Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cái Trống Thiếc
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thực Đơn Ngày Thứ Sáu Thánh
L
ập lờ hai mặt là cụm từ thích hợp để diễn tả những tình cảm của tôi giữa ngày Thứ Hai Khổ Hình và ngày Thứ Sáu Thánh. Một mặt, tôi hận chú bé Jêxu tượng thạch cao đã không chịu đánh trống; mặt khác, tôi lại hài lòng vì đã giữ được độc quyền sở hữu cái trống. Nếu như, một mặt, giọng tôi đã xịt ngòi trong đợt tấn công những cửa sổ nhà thờ, thì mặt khác, những ô kính nhiều màu còn nguyên vẹn ấy đã bảo toàn được chút lòng tin Thiên Chúa giáo còn sót lại nơi Oskar để tiếp tục làm nguồn câm hứng cho nhiều báng bổ hung tợn sau này của nó.
Và còn điều này làm đậm thêm nghịch lý đó: một mặt, trên đường từ Nhà thờ Thánh Tâm về nhà, tôi đã hát vỡ tan một cửa sổ áp mái chỉ cốt để thấy là mình, vẫn còn khả năng đặc biệt ấy, nhưng mặt khác, từ đó trở đi, thành công của tôi trong lĩnh vực phàm tục lại khiến tôi đau đớn nhận chân ra sự bất lực của mình trên địa hạt linh thiêng. Hai mặt, tôi đã nói thế. Vết cắt chia dai dẳng, tôi không bao giờ hàn nổi và cho đến bây giờ vẫn hoác ra trong tôi, mặc dầu bây giờ tôi đâm lạc lõng ở cả chốn linh thiêng lần nơi phàm tục, đành loạng quạng bên rìa, trong một nhà thương điên.
Mẹ tôi bồi thường những thiệt hại gây cho ban thờ bên trái. Công việc làm ăn buôn bán trong dịp lễ Phục sinh khá phát đạt mặc dù Matzerath, vốn theo đạo Tin Lành, một mực đòi phải đóng cửa hàng ngày Thứ Sáu Thánh. Mẹ tôi, bình thường, bao giờ cũng làm theo ý mình, riêng những dịp Thứ Sáu Thánh thì nhượng bộ, thuận tình đóng cửa, nhưng bù lại, vì những lý do Thiên Chúa giáo, đòi quyền được đóng cửa hàng vào ngày lễ Thánh Thể, thay những đồ hàng trang trí tủ kính bằng một hình Nữ Thánh Đồng Trinh có bóng điện thắp sáng và tham gia đám rước ở Oliva.
Chúng tôi có một tấm biển bằng các-tông với dòng chữ "Đóng cửa mừng ngày Thứ Sáu Thánh” trên một mặt và "Đóng cửa mừng Lễ Thánh Thể" [1] mặt kia. Vào ngày Thứ Sáu Thánh liền sau cái ngày Thứ Hai Khổ Hình lỡ cả trống lẫn giọng ấy, Matzerath treo mặt có dòng chữ "Đóng cửa mừng ngày Thứ Sáu Thánh" ra ngoài, và ngay sau khi ăn điểm tâm, chúng tôi đáp tàu điện đi Brösen. Để tiếp tục duy trì mạch từ ngữ tôi đã dùng: quang cảnh ở Labesweig cũng hai mặt. Những người Tin Lành đi lễ nhà thờ còn những tín đồ Thiên Chúa giáo thì lau rửa tủ kính, mặt hàng, cửa sổ bóng loáng và đem ra sân sau tất cả những gi từa tựa như một cái thảm mà đập thật mạnh thật vang đến mức tưởng chừng hàng ngàn Đấng Cứu Thế đang cùng một lúc bị đóng đanh trên hàng ngàn cây Thánh Giá.
Tuy nhiên, Gia Đình Thánh chúng tôi - gồm mẹ tôi, Matzerath, Jan Bronski và Oskar - bỏ lại sau lưng cuộc đập thảm mùa Khổ Hình, đáp chuyến xe điện số 9 xuôi đường Brösener-Weig qua sân bay, bãi tập cũ và bãi tập mới, dừng ở một đường tránh gần nghĩa trang Saspe chờ chuyến xe ngược chiều, tuyến
Neufahrwasser-Brösen, đi qua. Nhân lúc chờ đợi, mẹ thốt lên những suy nghĩ buồn thảm, tuy bằng lời lẽ nhẹ nhàng. Xinh xắn, lãng mạn và quyến rũ thay cái nghĩa trang nhỏ hoang phế này với những bia mộ xiêu vẹo, đầy rêu dưới những cây thông khẳng khiu, mẹ nói.
"Tôi những muốn sau này sẽ nằm ở đây nếu như nghĩa trang này còn hoạt động", mẹ mơ màng thổ lộ. Nhưng Matzerath, chê đất ở đây quá nhiều cát, lại đầy cây ké gai và yến mạch dại. Jan Bronski thì cho là tiếng ồn của sân bay và những khúc ngoặt bẻ ghi gần đấy của xe điện có thể phá rối sự yên tĩnh của cái nơi lẽ ra rất thanh bình này.
Chuyến xe Neufahrwasser-Brosen vòng qua chúng tôi, người lái rung chuông hai lần và xe chúng tôi đi tiếp, bỏ lại sau lưng Saspe và khu nghĩa trang, hướng tới Brösen, bãi biển này, vào cuối tháng tư năm ấy, nom thật cám cảnh: các quầy giải khát bịt kín bằng ván gỗ, sòng Casino đóng chặt, lối đi dạo ven biển dọn hết cờ quạt, những dãy dài nhà tắm trống không. Trên bảng khí tượng, vẫn còn thấy những dòng ghi bằng phấn từ năm ngoái: không khí: 65; nước: 60; gió: đông bắc: dự báo: từ quang đến có mây.
