồn thấm thía.
Đại tướng Anami hành động mau lẹ. Bắt đầu ông có ý định tự sát ở ngoài đường theo lối những người phạm tội thường làm để hối lỗi. Nhưng sau thấy đường này đông người qua lại ông chọn hành lang làm nơi tự sát. Ông quì xuống và rạch bụng từ trái sang phải, rồi đâm thêm một nhát nữa vào cổ, ngay dưới bên tai bên phải, ông gục ngã trên vũng máu.
Trong một giây khác, bản năng làm loạn lại trỗi dậy trong con người của Đại tá Takeshi-ta. Anh quên hẳn người anh rể đang hấp hối, chạy đuổi kịp Ida và nói: «Đại tướng đã tự sát, chờ tôi lấy con dấu của ông đểdùng vào việc ».
Ida gạt phắt chuyện đó «Thôi đừng điên nữa», rồi đi về Bộ Chiến tranh.
Takeshi-ta trở vào, gặp viên bí thư của Anami là Đại tá Hayashi. Cả hai cúi đầu đứnglặng nhìn tướng Anami ngả đầu vào bục cửa phòng ngủ đang thởdốc, hấp hối. Khi Hayashi chạy đi trả lời chuông điện thoại nó gọithìTakeshi-ta cầm lấy lưỡi dao đâm thêm vào vết thương nơi cổ Anami để cho ông khỏi phải chịu thêm những đau đớn vô ích. Rồi anh lấy tấm áo khoác của ông phủ lên cái thân xác hùng vĩ đang lìa khỏi sự sống.
Tại nội thành thuộc phạm vi Hoàng cung, loạn quân hành động không có chương trình thống nhất. Sau khi nhóm Hatanaka liên lạc được với một số binh sĩ Đông Kinh; họ lần mò tiến ra ngoài đường phố tối om để tìm mục tiêu. Và mục tiêu đứng hàng đầu của họ là Thủ tướng Suzuki, con người phải chịu trách nhiệm về cuộc đầu hàng vô điều kiện.
Viên bí thư của Suzuki là Sakomizu đêm nay ngủ tại tư đinh Thủ tướng. Sau cuộc họp dưới sự chủ tọa của nhà vua, và sau khi cùng nội các soạn thảo bản tuyên ngôn đầu hàng, ông cảm thấy kiệt sức và lên giường nằm vào lúc 11.30 đêm trước. Nửa giờ sau, văn phòng trong Hoàng cung gọi dây nóibáo tin; vua Hirohito đã thâu đĩa xong bản tuyên ngôn sẽ được phát thanh vào buổi trưa mai. Như vậy,việc cuối cùng đã hoàn tất, ông có thể ngủ giấc dài.
Vào lúc 4 giờ sáng, tiếng liên thanh nổ đã làm ông thức giấc, rồi ông nghe thấy tiếng gào thét bên ngoài. Loạn quân đã xông tới đây để bắt Suzuki, nhưng may mẳn Suzuki trước đây đã rời tư dinh tới nghỉ tại nhà riêng của ông ở vùngngoại ô. Biết có biến xảy ra, Sakomizu gọi dây nói cho Suzuki. Sau vài phút chờ đợi, nghe thấy tiếng còn ngái ngủ của ông già ở đầu dây, Sakomizu nói: «Thưa Thủ tướng, binh sĩ nổi loạn đang tấn công. Không thấy Thủ tướng ở đây chúng sẽ tới nhà riêng. Thủ tướng phải tìm đường chạy ngay».
Suzuki lạnh người, ông nhớ lại chín năm về trước bọn quân nhân cuồng tín tới mưu sát ông ngay tại buồng ngủ. Ông cám ơn viên bí thư, đặt ống nói xuống, vào buồng đánh thức vợ, rồi đôi vợ chồng già đó dìu nhau ra xe hơi.
Mười lăm phút sau khi ông đi khỏi, loạn quân đã xông đến nơi và được một gia nhân bảo: Suzuki không có ở đây. Họ tiến vào lục soát khắp mọi nơi rồi tưới dầu quanh bếp, nổi lửa đốt nhà.
