Xuân Thu Oanh Liệt epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Hồi 11 - Lỗ Vương Hai Phen Nhận Cá Hia
ỗ vương Điền Kỵ vào triều ra mắt Tề chúa. Ngài dạy đem cá rồi
gọi tên. Điền Kỵ xem một hồi liền tâu:
- Muôn tâu bê hạ, hạ thần không rõ cá này tên là chi!
Tề vương nghe tâu buồn lắm phán rằng:
- Cả triều thần không ai biết hết. Thôi thì sứ Sở hãy lưu lại một đêm,
ngày hôm sau quả nhơn sẽ liệu định.
Dứt lời truyền tan chầu, các quan an lui về phủ nấy.
Điền Kỵ trở về phủ đem việc cá thuật lại cho Tôn Tẩn. Tôn Tẩn hỏi
hình dạng cá ấy rồi bảo rằng:
- Cá ấy vốn là giống ở sông Nhược Thủy tên nó là Hia ngư. Cách bắt
cá ấy lạ lắm: Lưới không được, câu không ăn, chỉ tới mé sông vỗ tay ba
cái rồi kêu lên ba tiếng tức khắc nó nhảy lên. Vậy ngày mai điện hạ vào
triều nói tên nó, rồi lại gần bên cái bung vỗ tay kêu cho nó nhảy ra ắt
được trọng thưởng.
Điền Kỵ nói:
- Nếu kêu mà nó không ra thì còn gì thể diện.
Tôn Tẩn nói:
- Hạ thần quyết thế nào nó cũng nhảy, xin điện hạ chớ ngại. Song
đến khi Thánh thượng ban thưởng chi, điện hạ cũng chớ lạnh, chỉ xin cho
được cá để hạ thần có chỗng dùng.
Điền Kỵ cả mừng nhận lời liền.
Tới buổi chầu hôm sau, Điền Kỵ vào triều tâu với Tề vương rằng:
- Hồi hôm thần nằm suy nghĩ lại thì nhớ rằng cá của sứ Sở đem qua
đó là cá Hia, giống sang ở sông Nhược Thủy.
Sứ nước Sở nghe Điền Kỵ tâu thì hoảng sợ nói rằng:
- Biết tên cũng chưa đủ, xin hãy nói luôn chỗ huyền diệu của nó.
Điền Kỵ nói:
- Cá này có tánh lạ, hễ nghe vỗ tay ba tiếng, kêu tên ba tiếng thì tức
khắc nhảy lên. Nè, hãy xem ta thử đây.
Điền Kỵ nói dứt bước lại bên cái bung, vỗ tay ba cái, kêu ba tiếng.
Thật như lời: Cá ở trong bung liền nhảy vọt ra ngoài đết. Thấy vậy, Tề
vương mừng lắm, các quan ngẩn ngơ, duy chỉ có sứ nước Sở thì đứng trân
như hình gỗ.
Bây giờ Điền Kỵ, liền bèn dạy thị thần bắt cá bỏ trở vào trong bung,
nào dè đôi các ấy chỉ còn sống một con, còn một con thì chết ngay lúc
nhảy ra. Vua Tề thấy vậy không vui. Điền Kỵ liền quỳ xuống tâu rằng:
- Bây giờ bệ hạ nên truyền cho sứ nước Sở trở về tâu với vua Sở phải
y hẹn mỗi năm tới tấn công. Nếu nuốt lời, ắt không khỏi bị binh Tề sang
phạt.
Tề vương y tấu, lui sứ Sở trở về rồi dạy thị thần đem vàng vua Sở
phải y hẹn mỗi năm tới tần công. Nếu nuốt lời, ắt không khỏi bị binh Tề
sang phạt/
Tề vương y tấu, lui sứ Sở trở về rồi dạy thị thần đem vàng ròng ngàn
nén, lụa tốt trăm cây để thưởng Điền Kỵ. Điền Kỵ từ của thưởng chỉ xin
cặp Hia đó mà thôi.
Tề vương phán rằng:
- Trẫm định đem cá ấy nuôi ở ao Kim Liên mà chơi. Nếu khanh có
chỗ dùng thì nên bắt con cá chết đó!
Điền Kỵ tạ ơn thị thần đem con sống tới ao Kim Liên mà nuôi, còn
con chết thì đưa sang phủ mình.