Thoạt đầu, bọn tôi định đi bộ đến Glettkau, nhưng rồi, chẳng ai bảo ai, tất cả cùng hướng theo chiều ngược lại để ra đập chắn sóng. Biển Baltic mênh mông và lười nhác liếm vào bờ cát. Suốt cho tới tận cửa hải cảng, từ cây hải đăng trắng đến ngọn đèn tín hiệu trên đập chắn sóng, không thấy một bóng người. Một trận mưa hôm trước đã in lên cát mẫu hình đều tăm tắp của nó, giờ chúng tôi lấy vết chân mình xóa đi, xem như một trò chơi thú vị. Mẹ và tôi cởi cả giày cả tất. Matzerath nhặt những miếng gạch tròn nhẵn bằng cở đồng gulden, say sưa ném thia lia trên mặt nước xanh, coi bộ đầy ham hố. Jan Bronski vụng hơn trong trò chơi này; tranh thủ giữa những củ ném, ra sức kiếm hổ phách; quả nhiên bác đã tìm được mấy mảnh và một cục to bằng hột anh đào mà bác dành tặng mẹ. Mẹ thì cứ luôn luôn ngoái nhìn lại như thể phải lòng những dấu chân của chính mình. Mặt trời chiếu nhẹ nhàng cẩn trọng. Trời mát, trong và bình lặng; có thể nhận ra ở phía chân trời một dải là bán đảo Hela và vài ba vệt khói tan dần; thỉnh thoảng, những tầng trên của một con tàu buôn nhấp nhô trên đường chân trời.
Người trước kẻ sau lác đác, chúng tôi tới những khối granít đầu tiên của đập chắn sóng. Hai mẹ con tôi xỏ tất đi giày lại. Mẹ giúp tôi thắt dây giày trong khi Matzerath và Jan nhảy từ phiến đá này sang phiến đá khác, tiến về phía biển. Những đám rong biển mọc lỏm chỏm từ những khe dưới chân đập. Oskar những muốn chải chúng, nhưng bị mẹ cầm tay lôi đi theo hai người đàn ông đang đùa nghịch như những đứa học trò nhỏ. Mỗi bước, cái trống lại va vào đầu gối tôi; ngay cả ở đây, tôi cũng không chịu rời nó.
Mẹ mặc một cái áo măng - tô mùa xuân màu xanh nhạt với lớp vỏ ngoài màu dâu tây. Những khối đá granít gây khó khăn cho đôi giày cao gót của mẹ. Như mọi chủ nhật và ngày lễ, tôi mặc cái va-rơi lính. thuỷ có khuy vàng mỏ neo. Dải băng trên chiếc mũ lính thuỷ của tôi là từ túi đồ lưu niệm của Gretchen Scheffler, ghi mác "S.M.S. Seydlitz", hễ có gió là bay phất phới. Matzerath cởi phanh cúc áo bành-tô nâu. Jan, vốn bao giờ cũng là hiện thân của thời trang, mặc một chiếc áo choàng "unxtơ" cổ nhung óng ánh.
Chúng tối lóc cóc đi đến tận tháp đèn tín hiệu ở đầu đập chắn sóng. Ngồi dưới chân tháp là một ông già mặc áo may chần, đầu đội cát-két công nhân bốc dỡ bến cảng. Bên cạnh ông là một bao tải dùng để đựng khoai tây trong đó có một cái gì không ngừng cựa quậy, ông già - chắc là người Brösen hay Neufahrwasser gì đó - cầm một đâu dây phơi quần áo; đầu kia, rong biển bám đầy, chìm trong nước sông Mottlau - làn nước lợ chưa hoà vào biển cả vỗ bì bõm vào chân đập đá.
Tất cả chúng tôi đều tò mò muốn biết ông già đội cát-két "cửu vạn" đang câu gì với một cái dây phơi quần áo bình thường và rõ ràng là không có phao. Mẹ tôi hỏi ông bằng một giọng trêu chọc thân ái, gọi ông là "chú".Chú cười nhe những chân răng ố thuốc lá; không giải thích gì, ông nhổ toẹt một quệt dài bã thuốc lầy nhầy xuống đám bùn nước lõng bõng giữa những tảng granít bê bết hắc ín và dầu ma-dút dưới chân đập. Mớ bã thuốc lềnh bềnh mãi cho đến khi một con hải âu liệng xuống, khéo léo tránh những tảng granít, đớp lấy rồi bay đi, kéo theo sau mấy con khác kêu quàng quạc.
Chúng tôi đã định đi vì ngoài này rét căm căm, có chút nắng cũng chẳng lại mấy nả, thì đúng lúc đó, ông già đội cát-két "cửu vạn" bắt đầu tay nọ nối tay kia kéo sợi dây vào. Mẹ vẫn muốn đi khỏi, nhưng không cách nào đẩy được Matzerath nhúc nhích; ngay cả Jan, thường ngày vẫn nhất nhất chiều theo mọi ý muốn của mẹ, lần này cũng không ủng hộ lập trường của mẹ. Oskar thì bất cần, đi hay nán lại cũng vậy thôi. Nhưng chừng nào mọi người còn nán lại thì nó cứ quan sát đã. Trong khi ông già "cửu vạn" vẫn đều đặn tay nọ nối tay kia vừa kéo vừa gạt bỏ rong biển, thu sợi dây về giữa hai chân mình, tôi nhận thấy con tàu buôn cách đây khoảng nửa giờ chỉ lấp ló phần thượng tầng bên trên đường chân trời, lúc này đã đổi hướng đi: ngập sâu trong nước, nó đang quay mũi đi vào cảng. Chắc là một tàu Thụy Điển chở quặng sắt nên mới ngập sâu thế, Oskar đoán.