Ngồi trên xe chạy nạn với vợ và hai gia nhân Suzuki quay lại nhìn không thấy ai chạy theo,và cũng không thấy ngọn lửa ở nhà ông. Chừng một giờ sau, Suzuki tới nhà người em gái, và đây là lần thứ hai ông thoát khỏi bọn người định hạ sát ông vi lý do chính trị.
Một người nữa cũng thoát khỏi bàn tay loạn quân là bá tước Hiranuma. Vào lúc Suzuki được an toàn ở nhà em gái thì Hiranuma đứng ở tầng lầu kế bên nhìn căn nhà của ông đang ngùn ngụt lửa. Bên cạnh ngọn lửa loạn quân cười đắc thắng vì họ nghĩ Hiranuma đang bị thiêu sống bên trong.
Trong nội thành, cuộc khởi loạn đang tan rã và chiếc đĩa đầu hàng vẫn chưa tìm ra được. Vào lúc 4 giờ 30, loạn quân bắt được cận vệ Tokugawa. Phẫn nộ trước hành động mà ông cho là xấc láo, Tokugawa hét: « Những việc bọn các anh làm không thể tha thứ được». Loạn quân trả lời ông bằng một trái đấm vào giữa mặt.
Trong ba mươi phút bị thẩm vấn Tokugawa nhất định không chịu tiết lộ gì về chiếc đĩa và về Hầu tước Kido. Ông cố tình nói rất lớn để cho mọi người trong Hoàng cung nghe rõ, và đề phòng. Vào lúc 5 giờ sáng ông được chúng thả, và bây giờ ông đoán bọn nổi loạn đã mất tinhthần và công cuộc của họ đang tan vỡ.
Ông đoán không sai. Uy quyền của lãnh tụ Hatanaka đang sụp đổ. Sau khi được biết loạn quân đã hạ sát tướng Mori, Ngự lâm quân cảm thấy bị lừa dối nên dứt khoát bằng tỏ thái độ; la hét lên: «Bước ra khỏi đây ngay». Thế là Hatanaka, Shizaki, Ishihara vả Koga không còn chỗ đứng trong hàng ngũ Ngự lâm quân.
Trước khi chịu bại, Hatanaka vẫn còn lá bài chót. Đem theo một số đồng chí anh lên xe đi về phía đài phát thanh NHK của chính phủ. Tới nơi anh tiến vào phòng vi âm, dùng súng uy hiếp Tateno viên chức ở đài: « Phải để cho tôi nói vào bản tin năm giờ sáng».
Tateno từ chối:«Muốn nói Đại tá phải được phép của Bộ Tư lệnh Quân đoàn miền Đông». Từ ngày tình hình trở nên trầm trọng, Quân đoàn này đã dành lấy quyền kiểm soát đài phát thanh.
Hatanaka nổi sùng, la hét ầm ĩ, nhưng Tateno không có cách nào khác là nhắc lại lệnh của cấp trên. Không một ai được quyền lên tiếng trên đài phát thanh nếu không được tướng Tanaka chấp thuận.
Trong khi hai người còn đang thương thuyết thì chuông điện thoại réo gọi. Hatanaka nhấc ống nói. Tướng Tanaka theo dõi anh từ lâu và bây giờ ở đầu dây bên kia, ông kêu gọi anh hãy chấm dứt mọi hành động nổi loạn. Hatanaka cắn môi suy nghĩ, tay cầm súng sáu, tay cầm ống nghe. Cuối cùng anh dằn mạnh: «Tôi chỉ cần năm phút. Chúng tôi muốn toàn thể đồng bào được biết bọn sĩ quan trẻ chúng tôi nghĩ gì về cuộc đầu hàng này». Khi đầu dây bên kia từ chối, Hatanaka đặt ống nói xuống.
Hatanaka thất bại. Anh không thể ngăn chặn cuộc đầu hàng của tổ quốc anh. Gạt nước mắt, anh bước ra khỏi phòng vi âm, và nói với các đồng chí: «Chúng ta đã làm hết sức mình. Hãy trở lại nội thành».
Sau khi nghe đầy đủ báo cáo, Tướng Tanaka muốn đích thân ra mắt để kêu gọi loạn quân giải tán. Ngồi trên xe ông suy nghĩ nên bắt đầu công cuộc tế nhị này từ chỗ nào trước. Ông quyết định tới Đệ nhất Trung đoàn Ngự lâm quân là nơi ông nghi có khuynh hướng ngả về phía loạn quân.