Bãi triều, Điền Kỵ về phủ thuật lại việc thử cá và khen Tôn Tẩn là
bực kỳ tài. Tôn Tẩn được cá Hia bèn xin Điền Kỵ dạy thợ làm cho mình
một đôi hia để mang vào chơn, vì từ lúc bị Bàng Quyên chặt mất mười
ngón tới nay thì đi đứng rất là khổ sở.
Một hôm nọ, Tôn Tẩn thấy vẻ mặt Điền Kỵ rất buồn và lo nghĩ bèn
hỏi rằng:
- Chẳng rõ điện hạ có điều chi lo buồn, xin dạy cho hạ thần được
biết?
Điền Kỵ nói:
- Chẳng giấu chi tiên sinh, vì nay gần tới ngày tôi phải chịu nhục nên
khôngthể không lo buồn. Số là ở nước Tề, thánh thượng có lệ tới ngày
Đoan dương thì tôi và quan Thái sư tên Trâu Kỵ. Phải thi bắn, hễ ai bắn
trúng hồng tâm thời được thưởng hai đóa kim hoa, ba chung ngự tửu và
lụa là gấm vóc, còn ai bắn trật thì bị phạt uống ba chén to nước lã. Năm
nào tôi cũng thua lệ. Vậy nên hôm nay gần ngày thì phải lo buồn.
Tôn tẩn nói:
- Xin điện hạ chớ lo, hạ thần sẽ giúp điện hạ khỏi phục.
Từ đó về sau, ngày nào Tôn Tẩn cũng dạy Điền Kỵ bắn tên, chẳng
bao lâu nghề bắn của Điền Kỵ thần xảo vô song.
Tới ngày Đoan dương, Tề vương ngự giá ra diễn võ trường chứng
giám cuộc thi bắn. Tôn Tẩn xin Điền Kỵ cho mình trà trộn trong đám gia
tướng được vào sân thi. Tới giờ thi, Lỗ vương Điền Kỵ bắn trước, Thái sư
Trâu Kỵ bắn sau, luân phiên mỗi người một phát. Lỗ vương bắn ba quận
đều trúng hồng tâm. Thái sư ba quận, bị Tôn Tẩn làm phép thổi tiễn nên
đều trật tuốt. Tề vương cả mừng khen ngợi Lỗ vương và dạy thị thần đem
kim hoa ngự tiễn ra thưởng. Thái sư Trâu Kỵ là người bắn giỏi, trăm phát
trăm trúng, thế mà hôm nay thua Lỗ vương nên lấy làm tức nên sai người
dò xét nguyên do, rồi tâu với Tề vương rằng:
- Tâu bệ hạ, thần phải uống ba chén nước lã thật là ức quá, vì trong
đám gia tướng của Lỗ vương có một người dị nhân đã làm phép phá, nên
ba mũi tên của hạ thần không trúng hồng tâm được. Xin bệ hạ cao minh
thẩm xét giùm.
Tềvương phán rằng:
- Lại có chuyện như vậy hay sao?
Phán dứt lời, liền cho đòi Điền Kỵ tới hỏi có quả vậy chăng? Điền Kỵ
không dám giấu, bèn đem hết đầu đuôi sự mà tâu, nào là Tôn Tẩn ngại
vì chưa lậpo chút công nên chưa dám triều kiến, nào là nhờ Tôn Tẩn mà
biết tên cá Hia nên đảo áp được nước Sở, nào là nhờ Tôn Tẩn dạy bắn
và giúp phép mới không thua Trâu Kỵ, vân vân...
Tề vương nghe sâu, mừng rỡ lắm, dạy Lỗ vương đem Tôn Tẩn tới
diện kiến. Tôn Tẩn được chỉ triệu, bèn bước tới ra mặt Tề vương, Tề
vương phán rằng:
- Quả nhân nghe danh tiên sinh đã lâu, hằng có lòng hoài vọng, sao
tiên sinh tới Tề quốc mà chưa tới hội kiến với quả nhơn?
Tôn Tẩn tâu:
- Vì hạ thần tới đây chưa lập được chút công chi, nên hổ thẹn mà
chưa dám tới kiến xa giá.
