Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tiếng Chuông Dưới Đáy Biển
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 11
K
hôi, Việt chuyền tay xấp giấy, và ngẩn ngơ hỏi nhau:
- Thầy Phong quen chú Triều Dương à?
- Thì quen chứ sao! Ít nữa hai người cũng phải có liên lạc với nhau.
- Thế sao chú Triều Dương lại làm như không biết thầy Phong là ai?
- Chắc có lý do, ví dụ như nếu thầy Phong là một nhân vật quan trọng cần che giấu tung tích.
Khôi nhận xét:
- Chú Triều Dương không bao giờ cho biết ý định của chú. Theo tớ thì có lẽ chuyến đi Hội An lần này, mục đích của chú là để tìm thầy Phong chứ không sai.
- Nhưng cậu có nhớ là chú ấy đã chế diễu tụi mình về việc thầy Phong mất tích chứ. Chú ấy còn cho rằng đó chỉ là chuyện bày đặt.
- Khôi gật đầu:
- Phải, chú ấy còn nói có lẽ thầy Phong đã xảy chân, ngã xuống biển! Và câu chuyện tiếng chuông kêu dưới đáy biển nữa. Chú ấy kể lại như một chuyện hoang đường. Nhưng mới chiều qua đây, chính tai chúng mình đã nghe...
- Nếu quả chú ấy muốn tìm thầy Phong, hà tất chú ấy cứ phải lò mò ở ven bờ biển với những máy móc lỉnh kỉnh làm gì nhỉ?
- Thôi, bỏ chú Triều Dương đi! Hãy tính xem tụi mình phải làm gì bây giờ đây?
- Nếu chúng ta mang tài liệu này về Hội An cũng chưa thể gặp ngay chú Triều Dương được vì chú hiện đang ở Đà Nẵng. Chú ấy đã hẹn tụi mình ngày mai, chú mới trở lại.
- Vậy chúng mình cứ đến chỗ hẹn gặp Lan rước đã, biết đâu chẳng khám phá thêm được nhiều điều hay.
Nước triều lúc ấy đang lên. Giờ hẹn với Lan cũng đã tới, cần phải đi ngay mới kịp. Việt đút xấp giấy của thầy Phong vào túi áo, nhưng Khôi ngăn lại:
- Cậu đã mất tiêu cái quần short rồi. Bây giờ nếu cái áo sơmi của cậu nhỡ lại rách nốt thì tập tài liệu kia sẽ ra sao? Thôi, cho lại nó vào chai đi cậu. Như vậy chắc ăn hơn.
Giọng nói của Khôi hơi làm Việt phật ý. Nhưng Việt cũng chịu là bạn có lý. Anh nhìn lại thân hình mình, trơ trọi còn có chiếc quần xà lỏn và cái áo sơ-mi hồi nãy lăn từ cồn cát xuống đã rách nát. Chiếc xuồng của hai anh em lại nhỏ bé mỏng manh, thêm Lan nữa là ba mạng, ngồi lên chưa chắc gì đã vững. Nếu Lan cứ nhất quyết vào sâu trong động thám thính, thì cuộc mạo hiểm này hứa hẹn rất nhiều tai nạn bất ngờ.
Việt lẳng lặng bỏ tập giấy vào chai, nút lại cẩn thận rồi buộc chặt dưới tấm ván ngồi. Như vậy dù xuồng có bị lật, cái chai cũng không thể mất, giấy bên trong không sợ bị ướt.
Khôi cho xuồng rời khỏi chỗ nấp. Việt ngồi giữ tay lái phía sau, Còn Khôi thì chèo. Cả hai đều im lặng chăm chú vào phận sự của mình, Việt phải lái làm sao cho mũi xuồng khỏi va vào những tảng đá mọc lởm chởm trên mặt biển, còn Khôi luôn luôn hướng lên mặt ghềnh canh chừng nhỡ có người truy nã.