Tôi quay mắt khỏi con tàu Thụy Điển khi lão " cửu vạn " đứng dậy. " Nào thì ta thử ngó xem nó là cái gì. " Lão nói những lời này với Matzerath và Matzerath chẳng hiểu mô tê gì, cứ gật đầu bừa. "Ta thử ngó tí coi," lão "cửu vạn" nhắc đi nhắc lại luôn miệng trong khi tiếp tục kéo dây vào, lúc này càng ráng sức mạnh mẽ hơn. Lão hì hụi trên những phiến đá đi xuống phía đầu dây đằng kia và vươn cả hai cánh tay vào vũng nước ngầu bọt giữa hai khối granít, chụp lấy một cái gì đó - mẹ tôi quay mặt đi nhưng không kịp - lão chụp lấy một cái gì, đổi tay, vừa kéo vừa bê, quát mọi người xê ra nhường lối, rồi quẳng vào giữa chỗ chúng tôi một cái gì nặng trịch ròng ròng nước, một tảng gì to dùng sống động: đó là một cái đầu ngựa, một cái đầu ngựa thật còn tươi, đầu một con ngựa đen với một cái bờm đen, mà chắc là mới hôm qua hay hôm kia, nó còn hí, bởi vì cái đầu chưa rữa, chưa bốc mùi hoặc nếu có bốc mùi thì chỉ là mùi nước sông Mottlau thôi; nhưng mọi thứ trên đập chắn sóng đều có mùi như vậy.
Ông già đội mũ công nhân bốc dở - lúc này nó đã tụt ra sau gáy - đứng chạng chân trên đống thịt ngựa, từ đó những con lươn xanh nhạt lao ra như điên. Lão quây cuồng vất vả để bắt chúng vì giống lươn trườn rất nhanh và khéo, nhất là trên đá nhẵn và ướt. Cùng lúc ấy, bọn hải âu cũng đã quang quác trên đầu. Chúng lao xuống, từng tốp ba bốn con xúm lại tấn công một con lươn cỡ nhỏ hoặc vừa, không chịu để bị xua đi vì đập chắn sóng là lĩnh vực của chúng. Tuy nhiên, lão "cửu vạn", vung tay đập thẳng cánh giữa đám hải âu, cũng nhét được khoảng hai tá lươn nhỏ vào cái bao tải mà Matzerath, muốn tỏ ra đắc lực, đã banh sẵn miệng ra cho lão. Quá bận bịu, Matzerath không trông thấy mẹ tái mét mặt và phải vịn tay rồi ngả đầu lên vai và cái cổ áo nhung của Jan.
Nhưng khi mớ lươn nhỏ và nhỡ đã bỏ gọn trong bao tải, lão "cửu vạn" (trong khi làm việc, chiếc mũ đã rơi khỏi đầu lão) bắt đầu túm những con to hơn màu đen sậm tiếp tục bò ra từ cái đầu ngựa. Đến lúc này, mẹ tôi phải ngồi xuống, bác Jan cố tìm cách để khiến mẹ quay đầu đi nhưng mẹ không chịu; me tiếp tục giương cặp mắt bò cái trừng trừng nhìn thẳng vào cuộc giải phẫu tử thi lúc nhúc mà lão " cửu vạn" đang tiến hành.
"Nhìn xem" lão thở hổn hển, nói nhát gừng. "Thử ngó coi." Bằng chiếc ủng cao-su, lão bành miệng con ngựa ra và nhét một cái gậy gộc vào giữa hai hàm khiến những cái răng to tướng vàng khè như đang cười. Rồi khi lão "cửu vạn" - đến bây giờ tôi mới thấy đầu lão hói như một quả trứng- ấn cả hai tay vào họng con ngựa và lôi ra hai con lươn cùng một lúc, cả hai đều to và dài bằng cả cánh tay người, thì miệng mẹ tôi cũng há hốc; mẹ ói ra toàn bộ bữa điểm tâm - lòng trắng trứng lổn nhổn, lòng đỏ tướp ra thành những sợi dài lẫn với những miếng bánh mì đẫm cà-phê sữa, ộc ra trên lớp đá xây đập. Sau đó mẹ nôn khan nhưng chẳng còn gì để tháo ra nữa vì đó là tất cả những gì mẹ đã ăn trong bữa sáng, bởi lẽ mẹ đã quá chuẩn trọng lượng và muốn xuống cân bằng mọi giá. Mẹ thử đủ các chế độ ăn uống mà không theo triệt để một chế độ nào. Mẹ ăn giấu. Mẹ chỉ chuyên cần với những buổi tập thể dục ngày thứ ba ở Hội Phụ Nữ;, về điểm này, mẹ vững như đá tảng bất chấp Jan và thậm chí cả Matzerath cười giễu khi mẹ khoác cái túi đồ thể thao ra nhập bọn với những mụ già kệch cỡm đi tập trong bộ xa- tanh bóng màu xanh và tuy nhiên vần chẳng gầy đi tí nào.
Cả lần này nữa, mẹ cũng không nôn ra được quá nửa pao và dù có cố oẹ đến mấy cũng chỉ giảm trọng lượng được chừng đấy mà thôi. Chẳng có gì ngoài chút dãi xanh lầy nhầy, thế mà đám hải âu vẫn xà đến. Chúng đã chực sẵn khi mẹ bắt đầu nôn, chúng lượn thấp dần, lướt xuống êm ru; không hề băn khoăn vì nỗi sợ phát phì, chúng chí chóe trên bữa điểm tâm của mẹ, không cách chi xua đi được - vả lại còn ai khác nghĩ đến chuyện xua đuổi chúng khi mà Jan Bronski sợ hải âu đến nỗi phải đưa cả hai tay lên che cặp mắt đẹp màu xanh lơ.
