Cô Giáo Minh epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 13 - Những Cảnh Khôi Hài
ị xử tàn nhẫn, Minh không ân hận nữa, nàng đùng đùng cắp ô đi. Bà Tuần, bà Huyện và Sanh giữ thế nào, nàng cũng không ở.
Nàng đã định trước cả công việc. Nàng lại nhà Xuân vay tiền, rồi đi tuột đến phòng khám bệnh của một bác sĩ, để xin cái giấy chứng nhận các thương tích. Nàng quyết làm ra to việc.
Lấy được giấy, nàng về nhà nàng, để kể lại chuyện với thím, nhân tiện xin phép thím cho nàng xử trí lại với mẹ chồng.
Thấy Minh khóc lóc, vạch các vết thâm tím, bà thím động lòng thương, lắc đầu, nói:
- Thím không ngờ bà ấy quá tệ, nhưng mà, chị ạ, theo như gương cô, chị nên nhẫn nại là hơn.
Minh vẫn khóc:
- Cháu không thể nhẫn nại được. Phen này cháu đành liều.
Bà thím dỗ dành:
- Chị thử nhẫn nại mà xem. Chỉ có nhẫn nại, người ta mới có thể ở được với nhau.
- Bẩm thím, cháu không ở với bà ấy nữa. Nhất là từ nay cả họ từ cháu.
Bà thím cười:
- Thế sao người khác thì ở được với mẹ chồng?
- Vì người ta không biết giữ nhân cách, người ta không biết tự trọng. Bà Tuần coi cháu là thù địch, thì tội gì cháu nhận bà ấy là mẹ. Đời cháu từ khi lấy chồng, thật là cực nhục đủ trăm chiều, người ta ở đời, chẳng ai muốn được sung sướng; không được sung sướng, thì ai thiết sống nữa.
- Chị không nên chán nản như thế.
- Cháu biết cháu khổ từ ngày mới ở nhà bước chân đi lấy chồng. Cháu là người có học, biết nghĩ, biết theo mới, thế cháu cứ phải chịu ép dưới chế độ gia đình cổ, thì người đời chỉ tổ cười cháu là mới mà không biết gì!
Nghiêm trang, bà thím đáp:
- Phải rồi, cái mới chị cho là hơn cũ, chị không thể chịu ép dưới chế độ gia đình cũ. Nhưng mẹ ngày xưa có mới đâu. Thím có mới đâu. Gia đình nhà ta có mới đâu. Sao chị chịu được. Chị phân biệt mới cũ, tôi cho là chị bắt chước những tiếng của người đời đặt ra, để tự tha lỗì cho chị, để chia rẽ những người không cùng ý với chị. Làm gì hai cái mới cũ, lại cách biệt xa xôi như chị tưởng tượng?
Minh yên lặng. Bà lại nói tiếp:
- Ở đời chỉ có lẽ phải. Mà thím xem hình như chị muốn sống lấy một mình. Nếu vậy còn gì là gia đình nữa, còn ai thiết đến ai nữa. Thế ngộ muốn cầu sự sung sướng cho mình, mà mẹ sống riêng đời mẹ, thím sống riêng đời thím, chị sống riêng đời chị, bà Tuần sống riêng đời bà Tuần, thì ra tuốt cả, ai ai cũng nghĩ đến sự ích kỷ. Nếu nhà ai cũng thế, thì còn gì là đời. Thím tưởng đã đành rằng sống thì mình có những quyền tự nhiên, nhưng vì mình cần chung đụng với người khác, thì mình cũng nên hy sinh một tí quyền ấy cho mọi người. Mà có mất gì đâu, vì mình được hưởng những quyền lợi to gấp mấy của những người khác hy sinh cho mình. Sự sung sướng là do mình nghĩ ra mà thấy. Hình như đời bây giờ, người ta cho sự sung sướng của bề ngoài là trọng thì phải.
