Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Mạng Người Lá Rụng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 12
C
húng tôi còn nằm lại trạm này: Hoàng Việt và tôi, hai thằng “sĩ ” Nam kỳ trên đường về xứ. Đường lại kẹt. (Có lẽ vì kẹt đường cho nên giao liên đặc biệt đến đưa đoàn ông kẹ đi lối khác).
Hoàng Việt mở bản đồ Quốc Văn Giáo Khoa Thư ra coi để đoán mò. Nên nhớ rằng Miền Bắc không có xuất bản một tấm bản đồ chi tiết sông rạch núi non nào mà chỉ dùng bản đồ Indochine Française để giảng dạy ở các trường. Những lần tôi đi công tác dưới tàu biển cũng không có hải đồ. Thuyền trưởng chỉ dùng hải đồ kẽ lòng biển Việt Nam dọc bờ biển Việt Nam của một Thủy Sư Đô Đốc người Anh vẽ đâu hồi thế kỷ mười chín. Cho nên cái bản đồ của Hoàng Việt mò mẫm để tìm tọa độ của đoàn chỉ to bằng bàn tay, một chấm bằng đầu chân nhang có thể là một dãy đất chúng tôi lội ba ngày không giáp và nguyên cả khu Năm chỉ to bằng nửa cái lá rau thơm. Tuy vậy nhưng ông nhạc sĩ cũng tỏ ra thành thạo trỏ tay vào bản đồ mà nói:
- Mình đang ở đây này!
- Nghĩa là đầu hay cuối khu Năm vậy?
- Có lẽ quá nửa rồi. Chắc là Quảng Nam quê con Phương của mày.
Trạm này khác với các trạm trước. Ở tận trong sâu dọc theo đường dây chính, khắp một đoạn dài có những lều trại cửa cán bộ khu Năm dựng ở đây lâu đời nên đã thành một loại buôn của người thiểu số. Có nhiều láng giống như nhà. Có nhiều nhà đã trồng được rau cải. Có vài nhà nuôi gà. Có cả một nhà nuôi được lợn. Người ở đây mặc quần áo thường như ở đồng bằng. Sinh hoạt của họ khác hẳn chúng tôi, chỉ có nước da là giống nhau thôi: vàng và bủn.
Tuy vậy chúng tôi cũng thở được cái không khí bình thường. Cho nên Hoàng Việt gợi ý treo giò ở đây một thời gian để dưỡng lão. Thấy tôi hơi miễn cưỡng, Hoàng đùa: “Đường K… kách mệng còn rài chú em chớ có rội nghe chưa… Cái bao tử rách của mày đâu đã vá xong mà hăng hái! “
Thế là chúng tôi tìm chỗ treo võng giăng lều và ngụy trang thật kỹ để khỏi hạ xuống dựng lên hằng ngày nữa.
Tôi buồn lắm: Vắng Thu! Tôi đâm ra nghĩ ngợi. Thu đã hết yêu mình. Đang đi chung, gặp ngả rẽ ngon lành là đi ngay không hỏi ý kiến mình. Con gái đứa nào cũng thế. Cứ hễ thấy chỗ nào sướng, khỏe là bỏ chỗ cực nhọc.
Nhưng rồi tôi tự vấn tôi: Còn mình thì sao?? Nếu ông Mặt Sắt cho mình tháp tùng chưa chắc mình đã từ chối huống chi đối với Thu! Nhiều lúc mình coi Thu như một cái nợ đời, chẳng những trong ý nghĩ của mình mà lộ cả ra ngoài Thu cũng nhận ra điều đó. Bằng chứng là khi thằng Hồng và Thiếu tá Kim định quay về Hà Nội, Thu đòi đi theo mình không có lấy một câu ngăn cản. Thì bây giờ Thu đi với người khác – (đi vào Nam, tốt hơn trở ra nhiều) – cũng thế thôi. Mình rảnh nợ. Lòng ích kỷ muôn thuở của con người là thế. Cho thì muốn cho ít, được thì muốn được nhiều.
Thấy tôi sầu tình lộ ra da, Hoàng chọc:
- Nó ở lại với tụi mình, mày có cõng được không?
Tôi hết đường trả lời. Câu hỏi “duy vật” trăm phần trăm làm tôi tét mắt, sáng ra. Cố nhiên là chân ai nấy bước. Thương nhau lắm cũng chỉ chờ dăm ba lần, vác ba-lô hộ một quãng, thế thôi! Nhiều hơn nữa, nổi cáu..!
Một buổi trưa nằm đong đưa trên võng, tôi bỗng nghe một giọng quen quen. Tôi bèn ngóc dậy nhìn. Ngơ ngẩn một lúc rồi kêu lên:
- À.. Thiệp!!
- À kia…
Chúng tôi nhìn nhau.
- Vợ mày đâu?
- …
- Mấy đứa kia đâu?..
Hoàng Việt đi đâu về cũng hỏi tới tấp:
- Sao lại trở lên đây? Bộ đường xuống Bác Kế bị kẹt à?
Thiệp tuột ba-lô ném xuống đất và ngồi phệt lên một cái rễ cây, rút nút bi-đông ngửa cổ uống một hơi dài, quệt mồm, đậy nút bi-đông rồi lắc đầu, chẫm rãi nói:
- Hi sinh hết rồi!
- Trời đất! – Tôi và Hoàng kêu lên – Hả hả? Mày nói gì Thiệp?
- Lớp chết, lớp bị bắt!
- Thiệt hả?
- Không thiệt thì bịa à? – Con Phương cũng chết rồi.