Chúng cũng chẳng buồn để ý đến Oskar, kể cả khi nó đưa trống vào cuộc đấu với chúng, kể cả khi nó nện dùi trống một thôi dài trên lớp vẹc-ni trắng nhằm-đánh bạt màu trắng của chúng. Ngón trống của nó hóa ra vô hiệu và chỉ làm cho lũ hải âu trắng hơn bao giờ hết. Còn Matzerath thì chẳng mảy may quan tâm đến mẹ. Ông cười ha hả, nhái theo lão "cửu vạn"; ăn to nói lớn, thần kinh vững như thép, đó là tính cách của ông. Lão "cửu vạn" đã sắp xong. Đến màn kết, khi lão kéo một con lươn gộc từ tai con ngựa ra, kèm theo một mớ lầy nhầy trắng trào ra từ óc, thì chính Matzerath cũng mặt xanh mày xám nhưng vẫn tiếp tục ra vẻ ta đây. Ông mua của lão "cửu vạn" hai con lươn bự và hai con nhỡ với giá rẻ mạt mà vẫn còn kèo nèo đòi bớt nữa.
Lòng tôi tràn đầy mến phục đối với bác Jan. Nom bác như sắp khóc, tuy nhiên bác vẫn đỡ mẹ tôi đứng dậy, quàng một tay qua sau lưng dìu mẹ đi, tay kia đưa ra đằng trước để giữ thăng bằng. Nhìn mẹ lò cò trên đôi giày cao gót nhảy từ phiến đá này sang phiến đá kia, thật là tức cười. Cứ mỗi bước, đầu gối mẹ lại khụyu xuống, ấy thế mà mẹ cũng vào được đến bờ mà không hề bị trẹo chân.
Oskar nán lại với Matzerath và lão "cửu vạn" lúc này đã đội chiếc cát-két trở lại. Lão bắt đầu giải thích tại sao cái bao tải lại đầy muối thô: đó là để lươn giãy giụa quằn quại trong muối cho đến chết và để hút hết chất nhầy khỏi da và ruột chúng. Vì khi bỏ lươn vào muối, chúng không thể không giãy giụa và chúng cứ giãy giụa như thế cho đến chết, để lại chất nhầy trong muối. Muốn chế món lươn hun khói thì trước hết phải làm thế. Đó là điều mà cảnh sát và Hội Bảo vệ súc vật cấm ngặt, nhưng chẳng ăn thua gì … Làm sao mà khử được chất nhầy của lươn nếu không làm thế? Sau đó, những con lươn chết được chà xát thật cẩn thận bằng than bùn khô rồi treo trong một cái thùng đặt trên bếp lửa đốt bằng gỗ dẻ gai để hun khói.
Matzerath cho rằng cho bọn lươn giãy giụa trong muối là hợp lẽ công bằng bởi chúng chả rúc vào tận trong đầu con ngựa đó sao? Và vào cả xác người nữa, lão "cửu vạn "chêm vào. Người ta bảo giống lươn này đặc biệt béo sau trận thuỷ chiến Skagerack. Và mấy hôm trước đây, một tay bác sĩ ở bệnh viện kể với lão về một phụ nữ có chồng tìm khoái lạc với một con lươn sống. Nhưng con lươn bám chặt trong đó không chịu nhả, thành thử phải đưa mụ ta vào bệnh viện, và nghe nói sau đó, mụ bị tuyệt đường sinh nở.
Vậy là lão "cửu vạn" thắt cái bao tải với mớ lươn giầm muối lại và gọn gàng xốc lên vai. Lão quấn cái dây phơi quần áo quanh cổ và hì hụi đi về phía Neufahrwasser trong khi con tàu buôn vào cảng. Con tàu có trọng tải độ mười tám tấn, không phải là tàu Thuỵ Điển mà là tàu Phần Lan, và chở gỗ chứ không phải quặng sắt. Lão "cửu vạn" mang bao tải hình như có bạn bè trên tàu vì lão đang vẫy về phía đó, miệng la lớn một điều gì đó. Trên con tàu Phần Lan, một số người cũng vẫy lại và la một điều gì đó. Nhưng tôi không không hiểu tại sao cả Matzerath cũng vẫy và la "Ơ hầy, tàu vào kìa" hoặc một điều vớ vẩn tương tự. Là người vùng Rhine, ông có biết chi về tàu bè và chẳng hề quen ai là người Phần Lan cả. Cơ mà cung cách của ông vốn thế: bao giờ ông cũng vẫy khi những người khác vẫy, la hét và vỗ tay khi những người khác la hét, cười và vỗ tay. Điều đó giải thích tại sao ông vào Đảng tương đối sớm, khi mà điều đó chưa thật cần thiết, chưa mang lại lợi lộc gì mà chỉ làm ông tiêu phí những buổi sáng chủ nhật.
Oskar chậm rãi đi theo Matzerath, lão già người Neufahrwasser và con tàu Phần Lan quá tải. Thỉnh thoảng tôi ngoái nhìn lại vì lão "cửu vạn" đã để lại cái đầu ngựa ở chân tháp đèn tín hiệu. Nhưng không còn nhìn thấy nó nữa vì lũ hải âu đã che kín mất rồi… Chỉ còn là một mảng trắng lấp lánh trên mặt biển xanh, một đám mây mới được gột sạch có thể bay lên không trung bất cứ lúc nào, cất tiếng kêu trùm lên cái đầu ngựa không còn hí nữa.
