Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ba Điều Bí Ẩn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bí Ẩn Ii Đêm Pháo Hoa (Murder In The Mews) Chương 1
N
gày 5 tháng Mười một hàng năm là lễ hội Guy Fawkes. Không hiểu tại sao dân chúng lại đặt ra cái ngày nhằm tôn vinh một anh chàng cầm đầu nổi loạn, từng mang thuốc nổ vào quấy đảo Nghị viện Anh thời xưa. Ngày này là dịp để thiên hạ đốt pháo, nào pháo bông, nào pháo hoa... Đặc biệt là trẻ con rước hình nộm Guy Fawkes đi khắp phố, đốt pháo đì đùng, và gặp người lớn là ngửa tay xin tiền.
Một đứa trẻ mặt mày nhem nhuốc cũng làm như vậy với thanh tra Japp.
- Ta không cho! - Thanh tra quát, tiếp theo còn lớn tiếng mắng át bọn trẻ.
Một đứa chợt nhận ra, vội xua lũ bạn:
- Thôi, chúng mày ơi! Vớ phải cớm, chuồn thôi!
Cả bọn nháo nhác tản đi, vừa chạy vừa hát nghêu ngao những bài đồng dao của lễ hội.
Cùng đi với thanh tra Japp là một người vóc dáng nhỏ bé, đứng tuổi, đầu to hình quả trứng, và để ria mép. Người này cười:
- Khá lắm. ông vừa cho chúng nó một trận.
- Cái lễ hội Guy Fawkes này chẳng được tích sự gì, chỉ là dịp để chúng vòi tiền! - Japp nói.
- Cũng là một tập tục hay - Hercule Poirot nói - Người xưa mất đã lâu, mà pháo đùng, pháo hoa vẫn có để tưởng nhớ.
Japp nói:
- Tôi cam đoan là bọn trẻ kia thực ra chẳng biết Guy Fawkes là ai.
Đang đi ở phố chính, hai người rẽ vào một ngõ tĩnh lặng hơn. Họ vừa đi ăn về, và đi lối tắt để về nhà Hercule Poirot. Thỉnh thoảng vẫn nghe tiếng pháo đì đùng, và trên trời những tràng pháo hoa tỏa sáng. Theo thói quen nghề nghiệp, thanh tra Japp nhận xét:
- Một đêm như thế này rất dễ xẩy ra tội phạm. Ai mà phân biệt được tiếng súng hay tiếng pháo.
Sáng hôm sau, mười giờ rưỡi, chuông điện thoại reo trong phòng Hercule Poirot.
- Alô, ông Poirot?
- Tôi đây.
- Tôi, Japp. Ông có nhớ là tối qua, lúc về ta đi qua khu phố Mews?
- Có.
- Và chúng mình nhận xét rằng kẻ nào muốn giết người giữa lúc pháo nổ đì đùng thì rất dễ?
- Có tôi nhớ.
- Vậy nghe đây! Ở cái ngõ ấy, số nhà 14, có một vụ tự tử. Bà Allen, vợ góa trẻ. Tôi đến đó ngay bây giờ, ông có tới không?
- Xin lỗi ông bạn, chẳng lẽ một quan chức quan trọng như ông nay lại lo giải quyết những chuyện tự tử vặt vãnh?
- Cái nhà ông quỷ này! Không, thường thì không. Song bác sĩ của chúng tôi nói cái chết này có vẻ đáng ngờ. Ông đến nhé? Tôi tin là trường hợp này thú vị đấy.
- Đồng ý, tôi sẽ có mặt ở số nhà 14.
° ° °
Poirot đến số nhà 14 ngõ Mews, gần như cùng một lúc với chiếc xe cảnh sát chở Japp và ba người nữa.
Nhà số 14 rõ ràng là trung tâm tò mò của một đám đông người vây quanh. Một cảnh sát mặc sắc phục đứng trước cửa, cố gắng duy trì trật tự, xua mọi người dãn ra để chừa lối đi.
Thấy xe cảnh sát, một đám phóng viên có máy ảnh bâu lấy thanh tra Japp. Ông vội gạt.
- Tôi chưa thể thông báo gì lúc này - Rồi quay sang Poirot - Ta đến rồi, vào thôi.
Họ vào rồi, cửa lập tức đóng lại. Họ đứng trước một cầu thang gần như thẳng đứng, người đứng đón bên trên nhận ra Japp:
- Mời ông đi lối này.
Japp và Poirot leo lên thang, viên cảnh sát mở một cánh cửa phía bên trái, và họ vào tới một phòng ngủ nhỏ. Japp ra hiệu:
- Nào, Jameson. Báo cáo tình hình đi.