Minh không đáp, nhưng không muốn nghe. Thím nàng nói:
- Cho nên thím khuyên chị nên trở về đằng bà Tuần. Chị ăn ở lại với mẹ chồng, với chồng, tự khắc chị thấy được sung sướng, cái sung sướng này là sung sướng cao thượng về tinh thần. Không tin Iời thím, chị thử đi hỏi những người đã đứng tuổi một tí, dù là phái mới của chị cũng vậy, xem người ta có nghĩ như thím không?
- Thưa thím, cháu không thể trở về với cái cổ hủ. Cháu sẽ nhờ pháp luật dắt cháu đi sang con đường quang.
Bà thím trợn mắt:
- Chị định đi kiện?
- Vâng, nay bà ấy đánh cháu thế này, ắt mai bà ấy đánh cháu gấp đôi! Để cháu cho bà ấy biết rằng bà ấy là người, mà cháu cũng là người, chứ không phải là súc vật ngu độn. Hiện cháu đã có giấy thầy thuốc.
Bà thím vờ thương hại, hỏi:
- Đâu, cho thím xem giấy và giảng cho thím nghe.
Minh móc túi lấy giấy, vừa đọc vừa cắt nghĩa, thì bà thím nhanh tay, giật phắt tờ giấy, vò nát và xé tan ra.
Minh giận, nhưng không dám nói. Nàng chỉ đành ôm mặt khóc.
Bỗng Sanh đến. Sanh chào thím. Minh tái mặt, quay lưng đi vào nhà trong.
Sanh buồn bã, bẽn lẽn nói:
- Bẩm thím, mẹ cháu cho cháu đến đón nhà cháu về. Mẹ cháu già, hay trái lắm. Nhờ thím khuyên bảo dỗ dành nhà cháu hộ.
Minh nghe thấy cả câu ấy, nàng giận đầy hơi. Cái tấn bi kịch ban nãy lại hiện ra rõ rệt trước mắt nàng, nàng quay lại, nói:
- Tôi cần ở đằng này trong ít bữa. Cậu về xin mẹ tha tội cho đứa con dâu bất hiếu của mẹ.
Bà thím gắt:
- Không thể được, chị Cả! Chị ra đây.
Minh sợ thím, lững thững ra, đưa mắt nhìn chồng một cách căm hờn. Ba thím nói:
- Chị phải về đằng ấy. Người lớn bảo thì phải nghe.
Trước mặt chồng, Minh không dám cưỡng lời thím, nhưng nàng cứ nhất định không đi. Bà thím nghiêm trang nhìn Minh. Sanh dịu dàng, dỗ:
- Tôi chắc những chuyện đáng buồn như hôm nay không thể xảy ra lần thứ hai nữa.
Bà thím lại giục:
- Những lời thím giảng giải cho chị từ ban nãy, chị không nghe hay sao? Người ta sảy mẹ còn thím, bao giờ thím chết, chị muốn làm gì thì làm.
Minh cảm động, bất đắc dĩ nàng phải theo Sanh về.
Đến nhà, nàng không thấy mẹ chồng đâu. Hỏi thì con Vú nói bà ở trên gác nói chuyện với cô đốc Thẩm.
Nghe tin Oanh về, Minh lại thấy khó chịu. Sanh mừng rỡ hỏi con Vú:
- Cô Đốc mới đến hay đã lâu?
- Bẩm cô vừa mới đến.
Sanh vội vàng lên gác, Minh một mình ở trong buồng, nghĩ vẩn vơ. Một lát., nàng đến cầu thang, để lên sân gác xem lại mấy thứ phơi từ sáng.
Bỗng nàng đứng dừng. Hình như Oanh đang sụt sịt khóc. Nàng ngac nhiên.
- Thì mẹ cứ kệ cho con mặc quần trắng, rẽ lệch với cạo răng có được không. Đằng ấy người ta cho thế. Con nghe mẹ thành ra con khổ.
Bà Tuần chép miệng:
- Tao thấy thế gớm lắm.