Khi thấy chán ngấy, tôi vùng chạy khỏi lũ hải âu và Matzerath, vừa chạy vừa nắm tay đấm lên mặt trống, vượt lên lão " cửu vạn" lúc này đang hút một cái tẩu cán ngắn, và đuổi kịp mẹ tôi và bác Jan ở chỗ bắt đầu đập chắn sóng. Bác Jan vẫn đỡ mẹ như ban nãy, nhưng giờ một tay bác đã biến mất dưới cổ áo măng-tô của mẹ. Matzerath không thể nhìn thấy thế cũng như không thể thấy mẹ đang thọc một tay vào túi quần Jan: ông còn ở mãi tít đằng sau chúng tôi, mải gói bốn con lươn bị lão "cửu vạn" lấy đá nện chết ngất vào một tờ giấy báo tìm thấy giữa khe đá nơi chân đập.
Khi Matzerath đuổi kịp chúng tôi, ông ve vẩy cái bọc lươn của mình và khoe: "Lão ta đòi một gulden rưỡi, nhưng tôi trả một chẵn, thế là xong."
Nom mẹ đã khá hơn và lúc này lại có thể thấy cả hai tay mẹ. "Đừng có hòng tôi ăn món lươn của anh, mẹ nói. "Từ nay đến chết, tôi sẽ không bao giờ đụng đến cá nữa, nhất là lươn thì lại càng không."
Matzerath cười ha hả: "Đừng làm to chuyện thế, mèo con. Trước nay, em vẫn biết người ta bắt lươn như thế nào, thế mà em vẫn ăn lươn đấy thôi. Kể cả lươn tươi. Để rồi xem nương nương sẽ thấy thế nào khi tên tiện bộc của nàng pha chế chúng với tất cả các thứ gia vị, rau thơm, hành tỏi tiêu ớt cùng chút nộm đi kèm".
Jan Bronski - lúc này đã kịp thời rút tay ra khỏi cổ áo măng-tô của mẹ, không nói gì. Suốt dọc đường đến Brösen, tôi đánh trống liên tục để họ khỏi quay
trở lại chuyện lươn nữa. Tới bến xe điện và cả khi đã lên xe, tôi vẫn tiếp tục đánh để ngăn ba người lớn trò chuyện. Mấy con lươn nằm tương đối yên. Đến đoạn đường tránh ở Saspe, không phải dừng vì chuyến xe ngược đã ở đó. Quá sân bay một quãng, Matzerath, bất chấp tiếng trống của tôi, bắt đầu kêu đói. Mẹ không phản ứng gì, chỉ lơ đãng nhìn vượt qua và xuyên qua chúng tôi cho đến khi bác Jan mời mẹ một điếu Regatta. Trong khi bác đánh lửa cho mẹ và mẹ đặt đầu vàng của điếu thuốc lên môi, mẹ mỉm cười với Matzerath vì mẹ biết ông không thích mẹ hút thuốc ở nơi công cộng.
Đến quảng trường Max-Halbe, chúng tôi xuống và dù sao mặc lòng, mẹ vẫn khoác tay Matzerath chứ không khoác tay bác Jan như tôi chờ đợi. Jan đi cạnh tôi và hút nốt điếu thuốc của mẹ.
Trong khu Labesweig, các bà nội trợ theo đạo Thiên Chúa vẫn tiếp tục đập thảm. Trong khi Matzerath mở cửa căn hộ của chúng tôi, bà Kater, ở tầng tư cạnh phòng nghệ sĩ trompet Meyn, vượt qua chúng tôi lên cầu thang. Một cái thảm nâu cuộn tròn vắt trên vai, bà ta giơ hai cánh tay to tướng hồng hào lên đỡ, phô những túm lông nách màu râu ngô xoắn lại và dính bết mồ hôi. Hai đầu thảm võng xuống đằng trước và đằng sau bà. Bà có thể vác một gã dàn ông say rượu trên vai như thế, nhưng chồng bà không còn sống nữa. Khi cái khối mỡ ấy đi qua chúng tôi trong cái áo thụng đen bóng mặc trong nhà, mùi nồng nặc từ bà ta xộc vào mũi tôi - nước tiểu, dưa muối và đất đèn trộn với nhau - chắc bà ta đang thấy tháng.
Lát sau, tiếng đập thảm thình thịch từ dưới sân vọng lên. Nó rượt theo tôi khắp các phòng, nó truy đuổi tôi riết đến nỗi, rốt cuộc tôi phải trốn vào tủ quần áo trong phòng ngủ, ở đó, các áo măng-tô, pa- đờ- xuy mùa đông mới đủ sức dìm đi cái âm lượng gớm ghiếc của tiếng ồn tiền-Phục sinh.
Nhưng không phải chỉ có bà Kater cùng tiếng đập thảm khiến tôi phải lánh nạn vào tủ quần áo. Mấy người lớn - mẹ tôi, bác Jan và Matzerath - chưa cởi áo ngoài ra, đã bắt đầu bàn cãi về thực đơn ngày Thứ Sáu Thánh. Nhưng họ vẫn không ngã ngũ được về món lươn. Như thường lệ, mỗi khi cãi vã về chuyện gì, họ đều nhớ đến tôi và cú ngã trứ danh của tôi từ cầu thang hầm kho.
Đó là do lỗi của anh, tại anh tất cả, bây giờ tôi sẽ làm món xúp lươn.
- Đừng có yểu điệu thục nữ thế,
- Anh muốn làm cái gì thì làm miễn là không phải lươn, có bao nhiêu đồ hộp ở dưới hầm, mang ít nấm lên nhưng nhớ đóng kỹ cái cửa sập đừng để chuyện ấy hoặc điều gì tương tự xảy ra một lần nữa.
- Tôi đã nghe đến phát ngán cái đĩa hát cũ ấy rồi, chúng ta sẽ có món lươn, dứt khoát thế, nấu với sữa, mù-tạc, mùi tây và khoai tây luộc, điểm chút lá nguyệt quế và hạt đinh hương.