Tôi chưa kịp hỏi thì Thiệp đã nói. Tôi như bị một mũi tên xuyên tim.
- Chết rồi. Chết cả rồi, mày nghe không?
Tôi ngồi trên võng trân trân. Tôi cũng cảm thấy chết nửa thân người. Hoàng buông xụi con dao và mớ củi xuống đất kêu lên:
- Bộ mày nói giỡn sao mầy?
Thiệp lặng thinh. Ba người nhìn nhau lặng thinh. Trời đất xoay vần. Chẳng còn hiểu sao nữa.
Hoàng ngồi xuống gom củi dóm bếp uống trà cho đỡ khổ. Chớ còn kêu la than thở gì bây giờ? Thiệp lột cái mũ tai bèo xuống lau mồ hôi quanh cổ rồi quạt quạt. Mặt trời ác quá! Giá đừng có mặt trời thì chúng tôi dễ sống hơn.
Thiệp tựa lưng vào gốc cây. Đoàn người cùng đi với Thiệp, kẻ thì ngồi gần đó, kẻ tản ra trong các láng, tìm ngườl quen địa phương của họ
- Sao mà hi sinh dữ vậy?
- Trên đường luồn về đồng bằng bị phục kích!
- Còn con Phương?
- Nó bị một mảnh cà-nông bằng ngón tay trúng ngay tim, chết liền. Tình hình ác quá. Mình chờn vờn hoài mà không đi xuống được. Đến chừng quyết định đi thì bị phục kích.
- Đi đêm à?
- Thì đi đêm chứ đi ngày sao lọt! Đường sá đâu có biết chút nào. Giao liên dắt đi thì cứ đi. Vợ tao từ nhỏ tới lớn chân giày chân dép. Lội về tới đây đã hết sức kiệt lực rồi. Tưởng đã tới nơi. Ai dè đường đi xuống còn gian khổ gấp chục lần đường đi vào: Đi từng chặng ngắn một, có chặng chỉ leo vài tiếng đồng hồ rồi không bò được nữa. Leo núi còn tàn nhẫn hơn trên đường này. Lại phải chui trốn địch liền liền. Máy bay nó biết lạch mình đi nên cứ bay rè rè quan sát. Rồi lại còn dân Thượng nữa. Không biết được họ theo mình hay theo “tụi nó” nên cứ mỗi lần gặp dân Thượng là phải chui trốn ngay. Ác lắm tụi bây ơi. Không được ngồi yên như ở đây đâu. Ba-lô lúc nào cũng gọn gàng, hễ báo động là quơ chạy, hoặc lủi vô hang núi hoặc chạy xa. Đâu có hầm hố gì. ….
- Đất ở đó không đào hầm được à?
- Đâu có đất, chỉ toàn đá thôi! Không thọc cuốc chỗ nào được hết.!
Hoàng rót trà cho Thiệp. Thiệp bưng cái chén sắt tổ bố ực một hơi, chép miệng, buông cái chén như rụng xuống đất:
- Chết cả đoàn rồi! Thiệt! Thiệt! Không phải chiêm bao!
- Trời đất! – Tôi kêu lên, vẫn còn sững sờ, ngây dại.
- Nó phục kích, ban đêm, chạy đường nào? Nó thuộc đường. Mình thì mò từng bước.
- Không lấy thây được à?
- Tao đoán là phải chết đến hai phần ba. Còn lại thì bị bắt sống.
- Trời đất!!
- Vợ tao đang đi trước tao, ngã đánh huỵch một cái, chỉ kêu được một tiếng “anh ơi” rồi tắt luôn. Tao chạy thối lui. Đạn bắn vét đỏ như tàn đuốc rát cả mặt. Máy quay phim không biết tao đã liệng hồi nào. Khi chạy ra xa khỏi chỗ phục kích, tao ngã lăn không nghĩ là mình còn sống!
- Còn những thằng kia đâu?
- Đâu có biết thằng nào sống sót thằng nào chết đâu. Tao chỉ biết có mình tao còn tại thế đây thôi.
- Còn giao liên?
- Giao liên đi đầu chắc lĩnh nguyên băng trung liên rồi chớ gì!
- Bị phục kích hôm nào?
- Ba hôm trước – Thiệp tiếp – Cái chỗ này là khúc eo. Từ trên núi đổ xuống thì có nhiều lối đi như rẽ quạt, đường rộng, nhưng đến ngang đây thì nó thắt lại. Muốn xuống đồng bằng nhất thiết phải qua cái Eo này. Tục gọi là Eo Máu. Qua được cái eo này thì mới luồn vào đồng bằng được, nếu không thì ở trên núi tu luôn. Ngược lại những đoàn người của mình ở đồng bằng chui lên núi thì có phần dễ dàng hơn. Chúng cũng phục kích nhưng rất thưa, chỉ lấy lệ thôi.
- Tại sao?.
- Tao cũng không rõ. Nhưng theo giao liên nói, thì chúng đó để mình thoát ra khỏi đồng bằng rồi “nhét nút” không cho trở lại. Đóng đô trên này thì lúa gạo đâu mà sống?
- Sao tao thấy cả một làng ở đây toàn dân Eo?