Viên thanh tra tên Jameson nói:
- Người chết là bà Allen ở đây với một người bạn, cô Plenderleith. Cô này về quê, sáng nay trở ra. Cô mở khóa vào, ngạc nhiên không thấy ai trong nhà. Hàng ngày chín giờ có một bà phục vụ đến dọn đẹp. Cô Plenderleith lên phòng mình, là phòng ta đang đứng đây rồi quay thềm gác để sang phòng bạn. Cửa khoá, đập cửa không ai trả lời. Cô lo sợ, gọi điện cho cảnh sát, lúc đó là mười giờ bốn mươi lăm. Chúng tôi đến ngay và phá cửa vào. Bà Allen nằm dưới đất, bị một phát đạn vào đầu, súng vẫn cầm trong tay, một khẩu Webley 23... rõ ràng là tự tử.
- Lúc đó cô Plenderleith ở đâu?
- Ở phòng khách dưới nhà. Một cô gái bình tĩnh, rất thông minh, không hoảng hốt như những người khác.
- Để tôi xuống nói chuyện với cô ấy, nhưng trước đó muốn gặp Brett cái đã.
Ông cùng Poirot lại qua thềm gác, vào phòng đối điện. Một người cao lớn đã có tuổi đang ở trong đó.
- Chào ông Japp. Ông đến, thế là tốt rồi. Theo tôi, vụ này có vẻ đáng ngờ.
Trong lúc Japp trao đổi với Brett, Poirot liếc nhanh bao quát gian phòng. Phòng này lớn hơn phòng trước, có một cửa sổ nhô ra ngoài, phòng trước đơn giản chỉ là chỗ ngủ, còn phòng này được bố trí thành phòng khách.
Tường màu xám bạc, trần xanh ngọc bích, rèm cửa đẹp và có hoa văn hiện đại, đi-văng phủ khăn lụa màu xanh lục, một cái bàn to bằng gỗ bồ đào, một bàn con khác cùng kiểu, và nhiều ghế kiểu mới có thân bằng kim khí sáng loáng. Trên một cái kệ nhỏ là một cái gạt tàn đầy những mẩu thuốc.
Hercule Poirot hít hít, ngửi không khí, rồi đến chỗ Japp đang nhìn kỹ xác chết.
Sóng xoài dưới chân một chiếc ghế là xác một phụ nữ trẻ, chừng hăm bảy tuổi, tóc vàng, nét mặt khá thanh tú, hầu như không son phấn.
Nhìn tư thế có thể đoán là xác từ trên ghế rơi xuống. Phía bên trái đầu, có một khối máu đã đông. Ngón của bàn tay phải vẫn cầm chặt khẩu súng nhỏ. Quần áo đơn giản chỉ là bộ váy áo mầu lục sẫm, cổ cao.
- Thế nào Brett, ông băn khoăn điểm gì? - Japp hỏi.
Viên bác sĩ nói:
- Tư thế này là tự nhiên, dễ hiểu; bắn rồi thì thân người tụt từ trên ghế xuống ở tư thế như hiện nay. Cửa ra vào và cửa sổ đều đóng từ bên trong.
- Thật tự nhiên phải không? Vậy còn trục trặc cái gì?
- Ông nhìn khẩu súng. Tôi chưa động vào, còn chờ lấy dấu vân tay, nhưng ông cứ nhìn kỹ sẽ thấy...
Poirot và Japp quỳ xuống để nhìn cho rõ. Japp đứng lên, nói:
- Tôi hiểu ông nghĩ gì rồi. Hình dáng bàn tay làm ông thắc mắc. Trông như cầm súng, thực ra là không cầm. Còn gì nữa?
- Còn - bàn tay cầm súng tay phải, nhưng vết đạn bắn lại ở bên tai trái. Nhớ là tai trái.
- Hừm! - Japp hầm hừ - Đúng rồi, cầm tay phải làm sao với tới được chỗ ấy.
- Dứt khoát là không thể tới. Dù có vươn thẳng tay đến mấy, thì cũng không thể bóp cò.
- Rõ ràng có người nào đã giết rồi ngụy trang thành tự tử. Cửa ra vào và cửa sổ đều đóng thật?
Thanh tra Jameson đáp:
- Cửa sổ cài chốt từ bên trong, cửa ra vào khoá, nhưng không tìm thấy chìa.
- A! - Japp kêu - Đây là sơ xuất lớn. Kẻ nào đã đóng cửa rồi bỏ chạy, hy vọng không ai để ý đến chiếc chìa khóa mất.