Ông tính đúng vì quả thực Trưng đoàn này đang rục rịch đi theo Hatanaka. Trong khi tướng Tanaka tiến đến nơi thì Ngự lâm quân võ trang đầy đủ cũng đang tiến ra khỏi cổng lớn. Nhô đầu ra cửa xe ông gọi đích danh Trung đoàn trưởng: Watanabé đó ư? Tôi đến đúng lúc. Không có lệnh nào bảo anh xuất binh cả. Hãy đem quân về trại ngay».
Dù biết hay không biết sự thật. Đại tá Watanabé tuân ngay lệnh Đại tướng Tanaka. Anh đem quân về trại và như vậy là viện binh cuối cùng của loạn quân đã hạ súng từ chối cuộc chiến đấu.
Tướng Tanaka tiếp tục đi dập tắt đám lửa cháy. Ông gặp được Đại tá Ishihara và ra lệnh bắt giam anh này: « Mi cũng đám chơi trò này sao?». Và tiếp tục sỉ vả thậm tệ. Ishihara ***g lộn như thú dữ khiến cho Đại tá Fuwa là phụ tá của Tanaka phải luôn luôn canh chừng cho đến lúc đưa anh ta về trại giam. Rồi Tanaka đi tới từng ổ loạn quân, kêu gọi giải tán, người nào về trại người nấy. Tùy từng trường hợp ông khuyến khích, dọa nạt, quát tháo, và ra lệnh. Loạn quân mệt mỏi, chán nản, mất tin tưởng nên nghe theo lời Tanaka một cách dễ dàng. Khi vừng đông hừng sáng thì cuộc nổi loạn đã chết hẳn.
Trong phòng riêng của Bộ trưởng Bộ Chiến tranh sự sống của Anami vẫn hãy còn chập chờn. Sau hơn hai tiếng đồng hồ hôn mê, lúc này ông vẫn hãy còn ngoắc ngoải một cách âm ỉ. Thân hình ông vẫn hãy còn chuyển động trên vũng máu. Những phụ tá của ông ngây nhìn con người kiêu hãnh đó đang cố sức tìm đến cái chết vì nó đến với ông quá chậm chạp. Tất cả mọi người đều cầu mong ông chết mau lẹ nhưng không ai biết làm gì lúc đó. Đại tá Kobayashi không thể chịu đựng được cảnh này. Anh ra lệnh cho tất cả mọi người ra khỏi phòng, ngoại trừ một Bác sĩ quân y. Theo đề nghị của anh, viên quân y sĩ bằng lòng mở hộp đồ nghề lấy ra một mũi thuốc chích, chích vào tay Anami. Mấy giây sau, ông ngừng thở.
Khi phụ tá lau chùi thân xác ông họ thấy một tờ giấy đẫm máu dưới người ông. Người ta đọc thấy câu sau đây do chính tay Anami viết: «Tin tưởng mãnh liệt tổ quốc Nhật Bán không bao giờ tiêu diệt, tôi cùng với cái chết này, cầu khẩn Hoàng thượng khoan thứ cho tội lỗi tầy trời».
Anami muốn đem mạng sống để chuộc những lỗi lầm của quân đội.
Vua Hirohito thức đậy vào lúc 6 giờ 40 phút, và đến lúc này ông mới biết sự náo động xẩy ra đêm qua trong nội thành. Ông ra lịnh cho Tanaka vào bệ kiến để tường trình mọi việc. Hoàn tất việc làm hi hữu vào lúc 7 giờ, Tanaka khi trời sáng rõ đã có thể trình cho Hirohito: «Cuộc nổi loạn đã dẹp yên».
Thành phố ĐôngKinh trở dậy với sự sinh hoạt bình thường như mọi ngày. Ba con ngưòi trong đêm qua muốn biến Đông Kinh thành một chiến trường đẫm máu vào lúc này lẩn trốn trong một khu rừng. Hatanaka, Shizaki và Koga đã vược thoát mọi sự vây bắt nhưng họ biết những giờ tự do có thể đếm trên đầu bàn tay. Đại tưóng Tanaka mặc họ, vì ông tin họ biết tự xử.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
William Craig
Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig
https://isach.info/story.php?story=de_quoc_nhat_giay_chet__william_craig