- Thì ở dưới không còn đất sống, một số phải chui lên đây, ăn gì ăn miễn sống thôi. Đó là một lối. Còn một số thì lại cứ bám riết dưới đồng bằng, cái chết như nháy mắt, nhưng có cơm ăn, được ở trong nhà hoặc núp ngoài vườn cây, khỏi phải trở thành cà khu. Hai loại người, hai chủ trương. Loại người lên rừng “lập làng” đây tuy ngủ yên như lại không có gì ăn. Lâu lâu vẫn phải mò về đồng bằng xin tiếp tế. Thì cũng phải bò qua cái Eo Máu đó, năm ăn năm thua thôi. Giao liên bỏ trạm hết. Họ không dám dắt khách đi đúng chuyến nữa. Cho nên những người ở vùng cao tự lực về đồng bằng tiếp tế lấy. Người thì tới nơi nhưng khi trở lên tới Eo Máu thì bị bắn chết với gùi ngô sống trên lưng, còn người khác về chưa tới đồng hằng đã ngã gục với chiếc gùi không.
Tôi hỏi:
- Con Phương chết ở đâu?
- Chết lảng nhách! Không ai tưởng tượng được! Chúng tao đang nấu cơm chiều ăn để chuẩn bị vượt Eo Máu. Nó đang đứng bên bờ suối, bỗng một trái cà-nông nổ. Tụi tao chưa quen nên bò lăn trên đất, nhưng giao liên cười bảo: “Ăn thua gì! ” Vừa dứt lời thì nghe tiếng kêu: ‘”Chết tôi!” Chúng tao nhìn lại thì thấy con Phương ngã xuống đất. Tao chạy lại trước nhất. Tay nó bịt chặt ngực. Máu rỉ ra không nhiều. Nhưng nó đã tắt hơi. Mảnh đạn có bằng đầu ngón tay, nhưng nó ác quá, lại ghim ngay tim. Con nhỏ chết tươi không kịp trối trăn gì hết.
Thiệp ngồi lặng ngắt. Một chốc, tiếp:
- Nó bảo sắp về tới quê nó rồi. Ở đó nó còn ông nội, bà cô, cậu, dì đủ hết. Nó bảo về đến nơi sẽ thết đoàn một con lợn! Nhưng không phải riêng nó mà thôi. Những thằng trong đoàn quảy đờn, trống và áo mão định về quê làm một đoàn vừa hát bội vừa bài chòi đều thấy quê nhà trước mắt. Bỗng vứt tất cả, xuôi tay.
Trưa nắng muốn điên đầu, lại còn nghe một cái tin bể óc, thần kinh của tôi chắc phải dai như dây chão dây thừng của hợp tác xã thì tôi mới khỏi ngất xỉu.
Thiệp nói tiếp:
- Thế nhưng con Phương còn may mắn chán mày ạ. Vì nó được chôn cất tử tế.
- Như thế nào?
- Ít nhất cũng được gói ghém kỹ lưỡng bằng vải và ni lông. Ít nhất cũng có một cái huyệt để nằm cho ấm thân và một nấm đất lè tè với một khúc gỗ đánh dấu. Còn vợ tao, đâu biết thân xác ra sao!
- Mày chắc thế thật à?
- Đúng là trúng đạn. Tao nghe tiếng kêu thì biết chắc. – Thiệp lắc đầu – Bình thường tiếng kêu không như thế.
… Tôi nhớ lại cả cái khung cảnh trường đi B. Vui lắm. Tài tử giai nhân lớp lớp nói cười. Hầu hết các trái tài gái sắc của các đoàn Văn công Trung ương đều được tuyển chọn để vào Nam tiếp thu Sài Gòn và Đà Nắng giải phóng. Tiếp thu Sài Gòn thì có đoàn chúng tôi gồm trên bốn mươi người; tiếp thu Đà Nẳng thì có đoàn khu Năm có trên ba mươi người. Đoàn tiếp thu Sài Gòn thì chia làm nhiều cán bộ chuyên môn, trong đó có nhạc sĩ sáng tác, nhạc sĩ cho quân nhạc (chúng tôi gọi là đám cai kèn), đông nhất là các vũ nữ dân tộc và ba-lê, nhà quay phim tài liệu và phim truyện, nhà văn, nhà báo, v.v… Riêng đoàn khu Năm thì trọng tâm là hát bội và bài chòi. Vợ chồng Thiệp xin đi Ông Cụ nhưng ở trên lại cho đi Bác Kế. Ý định chéo ngoe, nhưng phải bóp bụng mà đi. Đi, nhưng không phấn khởi. Người Bắc thích con người và đất địa Nam Bộ hơn, trước đây cũng vậy mà bây giờ càng như vậy..
Thiệp có cô vợ rất xinh – nhỏ nhắn như búp bê, môi đỏ như son, mắt sắc như dao cau. Còn Thiệp thì khoẻ như lực sĩ. Chúng tôi gọi đùa cô nàng là Hélène “tiểu thư nhỏ nhắn” như trong tiểu thuyết “Chiến Tranh và Hoà Bình” của Tolstoi. Cô nàng không biết múa hát gì cả nhưng “chàng đi vì nước thiếp theo chàng.” Thiệp biết chiến trường gian khổ, chết chóc, không muốn cho vợ theo. Nhưng nàng nhất định xung phong “Vô đó, nấu cơm, quét nhà cũng được.” Thiệp khỏe như trâu, mang tất cả đồ lề cho vợ. Cô nàng chỉ mang có cái bi-đông và cầm gậy chỏi đi, rất thảnh thơi. Đã vậy những lúc qua suối, Thiệp sang bờ bên kia xong, trút cả ba-lô và trở lại cõng vợ. Chúng tôi bảo: “Coi chừng mày ngã mày nhúng nước, vợ mày rã ra như giấy đấy!” Tội nghiệp! Vậy mà vẫn đi với nhau tới ngả rẽ xuống Bác Kế. Ở đầu ngả rẽ, thấy tôi bận bịu với Phương, Thiệp bảo:
- Tao sẽ giúp đỡ con Phương cho! Đừng lo!