Poirot lẩm bẩm:
- Thật là ngu!
- Ồ, ông Poirot, ông đừng tưởng mọi người đều tinh quái như ông. Sự thật là rất có thể không ai để ý chi tiết ấy. Cửa khoá... vậy thì ta phá cửa mà vào... có người nằm dưới đất, tay cầm súng... Đúng là tự tử... nạn nhân đã đóng cửa để tự tử. Ai hơi đâu xục xạo để tìm một cái chìa khoá. Thực tế, cũng may là cô Plenderleith đã gọi ngay cảnh sát, chứ cô có thể nhờ một hai người nào đó phá cửa thì thôi, chẳng ai để ý đến vấn đề cái chìa khoá.
- Đúng thế - Poirot nói - đó là phản ứng tự nhiên của hầu hết mọi người. Cùng lắm mới phải gọi cảnh sát.
Poirot tiếp tục nhìn xác chết.
- Ông có để ý gì chăng? - Japp hỏi.
Hercule Poirot gật đầu:
- Tôi đang nhìn chiếc đồng hồ đeo tay.
Ông cúi xuống, lấy ngón tay sờ. Đó là chiếc đồng hồ đẹp, nạm kim cương, dây đeo là một dải nhiều đen bao cổ của bàn tay cầm súng.
- Đồng hồ đẹp, loại đắt tiền - Japp nhận xét. Rồi nhìn Poirot do hỏi - Ông thấy có gì lạ?
- Có thể có cái lạ.
Poirot tiến về chiếc bàn giấy, bên trên là cả một bộ đồ văn phòng chính hiệu: lọ mực lớn bằng bạc đặt chính giữa, trước một tấm lót tay xanh lục; bên trái là một hộp bút cắm một bút mực cán bạc, một bút chì, một thỏi xi, bên phải là một bàn lịch có bàn xoay để chỉ ngày, tháng và thứ. Lại có một lọ thuỷ tinh nhỏ đựng một bút lông ngỗng óng ánh màu xanh, khiến Poirot đặc biệt chú ý. Ông xem kỹ nó, nhưng không thấy vết mực, thực ra nó chỉ dùng làm vật trang trí. Chỉ cái bút cán bạc được dùng, vì có vết mực. Ông nhìn hộp lịch.
- Thứ ba 5 tháng Mười một - Japp nói - Đó là ngày hôm qua, rất ăn khớp. (ông quay sang Brett}. Bà ta chết từ bao giờ?
- Chết tối qua, lúc mười một giờ ba mươi ba - Brett vừa đáp vừa cười vì thấy Japp trố mắt ngạc nhiên.
Ông nói tiếp:
- Xin lỗi. Tôi định làm trò quỷ thuật cho vui thôi. Thực ra, mười một giờ là áng chừng, với sai số một giờ trước hoặc sau.
- Ồ! Tôi cứ tưởng đồng hồ chết, rồi ông căn cứ vào đó.
- Đồng hồ chết thật, nhưng chết lúc bốn giờ mười lăm.
- Và bà ta không thể chết vào giờ ấy?
- Không, chắc chắn không.
Poirot mở tấm lót tay bằng da trên bàn viết.
- Ý hay đấy - Japp nói - nhưng vô ích.
Tờ giấy thấm trắng tinh, không vết mực. Poirot lại nhìn xuống bồ rác, song trong đó chỉ có hai hoặc ba lá thư và thông báo bị xé làm đôi, có thể chắp lại dễ dàng: một công văn của hai cựu chiến binh kêu gọi quyên góp, một giấy mời dự tiệc đứng ngày 3 tháng 11, và một giấy hẹn của hiệu may. Các thông báo đều là giấy tiếp thị, quảng cáo hàng hoá.
- Không có gì đặc biệt - Japp nói.
- Không, tôi thấy kỳ lạ - Poirot phát biểu.
- Ông định nói tự tử thường phải có thư để lại?
- Đúng vậy.
- Thế lại là bằng chứng nữa rằng không phải tự tử.
Japp đi ra cửa.
- Tôi sẽ lệnh cho người của tôi làm mọi việc. Còn ta nên xuống để hỏi cô Plenderleith đôi câu.
- Đồng ý.
Hercule Poirot đi ra mà vẫn như còn luyến tiếc cái phòng giấy này; tới cửa ông còn quay lại nhìn một lần nữa cái bút lông ngỗng màu xanh lóng lánh.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ba Điều Bí Ẩn
Agatha Christie
Ba Điều Bí Ẩn - Agatha Christie
https://isach.info/story.php?story=ba_dieu_bi_an__agatha_christie