- Đừng, Alfred, tôi xin chú, nếu cô ấy không muốn thì đừng làm lươn nữa,
- Anh đừng có nhúng mũi vào, tôi mua lươn để vứt đi à, tôi sẽ moi hết ruột rửa thật sạch, không, không, Rồi xem khi dọn lên bàn, ai sẽ ăn và ai sẽ không ăn...
Matzerath đóng sập cửa phòng khách và biến vào bếp. Chúng tôi nghe thấy ông cố ý khua nồi xoong kêu loảng xoảng, ông giết lươn bằng hai nhát dao bắt chéo hình chữ thập đằng sau cổ và mẹ tôi, vốn quá giàu tưởng tượng, phải ngồi xuống đi-văng và bác Jan cũng lập tức ngồi theo. Một lát sau, họ đã nắm tay nhau, thì thầm trò chuyện bằng tiếng Kashubes. Lúc ấy, tôi chưa chui vào tủ quần áo. Trong khi ba người lớn phân khoảnh định vị như vậy trong căn hộ thì tôi vẫn ở trong phòng khách. Có một cái ghế trẻ con cạnh bếp lò bằng gạch men. Tôi ngồi đó, hai chân đu đưa, trong khi Jan nhìn tôi chằm chằm. Tôi biết mình đang cản trở họ mặc dầu họ không thể làm gì quá vì Matzerath đang ở ngay phòng bên, mối đe doạ vô hình nhưng hiển nhiên với những con lươn ngắc ngoải mà ông vung lên như một ngọn roi. Và như vậy họ trao tay nhau, nắm bóp và co kéo hai mươi ngón tay, bẻ khục tay cho nhau. Đối với tôi, đó là giọt nước làm tràn cốc. Mụ Kater kia và tiếng đập thảm tra tấn còn chưa đủ sao? Nó chả đã xuyên qua mội bức tường, mỗi lúc một gần lại, tuy không tăng âm lượng, đó sao?
Oskar tụt xuống khỏi ghế, ngồi trên sàn cạnh cái bếp lò một lúc, tránh bỏ đi một cách quá lộ liễu rồi, dốc hết tâm trí vào cái trống, lẻn qua ngưỡng cửa và sang phòng ngủ.
Tôi để hé cửa phòng ngủ và hài lòng nhận thấy là không có ai gọi tôi lại. Tôi phân vân một lúc không biết nên trốn xuống gầm gìừơng hay chui vào tủ quần áo. Tôi ưng tủ quần áo hơn vì nếu chui gầm giường sẽ bẩn bộ đồ lính thủy xanh lơ hào nhoáng.
Tôi vừa đủ cao để với tới chiếc chìa khóa tủ; tôi vặn một vòng, mở cánh cửa gương và lấy dùi trống gạt những móc treo quần áo rét sang bên. Muốn với tới và chuyển dịch những cái áo pa-đờ-xuy nặng nề, tôi phải đứng lên cái trống. Cuối cùng, tôi đã dẹp được một khoảng trống ngay giữa tủ quần áo tuy không rộng lắm nhưng cũng đủ để Oskar trèo vào ngồi thu lu trong đó. Tôi còn khắc phục kéo được hai cánh cửa gương vào và lấy một chiếc khăn san tìm thấy dưới đáy tủ chặn lại chỉ để hở một khe bằng ngón tay cho thoáng khí và khi cần, có thể nhìn ra ngoài. Tôi đặt cái trống lên đầu gối, nhưng không đánh dù là rất khẽ, mà chỉ ngồi yên hoàn toàn thụ động đắm mình trong làn hơi ấm toả ra từ đám quần áo mùa đông.
Thật tuyệt vời làm sao lại có cái tủ ở đây với những đồ len dạ dày dặn quây kín khiến tôi có thể tập trung tư tưởng hầu như hoàn toàn để buộc những ý nghĩ thành một bó đem tặng cho một nàng công chúa trong mơ đủ thông minh để nhận món quà của tôi với một niềm thich thú vừa trang nghiêm vừa kín đáo.