- Cảm ơn mày!,.. Nhưng mày đã mệt đừ với cô Hélène của mày rồi còn tay chân đâu nữa mà giúp!
- Tuy không giúp được nhưng nó có vợ tao, hai đứa hủ hỉ với nhau!
Bây giờ cả hai đứa cùng hủ hỉ dưới suối vàng.
Cách mạng nghĩ cũng kỳ. Tôi không có duyên với cách mạng hay cách mạng không hấp dẫn được tôi không rõ nữa. Nhưng đi theo cách mạng, hễ tôi yêu ai thì hỏng nấy! Không sinh ly thì cũng tử biệt. Cho đến lúc tôi leo núi hồi hương hôm nay đây, tôi đã có ba mối tình – có thể gọi là Tình yêu – nhưng không đi đến đâu cả.
Với Phương tôi định sẽ nên vợ nên chồng. Ngoài ba mươi rồi, chưa lập thân còn chờ gì nữa. Nhởn nhơ hoài mang tiếng mang tai phóng túng, mình tự làm phiền mình không ít. Khi vào trường đi B thì tôi đã gác lại một cách đàng hoàng các mối tơ Hà Nội ở ngoài vòng rào: “Em đi đường em, anh đường anh!” Định vào đây “tu” ba tháng để về quê cho nó nhẹ nhàng cái tấm thân nam nhi chi chí. Nhưng trời không cho trái tim tôi ở không. Tôi gặp Phương, một vũ nữ ba-lê chói sáng trong những vũ nữ chói sáng của sân khấu Hà Nội. Nàng có yêu một người nhạc trưởng (của đoàn nàng) trước khi gặp tôi. Nhưng gia đình nàng, gốc người Quảng Nam, bố là nhà giáo, anh làm Trung đoàn trưởng, tất cả đều nhất định không tán thành mối tình của hai người. Ông bố nghiêm khắc bảo: “Bố không gả con cho người đó!” Chỉ có thế thôi. Chỉ có thế mà nàng không vượt nổi. Và hai bên phải chia tay. Vào trường đi B lại gặp tôi. Nước mắt tình cũ chưa khô lại thấy lố dạng tình mới. Chúng tôi yêu nhau dễ dàng không ai dắt đường không ai nói ra nói vào cả. Coi như đó là một lẽ tự nhiên trên đời: Hễ bị thương thì phải chữa chạy vết thương. Với đàn bà thì thuốc men hữu hiệu nhất là đàn ông. Với đàn ông thì thuốc men hữu hiệu nhất là đàn bà. Lấy đàn ông trị vết thương do đàn ông gây nên. Lấy đàn bà trị vết thương do đàn bà gây nên. Lúc đó tôi hầu như không bị thương tích gì, nếu có thì cũng nhẹ.
Cái khổ của chúng tôi là kỷ luật của trường đi B. Ở trên nói rõ toèn toẹc ra trước mặt ba quân rằng: “Vào đây là để rèn luyện thể chất và tinh thần đi giải phóng miền Nam chứ không phải để yêu đương. Những đồng chí đã yêu nhau thì hãy tốp lại, những đồng chí chưa yêu nhau xin đừng tiến tới!”
Mặc dù giám thị răn đe hằng ngày, chúng tôi vẫn có mánh lới để trao đổi tình cảm. Mỗi tối ngồi vào hội trường nghe lên lớp, tôi chia hai cái lỗ tai cho giảng viên còn trái tim và khối óc thì để dành viết thư cho Phương. Trong chín mươi ngày đêm ở trường, tôi viết ít ra là chín mươi bức thư, nếu in ra chắc thành một tập Tình Thư. Viết thì dễ nhưng gởi lại khó, khó lắm. Vì giám thị có tai mắt công khai, còn có cả tụi “nội ứng.” Đó là bọn cùng đi B hoặc bọn được tổ chức cho khoác áo đi B sinh hoạt lẫn lộn với đám đi B thứ thiệt để theo dõi mọi người.
Tôi nhờ một người rất thân tín. Đó là họa sĩ Diệp Minh Châu, người cùng quê, biết nhau ở Nam Bộ. Anh Châu thuộc tuổi nghề và tuổi đời đàn anh và là một loại người “ưu tiên” của trường đi B này. Anh muốn tập thì tập muốn học thì học, không thì thôi, giám thị không dám động tới. Cho nên mỗi buổi sáng anh qua phòng tôi giả bộ: “Ê mày còn hào cho tao mưa thuốc hút!”. Thế là tôi đưa cho anh hoặc “hào bạc” hoặc “nửa bao thuốc lá”. Riết rồi thành thói quen, không ai để ý nữa, ảnh bỏ túi, cười hề hề: “Ê, thuốc ngon để ăn cơm rồi tao sẽ hút nghe mậy?” Thế là trong giờ xuống nhà ăn anh tìm mâm cơm ngồi ăn chung với Phương hoặc sau khi ăn cơm anh chận đường Phương mà thi hành nhiệm vụ liên lạc.