Từ chỗ nấp, không xa bến thuyền bao nhiêu, men theo vách ghềnh để tới chân ngọn hải đăng nơi hẹn đón Lan thật là vất vả. Hai anh em chỉ trao đổi với nhau vắn tắt được vài lời. Xuồng đi ngược dòng thủy triều nên chỉ nhúc nhích từng chút, không ai còn thừa hơi để lãng phí nữa. Tất cả sức lực đều dồn vào các cánh tay chèo lái. Gan bàn tay của Khôi Việt đã bắt đầu phồng rát, nhưng chẳng ai dám quan tâm.
Điều an ủi là hai anh em đã thấy Lan đứng đón sẵn trên mặt ghềnh. Vừa thấy bóng Khôi, Việt, nàng đã giơ tay vẫy và chạy xuống một lối mòn vòng theo chân ngọn hải đăng. Để đón Lan, Khôi Việt phải lách xuồng đến gần. Ngọn hải đăng này có đã lâu đời, dựng lên từ triều đại nào về trước,nên tường vách được xây bằng đá ong, và thời gian đã phủ lên nó lớp áo phong sương rêu phủ. Một chiếc thang sắt bám bên vách hải đăng, nhiều nấc đã rỉ sét và điều làm Khôi Việt hơi lấy làm lạ là chân thang không đứng trên mặt đất mà lại thõng sâu xuống biển, nên người ta có thể áp thuyền tới sát bên thang mà không cần đặt chân lên bờ.
Giá vào lúc khác thì Khôi Việt đã ghé xuồng trèo lên coi chơi, nhưng vì còn phải đón Lan nên hai anh em chỉ bàn tán, ước lượng bề cao của ngọn hải đăng khi xuồng lướt tới. Cũng đúng lúc ấy Khôi Việt chợt nhận ra sự lạ.
Một bóng người vừa chợt hiện trên đỉnh hải đăng. Hắn mặc bộ y phục bó chẽn bằng cao su như năm bóng người bí mật mà mới đây Việt đã thấy mất hút vào vách đá. Bóng người trên ngọn hải đăng mải vào công việc của hắn, nên không thấy xuồng của Khôi Việt men phía dưới. Hắn làm những động tác đánh dấu hiệu, rồi bước xuống thang.
Khôi vội nép xuồng vào một mô đá thì thào:
- Coi kìa, Việt! Hắn xuống thẳng dưới biển!
Quả nhiên, điều đó không cần Khôi nói, Việt cũng thấy rõ. Hắn bước xuống, quay lưng lại phía Khôi Việt và khi tới mặt sóng hắn vẫn tiếp tục bước sâu xuống nữa.
Giọng Khôi lạc hẳn đi:
- Cậu có thấy không đó?
Việt đáp:
- Tớ không rõ cậu đã nhìn thấy gì, riêng tớ, thì thấy một người đang đi xuống lòng biển! Kỳ cục thật! Hắn định trầm mình hay sao chứ!
- Có sao đâu... Cậu không thấy khi xuống nước hắn kéo cái mũ úp kín đầu và được gắn liền với cổ áo à? Thứ áo đó là trang phục riêng của những người thợ lặn...
Việt băn khoăn:
- Khôi này: cậu thử nghĩ xem tụi mình sức mấy mà đối phó được với những người chuyên môn chui xuống lòng đất và lòng biển như thế hả!
Khôi trầm ngâm:
- Họ làm tớ nghĩ đến câu chuyện hoang đường liên quan tới Phố Hội cổ xưa bị chìm ngập...
- Tớ cũng đã nghĩ như thế, nhưng không dám nói ra. Tụi mình trèo vào đón Lan thôi.
Vừa bước chân xuống xuồng Lan đã hỏi:
- Hai cậu có thấy người đàn ông trên ngọn hải đăng vừa rồi không? Ngày nào tui cũng thấy hắn, song không biết hắn chui ở phía nào lên. Điều tôi biết chắc là hắn chỉ lên đấy, làm những ám hiệu vào lúc có nước triều dâng. Khi xuống thấy biến luôn, không hiểu hắn đi mô?
