Chương 13
ỗi sáng, Vĩ Long thức dậy năm giờ, chàng ra khỏi nhà vào lúc sáu giờ kém 15. Chàng đến nhà Thảo Nguyên vào lúc sáu giờ 30. Từ đó, chàng chở Thảo Vy ăn sáng, rồi đưa cô bé đến trường vào lúc bảy giờ 30. Tóm lại, chàng phải cố gắng làm sao có khoảng một giờ ở hà buổi sáng với con và đưa nó đến trường. Chiều, chàng sắp xếp ra khỏi công ty trước bốn giờ 30 để rước Thảo Vy. Từ bốn giờ rưỡi tới năm giờ - Thời gian quy định của trường - Đưa con về nhà. Vĩ Long phải ở nhà chơi với nó cho đến hơn bảy giờ tối, và về nhà làm sao khoảng tám giờ tối.
Từ hồi còn đi học, Vĩ Long là người luôn tôn trọng giờ giấc. Bây giờ thói quen đó đã trở nên một phần của cá tính chàng.
Hơn tháng nay, Vĩ Long đến và đi luôn đúng giờ, chỉ sai sót từ năm, 10 phút là cùng. Việc làm của chàng chỉ âm thầm không cần ai nhắc nhở, hay khuyên lơn gì cả. Chàng đã quyết định và từ đó mà hành động.
Thảo Vy rất vui vì mỗi sáng cô bé được ba Long đưa đi học bằng xe hơi. Chiều, thấy chiếc xe màu trắng đậu là cô bé la lên với một giọng đầy hãnh diện với chúng bạn:
- Ba Long đến rước bé.
Và cô giáo cũng đã được phép giao con bé cho Long, khác hơn trước, nhưng cô không cần tìm hiểu, chỉ làm theo yêu cầu của mẹ cô bé thôi.
Lúc đầu, Thảo Nguyên cố lánh mặt trong lúc Long đến nhà chơi với con, nhưng lâu ngày nàng không nỡ khi nhìn thấy anh phải ăn uống thất thường ở ngoài tiệm. Nên sáng dậy, nàng lo điểm tâm cho hai cha con họ. Chiều cũng vậy, nàng lo cơm nước cho Long ăn trước khi về nhà.
Long đã từ chối không ăn, nếu như nàng không nhận sự giúp đỡ của chàng. Chàng đã cố thuyết phục bà mẹ của Nguyên:
- Con làm phiền bác như thế là quá rồi. Con xin bác hãy nhận một ít tiền của con, coi như là tiền cơm của con vậy.
Bà Huệ không nhận thì chàng không ăn. Mà bé Thảo Vy đòi ba Long phải ăn với bé nó mới chịu. Cuối cùng thì phải đành nhận thôi. Nhưng Thảo Nguyên lo ngại, tiền mà Long đưa cho mẹ nàng, rồi làm sao Long đủ tiền đưa cho Phượng từ trước tới giờ?
- Anh nên giữ tiền để đưa cho Phượng như trước tới giờ. Đừng làm Phượng nghĩ không tốt.
- Em an tâm. Anh đã có những khoảng thu nhập khác ngoài lương ra, không ảnh hưởng gì đến lương của anh cho cô ấy.
Vấn đề inh tế gia đình cũng giúp cho đàn bà kiểm soát các ông chồng. Khi lương tháng đầy đủ, họ tưởng chồng mình đâu còn tiền để mà đến cô này cô nọ. Rồi từ đó cứ tưởng chồng mình thương vợ và chung tình số một.
Từ ngày gia đình chấp nhận sự giúp đỡ của Long, nên cuộc sống có phần thoải mái hơn. Thỉnh thoảng, Long sắm cho gia đình một đồ vật cần thiết nào đó. Thâm tâm Long là muốn lo cho con, và cố tạo cuộc sống của Nguyên sao được như Phượng. Điều ấy anh nghĩ và âm thầm hành động, Long là mẫu người đàn ông không nhậu nhẹt, không nghiện cà phê lẫn thuốc lá, nên mọi chi phí vô ích đó, anh tập trung lo cho con anh. Chỉ có một điều rắc rối mà Thảo Nguyên lo âu là: sự xuất hiện thường xuyên của Long đã đánh dấu hỏi với những người láng giền, Nguyên không biết trả lời sao. Ban đầu Nguyên còn nói dối là cha nuôi của nó, nhưng bây giờ thì không thể thuyết phục họ bằng những lời như thế được nữa.
Những lúc Vĩ Long dành thời gian đưa bé Thảo Vy đi học, con bé vui hẳn lên. Nó ríu rít hỏi mẹ khi có mặt Long bên cạnh:
- Mẹ Ơi! Mẹ bảo ba Long làm ba của bé luôn đi, chứ con không chịu là ba nuôi đâu.
-...
- Mẹ! Sao mẹ không nói? Mẹ nói ba sẽ về mà bé có thấy ba về đâu. Vậy là ba đâu thương con bằng ba Long của con. Con nghĩ chơi ba con luôn.
Thảo Nguyên nghe con nói mà lòng nghẹn ngào, không biết giải thích cách nào cho nó hiểu. Nàng rầy át con:
- Vy! Con phải ngoan, không được hỏi nhiều, mẹ không cưng con à.
- Con chỉ nói mẹ bảo ba Long làm ba con thôi, chứ con đâu có không ngoan đâu mà mẹ giận con. Mẹ không thương con, còn ba Long thương con, phải không ba?
Long ôm con vào lòng đáp:
- Phải, ba thương con. Bao giờ ba cũng thương con.