Dù thực hành công tác bí mật còn hơn “Tỉnh ủy Bí mật” của bác dịch, nhưng tôi và Phương vẫn bị gọi lên văn phòng cảnh cáo hai lần. Lần thứ ba lời cảnh cáo rất nghiêm khắc: Nếu tái phạm sẽ ngưng vụ đi B. Nhưng sợ gì? Tôi là thằng coi kỷ luật như trò hề. Nó nghiêm chỉnh với người này nhưng lại dây thun với kẻ khác. Do đó tôi đổi chiến thuật trao thơ. Tôi bảo anh Châu đọc sách. Thơ từ của tôi và của Phương qua lại trong những trang sách. Nói tóm lại, khi yêu chỉ có trời níu được chân và cấm được… thơ từ.
Dằng dai như thế, cho đến kỳ nghỉ phép cuối cùng. Một tuần lễ. Ai nấy đều được về nhà ăn Tết với gia đình và ngày mồng năm Tết, đúng sáu giờ phải có mặt tại trường để lãnh đồ trang bị sửa soạn lên đường.
Trong bảy ngày đó, ngày nào tôi cũng tới nhà Phương, một thứ nhà kho biến chế thành nhà ở, đường Bà Triệu gần Tòa án Nhân Dân của ông Cựu Chủ tịch Ủy Ban Kháng chiến Miền Nam Việt Nam bây giờ bị đá ra rìa một cách êm ái. Phương đòi giới thiệu tôi với bố mẹ và gia đình. Tôi không muốn cái “lễ nghi” ấy, vì sợ ông già lại bảo “Bố không gả con cho người này” nữa thì tôi chui đi đằng nào? Nhưng Phương cứ nằn nì giận lên giận xuống mãi. Bảy ngày nghỉ phép hóa ra bảy ngày giận hờn không ngớt. Cuối cùng tôi phải nhận lời. Cũng may, cả gia đình đều đồng ý. Ông già lại còn đưa tôi đến nhà bà con để giới thiệu: “Đây là fiancé của con Phương!” Tôi mắc cỡ tím cả người. Nhưng Phương liếc.. tôi lấy làm đắc chí: “Thấy không, em biết mà. Đâu có ai ghét dân Nam kỳ… (cục) của anh đâu!” Người anh rể làm Trung đoàn trưởng chạy đi tìm những đồ nhà binh như thắt lưng, vải bạt, vải dù để tăng cường trang bị cho tôi.
Chúng tôi xem như đã hứa hôn với nhau trước mặt gia đình rồi. Không có còn lăng nhăng nữa đấy nghe!- Phương bảo tôi. (Cô nàng cũng ớn các ông nhà văn lãng mạn chúng tôi lắm!)
Phương đưa cho tôi một chiếc nhẫn vàng, một đôi giày trẻ sơ sinh màu trắng như tuyết và bảo: “Anh cất đi để sau này cho con đeo!” Tôi không có gì để tặng nàng làm kỷ vật cả nên chạy đi bán cái xe đạp mua cho nàng cái đồng hồ. Chỉ có thế.
Trở lại trường, chúng tôi bình tĩnh coi nhau như bạn thường.
Khi vào đến Trường Sơn mới bắt đầu ngửi thấy không khí chia ly trên thực địa.
Nghĩ cũng kỳ! Đang sum họp và sắp thành vợ chồng bỗng chốc mà chia ly. Y như đùa. Tôi thì nhất định không đi Bác Kế với nàng rồi. Nếu “ở trên” khôn ngoan mà thông cảm với hai chúng tôi thì đã để cho Phương cùng đi Ông Cụ với tôi. Nhưng họ nhất định cứng rắn, không thay đổi. Họ mất gì nếu để cho Phương đi Nam Bộ? Không mất gì cả, ngược lại còn được, được rất nhiều.
Đó, cách mạng vô sản! Cũng là vô lương, vô bổ. Tôi đá bỏ là phải lắm! Khi tôi hồi chánh, tôi có đi ra nói chuyện ở Đà Nẵng một lần. Tôi có đi tìm gia đình và bà con của Phương, nhưng vì tôi đánh mất địa chỉ nên không tìm được. Tôi có người bạn cũ cùng học trường quận với nhau nay làm tới tướng. Anh ta ngỏ ý sẽ giúp cho trực thăng và lính đổ bộ đi bốc xác người yêu về cải táng trong thành phố nhưng rừng núi điệp trùng, biết người yêu vùi thây nơi nào mà tìm đến được? Hơn nữa Eo Máu không phải là một địa danh có trên bản đồ. Do đó mà ý nguyện cuối cùng đối với Phương cũng không thực hiện.
Đâu chừng ba, bốn năm sau…
Một buổi trưa, tôi đang ngồi trong văn phòng Giám đốc Trung tâm Chiêu Hồi Trung ương ở Thị Nghè (tôi là Giám Đốc) bỗng người tùy phái vào trao cho tôi một mẩu giấy con. Tôi cầm lấy đọc. Thì ra có người quen cũ đến tìm. Tôi cho mời vào.
Đó là nhà đạo diễn Xưởng Phim Truyện Hà Nội cũng là đạo diễn Đoàn Kịch Nói Trung ương. Anh ta đi vào một lượt với tôi và rẽ xuống Bác Kế. Chính anh ta là một trong những người bị phục kích ở Eo Máu trên đường luồn xuống đồng bằng! Tên anh ta có hằng chục. Nhưng anh thích nhất chữ L. nên xin gọi anh ta là L.
Tôi đãi anh bạn chết hụt một chầu la-de tại văn phòng. Anh ta nói:
- Tao được trao đổi tù binh ở Xuyên Mộc mày à! – L. nói khi đã uống tới cha 33 thứ tám.- Địt mẹ! Tao mà còn sống đây là nhờ Trời. Chỉ có Trời mới cứu tao khỏi chết thôi.