- Đấy mẹ trông như chị Cả có gớm đâu. Con chỉ đoán nhà con chơi bời, là vì con ăn mặc theo lối cổ.
Bà Tuần chán ngán:
- Thôi, thế tùy cô! Tôi không biết nữa, rồi lại đổ tại. Nhưng tao tức lắm. Thế bà ấy bảo mày những gì?
Oanh đáp:
- Nào bà ấy có bảo. Bà ấy chỉ diếc móc, rồi bà ấy đánh.
- Đâu, đưa anh xem, chỗ nào?
- Đây này, đây này.
Minh ngạc nhiên, lắc đầu cắn môi nghĩ ngợi.
Bà Tuần nói:
- Tao không ngờ con mẹ ấy lại lật lọng như thế. Nếu tao biết nó ác nghiệt với mày, thì hoài con tao cũng không gả cho cái mặt thằng Thẩm. Để hôm nào thằng Thẩm đến đây, tao bảo cho nó về dạy mẹ nó.
Oanh nói:
- Như con, thì công việc làm ăn còn bỡ ngỡ điều gì nữa. Nhưng khốn nỗi nhà ta làm một cách khác, đằng ấy làm một cách khác. Làm không đúng với cách của người ta, người ta cũng mắng xa mắng xôi, những là không biết gì, ở nhà không ai dạy.
- Sao mày không cãi vào mặt bà ấy có được không?
Oanh lại khóc:
- Chỉ vì cãi mà hôm nay con mới phải trận đòn này.
- Được, cứ ở nhà, không về đằng ấy nữa, xem chúng nó làm ra sao nào. Coi không có dâu gia lại thành oan gia nhé.
Sanh hỏi:
- Nhưng mà anh Thẩm nó thiệp đời, biết điều lắm, sao lại để cho bà ấy áp chế cô thế?
Bà Tuần cũng nói:
- Ừ, sao thằng chồng mày nó ngu thế, thân danh đã đỗ đến đốc tờ, mà để yên cho mẹ bắt nạt vợ.
Oanh nói:
- Vâng, nhà con thiệp đời biết điều thật, thường vẫn viết báo bài xích những cái hủ, cổ động cho người ta theo cái mới.
Sanh đáp:
- Phải, anh cũng xem bài ấy đăng ở báo gì ấy rồi.
- Mà nhất là vẫn nhem nhẻm công kích lốí mẹ chồng nàng dâu, rồi khuyên người ta nên hoàn toàn theo mới, lìa bỏ gia đình cũ.
Minh đứng nghe, bất giác thở dài. Bà Tuần hỏi:
- Thế mấy lần mày bảo thì nó nói sao?
- Thưa mẹ, bảo gì ạ?
- Bảo rằng không thể ở được với bà mẹ chồng ấy.
- Thì, thưa mẹ, nhà con lại can.
Minh bật cười. Bà Tuần tức:
- Thế là nghĩa thế nào? Mặc kệ nó, tao không thể nhịn được.
Sanh nói:
- Có lẽ đằng ấy họ chỉ có mục đích đào mỏ.
- Vâng, em cũng quá dại mà tin nhà em.
- Thế giờ Thẩm còn chơi bời không?
Oanh thở dài:
- Vốn liếng của em, mẹ cho mang về, một tay nhà em tiêu hết cả. Nay thỉnh thoảng vẫn còn dỗ dành em về nhà xin mẹ thêm.
Bà Tuần cáu:
- Có nửa đồng kẽm bà cũng không thí cho nữa. Thế từ ngày nó đi làm đến nay, lương lậu lĩnh về, nó không đưa cho mày đồng nào à?
- Vâng, thì mê mệt với con gái nhảy, có bao nhiêu của vợ, khuân đi cho nó, còn để nhà đồng nào đâu.
- Sao mày không rình mà đánh cho hai đứa một trận. Để rồi tao bảo thằng Xe, cứ xông vào xé tan xé nát con đĩ ra.