Thảo Vy nhõng nhẽo đeo cổ Long:
- Nhưng ba Long phải thương mẹ Nguyên nữa, con mới chịu nè.
- Thảo Vy! Con không được nói bậy.
Thảo Vy tự nhiên nghe mẹ nạt mình, cô bé mếu máo càng đeo cứng Long như tìm sự che chở. Cô rươm rướm nước mắt nói:
- Con xin lỗi mẹ. Con chỉ muốn ba Long thương mẹ thôi mà.
Cả Thảo Nguyên và Vĩ Long nghe như có những mũi kim đâm vào da thịt qua từng lời của con trẻ. Vĩ Long ôm con dỗ dành:
- Con ngoan của ba! Con đừng khóc. Ba Long sẽ thương mẹ, ba sẽ thương con, nhưng con phải ngoan mới được.
Cô bé hai tay quệt nước mắt, miệng nở nụ cười:
- Sướng quá, sướng quá! Con sẽ ngoan với ba Long, với mẹ Nguyên, với cô giáo và với ngoại nữa.
Thảo Nguyên nhắc con:
- Còn một người cũng thương con và con không được quên.
- Má Phượng - Cô nhoẻn miệng cười rất tươi - Má Phượng cho con nhiều quà, con cũng yêu má Phượng nữa. Vậy ba Long má Phượng như thương mẹ Nguyên không?
Tuổi trẻ nghĩ sao là nói vậy, đâu nào để ý đến chuyện tế nhị của người lớn, đôi khi làm cho người lớn khốn đốn đối với lời lẽ thơ ngây của nó.
- Vy! Con không ngoan rồi. Con hãy vào nhà chơi với ngoại đi, kẻo mẹ giận bây giờ.
Cô bé không biết lời lẽ mình sao mà tự dưng người lớn nổi giận, lúc không. Nó đâm ra không còn biết nói sao cho không bị rầy nữa. Nó mếu máo nói:
- Con xin lỗi mẹ. Cho con ở đây chơi với ba Long con, chút nữa ba Long về rồi. Ngoại đang nấu cơm, đâu có ai chơi với con.
Vĩ Long nghe con nói rất thương, nên ôm con lại:
- Thôi, con hãy ở lại đây chơi với ba.
- Anh đừng có chiều nó quá, rồi nó quen. Anh có chiều nó hết được không?
Vĩ Long vừa vuốt tóc Thảo Vy, vừa nói cho vừa lòng con bé:
- Ba sẽ chiều con. Nếu con ngoan ba sẽ không từ chối bất cứ điều gì. Đúng không nào?
Thảo Vy được sự che chở, nên cô đòi hỏi:
- Vậy ngày mai chủ nhật, ba đưa bé với mẹ đi Thảo Cầm Viên đi. Con sẽ ngoan mà.
- Đó! Anh chiều nó nữa đi.
Thảo Nguyên nói với giọng lẫy hờn, nhưng không giấu được niềm sung sướng. Long suy nghĩ thật nhanh, rồi đáp:
- Ngày mai thì chưa được, ba Long còn phải đi làm để có tiền mua quà cho bé. Hôm khác, ba sẽ đưa bé đi, cả mẹ nữa.
- Ba hứa nghe. Nhưng con nghe cô giáo nói chủ nhật được nghĩ mà sao ba đi làm?
Long lại phải nói dối:
- Ba Long đi làm không có nghỉ chủ nhật như bé đi học đâu.
- Vậy ba Long đi làm, ba Long có ngủ không?
Vĩ Long cười ngất, hôn vào đôi gò má đầy đặn của con gái:
- Ngủ chứ. Ba Long đi làm thì cũng phải ngủ như con vậy.
- Vậy sao chỉ có mẹ Nguyên ngủ với con. Còn ba Long đi đâu mà không ngủ với con.
Ai bảo rằng người lớn giỏi tài ăn nói hơn con nít đâu? Bằng bộ vẻ ngây thơ nghĩ điều gì nói ra điều ấy, đã làm điêu đứng người lớn chứ chẳng chơi đâu.
Long đã trở thành kẻ nói dối "chuyên nghiệp" rồi:
- Ờ... thì ba Long bận đi làm, nên con phải ngủ với mẹ.
Thảo Nguyên rỡ rối cho Long:
- Con không được hỏi dài dòng, như vậy là không ngoan đó biết chưa?
- Con hỏi vậy... mà không ngoan, hả ba?
Nhìn dáng phụng phịu của con gái, Long đau lòng quá:
- Ờ, không phải vậy. Con của ba ngoan lắm. Nhưng con muốn ba làm sao nè?
- Vậy là ba Long cũng ngoan nữa nè. - Cô bé hí hửng nhảy cẫng lên, như đạt được điều mình mong ước.
- Con không được nói vậy, là hỗn đấy.
- Con xin lỗi. Con sẽ không dám hỗn nữa.
Long thương con đứt ruột:
- Con muốn ba Long làm sao cho con nè? Nín đi.
Thảo Vy định nói, nhưng cô bé nhìn mẹ, sợ mình nói ra không biết có bị rầy nữa không. Long hiểu ý con nên nói:
- Không sao đâu, con cứ nói đi.
Thảo Vy sợ mẹ nghe bị rầy vì không biết có đúng không, nên cô bé ôm cổ Long nói vô tai chàng:
- Con muốn ba Long ngủ với con, con sẽ hát cho ba Long nghe.
Thảo Nguyên bẽn lẽn vào nhà khi nghe Thảo Vy yêu cầu ba Long nó.
Bờ Thương Thác Nhớ Bờ Thương Thác Nhớ - Thảo Nhi Bờ Thương Thác Nhớ