Như thường lệ, mỗi khi tôi tập trung và lợi dụng những năng khiếu huyền bí của mình, tôi thường đưa mình trở về văn phòng của bác sĩ Hollatz ở Brunshöfer - weg và nhấm nháp cái phần duy nhất thú vị của những buổi khám bệnh thường kỳ ngày thứ tư. Tôi không quan tâm đến ông bác sĩ với cung cách khám bệnh ngày càng trở nên tỉ mẩn mà chủ yếu là nghĩ đến Xơ Inge, phụ tá của ông. Chỉ có Xơ là được đặc quyền cởi quần áo và mặc lại quần áo cho tôi; chỉ có Xơ là được phép cân và lấy số đo và làm các xét nghiệm cho tôi; tóm lại, chính Xơ Inge là người thực hiện tất cả những thí nghiệm trên cơ thể tôi mà bác sĩ Hollatz chỉ định. Mỗi lần làm xong, Xơ Inge lại thông báo, không khỏi pha chút châm biếm, là thí nghiệm thất bại, điều mà Hollatz biến báo thành "thành công từng phần". Tôi ít khi nhìn vào mặt Xơ Inge. Mắt tôi và trái tim người đánh trống đôi khi hồi hộp của tôi gắn trên màu trắng hồ cứng sạch bong của bộ đồng phục nữ y tá, trên cái kết cấu không trọng lượng mà Xơ mang trên đầu như một cái mũ mềm, trên cái trâm giản dị điểm một chữ Thập đỏ. Xơ có một thân thể dưới lớp vải không nhỉ? Quan sát những nếp li bao giờ cũng mới trên đồng phục của Xơ, thật là dễ chịu Ị Bộ mặt già đi đều đều và đôi bàn tay xương xương mặc dầu được chăm chút cẩn thận khiến ta thấy Xơ Inge dù sao cũng vẫn là đàn bà. Đành rằng Xơ không cường vượng chất đàn bà như cái mùi phả ra từ mẹ tôi khi Jan, hoặc thậm chí Matzerath, giải y mẹ trước mặt tôi. Người Xơ toàn mùi xà phòng và thuốc gây buồn ngủ. Biết bao lần tôi đã ngủ thiếp đi khi Xơ bắt mạch cho cái thân hình bé nhỏ mà người ta cho là mắc bệnh của tôi: một giấc ngủ nhẹ nhàng sinh ra từ những nếp "li" của vải trắng, một giấc ngủ bọc trong axit carbônníc, một giấc ngủ không mộng mị gì hết trừ một điều là đôi khi cái trâm của Xơ tự dưng phình ra thành một cái gì có mà trời biết: một biển cờ xí, ánh hoàng hôn trên dãy núi Alpes, một cánh đồng hoa thuốc phiện sẵn sàng nổi loạn chống lại ai hoặc cái gì có mà trời biết; chống lại những người da đỏ, những trái anh đào, những cú đổ máu cam, những cái mào gà trống, những hồng huyết cầu, cho đến khi một màu đỏ choán hết tầm mắt tôi làm nền cho một đam mê mà, dạo ấy cũng như bây giờ, đều là hiển nhiên song không thể gọi tên, vì cái từ "đỏ" cỏn con chả nói lên được gì, đổ máu cam cũng vô nghĩa, và vải cờ thì sẽ phai màu, và nếu mặc dầu vậy, tôi vẫn nói “đỏ” thì đỏ bác bỏ tôi và lộn lần áo trong ra ngoài thành đen. Đen là Phù thủy, đen làm tôi sợ đến xanh mặt, xanh lam và xanh lơ, xanh lơ là xanh đích thực nhưng tôi không tin nó, còn quý vị thì sao? Xanh lam tượng trưng cho hy vọng, xanh lam là cỗ quan tài nơi tôi gặm cỏ, xanh lam che phủ tôi, từ xanh đến tái, rồi trắng trợt, trắng làm hoen vàng và vàng nhuộm tôi xanh lơ, xanh lơ tôi lờ xanh lam, xanh lam nở thành đỏ và đỏ là cái trâm của Xơ Inge; Xơ mang một chữ thập đỏ, nói cho chính xác, Xơ mang nó trên cổ áo của bộ đồng phục nữ y tá; nhưng hiếm khi, trong tủ quần áo cũng như ở bất cứ nơi nào khác, tôi có thể chú tâm lâu vào cái biểu tượng đơn sắc nhất ấy trong các biểu tượng.
Một tiếng huyên náo kinh khủng từ phòng khách ào tới đập vào cửa tủ, đánh thức tôi khỏi giấc ngủ chập chờn hướng về Xơ Inge vừa mới bắt đầu. Tỉnh táo nhưng miệng khô đắng, tôi ngồi ôm cái trống trên đầu gối giữa đám áo rét các cỡ và các kiểu may khác nhau, hít cái mùi đồng phục Đảng của Matzerath, cảm thấy sự hiện diện của gươm, thắt lưng da và dây đeo sủng bao trùm đến nỗi không cách chi trở lại với những nếp "li" của đồng phục nữ y tá nữa: fla-nen và len rủ xuống bên cạnh tôi; trên đầu tôi là những mốt mũ thời thượng trong bốn năm qua; dưới chân tôi là giày lớn giày nhỏ, ghệt đánh xi, gót giày có hoặc không đóng đinh đầu to. Một chùm tia sáng yếu ớt lọt vào gợi lên toàn bộ cảnh đó và Oskar lấy làm tiếc đã để hở một khe giữa hai cánh cửa gương.
Những người ở trong phòng khách kia có cái gì hiến cho tôi? Dễ thường Matzerath đã bắt chợt đôi tình nhân trên đi-văng, nhưng điều đó rất khó có thể xảy ra vì Jan luôn luôn thận trọng giữ một cái lề an toàn, như khi chơi bài xi-cạt. Có lẽ - tôi đoán, và quả nhiên sự việc xảy ra như thế thật - Matzerath, sau khi giết lươn, moi lòng ruột, rửa sạch, nấu nướng, thêm gia vị: hành, tỏi, ớt, rau thơm... và nếm thử thành phẩm, đã mang liễn xúp lươn với khoai tây luộc đặt lên bàn phòng khách và, khi hai người kia không hề tỏ ý muốn ngồi vào bàn, bèn dấn thêm một bước là ca ngợi món đặc sản của mình, liệt kê tất cả các thành phần và ê a kể công thức nấu như tụng kinh. Thế là mẹ bắt đầu hét. Mẹ hét bằng tiếng Kashubes. Matzerath không hiểu cũng như không thể chịu nổi thứ thổ ngữ này, nhưng ông vẫn buộc phải nghe và thừa biết mẹ đang nhằm nói gì. Xét cho cùng, mẹ có thể la hét về cái gì khác ngoài chuyện lươn, từ đó dẫn đến cú ngã của tôi từ cầu thang xuống hầm - kết cục tất yếu của bất cứ cái gi khiến mẹ tôi bắt đầu la hét. Matzerath cãi lại. Họ đều thuộc vai của mình, Jan xen vào can. Không có bác ấy, ắt không có chuyện. Hồi II: c’rách một cái, nắp đàn dương cầm được lật lên; không bè, thuộc lòng, cả ba, đồng thời nhưng không đồng thanh, gào lên khúc "Hợp xướng người đi săn "trong vở Freischutz: "Có cái gì trên đời giống như..." Và giữa tiếng om xòm đó, nắp đàn dương cầm sập xuống đánh rầm, cái ghế ngồi đàn đổ đánh rầm rồi mẹ chạy vào phòng ngủ. Soi thoáng một cái vào gương tủ áo, - tôi nhìn thấy tất cả qua khe hở - mẹ gieo mình, xuống chiếc giường cưới bên dưới cái tán xanh lơ, và khóc, và vặn xoắn hai bàn tay vào nhau với số ngón ngang ngửa với số ngón của nàng Madeleine sám hối trong tấm phiên bản màu đóng khung vàng treo ở phía đầu pháo đài hôn nhân này.
