Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bản Tin Chiều
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 13
B
ert Fisher sống và làm việc trong một căn hộ nhỏ ở Larchmont. Ông đã sáu mươi tám tuổi và goá vợ suốt mười năm nay. Những tấm danh thiếp của ông nói lên rằng ông là một nhà báo, tuy theo cách nói của giới báo chí thì ông thực tế chỉ là một cộng tác viên.
Cũng giống như những cộng tác viên khác, Bert là một đại diện địa phương của nhiều tổ chức báo chí đóng tại một trung tâm lớn hơn, họ trả cho ông một khoản tiền nhỏ, ông cung cấp tin tức hoặc viết bài và được trả nhuận bút cho những gì được sử dụng. Vì tin tức tỉnh lẻ hiếm khi được chú ý trên quy mô toàn quốc hoặc thậm chí là toàn vùng, nên có được tin gì đó đăng trên các tờ báo lớn, được phát trên đài hoặc trên vô tuyến là rất khó, điều đó giải thích tại sao không ai phất lên nhờ cái nghiệp cộng tác viên, và hầu hết, như Bert Fisher, đều phải chắt cóp mới đủ sống.
Tuy vậy, Bert vẫn thích việc ông đang làm. Trong thế chiến II, khi ông còn ở trong quân đội Mỹ đóng tại Châu Âu, ông đã làm việc cho tờ báo của quân đội, tờ "Sao và Vạch". Tờ báo đã truyền nhiệt tình báo chí vào dòng máu của ông và từ đó tới nay, ông đã vui sướng góp một phần khiêm tốn vào sự nghiệp đó. Thậm chí cho đến nay, tuy tuổi tác đã làm ông chậm chạp đi một chút, hàng ngày ông vẫn tiếp tục gọi điện tới các nguồn tin địa phương và tiếp tục thu các làn sóng truyền thanh, do đó ông đã nghe mọi cuộc nói chuyện điện đàm của cảnh sát, trạm cứu hoả, cứu thương và các ngành phục vụ công cộng khác. Ông luôn luôn mong là sẽ có một cái gì đó quan trọng đáng phải theo dõi để báo cáo cho một hãng tin quan trọng nào đó.
Do đó Bert nghe được sở cảnh sát Larchmont lệnh cho xe 423 phải đi ngay tới siêu thị Grand Union. Lệnh này chẳng có gì đặc biệt cả cho đến khi, ngay sau đó, viên sĩ quan báo cho trụ sở cảnh sát rằng đó có thể là một vụ bắt cóc. Khi nghe thấy chữ "bắt cóc", Bert ngồi phắt ngay dậy, giữ đài thu thanh ở làn sóng của sở cảnh sát Larchmont, vớ lấy một mảnh giấy để ghi chép.
Lúc lệnh truyền đã kết thúc, Bert biết rằng ông phải đi ngay tới hiện trường. Tuy nhiên, việc đầu tiên là ông cần gọi điện gấp cho đài truyền hình WCBA của thành phố New York.
o O o
Tại đài truyền hình WCBA, một viên trợ lý giám đốc tin tức nghe điện của Bert.
WCBA là một chi nhánh riêng trực thuộc hãng CBA, và là một trạm vô tuyến địa phương đầy uy tín phục vụ khu vực New York. Trụ sở đóng trong ba tầng của một khu nhà ở Manhattan, cách trụ sở chính khoảng một dặm. Dù chỉ là một đài địa phương, trạm này cũng có một số lượng khán giả khổng lồ. Cũng nhờ vào khối lượng tin tức ở ngay New York phát ra, có thể nói đài truyền hình WCBA là một thế giới thu nhỏ của một hệ thống vô tuyến.
Trong phòng tin ồn ào, hối hả, nơi ba mươi nhân viên làm việc tại những chiếc bàn kê sát nhau, viên trợ lý giám đốc lập tức kiểm tra tên của Bert Fisher trong danh sách các cộng tác viên. "Oke", anh ta nói, "ông có tin gì vậy?".
Khi ông cộng tác viên nói lại nội dung điện đài của cảnh sát và ý định của ông đi tới hiện trường ở Larchmont, anh ta lắng nghe rất chăm chú rồi hỏi:
"Chỉ có thể là một vụ bắt cóc, hả?".
"Vâng, thưa ngài".
Cho dù Bert lớn tuổi gấp ba lần chàng trai mà ông đang nói chuyện, ông vẫn tỏ ra tôn trọng cấp bậc, cung cách xử sự của thời đại cũ.