Tề vương phán:
- Bực cao nhơn lập công có khác hơn kẻ tầm thường, tiên sinh bất tất
e ngại như vậy. Quả nhân rất trọng dụng tiên sinh, song chỗ này chẳng
phải nơi kinh hiền lề sĩ, vậy hẹn lại ngày mai, tiên sinh vào triều cùng
quả nhân bàn luận.
Phán dứt lời, Tề vương phản giá hồi cung.
Sáng hôm sau, Tề vương ra triều. Tôn Tẩn vào bái kiến. Tề vương
chưa kịp phong quan chức cho Tôn Tẩn, bỗng có quan Huỳnh môn vào
tâu rằng:
- Muôn tâu bệ hạ, nay có người của Giả Long Viên Đạt ở động Thích
Lịch núi Cửu Diệu tới xin vay hai ngàn thạch lúa. Xin bệ hạ thẩm địch.
Tề vương nghe tâu phán rằng:
- Nước Tề mất mùa luôn mấy năm, dân chúng tôi kém lắm, lúa thóc
đâu có mà cho vay. Vậy khanh hãy bảo người đi vay ấy qua hỏi ở nước
khác.
Quan Huỳnh môn vâng lịnh trở về, Tề vương bèn phán với các quan
rằng:
- Viên Đạt là thằng ăn cướp hung tợn. Cả thảy bảy nước đều ghê sợ
nó, nên nó tự phụ hay tới vay hỏi luôn. Nay nói tới vay lúa, lúc nước Tề
ta không có mà cho, ắt nó lại cử binh tới khuấy phá biên cương. Vậy các
khanh nghĩ coi có cách chi tiện lợi chăng?
Thái sư Trâu Kỵ nghe hỏi bèn bước ra tâu rằng:
- Dám tâu bệ hạ, nay Tôn tiên sinh vừa tới nước Tề, chưa lập công
lao chi, nếu nhứt thời phong quan tước e không vừa ý quần liêu. Vậy xin
bệ hạ nhơn dịp này sai Tôn tiên sinh đem binh dẹp lũ cướp ở núi Cửu
Diệu rồi sẽ phong thưởng.
Tề vương chuẩn tấu, hạ lịnh sai Tôn Tẩn giúp Lỗ vương đem một
muôn binh ra dẹp bọn Viên Đạt: Lại phái Tu Văn Long, Tu Văn Hổ lãnh
ấn tiên phong.
Lỗ vương và Tôn Tẩn lãnh chỉ lập tức đem anh em họ Tu tới giáo
trường điểm một muôn quân mã rồi kép ra núi Cửu Diệu.
Khi đại quân tới núi Bàn Đà, anh em Ngô Giải, Mã Thăng chiếu lệ
kéo lâu la xuống thâu tiền mãi lộ. Tôn Tẩn một mặt tiến cửa hai tưởng
cho Lỗ vương Điền Kỵ dùng, một mặt sai Tu Văn Long, Tu Văn Hổ ra
thuyết hàng. Ngô Giải, Mã Thăng gặp Tôn Tẩn thì vui mừng lắm, chịu
đem lâu la theo giúp, Lỗ vương Điền Kỵ liền phong cho hai tướng mới
lãnh chức tiên phong, còn anh em họ Tu thì lưu lại làm tả hữu giám quân.
Sắp đặt xong, Lỗ vương hạ lịnh khéo binh đi. Đại binh kéo gần tới núi
Cửu Diệu, Lỗ Vương truyền ba quân dừng lại tìm chỗ bằng phẳng lập
dinh trại. Dinh trại lập xong Tôn Tẩn bèn sai Ngô Giải, Mã Thăng kéo
một đội binh tới trước núi Cửu Diệu khiêu chiến và giả thua, dụ bọn Viên
Đạt. Ngô, Mã lãnh ngạng đi rồi. Tôn Tẩn lại sai anh em họ Tu cầm cờ tụ
thần ra đứng trước dinh chờ, hễ thấy Ngô Giải, Mã Thăng kéo binh chạy
về tới thì phất cờ ra hiệu cho mình biết mà làm phép. Anh em họ Tu lãnh
mạng cầm cờ lui ra.
Nói về chủ trại núi Cửu Diệu là Viên đạt nghe đâu mục về báo vua
Tề không chịu cho vay lúa thì cả giận, định sẽ đem lâu la tới phá bờ cõi.