Hồi lâu, tôi chỉ nghe thấy tiếng mẹ dấm dứt khóc, tiếng giường cọt kẹt nhè nhẹ và tiếng rì rầm khe khẽ từ phía phòng khách. Jan đang xoa dịu Matzerath. Rồi Matzerath nhờ Jan vào dỗ mẹ tôi. Tiếng rì rầm bặt dần, Jan vào phòng ngủ. Hồi III: Bác đứng cạnh giường, hết nhìn mẹ lại nhìn nàng Madeleine sám hối, rón rén ngồi xuống mép giường, đưa tay vuốt ve lưng và mông mẹ - chả là mẹ đang nằm sấp mà - nói với mẹ những lời êm ái vỗ về bằng tiếng Kashubes - và cuối cùng, khi lời nói tỏ ra vô tác dụng, luồn tay vào dưới váy cho đến khi mẹ thôi thút thít và bác thì có thể rời mắt khỏi nàng Madeleine – nghìn – ngón - tay. Đó là một cảnh bõ xem lắm. Nhiệm vụ hoàn thành, Jan đứng lên, lấy mu soa lau đầu ngón tay và cuối cùng, cất cao giọng nói với mẹ, lần này thì không dùng tiếng Kashubes, và nhấn từng chữ cho Matzerath ở trong bếp hay trong phòng khách cũng nghe thấy: "Nào, lại đây, Agnès. Ta hãy quên toàn bộ chuyện này đi. Alfred đã vứt hết lươn vào cầu tiêu từ lâu rồi. Giờ chúng ta sẽ chơi một chầu xì-cạt thật xôm, mỗi điểm một phần tư pfennig nếu cô muốn và sau khi cho qua mọi sự, Alfred sẽ làm cho chúng ta món nấm với trứng đánh lộn và khoai tây rán. ".
Đáp lại, mẹ tôi chẳng nói gì, chỉ đứng dậy, vuốt phẳng lại tấm khăn trải giương màu vàng, soi gương sửa lại tóc cho gọn gàng và theo sau bác Jan ra khỏi phòng ngủ. Tôi rời mắt khỏi khe cửa tủ và lát sau, đã nghe thấy họ trang bài.
Đoán chắc rằng cuộc bài xì-cạt gia đình này sẽ còn kéo dài đến tận đêm khuya, với một quãng dừng ngắn để ăn nấm với trứng đánh lộn lòng trắng lòng đỏ và khoai tây rán, tôi không chú ý theo dõi các ván bài mà cố quay trở lại với Xơ Inge và bộ đồng phục trắng gây buồn ngủ của Xơ. Nhưng tôi không tìm về được với niềm sung sướng ở văn phòng bác sĩ Hollatz. Không những xanh lam, xanh lơ, vàng và đen cứ dai dẳng chen lẫn vào màu đỏ của cái trâm chữ Thập Đỏ, mà cả những sự kiện sáng nay cũng tiếp tục quyện lẫn vào: cứ khi nào cánh cửa dẫn đến phòng khám và Xơ Inge mở ra, thì không phải chỉ hình ảnh tinh khiết và nhẹ lâng của chiếc áo nữ y tá hiện ra trước mắt tôi, mà cả lão "cửu vạn" ở chân tháp đèn tín hiệu trên đập chắn sóng Neufahrwasser thò tay lôi những con lươn từ cái đầu ngựa ròng ròng nước, và những gì phô chút màu trắng để tôi có thể gắn với Xơ Inge chỉ là những cánh hải âu tạm thời che lấp cái đầu ngựa cùng đám lươn trong đó, cho đến khi vết thương lại hoác ra nhưng không ứa máu đỏ mà đen như con ngựa đen, và biển xanh rờn trong khi con tàu Phần Lan chở gỗ góp chút màu gỉ vào bức tranh và những con hải âu - xin miễn nói với tôi về bồ câu - sà xuống như một đám mây bao quanh vật tế thần, đầu cánh quyện vào nhau và ném con lươn vào Xơ Inge, Xơ bắt lấy nó, chào mừng nó rồi biến thành một con hải âu, một con hải âu chứ không phải bồ câu, nhưng dù sao cũng là Chúa Thánh Thần mang hình dáng một con hải âu sà xuống như một đám mây trên đống thịt để mừng lễ Hạ Trần.
Tôi đành bỏ cuộc và rời khỏi tủ quần áo. Tức tối đẩy cánh cửa tủ bước ra, tồi thấy mình vẫn nguyên vẹn không thay đổi trong gương. Dù sao tôi cũng rất mừng là bà Kater đã thôi đập thảm. Ngày Thứ Sáu Thánh đã kết thúc đối với Oskar, nhưng phải sau lễ Phục sinh, Khổ Hình của nó mới bắt đầu.
Chú thích:
1- Vào ngày thứ Năm sau ngày chủ nhật Lễ Ba Ngôi.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cái Trống Thiếc
Günter Grass
Cái Trống Thiếc - Günter Grass
https://isach.info/story.php?story=cai_trong_thiec__gnter_grass