- Thì lần trước con đã nói chuyện với mẹ là con đi theo nhà con, nhưng nhà con xui đẻ con thế nào thành ra con phải chửi. Lại được con Vân cũng tai ngược đến điều...
Sanh hỏi:
- Vân là em gái Thẩm ấy à?
Oanh nức nở khóc:
- Vâng.
Minh cảm động, chặn tay lên ngực. Nàng lại lắng tai nghe. Oanh nói:
- Nó hỗn láo, cái lối em chồng cậy mẹ yêu, bắt nạt chị dâu,
Bà Tuần chán ngán:
- Đến lúc khôn thì đã chết rồi! Tao như mày, nó hỏi tiền, không đời nào tao đưa. Mà có đưa, tao chỉ đưa ít thôi.
Sanh nói:
- Bẩm mẹ, tại Oanh nó không ngờ rằng chồng nó có nhân tình nhân ngãi. Thì cứ tưởng chồng hỏi để giữ hộ, chứ ăn tiêu đã có lương.
Bà Tuần giận, nói:
- Lương, quý hoá gì cái lương mới, ngót sáu chục đồng hạc chứ to gì.
Sanh nổi:
- Coi không mà con đĩ nó cướp chồng đấy. Cô mà không xử khéo, không làm cho chúng nó bỏ nhau thì khốn đấy.
Oanh khóc:
- Mỗi lần con về, con lại làm cho mẹ buồn.
- Phảí, tôi hay gắt cũng vì cô. Thế bây giờ cô định thế nào?
- Tùy mẹ đấy. con chả biết làm thế nào được.
- Được, không thể nhịn nữa. Bận sau hể bà ấy có đánh, mày cứ yên cho bà ấy đánh, mày cãi phứa cho bà ấy đánh nhiều vào, rồi về ngay đây bảo tao,
Sanh hơi:
- Mẹ định làm gì?
Bà Tuần nói to:
- Tao cho nó đi lấy giấy đốc tờ, rồi mất bao nhiêu tiền, tao cũng cho nó theo kiện với mẹ chồng nó.
Bổng Oanh ngăn:
- Chết, mẹ nói khẽ chứ! Chị Cả đâu hở anh?
- Ở dưới nhà.
- Mẹ nói khẽ kẻo chị ấy nghe thấy rồi không khéo mình lại vạch đường cho chị ấy đi.
Minh thở dài. Bà Tuần tức, mắng Sanh:
- Để mặc nó, gọi nó về làm gì cho nó lên bộ!
Rồi nói nhanh liền với Oanh:
- Đi! Mày bảo nó đi đâu. Nó dám rời bỏ nhà này à? Nó rời bỏ nhà này thì nó chết. Tao chửi thế, tao đánh thế, chứ tao chửi, tao đánh nữa, nó cũng không làm gì nổi tao. Tao cứ thách cho mà đi kiện.
Oanh cười sung sướng:
- Phải, còn đồng xu chết nào mà dám ngoe.
Minh run lên, xám người lại, lẩy bẩy rón rén xuống chân thang, vào buồng ôm mặt khóc...
thở dài. Bà Tuần tức, mắng Sanh:
- Để mặc nó, gọi nó về làm gì cho nó lên bộ!
Rồi nói nhanh liền với Oanh:
- Đi! Mày bảo nó đi đâu. Nó dám rời bỏ nhà này à? Nó rời bỏ nhà này thì nó chết. Tao chửi thế, tao đánh thế, chứ tao chửi, tao đánh nữa, nó cũng không làm gì nổi tao. Tao cứ thách cho mà đi kiện.
Oanh cười sung sướng:
- Phải, còn đồng xu chết nào mà dám ngoe.
Minh run lên, xám người lại, lẩy bẩy rón rén xuống chân thang, vào buồng ôm mặt khóc...
Cô Giáo Minh Cô Giáo Minh - Nguyễn Công Hoan Cô Giáo Minh