"Được, ông Fisher ạ, ông đi ngay đi! Nếu đúng là có chuyện gì thì ông gọi điện báo ngay về đây nhé".
"Được ạ, thưa ngài. Tôi sẽ gọi".
Đặt máy xuống, viên trợ lý giám đốc cho rằng cuộc điện thoại vừa rồi có thể là một cuộc báo động giả. Mặt khác, có những tin kinh thiên động địa đôi khi lại nhón gót qua những cánh cửa kiểu này. Trong chốc lát, anh ta tính chuyện đưa một đội quay phim tới Larchmont rồi lại quyết định thôi. Vì nghe chuyện của tay cộng tác viên vẫn có vẻ lơ mơ quá. Hơn nữa, những đội quay đều đang có nhiệm vụ, nếu rút đi là phải bỏ một chuyện đang diễn ra nơi khác. Mà số tin hiện có cũng đã đủ để phát rồi.
Tuy nhiên, viên trợ lý vẫn đi cầu thang máy dẫn tới phòng bà giám đốc tin của trạm và kể cho bà nghe về cú điện thoại vừa nhận.
Sau khi nghe anh ta nói, bà đồng tình với quyết định trên. Nhưng ngay sau đó, một ý nghĩ thoáng hiện trong óc bà và bà nhấc máy điện thoại nối trực tiếp từ phòng của bà tới hãng CBA. Bà xin gặp Ernie Lasalle tổng biên tập tin trong nước, người vẫn thỉnh thoảng trao đổi tin tức với bà.
"Theo tôi thì có thể chẳng có chuyện gì đâu", bà ta nói, và nhắc lại điều bà vừa mới nghe, rồi nói thêm: "nhưng đó lại là Larchmont và tôi biết Crawford Sloane sống ở đó. Đấy là một khu vực nhỏ, chuyện này có thể liên quan đến ai đó anh ấy quen biết, nên tôi cho rằng anh nên báo cho anh ấy biết".
"Cám ơn chị", Lasalle nói. "Nếu có gì thêm, xin chị gọi cho tôi biết".
Sau khi gác máy, Ernie Lasalle lập tức cân nhắc tầm quan trọng của thông tin đó. Có lẽ chỉ là con số không. Nhưng biết đâu…
Theo phản xạ tự nhiên, anh nhấc máy thông báo màu đỏ lên:
"Bản tin trong nước, Lasalle đây. Chúng tôi được tin là tại Larchmont, nhắc lại là Larchmont, New York, cảnh sát địa phương đã thông báo qua máy bộ đàm là có thể có một vụ bắt cóc. Không có chi tiết gì hơn. Các đồng nghiệp của chúng ta tại hãng WCBA đang theo dõi và sẽ báo cho chúng ta".
Như thường lệ, thông báo của tổng biên tập tin trong nước được truyền khắp trụ sở hãng CBA. Một số người không hiểu tại sao Lasalle lại thông báo một tin lơ mơ như vậy trên hệ thống loa. Những người khác, không quan tâm, lại tập trung vào những việc họ đang làm. Tại tầng trên phòng tin, các chủ nhiệm chính của Vành móng ngựa ngừng lại nghe ngóng. Một trong bọn họ chỉ về phía Crawford Sloane mà ai cũng nhìn thấy qua cửa kính ngăn phòng làm việc riêng của anh và nhận xét: "Nếu có vụ bắt cóc, thì chúng ta phải cảm ơn Chúa rằng đó là người khác ở Larchmont chứ không phải là Crawf. Trừ phi là anh ta chia người ra làm hai, cho một nửa ngồi ở đây". Mọi người đều cười.
Crawford Sloane nghe lời thông báo của Lasalle truyền qua máy nghe trong phòng anh. Anh đã đóng cửa lại để nói chuyện riêng với chủ tịch tin hãng CBA là Leslie Chippingham. Lúc Sloane xin gặp ông, anh đề nghị là anh sẽ tới văn phòng của Chippingham, nhưng ông lại chọn gặp ở đây.
Cả hai ngừng lại cho tới khi lời thông báo kết thúc và Sloane chợt quan tâm khi nghe thấy chữ Larchmont. Vào trường hợp khác, thì anh đã đi tới phòng tin để thu lượm thêm tin tức. Nhưng vì anh không muốn ngừng cái chuyện mà nay đã bất chợt trở thành một cuộc đối đầu một mất một còn mà thật không ngờ đối với anh nó không tiến triển theo như anh mong đợi.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bản Tin Chiều
Arthur Hailey
Bản Tin Chiều - Arthur Hailey
https://isach.info/story.php?story=ban_tin_chieu__arthur_hailey