Sắp đặt công việc chưa xông, hôm nọ Viên Đạt nghe lâu la báo cho quân
Tề kép tới khiêu chiến, lập tức để Độc Cô Trần và Lý Mục ở lại giữ sơn
trại rồi xách búa lên ngựa kéo lâu la chạy xuống núi.
Viên Đạt lao ra trước trận, hét to rằng:
- Bọn vô danh tiểu tốt nào dám tới đây làm rộn đó?
Ngô Giải, Mã Thăng đáp:
- Chúng ta là tiên phong của Lỗ vương nước Tề tên Ngô Giải, Mã
Thăng vâng lịnh Tôn Tẩn quân sư tới giết bọn cướp núi Cửu Diệu đây
chớ ai?
Viên Đạt nghe nói giận quá hươi búa đánh liền. Ngô Giải, Mã Thăng
đưa thương đón đánh. Hai đàng đánh nhau hơn ba mươi hiệp. Ngô Giải,
Mã Thăng liền quất ngựa bỏ chạy. Viên Đạt vội vàng đuổi theo, kẻ chạy
người rượt phút chốc đã tới cửa dinh Tề. Anh em họ Tu trông thấy liền
phất cờ Tụ thần làm hiệu. Tôn Tẩn ở trong dinh lập tức đọc thần chú làm
phép. Trời đương trong sáng bỗng nổi cơn sấm gió rồi tối đen. Viên đạt,
định tới canh be đên ấy, thừa lúc binh Tề vừa thắng không phòng bị, kéo
lâu la tới cướp trại ắt được đại thắng. Viên Đạt nghe theo, cả ba liền sắp
đạt lâu la chuẩn bị.
Bên dinh Tề, Tôn Tẩn đã đón quẻ biết rõ mưu của bọn Viên đạt nên
dạy Tu Văn Long coi đốc quân sĩ đào một cái hầm tại cửa trung quân, bề
ngang mười trượng, bề sâu năm trượng, trên lát cây, rải cỏ, lấp đất saÜn
sàng. Tới tối, Tôn Tẩn truyền bãi hết quân canh tuần ngoài dinh, trong
dinh chỉ đốt đèn sơ sài thôi, còn bao nhiêu quân sĩ thì ra mai phục chung
quanh hầm để chờ bọn Viên Đạt tới.
Tới canh ba đêm ấy, Viên đạt đem một đội binh đi trước, Độc Cô
Trần và Lý Mục kéo hại đại hội theo sau, đồng áp tới cướp dinh Tề.
Vừa kéo tới cửa trung quân, Viên đạt và một ít quân sĩ đi trước đều
sụp nhào xuống hầm. Lúc ấy bốn phía có tiếng binh Tề reo dậy, Độc Cô
Trần và Lý Mục hoảng kinh kéo lâu la chạy tháo lui. Binh Tề ùa ra như
kiến, la rập nhau rằng:
- Đùa đết xuống, chôn sống thằng Viên Đạt chơi. Quân sư có dặn rồi!
Viên Đạt nghe la sợ hãi quá kêu to rằng:
- Khoan đã, khoan lấp đất đã, ta có chuyện nói với Tôn quân sư, hãy
đem ta lên.
Quân sĩ nghe kêu, liền dùng câu móc Viên Đạt lên trói lại rồi giải
vào trong dinh.
Tôn Tẩn thấy mặt Viên Đạt thì cười mà rằng:
- Ngươi đã bị bắt hai lần rồi đã chịu quy thuận hay chưa?
Viên Đạt nói:
- Mi giỏi thì bắt ta tại trận chớ lập mưu mà bắt thì có giỏi gì?
Tôn Tẩn cười rằng:
- Ừ, ngươi chưa chịu quy thuận thì ta tha cho về. Sau này ta chẳng
thèm bắt tại trận mà ta lại bắt ở nửa lừng trời cho mi biết tay ta là lợi hại.
Tôn Tẩn nói dứt lời, truyề quân sĩ mở trói tha Viên Viên đạt về sơn
trại. Viên Đạt được tha về, lo sắp đặt lâu la định kéo tới đánh nữa.
Xuân Thu Oanh Liệt Xuân Thu Oanh Liệt - Tô Chẩn