Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bút Ký Irina
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 12: Dương Thu Hương
B
ạn bè tôi nhiều người biết, tôi ít khi thân với phụ nữ. Nói về người Nga thì suốt đời chỉ có một bạn gái duy nhất, đồng nghiệp Tanhia, người mà tôi chia sẻ mọi điều sâu kín nhất của tôi, dĩ nhiên ở mức độ có thể.
Còn người Việt thì những người đề nghị "coi nhau là bạn thân" cũng nhiều, nhưng cuối cùng những mối tình hữu nghị đó đều không thành. Cũng có thế bởi vì tôi chưa gặp một phụ nữ nào mà tôi muốn họ hiểu tôi "như tôi có."
Nếu nói về độc giả hay thính giả, thì tôi hay nhận được thư của anh chị dài chục trang và thường kết thúc bằng đề nghị kết nghĩa, nhưng tôi thường không trả lời, bởi... nỡ nào trả lời xã giao đối với những tình cảm chân thành. Song điều đó không loại trừ trường hợp ở những thời điểm nhất định tôi đã kết bạn với một số bạn gái, vì chúng tôi có hợp nhau ở một vài điểm nào đó.
"Lời tựa" nhỏ này cần cho tôi để giải thích với các bạn rằng: tôi với Dương Thu Hương là hai người không giống nhau ở điểm nào hết 2; tôi cao chị thấp, tôi béo chị gầy, chị luôn luôn có vẻ tự nhiên, mà tôi thì thường tốn đến một phần ba thu nhập của mình vào son phấn, vẽ mặt vẽ mũi đủ kiểu... Về những điểm quan trọng trên đời, thì ý kiến chúng tôi cũng bất đồng rõ rệt: trong một lá thư gửi tôi, chị có viết về đàn ông rằng: "Phần lớn họ là đồ giẻ rách." Mà tôi thì lại cho rằng phần lớn họ là...chấp nhận được! Và khác nhau cả về lối sống: chị sống "khắc kỷ", mà tôi thì có máu "tận hưởng."
Lịch sử quan hệ của chúng tôi cũng tiêu biểu cho những trường hợp người mà tôi "săn đuổi" (thường thường cách xử sự của những người mà tôi tìm gặp và muốn làm quen có hai loại: thứ nhất là sẵn sàng ùa tới như những con thiêu thân, thứ hai là cố trốn tránh tựa như ở đâu đó trong tiềm thức của họ một tín hiệu "nguy hiểm" bỗng loé lên). Lần đầu tiên tôi đến gặp Dương Thu Hương vào năm 1987 để mời chị tham gia chương trình truyền hình. Mấy lần đến - người nhà bảo "Đi xem hát". Được, chấp nhận hồi đó là mùa xem hát thật. Đợt sau sang, đến kiếm chị vào cuối giờ chiều, người ta bảo "chưa về", ghé qua vào đầu giờ tối: "Đi xem hát." Đợt thứ ba: "Vào Sài Gòn" (Có lẽ muốn so sánh.. cách dựng kịch trong đó với Hà Nội chăng?) Đến lần thứ tư tôi mới kiếm được chị ờ Hà Nội. Khi đó chúng tôi chỉ nói chuyện không đầy một tiếng, nhưng tôi sẽ không nhầm nếu khẳng định một sự trùng hợp đáng mừng. Điều đó có thê biểu hiện qua câu nói nổi tiếng của Voltaire.
"Tôi không đồng ý với ý kiến của anh, nhưng tôi. sẵn sàng chết để bảo vệ quyền của anh nói ra quan điểm của mình..." Chị Hương cho biết rằng từ lâu chị luôn luôn mang theo mình chiếc lọ nhỏ chứa..thuốc độc, bởi vì đã lâu chị sống trong sự sẵn sàng đợi người ta bắt và hành hạ chị. Tôi biết rằng thời gian qua khi tin đồn về việc chị bị bắt lan ra thường xuyên, thì nhiều người nhất là Việt kiểu cho rằng tin đồn đó do chính chị thổi phồng lên. Song tôi không thể đoán được người ta qui cho chị phao tin đồn đó vì mục đích gì, chị được lợi gì ở việc này?... Và riêng tôi khi nói chuyện với chị bữa đó đã thấy ngay là chị không hề phóng đại, mà còn giảm nhẹ nguy cơ đối với mình là khác. Tôi nhận thấy chị là đệ tử của thần Tự Do quá cuồng tín!
Chúng tôi đã nói chuyện về những tác phẩm của chị mà tôi đã đọc. Hóa ra chị cũng đã biết về tôi qua một vài bài báo của tôi và lời kể của bạn bè. Theo thói quen "khiêu khích" tôi nói rằng: Bên kia bờ ảo vọng là một tác phẩm rất "nữ". Chị đòi chứng minh. Tôi nói rằng: vì các nhân vật nữ đều không hấp dẫn gì, trong khi đó, ít nhất là một nhân vật nam - "gã họa sĩ" - còn cho phép độc giả hy vọng rằng trên đời có thể gặp được người cao thượng thực sự, mà như thế thì chỉ ở tác giả nữ mới có thế có niềm tin như vậy. Chị hơi lúng túng, không muốn cười cùng tôi.