Khôi nói:
- Hắn mặc đồ lặn, và hắn xuống thẳng dưới nuớc. Tụi tôi vừa thấy xong.
Lan gật gù:
- Tui thường nghe họ nói đến bộ áo làm việc. Lâu lâu cũng bất chợt gặp họ mặc kể cả anh Minh. Nhưng không ai chịu nói rõ mặc áo đó để làm công việc gì. Thôi cậu Khôi để tui chèo đỡ cho. Khi tới cửa hang, cậu lại chèo để tui lái.
Khôi liếc nhìn Việt tỏ ý ngại ngùng phải nhường mái chèo cho một cô gái. Dù sao thì tay Khôi cũng đã nổi chai lên rồi. Vả lại, Lan nói là làm. Nàng nắm lấy mái chèo và ngồi vào chỗ của Khôi. Trong khi Lan sử dụng mái chèo một cách khéo léo, thì Khôi Việt kể cho nàng nghe sự việc đã xảy ra. Lan im lặng nghe và không giấu nổi xúc động khi nghe đến đoạn thầy Phong mò ra chỗ rào gai để gửi tập tài liệu bí mật.
Nghe xong chuyện, Lan gác mái chèo và quan sát chăm chú vách ghềnh.
Việt lo lắng;
- Tôi chỉ sợ nếu bọn họ xuất hiện ở phía hải đăng thì tụi mình sẽ là cái đích thật ngon xơi cho họ ngắm bắn.
Lan lắc đầu:
- Điều ấy không lo lắm vì họ không ngờ bọn mình lại đi ngược lên đây. Vụ náo loạn đã xảy ra từ sáng sớm. Thím Chế Bảo tui có vẻ bồn chồn lắm. Thím cho biết là mọi người đàn ông trong trại đều mắc việc không về ăn cơm trưa, còn thím cũng phải ra đồng với các người đàn bà khác. Thừa dịp đó tôi lẻn ra đây, và chắc không ai để ý, vì ngọn hải đăng này bỏ phế lâu đời rồi. Từ thời Pháp thuộc, Đà nẵng đã trở thành bến tầu chính và ngọn hải đăng mới cũng được dựng lên ở ngoài mũi Sơn Trà. Chỗ này hoang phế, đổ nát, cỏ sắc cây dại chen lấn, chẳng ai ra đây làm gì.
Khôi từ lúc nhường chèo cho Lan vẫn ngồi trên mũi xuồng canh chừng phía trước. Việt vẫn giữ tay lái, nhưng Lan đột nhiên bảo;
- Cậu Việt lại chèo đi, để tôi lái cho.
Việt đổi chỗ. Lan tiếp:
- Cậu nhớ chèo mạnh tay về bên trái một chút. Mình bắt đầu tiến vào cửa động đấy.
Đằng mũi, Khôi đã cầm sẵn chiếc đèn bấm. Hắn ngồi chồ hổm với chiếc gậy hướng đạo, thỉnh thoảng lại chống mũi gậy vào các mỏm đá ngầm cho xuồng khỏi va phải khi bị sóng đánh tròng trành. Lan luôn miệng nhắc chừng Việt:
- Chèo cho đều nhịp chứ. Cậy đi, cậy! Xuôi chèo lại kẻo vấp vào đá bây giờ! Được rồi, bát, kìa bát đi.
Việt quýnh lên. Anh chẳng hiểu gì về ngôn ngữ Lan đã dùng, nên vừa bực mình vừa ngượng ngùng hỏi:
- Chị nói gì tôi cóc hiểu! Bát là gì, cậy là gì chị?
Như sực nghĩ ra, Lan cười ngặt nghẽo:
- Ừ nhỉ, tui quên mất các cậu không phải là dân biển, cứ quen miệng như khi ngồi thuyền với anh Minh. Nhưng "bát" là bên trái, "cậy" là bên phải. Khi tui nói "bát" thì có nghĩa là tay chèo bên trái của cậu mạnh hơn để ăn nhịp với tay lái của tui cho xuồng đi về bên trái. Còn "cậy" là ngược lại...