- Mày đâu có sốt rét trận nào. Khoẻ như voi mà! Hì hì, con gái đứa nào cũng o mày cả để cho mày cộ đồ dùm chúng nó.
- Không sốt rét nhưng cái vụ Eo Máu đáng một ngàn cơn sốt!
- Những đứa nào sống sót với mày?
- Một thằng đờn Bài Chòi, ba thằng Hát Bội và mấy thằng địa phương. Còn bao nhiêu chết hết. Mày tưởng tượng xem, thế này nhé! – L. xếp các chai và cốc thành một hàng dài và tiếp – Địa hình hành quân của đoàn là thế đó. Đường đi độc đạo. Nó kê súng máy trước mặt. Mình cứ đâm sầm đi tới. Mày nghĩ xem, sống sót sao được kia chứ! Hừ hừ.. vậy mà tao lọt. Hừ hừ.. tao không hiểu là đạn mù hay tao có mắt.
- Rồi sao?
- Rồi nó xách óc đem bỏ tù chớ sao nữa. Mấy thằng Bài Chòi và Hát Bội khóc rưng rức vì mấy cô đào thương chết cả. Tao ngồi trong khám, dửng dưng. Hồn bất phụ thể năm sáu ngày liền. Ai kêu tên cũng không lên tiếng. Con Phương của mày, nếu không bị đạn buổi chiều thì tối hôm đó cũng không thoát. Tụi tao chôn nó chớ ai? … Trời đất!…Đ.m. Tao hết biết nói sao!… Trong đêm lập loè ánh đèn pin, tao bị đẩy đi còn ngó ngoái xem bao nhiêu thằng mình vừa gục.
- Rồi sao mày ra được vậy? – Tôi hỏi.
- Còn sao mày ra được đây? – L. hỏi vặn lại.
- Tao “dông” chứ còn sao.
- Tao có nghe trên đài. Lúc đó tao được tự do nghe đài và coi báo! … Còn tao, không hiểu sao chúng nó bắt tao ra làm đồ vật đổi chác! Khi ra đến địa điểm đổi tù, tao nói ngay: “Tôi không lấy thân tôi đổi với ai cả. Và tôi cũng không muốn trở về với Miền Bắc. Tôi muốn được một đặc ân của Chánh phủ Việt Nam Cộng Hoà. Cho tôi cải danh ‘tù binh’ ra ‘hồi chánh’. Phía các ông Sàigòn ngạc nhiên. Còn tụi Hà Nội chúng nó lõ mắt trợn nhìn tao như muốn nuốt sống tao. Tao nhìn lại thách thức: “Lõ con cặc! Tao chào tụi bay luôn!” và tao được làm hồi chánh viên khoẻ ru như cu bà bóng. Hà hà bây giờ Mỹ nó thuê tao. Lương tháng xài thấy mẹ không hết… Ngặt một nỗi là vợ con ở cả ngoài Bắc, mình ăn uống gì cũng không ngon! Thằng Burchett nói đúng. Đất nước chia đôi, chia đôi đến một làng, một gia đình cả đến một vợ một chồng.
° ° °
Thiệp ngồi giữa nắng chang chang mà cơ hồ không hay biết. Trái tim của nó đã chín nhừ trong biển lửa mênh mông.
Tôi hỏi:
- Bây giờ mày tính sao?
- Còn tính cái gì nữa chớ?
- Công tác thế nào?
- Tao đâu còn cái gì mà công tác. Mà công tác ở đâu kia chứ?
- Vậy cơ sở của mày là ai?
- Là cậu giao liên mười sáu tuổi dắt đường đêm trước. Cậu ta đi đầu. Chắc là lãnh nguyên băng súng máy rồi. Khách chạy bạt mạng mạnh thằng nào thằng nấy chui. Đó, mấy đứa cùng đi với tao lúc nãy đó! Họ là dân khu 5 chứ không phải người trong đoàn đi từ Hà Nội. Trong đó có một ông Huyện ủy viên. Ông ta bảo ông ta chết hụt lần này là lần thứ mấy chục rồi. Ổng tởn luôn rồi. Ổng bảo với tao là kỳ này chắc phải xoi đường khác mới dám “hạ san”, nếu không xoi được có lẽ phải tu luôn trên núi.
- Rồi sao?
- Chẳng có sao cả! Thằng chả đâu có trách nhiệm gì đối với tao. Mà tao cũng đâu có giấy tờ gì để trình ra. Có cái giấy đi B con con, đóng cái mộc nâu nâu méo méo tròn tròn. Ừ thì biết là dân đi B vậy thôi, chứ ở đây ai lại ách giữa đàng mà đem mang vào cổ. Khoai bắp đâu cho ăn? Ở vùng này mày thấy đống cứt nào toàn lá cây, khoai, bắp còn nguyên hột đó là có cán bộ ở gần đó.
Hoàng buột miệng:
- Đi mẹ nó vô Nam Bộ với tụi tao cho rồi!!!
- Đi đâu cũng được nhưng bây giờ tao phải nghỉ ít lâu cái đã.
- Nghỉ bao lâu mà không được.
- Chịp! Tao muốn mò trở lại gần Eo Máu tìm vợ tao. Mày ơi …
Thiệp đang nói bỗng dứt ngang, gục đầu xuống khóc như con nít.
Hoàng đứng dậy, đi tránh… Tôi ngồi lặng ngắt. Nước mắt chảy ròng ròng nóng ran trên má. Tôi quệt ngang và bảo Thiệp:
- Thôi, quên đi là xong.