Tôi có đề nghị chị "cùng làm cái gì đó", kiểu như viết hay tổ chức gì đó... để nói lên ý nguyện dân chủ của trí thức hai nước chúng ta. ý của tôi là muốn tạo nên sự gắn bó giữa những người như chị ở Việt Nam và ở Nga, mà qua con đường chính thức rõ ràng không thể có.
Nhưng chị đã không coi trọng đề nghị của tôi, có lẽ vì thấy không cần thiết, hay có thể là không tin khả năng của tôi. Hay đơn giản hơn, cho tôi là người quá "mềm" và không sẵn sàng chịu những thiệt hại vì lý tưởng. Một lần nữa, tôi đã gặp chị ở Sài Gòn, nhưng chỉ thoáng qua, chị đi với Kim Hạnh (22), và dù có hẹn tổ chức một cuộc gặp gỡ "tay ba" trong thời gian tới, nhưng mỗi người đều bận. Một thời gian sau, tôi nhận được thư mới của Hương viết với giọng chua cay về tình cảnh của mình: "Những người trước kia từng mê mẩn yêu quí mình, hôm nay lẩn trốn như lũ chó quắp đuôi chạy vì ngửi mùi cọp, hay trông thấy bóng ma." Tôi thấy chị rất cô đơn, nhưng từ xa tôi không thể an ủi chị! Thời gian sau Tết Tân Mùi, tôi đã thu thập những tài liệu của chị mà tôi kiếm được qua bạn bè và đã giới thiệu trên tập san Thời Mới ("Temps nouveaux") của Liên Xô. Song tôi không kịp gửi tới chị những bức thư của đông đảo người Liên Xô và nước ngoài, độc giả của tập san, đoàn kết và động viên chị, bởi vì....
Lần này chị bị bắt thật. Đến nay tôi vẫn chưa hiểu, tội gì mà chị phải gửi cái đó qua Việt kiều người Mỹ, một khi khối người Nga ở Hà Nội - từ các phóng viên thường trú cho tới các sinh viên thực tập sinh Liên Xô - đều có quan hệ gần gũi hoặc ít nhất là có liên hệ với tôi dễ dàng được. Còn tôi từ Mátxcơva gửi đi bất cứ đâu cũng được. Song chị không chọn tôi, và có lẽ không có dịp đánh giá rằng chính nhờ tôi mà bài chính luận của chị được công bố đầy đủ và chính xác đến từng dấu phẩy trên một phương tiện truyền thông có uy tín nhất của Liên Xô và còn phát hành ở hàng chục nước khác bằng các thứ tiếng. Chị vẫn coi cộng đồng người Việt ở hải ngoại là công chúng cần thiết hơn cho chị. Biết làm thế nào bây giờ!
Trong thư riêng gửi tôi, chị viết: "Đang là một thời kỳ thú vị, vì tôi đã trải nghiệm đầy đủ." Tôi mong ràng tình hình dù có diễn biến thế nào đi nữa, thì chị hãy chỉ nhận thấy ở đó sự tăng thêm "nồng độ thú vị"! Còn tôi thì vẫn tiếc một khả năng tốt đã bị bỏ phí là sớm phối hợp với nhau để làm những điều có thể làm.
Vừa qua, trong đợt sang Liên Xô "trình diện" trước Đại hội, ông Đỗ Mười nghe Sứ quán Việt Nam kể về "chiến dịch" báo chí Liên Xô do tôi dấy lên để giới thiệu với bạn đọc Liên Xô về tư tưởng dân chủ ở Việt Nam. Nghe xong ông bĩu môi: "Mụ Dương Thu Hương thứ hai!"
Còn tôi thì lại nhớ đến lời khuyên của vua hề Sạc lô: "Đừng sợ sống!"
--------------------------------
1 Dương Thu Hương là nhà văn được trưởng thành khi kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Chị nổi tiếng cũng bằng hoạt động chính trị của mình ủng hộ tư tưởng dân chủ, đa nguyên.
2 Kim Hạnh là một nhân vật nữ đáng chú ý sau năm 75. Tờ báo Tuổi Trẻ thời kỳ chị làm Tổng biên tập, là tờ báo có uy tính và thu hút bạn đọc cả nước. Thế nhưng nhân kỷ niệm ngày sinh Hồ Chí Minh (19.05.91) chị đã "bật mí" tin: Bác Hồ đã có vợ! Nên đã bị cách chức Tổng biên tập.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bút Ký Irina
Irina Zisman
Bút Ký Irina - Irina Zisman
https://isach.info/story.php?story=but_ky_irina__irina_zisman