Việt thở ra, mỉm cười:
- Thế mà hồi nãy chị làm tôi quýnh quá! Kể ra chị Lan cũng bảnh thật. Chị biết nhiều hơn tụi tôi.
Lan thản nhiên đáp:
- Quen vậy thôi, chớ có giỏi giang chi!
Nàng trầm giọng tiếp:
- Bọn mình vô đây cũng là liều mạng lắm, song trước khi rời đảo mà không mạo hiểm một phen thì làm sao khám phá ra những bí ẩn mà tụi mình đang muốn biết. Bọn họ không làm gì được mình mô, vì đuổi bắt bằng đường thủy thì thuyền họ đã bị kẹt rồi. Hy vọng đến chiều tối tụi mình sẽ trở về được phố Hội bình yên.
Kể ra ý định của Lan cũng khá liều lĩnh. Việt tự hỏi tại sao không lợi dụng ngay lúc này - lúc họ không còn phương tiện đuổi theo - để chuồn êm về phố Hội cho rồi? Nhất là khi đã biết chắc chắn thầy Phong hiện có mặt trên đảo? Nhưng xuồng càng đến gần hang ý nghĩ phân vân của Việt cũng tan biến dần theo. Kế hoạch của Lan tuy liều lĩnh song rất hợp lý vì cuộc mạo hiểm vào trong hang dù sao cũng giúp cho ba người khám phá thêm nhiều điều cần biết.
Việt còn đang mải suy nghĩ, đến khi ngửng lên đã thấy vòm hang che trên đầu, Lan nói:
- Mạnh tay chèo bên trái một chút.
Việt làm theo lời Lan chỉ dẫn và đưa mắt nhìn quanh một lượt. anh nhận ra lòng hang phình rộng, và xuồng càng tiến thêm vào mặt nước càng lặng. Việt gác xuôi mái chèo để xuồng luớt theo đà, nhẹ nhàng tiến vào trong động. Khôi luôn tay lia ngọn đèn bấm đi tứ phía.
Lan phải can:
- Cậu nên dành "bin" để lát nữa chúng ta còn phải dùng khi vào sâu trong các ngách động. Với lại còn đêm nay nữa, chúng ta cũng cần có đèn để tránh các mỏm đá ngầm khi trở về Phố Hội.
Hang không tối lắm. Mặt nước phản chiếu những tia nắng dọi từ các kẽ hở trên nóc hang, nên chỉ một lát sau quen mắt là có thể nhìn được dễ dàng. Việt nhận ra các ngách hang đúng như Lan đã tả khi thấy bóng thầy Phong, ngách hang này chia làm hai đợt, thoạt trông tưởng đá mọc tự nhiên. Nhưng khi nhìn gần mới thấy đó là lối đưa vào các đường hầm do bàn tay người tạo tác.
Ngách không có lối lên, nhưng sau một hồi tìm kiếm, ba người phát giác ra một góc tối vừa có thể leo lên được, vừa rất tiện làm chỗ giấu xuồng. Lan nói:
- Chúng mình chỉ có vài tiếng đồng hồ để thám thính ở đây thôi, và phải thoái lui đúng vào lúc nước triều xuống.
Việt kêu:
- Có hai giờ thôi!
Nhưng anh bỏ lửng câu nói vì không ai nghe anh cả. Khôi đã nhanh nhẹn đặt chân lên ngách đá. Hắn quì một gối trên đất, xem xét và huýt lên nho nhỏ:
- Coi này! có một đường rầy đã rỉ sét, ăn thông vô trong hầm.
Ánh đèn trên tay Khôi run run chứng tỏ anh ta đang xúc động và Việt nghe rõ bạn lẩm bẩm:
- Chắc chắn tụi mình khám phá ra được nhiều sự lạ!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tiếng Chuông Dưới Đáy Biển
Nguyễn Trường Sơn
Tiếng Chuông Dưới Đáy Biển - Nguyễn Trường Sơn
https://isach.info/story.php?story=tieng_chuong_duoi_day_bien__nguyen_truong_son