- … Hu hu hu…
- Chớ còn làm gì được! Tao hỏi mày!
- Hu hu hu…
- Để thong thả rồi tụi mình tính, Thiệp à! Bây giờ hãy mắc võng nằm cái đã! – May sao tôi cũng còn được chút bình tĩnh. Tôi lục ba-lô của Thiệp, moi lấy võng mắc cho nó nằm. Nó lịm đi trong đau đớn, trong quằn quại.
Những ngày dưỡng sức của chúng tôi ở cái “buôn” này không mấy gì yên ổn với anh chàng mất vợ. Và tôi nữa, mỗi lần Thiệp than thở thì tim tôi cũng động lây. Đồng bệnh tương lân là thế. Tôi mất Phương như mất vợ. Một người con gái đã giới thiệu mình với gia đình và gia đình cũng đã chấp nhận, thì trong tinh thần nàng đã là vợ của tôi rồi. Chỉ còn gang tấc là mọi việc đã thành.
Bây giờ thì không có gì thành cả. Tất cả thành mây khói.
Thiệp không lúc nào quên đi được cô bé Hélène của nó. Chốc chốc Thiệp lại than: “Trời ơi, phải viên đạn đi chệch qua một chút thì vợ tao đâu có sao!” Một chốc, lại chắc lưỡi: “Lúc chiều giao liên bảo có triệu chứng bị phục kích, nên nó bàn với khách không nên đi, để chờ dò xét cho kỹ rồi sẽ đi – Nhưng có lắm ông sốt ruột bảo “Không chết bữa nay thì mai cũng chết! Chết trước được mồ được mả!” Thế là đi! Cho nên mới chết hết! Có ai được mồ được mả đâu nào!”
Chập sau, Thiệp lại tự trách: “Tại tôi không cương quyết. Tôi đã bảo với vợ tôi đừng có đi. Nhưng nó cãi lại: Để em đi cho biết cách mạng ra sao! Ở Hà Nội nay “xây” mai “chống” em chán lắm! Không đi B thì ở nhà em cũng lên Bắc Thái khai hoang chớ đâu có được yên thân. Thế là đi. Và chết như thế đó!”
Chập nữa, Thiệp lại nói nhảm một mình: “Bây giờ thì thân xác đã rã nát rồi! Có ai chôn cất gì đâu. Ở Hà Nội yên thân, không chịu, vô đây cho diều tha quạ xớt! Người chết đã yên, người sống lại khổ. Làm sao mà trở lại đó bây giờ.” Thiệp cứ lèm bèm không ngớt mồm. Thiệp cứ nhắc cứ than, bất kể có ai nghe hay không có ai nghe.
Cái sướng độc nhất ở chặng đường này là chúng tôi được lãnh gạo. Và gạo chỉ phát cho “dân” đi B, còn “dân” địa phương thì không được dấm dớ.
Kẻ nào chìa cái thẻ con con ra thì được lĩnh mười sáu kí gạo. Mèn đét ơi! Đó đâu phải chuyện giỡn chơi. Hạt gạo giữa Trường Sơn phải hiểu ra là một ống B12.
Chiều hôm đó, ông Huyện ủy tới lều tôi, tự giới thiệu và ngồi lại nói chuyện rất lâu như để tự bào chữa cho chuyến đi đau đớn vừa rồi. Rằng việc đó thường xảy ra và không thể nào ngăn ngừa được. Ông nói:
- Mình không có cơ sở đường dây ở đồng bằng. Từ trên núi xuống cũng như đi mò, may nhờ, rủi chịu vậy. May thì thoát, rủi thì chết. Không có ám hiệu gì từ đồng bằng như thời chống Pháp. Tụi Ngụy bây giờ khôn gấp trăm lần thằng Pháp. Chúng nó lập vành đai trắng rộng mấy cây số sát chân núi. Phải vượt vành đai đó mới xuống tới làng.
- Làng này tên gì, đồng chí? – Tôi hỏi.
- Xin lỗi đồng chí! Chúng tôi không được phép nói tên địa phương cho các đoàn đi B.
- Tại sao?
- Vì đã có trường hợp xảy ra rồi…
- Trường hợp gì?
- Họ nghe tên một làng một quận là họ có thể đoán ra hướng đi và … Tôi nói vậy đồng chí thông cảm! – Ông Huyện ủy tiếp – Lắm khi qua lọt Eo Máu rồi vào xóm thì gặp tụi Bình Định, ớn lắm. Chúng nó nằm trong dân. Một tiếng chó sủa khang khác cũng không lọt khỏi tai chúng nó. Tôi từng kháng chiến chín năm chống Pháp. So với bây giờ, kháng chiến chống Pháp chỉ là trò đi chợ Tết… Đồng chí ơi! Thiệt hại của mình vô kể. Không còn chi bộ địa phương. Hầu hết các chi ủy đều bị bắt và tù Côn Đảo cả. Lứa trẻ bây giờ không có kinh nghiệm và cũng không gan góc như cha anh chúng. Đã vậy lại đụng với một đối tượng vừa có huấn luyện vừa đầy đủ kỹ thuật.
- Kỹ thuật gì? – Tôi hỏi.
- Tôi nói ví dụ như cái vụ hầm bí mật. Ngày trước xuống hầm bí mật đem thức ăn thức uống xuống đó, tối ngày ăn hút khoẻ lắm. Tối bò lên đi từng nhà rỉ tai chuyện nọ chuyện kia. Bây giờ xuống hầm bí mật năm ăn năm thua. Chúng nó có chó. Trời đất, những con chó mang đâu từ bên Mỹ sang đây. Con nào con ấy to bằng con bò con. Chỗ nào nó nghi, nó thả chó đi tìm thì “bật nắp” hết. Chó đã đánh hơi thì không sót một hầm nào!
- Rồi mình hoạt động làm sao?
- Chưa biết. Hiện giờ cứ sống cái đã. Kỳ rồi tôi định luồn về để phổ biến những nghị quyết quan trọng nhưng không lọt.
- Đồng chí định công tác sắp tới thế nào?
- Trước mắt là tổ chức đi lấy xác.
- Đồng chí dám trở lại sao?
- Tụi này ác thì rất ác nhưng nhân cũng rất nhân.
- Nghĩa là sao?
- Nghĩa là nó bắn ai chết, nếu là người trong vùng mà nó biết thì nó cho gia đình hay để đến lấy xác. Còn nếu nó không biết thì nó để cho năm ngày ai muốn đến lấy xác thì lấy, nó để yên, không phục kích. Sau năm ngày không ai lấy xác thì tụi nó cho trực thăng tới bốc đi, đem về chôn ở một bãi đất hoang. Bãi này ở rìa thành phố nghe dân đồn rằng nay đã hết chỗ.
- Ủa, có chuyện đó nữa sao? – Thiệp nhảy tưng lên.
- Bởi thế nên tôi muốn tổ chức người trở lại lấy xác và tìm kiếm những đồng chí thất lạc của mình nhưng không ai muốn đi hết. Riêng đồng chí thì thế nào? – Ông Huyện ủy hỏi Thiệp.
Thiệp đáp:
- Các đồng chí có đi thì tôi mới theo được, chứ nếu các đồng chí không đi, tôi làm sao dám tới đó?
- Để tôi thuyết phục các đồng chí xem sao!
Chúng tôi nấu cơm với gạo (ở vùng này nói là nấu cơm nhưng thực sự trong nồi chỉ có bắp, khoai) và mời ông Huyện ủy ăn luôn cho vui. Chả là mới lãnh được gạo mà. Dân Nam Kỳ như thế đó. Nhà có đám giỗ mời luôn cả xóm. Huống chi mình đang ở trong “đất” người ta. Biết đâu sẽ còn nhờ vả.
Tội nghiệp, ông Huyện ủy ăn có vẻ ngon miệng hơn chúng tôi. Ông thú thực:
- Lâu lâu mới ăn được bữa cơm trắng các đồng chí ạ. Cơ quan ở đây phải tự túc tám mươi phần trăm, bộ đội năm mươi phần trăm lương thực. Nhiều rẫy bắp sắp được ăn, chúng nó phá sạch.
Riêng Thiệp thì không ăn một lượt với chúng tôi. Nhờ chìa ra cái thẻ chứng nhận đi B Thiệp cũng lãnh được gạo trắng. (Sau vài tháng đồng hoá với địa phương thì phải ăn bắp hoặc lãnh lúa về vọt lấy mà ăn như người Thượng).
Thiệp lui cui nấu nướng. Đợi chúng tôi ăn xong, Thiệp mới lấy cái bàn bện bằng cây rừng của tôi để gác ba-lô, trải ni-lông lên và bới cơm ra chén. Hỏi nó làm gì vậy? Nó móc túi lấy một tấm hình cỡ 4×6 dựng bên chén cơm rồi bệu bạo nói:
- Tao cúng cơm vợ tao! – Rồi Thiệp đứng trước bàn lâm râm khấn vái – Em là Phạm Thị Xuân Anh đi công tác chẳng may bị nạn, hi sinh giữa đường, sống khôn thác thiêng xin về phù hộ cho anh và các đồng chí đi đến nơi về đến chốn – Vái xong, xá xá, nước mắt ròng ròng và khóc rống lên.
Tôi cũng cầm lòng không đậu. Hoàng và ông Huyện ủy ngó ngang như không muốn nhìn cảnh bi thương diễn ra trước mặt: Cái bàn thờ tang và ông cán bộ giải phóng khấn vái.
Tôi thấy lòng quặn đau như vò. Lời van vái đơn sơ của Thiệp, chạm tới tâm can tôi. Ừ nhỉ! Mình cũng mang một nỗi đau như nó, nhưng mình không biết làm như nó. Tại sao? Mười năm qua, tôi đã sống trong những “cái nhà” không có bàn thờ, những cái nhà không có ông bà cha mẹ, những cái nhà chỉ treo hình cụ Hồ và đám mặt mo, những tên lạ hoắc lạ huơ mà phải gọi là ông nọ ông kia, gọi là tiên tổ. Sự thờ cúng đã vắng mất trong đời sống của tôi một quãng thời gian mười năm. Gia đình và dòng họ tôi cũng như gia đình và dòng họ những người Việt Nam hằng năm, đều có những lễ giỗ, những dịp cúng tế. Tôi đã hít thở hương khói thiêng liêng quanh bàn thờ, đã sống và lớn lên trong phong tục đó. Xã nghĩa văn minh đã gạt bỏ những phong tục “lạc hậu”. Cho nên bây giờ tôi thấy Thiệp cúng vợ mà ngạc nhiên và tự xấu hổ thầm. Không có một cọng nhang, một tờ giấy vàng mã nhưng chắc lời nó khấn sẽ bay lên cao đến tai vợ nó.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mạng Người Lá Rụng
Xuân Vũ
Mạng Người Lá Rụng - Xuân Vũ
https://isach.info/story.php?story=mang_nguoi_la_rung__xuan_vu